Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Su dung Atlas giao khoa dia ly

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.68 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỬ DỤNG ATLAS GIÁO KHOA ĐỊA LÍ</b>



Mục đích của vấn đề sử dụng bản đồ trong dạy học tập địa lí là truyền thụ những kiến thức bản
đồ, là làm cho học sinh hiểu bản đồ, đọc được bản đồ và biết bản đồ, đồng thời rèn luyện kĩ năng
bản đồ như dùng bản đồ để học tập, nghiên cứu địa lí, đọc được bản đồ giáo khoa, biết tính tốn,
xác định đặc tính số lượng của hiện tượng, biết thành lập các biểu đồ, đồ thị, lát cắt… Ngoài ra,
cũng cần rèn luyện kĩ năng bản đồ khi thực hành về địa lí.


Như chúng ta đã biết, atlas địa lí là một tài liệu giáo khoa rất quan trọng và rất phổ dụng đối với
giáo viên và học sinh. Muốn sử dụng atlas địa lí được tốt, trước hết phải nghiên cứu tìm hiểu nó một
cách thấu đáo, hiểu được cấu trúc, tính chất đặc trưng của atlas. Đặc biệt phải hiểu biết về ngôn ngữ
bản đồ trong đó quan trọng nhất là hiểu được hệ thống kí hiệu và các phương pháp thể hiện các nội
dung bản đồ.


Atlas thường được giáo viên dùng phối hợp với bản đồ treo tường và lược đồ, bản đồ trong sách
giáo khoa nhằm truyền thụ kiến thức mới, ôn tập, kiểm tra kiến thức cũ và đồng thời rèn luyện kĩ
năng đọc bản đồ cho học sinh. Với các bản đồ trong atlas, giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh
so sánh, đối chiếu và khái quát những kiến thức tiếp thu được qua bài giảng. Những gì học sinh học
được trong bài khố, thì chúng cũng được minh họa trên các bản đồ.


Hiện nay, trong các nhà trường chủ yếu đang sử dụng 2 loại atlas địa lí phục vụ cho giảng dạy và
học tập, đó là atlas giáo khoa địa lí Việt Nam và tập bản đồ thế giới và các châu lục do Công ti Bản đồ
và Tranh ảnh giáo khoa thuộc Nhà xuất bản Giáo dục biên tập, xuất bản và phát hành.


<b>1. Tập bản đồ thế giới và các châu lục</b>


Tập bản đồ thế giới và các châu lục xuất bản lần đầu năm 2002, sau đó được tái bản lần thứ 4
vào năm 2004. Các tác giả chính tham gia biên soạn là TS. Nguyễn Quý Thao (chủ biên), PGS. TS
Ngô Đạt Tam, PGS Nguyễn Dược, PGS. TS Lê Huỳnh, PGS. TS Lê Ngọc Nam, Nguyễn Thế Hiệp,
Thành Ngọc Linh, Nguyễn Thị Hồng Loan, Lê Phú, Vũ Xuân Thảo. Toàn tập gồm 40 trang, các bản
đồ được biên soạn tập trung vào hai nội dung chính: tự nhiên và hành chính chính trị. Ngồi ra, tập


bản đồ cịn có các thơng tin khác (tên nước, tên thủ đơ, quốc kì, các số liệu về diện tích, dân số,
ngơn ngữ chính, tơn giáo chủ yếu…) và những đặc điểm nổi bật khác như núi cao nhất, sơng dài
nhất, những hình ảnh đặc trưng về tự nhiên và văn hoá của các dân tộc khác nhau… Ở cuối tập bản
đồ là bảng tra cứu địa danh, giúp cho người đọc có thể tra cứu dễ dàng, thuận lợi.


Cấu trúc, nội dung, số lượng trang bản đồ trong tập bản đồ này phụ thuộc vào chương trình mơn
địa lí trong nhà trường, phụ thuộc vào nội dung sách giáo khoa, phụ thuộc vào các đặc điểm tâm sinh
lí lứa tuổi học sinh… và những yêu cầu của một tập bản đồ giáo khoa. Do đó, thứ tự các trang bản đồ
trong tập được bố trí từ thế giới, đến các châu lục và các khu vực. Mỗi một châu lục chỉ bao gồm một
trang bản đồ về địa lí tự nhiên và một trang về hành chính - chính trị kèm theo đó là trang tư liệu.


Sau phần thế giới (tự nhiên và hành chính - chính trị) đến thứ tự các châu: Phi, châu Âu, châu
Mĩ, châu Đại Dương, châu Á, châu Nam Cực cho phù hợp với cấu trúc của sách giáo khoa (lớp 7
THCS). Tuy nhiên, cấu trúc này của tập bản đồ chưa thật hoàn chỉnh mà cần phải bổ sung thêm hai
trang bản đồ về địa lí kinh tế – xã hội cho mỗi một châu lục và mỗi một khu vực lãnh thổ tiêu biểu
như khu vực Đông Nam Á.


<i>Khi sử dụng atlas trước hết hãy đọc kĩ bảng kí hiệu chung (trang 3).</i> Bảng này bao gồm những
kí hiệu chung dùng cho toàn tập để thể hiện những yếu tố tự nhiên, hành chính – chính trị, dân cư
và cả những chữ viết tắt.


Trong yếu tố tự nhiên đặc biệt chú ý thang tầng địa hình. Thang tầng này dùng cho tất cả các
châu lục. Việc lựa chọn các bậc độ cao dựa theo nguyên tắc phân loại địa hình theo hình thái và trắc
lượng hình thái trên phạm vi toàn cầu:


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

thấp 0 – 200m, đồng bằng cao trên 200 – 500m và đồng bằng trên núi trên 500m).
- Bậc 200 – 500m với gam màu vàng cam là vùng đồi (phân ra đồi thấp, đồi cao).
- Bậc 500 – 1000m với gam màu cam là vùng núi thấp.


- Bậc 1000 – 2000m màu cam đậm là vùng núi trung bình.


- Bậc 2000 – 3000m màu cam nâu là vùng núi cao vừa.
- Bậc 3000 – 5000m màu cam nâu đậm là vùng núi cao.
- Bậc trên 5000m màu nâu hồng là vùng núi rất cao.


Đối với địa hình đáy biển và đại dương chia thành các bậc theo độ sâu phù hợp với địa hình tiêu
biểu là:


- Bậc 0 – 200m là vùng thềm lục địa – bộ phận rìa của các lục địa mới bị nước đại dương nhấn
chìm do biển lấn hoặc do bị hạ lún kiến tạo.


- Bậc 200 – 2000m là sườn lục địa là đối chuyển tiếp từ lục địa đến đáy đại dương.
- Bậc 2000 – 4000m là đáy đại dương


- Bậc dưới 4000m là các vực thảm đại dương.


Độ sâu của biển và đại dương được thể bằng màu lơ, càng sâu màu lơ càng đậm.


Các yếu tố tự nhiên ngồi phân tầng địa hình, cịn có các loại kí hiệu khác nhau để thể hiện các
yếu tố khác như:


- Các kí hiệu điểm thể hiện điểm độ cao, độ sâu, núi lửa.


- Kí hiệu tuyến thể hiện sơng, kênh đào, dịng biển nóng, dịng biển lạnh, ranh giới băng trơi
- Kí hiệu diện để thể hiện các đối tượng: hồ, đầm lầy, vùng băng tuyết, hoang mạc và bán hoang
mạc, vùng đồng rêu, rừng lá kim, tai ga, thảo nguyên, rừng lá rộng…


- Kí hiệu hình học và kí hiệu chữ để thể hiện khống sản…


- Riêng yếu tố khí hậu dùng các biểu đồ thể hiện biến trình nhiệt độ năm, lượng mưa trung bình
tháng và lượng mưa trung bình năm của một số đài trạm khí tượng tiêu biểu.



Các yếu tố hành chính chính trị, dân cư dùng các kí hiệu điểm (thủ đơ, điểm dân cư) kí hiệu
tuyến (ranh giới các quốc gia trên biển, biên giới quốc gia).


Trong từng trang bản đồ cũng có những kí hiệu để giải thích riêng cho trang đó.


Để tiện việc tra cứu các địa danh (chủ yếu đối với các châu lục) trên bản đồ theo các cột kinh tuyến
và các đai vĩ tuyến có ghi các chữ số và số Ả Rập màu đỏ. Theo các cột kinh tuyến ghi các chữ số in
hoa màu đỏ theo thứ tự từ trái sang phải (phía Tây sang phía Đơng) A, B, C, D, Đ, E… cong theo các
đai vĩ tuyến ghi các chữ số Ả Rập màu đỏ 1, 2, 3, 4… theo thứ tự từ trên xuống (Bắc xuống Nam). Bên
cạnh đó cịn căn cứ vào số trang để tra cứu sử dụng atlas khi đọc từng trang phải khai thác triệt để các
thông tin. Trước hết phải hiểu được cơ sở toán học của bản đồ vì nó đảm bảo sự chính xác cần thiết cho
việc thành lập và sử dụng bản đồ. Sau đấy là phải hiểu được bản chất của các phương pháp thể hiện các
nội dung bản đồ. Trong mỗi trang bản đồ thường có phần chữ nêu lên một cách tóm tắt đặc trưng về tự
nhiên, chính trị, dân cư của lãnh thổ bản đồ.


- Trang 6 và trang 7 là bản đồ tự nhiên thế giới. Ở đây thiết kế thành 2 trang: bán cầu Tây và
bán cầu Đơng cùng tỉ lệ 1:100.000.000 và có thêm bản đồ phụ miền Nam Cực và Bắc Cực. Bản đồ
bán cầu Đông và bán cầu Tây đều được xây dựng theo phép chiếu phương vị ngang đồng diện tích,
nhưng khác nhau ở vị trí tiếp xúc giữa mặt phẳng chiếu với xích đạo. Hai bản đồ miền Nam Cực và
Bắc Cực lại dùng phép chiếu phương vị đứng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

dụng, số người theo các tôn giáo lớn.


- Trang 10 và 11 thể hiện châu Phi tự nhiên và châu Phi hành chính – chính trị. Cả hai bản đồ
này đều được xây dựng theo phép chiếu phương vị ngang đồng diện tích, với kinh tuyến 200<sub>Đ là</sub>


kinh tuyến chính và xích đạo là vĩ tuyến chính.


- Trang 12 và 13 là trang tư liệu về châu Phi. Các trang này thể hiện từng quốc gia với các


thông số về quốc kì, diện tích, dân số, thủ đơ, ngơn ngữ chính, tơn giáo chủ yếu, quốc khánh, đơn vị
tiền tệ, tín ngưỡng. Ngồi ra, cịn có các số liệu chung và đặc trưng về châu Phi.


- Trang 14 và 15 là hai bản đồ châu Âu và tự nhiên và hành chính – chính trị. Hai bản đồ này
đều được thiết kế bởi phép chiếu hình nón đứng với kinh tuyến 200<sub>Đ là kinh tuyến giữa và vĩ tuyến</sub>


500<sub>B là vĩ tuyến chính tỉ lệ chung là 1:30.000.000 Thơng tin về châu Âu được trình bày ở trang 16</sub>


và 17.


- Trang 18 và 19 thể hiện châu Mĩ về địa lí tự nhiên và hành chính – chính trị. Hai bản đồ này
được thiết kế theo phép chiếu phương vị nghiêng với tỉ lệ chung là 1:70.000.000. Các thông tin về
châu Mĩ được trình bày ở trang 20 và 21.


- Trang 22 và 23 thể hiện châu Đại Dương về địa lí tự nhiên và hành chính- chính trị được thiết
kế theo phép chiếu phương vị nghiêng, tỉ lệ chung 1:48.000.000. thơng tin về châu Đại dương được
trình bày ở trang 24 và 25.


<i>- Trang 26 và trang 27 thể hiện châu Á địa lí tự nhiên và hành chính – chính trị. Hai bản đồ này</i>
đều được thiết kế theo phép chiếu phương vị nghiêng giữ diện tích với tỉ lệ 1:60.000.000. Các thơng
tin về châu Á được trình bày ở trang 28 và 29.


- Trang 30 và 31 thể hiện khu vực Đơng Nam Á trong đó có lãnh thổ Việt Nam. Các trang bản
đồ “Đông Nam Á Địa lí tự nhiên và hành chính chính trị” đều được thiết kế theo phép chiếu hình
nón đứng với kinh tuyến chính 1100<sub>Đ và vĩ tuyến chuẩn là xích đạo. Tỉ lệ bản đồ 1: 25.000.000.</sub>


Thông tin về Đông Nam Á được trình bày ở trang 32 và 33.


- Trang 34 và trang 35 thể hiện châu Nam Cực và những thông tin tham khảo. Bản đồ được
dựng theo phép chiếu phương vị đứng với tỉ lệ 1:48.000.000.



- Cuối tập bản đồ là các trang tra cứu địa danh 36, 37, 38, 39 và 40.
<b>2. Atlas địa lí Việt Nam</b>


Atlas địa lí Việt Nam được xuất bản lần đầu vào năm 1992 do PGS. TS Ngô Đạt Tam, PGS. TS
Vũ Tuấn Cảnh, TS. Nguyễn Tiến Dũng chủ biên và những người khác: TS. Lê Huỳnh, PGS. TS Lê
Ngọc Nam, PGS. TS Lê Thông, TS. Nguyễn Quý Thao và KS. Nguyễn Cẩm Vân tham gia biên
Soạn. Sau 8 lần tái bản Atlas Địa lí Việt Nam được cập nhật, bổ sung nâng cao về mặt chất lượng
khoa học, chất lượng in ấn và mĩ thuật.


Atlas địa lí Việt Nam tái bản lần thứ 8 có sửa chữa và chỉnh lí vào tháng 4 năm 2004, do
PGS.TS Ngơ Đạt Tam, TS. Nguyễn Quý Thao chủ biên và PGS.TS Lê Huỳnh, GS.TS Lê Thông,
GS.TS KH Phan Văn Quýnh, PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ, PGS.TS Đặng Duy Lợi, ThS. Nguyễn
Hồng Loan, KS. Lê Phú, Thành Ngọc Linh, Nguyễn Thế Hiệp và TS Lê Duy Đại tham gia biên
soạn.


- Atlas địa lí Việt Nam xét về mặt mục đích phục vụ thì cấu trúc nội dung của nó phù hợp với
chương trình mơn địa lí phổ thơng cơ sở và phổ thơng trung học, phù hợp với sách giáo khoa địa lí
lớp 8, lớp 9 và lớp 12 hiện hành và đáp ứng được u cầu tìm hiểu về địa lí Việt Nam.


Tồn tập atlas bao gồm 24 trang với 3 phần:


- Phần mở đầu gồm 3 trang trình bày các kí hiệu chung, hành chính


- Phần tự nhiên gồm 7 trang đề cập đến hình thể, địa chất khống sản, khí hậu, đất thực vật và
động vật, các miền tự nhiên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

thương mại, du lịch, vùng kinh tế Bắc Bộ, vùng kinh tế Bắc Trung Bộ, vùng kinh tế Nam Trung Bộ,
vùng kinh tế Nam Bộ.



- Cơ sở toán học của tất cả các trang bản đồ đều được thiết kế có tính thống nhất. Phép chiếu sử
dụng thống nhất là phép chiếu hình nón hai vĩ tuyến chuẩn (1 = 110B và 2 = 210B). Tỉ lệ chung


cho các trang bản đồ chính là 1: 6.000.000, tỉ lệ 1: 9.000.000 dùng cho các bản đồ ngành và tỉ lệ
1:18.000.000 cho các bản đồ phụ, tỉ lệ 1:3.000.000 đối với bản đồ các miền tự nhiên và các vùng
kinh tế.


- Muốn khai thác, sử dụng atlas địa lí Việt Nam một cách có hiệu quả trước hết phải nghiên cứu
kĩ bảng kí hiệu chung để hiểu được bản chất, khả năng thể hiện của các kí hiệu bản đồ, cũng như
bản chất của các phương pháp, hình thức biểu hiện trên bản đồ và khả năng thể hiện của các phương
pháp biểu hiện. Trang kí hiệu chung bao gồm những kí hiệu phản ánh gần đầy đủ nội dung chung
của toàn tập từ những yếu tố tự nhiên, kinh tế, dân cư hành chính… bố cục chung của trang kí hiệu
chung bao gồm 4 phần:


+ Các yếu tố tự nhiên: phân tầng địa hình, các yếu tố địa hình, thuỷ hệ, khống sản.
+ Cơng nghiệp: các trung tâm cơng nghiệp và cơng nghiệp khai khống.


+ Nơng, lâm ngư nghiệp: các vùng nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi…
+ Các yếu tố khác.


Đối với các yếu tố tự nhiên trước hết phải hiểu được nguyên tắc phân loại bậc thang phân tầng
địa hình để từ đó đọc được tốt các trang bản đồ hình thể và các miền tự nhiên.


Phân tầng địa hình thể hiện địa hình trên đất liền và địa hình đáy biển.


<i><b>- Địa hình trên đất liền: Đối với địa hình trên đất liền, phân tầng độ cao có các đường bình độ:</b></i>
50m, 200m, 1500m và 2500m , trong đó:


+ Đường 50m nêu lên các đồi núi sót ở đồng bằng và cũng là ranh giơi trung bình của vùng
đồng bằng và trung du cả nước, (ranh giới màu xanh ve chuyển sang màu vàng).



+ Tầng 200 – 500m thể hiện các dãy núi thấp và địa hình sơn cước của vùng núi nói chung (có
màu vàng cam).


+ Tầng 500 – 1500m cần thể hiên rõ các cánh cung vùng núi Đơng Bắc, có tụ điểm chụm lại ở
dãy núi Tam Đảo, nó cịn thể hiện các khối núi đồ sộ ở vùng Tây Bắc - Đông Nam, nêu lên dãy
Trường Sơn có sườn Đơng dốc và sườn Tây thoải và các cao nguyên phun trào ba dan vùng
KonTum, Đăk Lắc, Di Linh (có màu cam).


+ Tầng 1500 – 2500m nêu lên các cao nguyên Đồng Văn, vùng núi Sa Pa, Hoàng Liên sơn, cao
nguyên Lâm Viên, một phân tầng vùng địa lí có khí hậu ơn hồ quanh năm (có màu cam nâu).


+ Tầng 2500m trở lên khoanh ra các chỏm cao có các đỉnh núi cao nhất Việt Nam như Phan Xi
Păng (Phanxipan) 3143m, Phu Lng 2980m, Puxailailang 2711m, Ngọc Lĩnh 2598m (các chỏm
này có màu nâu xẫm).


+ Đối với bản đồ nền tỉ lệ 1:3.000.000 và 1:3.500.000 cần vẽ thêm đường phân tầng độ cao
100m, để thể hiện được thêm cao nguyên và sơn nguyên khác ở Lào, campuchia và Hoa Nam
(Trung Quốc).


<i>- Địa hình đáy biển: Phân tầng độ sâu có các đường bình độ sau: -20m, -50m, -100m, -200m, </i>
-1000m, -1500m, -2000m, -4000m. Các đường độ sâu này có ý nghĩa đối với vùng biển Việt Nam
như sau:


+ Đường -20m là độ sâu mớn nước các tàu biển vượt đại dương có thể tiếp cận bến cảng, để thể
hiện các bãi phù sa ngầm và vùng đảo san hơ vịng (lagoon).


+ Đường -50m nêu lên độ dốc thoải thềm lục địa ở vịnh Bắc Bộ và ở phía Nam ở sơng Mê
Công.



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

+ Đường -200m vẽ ra ranh giới thềm lục địa của bán đảo đông dương


+ Đường -1000m và -1500m là sườn lục địa Nam Trung Bộ và có thềm biển vươn ra các nhóm
đảo của quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa theo hướng Tây Nam - Đông Bắc.


+ Đường -2000m vẽ ra các máng biển ngăn cách quần đảo Trường Sa với đảo Boocnêo và đảo
Palavan.


+ Đường - 4000m thể hiện lòng chảo và đáy Biển Đơng.


Nội dung cơng nghiệp bao gồm các kí hiệu thể hiện các trung tâm công nghiệp, các ngành cơng
nghiệp, cơng nghiệp khai thác khống sản. Các trung tâm công nghiệp thể hiện quy mô theo giá trị
tương đối: nhỏ, vừa, lớn, rất lớn. Các ngành công nghiệp được thể hiện bằng các kí hiệu hình học và
trực quan, cơng nghiệp khai thác dùng kí hiệu hình học và kí hiệu chữ, nhưng chú ý phân biệt giữa
kí hiệu khống sản và kí hiệu cơng nghiệp khai khống ở chỗ kí hiệu cơng nghiệp khai thác khống
sản có vịng trịn bao kí hiệu khống sản.


Nội dung nơng, lâm, ngư nghiệp dùng kí hiệu diện thể hiện cho vùng nơng nghiệp và kí hiệu
trực quan thể hiện các cây trồng và vật ni chính.


Các yếu tố khác, đặc biệt các điểm dân cư được thể hiện theo chức năng hành chính ở các tỉ lệ
khác nhau bằng kí hiệu hình học và kiểu và kích thước chữ.


Muốn khai thác và sử dụng tốt bản đồ giáo khoa nói chung vá atlas giáo khoa nói riêng phải
hiểu và đọc được các kí hiệu bản đồ, nhưng kí hiệu bản đồ và màu sắc trên bản đồ, cũng chỉ là
những phương tiện cuả phương pháp thể hiện bản đồ mà thôi. Do vậy người sử dụng bản đồ và atlas
nhất thiết phải hiểu được các phương pháp thể hiện những nội dung địa lí trên bản đồ. Khi thể hiện
bản đồ, ngồi việc phản ánh những hình dạng bên ngồi của đối tượng và hiện tượng địa lí cịn phải
chỉ ra được sự phân bố, những đặc điểm định tính, định lượng, cấu trúc của các đối tượng và hiện
tượng nữa. Vì vậy, mỗi một đối tượng và hiện tượng địa lí địi hỏi phải có những phương pháp biểu


hiện thích hợp.


Khi đọc, khai thác từng trang bản đồ phải vận dụng đúng đắn nguyên tắc, phương pháp và nội
dung phân tích, sử dụng bản đồ và thường đề cập tới những nội dung chính; nội dung bản đồ,
phương pháp và các phương tiện phương án (kí hiệu, màu sắc…) để thực hiện phương pháp và từ
đó nêu lên những đặc điểm chính của đối tượng, mối quan hệ giữa các đối tượng hiệntượng địa lí.
Sau đây là một số gợi ý khi phân tích, khai thác các bản đồ trong tập atlas địa lí Việt Nam.


<i><b>- Bản đồ hành chính (trang 2, 3)</b></i>


+ Nội dung thể hiện các đơn vị hành chính Việt Nam gồm 64 tỉnh thành phố. Các điểm dân cư
được thể hiện theo chức năng hành chính: thủ đô, thành phố trực thuộc trung ương, thành phố tỉnh
lị, thị xã tỉnh lị. Chú ý vào thời điểm chia tách tỉnh (Nghị quyết 22/2003/QH11 ngày 26/11/2003
của Quốc Hội) tỉnh lị của tỉnh Lai Châu là Thị trấn Phong Thổ và tỉnh lị của tỉnh Đắc Nông là Thị
trấn Gia Nghĩa. Ngồi ra, nội dung bản đồ cịn thể hiện vị trí của Việt Nam trong Đơng Nam Á (bản
đồ phụ) và bảng số liệu về diện tích, dân số của các tỉnh.


+ Cần thống kê số tỉnh, diện tích và dân số trong từng vùng hành chính. Tuy nhiên, cần chú ý
hiện cịn có sự chưa thống nhất ở một số tài liệu về số tỉnh trong một số vùng như: Duyên hải Nam
Trung Bộ và vùng Đông Nam Bộ.


+ Xác định những tỉnh có diện tích lớn nhất, diện tích nhỏ nhất, các tỉnh có số dân lớn nhất và
các tỉnh có số dân ít nhất.


<i><b>Bản đồ hình thể (trang 4, 5)</b></i>


- Để có cách nhìn khái qt về vị trí, lãnh thổ và đặc điểm chung địa hình Việt Nam trước tiên
cần xác định giới hạn lãnh thổ phần đất liền (cực Bắc, cực Nam, cực Đông, cực Tây) và phần biển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Nêu lên đặc điểm chung của điạ hình Việt Nam, thơng qua việc phân tích thang tầng địa hình


kết hợp với việc đọc bản đồ các miền tự nhiên trang 9 và trang 10.


<i><b>Bản đồ địa chất khoáng sản</b></i>


- Nội dung bản đồ thể hiện các thành tạo địa chất: các loại đá theo tuổi, các đứt gãy kiến tạo,
các thể xâm nhập mắc ma, điều kiện địa chất biển Đông và sự phân bố các mỏ khoáng sản.


- Các loại đá có tuổi khác nhau được thể hiện bằng phương pháp nền chất lượng với các nền
màu khác nhau kết hợp với kí hiệu chữ. Các đứt gãy kiến tạo được thể hiện bằng phương pháp kí
hiệu tuyến (theo đường). Các mỏ khống sản được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu với các kí
hiệu có hình dạng khác nhau, màu sắc khác nhau và kí hiệu chữ. Các mỏ khống sản được phân loại
theo 3 nhóm chính: năng lượng, kim loại và các nhóm phi kim loại. Các mỏ chỉ được thể hiện sự
phân bố mà không thể hiện trữ lượng.


- Chú ý cần giải thích hai loại mỏ nội sinh và ngoại sinh về đặc điểm và sự phân bố. Nhấn mạnh
vùng Đông bắc là vùng nhiều mỏ nhất, đồng thời nhấn mạnh vai trò ý nghĩa của dầu khí ở vùng
trũng sơng Cửu Long và thềm lục địa.


<i><b>Bản đồ khí hậu </b></i>


Nội dung bản đồ khí hậu trong tập atlas (tỉ lệ 1:9.000.000) được xây dựng theo sách giáo khoa
địa lí lớp 8 do nguyễn Dược tổng chủ biên, Nguyễn Phi Hạnh chủ biên và Đặng Văn Đức, Đặng
Văn Hương, Nguyễn Minh Phương biên soạn. Vì thế, nội dung bản đồ thể hiện:


- Các miền khí hậu: Miền khí hậu phía Bắc, miền khí hậu Đơng Trường sơn và miền khí hậu
phía Nam.


+ Miền khí hậu phía Bắc có ranh giới phía Nam là dãy Hồnh Sơn (180<sub>B) có mùa đơng lạnh,</sub>


tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đơng ẩm ướt, mùa hè nóng và mưa nhiều.



+ Miền khí hậu đơng Trường sơn bao gồm phần lãnh thổ Trung Bộ phía đơng dãy Trường Sơn
từ Hồnh Sơn đến mũi Dinh (110<sub>B) có mùa mưa lệch hẳn về thu đơng.</sub>


+ Miền khí hậu phía Nam (bao gồm cả Nam Bộ và Tây Ngun), có khí hậu cận xích đạo, nhiệt
độ quanh năm cao với một mùa mưa và một mùa khơ tương phản sâu sắc.


Các miền khí hậu được thể hiện bằng phương pháp nền chất lượng với 3 nền màu khác nhau.
- Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa thể hiện biến trình nhiệt độ trung bình tháng và lượng mưa
trung bình. Các biểu đồ này đặt vào vị trí các đài trạm lựa chọn tiêu biểu cho từng miền khí hậu.
Phương pháp thể hiện là phương pháp biểu đồ định vị.


- Chế độ gió (hướng và tần xuất) được thể hiện bằng phương pháp biểu đồ định vị với biểu đồ
hoa gió tháng 1 (màu lơ) và tháng 7 (màu đỏ) và phương pháp kí hiệu đường chuyển động bởi các
véc tơ (mũi tên) thể hiện các loại gió và bão theo màu sắc và hình dạng của vectơ.


- 6 bản đồ tỉ lệ 1:18.000.000 thể hiện lượng mưa và nhiệt độ. Về lượng mưa thể hiện lượng mưa
trung bình năm, tổng lượng mưa từ tháng 11 – 4, tổng lượng mưa từ tháng 5 - 10. Phương pháp thể
hiện là nền số lượng. Về nhiệt độ, bản đồ thể hiện nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình
tháng 1 và nhiệt độ trung bình tháng 7. Khi giải thích sự phân bố lượng mưa và phân bố nhiệt độ
cần so sánh đối chiếu với bản đồ khí hậu, gió, bản đồ hình thể và bản đồ các miền tự nhiên.


- Chú ý phân tích ảnh hưởng của khí hậu tới sản xuất nơng nghiệp: Lượng mưa lớn dồi dào làm
cho cây cối phát triển quanh năm, khả năng xen canh tăng vụ, trồng nhiều cây cơng nghiệp gốc
nhiệt đới có giá trị kinh tế cao. Chế độ mưa tạo nguồn nước cho nông nghiệp, cơng nghiệp và sinh
hoạt. Tính chất thất thường của khí hậu làm cho sản xuất nông nghiệp bấp bênh, thường xuyên
phòng chống bão lụt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Các miền tự nhiên gồm 3 miền: miền Bắc và Đông Bắc Bộ, miền Tây bắc và Bắc Trung bộ,
miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.



Đọc các trang này trước hết đọc kĩ thang phân tầng địa hình và các lát cắt địa hình để nêu lên
đặc điểm chung của địa hình Việt Nam cũng như ở các miền tự nhiên.


- Xác định ranh giới của các miền tự nhiên, vị trí địa lí cuả các miền, đánh giá ý nghĩa về tự
nhiên và kinh tế của miền.


- Dựa vào các bậc độ cao, hình thái để nêu lên những đặc điểm địa hình, các đơn vị địa hình; sơn
nguyên, cao nguyên, các đặc điểm sơn văn; các dãy núi theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, các dãy núi
cánh cung, dãy Trường Sơn và các dãy núi đâm ngang. Các đỉnh núi cao trên 2500m và các đỉnh núi
tiêu biểu khác. Đồng bằng châu thổ, các cánh đồng trên vùng núi. Các hệ thống sơng chính, các hồ
nước tự nhiên và các hồ thuỷ điện…


- Để nghiên cứu hướng núi chung của địa hình, các bậc địa hình tiêu biểu, mức độ chia cắt sâu
và chia cắt ngang của địa hình phải đọc kĩ các lát cắt địa hình. Cần chú ý là các bậc địa hình đồi núi
Việt Nam là do các chu kì kiến tạo tạo ra. Các bậc địa hình đó là:


+ Bậc 200 – 600m chiếm một diện tích lớn nhất, nay bị sông suối chia cắt thành các quả đồi hay
các ãy đồi.


+ Bậc 600 – 900m tạo nên vùng núi thấp đó là cảnh quan vùng đồi núi thấp phổ biến nhất ở
nước ta.


+ Các bậc trên 1500m là các vùng sơn nguyên và các vùng núi cao có các đỉnh trên 2500m.
Khi xây dựng hoặc đọc các lát cắt địa hình đặc biệt chú ý tới hướng cắt. Chọn hướng cắt địa
hình sao cho khi cắt thể hiện được đặc điểm của địa hình trong khu vực. Sau đó là chọn tỉ lệ ngang
và tỉ lệ cao của lát cắt. Thường tỉ lệ ngang giữ nguyên theo tỉ lệ bản đồ, còn tỉ lệ cao thường phải
tăng 2,3,4 lần so với chiều ngang.


<i><b>Bản đồ dân số và dân tộc (trang 11 và 12)</b></i>



Nội dung chính của hai trang này là thể hiện mật độ dân số, các điểm dân cư thành thị, sự phân
bố của các dân tộc theo ngữ hệ và nhóm ngơn ngữ. Bên cạnh đó là các biểu đồ thể hiện tình hình
dân số Việt Nam qua các năm, kết cấu dân số theo giới tính và theo độ tuổi, cơ cấu dân số hoạt
động theo ngành và cơ cấu các nhóm dân tộc Việt Nam.


Khi đọc các trang bản đồ này cần chú ý:


- Chỉ tiêu mật độ dân số khơng tính theo một đơn vị hành chính nào (tỉnh, huyện) mà theo vùng
bởi vì chỉ số mật độ dân số được thể hiện bằng phương pháp nền số lượng.


- Bậc thang dân số được lựa chọn thích hợp phản ánh đúng thực trạng phân bố dân cư của Việt
Nam. Mật độ được thể hiện qua sắc độ của gam màu nóng. Mật độ càng thấp thì màu càng nhạt
(vàng, da cam), mật độ càng cao sắc thì độ màu càng đậm (hồng-hồng đậm).


- Các điểm dân cư đô thị được thể hiện theo quy mô dân số và cấp đô thị. Phương pháp thể hiện
các điểm dân cư đô thị là phương pháp kí hiệu với dạng kí hiệu hình học. Quy mô dân số của các
điểm dân cư được thể hiện thơng qua kích thước và hình dạng kí hiệu với bậc thang số lượng cấp
bậc quy ước. Cấp đô thị được thể hiện theo kiểu chữ, tới đô thị loại 1,2,3 và 4, đô thị loại 5. Các thị
trấn do tỉ lệ bản đồ nhỏ và số lượng thị trấn quá lớn nên không thể hiện trên bản đồ. Khi so sánh số
dân của các đô thỉtên bản đồ cần phân biệt rõ kí hiệu theo bản chú giải tránh nhầm lẫn theo cảm
giác chủ quan. Vì số liệu được lấy theo các tài liệu thống kê chính thống đảm bảo độ chính xác và
tính cập nhật.


- Từ phân tích bản đồ có thể rút ra nhiều nhận xét và kết luận về đặc điểm phân bố dân cư, phân
bố dân cư đô thị…


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Nội dung bản đồ thể hiện, hiện trạng sử dụng đất, các vùng nông nghiệp, các cây trồng và vật
nuôi chính và các biểu đồ phụ thể hiện giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.



- Hiện trạng sử dụng đất được thể hiện bằng phương pháp vùng phân bố với nền màu khác
nhau. Cây trồng và vật ni chính được thể hiện bằng phương pháp vùng phân bố với các kí hiệu
trực quan được khái qt hố cao theo vùng. 7 vùng nông nghiệp được thể hiện bằng phương pháp
nền chất lượng với kí hiệu chữ số La mã.


- Cần chú ý phân tích hiện trạng sử dụng đất (phân bố, diện tích), ranh giới các vùng nông
nghiệp (các tỉnh thành phố thuộc vùng, đặc điểm nông nghiệp chung của vùng). Giải thích sự phân
bố các cây trồng và vật ni chính ở hai vùng trọng điểm cây lương thực (Đồng bằng sông Hồng,
Đồng bằng sông Cửu Long), ở Đồng bằng Duyên hải miền Trung, ở các vùng trọng điểm của cây
công nghiệp dài ngày như Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Miền núi Trung du phía Bắc. Về chăn ni
có hai vùng có đàn trâu lớn nhất là Đơng Bắc và Bắc Trung Bộ. Ba tỉnh có đàn trâu nhiều nhất là
Nghệ An, Thanh Hoá, Lạng Sơn. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung bộ có đàn bị lớn nhất.
Các tỉnh có đàn bị nhiều nhất là Gia lai, Nghệ An, Thanh Hố…


<i><b>Các bản đồ nơng nghiệp ngành (trang 14)</b></i>


- Trang bản đồ nông nghiệp ngành đề cập tới 2 ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi. Trồng
trọt thể hiện ngành trồng lúa, hoa màu và cây công nghiệp.


- Bản đồ lúa tỉ lệ 1:9.000.000. Bản đồ thể hiện các nội dung về diện tích và sản lượng lúa của
các tỉnh, diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực. Diện tích và sản lượng lúa của
các tỉnh được thể hiện bằng phương pháp Cartodiagram với biểu đồ cột. Trong đó, biểu đồ cột màu
xanh thể hiện diện tích, cột màu gạch thể hiện số lượng. Thông qua đơn vị cơ sở có thể tích được
diện tích và sản lượng lúa của từng tỉnh. Diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực
được thể hiện bằng phương pháp Cartogram. Từ bản đồ có thể rút ra những nhận xét về các vùng
trọng điểm lúa, các tỉnh có diện tích trồng lúa lớn nhất, các tỉnh có sản lượng lúa lớn nhất. Mối liên
quan giữa diện tích và sản lượng lúa. Những tỉnh là trọng điểm lúa của cả nước là những tỉnh có sản
lượng lúa lớn nhất như: Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Long An, Sóc Trăng và Tiền
Giang.



- Bản đồ hoa màu tỉ lệ 1:18.000.000. Nội dung của bản đồ (tỉ lệ diện tích gieo trồng hoa màu so
với tổng diện tích trồng cây lương thực) được thể hiện bằng phương pháp Cartogram. Các tỉnh có
diện tích hoa màu so với diện tích cây lương thực lớn nhất là Tây Nguyên, Tây Bắc và một số tỉnh
Đông Bắc. Nội dung thứ hai là phân bố của các cây hoa màu chính như ngơ, khoai, sắn bằng
phương pháp vùng phân bố. Ở đây có sự phù hợp giữa các vùng trồng nhiều hoa màu cũng là các
vùng có diện tích hoa màu so với diện tích cây lương thực lớn.


- Bản đồ cây cơng nghiệp có tỉ lệ 1:18.000.000. Bản đồ này đề cập đến nội dung chính là tỉ lệ
diện tích gieo trồng cây cơng nghiệp so với diện tích gieo trồng và được thể hiện bằng phương pháp
Cartogram. Nội dung thứ hai thể hiện sự phân bố của một số loại cây công nghiệp chính. Ví dụ, cây
cơng nghiệp ngắn ngày là mía, lạc, bông, thuốc lá và cây công nghiệp dài ngày là hồ tiêu, chè, cà
phê, cao su, dừa…


- Bản đồ chăn nuôi tỉ lệ 1:9.000.000. Bản đồ đề cập tới hai nội dung chính: một là, số lượng gia
súc, gia cầm của các tỉnh và hai là số lượng gia súc tính bình qn. Nội dung thứ nhất được thể hiện
bằng phương pháp Cartodiagram, với các biểu đồ cột. Độ cao của biểu đồ thể hiện số lượng trên
theo đơn vị tỉnh. Màu sắc của biểu đồ thể hiện các loại gia súc: trâu, bị, lợn. Riêng gia cầm vì số
lượng quá lớn so với các loại gia súc nên dùng biểu đồ nửa hình trịn với bậc thang cấp bậc quy
ước. Nội dung thứ hai cũng được thể hiện bằng phương pháp Cartogram.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

- Nội dung bản đồ thể hiện ti lệ diện tích rừng so với diện tích tồn tỉnh, giá trị sản xuất lâm
nghiệp của các tỉnh, thành phố, sản lượng thuỷ sản đánh bắt và nuôi trồng, bãi cá bãi tôm, sản lượng
thuỷ sản của cả nước qua các năm.


- Thể hiện nội dung tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích tồn tỉnh bằng phương pháp Cartogram
với sắc độ màu (đậm nhạt) khác nhau, càng đậm tỉ lệ diện tích càng cao. Giá trị sản xuất lâm nghiệp
của các tỉnh và thành phố bằng phương pháp Cartodiagram với bậc thang cấp bậc quy ước.


- Thể hiện sản lượng thuỷ sản đánh bắt và nuôi trồng của các tỉnh và thành phố bằng phương
pháp Cartodiagram với biểu đồ cột. Cột màu đỏ thể hiện thuỷ sản đánh bắt và cột màu xanh là thuỷ


sản ni trồng. Đơn vị tính 1mm độ cao của biểu đồ tương ứng với 2000 tấn. Những tỉnh có sản
lượng dưới 5000 tấn không được thể hiện theo tỉ lệ, các tỉnh có sản lượng q lớn cũng khơng thể
hiện theo tỉ lệ mà chiều cao của cột bị đứt đoạn và được ghi trực tiếp số lượng phía trên cột.


- Các bãi cá, bãi tôm được thể hiện bằng phương pháp vùng phân bố.


- Khi đọc bản đồ, chúng ta phải dựa vào các chỉ số (số lượng) trong bản chú giải, tức là sắc độ
màu, kích thước của biểu đồ tròn, độ cao của biểu đồ cột để có những thơng tin về số lượng tỉ lệ
diện tích rừng, giá trị sản xuất lâm nghiệp và sản lượng thuỷ sản đánh bắt và nuôi trồng của các tỉnh
và thành phố.


- Khi đọc bản đồ cần rút ra những nhận xét về những vùng, những tỉnh có diện tích rừng so với
diện tích tự nhiên cao (>50%); những vùng, những tỉnh có diện tích rừng thấp (<25%) giải thích hiện
tượng đó. Nhận xét về sự phát triển rừng: nhìn chung diện tích rừng có sự biến động rất mạnh cả về
mặt số lượng và chất lượng theo cả 2 chiều hướng tích cực và tiêu cực, chứng minh nhận định đó.
Nhận xét về những tỉnh có giá trị sản xuất lâm nghiệp lớn nhất (>200 tỉ đồng) và những tỉnh có giá trị
sản xuất lâm nghiệp thấp (<25 tỉ). Về sản lượng thuỷ sản đánh bắt và nuôi trồng cũng cần rút ra
những nhận xét và giải thích tương tự như nội dung lâm nghiệp trên.


<i><b>Bản đồ công nghiệp chung (trang 16)</b></i>


Nội dung bản đồ đề cập tới những đặc điểm chung của công nghiệp Việt Nam và sự phân hố lãnh
thổ cơng nghiệp. Trong đó có những nội dung chính: các trung tâm và điểm cơng nghiệp theo giá trị sản
phẩm, các ngành công nghiệp, và những biểu đồ phụ thể hiện sự phát triển của sản xuất công nghiệp,
sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế và theo nhóm ngành của cơng nghiệp cả nước.


- Phương pháp thể hiện những nội dung chủ yếu nêu trên là phương pháp kí hiệu. Phương pháp
này có khả năng định vị chính xác vị trí địa lí của các trung tâm và điểm cơng nghiệp, thể hiện được
quy mô về cấu trúc của các trung tâm công nghiệp. Quy mô của các trung tâm công nghiệp được
tính theo giá trị sản xuất thơng qua bậc thang cấp bậc quy ước. Các ngành công nghiệp được thể


hiện bằng các kí hiệu hình học và kí hiệu trực quan (bảng kí hiệu chung).


- Qua bản đồ có thể rút ra những nhận xét và lí giải những vấn đề đó. Nhận xét về phân bố cơng
nghiệp theo lãnh thổ, đặc biệt hai khu vực Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. Chú ý các
trung tâm công nghiệp lớn, các ngành chính trong trung tâm và lí giải về sự phân bố công nghiệp
theo lãnh thổ và theo ngành.


<i><b>Bản đồ công nghiệp ngành (trang 17)</b></i>


- Nội dung chia thành 3 nhóm ngành: cơng nghiệp năng lượng, cơng nghiệp luyện kim, cơ khí,
điện tử – tin học, hố chất và nhóm ngành cơng nghiệp nhẹ, cơng nghiệp thực phẩm. Đúng ra phải
chia ra thành 4 ngành cho phù hợp với cơ cấu ngành chung là: công nghiệp năng lượng (dầu khí,
than, điện), cơng nghiệp vật liệu (vật liệu xây dựng, hố chất, luyện kim), cơng nghiệp sản xuất
cơng cụ lao động (điện tử, cơ khí) cơng nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng (công nghiệp
tiêu dùng, công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản). Tuy nhiên do thiết kế trong một trang bản đồ
do vậy có sự gộp thành 3 nhóm ngành:


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

(trên 1000MW và dưới 1000MW). Nhà máy thuỷ điện đang xây dựng được thể hiện bằng ngôi
sao trắng viền xanh. Các mỏ than đang khai thác cũng được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu
hình học truyền thống. Các mỏ dầu khí đang khai thác cũng được thể hiện bằng phương pháp kí
hiệu. Các trạm biến áp thể hiện bằng phương pháp kí hiệu, đường dây 500kV được thể hiện
bằng phương pháp kí hiệu tuyến. Khi đọc bản đồ này giáo viên nên hướng học sinh rút ra những
nhận xét về từng ngành điện, than, dầu khí... giải thích tình hình sản xuất, sự phân bố của các
ngành.


- Bản đồ luyện kim, cơ khí, điện tử, tin học, hố chất tỉ lệ 1:9.000.000. Nội dung thể hiện các
trung tâm của nhóm ngành, theo quy mô giá trị sản xuất bởi bậc thang cấp bậc quy ước bằng
phương pháp kí hiệu. Các ngành cơng nghiệp được biểu diễn bằng các kí hiệu trực quan.


- Bản đồ công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm tỉ lệ 1:9.000.000. Nội dung thể hiện các


trung tâm công nghiệp ngành theo quy mô giá trị sản xuất bậc thang cấp bậc quy ước. Các ngành
công nghiệp được biểu diễn bằng các kí hiệu trực quan.


<i><b>Bản đồ giao thơng (trang 18) </b></i>
Nội dung của bản đồ thể hiện


- Các yếu tố: mạng lưới giao thông đường sắt, mạng lưới đường bộ, đường biển và các cơng
trình phục vụ giao thông như sân bay, bến cảng... Phương pháp thể hiện chung là phương pháp kí
hiệu tuyến kết hợp với phương pháp kí hiệu.


- Từ bản đồ có thể hướng dẫn học sinh đưa ra những nhận xét chung.


+ Mạng lưới đường bộ về độ phủ trên lãnh thổ, mật độ mạng lưới, các đầu mối quan trọng, các
tuyến giao thông đường bộ quan trọng nhất theo hướng Bắc – Nam, Tây – Đơng... vai trị ý nghĩa
của các tuyến đường đó.


+ Mạng lưới đường sắt: Tổng chiều dài và mật độ đường sắt, các tuyến đường sắt quan trọng
nhất, vai trị, ý nghĩa của nó trong việc phát triển kinh tế vùng và cả nước, quốc tế...


+ Mạng lưới đường sông, mạng lưới đường biển, mạng lưới đường hàng không, 10 cảng biển
trọng điểm hiện nay, ý nghĩa và tầm quan trọng của các tuyến giao thông này.


<i><b>Bản đồ thương mại (trang 19)</b></i>


Nội dung chia làm 2 bản đồ: Thương mại tỉ lệ 1:9.000.000 và Ngoại thương, tỉ lệ
1:180.000.000.


- Bản đồ thương mại thể hiện nội dung chủ yếu: Nội dung thống nhất thể hiện tổng mức bán lẻ
hàng hố và doanh thu dịch vụ tính theo đầu người của các tỉnh bằng phương pháp Cartogram với
gam màu nóng thay đổi sắc độ. Nội dung thứ hai thể hiện tổng số người kinh doanh thương nghiệp


và dịch vụ của các tỉnh bằng phương pháp Cartodiagram với biểu đồ nửa hình trịn theo bậc thang
cấp bậc quy ước. Nội dung thứ ba thể hiện xuất nhập khẩu của các tỉnh cũng bằng phương pháp
Cartodiagram với biểu đồ cột, trong đó phân biệt xuất khẩu và nhập khẩu bằng màu sắc của cột
đứng. Ngồi ra, cịn có một số biểu đồ phụ thể hiện cơ cấu giá trị hàng xuất khẩu, cơ cấu giá trị
hàng nhập khẩu, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ qua một số năm.


- Bản đồ ngoại thương thể hiện kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh
thổ bằng phương pháp Cartodiagram với biểu đồ hình trịn theo bậc thang cấp bậc quy ước. Bên
cạnh đó là biểu đồ xuất nhập khẩu hàng hoá qua các năm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<i><b>Bản đồ du lịch (trang 20)</b></i>


- Nội dung bản đồ thể hiện các tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, các
trung tâm du lịch quốc gia và vùng. Bản đồ còn thể hiện nội dung phụ bằng các biểu đồ như: khách
du lịch và doanh thu từ du lịch qua một số năm, cơ cấu khách du lịch quốc tế.


- Các nội dung du lịch trên được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu với những kí hiệu trực
quan sinh động.


- Qua bản đồ cần phân tích để nêu bật tiềm năng to lớn về các tài nguyên du lịch tự nhiên và tài
nguyên du lịch nhân văn là cơ sở phát triển một ngành du lịch hấp dẫn.


<i><b>Bản đồ về các vùng kinh tế (trang 21, 22, 23, 24)</b></i>


Atlas đề cập tới 7 vùng kinh tế: Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ, Vùng đồng bằng sông
Hồng, Vùng Bắc Trung Bộ, Vùng duyên hải Nam trung bộ, Vùng Tây Nguyên, Vùng Đông nam bộ
và Vùng đồng bằng sông Cửu Long. Mỗi vùng kinh tế ngoài bản đồ vùng kinh tế cịn có bản đồ tự
nhiên của vùng để so sánh, đối chiếu, đánh giá thế mạnh các nguồn lực tự nhiên tài nguyên thiên
nhiên để phát triển kinh tế vùng.



Khi đọc các trang bản đồ này cần chú ý phân tích, đánh giá một số vấn đề sau:


- Nêu đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng (đọc ở trong các
bản đồ tự nhiên); đánh giá về mặt vị trí địa lý, những thuận lợi và khó khăn cho việc phát triển kinh
tế của vùng; đánh giá về mặt điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho việc phát triển kinh tế
-xã hội của vùng.


- Nêu đặc điểm khái quát về sự phân bố các ngành kinh tế trên lãnh thổ của vùng, đối chiếu với
bản đồ tự nhiên để giải thích.


- Nêu lên những thế mạnh của vùng, định hướng phát triển kinh tế của vùng.


- Trên cơ sở đó có thể so sánh các vùng kinh tế với nhau, có thể thông qua việc so sánh về
những vấn đề vừa nêu trên của mỗi vùng.


<i><b>3.4. Hướng dẫn sử dụng bản đồ bài tập</b></i>


Bản đồ bài tập là loại hình bản đồ giáo khoa địa lí cần thiết, góp phần cùng các loại hình bản đồ
giáo khoa địa lí khác giúp cho q trình dạy và học địa lí có chất lượng cao. Việc sử dụng các tập
bản đồ địa lí có tác dụng rèn luyện kĩ năng bản đồ và kĩ năng địa lí cho học sinh, đồng thời giúp cho
học sinh hiểu bài, nắm được những kiến thức cơ bản và ghi nhớ lâu hơn. Việc sử dụng tập bản đồ
địa lí ở mỗi lớp cũng chính là việc thực hiện phương pháp dạy và học địa lí đúng đắn nhất theo
hướng lấy học sinh là trung tâm.


Giáo viên hướng dẫn để học sinh nhận thức được loại hình bản đồ giáo khoa mới này có tác
dụng hỗ trợ một phần nội dung và bản đồ trong sách giáo khoa, bản đồ treo tường. Trong các khâu
của quá trình dạy học địa lí, bản đồ bài tập là phương tiện cần thiết vì nội dung và yêu cầu của mỗi
trang, mỗi tờ của tập bản đồ đều gần gũi với chương trình với trình độ nhận thức của học sinh.


Giáo viên dựa vào mục tiêu của chương trình bộ mơn nói chung, của từng lớp, từng bài nói


riêng để hướng dẫn học sinh sử dụng. Phương pháp học, công việc sử dụng tập bản đồ bài tập địa lí
của học sinh phụ thuộc vào yêu cầu, vào cách thức hướng dẫn của giáo viên. Vì thế, cũng như đối
với các loại bản đồ giáo khoa khác, giáo viên phải xác định được các phương pháp sử dụng các tập
bản đồ bài tập trong các khâu của quá trình dạy học.


<i>a. Khi soạn bài và giảng bài trên lớp</i>


Các bản đồ bài tập khác các loại bản đồ giáo khoa khác ở chỗ nó khơng phải là nguồn tư liệu để
khai thác kiến thức mà nó là phương tiện góp phần thực hiện các phương pháp truyền thụ kiến thức
và rèn luyện kĩ năng địa lí nhất là kĩ năng đọc bản đồ cho học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Ví dụ, ở lớp 6 học sinh bước đầu biết quan sát, phân tích các bản đồ, biểu đồ, hình vẽ để hình thành
những biểu tượng, khái niệm địa lí đầu tiên. Ở lớp 7, học sinh có thể so sánh những hiện tượng, sự
vật địa lí trên các lãnh thổ (các châu lục) khác nhau hình thành những kiến thức cơ bản và kĩ năng
bản đồ cần thiết. Ở lớp 8 mức độ hiểu biết của học sinh đã được nâng lên, có thể dựa vào kênh hình
(bản đồ, biểu đồ, lát cắt…) để tự tìm hiểu nội dung kiến thức địa lí trên bản đồ và phân tích mối
quan hệ hữu cơ giữa chúng. Tư duy lôgic bước đầu giúp học sinh độc lập hiểu được thể tổng hợp
lãnh thổ địa lí. Ở lớp 9 giáo viên tiếp tục rèn luyện và củng cố các kĩ năng bản đồ, dựa vào bản đồ
để tự trả lời được những câu hỏi cần thiết, giảm bớt cách học thụ động và ghi nhớ máy móc. Học
sinh có thể dùng bản đồ bài tập để thực hiện yêu cầu kiểm tra của giáo viên hay thi hết cấp. Ở các
lớp trung học phổ thơng, học sinh đã có được những kĩ năng đọc, hiểu và biết bản đồ, biết khai thác
từ bản đồ những kiến thức địa lí, biết sử dụng bản đồ trong học tập trên lớp và làm những bài tập
địa lí ở nhà.


Khi đã xác định được mục đích, mục tiêu sử dụng tập bản đồ bài tập cho mỗi lớp, mỗi cấp, giáo
viên căn cứ vào từng bài học cụ thể để hướng dẫn cách sử dụng từng trang, từng tờ trong toàn tập.
Do vậy khi soạn bài, giáo viên cần đưa ra một kế hoạch chi tiết, cụ thể về thời gian về nội dung cần
tiến hành khi hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ bài tập. Khi nào cần cho học sinh theo dõi bản đồ,
hình vẽ, lát cắt… để tìm nội dung câu hỏi hoặc thực hiện công việc trên tờ bản đồ bài tập.



Cho tới thời điểm hiện nay, Công ti Bản đồ và Tranh ảnh Giáo khoa thuộc Nhà xuất bản Giáo dục
đã biên soạn và phát hành đầy đủ các tập bản đồ bài tập địa lí lớp 6, 7, 8, 9, 10, 11 và lớp 12. Các tập
bản đồ bài tập này đã được phát hành rộng khắp ở 64 tỉnh và thành phố trên cả nước. Đó là một thuận
lợi giúp cho giáo viên và học sinh thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy và phương pháp học
tập tích cực.


Việc rèn luyện kĩ năng địa lí và kĩ năng bản đồ cho học sinh, thông qua một trong những phương
tiện dạy học mơn địa lí là bản đồ bài tập là cần thiết và thực tế, nhưng khơng đơn giản. Nếu thiếu việc
chuẩn bị chu đáo thì bài giảng của giáo viên sẽ hạn chế hiệu quả của phương pháp. Giáo viên phải hoàn
toàn chủ động xác định thời gian, các thao tác cho học sinh học tập trên lớp vơí tập bản đồ bài tập.


<i>b. Hướng dẫn học sinh sử dụng tập bản đồ bài tập ở nhà</i>


Cũng như các môn khác, việc học ở nhà, làm bài tập của bài đã học, chuẩn bị học bài mới ở
mơn Địa lí là rất quan trọng. Ngồi những câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa, giáo viên yêu
cầu học sinh thực hiện những bài tập và chuẩn bị cho bài mới trên tập bản đồ bài tập. Thông thường
các bài tập ra về nhà sau khi học sinh đã được học bài mới. Vì thế từng trang trong tập bài tập đều
có những nội dung mà giáo viên có thể yêu cầu học sinh thực hiện ở nhà. Đồng thời giáo viên cũng
cần hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước để có điều kiện tiếp thu và xây dựng bài mới trên lớp. Đặc
biệt đối với các bài thực hành bắt buộc học sinh phải có thời gian chuẩn bị trước ở nhà. Cấu trúc của
bài thực hành thường có phần nội dung, yêu cầu và hướng dẫn thực hành. Giáo viên yêu cầu học
sinh đọc kĩ từng phần của bài, thực hiện những yêu cầu của bài. Những yêu cầu của bài là những
nội dung kiến thức đã được trang bị trong những bài học trước. Giáo viên chỉ hướng dẫn những
điểm khó, những vấn đề học sinh chưa được làm quen. Thí dụ cách vẽ bản đồ, cách phân tích lát cắt
tổng hợp… Q trình chuẩn bị bài thực hành địi hỏi học sinh phải tái hiện kiến thức, tư duy vừa cụ
thể vừa trừu tượng và cần có kĩ năng thể hiện trên hình vẽ những đối tượng địa lí cần thiết. Chuẩn
bị tốt một bài thực hành ở nhà là yếu tố quyết định kết quả thực hiện bài tập đó trên lớp dưới sự
hướng dẫn của giáo viên. Cũng có những bài thực hành giáo viên chỉ cần yêu cầu học sinh chuẩn bị
trong suy nghĩ những yêu cầu cần thực hiện, sau đó học sinh thể hiện nội dung cuả yêu cầu đó trong
tiết thực hành ở lớp.



<i>c. Sử dụng bản đồ bài tập để kiểm tra bài cũ</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

cụ thể, giáo viên quy định bài kiểm tra 15 phút hay 1 tiết. Cũng có thể bài kiểm tra chỉ giới hạn ở
một số điểm trong một tờ bài tập. Giáo viên cũng có thể dùng những bài thực hành để kiểm tra 1 tiết
hoặc kiểm tra ơn tập. Tất nhiên, những bài đó học sinh chưa được sử dụng trong tiết thực hành.


Việc kiểm tra bài cũ bằng các trang, tờ bản đồ của tập bài đó bài tập có nhiều ưu điểm. Nó tạo
tâm lí và ý thức học mơn địa lí phải gắn liền với bản đồ, ý thức và khả năng rèn luyện các kĩ năng
địa lí, kĩ năng bản đồ trong các khâu của q trình học tập bộ mơn. Điều đó phù hợp với đặc trưng
bộ mơn và mục tiêu giảng dạy, học tập bộ môn. Mặt khác, thực hiên việc này sẽ giảm bớt công việc
chuẩn bị giấy làm bài cho học sinh. Việc chấm bài của giáo viên cũng nhẹ nhàng hơn, nhưng đánh
giá chất lượng học tập của học sinh chính xác hơn. Vì nội dung kiểm tra ít địi hỏi học sinh
ghi nhớ máy móc, tư duy cuả học sinh gắn với lãnh thổ trên bản đồ.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×