Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Phương pháp sử dụng phim giáo khoa và băng hình trong dạy học Địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.62 KB, 6 trang )

Huỳnh Đức Trường THCS Hải Dương
PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG PHIM GIÁO KHOA VÀ
BĂNG HÌNH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề.
II. Mục đích và nhiệm vụ.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Ưu điểm và tính chất của phim giáo khoa và băng hình.
II. Phương pháp sử dụng.
C. PHẦN KẾT LUẬN
Năm học 2008 - 2009
1
Huỳnh Đức Trường THCS Hải Dương
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
I. Đặt vấn đề:
Trong xu thế phát triển của khoa học kĩ thuật hiện nay, nhà trường được trang bị
những phương tiện và thiết bị kĩ thuật dạy học hiện đại. Đó là những yêu cầu có tính chất
khách quan và cấp thiết của tất cả các môn học nói chung, trong đó có môn Địa lý.
Hiện nay ở nước ta và nhiều nước trên thế giới đã và đang nghiên cứu, thực hiện
đưa các phương tiện, thiết bị kĩ thuật dạy học vào quá trình dạy học ở trường phổ thông.
Sự thành công trong việc sử dụng các phương tiện, thiết bị kĩ thuật để giải quyết
hàng loạt tình huống dạy học đã dẫn đến những quan điểm khác nhau về khả năng phục vụ
dạy học của các phương tiện, thiết bị kĩ thuật trong đó có việc sử dụng phim giáo khoa và
băng hình trong dạy học.
Có người đã nghĩ rằng: Ngày nay đã đến lúc có thể tự động hoá được quá trình đào
tạo và dạy học các môn trong nhà trường. Theo ý kiến này thì máy móc có thể thay thế
giáo viên (GV) trong quá trình dạy học. Điều này hoàn toàn không đúng, vì các phương
tiện dạy học dù có hiện đại đến đâu thì vẫn là những công cụ do con người tổ chức, chỉ
đạo, điều khiển. Vai trò của người GV trong việc hướng dẫn học sinh (HS) chiếm lĩnh tri
thức và chỉ đạo hoạt động trí tuệ là không thể thay thế được.
Phim giáo khoa (PGK) và băng hình CD (BH - CD) ngày nay đã thâm nhập vào các


hoạt động của nhà trường. Chúng không những thay đổi phương pháp dạy học truyền
thống mà còn đổi mới cả nội dung dạy học, mở rộng khả năng lĩnh hội tri thức khoa học
với chất lượng cao và tốc độ nhanh.
Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, phương pháp sử dụng các phương tiện thiết bị
kĩ thuật dạy học nói chung và phương pháp sử dụng PGK và BH - CD trong dạy học Địa lý
nói riêng là rất cần thiết đối với GV và HS trong giai đoạn hiện nay.
Năm học 2008 - 2009
2
Huỳnh Đức Trường THCS Hải Dương
II. Mục đích, nhiệm vụ:
Phim giáo khoa và băng hình được sử dụng để phục vụ cho những mục đích sư
phạm khác nhau.
Sử dụng PGK và BH - CD trong dạy học Địa lý sẽ giúp cho GV và HS có phương
pháp Dạy - Học tốt hơn trong quá trình củng cố kiến thức, giải thích hay cung cấp tri thức
mới.
Sử dụng PGK và BH - CD trong dạy học Địa lý giúp GV thực hiện tốt việc đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS.
Sử dụng PGK và BH - CD trong dạy học Địa lý góp phần mở rộng nguồn tri thức
Địa lý, giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng, nhanh chóng và tạo cho HS hứng
thú học tập.
Sử dụng PGK và BH - CD trong dạy học Địa lý tạo điều kiện cho HS phát triển theo
hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức, giúp cho HS tự học một cách thuận lợi.
B. PHẦN NỘi DUNG:
I. Ưu điểm và tính chất của phim giáo khoa và băng hình:
1. Ưu điểm:
PGK và BH - CD cho phép xem xét các hiện tượng Địa lý một cách toàn diện hay
từng mặt riêng lẽ.
PGK và BH - CD cho phép so sánh các hiện tượng, quá trình Địa lý xảy ra ở các nơi
khác nhau trên bề mặt Trái Đất.
PGK và BH - CD có khả năng trình bày sự diễn biến của những quá trình, những

hiện tượng Địa lý cần quan sát trong một thời gian rất ngắn như: hiện tượng núi lửa phun,
hiện tượng xói mòn, hiện tượng thuỷ triều, các giai đoạn của một quy trình sản xuất.
PGK và băng hình với hình ảnh sinh động, hấp dẫn, đẹp, rõ có thể thay thế tranh
ảnh và bản đồ, thay thế các cuộc tham quan dã ngoại.
Năm học 2008 - 2009
3
Huỳnh Đức Trường THCS Hải Dương
2. Tính chất:
PGK và BH - CD dùng để dạy học khác với những băng hình Video (CD) thông
thường ở chỗ: nó phải chứa đựng nội dung sách giáo khoa. Vì vậy, PGK và BH - CD phải
thể hiện được nội dung cơ bản của một bài, một chương hay một vấn đề trong chương trình
nên:
- Phải đảm bảo tính khoa học (thể hiện được kiến thức có chọn lọc, phù hợp với
nội dung từng khối lớp)
- Phải đảm bảo được yêu cầu nghệ thuật (hình ảnh, bản đồ hỗ trợ, các bảng biểu,
sơ đồ phải sinh động, lời thuyết minh trong sáng, nhạc đệm phù hợp vv…)
- Dung lượng phải phù hợp với từng nội dung và độ dài của băng (mục đích của
băng cần đạt được: mở rộng hay củng cố kiến thức, ôn tập, khái quát những vấn đề đã học
v.v…)
II. Phương pháp sử dụng:
PGK giống như cuốn sách Địa lý thứ hai, nó có ý nghĩa to lớn trong dạy học Địa lý.
Vì vậy việc sử dụng PGK và BH - CD có thể: trước, trong và sau tiết học. Song mỗi trường
hợp sử dụng phải có mục đích sư phạm rõ ràng. thời gian phải được quy định thích hợp với
nội dung bài học.
Hiện nay việc xây dựng các BH - CD để dạy học theo các hướng sau:
- BH - CD hỗ trợ bài giảng: (15 phút). Ví dụ: CD: Quy luật tuần hoàn của nước.
- BH - CD trình bày toàn bộ nội dung bài hay một nộ dung: (45 phút). Ví dụ: CD:
Trái Đất và bầu trời.
- BH - CD mở rộng kiến thức theo từng vấn đề, các chuyên đề phục vụ cho công tác
ngoại khoá (60 phút). Ví dụ: CD: Việt Nam - Đất nước, con người; Các dân tộc Việt Nam;

Bảo vệ môi trường v.v…
Sử dụng PGK và BH - CD trong dạy học Địa lý phổ biến có các bước sau:
Bước 1: Định hướng mục đích, nội dung của băng hình.
Bước 2: Tổ chức cho học sinh xem băng từng đoạn, hoặc trước hết cho xem toàn
bộ sau đó cho xem từng đoạn.
Năm học 2008 - 2009
4
Huỳnh Đức Trường THCS Hải Dương
Bước 3: Sau mỗi đoạn yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi, làm các bài tập hoặc
thực hiện các nhiệm vụ với mục đích cho HS lĩnh hội vững chắc và đầy đủ các kiến thức
bài học chứa đựng trong băng hình.
Bước 4: Khái quát hoá toàn bộ nội dung các phần của băng hình (nội dung của bài),
cho HS các bài tập vận dụng kiến thức đã học.
Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào nội dung bài học và nội dung băng hình mà GV có thể
định ra cách dạy cụ thể cho mỗi bài.
GV giảng bài trước, HS xem băng hình sau hoặc HS xem băng hình trước, GV
giảng bài sau. (Cách này có tính chất minh hoạ, ít phát huy tính tích cực, độc lập và tư duy
của HS).
GV lập một dàn bài trước và nêu các vấn đề cần đề cập đến. HS xem phim từng
đoạn, GV dựa vào dàn bài đặt câu hỏi, HS thảo luận. GV sơ kết và tiến hành tiếp tục cho
đến hết tiết học. (Cách này đi từ phân tích đến tổng hợp, phát huy được tính tích cực độc
lập của HS).
GV xây dựng một đề cương sẵn, sau đó hướng dẫn HS trong quá trình xem ghi chép
lại (một cách khái quát) những nội dung mà phim đã đề cập đến. Sau đó dựa vào đề cương
để xây dựng các nội dung bài. (Cách này rèn luyện tính độc lập, khả năng phân tích, tổng
hợp, tư duy lôgic, trình độ khái quát của HS). Để thực hiện được cách này:
- GV phải chuẩn bị chu đáo, cẩn thận, dự kiến các tình huống sư phạm có thể xảy
ra.
- HS phải tự lực làm việc, tự nhận thức, phải huy động tối đa khả năng trí tuệ thì
mới có thể nắm được nội dung và thực hiện được mục đích giờ học.

Nên có sự kết hợp giữa PGK với một số phương tiện truyền thống (sơ đồ, bản đồ,
hình vẽ minh hoạ …), một số tài liệu (đoạn báo chí, tạp chí …), một số thông tin qua mạng
Internet.
Trong hoạt động ngoại khoá, PGK và BH - CD được sử dụng theo nhiều cách khác
nhau:Ví dụ:
- Cho HS xem một cảnh quan tự nhiên rồi rút ra các đặc trưng; giới thiệu một
trung tâm công nghiệp, vùng kinh tế, thành phố … bằng BH - CD.
Năm học 2008 - 2009
5

×