Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại công ty TNHH một thành viên quản lý nợ và khai thác tài sản ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.23 KB, 12 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ được tạo bởi thương
hiệu, quy mơ, cơng nghệ... mà cịn tạo bởi chính nguồn nhân lực trong doanh
nghiệp. Đây là yếu tố tạo lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp, là nguồn
lực quan trọng nhất trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Để nguồn nhân lực đáp
ứng được yêu cầu là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp thì cơng tác quản trị nguồn
nhân lực cần được quan tâm, trong đó có hoạt động khơng thể khơng coi trọng là
đánh giá thực hiện công việc của người lao động trong doanh nghiệp dùng làm cơ
sở cho việc duy trì, củng cố và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
Trong bối cảnh đó, đặc thù nguồn nhân lực của Cơng ty TNHH MTV Quản lý
nợ và Khai thác tài sản - Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank
AMC), một công ty con của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam lại đang gặp
khó khăn do tỷ lệ lao động biến động cao. Những người có thâm niên làm việc trên
một năm ở trạng thái nghe ngóng và tìm kiếm cơ hội mới tốt hơn trong khi đó Cơng
ty đang xây dựng và phát triển định hướng mở rộng quy mơ, lĩnh vực hoạt động
kinh doanh. Điều đó đã đặt ra thách rất lớn đối với công tác quản trị nhân lực nói
chung và cơng tác ĐGTHCV nói riêng. Bởi vậy, nghiên cứu đề tài “Hồn thiện
cơng tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty TNHH một thành viên Quản lý
nợ và khai thác tài sản - Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam” là nhu cầu cần
thiết khách quan.
Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng hợp và hệ thống hóa một số lý thuyết cơ bản về ĐGTHCV
và ảnh hưởng ĐGTHCV đến các hoạt động quản trị nhân lực khác trong điều kiện
mở rộng hoạt động sản xuất của tổ chức trước thị trường đầy khó khăn.
- Phân tích thực trạng cơng tác ĐGTHCV tại Techcombank AMC, so sánh hệ
thống hiện tại với hệ thống đánh giá công ty đã áp dụng cũng như việc sử dụng các
kết quả đánh giá nhằm rút ra những ưu, nhược điểm của hoạt động này.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác đánh giá thực hiện công
việc tại Công ty nhằm đáp ứng sự phát triển của Cơng ty trong tình hình mới.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu: công tác đánh giá thực hiện công việc trong Công ty
cũng như ảnh hưởng của nó đến các hoạt động quản trị nhân lực khác tại
Techcombank AMC.


- Phạm vi nghiên cứu: tập trung nghiên cứu, phân tích việc thực hiện cơng tác
đánh giá: quy trình đánh giá, hệ thống đánh giá, kế hoạch đánh giá, việc sử dụng kết
quả đánh giá đối với hoạt động quản trị nhân lực tại Techcombank AMC trong thời
gian từ khi Công ty thành lập đến nay, trong giai đoạn phát triển mở rộng các hoạt
động của công ty và những giải pháp được đề xuất áp dụng cho giai đoạn 20112015 và tầm nhìn đến 2020.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đã sử dụng phương pháp chủ yếu là điều tra, thống kê, phân tích, so
sánh. Tác giả đã thực hiện điều tra đối với tồn bộ thành viên trong Cơng ty, trong
đó có 15 mẫu cho các nhà quản lý và 85 mẫu cho nhân viên, dữ liệu được xử lý
bằng phần mềm Microsoft office Excel [Phụ lục 2.8].
Nội dung chính
Luận văn gồm 102 trang, 3 sơ đồ, 29 bảng số liệu, 1 mơ hình và 57 trang phụ
lục. Ngồi phần mở đầu, kết luận, Luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về đánh giá thực hiện cơng việc và sự cần thiết
phải hồn thiện đánh giá thực hiện công việc trong doanh nghiệp .
- Chương 2: Phân tích thực trạng đánh giá thực hiện cơng việc tại Công ty
TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản - Ngân hàng TMCP kỹ thương Việt
Nam.
- Chương 3: Một số giải pháp hồn thiện cơng tác đánh giá thực hiện công
việc tại Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và Khai thác tài sản- Ngân hàng Thương
mại cổ phần kỹ thương Việt Nam.

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ
THỰC HIỆN CÔNG VIỆC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN
THIỆN ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CƠNG VIỆC TRONG

DOANH NGHIỆP
1.1. Vai trị của đánh giá thực hiện công việc
1.1.1. Khái niệm đánh giá thực hiện công việc
" ĐGTHCV là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện cơng
việc của người lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng
và thảo luận về sự đánh giá đó đối với người lao động." 1

1.1.2. Mục tiêu của đánh giá thực hiện cơng việc
1

Giáo trình QTNL - Ths.Nguyễn Vân Điềm & PGS.TS.Nguyễn Ngọc Quân, Chương VIII trang 142


ĐGTHCV là hoạt động nhằm nhiều mục đích khác nhau và việc sử dụng kết
quả ĐGTHCV theo hai nhóm là nâng cao hiệu quả quản lý của tổ chức và phát triển
nhân viên, phát triển tổ chức.

1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá thực hiện công việc
Luận văn phân tích các yếu tố ảnh hưởng theo hai nhóm là các yếu tố
chủ quan của nội bộ tổ chức và các yếu tố khách quan bên ngoài. Trong phần
này tác giả cũng đề cập tới các lỗi thường gặp trong đánh giá do ảnh hưởng
bởi các yếu tố trên.
1.2. Nội dung công tác đánh giá thực hiện công việc
1.2.1 Xây dựng kế hoạch đánh giá thực hiện công việc
Luận văn xác định rõ các nội dung, cách thức xây dựng để có một bản kế
hoạch ĐGTHCV phù hợp với mục tiêu của tổ chức, mục tiêu đánh giá.

1.2.2 Hệ thống đánh giá thực hiện công việc
Luận văn đi sâu phân tích 3 yếu tố cơ bản của hệ thống ĐGTHCV đó là: Tiêu
chuẩn thực hiện cơng việc; đo lường thực hiện công việc; thông tin phản hồi về kết

quả ĐGTHCV.

Luận văn trình các cơ sở để thiết lập tiêu chuẩn thực hiện công việc hiệu quả,
các yêu cầu đối với tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc. Đối với yếu tố
đo lường sự thực hiện công việc, Luận văn đi vào phân tích các phương pháp
đo lường thực hiện công việc, ưu, nhược điểm của từng phương pháp và về
người đánh giá thực hiện công việc. Với yếu tố thơng tin phản hồi, Luận văn
đi sâu phân tích vai trị, ý nghĩa của việc thơng tin phản hồi kết quả ĐGTHCV
trong tổ chức cũng như các phương pháp thông tin phản hồi thường được áp
dụng, đặc điểm từng phương pháp.
1.2.3 Quy trình đánh giá thực hiện cơng việc
Luận văn trình bày mơ hình tổng thể quy trình ĐGTHCV đồng thời phân tích
chi tiết các bước theo trình tự của ĐGTHCV bao gồm: xây dựng các tiêu chuẩn thực
hiện công việc; đo lường sự thực hiện công việc của người lao động thông qua việc
so sánh thực tế thực hiện công việc với các tiêu chuẩn; thảo luận kết quả đánh giá
với người lao động. Luận văn cũng gợi mở các nội dung chi tiết cho một quy trình
đánh giá thực hiện công việc hợp lý và khoa học.

1.2.4 Sử dụng thông tin đánh giá thực hiện công việc


Nêu rõ vai trị của cơng tác ĐGTHCV trong tổ chức qua việc sử dụng thông
tin ĐGTHCV trong các hoạt động quản trị nhân lực khác: phân tích cơng việc, trả
lương, đào tạo phát triển, bố trí lao động, tạo động lực cho nhân viên.... và với
người lao động thì kết quả ĐGTHCV là thước đo phản ánh sự ghi nhận của tổ chức
đối với thành quả mà người lao động đạt được, là cơ sở để người lao động xây dựng
và phát triển định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
Thông qua các thông tin hệ thống ĐGTHCV cung cấp, doanh nghiệp sẽ có
thơng tin để kiểm tra lại các hoạt động quản trị nhân lực khác của tổ chức:


1.3 Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp về công tác đánh giá thực hiện
cơng việc
Trong phần này, luận văn trình bày, phân tích kinh nghiệm về cơng tác
ĐGTHCV tại một ngân hàng cổ phần quốc doanh và một ngân hàng cổ phần
ngoài quốc doanh là Ngân hàng TMCP Hàng Hải và NHTMCP Cơng thương
Việt Nam. Việc phân tích và so sánh cho thấy những kinh nghiệm có thể rút
ra trong cơng tác ĐGTHCV đó là: các tiêu chuẩn THCV với những trọng số
rõ ràng và hợp lý cho, thông tin phản hồi đến người lao động đầy đủ, sử dụng
kết quả ĐGTHCV trong các hoạt động quản trị nhân lực khác: trả lương, đào
tạo, bổ nhiệm.... để tăng tính hiệu quả của hoạt động này.
1.4 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại
Công ty TNHH một thành viên Quản lý nợ và khai thác tài sản - Ngân
hàng TMCP Kỹ thương Việt nam
Luận văn đã chỉ ra các thách thức và tính cấp thiết đối với Cơng ty trong cơng
tác ĐGTHCV đó là cả người lao động và người quản lý trong Công ty đều chưa
quan tâm tới công tác ĐGTHCV, kết quả đánh giá của công ty chưa thực sự công
bằng, việc sử dụng kết quả sau đánh giá cũng cần được quan tâm để có thể xây
dựng và phát triển đội ngũ nhân sự của Công ty đáp ứng ngày càng cao các yêu cầu
phát triển của Công ty trong thời gian tới.


Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CƠNG TÁC ĐÁNH
GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY TNHH MTV
QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN – NGÂN HÀNG
TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHCOMBANK AMC)
2.1. Một số đặc điểm của Techcombank AMC có ảnh hưởng đến cơng tác
đánh giá thực hiện công việc
Phần này luận văn nêu khái quát các đặc điểm chung về tầm nhìn, định
hướng, sứ mệnh của Techcombank cũng như những đặc điểm về quá trình hình
thành phát triển, mục tiêu hướng tới của Techcombank AMC. Luận văn đi sâu

phân tích một số đặc điểm có ảnh hưởng tới công tác ĐGTHCV tại Công ty
như thời điểm Techcombank thực hiện chuyển đổi chiến lược hoạt động và cơ
cấu tổ chức, đặc điểm cơ cấu tổ chức, đặc điểm về lao động, về vốn, công
nghệ, ngành nghề hoạt động, thị trường mục tiêu và phân tích một số kết quả
kinh doanh có ảnh hưởng tới cơng tác ĐGTHCV tại Công ty.
2.2. Thực trạng công tác đánh giá thực hiện công việc tại Techcombank
AMC
2.2.1. Quan điểm của Ban lãnh đạo Công ty về đánh giá thực hiện công
việc
Ban lãnh đạo Công ty đã xem kết quả ĐGTHCV là căn cứ quan trọng để
Công ty đối xử với người lao động, đặc biệt là các chế độ đãi ngộ như lương,
thưởng... và đã dành sự quan tâm nhất định tới công tác ĐGTHCV trong công ty ở
đầu kỳ đánh giá đầu năm. Tuy nhiên sự quan tâm này chưa được đồng bộ và xuyên
suốt, mới dừng lại ở việc chỉ đạo triển khai kế hoạch đánh giá, nhắc nhở, quán triệt
cán bộ quản lý các cấp quan tâm tới ĐGTHCV mà khơng có sự giám sát, đơn đốc
sát sao dẫn tới việc thực hiện không đồng bộ, không đáp ứng được mục tiêu, mong
muốn ban đầu.

2.2.2. Kế hoạch đánh giá thực hiện công việc tại Techcombank AMC
Trong phần này, Luận văn phân tích chi tiết từng nội dung, khâu cơng việc
trong q trình lập kế hoạch ĐGTHCV tại Cơng ty như sau: xác định vai trò, nhiệm
vụ của các bộ phận, cá nhân có liên quan; xác định mục đích của ĐGTHCV và lên
chương trình thực hiện. Sau khi phân tích chi tiết, luận văn đã phân tích tổng thể
những ưu, nhược điểm trong công tác lập kế hoạch ĐGTHCV tại Công ty và tập


trung vào phân tích những hạn chế cần khắc phục đồng thời chỉ ra sự ảnh hưởng của
những hạn chế đó đối với cơng tác ĐGTHCV tại Cơng ty.

2.2.3. Hệ thống đánh giá thực hiện công việc tại Techcombank AMC

Luận văn phân tích đặc điểm ba yếu tố hình thành nên hệ thống ĐGTHCV
tại Công ty bao gồm: Các tiêu chuẩn thực hiện công việc, đo lường thực hiện công
việc và thông tin phản hồi kết quả đánh giá.

Các tiêu chuẩn thực hiện công việc của Công ty được xây dựng dựa trên
kết quả việc phân tích cơng việc, hệ thống tiêu chuẩn này đã đáp ứng được phần nào
yêu cầu làm cơ sở cho ĐGTHCV tại Công ty. Tuy nhiên các tiêu chuẩn này trước
năm 2010 mới dừng lại ở việc liệt kê các công việc cần làm cho từng vị trí và yêu
cầu thực hiện nhiệm vụ cụ thể cho từng vị trí, các số liệu định lượng hay tỷ trọng
thời gian mà người lao động dành thực hiện từng nhiệm vụ công việc mới bước đầu
được đề cập. Cịn từ năm 2010 trở lại đây thì bộ tiêu chuẩn thực hiện công việc giao
cho các cá nhân chưa liên kết chặt chẽ với mô tả công việc cũng như với nhiệm vụ
của bộ phận. Điều này đã gây ảnh hưởng tới kết quả công tác ĐGTHCV của công
ty.
Với yếu tố đo lường thực hiện công việc, luận văn đi vào phân tích phương
pháp đánh giá THCV và người đánh giá. Thông qua mẫu phiếu đánh giá, hướng dẫn
đánh giá và cách thức đánh giá, luận văn chỉ rõ phương pháp đánh giá công ty đã áp
dụng trước năm 2010 là thang đo đồ họa kết hợp với phân phối bắt buộc, còn từ
năm 2010 trở lại đây phương pháp đánh giá là sự kết hợp của hai phương pháp

trên với phương pháp quản lý bằng mục tiêu. Phần này tác giả cũng đi sâu
phân tích các ưu, nhược điểm của các phương pháp đã áp dụng cũng như lấy
ý kiến khảo sát của người lao động trong công ty để chứng minh những nhận
định đánh giá đưa ra.
Thông tin phản hồi cũng được mô tả trong quá trình thực hiện và
phân tích những hạn chế tồn tại của Cơng ty trong cơng tác này đó là thơng
tin mang tính chất một chiều, chưa kịp thời, đầy đủ nên chưa phát huy được
hiệu quả của công tác ĐGTHCV.
2.2.4. Quy trình đánh giá thực hiện cơng việc tại Techcombank AMC
Quy trình đánh giá thực hiện cơng việc tại Cơng ty được thực hiện qua 6

bước, luận văn đi sâu vào phân tích từng bước trong quy trình và chỉ rõ bổ sung


thêm trình tự khiếu nại đánh giá, vinh danh CBN sẽ có được quy trình hồn thiện
hơn.

2.2.5 Sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc trong hoạt động
quản trị nhân lực của Techcombank AMC thời gian qua
Phần này Luận văn đi sâu vào phân tích việc sử dụng kết quả đánh
giá thực hiện công việc trong công ty với nhiều bảng biểu dữ liệu để dẫn
chứng, chứng minh. Cụ thể là:
- Đối với hoạt động trả lương: Sau mỗi kỳ đánh giá, xếp loại đánh giá là một
trong những căn cứ để xét điều chỉnh mức lương của mỗi nhân viên. Công ty tiến
hành điều chỉnh lương cho nhân viên dựa trên kết quả đánh giá với tỷ lệ điều chỉnh
khác biệt khá lớn và khá cứng nhắc. Luận văn đưa rõ các số liệu phân tích chỉ rõ tỷ
lệ điều chỉnh khác biệt theo kết quả đánh giá, mức điều chỉnh cụ thể của một số
CBNV và đi sâu phân tích những đặc điểm của việc điều chỉnh theo kết quả THCV
tại cơng ty có những ưu, nhược điểm gì.
- Đối với hoạt động đào tạo: kết quả đánh giá chưa giúp cơng ty xác định được
chính xác các nhu cầu đào tạo để nhân viên hoàn thiện kiến thức, kỹ năng của mình
để thực hiện tốt hơn cho công việc được giao. Luận văn cũng đưa ra những số liệu
cụ thể để chứng minh cho tính chưa hiệu quả của hoạt động đào tạo dựa trên kết quả
ĐGTHCV của công ty hiện nay.
- Hoạt động khen thưởng sau đánh giá chưa được thực hiện mang tính đồng bộ
và xuyên suốt.
- Hoạt động đề bạt, bổ nhiệm cán bộ dựa trên kết quả ĐGTHCV cũng đã được
quan tâm và mang lại những thành quả nhất định trong công tác xây dựng và phát
triển nhân sự của Công ty.Tuy nhiên trên thực tế số lượng cán bộ được bổ nhiệm
chưa nhiều và do công tác ĐGTHCV phản ánh khách quan thực tế thực hiện cơng
việc nên vẫn cịn nhiều trường hợp sau khi bổ nhiệm phải thực hiện miễn nhiệm.

- Đối với hoạt động khen thưởng: Công ty chưa có kết nối thường xun kết
quả thực hiện cơng việc với việc thực hiện các chương trình khen thưởng trên tồn
hệ thống. Thực tế thời gian qua tại Cơng ty, khi các CBVN đạt danh hiệu xuất sắc
mới chỉ sử dụng được kết quả để phục vụ cho công tác trả lương.
- Đối với các hoạt động quản trị nhân lực khác: kết quả đánh giá thực hiện
công việc chưa được sử dụng nhiều trong các hoạt động quản trị nhân lực khác do
đó chưa phát huy được những tác dụng của công tác ĐGTHCV.


2.2.6. Đánh giá chung về công tác ĐGTHCV của Techcombank AMC
Ưu điểm: có hệ thống bản mơ tả cơng việc; có hệ thống tiêu chuẩn thực
hiện cơng việc cho các vị trí; quy trình đánh giá hợp lý; có phương pháp đánh
giá phù hợp; người lao động được tự đánh giá kết quả thực hiện công việc của
bản thân.
Nhược điểm: Đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên nhân sự làm về công tác
đánh giá chưa được đào tạo sâu về đánh giá; hoạt động phân tích cơng việc đã
được thực hiện tuy nhiên vẫn còn ở mức độ chưa sâu, kết quả vẫn cịn mang tính
chủ quan dựa trên kinh nghiệm quản lý chứ chưa đầy đủ thông tin, căn cứ khoa
học trên cơ sở thực tế phân tích từng vị trí cơng việc; Hệ thống các tiêu chí đánh
giá (KPI) được xây dựng và hướng dẫn chung khá đầy đủ nhưng chi tiết, gây
khó khăn trong q trình thực hiện; cơng tác kế hoạch cịn sơ sài; thơng tin phản
hồi còn chưa được thực hiện đầy đủ, kịp thời.
Những yếu tố ảnh hưởng: đến công tác đánh giá thực hiện công việc tại
Techcombank AMC: mục tiêu chiến lược của Công ty, sự quan tâm của Ban
lãnh đạo Công ty, cơng tác phân tích cơng việc chưa tốt, sử dụng kết quả
ĐGTHCV chưa hiệu quả; ngồi ra cịn có sự tác động của các yếu tố thuộc về
văn hóa, luật pháp...

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC
ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI

TECHCOMBANK AMC
3.1. Phương hướng phát triển của Techcombank AMC giai đoạn 20112015 và tầm nhìn đến 2020
Mục tiêu phát triển chung của Cơng ty giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn
đến 2020 là xây dựng công ty trở thành đơn vị cung cấp các dịch vụ hỗ trợ hiệu quả
nhất cho hoạt động của Ngân hàng Techcombank, trở thành một Công ty quản lý nợ
và khai thác tài sản mạnh nhất trong các Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của
các ngân hàng. Trong đó định hướng phát triển nguồn nhân lực là chun mơn hóa
theo từng ngành nghề và phát triển các mảng cơng việc liên quan.

3.2. Quan điểm hồn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại
Techcombank AMC


Thứ nhất, ĐGTHCV phải là một công cụ quan trọng để nâng cao hiệu quả
quản lý nguồn nhân lực của Công ty, lãnh đạo Công ty cần phải nâng cao nhận thức
về vai trị của cơng tác ĐGTHCV. Hệ thống ĐGTHCV công bằng, khách quan là cơ
sở để nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị nguồn nhân lực cũng như là căn cứ để
lãnh đạo công ty ra các quyết định nhân sự.
- Thứ hai, cần thực hiện việc cập nhật, sửa đổi, bổ sung thường xuyên
trong các bản phân tích cơng việc, hồn thiện quy trình ĐGTHCV, cơng tác kiểm
tra ĐGTHCV... để có một hệ thống chính sách hoàn chỉnh, tạo điều kiện cho việc
đánh giá và áp dụng kết quả đánh giá trong tồn Cơng ty.
- Thứ ba, cần thực hiện công tác đào tạo người đánh giá bao gồm cả người
quản lý trực tiếp và bản thân nhân viên sao cho tất cả các đối tượng tham gia đánh
giá đều phải nhận thấy được vai trò, lợi ích của cơng tác ĐGTHCV đối với tổ chức
và người lao động, giúp người lao động đưa ra các định hướng phát triển cá nhân,
phát triển công việc để có thể đáp ứng tốt nhất cho cơng việc hiện tại và đáp ứng
các nhu cầu tương lai của tổ chức.
3.3. Một số giải pháp hồn thiện cơng tác đánh giá thực hiện công việc tại
Techcombank AMC

3.3.1. Nâng cao nhận thức của Ban lãnh đạo Techcombank AMC về công tác
đánh giá thực hiện công việc
Nhấn mạnh sự cần thiết phải nâng cao nhận thức của Ban lãnh đạo Công ty
về công tác ĐGTHCV, đồng thời chỉ rõ người lãnh đạo cần phải chú trọng những
vấn đề gì để có thể đánh giá chính xác kết quả THCV của người lao động như đặc
điểm trình độ, ngành nghề cũng như đặc điểm riêng của từng nhóm người lao động
để giúp cơng tác ĐGTHCV không chỉ là một công cụ đánh giá kết quả thực hiện
công việc của người lao động mà cịn là một trong những cơng cụ tạo động lực.
3.3.2. Hồn thiện cơng tác phân tích cơng việc
Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa Phịng HCNS Cơng ty, Trưởng các
phịng chức năng và CBNV thực hiện cơng việc. Trong đó, Phịng HCNS thiết kế
các bảng hỏi đã được chuẩn bị kỹ các thông tin cần thu thập liên quan đến các
nhiệm vụ, chức năng chính của cơng việc, các nhiệm vụ phụ nhân viên phải thực
hiện, các kỹ năng, yêu cầu đối với người lao động để thực hiện cơng việc (trình độ,
kinh nghiệm, thể chất...), các trang thiết bị, công cụ phục vụ cho công việc cũng
như các điều kiện làm việc khác và tần suất thực hiện các nhiệm công việc cụ thể,
thời gian giải quyết các phát sinh trong từng nghiệp vụ công việc, mục tiêu yêu cầu


của tổ chức trong việc thực hiện từng nhiệm vụ cụ thể (Phụ lục 3.1).Trưởng đơn vị
hướng dẫn và giám sát nhân viên thực hiện ghi chép đầy đủ các nội dung của bảng
hỏi cũng như ghi chép lại toàn bộ q trình giải quyết các nhiệm vụ của cơng việc
về tần suất, thời gian thực hiện, khả năng đáp ứng mục tiêu công việc... Trên cơ sở
các phiếu khảo sát thu được, phòng HCNS sẽ tổng hợp lên bảng mơ tả cơng việc với
những chức năng chính của cơng việc và tiêu chuẩn thực hiện cơng việc trong đó có
gợi mở vai trị từng nhóm nhiệm vụ chi tiết trong công việc của người lao động để
chuyển lại Trưởng phịng chức năng và người lao động rà sốt lại.
Trưởng đơn vị và người lao động trực tiếp thực hiện công việc so sánh lại
bảng mô tả công việc do Phịng HCNS tổng hợp từ số liệu phân tích với thực tế thực
hiện cơng việc của mình để cho ý kiến thống nhất.

Khi các bộ phận phối hợp để hoàn thiện các bản mô tả công việc, xác định
rõ các tiêu chuẩn thực hiện cơng việc theo trình tự và phương án trên thì việc xây
dựng các tiêu chí KPI giao cho các bộ phận, cá nhân sẽ bám sát với mơ tả cơng
việc.
3.3.3 Hồn thiện hệ thống đánh giá hiện công việc
Trong phần này, đưa ra những nhận định để hồn thiện cơng tác ĐGTHCV
từ phương pháp ĐGTHCV, các tiêu chí đánh giá, người đánh giá cũng như thơng
tin phản hồi.

Về phương pháp đánh giá thực hiện công việc: Để nâng cao hiệu quả
trong đánh giá thì việc quy định tỷ lệ phân phối bắt buộc cần xác định rõ từ đầu kỳ,
các yêu cầu cho từng vị trí công việc cần được quy định cụ thể đặc biệt là với những
vị trí người lao động có trình độ văn hóa thấp: nhân viên bảo vệ, lái xe…

Về hồn thiện các tiêu chí đánh giá: Luận văn đưa ra giải pháp đề xuất
các bộ tiêu chí đánh giá cho từng nhóm vị trí: nhân viên trực tiếp kinh doanh và
nhân viên các đơn vị hỗ trợ. Trong đó có sự điều chỉnh trọng số các tiêu chí dựa trên
mơ tả công việc, thời gian phân bổ thực hiện công việc và phân tích cơng việc một
số vị trí cụ thể.

Lựa chọn người đánh giá: Luận văn chỉ rõ vai trò của việc sử dụng ý
kiến đánh giá khác: từ phía khách hàng, cấp dưới, đồng nghiệp… nhưng vẫn khẳng
định vai trò đánh giá của cấp trên trực tiếp mang tính quyết định.

Hồn thiện cơng tác cung cấp thơng tin phản hồi: Luận văn đưa ra các
cách thông tin phản hồi khác nhau áp dụng cho từng nhóm đối tượng lao động: với
nhóm trình độ thấp thì áp dụng phỏng vấn nói và thuyết phục; với bộ phân lao động


nghiệp vụ các phịng ban thì áp dụng hình thức nói và nghe; với các cán bộ quản lý

và chuyên viên, nhiên viên nghiệp vụ các bộ phận tham gia xây dựng mục tiêu thực
hiện cơng việc thì thực hiện hình thức phỏng vấn giải quyết vấn đề.

3.3.4 Hồn thiện công tác lên kế hoạch đánh giá thực hiện công việc
Phần này luận văn chỉ rõ tính cấp thiết cần hồn thiện cơng tác lên kế hoạch
ĐGTHCV, các bước thực hiện cũng như lập một bản kế hoạch chi tiết cho công ty
thực hiện [Phụ lục 3.4].
3.3.5. Nâng cao sử dụng các kết quả của đánh giá thực hiện công việc vào các
hoạt động quản trị nhân lực khác tại Techcombank AMC
+ Công tác trả lương: điều chỉnh giảm tỷ lệ tăng lương trong việc áp dụng
kết quả thực hiện công việc để điều chỉnh lương cho CBNV để phù hợp hơn với
thực tế hoạt động của công ty trong thời gian tới.
+ Trong công tác đào tạo: Công ty cần linh hoạt sử dụng kết quả đánh giá
thực hiện cơng việc trong việc xây dựng các chương trình đào tạo nhân viên, có các
chương trình đào tạo phù hợp đối với từng nhóm đối tượng CBNV theo kết quả
thực hiện công việc của họ.
+ Trong công tác biên chế nhân lực: Kết quả đánh giá thực hiện công việc
cần được sử dụng nhiều hơn trong công tác biên chế nhân lực.
+ Cơng tác khen thưởng: áp dụng các hình thức khen thưởng, ưu đãi đối
với các CBNV có thành tích xuất sắc từ 2 năm trở lên.
+ Cơng tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực: kết quả ĐGTHCV cần được cập
nhật đầy đủ và thường xuyên phục vụ cho các quyết định nhân sự trong thuyên
chuyển, điều động, kế hoạch…

3.4. Kiến nghị
Trong phần này luận văn đưa ra một số kiến nghị đối với 4 nhóm đối
tượng là: Chủ sở hữu công ty, lãnh đạo cấp cao, cán bộ hành chính nhân sự và
người lao động nhằm thực hiện các giải pháp hồn thiện cơng tác ĐGTHCV
tại Cơng ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản - NHTMCP Kỹ
thương Việt Nam đã đề ra.


KẾT LUẬN
Mới đi vào hoạt động chưa hơn ba năm, Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và
Khai thác tài sản Ngâng hàng TMCP kỹ thương Việt nam bước đầu đã đạt được
những thành công không nhỏ song những thách thức đặt ra mới với Công ty là vấn


đề cần được chú trọng quan tâm của các cấp lãnh đạo, các cán bộ nhân viên trong
công ty hiện nay nhất là trong điều kiện Công ty xác định mục tiêu thời gian tới là
tiếp tục mở rộng ngành nghề, mở rộng hoạt động kinh doanh.
Để đáp ứng được mục tiêu trên, yếu tố quyết định chính là đội ngũ nhân sự của
cơng ty, vì vậy việc chú trọng thu hút, duy trì và gìn giữ, phát triển đội ngũ nguồn
nhân lực của Công ty là nhiệm vụ cơ bản của công tác quản trị nguồn nhân lực và
để thực hiện chức năng này trước hết cần làm tốt cơng tác ĐGTHCV tại Cơng ty.
Để hồn thiện cơng tác ĐGTHCV tại Công ty, luận văn đã khái quát, hệ thống
hóa cơ sở lý luận về ĐGTHCV, bài học kinh nghiệm công tác ĐGTHCV tại một số
tổ chức khác nhằm rút ra bài học áp dụng. Luận văn đã tiến hành khảo sát thực tế và
phân tích thực trạng cơng tác ĐGTHCV tại Techcombank AMC, chỉ ra những hạn
chế trong cơng tác hoạt động phân tích cơng việc, lập kế hoạch ĐGTHCV, các tiêu
chí đánh giá thơng tin phản hồi, phạm vi ứng dụng các kết quả đánh giá cũng như
nguyên nhân của các hạn chế đó. Trên cơ sở đó, luận văn đã đóng góp ba quan
điểm, năm giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác ĐGTHCV cũng như các kiến nghị
với các cấp lãnh đạo và người lao động trong Cơng ty để hồn thiện Cơng tác
ĐGTHCV tại Techcombank AMC thời gian tới.
Tuy nhiên, công tác ĐGTHCV là một vấn đề cần được xem xét và điều chỉnh
thường xuyên cho phù hợp với mục tiêu, đặc điểm hoạt động kinh doanh của Cơng
ty, vì vậy việc xây dựng hệ thống các giải pháp đồng bộ, toàn diện cần được tiếp tục
quan tâm và là hướng nghiên cứu cho các cơng trình tiếp theo./.




×