Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Tình hình hòa mã, chuyển mã khmer việt ở đồng bằng sông cửu long (trường hợp phường 2 vĩnh châu sóc trăng và xã tân hiệp trà cú trà vinh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 134 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***********

NGUYỄN THỊ HIỀN

TÌNH HÌNH HỊA MÃ, CHUYỂN MÃ KHMER-VIỆT
Ở ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG
(TRƯỜNG HỢP PHƯỜNG 2 - VĨNH CHÂU - SÓC TRĂNG VÀ XÃ TÂN
HIỆP - TRÀ CÚ - TRÀ VINH)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12 NĂM 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***********

NGUYỄN THỊ HIỀN

TÌNH HÌNH HỊA MÃ, CHUYỂN MÃ KHMER-VIỆT
Ở ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG
(TRƯỜNG HỢP PHƯỜNG 2 - VĨNH CHÂU - SÓC TRĂNG VÀ XÃ TÂN
HIỆP - TRÀ CÚ - TRÀ VINH)

Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ: 60220240

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH LƯ GIANG

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12 NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn tồn trung thực và chưa từng được sử
dụng hoạc cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào.
Tác giả

Nguyễn Thị Hiền


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn này, tôi đã nhận được
sự quan tâm, động viên từ gia đình; sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các Thầy
Cô, các anh chị, các em và các bạn. Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin
được bày tỏ lời cảm ơn chân thành.
Xin gởi tới UBND xã Tân Hiệp và UBND Phường 2, gia đình chú Ngọc
lời cảm tạ sâu sắc vì đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi thu thập số liệu cũng
như những tài liệu cần thiết liên quan đến đề tài.
Xin ghi nhận những đóng góp quý báu của Thầy Cô và các bạn sinh viên
Khoa Ngôn ngữ-Văn hóa-Nghệ thuật Khmer Nam Bộ trường Đại học Trà Vinh.
Xin cảm ơn các cộng tác viên và gia đình đã hợp tác và cho tôi những
thông tin quý giá để nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phịng đào tạo Sau đại học, Khoa
Văn học và Ngơn ngữ, Bộ môn Ngôn ngữ học trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn-Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
giúp đỡ tơi trong q trình học tập và hồn thành luận văn.

Khơng thể thiếu lời tri ân thành kính đối với sự dưỡng dục của đấng sinh
thành. Sự quan tâm, khích lệ tinh thần từ gia đình là nguồn động viên lớn lao giúp
tôi trong học tập, làm việc và hồn thành tốt luận văn.
Đặc biệt, xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đối với sự tận tình của Thầy Đinh
Lư Giang, người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, động viên, tạo mọi điều kiện thuận
lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, chỉ bảo những kiến thức về chun mơn
thiết thực để tơi hồn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ cái viết tắt

Cụm từ đầy đủ

BHYT

bảo hiểm y tế

CTV

cộng tác viên

DTTS

dân tộc thiểu số

ĐBSCL

đồng bằng sông Cửu Long


ĐHQG

đại học Quốc gia

HN

Hà Nội

KHXH

Khoa học Xã hội

NXB

nhà xuất bản

SV

sinh viên

THCS

trung học cơ sở

TP.HCM

thành phố Hồ Chí Minh

tr.


Trang

TXNN

tiếp xúc ngôn ngữ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ..................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................................3
5. Tình hình nghiên cứu TXNN Khmer-Việt và vấn đề hịa mã, chuyển mã ..........................3
6. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................................6
6.1 Định lượng .............................................................................................................................6
6.2 Định tính ................................................................................................................................7
7. Bố cục luận văn ........................................................................................................................8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH SONG NGỮ KHMER-VIỆT Ở ĐBSCL VÀ MỘT
SỐ CƠ SỞ LÝ THUYẾT..................................................................................................................9
1.1 Khái quát tình hình song ngữ Khmer-Việt ở ĐBSCL ........................................................9
1.1.1 Vài nét về cộng đồng người Khmer ở ĐBSCL ...................................................................9
1.1.2 Tình hình song ngữ Khmer-Việt ở ĐBSCL......................................................................14
1.1.3 Các trường hợp nghiên cứu điển hình ...............................................................................19
1.2 Cơ sở lý luận .........................................................................................................................22
1.2.1 Tiếp xúc ngôn ngữ............................................................................................................22
1.2.2 “Mã” và một số hiện tượng về “mã” qua TXNN ..............................................................25
1.2.3 Một số phân biệt giữa các khái niệm ................................................................................30
1.2.4 Các lý thuyết giao tiếp liên quan đến chọn mã và luân phiên mã .....................................31

1.3 Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................................32
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HỊA MÃ CỦA NGƯỜI SONG NGỮ KHMER ............................34
2.1 Tình hình hịa mã trong tiếng Khmer ................................................................................34
2.1.1 Một số tình huống hịa mã được ghi nhận ........................................................................35
2.1.2 Các lớp từ hòa mã Khmer-Việt ........................................................................................41
2.2 Các yếu tố hòa mã ................................................................................................................49


2.2.1 Vốn từ vựng của người sử dụng ........................................................................................49
2.2.2 Đặc điểm từ vựng của yếu tố hòa mã ...............................................................................54
2.3 Nguyên nhân và động cơ hòa mã ........................................................................................57
2.3.1 Các nguyên nhân hòa mã..................................................................................................58
2.3.2 Các động cơ của hòa mã ...................................................................................................60
2.4 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................................63
CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH CHUYỂN MÃ CỦA NGƯỜI SONG NGỮ KHMER ....................65
3.1 Tình hình chuyển mã trong tiếng Khmer ..........................................................................65
3.1.1 Các tình huống .................................................................................................................66
3.1.2 Nhận xét ...........................................................................................................................70
3.2 Ranh giới ngôn ngữ của sự chuyển mã ..............................................................................72
3.2.1 Không thay đổi người nói nhưng thay đổi chủ đề..............................................................72
3.2.2 Khơng thay đổi người nói cũng khơng thay đổi chủ đề ....................................................73
3.2.3 Thay đổi người nói nhưng khơng thay đổi chủ đề .............................................................73
3.2.4 Thay đổi cả người nói lẫn chủ đề ......................................................................................74
3.3 Các nguyên nhân và động cơ chuyển mã Khmer-Việt ......................................................75
3.3.1 Chuyển mã tự nhiên/tiềm thức .........................................................................................75
3.3.2 Chuyển mã có ý thức/có chủ đích ....................................................................................76
3.4 Tiểu kết chương 3.................................................................................................................82
KẾT LUẬN ......................................................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ PHỤ LỤC.....................................................................................88



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
TXNN là một trong những hiện tượng xảy ra ở nhiều nước trên thế giới,
nhất là trong thời kì hiện nay, khi nền kinh tế đang phát triển. Một trong những hệ
quả thường thấy của TXNN là hòa mã và chuyển mã. Những hiện tượng này diễn
ra thường xuyên và càng trở nên quan trọng hơn đối với một quốc gia đa dân tộc
như Việt Nam, đặc biệt đối với những ngơn ngữ có cùng họ với nhau như KhmerViệt.
Do những điều kiện lịch sử, địa lý đặc biệt, người Khmer thường tập trung
ở những khu vực giao lưu, buôn bán nên chịu sự tác động mạnh mẽ của mọi biến
cố kinh tế, chính trị, văn hóa khu vực, trong đó có ngơn ngữ. Vậy nên, hiện tượng
sử dụng song ngữ trong giao tiếp xảy ra rất nhiều trong cộng đồng người Khmer.
Khi kinh tế phát triển, một trong những sự kéo theo tất yếu đó là sự thay
đổi và phát triển của ngơn ngữ. Sự thay đổi ngôn ngữ trước hết là về mặt từ vựng.
Do xu hướng phát triển của ngôn ngữ và để đáp ứng nhu cầu trong giao tiếp, từ
vựng tiếng Việt dần được sử dụng cùng với từ vựng tiếng Khmer. Hệ quả là việc
nói tiếng Khmer có chêm xen tiếng Việt trở thành một hiện tượng phổ biến trong
giao tiếp hằng ngày trong cộng đồng người Khmer.
Hiện nay, trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục ở ĐBSCL,
việc phát triển ngôn ngữ (Khmer và Việt) trong cộng đồng người Khmer có vai trị
rất quan trọng. Tìm hiểu sự hịa mã, chuyển mã trong cộng đồng người Khmer là
một vấn đề hết sức thú vị nhằm chỉ ra những đặc trưng và kết quả trong lịch sử
TXNN giữa hai ngôn ngữ Khmer, Việt. Đồng thời giúp nhận biết tình hình hịa mã,
chuyển mã hiện nay của cộng đồng người Khmer. Khơng những thế, nó cịn góp
phần cung cấp những cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc hoạch định chính sách
ngơn ngữ ở những vùng đồng bào DTTS trong tình hình hội nhập kinh tế, văn hóa
hiện nay.
Do vậy, đề tài nghiên cứu tình hình hòa mã, chuyển mã của người song ngữ



2

Khmer ở ĐBSCL mang tính cấp thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu: Xuất phát từ yêu cầu cấp bách trên, đề tài luận văn
gồm những mục tiêu sau đây:
- Miêu tả trạng thái hiện nay của hiện tượng hòa mã, chuyển mã trong cộng
đồng người Khmer (bao gồm các yếu tố hịa mã, ranh giới của sự chuyển mã). Qua
đó khái qt lên bức tranh về tình hình hịa mã, chuyển mã trong cộng đồng người
Khmer nói chung và ở hai địa bàn Phường 2 (Vĩnh Châu – Sóc Trăng) và Tân Hiệp
(Trà Cú – Trà Vinh) nói riêng.
- Tìm ra các lý do và động cơ của các hiện tượng hịa mã, chuyển mã trên
cơ sở lý thuyết ngơn ngữ học nói trên.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được những mục đích trên, luận văn đề ra
những nhiệm vụ cụ thể như sau:
-

Tìm hiểu tình hình song ngữ Khmer-Việt ở ĐBSCL.

-

Xác định một số khái niệm của hiện tượng TXNN như: sự vay mượn từ

vựng, hòa mã, chuyển mã,…và những vấn đề liên quan đến các khái niệm ấy.
-

Khảo sát tình hình hịa mã, chuyển mã trong cộng đồng người Khmer-


Việt tại Trà Vinh và Sóc Trăng.
-

Phân tích và miêu tả các yếu tố hòa mã và ranh giới chuyển mã trong quá

trình giao tiếp của cộng đồng người Khmer-Việt ở hai địa bàn nói trên.
-

Kết luận về một số quy luật của hai hiện tượng này.

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học: Qua việc nghiên cứu, đề tài sẽ góp phần kiểm chứng
và củng cố những vấn đề lý thuyết có liên quan đến tình hình song ngữ cũng như
những hệ quả TXNN Khmer-Việt trong cộng đồng người Khmer ở ĐBSCL.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp thêm sự
hiểu biết về tiếng Khmer nói riêng và cộng đồng người Khmer nói chung. Đồng


3

thời, nghiên cứu góp phần giải quyết những vấn đề trong việc hoạch định chính
sách giáo dục song ngữ và phát triển ngôn ngữ trong cộng đồng Khmer ở địa
phương.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là người Khmer sống ở ĐBSCL
(Phường 2 (Vĩnh Châu – Sóc Trăng) và xã Tân Hiệp (Trà Cú – Trà Vinh) và chỉ
khảo sát qua đối tượng ngôn ngữ là: phương ngữ Việt và phương ngữ Khmer ở
Nam Bộ. Chúng tơi sẽ tìm hiểu tình hình hịa mã, chuyển mã của cộng đồng người
Khmer-Việt trong một năm trở lại đây. Thời gian thực hiện luận văn này từ tháng
12 năm 2014 đến tháng 07 năm 2016.

- Các trường hợp nghiên cứu điển hình:
Do tính chất rộng lớn của địa bàn nghiên cứu và sự phân bố dân cư rải rác
nên chúng tôi không thể tiến hành khảo sát hết các địa bàn ở ĐBSCL. Với mục
đích tìm ra những nét tương đồng nhất định cũng như tình hình chung trong việc
sử dụng ngơn ngữ giao tiếp hằng ngày của cộng đồng Khmer-Việt, chúng tôi chọn
2 trường hợp nghiên cứu điển hình, đó là phường 2 (huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc
Trăng) và xã Tân Hiệp (huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh). Đây là hai địa bàn có tỷ lệ
người Khmer tương đối cao, có nhiều chùa chiền lại gần trung tâm huyện thị. Hơn
nữa, ở hai địa bàn này hầu như người Khmer thuần gốc sinh sống, ít có sự pha tạp,
hay di dân từ các nơi khác đến, vì vậy rất thuận lợi cho việc nghiên cứu của đề tài.
5. Tình hình nghiên cứu TXNN Khmer-Việt và vấn đề hòa mã, chuyển mã
Việc nghiên cứu tiếng Khmer, ngồi các cơng trình của các tác giả nước
ngồi đối với tiếng Khmer ở Campuchia được công bố ở tạp chí Mon – Khmer
Studies, JSEALS và một số tạp chí quốc tế khác cịn có một số cơng trình của các
tác giả trong nước, trước hết là nghiên cứu TXNN. Vấn đề TXNN được miêu tả cụ
thể trong luận án tiến sĩ “Tiếp xúc ngôn ngữ tiếng Khmer với tiếng Việt (trường
hợp tỉnh Trà Vinh)” của tác giả Nguyễn Thị Huệ (2010). Cơng trình này nghiên
cứu vấn đề TXNN giữa tiếng Việt và tiếng Khmer được tiếp cận ở cả hai góc độ.


4

Về lịch đại, tức là nghiên cứu theo chiều dài lịch sử của quá trình tiếp xúc từ sự
tiếp xúc gián tiếp đến sự tiếp xúc trực tiếp giữa hai ngơn ngữ, tác giả đã khai thác
trên ba bình diện: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Về đồng đại, luận án mô tả một
bức tranh tổng thể về TXNN Khmer-Việt tại Trà Vinh. Luận án cũng dành một
chương cuối cùng để bàn về chính sách giáo dục song ngữ ở vùng đồng bào Khmer
Trà Vinh. Ngoài ra, luận văn thạc sĩ “Sự tiếp xúc ngơn ngữ trên bình diện từ vựng
giữa tiếng Việt và tiếng Khmer ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long” của tác
giả Nguyễn Thị Thoa (2011) cũng bàn về vấn đề TXNN Việt-Khmer nhưng chủ

yếu trên bình diện từ vựng.
Nghiên cứu song ngữ Khmer-Việt cịn có luận án tiến sĩ “Tình hình song
ngữ Khmer-Việt tại đồng bằng song Cửu Long – một số vấn đề lý thuyết và thực
tiễn” của tác giả Đinh Lư Giang (2010). Cơng trình nghiên cứu theo hướng ngơn
ngữ học xã hội nên các vấn đề như: cảnh huống ngôn ngữ, vấn đề song ngữ, hiện
tượng giao thoa ngôn ngữ được tác giả đặt vấn đề quan tâm. Đặc biệt, cơng trình
được tác giả nghiên cứu cụ thể đặc điểm song ngữ bao gồm các hiện tượng về mã
như: vay mượn, chọn mã, hòa mã, chuyển mã, chuyển di, giao thoa. Luận án còn
dành một chương thứ tư để bàn về chính sách và giáo dục song ngữ Khmer-Việt ở
ĐBSCL. Tác giả Hồ Xuân Mai cũng có bài viết “Bàn về năng lực song ngữ của
học sinh Khmer (khảo sát ở tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh)” đăng trên Tạp chí Khoa
học xã hội Số 2 (2013). Đây là kết quả rút ra từ đề tài cấp Bộ “Một số vấn đề về
chính sách ngơn ngữ đối với cộng đồng người Khmer trong phát triển bền vững
vùng Nam Bộ”, do chính tác giả làm chủ biên, thuộc chương trình “Nghiên cứu
Nam bộ 2011-2012”. Xuất phát từ năng lực song ngữ (Việt-Khmer) của học sinh
Khmer ở Sóc Trăng và Trà Vinh chưa thực sự tốt, bài viết đã tìm ra nguyên nhân
và những yếu tố đã khiến các em sử dụng không tốt cả tiếng mẹ đẻ lẫn tiếng Việt.
Đồng thời, tác giả cũng đưa ra các biện pháp khắc phục và những chính sách giáo
dục nhằm nâng cao khả năng sử dụng song ngữ của các em học sinh Khmer ở hai
địa bàn nói trên.
Ngồi ra, cũng có nhiều cơng trình nghiên cứu về đặc trưng tiếng Khmer


5

của nhiều tác giả khác như: cơng trình “Vài nét về tiếng Khmer Nam Bộ (trường
hợp tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh)” đăng trên Tạp chí Khoa học xã hội số 12 (172) –
2012 của tác giả Hồ Xuân Mai, đề tài nghiên cứu khoa học “Nâng cao chất lượng
chương trình phát thanh tiếng Khmer Nam Bộ” của nhóm tác giả Tô Ngọc Trân,
Nguyễn Thị Minh Hạnh, Trần Thị Hiếu (2004) cũng đề cập tới vấn đề nghiên cứu

tiếng Khmer. Cùng với việc nghiên cứu tiếng Khmer Nam Bộ của các tác giả trên,
việc tìm hiểu tiếng Khmer cịn được một số sinh viên thuộc Khoa Ngơn ngữ-Văn
hóa-Nghệ thuật Khmer Nam Bộ (Đại học Trà Vinh) thực hiện trong quá trình học
tập với nhiều đề tài khá thú vị. Ở đây, thơng qua q trình TXNN, các tác giả đều
thừa nhận sự tồn tại của hòa mã và chuyển mã Khmer-Việt. Tuy nhiên, vấn đề chỉ
mới được khái quát chứ chưa miêu tả cụ thể từng trường hợp. Gần đây, một vài
nghiên cứu của Bùi Khánh Thế, Đinh Lê Thư,…cũng đã cung cấp những tư liệu
quý báu từ chính sách ngôn ngữ cho đến các vấn đề về giáo dục song ngữ.
Nghiên cứu hòa mã, chuyển mã là vấn đề được nhắc đến khá nhiều trong
những năm trở lại đây. Điều đó là tất yếu, bởi lẽ, trong tình hình hội nhập kinh tế,
việc chuyển đổi ngôn ngữ hay sử dụng song song hai ngôn ngữ là việc hết sức cần
thiết. Nghiên cứu vấn đề này có một phần nội dung của luận án tiến sĩ “Tình hình
song ngữ Khmer-Việt tại đồng bằng sông Cửu Long – một số vấn đề lý thuyết và
thực tiễn” (2010), và bài viết đăng trên Tạp chí Ngơn ngữ “Hịa mã tiếng KhmerViệt tại đồng bằng sông Cửu Long và sự phát triển từ vựng của tiếng Khmer Nam
bộ” (2011) của tác giả Đinh Lư Giang, một phần trong luận án tiến sĩ “Tiếp xúc
ngôn ngữ tiếng Khmer với tiếng Việt (trường hợp tỉnh Trà Vinh)” của tác giả
Nguyễn Thị Huệ. Ngồi ra, tình hình hịa mã, chuyển mã cũng được phản ánh ở
một số ngơn ngữ khác như cơng trình “Vay mượn, chuyển di, chuyển mã, hịa mã
và thích ứng: thực tiễn tiếp xúc ngôn ngữ của tiếng Việt ở Châu Úc” của tác giả
Thái Duy Bảo.
Như vậy, dựa trên sự tiếp thu và kế thừa kết quả của những cơng trình đi
trước, chúng tơi chọn thực hiện đề tài “Tình hình hịa mã và chuyển mã KhmerViệt ở đồng bằng sông Cửu Long ”. Đề tài sẽ đi sâu vào nghiên cứu vấn đề hòa mã


6

và chuyển mã của người song ngữ Khmer ở hai địa bàn: Phường 2 (Vĩnh Châu –
Sóc Trăng) và xã Tân Hiệp (Trà Cú – Trà Vinh).
6. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu vấn đề, chúng tôi kết hợp hai hướng tiếp cận: định lượng và

định tính.

6.1 Định lượng

- Nghiên cứu định lượng của luận văn này sử dụng 1 bảng hỏi. Các mẫu được
sử dụng theo phương pháp phân tổ gồm 3 phân tổ dưới đây:
+ Giới tính: mẫu được chọn là nam và nữ.
+ Nghề nghiệp: mẫu được chọn bao gồm 3 nhóm: (1) nhóm lao động tay
chân; (2) nhóm tri thức; (3) nhóm quản lí.
+ Độ tuổi: mẫu được chọn thành 3 nhóm (1) từ 6 đến 22 tuổi; (2) từ 23
đến 50 tuổi; (3) từ 50 trở lên.
Bảng hỏi được điều tra với 200 mẫu chia đều cho 2 địa bàn nghiên cứu
điển hình, mỗi địa bàn 100 mẫu. Đối tượng và địa bàn phỏng vấn sâu không thuộc
địa bàn và 200 mẫu trên.
-

Nội dung và cách thức khảo sát bảng hỏi bao gồm
Để khảo sát tình hình hịa mã, một bảng khảo sát bằng từ vựng đã được sử

dụng với nhiều nhóm từ khác nhau, đó là nơng nghiệp, hàng hóa, vật dụng gia
đình, thiên nhiên, giáo dục, y tế-sức khỏe, hành chính và văn hóa-tơn giáo (xem
bảng khảo sát tại Phụ lục 4). Những từ vựng tương ứng với những nhóm từ trong
bảng khảo sát được đưa ra dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau: tần số sử dụng, lĩnh
vực ngữ nghĩa, tình huống giao tiếp. Hơn nữa, từ vựng này còn được ghi nhận từ
các bảng tin thời sự trên các kênh truyền hình thuộc khu vực ĐBSCL và thuộc vào
các lớp từ vựng từ thông dụng. Cuối cùng việc lựa chọn từ vựng để khảo sát còn
lấy căn cứ từ bảng từ cơ bản thường được sử dụng trong lĩnh vực điền dã. Trên cơ
sở đó, khả năng sử dụng từ vựng của người Khmer được đánh giá ở 3 góc độ: (1)
nhóm từ vựng khơng có trong vốn từ cá nhân (2) nhóm từ vựng thụ động; (3)
nhóm từ vựng chủ động, tương ứng với những giả định như sau:



7

(1) Trong vốn từ cá nhân của người song ngữ khơng có từ hay khái niệm
đó, vì vậy khi cần thiết phải diễn đạt thì người Khmer sẽ sử dụng tiếng Việt, xun
suốt q trình khảo sát chúng tơi gọi là từ khơng biết;
(2) Từ đó nằm trong vốn từ thụ động của cá nhân, vì vậy khi muốn diễn đạt
người Khmer sẽ sử dụng tiếng Việt, xuyên suốt quá trình khảo sát chúng tơi gọi là
từ vựng thụ động;
(3) Từ đó nằm trong vốn từ cá nhân của người song ngữ, đối với trường
hợp này người Khmer sẽ sử dụng tiếng Khmer, trừ sự tác động của các yếu tố
khác, xun suốt q trình khảo sát chúng tơi gọi là từ vựng chủ động.
- Phần mềm tính tốn MS Excel được sử dụng trong luận văn này để nhập,
xử lý số liệu, thống kê và biểu diễn đồ thị.

6.2 Định tính

Phương pháp điền dã ngơn ngữ học
-

Thủ pháp quan sát tham dự: được chúng tôi sử dụng khi tham dự trong

những cuộc nói chuyện giữa các cá thể song ngữ Khmer và thực hiện ghi âm nhiều
đoạn giao tiếp ngẫu nhiên hằng ngày trong gia đình, thơn xóm, trường học, ủy ban
tại hai địa bàn: Phường 2 và xã Tân Hiệp. Ngồi các tình huống ghi nhận được,
chúng tơi cũng tham khảo kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.
-

Thủ pháp phỏng vấn lấy thông tin: Áp dụng bằng phỏng vấn sâu để thu


thập một số trường hợp đặc biệt trong q trình lựa chọn ngơn ngữ giao tiếp cũng
như thái độ của nhân vật giao tiếp khi chọn mã. Các mẫu phỏng vấn sâu được lựa
chọn theo nguyên tắc phù hợp với mục đích khảo sát (giới tính, độ tuổi, nghề
nghiệp) và lựa chọn mẫu ngẫu nhiên.
Phương pháp miêu tả: phương pháp này được vận dụng để tìm hiểu khả năng
sử dụng ngơn ngữ của cộng đồng song ngữ Khmer-Việt.
Phương pháp phân tích tư liệu: phương pháp này được sử dụng để phân tích
nội dung âm thanh mà chúng tơi thu âm được từ các tình huống thực tế. Phương
pháp này được thực hiện theo các bước (1) thu âm thực tế; (2) gỡ băng; (3) phân
tích kết quả thu âm.


8

7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần phụ lục và danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn gồm ba chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình song ngữ Khmer-Việt ở ĐBSCL và
một số cơ sở lý thuyết
Chương này trình bày khái quát về cộng đồng người Khmer ở ĐBSCL và
tình hình song ngữ Khmer-Việt ở ĐBSCL. Đồng thời, trình bày những cơ sở lý
luận trong hệ quả TXNN. Đó là các vấn đề như: khái niệm mã; chọn mã; các hiện
tượng hòa mã, chuyển mã và phân biệt giữa các khái niệm để hiểu rõ hơn, tránh sự
nhầm lẫn với các thuật ngữ tương tự.

Chương 2: Tình hình hịa mã của người song ngữ Khmer
Chương này tập trung khảo sát tình hình hịa mã của người song ngữ
Khmer để tìm ra các yếu tố hịa mã chủ yếu và nêu lên nguyên nhân của hiện

tượng hòa mã đó.

Chương 3: Tình hình chuyển mã của người song ngữ Khmer
Cũng giống như chương 2, cùng với hòa mã, chuyển mã là một trong hai
hệ quả của hiện tượng TXNN nên được trình bày dựa trên cấu trúc như nhau.
Chương này tập trung khảo sát tình hình chuyển mã của người song ngữ Khmer để
tìm ra ranh giới chủ yếu của sự chuyển mã và nêu lên nguyên nhân của hiện tượng
chuyển mã đó.


9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH SONG NGỮ KHMER-VIỆT Ở
ĐBSCL VÀ MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Khái quát tình hình song ngữ Khmer-Việt ở ĐBSCL
1.1.1 Vài nét về cộng đồng người Khmer ở ĐBSCL
1.1.1.1 Lược sử hình thành ĐBSCL
ĐBSCL là một đồng bằng rộng lớn, được hình thành trong quá trình địa
chất lâu dài, chủ yếu do sự bồi đắp phù sa của sông Cửu Long. ĐBSCL xuất hiện
rất muộn so với những vùng đồng bằng khác ở nước ta nhưng lại rất phát triển về
nông nghiệp. Cho đến nay, nơi này đã trở thành một trong những khu vực kinh tế
trọng điểm của Việt Nam. Với diện tích khoảng 40.000 km2, ĐBSCL bao gồm 12
tỉnh thuộc miền Tây Nam Bộ, đó là: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh,
Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và
Cà Mau [4; 20]. Nói về lịch sử hình thành của ĐBSCL, Lê Bá Thảo cho rằng:
“Cách đây 2.500 năm dưới sự che chở của các cồn duyên hải, của đồi núi miền
Đông Nam Bộ ở phía Bắc và dãy Đậu Khấu ở phía Tây Nam, vịnh biển vùng sông
Cửu Long được lấp dần” [43]. Cùng với sự rút lui của nước biển, ĐBSCL đã dần
vượt lên trên mặt nước biển. ĐBSCL cũng chịu ảnh hưởng của các dòng thủy triều
mạnh nên bị chia cắt thành các lạch triều lớn nhỏ đan cắt vào nhau, hình thành các

kênh rạch như ngày nay. Ngồi ra, nhà địa lý Phan Huy Xu và Trần Văn Thành
cho rằng, “đồng bằng châu thổ sông Cửu Long dần dần nổi lên mực nước biển
cách đây khoảng 2.500 năm. Song, cách nay không quá 2.000 năm đồng bằng châu
thổ sông Cửu Long hiện đại cơ bản đã được hình thành”. [56; 7]
1.1.1.2 Cộng đồng người Khmer ở ĐBSCL
Vấn đề dân cư ở ĐBSCL được nhà dân tộc học Mạc Đường mô tả rằng, từ
thời cổ đã có những nhóm người đầu tiên xuất hiện và sinh sống ở những vùng đất
cao, ở các giồng cát có nước ngọt ven biển, như vùng núi An Giang, vùng đất phù
sa cổ Bắc Long An, vùng giồng cát ven biển Trà Vinh, Vĩnh Châu (Sóc Trăng),
Giồng Riềng và Hà Tiên.


10

Vào những thế kỉ đầu cơng ngun, nền văn hóa Óc Eo ra đời dựa trên sự
khai thác vùng ĐBSCL, đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa rực rỡ, có ý
nghĩa lịch sử trong cơng cuộc chinh phục vùng đất này. Năm 1944, nhà khảo cổ
học Pháp Louis Malleret đã tiến hành khai quật ở địa điểm Ĩc Eo, phát hiện nhiều
di tích kiến trúc và hiện vật quý của nước Phù Nam – một quốc gia ven biển mà
trung tâm là các tỉnh thuộc ĐBSCL ngày nay của Việt Nam. Phù Nam đã phát triển
thành đế chế lớn mạnh từ thế kỉ III đến thế kỉ VI nhưng đến cuối thế kỉ VI thì bắt
đầu quá trình tan rã.
Quốc gia Chân Lạp do người Khmer (thuộc nhóm ngơn ngữ Mơn –
Khmer, ngữ hệ Nam Á) xây dựng ở vùng trung lưu sông Mê Kông và khu vực phía
Bắc Biển Hồ, là một thuộc quốc của Phù Nam. Vào thế kỉ VI, Chân Lạp phát triển
thành một vương quốc độc lập, nhân sự suy yếu của Phù Nam đã tấn công chiếm
lấy một phần lãnh thổ của đế chế này vào đầu thế kỉ VII, lập nên vùng đất Thủy
Chân Lạp. Từ đây, vùng đất Tây Nam Bộ trên danh nghĩa bị đặt dưới quyền kiểm
soát của Lục Chân Lạp, nhưng trên thực tế phải giao lại cho những người thuộc
dòng dõi Phù Nam quản lý. Từ thế kỉ IX đến cuối thế kỉ XI, Chân Lạp tập trung

sức lực phát triển các vùng trung tâm truyền thống của mình ở khu vực Biển Hồ,
trung lưu sơng Mê Kơng và mở rộng ảnh hưởng sang phía Tây đã tạo dựng nên
nền văn minh Angkor rực rỡ. Cho đến thế kỉ XIII, cư dân ở vùng đất Tây Nam Bộ
vẫn thưa thớt. Từ thế kỉ XII, những người nông dân Khmer nghèo khổ bị các thế
lực phong kiến của đế chế Angkor đàn áp, bóc lột với các loại thuế khóa nặng nề,
họ đã di cư đến các giống cát lớn trên mảnh đất phù sa ĐBSCL. Từ thế kỉ XV, để
tránh khỏi sự đàn áp và bóc lột của các thế lực phong kiến Thái Lan, đặc biệt là
vương triều Ayutthaya, nhiều nhóm người Khmer, trong đó có cả sư sãi và trí thức
Khmer đã di cư đến khu vực này sinh sống. Tại đây, họ hịa nhập với những người
Khmer đến trước, hình thành các đặc điểm dân cư tập trung của người Khmer. Đến
cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI, về đại thể, ĐBSCL đã hình thành ba vùng dân cư
tập trung của người Khmer:
-

Vùng Sóc Trăng-Bạc Liêu-Cà Mau (chủ yếu là Sóc Trăng, Vĩnh Châu,


11

Vĩnh Lợi)
-

Vùng An Giang-Kiên Giang (chủ yếu là Vọng Thê, Tri Tơn, Nhà Bàng,
sau đến phía Tây-Bắc Hà Tiên)

-

Vùng Trà Vinh-Vĩnh Long
Như vậy, người Khmer ở ĐBSCL với người Khmer ở Campuchia là những


nhóm tộc người có chung nguồn gốc lịch sử, rất gần nhau về đặc trưng văn hóa tộc
người. Nhưng do sống tách biệt lâu dài với người Khmer đồng tộc ở Campuchia
nên người Khmer ở ĐBSCL có những đặc điểm riêng về cư trú, kinh tế, văn hóa, xã
hội. [4; 27–28]
Theo kết quả điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009 (Tổng cục Thống kê Thông cáo Báo chí), cộng đồng người Khmer ở ĐBSCL có khoảng 1,3 triệu người.
Họ sống tập trung ở các tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Kiên
Giang, An Giang, Cà Mau, Bạc Liêu và rải rác ở các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh,
Đồng Nai. Trong đó các tỉnh Trà Vinh (245.252 người), Sóc Trăng (289.263
người) và Kiên Giang (145.469 người) là những tỉnh có người Khmer cư trú đông
nhất (tỉnh Trà Vinh người Khmer chiếm tỉ lệ gần 30% số dân toàn tỉnh). Tiếng
Khmer ĐBSCL với tiếng Khmer ở Campuchia là một ngôn ngữ. Người Khmer ở
Việt Nam cịn có một tên gọi khác là người Miên.
Người Khmer có mặt ở hầu hết các tỉnh của vùng đất Tây Nam Bộ nhưng
quy tụ vào ba vùng trọng điểm, mỗi vùng có những sắc thái riêng quy định bởi
điều kiện tự nhiên, truyền thống lịch sử và quá trình cộng cư hòa hợp với các dân
tộc anh em Kinh, Hoa, Chăm. Đó là: vùng Trà Vinh – Trà Cú, một trong những
vùng cư trú cổ xưa nhất của người Khmer; vùng ven biển Sóc Trăng – Bạc Liêu là
vùng cư trú nổi bật bởi sự hòa hợp văn hợp văn hóa – nhân chủng giữa ba dân
tộc Khmer, Kinh, Hoa; vùng ven biên giới Tịnh Biên, Tri Tôn (An Giang), Hà
Tiên (Kiên Giang) là vùng mang tính trung gian giữa người Khmer ở ĐBSCL và
người Khmer ở Campuchia. Tuy là một ngôn ngữ chung nhưng tiếng Khmer ở
ĐBSCL vẫn có những nét khác biệt nhất định so với người Khmer ở Campuchia.
Người Khmer thường sống tập trung theo từng cụm, từng làng xã (gọi là


12

Phum hay Khum) hoặc theo từng cụm dân cư lớn hơn gọi là Sóc (Srok) cư trú
chung quanh chùa chiền. Hầu hết người Khmer ở ĐBSCL đều theo Phật giáo Tiểu
Thừa, một tôn giáo tu hành rõ nét [4; 152]. Tầng lớp nhà sư có vai trị xã hội – văn

hóa rất quan trọng trong đời sống hằng ngày.
1.1.1.3 Đời sống cộng đồng người Khmer ở ĐBSCL
Cộng đồng người Khmer ĐBSCL là cư dân nông nghiệp lúa nước nên yếu
tố tự nhiên của địa hình đã ảnh hưởng đến các kiểu, loại hình cư trú của người
Khmer ĐBSCL. Họ thường cư trú tập trung một khu vực bám sát đất trồng trọt
thành phum và sóc, xen kẽ với các ấp của người Kinh và khu dân cư của người
Hoa. Tín ngưỡng của người Khmer ĐBSCL phần lớn có liên quan đến nông
nghiệp như thờ Mặt Trăng, thờ Hồn lúa (Mẹ lúa), thờ Arăk, Neak Tà. Đa số người
Khmer theo Phật giáo Theravada hay cịn gọi là Phật giáo Nam tơng. Phật giáo đã
chi phối sâu sắc trong đời sống tinh thần của người Khmer ĐBSCL. Họ đặt mọi
niềm tin vào Phật giáo mà điểm hội tụ là các ngôi chùa và sư sãi. Mỗi phum, sóc
có ít nhất một ngơi chùa. Hiện nay, cả vùng Nam bộ có 460 ngơi chùa Phật giáo
Nam Tông. Do cùng cộng cư lâu dài với người Khmer ĐBSCL, nên dù không theo
Phật giáo Nam Tông nhưng người Kinh, người Hoa trong vùng vẫn đi chùa Khmer
cầu Phật, cúng kính và mời các vị sư Khmer về nhà cầu kinh, ban phước lành.
Lễ hội người Khmer ĐBSCL mang đậm dấu ấn của nghi lễ nông nghiệp,
tín ngưỡng dân gian, nghi thức của Balamơn giáo và Phật giáo Nam Tông. Một số
lễ hội tiêu biểu như Chol Chnam Thmây (lễ vào năm mới), Sen Đôn ta (lễ cúng
ông bà), Ok Om Bok (lễ cúng trăng), lễ Cầu An, lễ Dâng Bông, lễ Dâng Y… Đặc
biệt là vào dịp Ok Om Bok, ở Sóc Trăng và Trà Vinh tổ chức lớn nên thu hút đông
đảo người Khmer, Kinh, Hoa ở địa phương và cả khu vực khác cùng tham gia. Hội
đua ghe ngo, hội đua bò của người Khmer ĐBSCL đã trở thành một nét văn hóa
đặc sắc của người Khmer hằng năm. Mặt khác, do họ cũng là người Việt Nam, nên
ngày Tết Nguyên Đán của dân tộc Kinh, người Khmer ĐBSCL cũng xem trọng.
Người Khmer ĐBSCL có chữ viết ra đời khá sớm (khoảng thế kỉ thứ III
sau công nguyên). Loại chữ này bắt nguồn từ một thứ chữ mà người ta đã dùng ở


13


miền Nam Ấn Độ vào thế kỉ thứ I sau cơng ngun. Do ảnh hưởng của văn hóa Ấn
Độ ở khu vực, chữ Khmer được hình thành và đã dần dần hồn chỉnh qua nhiều lần
cải cách.
1.1.1.4 Tiếng Khmer
Ngơn ngữ chủ yếu của người Khmer là tiếng Khmer mà chúng tơi nói đến
ở đây là ngơn ngữ của một bộ phận người Khmer sinh sống trên vùng đất ĐBSCL
ở Việt Nam. Tiếng Khmer thuộc nhóm Khmer của nhánh Mơn-Khmer. Đây là
ngôn ngữ của người Khmer sống ở Campuchia và phần ĐBSCL Việt Nam. Số
lượng người sử dụng ngôn ngữ này là 12,1 triệu người ở Campuchia (2004) và
khoảng 1,1 triệu người ở các tỉnh ĐBSCL. Đây là một ngôn ngữ tuy có người sử
dụng đơng đảo đứng hàng thứ hai của họ Nam Á nhưng có rất ít sự khác biệt về
phương ngữ. Ngơn ngữ này có một q trình phát triển được ghi chép khá đầy đủ
văn tự nên việc nghiên cứu nó là rất quan trọng đối việc nghiên cứu các ngôn ngữ
khác trong vùng.
Là một dân tộc có tiếng nói và chữ viết riêng từ lâu đời, người Khmer
ĐBSCL đã biết ghi chép những sáng tác dân gian, những sự kiện lịch sử, văn hóa,
tơn giáo mà đến nay vẫn còn tồn tại trên bia đá, trên lá buông, trên giấy xếp hoặc
trên những tấm da thô. Văn học viết là một biểu hiện của sự phát triển cao của văn
hóa Khmer ĐBSCL, phần lớn được lưu giữ trên các tập lá bng. Trong đó nổi bật
nhất là những tập ghi chép về Phật thoại và kinh Phật, đây là những pho sách cổ rất
quý, hiện vẫn được lưu giữ trong các ngôi chùa Nam tông và bảo tàng Khmer.
Ngồi ra cịn rất nhiều loại hình nghệ thuật đặc sắc khác.
Ở vùng ĐBSCL, do có sự cộng cư giữa ba dân tộc: Kinh, Khmer, Hoa với
nhau nên có sự TXNN lẫn nhau, đặc biệt là giữa ngơn ngữ Khmer và ngôn ngữ
Việt. Trong giao tiếp hằng ngày, người Khmer sử dụng các ngôn ngữ một cách rất
tự nhiên tạo nên hiện tượng song ngữ, tam ngữ ở vùng đất này. Hệ quả của sự tiếp
xúc đó chính là hiện tượng hịa mã, chuyển mã trong khi nói của người Khmer.
Bên cạnh đó, các dân tộc thường vay mượn các lớp từ vựng (từ lớp từ vựng thông



14

dụng đến lớp từ vựng sách vở) của nhau để phục vụ nhu cầu giao tiếp của họ. Vì
vậy, hiện tượng người Khmer nói tiếng Khmer có xen lẫn tiếng Việt trong các cuộc
hội thoại là rất phổ biến. Tình hình giao tiếp song ngữ diễn ra trong nhiều mơi
trường giao tiếp khác nhau và khả năng song ngữ của các đối tượng giao tiếp cũng
không giống nhau. Người Khmer nào cũng ý thức được khả năng song ngữ của
mình nên trong bất kỳ các tình huống nào, người Khmer cảm thấy thuận tiện hơn
thì có thể chuyển đổi linh hoạt mã ngôn ngữ sử dụng. Trường hợp khi tiếp xúc với
người Việt, hầu như người Khmer không sử dụng tiếng Khmer để giao tiếp với
người Việt, ngoại trừ người Việt chủ động giao tiếp bằng tiếng Khmer.
Cùng với sự phát triển và hội nhập của đất nước, trạng thái song ngữ
Khmer-Việt ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Hai ngôn ngữ này, trong sự tiếp xúc có
xu hướng phát triển hội tụ, trong đó tiếng Khmer có khuynh hướng ngày càng xích
lại gần với tiếng Việt [26].

1.1.2 Tình hình song ngữ Khmer-Việt ở ĐBSCL

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội con người.
Mỗi một cộng đồng xã hội hay dân tộc khác nhau có những hình thức giao tiếp
khác nhau. Có những dân tộc trong xã hội chỉ dùng một ngôn ngữ duy nhất để giao
tiếp với nhau. Trường hợp ấy, người ta gọi là đơn ngữ. Lại có những dân tộc trong
xã hội để giao tiếp với nhau người ta sử dụng nhiều hơn hai ngôn ngữ trong sinh
hoạt hằng ngày. Trường hợp ấy người ta gọi là tình trạng song ngữ.
Lấy địa bàn Việt Nam làm ví dụ, chúng ta thấy rằng cộng đồng người Việt
là một cộng đồng đơn ngữ. Trong không gian sinh sống của mình và trong đời
sống xã hội bình thường, người Việt chỉ dùng tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt để giao tiếp
với nhau. Nói một cách khác, trong xã hội người Việt, tiếng Việt đáp ứng nhu cầu
giao tiếp của các thành viên khác nhau trong cộng đồng. Ở một cộng đồng khác,
không phải là cộng đồng tiếng Việt nhưng lại đang sinh sống ở Việt Nam, tình

hình khơng thuần túy như vậy. Trường hợp người Khmer, ngay trên một địa bàn,
khi thì họ dùng tiếng mẹ đẻ là tiếng Khmer, khi thì họ sử dụng tiếng phổ thông là


15

tiếng Việt để giao tiếp. Đôi khi họ sử dụng thêm một thứ tiếng khác nữa. Tình
trạng sử dụng ngơn ngữ của người Khmer như vậy cho phép chúng ta nói rằng,
người Khmer là một cộng đồng song ngữ. “Song ngữ là khả năng vận dụng như
người bản xứ từ hai ngôn ngữ trở lên” - Bloomfield (1935). Hay, “Song ngữ là
khả năng sử dụng nhiều ngôn ngữ để giao tiếp, tham gia vào các hoạt động liên
văn hóa, thành thạo 2 ngôn ngữ trở lên ở nhiều mức độ khác nhau và trải nghiệm
nhiều nên văn hóa” - Hội Đồng Châu Âu (2007). Nhưng các định nghĩa như thế
vẫn chưa thể hiện rõ ràng nội dung của khái niệm.
Từ điển The Encyclopedia of Language and Linguistics (năm 1994, cuốn
1, tr. 354) định nghĩa song ngữ (hay đa ngữ) là “sự cùng tồn tại của hai hay hơn
hai ngôn ngữ được sử dụng bởi các cá nhân và các nhóm trong xã hội”. Theo
chúng tơi, định nghĩa này đã trình bày ngắn gọn mà đầy đủ nội dung của song ngữ.
Đối với Nguyễn Văn Khang, thuật ngữ này được dùng trong một cộng đồng xã hội
sử dụng tương đối ổn định và lâu dài hoặc trên hai biến thể ngôn ngữ có chức năng
khác nhau và điều quan trọng là, các chức năng đó được xã hội cơng nhận [25].

Hồng Tuệ (1996) thì cho rằng, song ngữ (bilinguisme) hoặc TXNN

(contact des langues), nói chung là hiện tượng có hai hay nhiều hơn hai ngôn ngữ
được sử dụng trong xã hội. Với tác giả, song ngữ là vừa là hiện tượng xã hội, vừa
là hiện tượng tâm lí.
Có rất nhiều nhóm song ngữ, khuynh hướng nghiên cứu hiện đại nhìn nhận
song ngữ ở hai mặt: bản chất cá nhân, hay còn gọi là song ngữ cá nhân (individual
bilingualism, bilinguality) và song ngữ xã hội (societal bilingualism, collective

bilingualism). Khi nói đến song ngữ người ta thường nghĩ ngay đến song ngữ cá
nhân, đó là sự TXNN ở bản thân mỗi người. Tuy nhiên, song ngữ xã hội lại chiếm
phần quan trọng. Bởi lẽ, chỉ khi nằm trong xã hội song ngữ thì mỗi cá nhân song
ngữ mới có thể tiến hành giao tiếp được. Song ngữ xã hội là tình hình song ngữ
của cả một cộng đồng xã hội, có thể là cả thế giới, một khu vực, một quốc gia, một
dân tộc. Hay khi xét trong một phạm vi hẹp hơn thì song ngữ xã hội được thể hiện
ở các yếu tố như: nghề nghiệp, giới tính,… Song ngữ xã hội gắn liền với song ngữ


16

cá nhân, có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tuy vậy, chúng vẫn là hai hiện tượng
khác nhau.
1.1.2.1 Các nhóm song ngữ
Hiện tượng song ngữ trong cộng đồng người Khmer song ngữ cũng bao
gồm nhiều nhóm. Trong luận án tiến sĩ của mình (2011), Đinh Lư Giang đã đề xuất
phân loại các nhóm song ngữ Khmer-Việt dựa trên một số điểm tương đồng của
năm nhóm người Khmer [20; 66-69]:

Nhóm 1: Song ngữ cân bằng cao, là nhóm có trình độ Khmer-Việt cao và

ngang bằng. Các kỹ năng không chênh lệch. Hoặc có kỹ năng nghe nói tốt, khơng
đọc viết được.
Nhóm 2: Song ngữ cân bằng bộ phận, là nhóm có trình độ Khmer-Việt ở
mức trung bình ở kỹ năng nghe nói, khơng đọc viết được; trình độ Khmer-Việt
ngang bằng ở mức độ trung bình và các kỹ năng khơng chệnh lệch. Hay trình độ
Khmer-Việt đều thấp.
Nhóm 3: Cận đơn ngữ Khmer, là nhóm có kỹ năng tiếng Khmer đều tốt
nhưng hầu như không biết tiếng Việt hoặc nghe và nói tiếng Khmer tốt nhưng
khơng đọc viết tiếng Khmer được, khơng biết tiếng Việt.

Nhóm 4: Song ngữ lệch, Khmer trội, là nhóm có kỹ năng tiếng Khmer đều
tốt, nghe nói tiếng Việt ở mức cơ bản nhưng không đọc viết tiếng Việt. Hoặc nghe
nói tiếng Khmer tốt nhưng khơng biết đọc viết tiếng Khmer; nghe nói tiếng Việt cơ
bản nhưng khơng đọc viết tiếng Việt.
Nhóm 5: Song ngữ lệch, Việt trội, là nhóm sử dụng tốt tiếng Việt hơn
tiếng Khmer, chỉ nghe nói tiếng Khmer. Hoặc nghe nói tiếng Việt tốt hơn tiếng
Khmer, không đọc viết Khmer-Việt.
Từ trước năm 1975, khi nhân dân đang trải qua hai cuộc đấu tranh chống
chế độ thực dân Pháp và chống Mỹ cứu nước thì hiện tượng song ngữ diễn ra rất ít.


17

Lúc đó, việc giao lưu kinh tế, văn hóa giữa người Khmer và người Việt còn hạn
chế, sự giao tiếp diễn ra chủ yếu trong cộng đồng người Khmer. Từ khi hịa bình
được lập lại, Đảng và Nhà nước Việt Nam chú trọng vào việc ổn định chính trị,
phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa cả trong và ngồi khu vực thì tình hình song
ngữ diễn ra thường xuyên và phổ biến hơn. Nếu như trước đây tình hình song ngữ
diễn ra cịn mang tính tự phát thì cộng đồng người Khmer nay đã ý thức được việc
sử dụng song ngữ (Khmer-Việt) nhằm đáp ứng nhu cầu giao tiếp trong giao lưu,
buôn bán. Lâu dần, hiện tượng ấy trở thành một thói quen và tiếng Việt có xu
hướng trở thành ngôn ngữ thứ hai lấn át ngôn ngữ Khmer trong giao tiếp hằng
ngày của cộng đồng Khmer-Việt.
1.1.2.2 Các yếu tố xã hội học đối với trình độ song ngữ Khmer-Việt
Khi nhận xét về tình hình song ngữ của người Khmer ở ĐBSCL, Đinh Lư
Giang (2011) cho rằng có sự khác biệt rõ rệt về vấn đề giới tính. Tác giả cho rằng
có sự khác biệt rõ ràng trong tình hình song ngữ giữa nam và nữ, phụ nữ thường
thấp hơn nam giới. Điều đó cũng dễ hiểu, bởi lẽ, phụ nữ thường chỉ nội trợ, lo việc
bếp núc trong gia đình, cơng việc của họ chủ yếu hướng nội nên việc đi đây đi đó
giao lưu là rất ít. Ngược lại, với nam giới, là người đàn ông trụ cột trong gia đình

nên cơng việc hướng ngoại nhiều hơn, họ có cơ hội tiếp xúc với ngơn ngữ thứ hai.
Phần lớn người Khmer sống chủ yếu bằng nghề nông, kinh tế cịn gặp nhiều khó
khăn, điều này chi phối tới điều kiện tiếp xúc với ngôn ngữ thứ hai và cho đến nay,
sự khác biệt ấy vẫn còn tồn tại. Hơn thế nữa, do tâm lý rụt rè, e ngại của người phụ
nữ nên động lực để tiếp xúc với ngôn ngữ thứ hai là vô cùng hạn chế.
Nghề nghiệp cũng ảnh hưởng nhiều đến tình hình song ngữ của người
Khmer tại địa bàn. Những nghề buôn bán, kinh doanh, có tính chất tiếp xúc giao
tiếp nhiều thì càng hướng con người đến việc sử dụng hai thứ ngôn ngữ song song
và ngược lại. Hầu như đây là tình hình chung của người Khmer tại ĐBSCL chứ
khơng riêng ở địa bàn chúng tơi nghiên cứu.
Trình độ học vấn cũng là một tiêu chí quan trọng đánh giá tình hình song
ngữ của người Khmer tại địa phương. Những người có trình độ học vấn càng cao
thì khả năng nói và viết được nhiều thứ ngơn ngữ, do đó, khả năng sử dụng song


18

ngữ càng tốt. Ngược lại, những người có trình độ học vấn thấp thì khả năng sử
dụng song ngữ trong giao tiếp lại hạn chế. Cũng có trường hợp đặc biệt là, nhiều
người giao tiếp song ngữ khá tốt nhưng lại không viết được. Trường hợp này
chiếm tỷ lệ tương đối bởi lẽ sống cộng cư với người Việt trong thời gian dài nên
người Khmer bị ảnh hưởng bởi lối giao tiếp của người Việt và tất nhiên người Việt
cũng vậy. Đây chính là biểu hiện của sự tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ Khmer-Việt.
Như vậy, chúng ta thấy rõ rằng có sự khơng đồng đều trong việc sử dụng
song ngữ của người Khmer ở hai địa bàn mà chúng tơi đề cập nói riêng và ở
ĐBSCL nói chung. Sự khơng đồng đều ấy thể hiện ở các tiêu chí: độ tuổi, nghề
nghiệp, giới tính,… Đây cũng chính là những yếu tố xã hội mà chúng tôi đặt vấn
đề để tiếp cận cho đề tài nghiên cứu của mình.
1.1.2.3 Giáo dục song ngữ Khmer-Việt
Trải qua nhiều biến cố lịch sử, cho đến nay, tiếng Khmer vẫn ln được

duy trì với những hình thức khác nhau. Điều đó cho thấy tâm huyết và ý thức giữ
gìn tài sản vốn quý của người Khmer là tiếng nói và chữ viết của mình. Mặc dù
vậy, việc bảo tồn tiếng nói và chữ viết vẫn đang gặp nhiều bất cập trong vấn đề
phổ cập giáo dục, nhất là khi đưa tiếng Việt và tiếng Khmer vào dạy chung trong
nhà trường. Chính vì vậy, việc đưa ra một chính sách giáo dục song ngữ hợp lý và
phù hợp với tình hình khu vực sẽ là một bước ngoặt đánh dấu sự phát triển của dân
tộc, giúp lịch sử phát triển của cộng đồng người Khmer mở sang một trang mới.
Nghiên cứu chuyên sâu do Đinh Lê Thư chủ biên năm 2005 [48] cho

chúng ta một cái nhìn tồn cảnh về việc giảng dạy tiếng Khmer hiện nay tại

ĐBSCL. Khảo cứu cho thấy tiếng Khmer được dạy ở hai hệ thống: hệ thống do

nhà nước tổ chức, quản lý và hệ thống dân lập (chủ yếu tại các chùa Khmer Nam
Tông). Nếu như hệ thống dân lập, việc dạy chữ Khmer có truyền thống lâu đời và
thường chỉ diễn ra vào dịp hè cho chủ yếu là đối tượng trẻ em Khmer, thì hệ thống
dân lập ở các nơi, việc dạy ngữ văn Khmer được phân bố tùy vào tình hình của
mỗi vùng. Ở một số địa phương, số giờ dạy khác nhau tùy vào số lượng giáo viên,
học sinh, phòng học.
Cho đến nay, việc dạy và học tiếng Khmer đã đạt được một số thành tựu


×