Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GẠCH MEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.28 MB, 29 trang )

Đề tài:

CÔNG NGHỆ SẢN
XUẤT GẠCH
MEN


Hóa học và hóa lý silicat

Cơng nghệ sản xuất Gạch men
0

MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................................. 1
1. KHÁI QUÁT CHUNG..................................................................................................3
1.1. Khái niệm................................................................................................................. 3
1.2. Đặc tính kỹ thuật của gạch men.............................................................................3
2. THÀNH PHẦN CẤU TẠO GẠCH MEN....................................................................4
2.1. Phần xương..............................................................................................................4
2.2. Phần men.................................................................................................................5
3. NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT GẠCH MEN.................................................................6
3.1. Nguyên liệu dẻo.......................................................................................................6
3.1.1. Đất sét................................................................................................................6
3.1.2. Cao lanh............................................................................................................. 7
3.2. Nguyên liệu gầy.......................................................................................................8
3.2.1. Cát...................................................................................................................... 8
3.2.2. Tràng thạch.......................................................................................................8
3.2.3. Đá vôi................................................................................................................. 9
3.2.4. Hoạt thạch (Talc)..............................................................................................9
3.2.5. Các nguyên liệu khác........................................................................................9
4. KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ NGUYÊN LIỆU....................................................................9


4.1. Độ ẩm....................................................................................................................... 9
4.1.1. Đối với nguyên liệu nhập kho..........................................................................9
4.1.2. Độ ẩm của hồ...................................................................................................10
4.1.3. Đối với nguyên liệu sau sấy phun..................................................................10
4.2. Độ bền mộc............................................................................................................10
4.3. Độ hút nước............................................................................................................ 11
4.4. Độ co....................................................................................................................... 11

Trang 1


Hóa học và hóa lý silicat

Cơng nghệ sản xuất Gạch men

4.5. Mất khi nung..........................................................................................................11
4.6. Đo cỡ hạt sau khi sấy phun...................................................................................11
5. QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ SẢN XUẤT GẠCH MEN...........................................12
5.1. Quy trình tổng qt...............................................................................................12
5.2. Chuẩn bị bột xương...............................................................................................13
5.2.1. Cơng đoạn nạp và nghiền...............................................................................13
5.2.2. Cơng đoạn sấy phun Hồ.................................................................................15
5.2.3. Tạo hình và sấy...............................................................................................16
5.3. Quy trình tráng men.............................................................................................17
5.3.1. Quy trình chuẩn bị men.................................................................................17
5.3.2. Chuẩn bị gạch cho việc tráng men.................................................................18
5.3.3. Tráng men........................................................................................................19
5.2.4. Các khuyết tật khi tráng men........................................................................20
5.3. Nung gạch đã tráng men.......................................................................................20
5.4. Phân loại và đóng gói sản phẩm...........................................................................21

6. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT GẠCH MEN TRÊN THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY...........22
KẾT LUẬN......................................................................................................................... 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................26

Trang 2


Hóa học và hóa lý silicat

Cơng nghệ sản xuất Gạch men

1. KHÁI QUÁT CHUNG
1.1. Khái niệm
Gạch men (ceramic) là một sản phẩm có hình dạng nhất định được tạo thành từ những
nguyên liệu vô cơ dưới dạng những hạt bột ép rời rạc thành trạng thái rất rắn sau khi nung,
gồm pha tinh thể kết hợp với pha thủy tinh nghịch.
1.2. Đặc tính kỹ thuật của gạch men
Sản phẩm gạch men đòi hỏi phải đạt độ bền cơ học cao, đạt các tính chất cơ, lý, hóa
tính và đặc biệt có tính chống thấm cao.
Vì vậy u cầu phải kết khối tốt, bề mặt lớp gạch có thể để một màu hay nhiều màu
tùy theo sản phẩm, tráng men bề mặt tạo thẩm mỹ yêu cầu trang trí trong xây dựng.
Sau đây là tiêu chuẩn châu Âu về đặc tính kỹ thuật của gạch men:
Các tiêu chuẩn
Đơn vị
Tiêu chuẩn
Độ hút nước
Độ uốn (cường độ chịu lực)
Độ phẳng

C%


3–6

(kg/cm2)

200 – 300

%

0,5

mm mm
mm mm

9

(so với đường chéo của viên gạch)
Độ dày của gạch:
400 x 400
300 x 300

8

200 x 200

7

Độ sai lệch kích thước

0,6


Bảng 1: Tiêu chuẩn châu Âu về đặc tính kỹ thuật của gạch men.

Trang 3


Hóa học và hóa lý silicat

Hình 1: Mặt trước của viên gạch.

Cơng nghệ sản xuất Gạch men

Hình 2: Mặt sau viên gạch.

2. THÀNH PHẦN CẤU TẠO GẠCH MEN
Gạch men có nhiều kích cỡ khác nhau, chủ yếu có 2 dạng hình vng và hình chữ
nhật và có 2 lớp: xương và men.
2.1. Phần xương
Phần xương tạo nên hình dáng của viên gạch.
Được tạo thành từ đất sét, cao lanh, tràng thạch, đá, cát… Đây là thành phần có tác
dụng làm nền cho viên gạch, tạo nên cấu trúc cũng như tăng độ cứng cho viên gạch.
-

Đất sét: cung cấp tính dẻo nhằm tạo ra hình dáng như mong muốn, chứa:

nhơm, silic, canxi, sắt…
-

Nguyên liệu tạo pha lỏng: tràng thạch, dolomite, Talc… nhằm tạo pha lỏng


trong quá trình nung, liên kết các hạt lại với nhau, nguyên liệu này chứa natri, kali,
nhơm…
-

Ngồi ra cịn có các chất phụ gia thêm vào nhằm củng cố tính lưu biến của thể

keo, hàm lượng các chất phụ gia này rất nhỏ (<1%).
Phần xương có những đặc tính đặc biệt là do tính chất của các cấu tử có trong gạch:
-

Oxit nhơm: có tính dẻo và chịu lửa tốt.
Trang 4


Hóa học và hóa lý silicat

Cơng nghệ sản xuất Gạch men

-

Oxit silic: cung cấp mạng lưới cơ bản.

-

Oxit sắt III và oxit titan: tạo màu.

-

Oxit canxi và oxit magie: kiểm tra độ co rút khi nung.


2.2. Phần men
Là một lớp thủy tinh chảy bóng được tráng mỏng trên bề mặt xương, có thành phần
tương tự như phần xương nhưng hàm lượng chất chảy cao hơn.
Men chính:
-

Triệt tiêu độ nhám, tạo độ bóng, láng, mịn cho sản phẩm.

-

Tăng khả năng chống ăn mòn cũng như tăng độ bền cơ học. - Tạo thẩm mỹ.
Men lót:

-

Che khuyết tật.

-

Chống thẩm thấu từ xương và bảo vệ men.
Vai trò một số loại oxit trong men và các nguyên liệu cung cấp chúng:

-

SnO2: làm đục 5- 7%, làm đục tốt nhất, mờ, trắng.

-

TiO2: làm đục, tạo màu trắng.


-

ZnO: chất trợ dung mạnh ở nhiệt độ cao, gây kết tinh khi men có ít Al2O3.

-

PbO, Na2CO3: trợ dung dễ chảy.

-

Tràng thạch: trợ dung khó chảy.
Lượng cao lanh càng lớn, SiO2 + feldspar càng giảm thì men càng khó chảy nhưng bù

lại men sẽ càng cứng.
Đưa vào men frit 10 - 20% lượng cao lanh để cung cấp Al 2O3 và chống lắng, gây dính.
Để gây dính có thể dùng thêm fixative.

Trang 5


Hóa học và hóa lý silicat

Cơng nghệ sản xuất Gạch men

3. NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT GẠCH MEN
3.1. Nguyên liệu dẻo
3.1.1. Đất sét
Đất sét là loại đất mịn, có màu trắng đến nâu, xám, xanh, đến màu đen. Khi thêm
nước thì tạo được hình dạng như ý muốn, để
khơ vẫn giữ ngun hình dạng.

Thành phần chính là khống sét hay
khống dẻo, có cơng thức tổng qt:
.
Cơ chế biến đổi của đất sét:
- Khoảng 5000C thì mất nước hóa
học đồng thời Kaolinite chuyển sang meta
Hình 3: Đất sét.
Kaonilite.
- Khoảng 9500C thì meta Kaonilite bị phân hủy thành các acid và mullite:
- Khoảng 1100 – 12000C tạo mullite rõ ràng.
- Công dụng của đất sét là cung cấp tính dẻo cho phối liệu, đất sét càng dẻo thì
độ bền phối liệu càng tăng.
Các khoáng chủ yếu của đất sét:
- Kaolininite: Al2O3.2SiO2 (cao lanh chứa nhiều kaolinite).
- Pyrophilite: Al2Si4O10(OH)2[Al2(Si2O5)2(OH)2].
- Montmorionit.
- Halloysite.
- Bentonite…

Trang 6


Hóa học và hóa lý silicat

Cơng nghệ sản xuất Gạch men

Hình 4: Mỏ đất sét và khai thác đất sét.
3.1.2. Cao lanh
Cao lanh hay đất cao lanh, kaolin là một loại đất sét màu trắng, bở, chịu lửa, với thành
phần chủ yếu là khoáng vật kaolinit cùng một số khoáng vật khác như illit, thạch anh,

montmorillonit…
Trong công nghiệp, cao lanh được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: đồ
gốm sứ, vật liệu chịu lửa, vật liệu mài, sản xuất nhôm, chất độn sơn, giấy, xi măng trắng…
Cao lanh có cơng thức: Al 2O3.2SiO2.2H2O, có tính dẻo vừa phải, có lẫn các mảnh cụn
mica, thạch anh… Các phân tử nước giữa các cụm mạng lưới tinh thể của nó rất ít nên
kaolinite khơng có khả năng liên kết với nước do đó cao lanh khơng dẻo bằng đất sét.
Cao lanh giúp làm giảm độ co quá mức của đất sét và có tác dụng làm trắng xương
mà đất sét khơng có khả năng này.
Cao lanh có hàm lượng Al 2O3 giúp xương làm giảm độ biến dạng trong quá trình
nung.
Cao lanh màu trắng, trắng xám.
Trang 7


Hóa học và hóa lý silicat

Cơng nghệ sản xuất Gạch men

Hình 5: Một mẫu cao lanh.
Cả đất sét và cao lanh có chứa ion Al3+ phân hủy ở nhiệt độ cao, khuếch tán trong
trường thạch nóng chảy tạo điều kiện xuất hiện khoáng mullite. Khoáng này sẽ cứng lại khi
làm nguội, làm tăng dộ bền cơ và bền nhiệt.
3.2. Nguyên liệu gầy
3.2.1. Cát
Cát cung cấp SiO2 cho xương, giúp giảm độ co ngót, q trình sấy khơ nhanh, chống
nứt sản phẩm. Tuy nhiên nếu hàm lượng quá cao, sự liên kết vật chất trong xương kém gây
ảnh hưởng đến độ bền của sản phẩm.
3.2.2. Tràng thạch
Tràng thạch có cơng thức: K(AlSi3O8) hoặc Na(Si3O8), là nguyên liệu cung cấp đồng
thời SiO2, Al2O3, K2O, Na2O, CaO.

Tác dụng của tràng thạch:
- Là thành phần chất chảy trong xương, chảy tràn vào các lỗ xốp của xương khi
nung giúp gạch có độ hút nước giảm đáng kể.
- Giảm độ co của sản phẩm trước khi nung (do lượng đất sét quá nhiều) nhằm tránh cho
gạch có độ co quá mức, gây nứt, biến dạng sản phẩm trước nung giảm.

Trang 8


Hóa học và hóa lý silicat

Cơng nghệ sản xuất Gạch men

Tràng thạch càng nhiều giúp độ hút nước càng giảm, nhưng nếu quá nhiều thì độ bền
cơ của sản phẩm sẽ giảm.
3.2.3. Đá vôi
Công dụng của đá vôi:
-

Làm trắng xương.

-

Tạo độ xốp cho xương:

-

Trung hòa nhiệt giữa đất sét và tràng thạch.

.


3.2.4. Hoạt thạch (Talc)
Hoạt thạch có cơng thức: Mg5Si4O10(OH)2.
Là một dạng khoáng thạch màu lục nhạt, trắng, xám và vàng, khơng thấm nước, dùng
để xoa khn chống dính, có tác dụng chống nứt rạn.
Nếu sản phẩm chứa Talc nhiều sẽ làm cho xương giòn, dễ nứt, tăng độ co ngót, độ hút
nước giảm.
3.2.5. Các ngun liệu khác
Ngồi ra, cịn có thêm các ngun liệu khác nhằm làm tăng tính chất bền và vẻ đẹp
thẩm mỹ cho sản phẩm như: bentonite, feldpath, STPP (Sodium trypoly phosphat), CMC
(Cacbon metyl cellulose), frit trong, frit đục, chất tăng cứng (Cancinium lingo)…

4. KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ NGUYÊN LIỆU
4.1. Độ ẩm
4.1.1. Đối với nguyên liệu nhập kho
Tất cả nguyên liệu trước khi nhập kho phải kiểm tra độ ẩm, khi sử dụng cũng cần
kiểm tra lại.

Trang 9


Hóa học và hóa lý silicat

Cơng nghệ sản xuất Gạch men

W: độ ẩm (%).

Trang 10



Hóa học và hóa lý silicat

Gạch men

X: khối lượng trước khi sấy (g).
: khối lượng sau khi sấy (g).
4.1.2. Độ ẩm của hồ
Lấy M (g) hồ sấy đến khối lượng không đổi

(g)

W: độ ẩm (%).
M: khối lượng trước khi sấy (g).
: khối lượng sau khi sấy (g).
Độ ẩm của hồ theo quy định: 35%
4.1.3. Đối với nguyên liệu sau sấy phun
Nguyên liệu sau sấy phun, là thành phần của khâu nghiền và sấy phun. Nó có dạng bột
và phải đạt độ ẩm theo quy định: 5.2 – 5.8%.
Cách làm: lấy 50g bột rải đều trên đĩa sấy, sấy đến khối lượng khơng đổi (

: độ ẩm (%).
: khối lượng cịn lại sau khi sấy (g).
4.2. Độ bền mộc
Thường kiểm tra độ bền mộc sau sấy, theo yêu cầu kĩ thuật thì độ bền mộc sau sấy
phải đạt độ bền 10kg/cm.

L: khoảng cách tay đòn (cm).
Trang 11



Hóa học và hóa lý silicat

Gạch men

P: lực bẻ của máy biểu hiện trên đồng hồ.
D: độ dày của viên gạch (cm).
B: chiều rộng mẫu (cm).
4.3. Độ hút nước
Cân mẫu đã nung

(g) cho mẫu vào máy đo độ hút nước. Sau đó lấy mẫu thấm nước

trên bề mặt bằng khăn. Cân mẫu đã lau (g).

Theo yêu cầu kĩ thuật thì độ hút nước của gạch là: 8 - 11%
4.4. Độ co
Đo kích thước mãu đã sấy
sai khi nung

(cm). Nung mẫu trong lị sản xuất. Đo kích thước mẫu

(cm)

Độ co rút:

4.5. Mất khi nung
Cân mẫu đã sấy

(g). Đem nung trong lò. Cân mẫu sau khi nung


(g)

4.6. Đo cỡ hạt sau khi sấy phun
Lấy 100g bột sau sấy phun, sấy đến khối lượng không đổi (M). Cho (M) vào sàng 5
tầng tiêu chuẩn, rồi cân lần lượt hạt đọng lại ở mỗi sàng theo thứ tự.

Trang 12


Hóa học và hóa lý silicat

Gạch men

Tổng số gam của 5 tầng là M, lấy số gam của từng tầng chia cho M và nhân với 100 ta
được % hạt sàng.
5. QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ SẢN XUẤT GẠCH MEN
5.1. Quy trình tổng quát
Nguyên li ệu

B ể chứa

Tráng men

Cân định lượng

S ấy phun

In bơng

Nghi ền bi




Nung

B ể chứa

Ép t ạo hình

Phân loại

Kh ử từ

S ấy

S ản phẩm

Hình 6:Sơ đồ quy trình cơng nghệ tổng qt.
Đơn phối do phịng thí nghiệm đưa ra bộ phận nguyên liệu đưa nguyên liệu đến cân
định lượng, rồi cho phối liệu vào máy nghiền bi.
Tiến hành nghiền. Khi bùn trong cối đạt các chỉ tiêu thì xả bùn xuống hầm chứa có
cánh khuấy, bùn được khuấy liên tục để chống lắng và tăng tính đồng nhất. Bùn từ hầm chứa
được bơm qua bộ khử từ và sàng rung rồi được chứa trong một cái hầm khác.
Từ hầm bùn này được bơm lên máy sấy phun bằng bơm piston. Trong máy sấy phun,
bùn được phun vào dưới dạng sương, hơi nóng đi từ trên xuống trao đổi nhiệt với bùn làm
bốc hơi ẩm nhanh chóng tạo thành hạt rơi xuống. Bột được đưa lên cylon chứa nhờ hệ thống
băng tải.
Bột ủ trong cylon một ngày. Sau đó bột được đưa đến máy ép nhờ hệ thống băng tải.
Trang 13



Hóa học và hóa lý silicat

Gạch men

Tại máy ép, bột được tạo hình. Gạch từ máy ép đưa đến máy sấy. Sau đó gạch được
chuyền ra dây chuyền tráng men và in bơng.
Trên dây chuyền có bàn chải qt bụi, quạt thổi bụi, béc phun nước. Sau khi phun với
một lượng thích hợp gạch được đưa đến bộ phận tráng men, rồi qua bộ phận xoay gạch. Gạch
được xoay 900, sau đó gạch được đưa đến bộ phận cạo men dính ở mép gạch, rồi chuyển đến
máy in, viên gạch được tiếp xúc với lưới in và lớp màu được thấm qua các lỗ lưới và bám
trên bê mặt viên gạch.
Trước khi vào lò nung, gạch được quét một lớp mỏng MgO (hay cịn gọi là men lót
chân). Lớp men này có tác dụng chống dính. Khi vào lị nung, gạch được gia nhiệt từ thấp tới
cao.
Gạch sau khi ra lị nung sẽ được phân loại rồi đóng bao xếp kiện cho vào kho.
5.2. Chuẩn bị bột xương
5.2.1. Công đoạn nạp và nghiền
Nguyên li ệu
Cân

Sàng

Sàng

Băng tải

Xã h ầm

Xã h ầm


Nghi ền

Kh ử từ

Hình 7: Quy trình nạp và nghiền nguyên
Nguyên liệu thô bao gồm đất sét và tràng thạch được mua về nhà máy theo kế hoạch
sản xuất và đưa vào kho dự trữ theo từng loại riêng biệt trên cơ sở yêu cầu đơn phối liệu.

Trang 14


Hóa học và hóa lý silicat

Gạch men

Nguyên liệu khi kiểm tra về độ ẩm, thành phần đạt yêu cầu được đưa vào bàn cân với
thành phần và khối lượng theo đơn phối. Sau đó được hệ thống băng tải đưa vào cối nghiền.

Hình 8: Nguyên liệu được truyền trên băng tải.
Trong cối nghiền chứa sẵn lượng bi khoảng 45 – 55%, đồng thời nạp các phụ gia và
nước. Sau đó cho vận hành cối nghiền và tiến hành nghiền trong thời gian 10 – 12 giờ. Tiếp
đó kiểm tra các thơng số tỉ trọng, độ nhớt sót sàng. Hồ đạt yêu cầu tiến hành xả hầm, còn nếu
chưa đạt sẽ tiếp tục nghiền đến đạt yêu cầu.

Hình 9: Nguyên liệu được nghiền trong máy nghiền bi.
Trang 15


Hóa học và hóa lý silicat


Gạch men

Khi xả hầm, hồ được sàng qua 10 mesh để loại các tạp chất có kích thước lớn. Sau đó
hồ được ủ dưới hầm chứa có hệ thống khuấy liên tục để tránh hiện tượng sa lắng.
Ta tiến hành ủ trong thời gian 24 giờ. Sau đó hồ được bơm lên máng khử từ để loại bỏ
các tạp chất chứa sắt, tiếp tục hồ được qua sàng 60 mesh để loại bỏ các tạp chất có kích thước
lớn ảnh hưởng đến q trình sấy, phun.
Cuối cùng hồ được đưa vào hầm, trong hầm có hệ thống cánh khuấy liên tục để ổn
định độ nhớt, tỷ trọng.
5.2.2. Công đoạn sấy phun Hồ
Hồ

Bơm

Bơm

Băng tải

B ồn chứa

S ấy



L ọc

Sàng

B ột ép


Hình 10: Quy trình sấy phun hồ.
Hồ từ hầm chứa sau khi kiểm tra đạt yêu cầu sẽ được bơm lên bồn chứa, ở đây hồ
được ổn định về tỉ trọng, độ nhớt cũng như lưu lượng.
Sau đó nhờ hệ thống bơm piston hồ sẽ được phun vào bên trong tháp sấy phun. Hồ
được phun vào dưới dạng sương.
Dưới tác dụng của các tác nhân sấy, nước sẽ được bay hơi, bột lăn xuống theo đường
phễu tháp ra cửa tháo bột. Bột được băng tải đưa vào các cylone ủ trong thời gian 24 giờ để
ổn định độ ẩm làm nguyên liệu cho quá trình ép.

Trang 16


Hóa học và hóa lý silicat

Gạch men

Hình 11: cơng đoạn sấy phun hồ.
5.2.3. Tạo hình và sấy
B ột ép
Băng tải

Băng chuy ền

Phểu phân phối

S ấy

Ép


G ạch sau sấy

Hình 12: Quy trình tạo hình và sấy.
Bột từ các cylone chứa khi kiểm tra đã đạt yêu cầu về độ ẩm và sự phân bố kích thước
hạt sẽ được hệ thống băng tải chuyển lên phễu phân phối của máy ép.
Từ phễu phân phối, bột sẽ được phân phối đều vào khuôn ép. Dưới tác dụng của lực
ép 210 – 260 bar, bột được ép chặt thành viên. Sau đó phơi được gạt ra và nhờ bộ phận lật
gạch chuyển đến hệ thống ruller đưa đến lị sấy. Gạch ở cơng đoạn này trước khi được đưa
vào sấy gọi là gạch mộc.
Trang 17


Hóa học và hóa lý silicat

Gạch men

Hình 13: Gạch mộc được ép thành viên.
Phôi sau khi ép se được kiểm tra độ bền uốn, bề dày, nếu đạt yêu cầu phơi mới được
đưa vào lị sấy với thời gian sấy khoảng 15 – 20 phút dưới tác dụng của khí nóng (nhiệt độ
sấy tối đa khơng q 2500C).
Khi ra khỏi lị sấy phơi có nhiệt độ 80 – 100 0C. Ở đây phôi cũng được kiểm tra các
thông số độ bền uốn, độ ẩm của xương.
5.3. Quy trình tráng men
5.3.1. Quy trình chuẩn bị men
Nguyên li ệu

Sàng rung

Cân đị nh lượng


B ồn chứa

Nghi ền

X ử lý

Kh ử từ

Sàng rung

Men

Hình 14: Quy trình chuẩn bị men.

Trang 18


Hóa học và hóa lý silicat

Gạch men

Nguyên liệu và phụ gia sau khi được cân định lượng được nạp vào máy nghiền.
Hoạt động của máy nghiền men tương tự máy nghiền phối liệu xương. Khi máy
nghiền quay các viên bi va đập, ma sát lẫn nhau và với thành máy làm nguyên liệu được
nghiền mịn và tạo thành dạng huyền phù.
Thời gian nghiền từ 10 – 12 giờ. Trong quá trình nghiền phải thường kiểm tra các
thơng số như độ nhớt, tỉ trọng, sót sàng.
Khi đạt, men được tháo ra ngoài và men được dẫn qua bộ phận khử từ để loại các hợp
chất sắt, qua sàng rung để loại bỏ các hạt thơ. Sau đó được bơm lên bồn chứa có cánh khuấy
để chống lắng.

Các bộ phận trong dây chuyền tráng men:
-

Bộ phận chuyển hướng gạch.

-

Chổi quay để làm sạch bề mặt gạch.

-

Quạt thổi bụi.

-

Bộ phận phân cách gạch.

-

Thiết bị tạo ẩm cho gạch.

-

Thiết bị tráng men.

-

Hệ thống xoay gạch.

-


Thiết bị tạo cạnh.

-

Thiết bị in bông: gồm 3 máy in.

5.3.2. Chuẩn bị gạch cho việc tráng men
Gạch sau khi rời khỏi máy sấy và được di chuyển đều đặn giữa các viên, khoảng cách
giữa các viên gạch là như nhau giúp máy in làm việc nhịp nhàng.
Sau đó, gạch được đưa đến máy in để in hoa văn, màu sắc theo yêu cầu thiết kế.

Trang 19


Hóa học và hóa lý silicat

Gạch men

Hình 15: In hoa văn trên gạch.
Bộ phận cảm ứng đo nhiệt độ viên gạch nhằm điều chỉnh quạt và lượng nước phun
thích hợp.
Bộ phận chổi quét được điều chỉnh thường xuyên giúp làm sạch mặt gạch để men bám
chắc vào xương, giảm tỷ lệ khuyết tật như nổi hạt hoặc lỗ châm kim trên bề mặt men.
Phun ẩm: tác dụng của việc phun ẩm là điều hòa nhiệt độ và độ ẩm của viên gạch. Lớp
nước có chức năng như một lớp keo mỏng giúp cho lớp men lót bám chắc vào xương và q
trình tráng đều hơn.
Hoặc trước khi tráng có thể phun, tráng trước một lớp men có nhiều nước để tránh
xương hút men quá nhanh dẫn đến men bám không đều, có thể rửa sơ trước khi tráng men.
5.3.3. Tráng men

Các loại men trước khi đưa vào sử dụng đều phải qua lưới sàng rung để loại bỏ các hạt
thô vì các hạt này sẽ gây khuyết tật cho bề mặt men.
Sau đây sẽ giới thiệu công đoạn tráng men dạng chuông:

Trang 20


Hóa học và hóa lý silicat

-

Gạch men

Chng hoạt động theo nguyên lý chảy tràn. Men được bơm từ thùng khuấy

lên phễu chứa, từ đây men được chảy xuống chuông.
-

Trên đỉnh chng có vùng chứa men và van điều chỉnh. Men được chảy tràn từ

đỉnh chng xuống tạo thành hình ovan lớn đủ để phủ tồn viên gạch.
-

Chng được sử dụng cho các loại men có tỉ trọng cao.

-

Ưu điểm của cách này là tráng đồng đều hơn.

Hình 16: Tráng men.

5.2.4. Các khuyết tật khi tráng men
Men chảy tạo thành sống do:
-

Men có tỉ trọng thấp.

-

Tốc độ di chuyển gạch mộc thấp.

-

Rung động của chuông hoặc rung động của nền.

Men bị rách và tạo nên một số chỗ khơng có men do:
-

Lớp men tráng quá dày.

Trang 21


Hóa học và hóa lý silicat

-

Gạch men

Bọt khí sinh ra do quá trình nghiền và quá trình sàng.


5.3. Nung gạch đã tráng men
Gạch sau khi đã tráng men trang trí được đưa qua máy xếp tải được xếp lên các xe lưu
chứa vận chuyển đến máy dỡ tải, sau đó gạch được đưa vào lò sấy tuynel.
Cuối cùng gạch được cấp vào lò nung thanh lăn. Tại đây, gạch được nung ở nhiệt độ
từ 1150 – 11800 C.

Hình 17: Men bóng.

Hình 18: Men mờ.

Trang 22


Hóa học và hóa lý silicat

Gạch men

5.4. Phân loại và đóng gói sản phẩm
Gạch sau khi nung, qua đường thanh lăn được đưa vào băng chuyền phân loại tự động,
xếp chồng và được đóng gói hộp các tơng, dán keo, in nhãn, bọc nilon và xếp lên xe nâng
hàng đưa vào kho thành phẩm.
Kiểm tra, đóng gói: sản phẩm sau khi nung được đưa qua thiết bị phân loại (thiết bị
kiểm tra độ bền cơ học, kiểm tra kích thước, độ cong vênh). Những sản phẩm đạt yêu cầu
đợc đưa đi đóng gói và nhập vào kho.

Hình 19: Đóng gói sản phẩm.

6. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT GẠCH MEN TRÊN THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY
Gạch men là loại gạch có chất lượng cao, dùng để ốp tường, lát nền và đường, được
sản xuất theo phương pháp cơng nghiệp.

Gạch men có độ bền cao hơn so với các loại gạch thủ cơng, ít thấm nước, thời gian sử
dụng lâu, mẫu mã đa dạng, phong phú…

Trang 23


Hóa học và hóa lý silicat

Gạch men

Hình 20: Gạch men sử dụng trong trang trí nội thất.
Hiện nay nước ta có nhiều nhà máy chuyên sản xuất gạch men cung cấp cho thị
trường trong và ngoài nước: nhà máy Italian Home, Đồng Tâm, Mỹ Đức, Kim Phong… Mỗi
nhà máy có công nghệ sản xuất riêng và cho ra thị trường những sản phẩm đặc trưng riêng
cho cơng ty mình.
Gạch men được ưa chuộng trên thị trường hiện nay là loại gạch 400 x 400 mm.
Gạch men đang phát triển với tốc độ rất nhanh, nên công nghiệp sản xuất gạch men
đang được đặc biệt chú trọng trong hiện tại cũng như tương lai.
Một số mẫu gạch hiện có trên thị trường hiện nay:

Hình 21: Gạch viền và góc

Trang 24


×