Tải bản đầy đủ (.pdf) (314 trang)

Di tích thành hồ phú yên (qua tài liệu khai quật khảo cổ học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.03 MB, 314 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------

QUẢNG VĂN SƠN

DI TÍCH THÀNH HỒ - PHÚ YÊN
(QUA TÀI LIỆU KHAI QUẬT KHẢO CỔ HỌC)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------

QUẢNG VĂN SƠN

DI TÍCH THÀNH HỒ - PHÚ YÊN
(QUA TÀI LIỆU KHAI QUẬT KHẢO CỔ HỌC)

Chuyên ngành: Khảo cổ học
Mã số: 60.22.60
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. PHẠM ĐỨC MẠNH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2016




Luận văn này là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu của tơi. Trong q trình
thực hiện đề tài, ngồi sự nỗ lực của cá nhân, tơi đã nhận được sự giúp đỡ từ nhiều phía.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn nhân dân Thôn Định Thọ, Phú Hòa, Phú
Yên đã tạo những thuận lợi, giúp đỡ nhiệt tình cho tơi tiếp cận tư liệu, và trong quá
trình đi điền dã, khảo sát thực tế. Cảm ơn cán bộ Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà
Nẵng, Bảo tàng Trà Kiệu - Quảng Nam, Bảo tàng và Trung tâm Quản lý Di tích Danh lam Thắng cảnh Khánh Hòa, Bảo tàng Phú Yên.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Phạm Đức Mạnh,
người đã định hướng đề tài và hướng dẫn cho tơi trong suốt q trình làm luận văn.
Tơi trân trọng cảm ơn quý thầy, cô trong bộ môn Khảo cổ học, Khoa Lịch sử,
trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh như PGS.TS.
Đặng Văn Thắng, TS. Phí Ngọc Tuyến… đã tận tình giảng dạy và trao đổi nhiều
thông tin quý báu trong q trình học tập của tơi tại trường. Tơi cũng xin cảm ơn sự
giúp đỡ của các anh, chị, em đang công tác tại Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa, trường
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tơi trong
suốt quá trình học tập.
Xin cảm ơn Thư viện trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố
Hồ Chí Minh; Thư viện Viện Khảo cổ học; Tơi xin cảm ơn ThS. Nguyễn Văn
Quảng, khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học Huế, Anh Phan Thanh Toàn, Viện
Khảo cổ học Việt Nam, đã tạo điều kiện cho tôi tiếp cận các nguồn tài liệu phục vụ
cho việc học tập và làm luận văn của tôi.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Thơng Thanh Khánh, TS. Trương
Văn Món, cán bộ Trung tâm UNESCO Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa Chăm, Trung
tâm Trao đổi Giáo dục với Việt Nam (CEEVN), cùng gia đình tơi đã động viên, giúp
đỡ, tạo điều kiện cho tơi hồn thành khóa học, cũng như bản luận văn này!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2016
Tác giả luận văn

Quảng Văn Sơn



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, luận văn này là cơng
trình nghiên cứu của riêng tơi. Những số liệu
trong luận văn là trung thực, khách quan. Các
quan điểm trong luận văn mang tính độc lập,
được hình thành trên cơ sở tư liệu mà tác giả
luận văn tiếp cận được.

Tác giả luận văn

Quảng Văn Sơn


1

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. 4
DANH MỤC BẢNG THỐNG KÊ VÀ CÁC BẢN ĐỒ, SƠ ĐỒ ........................... 5
DANH MỤC CÁC BẢN VẼ, BẢN ẢNH, BẢN DẬP HOA VĂN ........................ 7
DẪN LUẬN ............................................................................................................ 9
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 9
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 10
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 11
3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................................ 11
3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................................... 11

4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 11
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu................................................... 14
5.1. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................................... 14
5.2. Nguồn tài liệu.............................................................................................................................. 14
6. Những đóng góp của luận văn ....................................................................... 15
7. Bố cục của luận văn........................................................................................ 15
CHƯƠNG 1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ Q TRÌNH

NGHIÊN CỨU

THÀNH HỒ ......................................................................................................... 17
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ................................................................ 17
1.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................................................. 17
1.1.2. Điều kiện tự nhiên...................................................................................................................... 18
1.2. Quá trình phát hiện và nghiên cứu Thành Hồ ............................................ 23
CHƯƠNG 2 DI TÍCH THÀNH HỒ QUA CÁC LẦN KHAI QUẬT................ 30
2.1. Đợt khai quật lần 1 ....................................................................................... 30
2.1.1. Địa tầng ....................................................................................................................................... 30


2

2.1.2. Kiến trúc...................................................................................................................................... 30
2.1.3. Di vật ........................................................................................................................................... 31
2.2. Đợt khai quật lần 2 ....................................................................................... 34
2.2.1. Địa tầng ....................................................................................................................................... 34
2.2.1.1. Hố 04TH.H1............................................................................................................................ 34
2.2.1.2. Hố 04TH.H3............................................................................................................................ 34
2.2.2. Kiến trúc...................................................................................................................................... 35
2.2.3. Di vật ........................................................................................................................................... 36

2.3. Đợt khai quật lần 3 ....................................................................................... 38
2.4. Đợt khai quật lần 4 ....................................................................................... 38
2.4.1. Địa Tầng ..................................................................................................... 40
2.4.1.1. 08TH.H1 .................................................................................................................................. 40
2.4.1.2. 08TH.H4 .................................................................................................................................. 41
2.4.1.3. 08TH.H5 .................................................................................................................................. 42
2.4.1.4. 08TH.H6 .................................................................................................................................. 43
2.4.1.5. 08TH.H7 .................................................................................................................................. 43
2.4.1.6. 08TH.H8 .................................................................................................................................. 44
2.4.1.7. 08TH.H9 .................................................................................................................................. 44
2.4.1.8. 08TH.H10................................................................................................................................ 45
2.4.1.9. 09TH.H11................................................................................................................................ 46
2.4.1.10. 09TH.H12.............................................................................................................................. 46
2.4.2. Kiến trúc...................................................................................................................................... 46
2.4.3. Di vật ........................................................................................................................................... 47
2.5. Đặc trưng của di tích Thành Hồ qua tư liệu khai quật khảo cổ học .......... 50
2.5.1. Cấu trúc bình đồ và thiết đồ ...................................................................... 50
2.5.2. Hiện vật liên hệ .......................................................................................... 53
2.5.2.1. Vật liệu xây dựng .................................................................................................................... 53
2.5.2.2. Vật liệu trang trí kiến trúc ..................................................................................................... 59
2.5.2.3. Đồ gốm..................................................................................................................................... 71


3

2.5.2.4. Hiện vật đá .............................................................................................................................. 76
2.5.2.5. Một số hiện vật khác .............................................................................................................. 77
2.6. Nhận thức mới về Thành Hồ qua các cuộc khai quật ................................. 78
2.6.1. Đợt khai quật lần thứ nhất ........................................................................ 78
2.6.1.1. Từ kiến trúc đến di vật .............................................................................. 78

2.6.1.2. Niên đại .................................................................................................... 79
2.6.1.3. Kết quả đạt được ....................................................................................... 82
2.6.2. Đợt khai quật lần thứ hai .......................................................................... 83
2.6.2.1. Từ kiến trúc đến di vật .............................................................................. 83
2.6.2.2. Niên đại .................................................................................................... 83
2.6.2.3. Kết quả đạt được ....................................................................................... 84
2.6.3. Đợt khai quật lần thứ tư ............................................................................ 84
2.6.3.1. Từ kiến trúc đến di vật .............................................................................. 84
2.6.3.2. Niên đại .................................................................................................... 85
2.6.3.3. Kết quả đạt được ....................................................................................... 86
CHƯƠNG 3 THÀNH HỒ VÀ CÁC THÀNH CỔ CHAMPA TRONG BÌNH
DIỆN RỘNG HƠN .............................................................................................. 89
3.1. Giá trị Thành Hồ và các thành cổ khác trong văn minh Champa ............. 89
3.1.1. Giá trị lịch sử quân sự................................................................................................................ 89
3.1.2. Giá trị văn hóa, đời sống xã hội ............................................................................................... 92
3.1.3. Giá trị kinh tế du lịch ................................................................................................................. 94
3.2. Thành Hồ và thành cổ Champa trong đối sánh với di tích cùng loại và
cùng thời ở Việt Nam và trong bình diện rộng hơn ........................................... 95
3.2.1. Mối liên hệ giữa Thành Hồ và các di tích văn hóa Champa trên địa bàn Phú Yên............. 95
3.2.2. Mối liên hệ giữa Thành Hồ và các thành cổ Champa ở miền Trung Việt Nam .........104
3.2.3. Mối liên hệ giữa Thành Hồ và thành cổ Việt Nam trong bình diện rộng hơn ..........145
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 155
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 159
PHỤ LỤC MINH HỌA ..................................................................................... 168


4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


TH:

Thành Hồ

H:

Hố khai quật

L:

Lớp

QĐ:

Quyết định

BVHTT:

Bộ Văn hóa và Thơng tin

BVHTTDL: Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch
Nxb:

Nhà xuất bản

PGS:

Phó Giáo sư

TS:


Tiến sĩ

Tr:

Trang

B.P:

Trước Cơng ngun

A.D:

Sau Cơng nguyên


5

DANH MỤC BẢNG THỐNG KÊ VÀ CÁC BẢN ĐỒ, SƠ ĐỒ
Phụ lục 1: Các bảng thống kê, các đợt khai quật lần 1, 2, 4
Bảng 1: Các hiện vật qua đợt khai quật lần 1
1.1: Bảng thống kê đầu ngói ống
1.2: Bảng thống kê số lượng hiện vật gạch (Không thống kê gạch trong kiến trúc)
1.3: Bảng thống kê số lượng ngói
1.4: Bảng thống kê đồ gốm 03.TH.H1 (ĐV: mảnh)
1.5: Bảng thống kê đồ gốm 03.TH.H2 (ĐV: mảnh)
Bảng 2: Các hiện vật qua đợt khai quật lần 2
2.1: Hiện vật gạch
2.2: Bảng thống kê hiện vật hố 1 (04.TH.H1)
2.3: Bảng thống kê hiện vật hố 3 (04.TH.H3)

2.4: Bảng thống kê số lượng ngói
2.5: Bảng thống kê đồ gốm 04TH.H1
2.6: Bảng thống kê đồ gốm 04TH.H3
Bảng 3: Các hiện vật qua đợt khai quật lần 4
3.1: Bảng kích thước gạch
3.2: Bảng tổng hợp hiện vật năm 2008, năm 2009
3.3: Bảng tổng hợp hiện vật kiến trúc
3.4: Bảng thống kê màu sắc ngói (%)
3.5: Bảng thống kê hoa văn ngói (%)
3.6: Bảng thống kê đồ gốm
3.6.1: Bảng thống kê đồ gốm 08TH.H1
3.6.2: Bảng thống kê đồ gốm 08TH.H4
3.6.3: Bảng thống kê đồ gốm 08TH.H5
3.6.4: Bảng thống kê đồ gốm 08TH.H6
3.6.5: Bảng thống kê đồ gốm 08TH.H7
3.6.6: Bảng thống kê đồ gốm 08TH.H8


6

3.6.7: Bảng thống kê đồ gốm 08TH.H9
3.6.8: Bảng thống kê đồ gốm 08TH.H10
3.6.9: Bảng thống kê đồ gốm 09TH.H11
3.6.10: Bảng thống kê đồ gốm 09TH.H12
Bảng 4: Bảng thống kê các tòa thành cổ Champa
Phụ lục 2: Bản đồ
Bản đồ 1: Bản đồ tỉnh Phú Yên
Bản đồ 2: Bản đồ di tích văn hóa Champa phát hiện ở Phú n
Phụ lục 3: Sơ đồ
Sơ đồ 1: Sơ đồ phân bố các trụ tại H1 và H5

Sơ đồ 2: Sơ đồ Thành Hồ của Võ Tấn Hoàng năm 2008
Sơ đồ 3: Sơ đồ thành Cao Lao Hạ, Quảng Bình
Sơ đồ 4: Sơ đồ thành Lồi
Sơ đồ 5: Sơ đồ thành Đồ Bàn


7

DANH MỤC CÁC BẢN VẼ, BẢN ẢNH, BẢN DẬP HOA VĂN
Phụ lục 4: Bản vẽ
Bản vẽ 1: Thành Hồ (H. Parmentier, 1909)
Bản vẽ 2: Mặt cắt Thành Hồ (H10) của Võ Tấn Hồng năm 2008
Bản vẽ 3: Vị trí các hố khai quật Thành Hồ của Võ Tấn Hoàng năm 2008
Bản vẽ 4: Mặt bằng hố 1
Bản vẽ 5: Mặt cắt địa tầng hố 1
Bản vẽ 6: Mặt bằng hố 4
Bản vẽ 7: Mặt cắt địa tầng hố 6
Bản vẽ 8: Mặt bằng hố 10 (L1-5)
Bản vẽ 9: Đầu ngói ống hình hoa sen
Bản vẽ 10: Đầu ngói ống hình mặt trời
Bản vẽ 11: Đầu ngói ống mặt hề
Bản vẽ 12: Đồ gốm trang trí kiến trúc
Bản vẽ 13: Đồ gốm
Bản vẽ 14: Chì lưới, se chỉ và Linga gốm
Bản vẽ 15: Hoa văn ngói
Phụ lục 5: Bản ảnh
Bản ảnh 1: Thành Hồ chụp từ vệ tinh
Bản ảnh 2: Quan cảnh khai quật hố 1
Bản ảnh 3: Quan cảnh khai quật hố 4
Bản ảnh 4: Quan cảnh khai quật hố 5

Bản ảnh 5: Quan cảnh khai quật hố 6
Bản ảnh 6: Quan cảnh khai quật hố 7
Bản ảnh 7: Quan cảnh khai quật hố 8
Bản ảnh 8: Quan cảnh khai quật hố 9
Bản ảnh 9: Quan cảnh khai quật hố 10
Bản ảnh 10: Quan cảnh khai quật hố 11


8

Bản ảnh 11: Quan cảnh khai quật hố 12
Bản ảnh 12: Hoa văn cánh sen trên mảnh bàn nghiền
Bản ảnh 13: Bình gốm hoa văn in ơ vng thế kỷ II-III
Bản ảnh 14: Đầu ngói ống mặt hề
Bản ảnh 15: Hạt chuỗi thủy tinh
Bản ảnh 16: Đầu ngói ống hoa sen
Bản ảnh 17: Linga bằng gốm
Bản ảnh 18: Chì lưới và dọi se chỉ
Bản ảnh 19: Hiện vật gốm
Bản ảnh 20: Ngói ống, gốm trang trí
Bản ảnh 21: Hoa văn trên ngói
Bản ảnh 22: Đầu ngói ống mặt hề ở Trà Kiệu 2003
Bản ảnh 23: Bình diện hố cắt bờ thành Trà Kiệu năm 2003
Bản ảnh 24: Một số bản ảnh về thành Cổ Lũy – Phú Thọ (Quảng Ngãi)
Bản ảnh 25: Thành Khu Túc
Bản ảnh 26: Thành Lồi
Bản ảnh 27: Thành Trà Kiệu
Bản ảnh 28: Đồng Dương
Bản ảnh 29: Thành Châu Sa
Bản ảnh 30: Thành Đồ Bàn

Bản ảnh 31: Thành Hoa Lư
Bản ảnh 32: Thành Luy Lâu
Bản ảnh 33: Hoàng Thành Thăng Long
Phụ lục 6: Bảng dập hoa văn ngói


9

DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa Champa, một nền văn hóa, có nhiều thành tựu đóng góp quan trọng, làm
phong phú thêm bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong lịch sử.
Văn hóa Champa chảy dài trên dải đất miền Trung Việt Nam và lan tỏa lên cao
nguyên đại ngàn.
Văn hóa Champa để lại dấu ấn từ thế kỷ II - XIX, sau đó hịa nhập vào nền văn
hóa chung của cộng đồng Việt Nam. Với không gian và thời gian dài, văn hóa
Champa đã góp thêm một sắc thái độc đáo, tạo nên tính đa dạng bản sắc văn hóa
dân tộc ta trong lịch sử. Chính vì vậy, văn hóa Champa từ lâu trở thành đối tượng
nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó có Khảo cổ học.
Với Khảo cổ học, hơn một thế kỷ qua, nhiều thế hệ học giả đã quan tâm tìm hiểu
và nghiên cứu khảo cổ học lịch sử Champa dưới những góc độ khác nhau: kiến trúc,
thành cổ, cảng cổ, di chỉ cư trú… và một số cơng trình nghiên cứu đã được cơng bố,
góp thêm những hiểu biết ngày càng đầy đủ hơn về nền văn minh này.
Mặc dù vậy, đến nay chưa có cơng trình khoa học nào kể cả khảo cổ học khát
quát chung về tổng thể văn hóa Champa ở vùng đất Phú Yên.
Phú Yên thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ của nước ta, một vùng đất phì
nhiêu với hai đồng bằng chính là Tuy Hịa và Tuy An đã tạo nên một văn hóa
Champa đặc sắc. Đây là địa bàn phát triển khá dài trong lịch sử vương quốc cổ
Champa. Cũng là nơi nuôi dưỡng và phát triển văn hóa Champa. Phú n để lại
nhiều di tích quan trọng, góp phần dựng nên diện mạo văn hóa Champa trong lịch sử.

Trên vùng đất này, văn hóa Champa để lại di tích khá đặc sắc gồm nhiều loại
hình, với số lượng phong phú trong thời gian dài. Nhưng cho đến nay chưa có một
cơng trình nào nghiên cứu đầy đủ, chi tiết các di tích văn hóa Champa ở đây, cũng
như di tích Thành Hồ.
Thời gian đang từng ngày trơi đi, một số di tích Champa ở Phú Yên có khả năng
bị xâm hại. Đặc biệt, Thành Hồ, những viên gạch, các di vật nằm trong lòng đất
đang hồn tồn biến mất trong thời đại cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước bởi


10

sự khai phá của con người, nếu chúng ta những người làm văn hóa khơng quan tâm
đến, chắc hẳn chục năm sau sẽ thành đóng hoang tàn.
Sinh ra và lớn lên tại vùng đất mang đậm văn hóa Champa ở Ninh Thuận, một
phần học viên cũng là người Chăm, nên tơi ln ý thức rằng phải tìm hiểu về ngọn
nguồn văn hóa của dân tộc mình, phải đi sâu vào nghiên cứu di sản văn hóa
Champa với niềm đam mê thật sự. Sau đợt tham gia khai quật khảo cổ Thành Hồ ở
Phú Yên, tôi đã nảy sinh ra đề tài “Thành Hồ - Phú Yên (Qua tư liệu khai quật
khảo cổ học)”, để làm luận văn Thạc sĩ cho mình. Đó như một bước đầu hành trình
vào cơng việc nghiên cứu khoa học mà tơi đã chọn.
Để từ đó, luận văn này như một bước đi ban đầu nhằm nhìn nhận lại vấn đề trên.
Với tài liệu khảo cổ hiện biết, chúng tôi thống kê khảo tả, hệ thống hóa di tích
Thành Hồ nhằm cung cấp tư liệu tổng qt, tồn diện. Định vị lại vai trị của Thành
Hồ trong tổng thể di tích văn hóa Champa. Tìm hiểu những đóng góp của chúng vào
tiến trình phát triển của văn hóa Champa trong lịch sử.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu Thành Hồ ở Phú Yên là một vấn đề mới và khó khăn. Vì vậy, cơng
tác định hướng trong nghiên cứu luôn luôn được cân nhắc hơn bao giờ hết. Ngồi
ra, cũng góp tư liệu nghiên cứu về thành cổ Champa từ việc nghiên cứu một di tích
cụ thể: Thành Hồ ở Phú Yên. Với Luận văn này, chúng tôi xin đưa ra những nhiệm

vụ cần giải quyết như sau:
Thứ nhất, tổng quan về điều kiện tự nhiên và q trình phát hiện Thành Hồ,
trong đó nhấn mạnh đến việc nghiên cứu và phát hiện Thành Hồ.
Thứ hai, tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của Thành Hồ qua những di
tích và di vật tìm được trong các đợt khai quật, chú trọng đến những điểm nhấn di
vật đặc trưng tại khu di tích này.
Thứ ba, nhìn nhận và phân tích những mối quan hệ và ảnh hưởng của Thành Hồ
với những thành cổ khác của Champa, thơng qua những giá trị văn hóa vật chất (di
vật) và văn hóa tinh thần trong lịch sử phát triển thành cổ Champa. Ngồi ra cịn so
sánh mối liên hệ di tích cùng loại giữa Thành Hồ và các thành cổ Việt Nam.


11

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về di tích Thành Hồ ở Phú Yên qua 4 lần khai
quật, với những nhận thức mới từ những lần khai quật này.
Trong q trình nghiên cứu về di tích Thành Hồ, luận văn hướng vào khảo tả di
tích, các di vật qua 4 lần khai quật. Xem xét và đánh giá những di vật, từ đó thấy
được sự tương đồng về di vật với những thành cổ khác của Champa dọc miền Trung
Việt Nam; nêu bật giá trị di tích dạng này trong văn minh Champa và đối sánh
chúng với thành cổ cùng thời ở Việt Nam và trong bình diện rộng hơn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở những nghiên cứu khác về hệ thống thành cổ ở các tỉnh miền Trung
Việt Nam thuộc văn hóa Champa, đề tài tập trung nghiên cứu Thành Hồ ở Phú Yên
qua tư liệu của 4 lần khai quật, và có sự đối chiếu, so sánh với tư liệu thành cổ các
vùng – miền văn hóa cùng thời khác để có những nhận thức về Thành Hồ một cách
bao quát và toàn diện hơn.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Phú Yên vùng đất Trung Bộ nằm trên bản đồ Việt Nam, là khu vực nắng, gió,
cát, được thiên nhiên ưu đãi. Nó tạo nên một nền văn hóa Champa đầy sức sống.
Bằng sự nỗ lực của nhiều thế hệ, với bàn tay và khối óc cần cù sáng tạo, dân tộc
Chăm đã kiến tạo vùng đất này trở thành trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của
đất nước trong nhiều thế kỷ.
Vùng đất này như được thổi bừng lên sức sống mới, nhiều đền tháp, thành cổ
Champa trong đó có Thành Hồ, trung tâm tơn giáo, văn hóa – xã hội và qn sự
được xây dựng, nhiều tác phẩm điêu khắc được tạo tác… tất cả được tạo nên một
gương mặt mới đầy sống động cho văn hóa Champa.
Mặc dù có những bước thăng trầm, nhưng Thành Hồ ở đây, vẫn phát triển để khi
địa bàn này hòa nhập vào dòng chảy của lịch sử Việt Nam. Dấu tích Thành Hồ để
lại vơ cùng quý giá và trở thành đối tượng không thể bỏ qua với những người
nghiên cứu về khảo cổ học Champa.


12

Như vậy, có thể chia lịch sử nghiên cứu thành hai giai đoạn:
Trước 1975
Thành Hồ được nhắc đến trong cuốn sách Đại Nam nhất thống chí như sau:
“Thành cổ An Nghiệp, huyện Tuy Hòa, chu vi 1400 trượng tương truyền do người
Chiêm Thành xây, tục gọi là Thành Hồ… nay nền cũ vẫn cịn” [40, tr.75].
Di tích Thành Hồ ở Phú Yên được biết đến rất sớm, ghi lại những dấu ấn sâu
sắc. Đặc biệt phải kể đến các học giả người Pháp H.Parmentier, Philip Stern,
Boisselier là nền móng cơ bản cho việc nghiên cứu tồn diện về văn hóa Champa
nói chung và di tích Thành Hồ nói riêng.
Để có những cơng trình chun khảo này, phải kể đến cơng lao của một thế hệ học
giả tiên phong đi vào nghiên cứu văn hóa Champa như E.Aymonier, L.Cadiere,
J.Claeys, G.Coedes, A.Maybon… bằng cơng sức của mình, qua các cuộc khảo cứu,
sưu tầm, họ đã công bố những tài liệu về văn hóa Champa, các di tích được mọi người

biết đến. Đặc biệt là H.Parmentier cùng những cộng sự của mình sau gần một thập niên
khảo sát, tìm hiểu, Ơng đã cơng bố danh mục và miêu tả hầu hết các di tích lịch sử
Champa ở Trung Bộ cùng những ý kiến cơ bản của ơng khi nghiên cứu di tích này.
Mặc dù, có một đơi điều cần làm sáng tỏ nhưng cơng trình của ơng “Có một sự
khảo tả tỉ mỉ kéo dài hàng tháng trời trước các di tích, mới làm cho ơng H.Parmentier
có thể tập hợp và cung cấp cho bạn đọc được nhiều chỉ dẫn phong phú và q báu”
và “khơng có cơng trình của ơng H.Parmentier thì… cơng trình nghiên cứu này ắt
cũng khơng thể có được” như Philip Stern đã viết như vậy trong cơng trình nghiên
cứu của mình. Giá trị của cơng trình này, đặt cơ sở cho việc đi sâu vào nghiên cứu
văn hóa Champa trên từng lĩnh vực. Tất nhiên mỗi giai đoạn có bổ sung thêm những
tài liệu mới được phát hiện.
Ngồi những cơng trình nghiên cứu chung, các di tích cịn được các nhà khoa
học đi sâu tìm hiểu từng lĩnh vực cụ thể: kiến trúc tháp, điêu khắc, tôn giáo, lịch sử.
Những bài được cơng bố trên tạp chí chun ngành, hay giới thiệu trong các sách
địa chí, danh thắng của địa phương. Phú Yên là địa bàn không kém phần quan trọng


13

trong lịch sử Champa, nhiều cuộc sưu tầm tìm kiếm được tiến hành, các di tích văn
hóa Champa ở đây được biết đến khoảng đầu thế kỷ XX.
Do sự biến động của lịch sử, việc nghiên cứu văn hóa Champa nói chung và di
tích trên địa bàn Phú n nói riêng bị gián đoạn.
Nhìn chung, cơng cuộc nghiên cứu văn hóa Champa được tiến hành khá đồ sộ,
liên tục nhiều thập kỷ và đạt được nhiều thành tựu nhất định.
Sau 1975
Đất nước thống nhất, cùng với sự đẩy mạnh việc nghiên cứu các nền văn hóa
trong lịch sử các dân tộc, thì cơng cuộc nghiên cứu văn hóa Champa được chú trọng
bởi vị trí đặc biệt và những đóng góp của nó trong lịch sử nước nhà.
Việc tìm hiểu văn hóa Champa từ 1975 trở lại đây được tiến hành đồng bộ với

nhiều ngành khoa học tham gia, trên toàn bộ các di tích Chăm hiện đang cịn. Cùng
với việc kế thừa thành tựu của các giai đoạn trước, việc nghiên cứu văn hóa
Champa được đẩy mạnh tồn diện trên các lĩnh vực như: kiến trúc đền tháp, điêu
khắc, văn tự, bia ký, thành cổ, các ngành sản xuất thủ cơng…
Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu đã giới thiệu khái qt văn hóa Champa trong
các cơng trình của mình như Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp “Văn hóa
Champa”. Ngơ Văn Doanh “Văn hóa cổ Champa”, “Tháp Chăm sự thật và huyền
thoại”… Hay đi sâu vào nghiên cứu một khía cạnh của văn hóa Champa như Cao Xn
Phổ “Điêu khắc Champa”, Trần Kỳ Phương “Mỹ Sơn trong lịch sử nghệ thuật Chàm”.
Trong những năm gần đây còn xuất bản hàng loạt các chuyên khảo nghiên cứu
về văn hóa Champa như: Lê Đình Phụng “Tìm hiểu lịch sử kiến trúc tháp Champa”,
“Văn hóa Champa ở Thừa Thiên Huế”… Lương Ninh “Lịch sử vương quốc
Champa”. Trần Bá Việt “Đền tháp Champa bí ẩn xây dựng”. Nguyễn Duy Hinh
“Người Chăm”. Hay cuốn sách mới nhất của nhà nghiên cứu Ngô Văn Doanh:
"Thành cổ Champa - Những dấu ấn của lịch sử"… đã đóng góp ít nhiều thơng tin
mới nhất cho việc nghiên cứu văn hóa Champa.
Mới đây, khóa luận tốt nghiệp của tác giả Bùi Thị Tường Vi (2014), viết về
Thành Hồ ở Phú Yên, cũng chỉ dừng lại ở giá trị và vai trò của Thành Hồ trong lịch


14

sử của vùng đất này. Tác giả cũng nêu lên thực trạng và phương hướng bảo tồn cho
di tích Thành Hồ, nhưng theo chúng tôi nghĩ, nhiệm vụ này để chính những người
quản lý văn hóa nên làm [62].
Những cơng trình này, với nhiều ý kiến khoa học có giá trị góp phần thúc đẩy
việc nghiên cứu văn hóa Champa dần dần thêm một bước trong giai đoạn mới.
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Do tính chất và quy mơ là một luận văn nghiên cứu khoa học nên phương pháp

nghiên cứu luôn được quan tâm. Chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
-

Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là cơ sở lý luận được sử

dụng nhằm đem lại kết quả khoa học tốt nhất, và mang tính khách quan với sự phát
triển hợp quy luật.
-

Phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp phân tích, tổng hợp,

thống kê... và những phương pháp đặc trưng của chuyên ngành Khảo cổ học như: tiếp
xúc trực tiếp hiện vật, miêu tả, đo đạc hiện vật; phân tích, liên hệ, so sánh, đối chiếu
các phong cách nghệ thuật của các hiện vật; trình bày bản ảnh, bản vẽ hiện vật…
5.2. Nguồn tài liệu
Nghiên cứu thành cổ Champa vốn đã là q trình khó khăn thì việc nghiên cứu
Thành Hồ ở Phú Yên lại càng khó khăn bội phần. Nguồn tài liệu nghiên cứu về văn
hóa Chăm nhiều, song hầu như lại ít đề cập tới thành cổ, nếu có chỉ thống qua chục
dịng, khơng mang tính chun sâu.
Luận văn này đã khai thác hầu hết các nguồn tư liệu từ mọi trang thông tin: từ thư
tịch cổ cho đến sách, tạp chí, báo và các ấn phẩm trong và ngồi nước đăng tải trên
các phương tiện thông tin đại chúng, chủ yếu là trên các website chuyên dùng uy tín.
Chẳng hạn: “Đại Nam nhất thống chí”, “Khâm định Việt sử thơng giám cương
mục”, “Đại Việt sử ký tồn thư”, “Việt sử lược”…; các cơng trình nghiên cứu thơng
sử Việt Nam như “Vương quốc Champa” (Maspero), “Vương quốc Champa”
(Lương Ninh), “Văn hóa cổ Champa” (Ngơ Văn Doanh)…; các bài viết đăng trên
các tạp chí nghiên cứu chuyên sâu như tạp chí Khảo cổ học, tạp chí Dân tộc học, tạp


15


chí Nghiên cứu Đơng Nam Á, tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, tạp chí Văn hóa Dân
gian, tạp chí Khoa học Xã hội, tạp chí Văn hóa Nghệ thuật...; hay trên cổng thông
tin điện tử: www.phuyen.org.vn, www.khoahoc.com.vn, www.chamunesco.com...
Trên cơ sở các nguồn tư liệu đó, chúng tơi cịn kết hợp với nguồn tư liệu từ quá trình
điền dã tại Bảo tàng Phú Yên, Bảo tàng Bình Định, Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng,
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, tại khu di tích Thành Hồ, khu
đền tháp Mỹ Sơn… tuy những nguồn tư liệu này cịn khá khiêm tốn, song cũng góp phần
trong việc khẳng định tính khoa học của luận văn mà chúng tơi nghiên cứu.
6. Những đóng góp của luận văn
Tập hợp tương đối đầy đủ và có hệ thống những tư liệu về di tích Thành Hồ mà từ
trước đến nay chưa có một cơng trình nghiên cứu nào đề cập đến một cách hoàn chỉnh.
Bằng nguồn tư liệu mới thuộc di tích này, luận văn bước đầu được phác dựng
diện mạo Thành Hồ, và vai trò của Thành Hồ ở vùng (tiểu quốc) Phú Yên trong quá
trình phát triển của nó trên vùng đất Phú Yên.
Kế thừa thành tựu của những người đi trước có bổ sung thêm một số tư liệu mới phát
hiện, góp phần tìm hiểu lịch sử và văn hóa Champa trên vùng đất Phú Yên, và những
đóng góp của chúng vào tiến trình phát triển văn hóa các dân tộc Việt Nam trong lịch sử.
Kết quả nghiên cứu của luận văn này ít nhiều cung cấp những tài liệu khoa học,
giúp cho các ngành văn hóa địa phương trong việc bảo tồn và phát huy di sản lịch
sử quý giá của người Chăm, trong kho tàng lịch sử văn hóa dân tộc Việt Nam.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần dẫn luận, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục ảnh, phụ lục bản vẽ.
Luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Điều kiện tự nhiên và quá trình nghiên cứu Thành Hồ. Chương này
giới thiệu chung về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, quá trình phát hiện và nghiên
cứu Thành Hồ.
Chương 2: Di tích Thành Hồ qua các lần khai quật. Chương này giới thiệu về
các đợt khai quật lần 1, 2, 3 và lần 4, địa tầng, kiến trúc, các di vật và nhận định mới
về cấu trúc bình đồ, thiết đồ trong hệ thống di tích này.



16

Chương 3: Thành Hồ và các thành cổ Champa trong bình diện rộng hơn.
Chương này giới thiệu về giá trị Thành Hồ và các thành cổ khác trong văn minh
Champa. Và cuối cùng là Thành Hồ và thành cổ Champa trong đối sánh với di tích
cùng loại và cùng thời ở Việt Nam và trong bình diện rộng hơn.


17

CHƯƠNG 1
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ QUÁ TRÌNH
NGHIÊN CỨU THÀNH HỒ
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Thành Hồ thuộc thơn Định Thọ, thị trấn Phú Hòa, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên,
cách thành phố Tuy Hòa 13.455m theo đường chim bay về hướng tây nam và cách
cửa sông Đà Rằng 14.993m theo đường chim bay về hướng tây nam. Nơi cao nhất
trong xóm Cổ Đạo/Thổ Gạch (khu vực có nhiều hố khai quật) có tọa độ 13001’097”
vĩ độ Bắc và 109012’307” kinh độ Đơng. Theo “Bản đồ địa hình xã Hịa Định Đơng,
huyện Phú Hịa, tỉnh Phú n” và “Bản đồ địa hình xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa,
tỉnh Phú Yên” tỉ lệ 1: 10.000 thì Thành Hồ nằm bên tả ngạn sơng Đà Rằng, chỗ mặt
sông đi ngang chia cắt thành hai nhánh, từ bờ Bắc sang bờ Nam rộng 850m theo
hướng bắc nam. Mùa nước lũ (tháng 09 đến tháng 10 âm lịch), dịng sơng rộng lớn,
mùa cạn có cù lao giữa sơng, rộng khoảng 500m. Dịng sơng bờ Bắc xói lở một đoạn
bờ thành Nam. Bên trong phía tây thành có Hịn Mốc, kề núi Dinh Ơng, tọa độ
13001’153” vĩ độ Bắc và 109012’091” kinh độ Đông. Đối diện bên kia sông là núi
Dinh Bà cao 40.7m, tọa độ 13000’296” vĩ độ Bắc và 109012’227” kinh độ Đông, cao

40.7m cách Hịn Mốc 1500m về hướng nam lệch đơng 200 (độ). Khu vực dân cư, cư
trú trong thành cao 12 – 13m và khu vực khác cao 11m so với mực nước biển.
Qua khảo sát thực địa, nghiên cứu bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích Thành Hồ,
kết hợp với quan sát, đo đạt từ ảnh vệ tinh có thể nhận diện Thành Hồ khá rõ. Bản
vẽ mặt bằng Thành Hồ về cơ bản giống với bản vẽ của H.Parmentier cơng bố năm
1909. Thành có hai phần, phần gần hình vng và phần gần hình thang vng, quay
chính hướng đơng tây nam bắc. Góc vng bắc có tọa độ 13 010’26.69” vĩ độ Bắc và
109012’38.23” kinh độ Đơng; góc tây bắc có tọa độ 13 001’28.22” vĩ độ Bắc và
109012’14.20” kinh độ Đơng; góc tây nam có tọa độ 13000’57.63” vĩ độ Bắc và
109012’08.90” kinh độ Đơng và góc đơng nam đã bị lở có tọa độ 13000’57.64” vĩ độ


18

Bắc và 109012’38.06” kinh độ Đông. Bờ thành Đông dài 909m, đã bị lở mất một
đoạn, phần còn lại dài 810m; bờ thành Tây bên trong dưới chân Hòn Mốc, hơi lõm
vào trong, dài 944m; bờ thành Tây bên ngoài đến đoạn xéo, dài 685m, đoạn nối xéo
góc tây bắc từ thành ngoài đến thành trong dài 345m; bờ thành Tây dài 345m, bờ
thành Nam dài 905m, đã bị xói lở một đoạn, phần còn lại dài 336m; bờ thành Bắc
dài 757m. Trên bờ thành phía đơng và bắc có những mơ đất có kích thước lớn hơn
bờ thành và cao hơn thành mà người dân địa phương gọi là Hịn Mơ, trên đó có
những tháp canh. Những mơ đất ở góc thành và giữa thành lớn hơn các mơ cịn lại,
giữa mơ tạo thành thế đăng đối. Ở bờ thành Đơng có 7 mơ đất, mỗi mơ cách nhau
khoảng 150m, có một mơ góc đơng đã bị lở xuống sơng, bờ thành Bắc có 5 mơ đất,
mỗi mơ cách nhau khoảng 170m. Thành có 3 cửa: bờ thành Nam có một cửa rộng
20m nằm gần khoảng giữa bờ thành Tây bên trong và bờ thành Tây bên ngồi, cách
góc tây nam 70m; bờ thành Bắc có 2 cửa, mỗi cửa rộng 15m, cửa góc tây bắc 123m
đi vào sẽ gặp Rộc Lác, cách cửa này 74m sẽ có cửa thứ hai và cũng là cửa mở ngay
mô đất. Trong thành có Rộc/Rạch nước nối với sơng Đà Rằng, đoạn chảy ngang
thành từ góc tây nam cho tới góc tây bắc và vì vậy tạo ra 3 cửa, gọi là cửa nước, 1 ở

bờ Tây bên ngồi, cách góc thành Tây Nam 198m; 1 ở bờ thành Tây bên trong, cách
bờ thành Nam 243m và 1 ở bờ thành Đông, cách thành Đơng Bắc 146m.
Phần phía nam của thành là phần đất cao, có nhiều dấu vết di tích cổ, chỗ cao nhất
13.2m so với mực nước biển, các chỗ khác thấp hơn chỉ cao khoảng 11.4m [56, tr.4-5].
Từ trên đỉnh Hịn Mốc (nơi có dấu tích tháp), chúng ta có thể nhìn thấy tồn cảnh
Thành Hồ và các vùng phụ cận. Đối diện với sông Đà Rằng, bên bờ Nam, trên núi Bà
cịn phế tích kiến trúc tháp nằm theo trục bắc nam với Thành Hồ; cách 12km về phía
đơng là tháp Nhạn. Các di tích Chăm này đều nằm dọc ven hai bờ sông Đà Rằng. Điều
này cho thấy vị trí quan trọng của con sơng này trong đời sống cư dân Chăm [35, tr.4].
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Huyện Phú Hịa có diện tích tự nhiên 263.24km, phía bắc giáp huyện Tuy An, phía
nam giáp huyện Tuy Hịa, phía tây giáp huyện Sơn Hịa, phía đơng giáp thành phố Tuy


19

Hịa. Huyện Phú Hịa có 8 xã và 1 thị trấn: Hịa Định Đơng, Hịa Định Tây, Hịa Trị,
Hịa Thắng, Hòa An, Hòa Quang Bắc, Hòa Quang Nam, Hòa Hội và thị trấn Phú Hịa.
Thành Hồ nằm ở vị trí hết sức quan trọng: phía tây là Đèo Dinh Ơng, phía nam
đối diện Hịn Bà, phía đơng là Gành Đá và cửa sơng Đà Rằng, phía bắc là Núi Sầm.
Đi ngang qua Thành Hồ là quốc lộ 25 từ Tây Nguyên về đồng bằng. Thành Hồ
được coi là cửa ngõ của Châu Thượng Nguyên thời bấy giờ.
Sông Đà Rằng là con sơng lớn nhất tỉnh Phú n có vai trị quan trọng trong
việc hình thành đồng bằng Tuy Hịa và là cơ sở xây dựng Thành Hồ. Sách Đại Nam
nhất thống chí ghi chép về sơng Đà Diễn như sau: “Sơng Đà Diễn ở phía nam
huyện Tuy Hịa, có tên nữa là sông Đà Lãng, phát nguyên từ trong Man động về
phía tây núi Phước Sơn, chảy về phía đơng làm sơng Thạch Hãn (sơng có nhiều đá
ngăn cản, nên gọi thế) ngoặt về phía nam đến phía nam xã Thạch Thành có sơng
Hương Sơn, nguồn ra từ núi Bình n chảy về phía đơng bắc chừng 2 dặm thì hợp
vào; lại chuyển sang phía đơng đến thơn Bảo Tháp có sơng Bảo Tháp, nguồn ra từ

núi Phú Cốc (có tên nữa là núi Bảo Tháp) chảy phía nam mà hợp vào, lại chảy về
phía đơng 96 dặm rồi đổ ra cửa biển Đà Diễn. Sông này rộng 133 trượng, trong
sơng có nhiểu bãi, đầu đời Gia Long liệt vào điển thờ” [40, tr.84].
Sông Đà Rằng bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Rô, cao trên 1500m thuộc địa phận
tỉnh Kon Tum. Từ thượng nguồn tới gần An Khê sông chảy theo hướng tây bắc
đông nam qua địa phận núi non hiểm trở, lịng sơng hẹp và nhiều gềnh thác. Từ An
Khê đến Cheo Reo lịng sơng mở rộng và hạ thấp dần nhận thêm nước từ hạ lưu
Ayunpa đổ vào bên phải tại Cheo Reo. Từ Cheo Reo đến thị trấn Củng Sơn sông
chảy theo hướng đông bắc tây nam, nhận thêm nước của các phụ lưu sông Kraong
Năng tại ranh giới Gia Lai - Phú Yên, Sông Hinh tại Đức Bình đổ vào bên phải, hai
sơng Cà Lúi đổ vào bên trái. Đoạn cuối cùng sông chảy theo hướng gần như tây
đơng nhưng từ Đồng Bị ra tới cửa biển sơng chuyển hướng hơi lệch về phía bắc và
đổ ra cửa Đà Diễn. Sông Đà Rằng không những là con sơng lớn của tỉnh Phú n
mà cịn là con sơng lớn khu vực miền Trung, có diện tích lưu vực 13.220km2 chủ
yếu tập trung ở Gia Lai. Phần diện tích ở Phú Yên 2.420km2, chiếm 18.3%, phần


20

qua địa phận Phú Yên dài 90km, chiếm 25%. Vào mùa nước lũ mực nước sông Ba
dâng cao, vào mùa hè nước sơng Ba cạn nước chỉ cịn dưới lịng sơng. Đồng bằng
Tuy Hịa cũng là đồng bằng màu mỡ nhất, do sông Đà Rằng chảy qua các vùng đồi
bazan ở thượng lưu, đã mang về hạ lưu phù sa gồm nhiều hạt mịn và nhiều phì liệu,
nhất là kali, manhê [58, tr. 220].
Sơng Đà Rằng có đập Đồng Cam. Tọa độ N: 130 02 ' 348", và E: 109 0 05' 181".
Đập Đồng Cam là dạng đập tràn. Một phần nước tràn qua đập, một phần nước chảy
theo kênh chính bắc, một phần nước chảy theo kênh chính nam dẫn nước tưới cho
đồng bằng Tuy Hịa, chính vì thế mà mùa cạn vẫn có nước. Trong khu vực Thành
Hồ có kênh chính Bắc chảy từ đập Đồng Cam mang nước dọc theo quốc lộ 25 cắt
ngang khu vực Thành Hồ mang nước về tưới cho cánh đồng Phú Hòa phía bắc, tả

ngạn sơng Đà Rằng.
Khơng những sơng Đà Rằng có vị trí địa lý quan trọng trong lịch sử hình thành
và phát triển tỉnh Phú n mà cịn là tiềm năng kinh tế, mang phù sa bồi đắp cho
cánh đồng Tuy Hịa, là nơi cư trú các lồi thủy hải sản: mùa xuân những loại cá đến
sinh sống: thài bai, bóng cát, bóng trắng, bóng mú, bóng tượng, bóng lá, bóng đá, cá
nghạnh, trắng chỉ, trắng mương, cá cháo, cá nhét... Vào mùa hạ cá ở nước mặn lên
vùng sông Ba sinh sản như cá úc, cá lăng… và một số cá nuôi bị vỡ hồ sinh sống
lẫn lộn như cá chép, cá sóc lát, cá vầy, cá sãnh, cá lăn. Vào mùa hè: cá chình lịch,
bóng tượng, trắng trâu, cá trắng. Đầu đông: nhờ nước lũ, cá đi ngược dòng lên sinh
sản như: cá trê, cá tràu, cá chốt, rơ phi… kình ngư của sơng này là cá trắm cỏ, có
con nặng 50 ký.
Bao quanh tường thành Tây Thành Hồ là một dãy núi rất cao gọi là Hịn Mốc, phía
bắc là núi Sầm, theo dân địa phương, có rất nhiều đá vơi. Về mặt điều kiện tự nhiên ở
khu vực Thành Hồ rất thuận lợi, có cả các yếu tố: sông, núi, đồng bằng… tạo cho Thành
Hồ trở thành trung tâm chính trị, qn sự, văn hóa Champa trên vùng đất Phú Yên.
Dọc theo sông, suối lớn, ven biển và các đầm hồ đều có cuội, sỏi, cát, đất phù sa. Dựa
vào các đặc điểm Thạch học, địa mạo và vị trí phân bố thì ở thượng nguồn Sông Đà


21

Rằng thành phần gồm: cuội, sỏi, cát, bột, độ mài từ trung bình đến tốt. Điều này thấy rõ
qua các lớp của các hố khai quật, các hiện vật tìm thấy trong quá trình khai quật.
Đất phù sa chiếm 98% diện tích tự nhiên được hình thành do sự bồi đắp phù sa
con sông Đà Rằng làm tốt và giàu chất dinh dưỡng (do sông Đà Rằng chảy qua
nhiều vùng đất đỏ Tây Nguyên kéo đất về bồi đắp). Qua khai quật tại các lớp thì
Thành Hồ có các loại đất phù sa, đất sét, sạn, sét vàng, sét pha cát có tầng loang lổ,
đỏ vàng tạo thành vùng đồng bằng màu mỡ ở phía đơng nam tây bắc, vùng đồng
bằng rộng lớn này chủ yếu trồng lúa.
Đất xám chiếm 6.9% diện tích tự nhiên phân bố từ địa hình trung gian nối giáp

với đồi núi và vùng thấp. Qua các hố khai quật và phân tích trữ lượng đá ở các hiện
vật thì khu vực Thành Hồ trữ lượng đất sét khá dày bao gồm đất sét, sét pha cát, sét
sạn. Đất có màu nâu, màu xám và màu đen, ở khu vực phía bắc có đá vơi.
Do đặc điểm cấu trúc địa chất các hoạt động magma, kiến tạo xảy ra nhiều giai
đoạn khác nhau dẫn đến sự hình thành các khống sản rất đa dạng và phong phú.
Trong đó có những loại khống sản có tiềm năng kinh tế lớn và giá trị kinh tế cao:
Đá xây dựng, sét gạch ngói... ngồi ra, cịn có trường quặng Trảng Sim Nưng diện
tích nhỏ, trữ lượng thấp.
Ở phía bắc Thành Hồ, có núi đá vơi ở núi Sầm. Qua khai quật thành phía bắc ở độ
2m tìm thấy đá mà theo người dân địa phương thì người Chăm lấy đá vôi ở Núi Sầm về
đắp thành. Ở khu vực phía tây Thành Hồ có mỏ nước khống Phú Sen, suối nước nóng.
Ở Thành Hồ cịn có những cuội đá các loại hay những khối đá nhỏ, được khai
thác trong thiên nhiên xung quanh Thành Hồ, sử dụng trong việc xây dựng thành.
Chẳng hạn như: việc gia cố nền móng trong kiến trúc (đá cuội + đất sét). Đặc biệt là
việc sử dụng đá vôi + đất sét để tạo móng vững chắc cho bờ thành khơng bị sạt lở.
Đồn khai quật đã chọn 31 mẫu và nhờ Trung tâm Phân tích Thí nghiệm thuộc Liên
đồn Bản đồ Địa chất Miền Nam phân tích. Ngày 14-4-2009, cho kết quả như sau:
 9 mẫu là đá Ryolit porphur (Hố 3 có 3 mẫu, Hố 4 có 5 mẫu, Hố 10 có 1 mẫu)
 3 mẫu là đá Felsit porphyr (Hố 3 có 2 mẫu, Hố 4 có 1 mẫu)
 4 mẫu là đá Granite biotit hạt vừa (Hố 1 có 1 mẫu, Hố 3 có 1 mẫu)


×