Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Xây dựng cơ chế quản lý không gian hình thể đô thị tam kỳ trên cơ sở luật smart code

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.84 MB, 142 trang )

..

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

HUỲNH KIM TÙNG

XÂY DỰNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ
KHƠNG GIAN HÌNH THỂ ĐƠ THỊ TAM KỲ
TRÊN CƠ SỞ LUẬT SMART CODE

LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

Đà Nẵng – Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

HUỲNH KIM TÙNG

XÂY DỰNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ
KHƠNG GIAN HÌNH THỂ ĐƠ THỊ TAM KỲ
TRÊN CƠ SỞ LUẬT SMART CODE

Chuyên ngành: Kiến trúc
Mã số: 8580101

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: TS. KTS.NGUYỄN HỒNG NGỌC



Đà Nẵng – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và tài liệu
nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực. Các đề xuất mới của luận văn chưa từng
được ai công bố trong bất cứ cơng trình khoa học nào khác.

Đà Nẵng, năm 2018
Tác giả luận văn

Huỳnh Kim Tùng


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Trường đại học Bách Khoa-Đại học Đà
Nẵng, tới Khoa đào tạo Sau đại học, tới Ban giám hiệu nhà trường và các thầy giáo, cô
giáo. Đặc biệt cảm ơn thầy giáo TS.KTS. Nguyễn Hồng Ngọc đã tận tâm hướng dẫn, tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hồn thành luận văn thạc sĩ.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cơ quan chuyên môn, các nhà khoa học, các đồng
nghiệp và bạn bè, những người thân trong gia đình đã hết sức giúp đỡ, động viên và chia
sẻ để tơi có thể hoàn thành luận văn.
Đà Nẵng, năm 2018
Tác giả luận văn

Huỳnh Kim Tùng


XÂY DỰNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ KHƠNG GIAN HÌNH THỂ

ĐƠ THỊ TAM KỲ TRÊN CƠ SỞ LUẬT SMARTCODE
Học viên: Huỳnh Kim Tùng. Chuyên ngành: Kiến trúc
Mã số: 8580101 Khóa:K.34. Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN
Tóm tắt – Luật quy hoạch thông minh – SmartCode đã và đang được ứng dụng vào việc quản lý
khơng gian hình thể cho các đô thị trên thế giới, phổ biến tại Mỹ và Châu Âu. Ngoài việc khắc
phục được những nhược điểm cố hữu mà quy hoạch phân khu chức năng (zoning) để lại,
SmartCode cịn có những ưu điểm nổi trội như tạo ra hình thái đơ thị có thể định đốn trước, thiết
lập vị trí đúng đắn với từng hoạt động trong đơ thị, nâng cao tính đa dạng, tạo thêm sức sống và
sinh khí cho đơ thị. Nội dung cơ bản của SmartCode là khái niệm “transect” - mặt cắt địa lý với
mục đích phân chia đơ thị thành các vùng, từ vùng đô thị nhất đến vùng nông thôn nhất, từ đó xác
định các thành phần đơ thị phù hợp với mật độ và tính chất hoạt động của chúng trong các vùng
địa lý đó. Tại Việt Nam, hiện chưa có đơ thị nào ứng dụng SmartCode vào việc quản lý khơng
gian hình thể nhưng các nhà quy hoạch, kiến trúc sư và nhà quản lý đã dần nhận thấy sự cần thiết
của một loại quy chế mới, có thể áp dụng song song với phương thức quy hoạch cũ để quản lý
không gian đô thị tốt hơn. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả đã tiến hành xây dựng quy
chế quản lý khơng gian hình thể cho đô thị Tam Kỳ (một đô thị đang trên đà phát triển mạnh mẽ
tại khu vực miền Trung) trên cơ sở luật SmartCode.
Từ khóa – Luật quy hoạch thơng minh, quy hoạch dựa trên hình thức, mặt cắt địa lý, vùng địa lý,
khơng gian hình thể đơ thị, quy chế.
BUILDING REGULATION TO MANAGE FORM SPACE
FOR TAM KY CITY BASED ON SMARTCODE
Abstract - SmartCode has been applied for management of city form space in many urban areas in
the world, popular in the America and Europe. In addition to overcoming the inherent weaknesses that
zoning planning left, SmartCode also has outstanding advantages such as: creating a predictable urban
form, set up the reasonable location with each part of the city, enhance the diversity, create vitality for
the city. The basic content of SmartCode is the "transect" - geographic section with the purpose of
dividing urban areas, from urban areas to rural areas, thereby determining the appropriate urban
components with the those transect zones. In Vietnam, there are no city have applied SmartCode for
the management of city space , but planners, architects and managers have gradually realized the need
for a new type of regulation, that could be apply in parallel with the old planning method to manage

urban space better. In this dissertation, the author has developed a regulation on city space
management for Tam Ky city (a rapidly developing city in Central Vietnam) on the basis of
SmartCode..
Key words – SmartCode, Form-based Code, transect, transect zone, city form space.


Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết và lý do lựa chọn đề tài. ..................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài................................................................................. 4
3. Ðối tuợng và phạm vi nghiên cứu. ............................................................................ 5
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu. .............................................................. 5
5. Cấu trúc của luận văn. ............................................................................................... 6
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................................ 8
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ỨNG DỤNG LUẬT SMARTCODE TRONG
QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ KHÔNG GIAN HÌNH THỂ ĐƠ THỊ.......................... 8
1.1. Tổng quan về luật quy hoạch theo hình thức (PBCs) và luật quy hoạch thơng minh
(SmartCode). .................................................................................................................... 8
1.1.1. Q trình hình thành và phát triển của luật FBCs và SmartCode. .................. 8
1.1.2. Nội dung, thành phần của luật SmartCode. .................................................. 15
1.1.3. Tình hình ứng dụng luật SmartCode của các đô thị trên thế giới. ................ 17
1.2. Vai trò của Luật SmartCode trong quy hoạch và quản lý khơng gian hình thể đơ
thị. .................................................................................................................................. 29
1.3. Khả năng ứng dụng luật SmartCode cho các đô thị tại Việt Nam.......................... 30
CHƯƠNG 2. CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC HÌNH THÀNHLUẬT SMARTCODE
CHO THÀNH PHỐ TAM KỲ ....................................................................................... 35
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển khơng gian đơ thị Tam Kỳ. ................................. 35
2.2. Các đồ án quy hoạch đã phê duyệt trên địa bàn thành phố Tam Kỳ. ..................... 42
2.2.1. Quy hoạch chung thành phố Tam Kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050. ... 42
2.2.2. Các đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng (Phân khu 1 đến Phân khu 12). .. 50

2.3. Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc thành phố Tam Kỳ. ..................................... 55
2.3.1. Thông tin chung ............................................................................................ 55
2.3.2. Nội dung cơ bản. ........................................................................................... 55
2.4. Tình hình thực tiễn quản lý quy hoạch kiến trúc, khơng gian hình thể đơ thị Tam
Kỳ. .................................................................................................................................. 59
2.4.1. Quản lý quy hoạch đô thị. ............................................................................. 59
2.4.2. Quản lý kiến trúc cơng trình.......................................................................... 59
2.5. Phân tích giao thơng đơ thị Tam Kỳ bằng phương pháp Space Syntax. ................ 60


2.5.1. Mục đích. ....................................................................................................... 60
2.5.2. Phương pháp phân tích. ................................................................................. 60
2.5.3. Kết quả phân tích theo sơ đồ giao thơng đô thị Tam Kỳ đến năm 2030....... 60
2.5.4. Kết quả phân tích theo sơ đồ giao thơng đơ thị Tam Kỳ đến năm 2030 theo
đề xuất. ....................................................................................................................... 65
CHƯƠNG 3. THIẾT LẬP LUẬT SMARTCODE CHO THÀNH PHỐ TAM KỲ
TỈNH QUẢNG NAM ...................................................................................................... 71
3.1. Nguyên tắc, cơ sở Luật SmartCode cho thành phố Tam Kỳ. ................................. 71
3.1.1. Nguyên tắc thiết lập. ..................................................................................... 71
3.1.2. Bản đồ nền. .................................................................................................... 71
3.1.3. Cơ sở phân vùng............................................................................................ 71
3.2. Phân chia vùng địa lý (Transect zones), thiết lập mặt cắt. ..................................... 75
3.2.1. Sơ đồ phân vùng địa lý. ................................................................................. 75
3.2.2. Thiết lập mặt cắt địa lý. ................................................................................. 76
3.3. Thiết lập các quy địch chung (General Provisions) ................................................ 79
3.3.1. Hệ thống giao thông. ..................................................................................... 79
3.3.2. Chức năng sử dụng cơng trình trong các vùng địa lý. .................................. 87
3.3.3. Thơng số lô đất trong các vùng địa lý. .......................................................... 89
3.3.4. Thơng số cơng trình. ..................................................................................... 90
3.3.5. Hình minh họa thơng số lơ đất và thơng số cơng trình. ................................ 91

3.4. Thiết lập quy chế quản lý chi tiết cho các vùng T6. ............................................... 94
3.4.1. Các quy định đã thiết lập trong quy định chung. .......................................... 94
3.4.2. Các quy định cụ thể cho vùng T6 – Lõi đô thị. ............................................. 96
3.5. Các quy định cụ thể cho vùng SD – Vùng đặc biệt. ............................................. 103
3.5.1. Quy định vùng SD1 – Cánh đồng nhong. ................................................... 104
3.5.2. Quy định vùng SD2 – Làng nghệ thuật cộng đồng Tam Thanh ................. 106
3.6. Các quy định cụ thể cho vùng IZ – Công nghiệp. ................................................ 109
3.6.1. Phân cấp độc hại và loại hình ưu tiên. ........................................................ 110
3.6.2. Quy định về chỉ tiêu sử dụng đất và kích thước cơng trình. ....................... 110
3.6.3. Quy định về khoảng cây xanh cách ly. ....................................................... 111
3.7. Quy định cho vùng TZ - Du lịch. ......................................................................... 112


3.7.1. Phân loại các loại hình khu du lịch. ............................................................ 113
3.7.2. Quy định về chỉ tiêu sử dụng đất và kích thước cơng trình. ....................... 113
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 115
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 117


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Danh sách 54 đô thị đã áp dụng Luật SmartCode [6] ....................................... 18
Bảng 1.2. Danh sách 56 đô thị đang tiến hành thiết lập Luật SmartCode. [7] .................. 20
Bảng 2.1. Thống kê 04 phân vùng theo Quy hoạch chung ............................................... 43
Bảng 2.2. Thống kê quy hoạch sử dụng đất theo QHC đến năm 2020 và 2030 ............... 46
Bảng 2.3. Quy định quản lý cho 12 phân khu theo QHC Tam Kỳ.................................... 49
Bảng 2.4. Quy định quản lý các khu trung tâm theo QHC Tam Kỳ ................................. 49
Bảng 2.5. Quy định quản lý các tuyến phố chính theo QHC Tam Kỳ .............................. 50
Bảng 2.6. Bảng thống kê quy hoạch sử dụng đất phân khu 2 ........................................... 51
Bảng 2.7. Bảng thống kê quy hoạch sử dụng đất phân khu 3 ........................................... 53
Bảng 2.8. Nội dung quy định quản lý từng khu vực theo Quy chế quản lý quy hoạch, kiến

trúc thành phố Tam Kỳ ...................................................................................................... 55
Bảng 2.9. Nội dung quy định quản lý từng thể loại cơng trình theo Quy chế quản lý quy
hoạch, kiến trúc thành phố Tam Kỳ .................................................................................. 56
Bảng 2.10. Nội dung quy định quản lý hạ tầng kỹ thuật theo Quy chế quản lý quy hoạch,
kiến trúc thành phố Tam Kỳ .............................................................................................. 58
Bảng 2.11. So sánh chỉ tiêu SDĐ của QHC với QHPK 2 và QHPK3 .............................. 59
Bảng 2.12. Kết quả phân tích mức độ tích hợp của các tuyến đường trên quy mơ tồn đơ
thị Tam Kỳ (T1024 Integration) ........................................................................................ 62
Bảng 2.13. Kết quả phân tích khả năng lựa chọn các tuyến đường của dân cư đô thị khi di
chuyển trên quy mơ tồn đơ thị (T1024 Choice)............................................................... 62
Bảng 2.14. Kết quả phối hợp phép đo tích hợp và lựa chọn trên quy mơ tồn đơ thị
(T1024 Choice x integration) ............................................................................................ 65
Bảng 2.15. Kết quả phối hợp phép đo tích hợp và lựa chọn trên quy mơ tồn đơ thị
(T1024 Choice x integration) theo phương án đề xuất...................................................... 69
Bảng 3.1. Cơ sở xác định các vùng địa lý của đô thị Tam Kỳ .......................................... 71
Bảng 3.2. Cơ sở phân loại hệ thống giao thông ................................................................ 79
Bảng 3.3. Quy định về vị trí của đường giao thơng trong các vùng địa lý ....................... 81
Bảng 3.4. Thông số đường quốc lộ trong các vùng địa lý................................................. 82
Bảng 3.5. Thông số đường cao tốc trong các vùng địa lý ................................................. 82
Bảng 3.6. Thông số đại lộ trong các vùng địa lý ............................................................... 83


Bảng 3.7. Thơng số đường nội thị (đường chính) trong các vùng địa lý .......................... 84
Bảng 3.8. Thông số đường nội thị - đường phụ (đường khu vực) trong các vùng địa lý . 85
Bảng 3.9. Thông số đường ngoại thị trong các vùng địa lý .............................................. 86
Bảng 3.10. Thông số đường giao thông nông thôn trong các vùng địa lý ........................ 87
Bảng 3.11. Quy định chức năng cơng trình trong các vùng địa lý .................................... 88
Bảng 3.12. Bảng quy định thông số lô đất ........................................................................ 89
Bảng 3.13. Bảng quy định thơng số cơng trình ................................................................. 90
Bảng 3.14. Quy định cơng trình nhà ở trong vùng lõi đơ thị (T6). ................................... 96

Bảng 3.15. Quy định cơng trình cơng cộng trong vùng lõi đô thị (T6)............................. 97
Bảng 3.16. Quy định không gian công cộng trong vùng lõi đô thị (T6) ........................... 98
Bảng 3.17. Quy định đối với cơng trình trên đường Phan Bội Châu – Phan Châu Trinh
......................................................................................................................................... 100
Bảng 3.18. Quy định đối với khu N1 trong vùng SD1 – cánh đồng Nhong ................... 105
Bảng 3.19. Quy định đối với khu N2 trong vùng SD1 – cánh đồng Nhong ................... 105
Bảng 3.20. Quy định đối với các khu trong vùng SD2 ................................................... 107
Bảng 3.21. Bảng thống kê các vùng IZ – công nghiệp ................................................... 110
Bảng 3.22. Phân cấp độc hại và loại hình ưu tiên các vùng IZ – cơng nghiệp ............... 110


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 0.1. Bản đồ Tam Kỳ xưa............................................................................................. 1
Hình 0.2. Chợ Tam Kỳ xưa ................................................................................................. 1
Hình 0.3. Sự hỗn độn trong hình thái kiến trúc trên đường Phan Châu Trinh .................... 2
Hình 0.4. Những khơng gian đơ thị thiếu sức sống ............................................................. 2
Hình 0.5. Bản đồ quy hoạch thành phố New York – 1916 (Zoning map) .......................... 3
Hình 0.6. Bản đồ quy hoạch thành phố Philadelphia – 1933 (Zoning map) ....................... 3
Hình 1.1. Sơ đồ phát họa thành phố Amarna, (Akhetaten), Ai Cập, 13xx.......................... 8
Hình 1.2. Thành phố Amarna, (Akhetaten), Ai Cập, 13xx ................................................. 9
Hình 1.3. Bản đồ quy hoạch thị trấn Heilbronns - 1879 ................................................... 10
Hình 1.4. Le Corbusier ...................................................................................................... 11
Hình 1.5. Le Corbusier và bản đồ thành phố Chandigarh, Ấn Độ ................................... 11
Hình 1.6. Minh họa sự khác nhau giữa Zoning và Form-based Code - FBC.................... 12
Hình 1.7. Andres Duany và Elizabeth Plater-Zyberk. ....................................................... 12
Hình 1.8. Fort Walton Beach, Florida, Mỹ, 1980 ............................................................. 13
Hình 1.9. Mặt cắt (transect) của Patrick Geddes thể hiện mối quan hệ giữa con người và
thiên nhiên theo sự thay đổi dần của mơi trường sống. ..................................................... 14
Hình 1.10. SmartCode ....................................................................................................... 14
Hình 1.11. Mặt cắt địa lý (transect) điển hình ................................................................... 14

Hình 1.12. Bản đồ SmartCode thành phố Petaluma, California, Mỹ ................................ 15
Hình 1.13. Mặt cắt địa lý điển hình ................................................................................... 16
Hình 1.14. Biểu đồ số lượng Form-Based Codes năm 2017 [5] ....................................... 17
Hình 1.15. Bản đồ 54 đơ thị đã áp dụng Luật SmartCode ................................................ 18
Hình 1.16. Bản đồ 56 đô thị đang tiến hành thiết lập Luật SmartCode ............................ 19
Hình 1.17. Bản đồ SmartCode của thành phố Miami, Mỹ (2010) .................................... 22
Hình 1.18. Mặt cắt địa lý từ vùng tự nhiên đến lõi đơ thị Miami...................................... 23
Hình 1.19. Sơ đồ phân vùng Lee County Development Code (khu vực e)....................... 24
Hình 1.20. Mặt cắt địa lý điển hình của Luật Lee County Development Code ................ 25


Hình 1.21. Mặt cắt địa lý điển hình của Luật Jefferson County SmartCode .................... 26
Hình 1.22. Một số quy định của Luật Jefferson County SmartCode ................................ 26
Hình 1.23. Bản đồ phân vùng Verano-Texas A&M San Antonio SmartCode ................. 27
Hình 1.24. Bản đồ phân vùng Verano-Texas A&M San Antonio SmartCode ................. 28
Hình 1.25. Bản đồ phân vùng Khu đơ thị Phước Giang, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
........................................................................................................................................... 31
Hình 1.26. Một số quy định Cơng ty Tư vấn Thanh Bình đề xuất cho Khu đơ thị Phước
Giang ................................................................................................................................. 32
Hình 2.1. Ảnh chụp đơ thị Tam Kỳ năm 1984 .................................................................. 35
Hình 2.2. Ảnh chụp đơ thị Tam Kỳ năm 1988 .................................................................. 36
Hình 2.3. Ảnh chụp đô thị Tam Kỳ năm 1992 .................................................................. 36
Hình 2.4. Ảnh chụp đơ thị Tam Kỳ năm 1996 .................................................................. 37
Hình 2.5. Ảnh chụp đơ thị Tam Kỳ năm 2000 .................................................................. 37
Hình 2.6. Ảnh chụp đơ thị Tam Kỳ năm 2004 .................................................................. 38
Hình 2.7. Ảnh chụp đơ thị Tam Kỳ năm 2008 .................................................................. 38
Hình 2.8. Ảnh chụp đơ thị Tam Kỳ năm 2012 .................................................................. 39
Hình 2.9. Ảnh chụp đơ thị Tam Kỳ năm 2014 .................................................................. 39
Hình 2.10. Ảnh chụp đơ thị Tam Kỳ năm 2016 ................................................................ 40
Hình 2.11. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất đô thị Tam Kỳ ................................................ 41

Hình 2.12. Sơ đồ 04 phân vùng (theo quy hoạch chung Tam Kỳ) .................................... 44
Hình 2.13. Sơ đồ 12 phân khu theo quy hoạch chung Tam Kỳ ........................................ 45
Hình 2.14. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất theo quy hoạch chung Tam Kỳ ...................... 47
Hình 2.15. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất phân khu 2 Tam Kỳ ....................................... 52
Hình 2.16. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất phân khu 3, thành phố Tam Kỳ ..................... 54
Hình 2.17. Sơ đồ quản lý phường Hịa Hương .................................................................. 57
Hình 2.18. Phụ lục quy định quản lý xây dựng phường Hòa Hương. ............................... 58
Hình 2.19. Bản đồ phân tích mức độ tích hợp của các tuyến đường trên quy mơ tồn đơ
thị Tam Kỳ (T1024 Integration) ........................................................................................ 61


Hình 2.20. Bản đồ phân tích khả năng lựa chọn các tuyến đường của dân cư đô thị khi di
chuyển trên quy mơ tồn đơ thị (T1024 Choice)............................................................... 63
Hình 2.21. Bản đồ phối hợp phép đo tích hợp và lựa chọn trên quy mơ tồn đơ thị ........ 64
Hình 2.22. Bản đồ phân tích mức độ tích hợp của các tuyến đường trên quy mơ tồn đơ
thị Tam Kỳ (T1024 Integration) theo phương án đề xuất. ................................................ 66
Hình 2.23. Bản đồ phân tích khả năng lựa chọn các tuyến đường của dân cư đô thị khi di
chuyển trên quy mô tồn đơ thị (T1024 Choice) theo phương án đề xuất ........................ 67
Hình 2.24. Bản đồ phối hợp phép đo tích hợp và lựa chọn trên quy mơ tồn đơ thị ........ 68
Hình 3.1. Sơ đồ phân vùng địa lý đơ thị Tam Kỳ ............................................................. 75
Hình 3.2. Vị trí mặt cắt địa lý trên bản đồ phân vùng ....................................................... 76
Hình 3.3. Mặt cắt 01 - Mặt cắt địa lý hướng Tây sang Đơng ............................................ 77
Hình 3.4. Mặt cắt 02 - Mặt cắt địa lý hướng Tây Bắc - Đông Nam .................................. 77
Hình 3.5. Mặt cắt 03 - Mặt cắt địa lý hướng Tây Nam – Đơng Bắc ................................. 78
Hình 3.6. Sơ đồ phân loại hệ thống giao thông đô thị Tam Kỳ......................................... 80
Hình 3.7. Hình minh họa cho quy định quản lý vùng T1 và T2........................................ 91
Hình 3.8. Hình minh họa cho quy định quản lý vùng T3 và T4........................................ 92
Hình 3.9. Hình minh họa cho quy định quản lý vùng T3 và T4........................................ 93
Hình 3.10. Mặt cắt đường Điện Biên Phủ qua vùng T6 (lõi đơ thị) ................................ 101
Hình 3.11. Sơ đồ minh họa vùng T6 trên đường Điện Biên Phủ .................................... 102

Hình 3.12. Bản đồ các cùng đặc biệt - SD....................................................................... 103
Hình 3.13. Bản đồ phân chia khu vực phát triển vùng SD1 – Cánh đồng nhong ........... 104
Hình 3.14. Hình minh họa định hướng phát triển vùng SD1 .......................................... 105
Hình 3.15. Vị trí đặc biệt của làng nghệ thuật cộng đồng Tam Thanh ........................... 106
Hình 3.16. Sơ đồ phân khu vùng SD2 – Làng nghệ thuật cộng đồng Tam Thanh ......... 107
Hình 3.17. Khơng gian trưng bày văn hóa làng chài Tam Thanh ................................... 108
Hình 3.18. Làng bích họa Tam Thanh ............................................................................. 108
Hình 3.19. Sơ đồ các vùng IZ- Cơng nghiệp ................................................................... 109
Hình 3.20. Sơ đồ các vùng TZ- Du lịch .......................................................................... 112


GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ
- Form-based code: Luật quy hoạch dựa trên hình thức
- Smart code: Luật quy hoạch thơng minh
- Zoning planing: Quy hoạch phân khu chức năng
- Transect: Mặt cắt địa lý
- Transect zones: Vùng địa lý
- Khoảng lùi (Setback): Khoảng trống được tính từ mép ngồi lơ đất đến mặt đứng của
ngôi nhà hoặc kết cấu khung chính của ngơi nhà (khơng bao gồm các hạng mục phụ trợ,
kết cấu tạm).
- Chỉ giới đường đỏ: Là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa
để phân định ranh giới giữa phần đất để xây dựng cơng trình và phần đất được dành cho
đường giao thơng hoặc các cơng trình kỹ thuật hạ tầng, không gian công cộng khác.
- Chỉ giới xây dựng: Là đường giới hạn cho phép xây dựng nhà, công trình trên khu đất.
Chỉ giới xây dựng có thể trùng với chỉ giới đường đỏ hoặc lùi vào so với đường đỏ
- Mật độ xây dựng: Là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các cơng trình kiến trúc xây dựng
trên tổng diện tích lơ đất (khơng bao gồm diện tích chiếm đất của các cơng trình như: các
tiểu cảnh trang trí, bể bơi, …)
- Space Syntax:
- Mức độ tích hợp (integration): Mức độ kết nối giữa các tuyến đường với nhau trong

tổng thể hệ thống giao thông.
- Khả năng lựa chọn (choice): Khả năng lựa chọn tuyến đường nào đó để đi qua khi một
người muốn di chuyển từ điểm này sang điểm kia trong đô thị.


TỪ NGỮ VIẾT TẮT
FBSs: Form-based code
CGDĐ: Chỉ giới đường đỏ
CGXD: Chỉ giới xây dựng
MĐXD: Mật độ xây dựng
QHC: Quy hoạch chung
QHPK: Quy hoạch phân khu
QHCT: Quy hoạch chi tiết
CTCC: Công trình cơng cộng
TMDV: Thương mại dịch vụ
UBND: Ủy ban nhân dân
TDTT: Thể dục thể thao
MC: Mặt cắt
QH SDĐ: Quy hoạch sử dụng đất
KCN: Khu công nghiệp
KDL: Khu du lịch
KGCC: Không gian công cộng
PK: Phân khu


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lý do lựa chọn đề tài.
Thành phố Tam Kỳ là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam, từ một thị xã trở
thành thành phố trực thuộc tỉnh theo Nghị định số 113/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm

2006 của Chính phủ. Hiện nay, thành phố Tam Kỳ là đô thị loại II giữ vai trị là trung tâm
chính trị - hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học kỹ thuật, là đầu tàu phát
triển của tỉnh Quảng Nam, đồng thời là trung tâm dịch vụ hỗ trợ Khu kinh tế mở Chu Lai.

Hình 0.1. Bản đồ Tam Kỳ xưa
Hình 0.2. Chợ Tam Kỳ xưa
Từ khi thành lập cho đến nay, trải qua hơn 35 năm hình thành và phát triển (năm
1983, tách huyện Tam Kỳ thành 2 đơn vị hành chánh là thị xã Tam Kỳ và huyện Núi
Thành), đơ thị Tam Kỳ dần được hình thành, hiện đại và khang trang hơn. Tuy nhiên
trong quá trình quy hoạch và quản lý khơng gian hình thể đơ thị đã xảy ra nhiều bất cấp,
ảnh hưởng đến nhiều mặt của đô thị, cụ thể:
- Sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Tam Kỳ dẫn đến sự tập trung dân số
vào khu trung tâm hiện hữu, khiến cho mật độ dân số tăng nhanh, hình thành những khu
dân cư tự phát, kéo theo các loại hình dịch vụ công cộng, làm bộ mặt một số khu, tuyến
phố chính trở nên hỗn độn, mất trật tự.
- Hình thái đơ thị khơng được định đốn, định hình trước do những quy chế, điều lệ
quản lý quy hoạch kiến trúc chỉ được thể hiện bằng câu chữ và các con số (như khoảng
lùi, mật độ xây dựng, chiều cao tối đa v.v…). Hơn nữa, quy chế này chỉ quy định cho các
khu vực đô thị hiện hữu mà không nhắc đến những khu vực dự kiến phát triển theo Quy
hoạch chung.


2

Hình 0.3. Sự hỗn độn trong hình thái kiến trúc trên đường Phan Châu Trinh
- Các điều khoản quy định giữa Quy hoạch chung, Quy hoạch phân khu và Quy
chế quản lý quy hoạch, kiến trúc của thành phố có sự mâu thuẫn, nhập nhằn dẫn đến việc
khó khăn trong công tác quản lý. Hơn nữa, các nhà đầu tư, chính quyền địa phương và
người dân khơng thể biết trước được không gian đô thị trong tương lai.
- Quy hoạch chung thành phố Tam Kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 theo cách

thức phân khu chức năng (zoning) cho thấy sự phát triển quỹ đất dàn trải, tràn lan dẫn đến
lãng phí quỹ đất, tăng khoảng cách di chuyển, phụ thuộc vào ô-tô hoặc các phương tiện
giao thông cơ giới khác và hạn chế việc đi bộ và xe đạp. Sự phân chia rạch ròi về chức
năng sử dụng đất cộng với cơ cấu tỉ lệ đất trụ sở hành chính q lớn đã tạo nên những
khơng gian đơ thị buồn tẻ, thiếu sức sống, thu hẹp và gò bó các hoạt động của dân cư đơ
thị.

Hình 0.4. Những không gian đô thị thiếu sức sống


3
- Cơ cấu sử dụng đất thường xuyên bị thay đổi, phá vỡ do sức ép từ các nhà đầu tư
theo chiều hướng tiêu cực cho đô thị như tăng diện tích đất ở, đất xây dựng cơng trình,
giảm diện tích khơng gian cơng cộng, cây xanh, mặt nước, v.v….
- Q trình phát triển đơ thị tràn lan cũng tác động tiêu cực đến các hệ sinh thái
trong đô thị và khu vực lân cận. Điển hình là việc quy hoạch đất xây dựng đô thị chia cắt
hệ thống hồ điều tiết trong khu vực nội thị, lấn chiếm lưu vực sông Bàn Thạch, hồ Sông
Đầm,… gây ô nhiễm và hạn chế dịng chảy của sơng.
- Hạ tầng kỹ thuật khơng đồng bộ, khơng có tính kết nối giữa các khu, dẫn đến tình
trạng ngập úng, ơ nhiễm và lãng phí.
- Bản sắc đơ thị mờ nhạt, khơng thể định hình. Việc phát triển q nhanh đơ thị về
phía Đơng đã làm phai màu bản sắc văn hóa vùng biển như văn hóa làng chài Tam Thanh,
làng nghề nước nắm, v.v…
Đây là những vấn đề mà không chỉ riêng đô thị Tam Kỳ đang phải đối mặt, mà
phần lớn các đô thị tại Việt Nam và thế giới đã và đang gặp phải. Một trong những lý do
dẫn đến tình trạng trên là việc áp dụng cứng nhắc luật quy hoạch phân khu chức năng
(Zoning) mà các đô thị ở Mỹ, châu Âu và Việt Nam đã áp dụng từ những năm đầu của thế
kỷ XX. Vào thời điểm đó, luật quy hoạch phân khu chức năng đã đạt được những thành
công nhất định trong việc lập lại trật tự và kiểm sốt khơng gian đơ thị.


Hình 0.5. Bản đồ quy hoạch thành phố
New York – 1916 (Zoning map)

Hình 0.6. Bản đồ quy hoạch thành phố
Philadelphia – 1933 (Zoning map)

Nhưng hoàn cảnh xã hội mà Zoning được viết ra vào thời kỳ đầu thế kỷ XX nay đã
khác xa vào cuối thế kỷ XX. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng Zoning đã đi


4
quá xa khỏi giới hạn về chức năng và nhiệm vụ của nó để tạo nên những hậu quả xấu cho
đô thị.
Nhận thức được vấn đề trên, Luật quy hoạch dựa theo hình thức (Form-based code
- FBC) ra đời. FBC là một loại luật đơ thị theo hình thức, khắc phục những khuyết điểm
mà Zoning để lại, nó đưa ra các phương pháp để tạo ra một không gian đô thị xác định,
tạo ra hình thể đơ thị có thể dự đốn được, chủ yếu bằng cách kiểm sốt khơng gian, hình
thái kiến trúc mà khơng q chú trọng đến chức năng sử dụng đất, khuyến khích sử dụng
đất hỗn hợp, đề cập đến mối quan hệ giữa mặt đứng cơng trình và khơng gian cơng cộng,
mối quan hệ qua lại giữa hình thức và khối tích của tịa nhà, tỷ lệ và loại đường phố và
khối phố, v.v…
Nổi bật nhất trong số các FBCs là Luật Quy hoạch thông minh – SmartCode. Nội
dung cơ bản của SmartCode chính là khái niệm “Transect” - mặt cắt địa lý. Ý tưởng chính
của Transect là xác định các thành phần đơ thị phù hợp với điều kiện và tính chất hoạt
động của chúng. Các thành phần có cường độ hoạt động cao thì được bố trí tại các vùng
càng gần trung tâm, trong khi đó các thành phần thuộc nơng thơn hoặc vùng phụ cận phải
nằm ở đất nông nghiệp. Transect (T) chia đô thị thành 06 vùng sinh thái cơ bản: T1.Vùng
tự nhiên; T2.Vùng nông thôn; T3.Vùng ngoại ô; T4.Vùng đô thị chung; T5.Trung tâm đơ
thị; T6.Lõi đơ thị. Từ đó đưa ra những quy định chung và quy định cụ thể cho từng vùng
địa lý với những thông số cụ thể, hình ảnh minh họa rõ ràng.

Vậy với SmartCode, người ta có thể hình dung tường tận khơng gian đơ thị tương
lai như thế nào, trải dài từ vùng lõi đơ thị ra đến khu vực ngoại ơ. Nó thiết lập vị trí đúng
đắn với từng hoạt động trong đơ thị. Điều quan trọng nhất là SmartCode đạt được các
mục tiêu phát triển bền vững như: khuyến khích sử dụng đất hỗn hợp nhờ thế nâng cao
tính đa dạng, tạo thêm sức sống và sinh khí cho đơ thị; tính nối kết, hỗ trợ giao thông
công cộng và đi bộ.
Với những ưu điểm trên, hiện nay các đô thị tại Mỹ và một số quốc gia khác đang
áp dụng luật SmartCode trong việc định hướng hình thể cho đơ thị. Đô thị Tam Kỳ và các
đô thị khác ở Việt Nam là những đơ thị hình thành muộn hơn, với lợi thế của người đi
sau, chúng ta luôn mong muốn hạn chế những sai lầm và tiếp thu những hướng đi đúng
đắn của những người đi trước. Vì thế việc xây dựng quy chế quản lý khơng gian hình thể
đơ thị Tam Kỳ trên cơ sở luật SmartCode là hướng đi khả thi tại thời điểm hiện tại.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Mục tiêu cụ thể: Xây dựng quy định chung cho tồn đơ thị và quy định cụ thể cho
các vùng quan trọng và còn đang gặp bất cập trong quản lý khơng gian hình thể của đô thị
Tam Kỳ (T6, SD). Nhằm cung cấp cho nhà đầu tư, chính quyền và cả người dân cái nhìn
tường tận về hình thái đơ thị trong tương lai; nâng cao sự công bằng trong đô thị; hạn chế
phát triển đô thị tràn lan và nâng cấp không gian đô thị; phát triển giao thông công cộng,
sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực công cộng; tạo sức sống cho khơng gian đơ thị; bảo
tồn các giá trị văn hóa, lịch sử.


5
Mục đích của đề tài là dựa trên cơ sở luật SmartCode, xây dựng quy chế quản lý
khơng gian hình thể chung cho đô thị Tam Kỳ bằng cách thiết lập các vùng T và mặt cắt
địa lý, xây dựng quy chế quản lý khơng gian hình thể cụ thể cho các vùng T6 (lõi đô thị)
và SD (special district).
3. Ðối tuợng và phạm vi nghiên cứu.
a) Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là xây dựng quy chế quản lý khơng gian hình thể

cho thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam trên cơ sở luật SmarCode.
b) Phạm vi nghiên cứu.
Về không gian: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là địa giới hành chính của thành phố
Tam Kỳ.
Về thời gian: Quá trình phát triển từ khi thành lập năm 1983 đế nay và định hướng
phát triển đến năm 2050.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.
a) Cách tiếp cận.
Đề tài nghiên cứu sử dụng cách 2 tiếp cận:
- Tổng hợp và đưa ra giải pháp nhằm chỉ ra được những khuyết điểm trong quy
hoạch và quản lý khơng gian hình thể đơ thị Tam Kỳ thông qua những hiểu biết, quan sát
thực tế và tài liệu thu thập được.
- Tiếp cận từ lý thuyết ứng dụng vào thực tiễn: Học hỏi những kinh nghiệm từ các
luật SmartCode được xây dựng cho các đô thị tại Mỹ và các nước phát triển để chắt lọc
thành những nguyên tắc để xây dựng quy chế quản lý hình thể đô thị ứng dụng riêng cho
đô thị Tam Kỳ.
b) Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu định tính: Đề tài sẽ tập trung phân tích các đồ án quy hoạch đã được
phê duyệt trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, trong đó quan trọng nhất là Quy hoạch chung
Tam Kỳ đến năm 2030 và 2050 và các đồ án Quy hoạch phân khu 1/2.000 và 1/5.000.
Nghiên cứu Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc Tam Kỳ, kết hợp cùng quan sát thực
tiễn để chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm trong q trình quy hoạch và quản lý khơng
gian hình thể mà đô thị Tam Kỳ đang gặp phải. Từ đó đưa ra giải pháp tái cơ cấu sử dụng
đất theo hướng khuyến khích sử dụng đất hỗn hợp một cách hợp lý.
Nghiên cứu định lượng: Sử dụng phương pháp Space Syntax để xác định được
những tuyến đường thường được sử dụng để di chuyển trong đô thị, nhằm xác định mức
độ quan trọng và vai trò của các tuyến đường để đưa ra những quy định phù hợp.


6

Căn cứ vào các kinh nghiệm xây dựng luật SmartCode của các đô thị đi trước và
kết hợp những phân tích kể trên để xây dựng quy chế quản lý khơng gian hình thể đơ thị
Tam Kỳ.
5. Cấu trúc của luận văn.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lý do lựa chọn đề tài.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
3. Ðối tuợng và phạm vi nghiên cứu.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.
5. Cấu trúc của luận văn.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ỨNG DỤNG LUẬT SMARTCODE TRONG
QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ KHƠNG GIAN HÌNH THỂ ĐƠ THỊ.
1.1. Tổng quan về luật quy hoạch theo hình thức (PBCs) và luật quy hoạch thơng
minh (SmartCode)
1.1.1. Q trình hình thành và phát triển của luật FBCs và SmartCode.
1.1.2. Nội dung, thành phần của luật SmartCode.
1.1.2. Tình hình ứng dụng luật SmartCode của các đô thị trên thế giới.
a) Luật SmartCode tại Miami, Hoa Kỳ.
b) Luật SmartCode tại Fort Myers, Quận Lee, Hoa Kỳ.
c) Luật SmartCode tại Jefferson, Hoa Kỳ.
d) Luật SmartCode tại San Antonio, Hoa Kỳ.
1.2. Vai trò của Luật SmartCode trong quy hoạch và quản lý không gian hình thể đơ
thị.
1.3. Khả năng ứng dụng luật SmartCode cho các đô thị tại Việt Nam.
CHƯƠNG 2. CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC HÌNH THÀNHLUẬT SMARTCODE CHO
THÀNH PHỐ TAM KỲ
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển khơng gian đơ thị Tam Kỳ.
2.2. Các đồ án quy hoạch đã phê duyệt trên địa bàn thành phố Tam Kỳ.
2.2.1. Quy hoạch chung thành phố Tam Kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.

2.2.2. Các đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng (Phân khu 1 đến Phân khu 12).
2.3. Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc thành phố Tam Kỳ.
2.3.1. Thơng tin chung.
2.3.2. Nội dung cơ bản.
2.4. Tình hình thực tiễn quản lý quy hoạch kiến trúc, khơng gian hình thể đô thị
Tam Kỳ.
2.4.1. Quản lý quy hoạch đô thị.
2.4.2. Quản lý kiến trúc cơng trình.


7
2.5. Phân tích giao thơng và tổ chức khơng gian đơ thị Tam Kỳ bằng phương pháp
Space Syntax.
2.5.1. Mục đích phân tích.
2.5.2. Phương pháp phân tích.
2.5.3. Kết quả phân tích theo sơ đồ giao thông đô thị Tam Kỳ đến năm 2030.
2.5.4. Kết quả phân tích theo sơ đồ giao thông đô thị Tam Kỳ đến năm 2030 theo đề xuất
CHƯƠNG 3. THIẾT LẬP LUẬT SMARTCODE CHO THÀNH PHỐ TAM KỲ
TỈNH QUẢNG NAM
3.1. Nguyên tắc, cơ sở Luật SmartCode cho thành phố Tam Kỳ.
3.1.1. Nguyên tắc thiết lập.
3.1.2. Bản đồ nền.
3.1.3. Cơ sở phân vùng.
3.2. Phân chia vùng địa lý (Transect zones), thiết lập mặt cắt.
3.2.1. Sơ đồ phân vùng địa lý.
3.2.2. Thiết lập mặt cắt địa lý.
3.3. Thiết lập các quy địch chung (General Provisions)
3.3.1. Hệ thống giao thông.
3.3.2. Chức năng sử dụng cơng trình trong các vùng địa lý.
3.3.3. Thơng số lơ đất.

3.3.4. Thơng số cơng trình.
3.3.5. Hình minh họa thông số lô đất và thông số công trình.
3.4. Thiết lập quy chế quản lý chi tiết cho các vùng T6.
3.4.1. Các quy định đã thiết lập trong quy định chung.
3.4.2. Các quy định cụ thể cho vùng T6 – Lõi đô thị.
3.5. Các quy định cụ thể cho vùng SD – Vùng đặc biệt.
3.5.1. Quy định cho vùng SD1 – Cánh đồng Nhong.
3.5.2. Quy định cho vùng SD2 – Làng nghệ thuật cộng đồng Tam Thanh.
3.6. Các quy định cụ thể cho vùng IZ – Công nghiệp.
3.6.1. Phân cấp độc hại và loại hình ưu tiên.
3.6.2. Quy định về chỉ tiêu sử dụng đất và kích thước cơng trình.
3.6.3. Quy định về khoảng cây xanh cách ly.
3.7. Quy định cho vùng TZ - Du lịch.
3.8.1. Phân loại các loại hình khu du lịch.
3.8.2. Quy định về chỉ tiêu sử dụng đất và kích thước cơng trình.
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tài liệu tham khảo


8
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ỨNG DỤNG LUẬT SMARTCODE TRONG
QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ KHƠNG GIAN HÌNH THỂ ĐƠ THỊ.
1.1. Tổng quan về luật quy hoạch theo hình thức (PBCs) và luật quy hoạch thơng
minh (SmartCode).
1.1.1. Q trình hình thành và phát triển của luật FBCs và SmartCode.
Từ khi các đơ thị trên thế giới hình thành và phát triển, con người đã ý thức rằng
thành phố mà họ sinh sống không thể tạo nên một không gian sống tốt và thẩm mỹ nếu
như không được sắp xếp một cách hợp lý, trật tự. Vì vậy, từ thời cổ đại, con người đã biết
phân chia thành phố thành những khu vực chức năng, đáp ứng nhu cầu định cư và tâm

linh của cư dân. Người Ai Cập cổ đại hình thành các đơ thị ở hạ lưu sơng Nile, thường là
hình chữ nhật, phân chia cơ cấu thành phố thành hai khu rõ rệt: khu chủ nô và nơ lệ, với
hình thái nhà ở mỗi khu cũng khác nhau. Khu ở cho người giàu là nhà ỏ có vườn với diện
tích mỗi lơ 600m2, nhà ở cho người nghèo là những khu nhà thấp tầng. Các thành phố Hy
Lạp cổ đại được chia thành các lô phố theo hệ thống đường ơ cờ với hai hướng chính
Nam-Bắc và Đơng-Tây và đều có các khu Acropolis và Agora. Acropolis là khu vực
trung tâm của thành phố, nơi tập trung các đền thờ mang tính tâm linh và nhà ở của các
quan tòa cao cấp. Agora là một quảng trường ở trung tâm, nơi tập trung các sinh hoạt về
thương mại và hành chính của thành phố.

Hình 1.1. Sơ đồ phát họa thành phố Amarna, (Akhetaten), Ai Cập, 13xx


9

Hình 1.2. Thành phố Amarna, (Akhetaten), Ai Cập, 13xx
Người Hy Lạp phân vùng thành phố thành các khu ở, khu công cộng và khu vực
tôn giáo; người La Mã tách rời các khu vực thủ công nghiệp ra khỏi những khu vực khác
của đô thị. Sang đến thời Trung cổ, các hoạt động thủ công nghiệp gây ô nhiễm, như sản
xuất da thuộc bị cấm ở trung tâm thành phố. Đến thời cận đại Napoleon ban hành 14 điều
trong đó quy định các hoạt động công nghiệp hoặc tiểu thủ cơng nghiệp có hại cho sức
khỏe cần phải bị di dời khỏi thành phố. Các điều luật liên quan đến địa điểm này đã được
hình thành và trở thành các tiền đề cho Luật quy hoạch phân khu chức năng (hay luật
phân vùng Zoning).
Tuy nhiên, mãi đến năm 1870, khái niệm luật phân vùng mới được Reihard
Baumeister - một kỹ sư người Đức đề cập. Ông đã phân định rõ ràng đất đơ thị thành các
vùng riêng biệt và có cường độ sử dụng khác nhau, ông phân chia đất theo tính chất sử
dụng và đưa ra các quy định về khối tích trên các loại sử dụng đất đó. Các quy định này
bao gồm: chiều cao cơng trình, khoảng lùi và phần diện tích trên lơ đất mà doanh nghiệp
hoặc người dân có thể xây dựng. Sau đó, hầu hết các thành phố khác ở nước Đức đều áp

dụng Zoning về sử dụng đất và khối tích này trong khoảng những năm 1880 đến 1890. [1]
Tại Mỹ, vào năm 1916, Luật quy hoạch phân vùng zoning hoàn chỉnh lần đầu tiên
ra đời ở New York. Luật Zoning của các thành phố ở Mỹ thường gồm hai phần: một phần
là bản đồ (zoning map), chỉ ra các loại sử dụng đất cũng như các quy định khác, phần thứ
hai là các điều luật (zoning ordinance), quy định từng điều kiện ràng buộc cho một mảnh
đất, một khu vực trong thành phố.


10

Hình 1.3. Bản đồ quy hoạch thị trấn Heilbronns - 1879
Quy hoạch đô thị giai đoạn này gắn liền với tên tuổi của kiến trúc sư, nhà lý luận
quy hoạch nổi tiếng Le Corbusier. Ơng coi quy hoạch đơ thị có ý nghĩa quan trọng, là chìa
khóa để giải quyết những vấn đề trong kiến trúc xây dựng. Đối với ông, thành phố hoạt
động như một con người có đầu, tim, tứ chi: phần đầu là các cơng trình đứng đầu Nhà
nước, tim là khu trung tâm thành phố và tứ chi là các khu làm việc của các trụ sở hành
chính và các trường học. Vì vây, ơng đã quy hoạch thành phố thành từng khu vực với
những chức năng riêng bao gồm: ở, làm việc, lưu thông và giữ gìn vật thể, cải thiện tinh
thần của con người. Thành phố Chandigarh, Ấn Độ là ví dụ cụ thể nhất cho ý tưởng của
ông.


×