Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Khảo sát đánh giá thực trạng công tác thiết kế và thi công tường xây bằng gạch không nung xi măng cốt liệu trên địa bàn quảng nam đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.77 MB, 140 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------------------------------------

ĐẶNG VĂN ÁNH

KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG
TÁC THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG TƯỜNG XÂY
BẰNG GẠCH KHÔNG NUNG XI MĂNG CỐT
LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Chun ngành: Kỹ thuật xây dựng cơng trình Dân dụng & Công nghiệp

Đà Nẵng - Năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------------------------ĐẶNG VĂN ÁNH

KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG
TÁC THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG TƯỜNG XÂY
BẰNG GẠCH KHÔNG NUNG XI MĂNG CỐT
LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng cơng trình Dân dụng & Cơng nghiệp
Mã số: 60.58.02.08


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐẶNG CÔNG THUẬT

Đà Nẵng - Năm 2019


1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2
3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 2
4. Nội dung nghiên cứu........................................................................................... 2
5. Kết quả cần đạt được .......................................................................................... 3
6. Kết cấu của luận văn ........................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TƯỜNG XÂY GẠCH KHÔNG NUNG XI
MĂNG CỐT LIỆU VÀ THỰC TRẠNG THIẾT KẾ THI CÔNG HIỆN NAY ...... 4
1.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI GẠCH KHÔNG NUNG XI MĂNG CỐT LIỆU ....... 4
1.1.1. Khái niệm ...................................................................................................... 4
1.1.2. Phân loại ....................................................................................................... 4
1.2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GẠCH KHÔNG NUNG XI
MĂNG CỐT LIỆU .......................................................................................................... 6
1.2.1. Ưu, nhược đıểm của gạch không nung xı măng cốt lıệu .............................. 8
1.3. TÌNH TRẠNG SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG GẠCH KHÔNG NUNG XI MĂNG
CỐT LIỆU TẠI VIỆT NAM ........................................................................................... 8
1.4. THỰC TRẠNG VỀ TƯỜNG XÂY GẠCH KHƠNG NUNG .............................. 10
1.4.1. Kích thước cơ bản của tường gạch ............................................................. 10

1.4.2. Nguyên tắc khi thi công tường gạch ........................................................... 11
1.4.3. Thực trạng thiết kế, thi công tường gạch không nung ở Quảng Nam - Đà
Nẵng............................................................................................................................... 12
1.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................... 14
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG TƯỜNG XÂY
GẠCH KHÔNG NUNG XI MĂNG CỐT LIỆU ...................................................... 15
2.1. QUY TRÌNH THIẾT KẾ, THI CƠNG TƯỜNG XÂY GẠCH KHƠNG NUNG ...... 15
2.1.1. Quy trình thiết kế tường xây gạch không nung xi măng cốt liệu ............... 15
2.1.2. Quy trình thi cơng tường xây gạch khơng nung xi măng cốt liệu .............. 16
2.2. TRÌNH TỰ, PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT, CÁCH ĐÁNH GIÁ CHO CÔNG
TÁC TƯỜNG XÂY ...................................................................................................... 17
2.2.1. Trình tự khảo sát ......................................................................................... 17
2.2.2. Phương pháp khảo sát ................................................................................. 19


2.2.3. Đánh giá tình trạng cơng trình xây gạch ..................................................... 22
2.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................... 31
CHƯƠNG 3. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA TƯỜNG XÂY BẰNG GẠCH
KHÔNG NUNG XI MĂNG CỐT LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN QUẢNG NAM - ĐÀ
NẴNG ........................................................................................................................... 32
3.1. KHẢO SÁT, THU THẬP DỮ LIỆU THỰC TẾ TẠI CÁC CƠNG TRÌNH TRÊN
ĐỊA BÀN QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG ....................................................................... 32
3.1.1. Khảo sát bằng cách lấy Phiếu điều tra ........................................................ 32
3.1.2. Khảo sát, thu thập dữ liệu bằng hình ảnh tại cơng trình: ............................ 51
3.2. CÁC NGUN NHÂN GÂY ẢNH HƯỞNG TRỰC TIẾP ĐẾN CHẤT LƯỢNG
KHỐI XÂY GẠCH KHÔNG NUNG: .......................................................................... 54
3.3. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN ..................................... 55
3.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ....................................................................................... 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHIẾU ĐIỀU TRA


KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG
TƯỜNG XÂY BẰNG GẠCH KHÔNG NUNG XI MĂNG CỐT LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN
QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG

Học viên: Đặng Văn Ánh
Chun ngành: Kỹ thuật XD cơng trình DD & CN
Mã số: 60.58.02.08
Khóa: 34X1CH
Trường Đại học Bách khoa – ĐHĐN
Tóm tắt - Đề tài tiến hành nghiên cứu khảo sát đánh giá thực trạng công tác thiết kế và thi công
tường xây bằng gạch không nung xi măng cốt liệu trên địa bàn Quảng Nam - Đà Nẵng. Từ các số liệu
thu thập được và khảo sát thực tế tại hiện trường, tiến hành phân tích khoa học so sánh và đưa ra kết
luận về những ảnh hưởng đối với khối xây gạch không nung xi măng cốt liệu nhằm đưa ra những giải
pháp cụ thể cho việc nâng cao chất lượng cơng trình cũng như đảm bảo về cơng năng, tuổi thọ và tính
thẩm mỹ cho cơng trình.
Từ khóa – Gạch khơng nung xi măng cốt liệu; phiếu khảo sát; thiết kế và thi công tường xây.

SURVEYING AND ASSESSMENT OF THE SITUATION OF DESIGN AND
CONSTRUCTION OF MASONRY WALLS BY UNBURNT CEMENT AGGREGATE
BRICKS ON QUANG NAM - DA NANG AREA

Summary - The study conducted survey and assessment of the status of the design and
construction of unburnt brick walls of aggregate cement in Quang Nam - Da Nang area. From the data
collected and surveyed in the field, conduct scientific analysis and make conclusions about the effects
on blocks of unburnt bricks of aggregate cement to provide solutions Specifically for improving work
quality as well as ensuring the performance, longevity and aesthetics of the project.

Keywords - Unburnt cement aggregate bricks; survey forms; design and construction of
masonry walls.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
2.1.
3.1.
3.2.
3.3.
3.4.
3.5.
3.6.

Tên bảng
Mô tả các đặc điểm và nguyên nhân gây ra vết nứt ở tường xây gạch
Kết quả khảo sát về thơng tin, chính sách
Kết quả khảo sát về thông tin đầu vào
Kết quả khảo sát về thông tin thiết kế
Kết quả khảo sát về vật liệu không nung
Kết quả khảo sát về vấn đề thi công tường xây
Kết quả khảo sát về các vấn đề tường xây

Trang
25
39
41
43
45

47
49


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu
hình
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.
1.5.
1.6.
2.1.
3.1.
3.2.
3.3.
3.4.
3.5.
3.6.
3.7.
3.8.
3.9.
3.10.
3.11.
3.12.
3.13.

Tên hình
Gạch xi măng cốt liệu (gạch Block)

Gạch bê tơng bọt, khí khơng chưng áp
Gạch bê tơng khí chưng áp
Quy trình cơng nghệ cơ bản để sản xuất gạch xi măng cốt liệu
Sử dụng gạch khơng nung xi măng cốt liệutrong xây dựng
Cách tạo góc cho khối xây
Các dạng phá hủy khối xây
Mẫu phiếu khảo sát
Kết quả khảo sát về thơng tin, chính sách
Kết quả khảo sát về thông tin đầu vào
Kết quả khảo sát về thông tin thiết kế
Kết quả khảo sát về vật liệu không nung
Kết quả khảo sát về vấn đề thi công tường xây
Kết quả khảo sát về các vấn đề tường xây
Hình ảnh một số vị trí nứt tại Cơng trình
Hình ảnh một số vị trí nứt tại Cơng trình
Cách bố trí thép chờ (thép râu); đóng lưới
Đổ bê tơng bao tại các vị trí cửa sổ
Đóng lưới (mắt cáo) tại các vị trí giao nhau giữa tường và cột
Đổ bổ trụ bê tông gia cường, đổ bê tông giằng ngang

Trang
4
5
6
7
10
11
30
37
38

40
42
44
46
48
51
53
56
57
58
58


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Để hạn chế sử dụng đất nông nghiệp, giảm thiểu ô nhiễm và hướng tới sự phát
triển bền vững của việc sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường trong các công trình
xây dựng. Thơng tư 13/2017/TT-BXD đã nêu rõ Nhà nước khuyến khích sử dụng vật
liệu xây khơng nung vào các cơng trình xây dựng khơng phân biệt nguồn vốn, số tầng.
Trong đó cơng trình xây dựng từ 09 tầng trở lên phải sử dụng tối thiểu 80% vật liệu
xây không nung trong tổng số vật liệu xây. Chính vì vậy, ở Việt Nam nói chung trong
những năm gần đây, số lượng các nghiên cứu và tình hình sử dụng gạch khơng nung
trong các cơng trình xây dựng phát triển rất mạnh mẽ.
Trên thế giới, gạch không nung đã phát triển mạnh và là sản phẩm phổ biến trong
xây dựng. Tại các nước phát triển, gạch không nung luôn chiếm tỉ lệ cao (trên 70%),
gạch đất nung chiếm tỉ lệ thấp (nó chủ yếu là các loại gạch trang trí, có giá thành cao,
không sử dụng cho xây tường). Ngay tại Trung Quốc, trước đây cũng chỉ có gạch nung
truyền thống, nhưng từ năm 1990 đã bắt đầu đưa ra kế hoạch phát triển vật liệu mới

từng bước thay thế vật liệu cũ và hiện nay gạch không nung đã chiếm tới 60% tỉ trọng.
Các nước khác như Ấn Độ, Pháp, Mỹ, Đức, Bỉ, Nam Phi… cũng đã sử dụng khoảng
70% – 80% nhu cầu gạch xây dựng của họ bằng cơng nghệ Polymer.
Ở Việt Nam hiện nay thì loại gạch xi măng cốt liệu được dùng phổ biến nhất hiện
nay, gạch khơng nung có nhiều ưu điểm hơn so với gạch đất nung truyền thống đó là
cường độ chịu lực, khả năng cách âm, cách nhiệt, chống thấm cao. Kích thước viên
gạch lớn cho phép giảm chi phí nhân cơng, đạt được tiến độ nhanh hơn cho các cơng
trình xây dựng. Đặc biệt, lượng vữa dùng để xây tường, tô tường gạch khơng nung
thường ít hơn so gạch đất nung. Khơng chỉ tiết kiệm chi phí, việc sử dụng gạch không
nung cũng làm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường cũng như đối với sức khỏe của
người lao động so với khi sản xuất gạch đất sét nung thông thường. Cả nước hiện có
hơn 2.000 dây chuyền sản xuất gạch bê tông cốt liệu với tổng công suất thiết kế
khoảng 5,6 tỷ viên/năm. Tổng sản lượng gạch xây không nung khoảng 6,8 tỷ viên,
tương đương 26% so với tổng sản lượng vật liệu xây của cả nước.
Ở Đà Nẵng, Chỉ thị số 03/2013/CT-UBND ngày 04/3/2013 của UBND thành phố
v/v tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung hạn chế sử dụng gạch đất sét nung
trên địa bàn thành phố đã khẳng định quyết tâm của lãnh đạo thành phố trong việc
hướng tới mục tiêu hoàn toàn sử dụng vật liệu không nung đồng thời tổ chức sắp xếp
lại các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, hướng dẫn các hộ tư nhân liên doanh, liên kết, góp vốn


2
mở rộng sản xuất, chuyển đổi công nghệ nhằm giảm tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu
và bảo vệ môi trường. Nhằm sớm hồn thành chương trình phát triển vật liệu xây
không nung đến năm 2020 tại Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ
tướng Chính phủ. Riêng các cơng trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân
sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách phải sử dụng tối thiểu 90% vật liệu xây
không nung loại nhẹ trong tổng số vật liệu xây.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay ở một số địa phương vẫn có những cơng trình đã xảy
ra sự cố đáng tiếc khi đưa vào sử dụng đối với gạch không nung do gặp sự cố về chất

lượng cơng trình như nứt tường, bong lớp vữa trát… Lỗi cũng có thể do q trình thi
cơng khơng đảm bảo quy chuẩn dành cho gạch không nung nhưng khơng thể khơng có
lỗi của nhà sản xuất. Bên cạnh đó, thời gian sử dụng gạch khơng nung ở Việt Nam
chưa nhiều, cơ sở khoa học chưa đầy đủ, kinh nghiệm của người xây dựng chưa nhiều,
nên tâm lý người sử dụng chưa yên tâm trong việc sử dụng gạch khơng nung. Vì vậy
cần phải có sự tổng kết, đánh giá thực trạng và bổ sung, hoàn chỉnh các cơ sở khoa học
từ các cơ quan quản lý nhà nước để tăng tính thuyết phục đối với người tiêu dùng.
Một số giải pháp đã được đưa ra hiện nay để giảm thiểu các sự cố cơng trình xảy
ra cho khối xây bằng gạch không nung (hiện tượng nứt) như tăng cường quản lý các
chỉ tiêu đầu ra từ các nhà máy phù hợp với các TCXD hiện hành; công tác kiểm tra,
giám sát, kiểm định; các phương pháp thiết kế thi công xây dựng phù hợp v.v…
Đây là cơ sở để tác giả chọn đề tài: Khảo sát đánh giá thực trạng công tác
thiết kế và thi công tường xây bằng gạch không nung xi măng cốt liệu trên địa
bàn Quảng Nam - Đà Nẵng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá chất lượng tường xây bằng gạch không nung xi măng cốt liệu và đề
xuất giải pháp.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài;
- Khảo sát thực tế, thu thập các tài liệu bằng hình ảnh tại các cơng trình xây dựng
trong và sau khi thi cơng.
- Thu thập dữ liệu bằng cách lấy phiếu khảo sát ý kiến
- Phương pháp xử lý số liệu và viết báo cáo liên quan đến đề tài.
4. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát các hồ sơ thiết kế và triển khai thi cơng thực tế một số cơng trình xây
dựng trên địa bàn Quảng Nam - Đà Nẵng.
- Tìm hiểu các nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm và


3

khối xây gạch không nung.
- Tổng hợp kết quả, so sánh, kiến nghị.
5. Kết quả cần đạt được
Từ các số liệu thu thập được và khảo sát thực tế tại hiện trường, tiến hành phân
tích khoa học so sánh và đưa ra kết luận về những ảnh hưởng đối với khối xây gạch bê
tông cốt liệu không nung nhằm đưa ra những giải pháp cụ thể cho việc nâng cao chất
lượng cơng trình cũng như đảm bảo về cơng năng, tuổi thọ và thẩm mỹ cho cơng trình.
6. Kết cấu của luận văn
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan về tường xây gạch không nung xi măng cốt liệu và
thực trạng thiết kế thi công hiện nay
1.1. Khái niệm, phân loại gạch không nung xi măng cốt liệu.
1.2. Tổng quan về công nghệ sản xuất gạch không nung xi măng cốt liệu.
1.3. Tình trạng sản xuất và sử dụng gạch khơng nung xi măng cốt liệu tại Việt
Nam.
1.4. Thực trạng về tường xây gạch không nung xi măng cốt liệu.
1.5. Kết luận chương 1.
Chương 2: Cơ sở khoa học khảo sát chất lượng tường xây gạch không nung
xi măng cốt liệu
2.1. Quy trình thiết kế, thi cơng tường xây gạch khơng nung.
2.2. Trình tự, phương pháp khảo sát, cách đánh giá cho công tác tường xây
2.3. Kết luận chương 2.
Chương 3: Khảo sát thực trạng và đề xuất gıảı pháp nhằm nâng cao hıệu
quả kỹ thuật của tường xây bằng gạch không nung xı măng cốt lıệu trên địa bàn
Quảng Nam - Đà Nẵng
3.1. Khảo sát, thu tập dữ liệu thực tế tại các cơng trình trên địa bàn Quảng Nam Đà Nẵng.
3.2. Các nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tường xây gạch
không nung.
3.3. Kiến nghị, đề xuất các cơ quan liên quan.
3.4. Kết luận chương 3.

Kết luận và kiến nghị


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TƯỜNG XÂY GẠCH KHÔNG NUNG XI MĂNG
CỐT LIỆU VÀ THỰC TRẠNG THIẾT KẾ THI CÔNG HIỆN NAY
1.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI GẠCH KHÔNG NUNG XI MĂNG CỐT LIỆU
1.1.1. Khái niệm
Gạch không nung xi măng cốt liệu là một loại gạch mà sau khi được tạo hình thì
tự đóng rắn đạt các chỉ số về cơ học như cường độ nén, uốn, độ hút nước… mà không
cần qua nhiệt độ, không phải sử nhiệt độ để nung nóng đỏ viên gạch nhằm tăng độ bền
của viên gạch. Độ bền của viên gạch không nung được gia tăng nhờ lực ép hoặc rung
hoặc cả ép lẫn rung lên viên gạch và thành phần kết dính của chúng.
1.1.2. Phân loại
Gạch không nung xi măng cốt liệu hiện nay chủ yếu gồm hai loại sau:
1.1.2.1. Gạch xi măng cốt liệu (còn được gọi là gạch block)
Gạch xi măng cốt liệu được tạo thành từ xi măng và một hoặc nhiều trong các cốt
liệu sau đây: đá mạt, cát vàng, xỉ nhiệt điện, phế thải công nghiệp… Loại gạch này
được sản xuất và sử dụng nhiều nhất trong các loại gạch không nung (khoảng 75%
tổng lượng gạch không nung). Gạch xi măng cốt liệu thường có cường độ chịu nén tốt
(trên 80 daN/cm2), khối lượng thể tích lớn (thường trên 1,9 tấn/m3), khả năng chống
thấm tốt, cách âm cách nhiệt tốt, dễ sử dụng.

Hình 1.1. Gạch xi măng cốt liệu (gạch Block)


5
Phân loại:

- Theo kích thước
+ Gạch tiêu chuẩn (TC) là loại gạch có kích thước cơ bản theo bảng sau:
Đơn vị tính: mm
Loại kích thước
Mức
Sai lệch kích thước, khơng lớn hơn
Chiều rộng, không nhỏ hơn
100
±2
Chiều dài, không lớn hơn
400
±2
Chiều cao, khơng lớn hơn
200
±3
+ Gạch dị hình (DH) là loại gạch có kích thước khác kích thước cơ bản, dùng để
hồn chỉnh một khối xây (gạch nửa, gạch xây góc …).
- Theo mục đích sử dụng
+ Gạch thường (T): bề mặt có màu sắc tự nhiên của bê tơng.
+ Gạch trang trí (TT): có thêm lớp nhẵn bóng hoặc nhám sùi với màu sắc trang
trí khác nhau.
- Theo cường độ nén
Theo cường độ nén phân ra các loại: M3,5; M5,0; M7,5; M10,0; M15,0; M20,0.
1.1.2.2. Gạch bê tông nhẹ
Gạch bê tông nhẹ có hai loại cơ bản là gạch bê tơng bọt và gạch bê tơng nhẹ khí
chưng áp.
a. Gạch bê tơng bọt, khí khơng chưng áp:
Gạch bê tơng bọt, khí khơng chưng áp được sản xuất bằng công nghệ tạo bọt
trong kết cấu nên tỷ trọng viên gạch giảm đi nhiều và nó trở thành đặc điểm ưu việt
nhất của loại gạch này. Thành phần cơ bản: Xi măng, cát mịn, phụ gia tạo bọt…


Hình 1.2 Gạch bê tơng bọt, khí không chưng áp


6
Phân loại:
- Theo phương pháp sản xuất: Gạch bê tông bọt, khí khơng chưng áp được phân
thành: Block bê tơng bọt và Block bê tơng khí khơng chưng áp.
- Theo khối lượng thể tích khơ: Gạch bê tơng bọt, khí khơng chưng áp được phân
thành các nhóm: D500, D600, D700, D800, D900, D1000, D1100, D1200.
- Theo cường độ nén: Gạch bê tơng bọt, khí khơng chưng áp được phân thành các
cấp cường độ nén sau: B1,0; B1,5; B2,0; B2,5; B3,5; B5,0; B7,5; B10,0.
b. Gạch bê tơng khí chưng áp (Aerated Autoclaved Concrete, viết tắt AAC)
Gạch bê tơng khí chưng áp được sản xuất bằng cách trộn xi măng với vôi, cát
thạch anh hay tro bay tái chế (sản phẩm từ các nhà máy nhiệt điện đốt than), nước và
bột nhôm-chất tạo khí. Phản ứng giữa nhơm và Ca(OH)2 trong hỗn hợp bê tơng tạo ra
những bong bóng cỡ vi mơ chứa H2, gia tăng thể tích của bê tơng tới 5 lần so với bê
tông thường. Sau khi hiđro bay hơi sẽ để lại các lỗ rỗng kín, sau đó bê tơng khí chưng
áp sẽ được đổ vào khn tạo hình hoặc cắt thành hình dạng thiết kế. Sản phẩm này tiếp
tục được đưa vào nồi hấp (khí chưng áp), nơi phản ứng thứ hai diễn ra. Dưới nhiệt độ
và áp suất cao trong nồi Ca(OH)2 phản ứng với cát thạch anh để hình thành hydrat
silica canxi, đó là một cấu trúc tinh thể cứng tạo cường độ cao. Sau lúc này, vật liệu đã
sẵn sàng để sử dụng.

Hình 1.3. Gạch bê tơng khí chưng áp
Phân loại:
- Theo cường độ nén: Gạch ACC được phân thành các cấp: 2; 3; 4; 6 và 8.
- Theo khối lượng thể tích khơ: Gạch ACC được phân thành các nhóm từ 400
đến 1000.
1.2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GẠCH KHÔNG NUNG XI

MĂNG CỐT LIỆU
a. Nguyên liệu: Gạch xi măng cốt liệu được tạo thành từ xi măng và một hoặc


7
nhiều trong các cốt liệu sau đây đá mạt, cát vàng, đá sỏi, xỉ nhiệt điện, phế thải công
nghiệp [4] …
b. Cách phối trộn: Khoảng 8-10% xi măng để liên kết, 85% cốt liệu và nước, phụ
gia (nếu có) [4].
c. Quy trình cơng nghệ cơ bản để sản xuất gạch xi măng cốt liệu:

Hình 1.4. Quy trình cơng nghệ cơ bản để sản xuất gạch xi măng cốt liệu
Chú thích:
(1) Cấp nguyên liệu: gồm các phễu chứa liệu (PL1200 đến PL1600), băng tải liệu,
cân định lượng, bộ phận cài đặt phối liệu. Sau khi nguyên liệu được cấp đầy vào các phễu
(bằng máy xúc vật), nguyên liệu được cấp theo công thức phối trộn đã cài đặt.
(2) Máy trộn nguyên liệu: Đá mạt (cốt liệu), cát, nước và xi măng được đưa vào
máy trộn tự động theo quy định cấp phối. Sau đó, hỗn hợp nguyên liệu được trộn đều
theo thời gian cài đặt. Hỗn hợp sau phối trộn được tự động đưa vào ngăn phân chia
nguyên liệu ở khu vực máy tạo hình.
(3) Khu vực chứa khay (palet): Cấp palet làm đế đỡ phía dưới trong q trình ép
và chuyển gạch thành phẩm ra khỏi dây chuyền. Khay (palet) này có thể làm bằng
nhựa tổng hợp hoặc tre - gỗ ép; trong quá trình làm việc chịu lực ép, rung lớn.
(4) Máy ép tự động tạo hình: Nhờ vào hệ thống thủy lực, máy hoạt động theo cơ
chế kết hợp với rung tạo lực ép rất lớn để hình thành lên các viên gạch block đồng đều,


8
đạt chất luợng cao và ổn định. Cùng với việc phối trộn nguyên liệu, bộ phận tạo hình
nhờ ép rung này là hai yếu tố vô cùng quan trọng để tạo ra sản phẩm theo ý muốn.

(5) Tự động ép mặt – Máy cấp mầu: Ðây là bộ phận giúp tạo màu bề mặt cho
gạch tự chèn, chỉ cần thiết khi sản xuất gạch tự chèn, gạch trang trí có màu sắc.
(6) Tự động chuyển gạch: Ðây là máy tự động chuyển và xếp từng khay gạch vào
vị trí định trước một cách tự động. Nhờ đó mà ta có thể chuyển gạch vừa sản xuất ra
để dưỡng hộ hoặc tự động chuyển vào máy sấy tùy theo mơ hình sản xuất.
(7) Gạch được dưỡng hộ sơ bộ từ 1 đến 1,5 ngày trong nhà xưởng có mái che,
sau đó chuyển ra khu vực kho bãi thành phẩm tiếp tục dưỡng hộ một thời gian (từ 10
đến 28 ngày tùy theo yêu cầu) và đóng gói, dán nhãn mác xuất xuởng.
1.2.1. Ưu, nhược đıểm của gạch không nung xı măng cốt lıệu
a. Ưu điểm
- Không dùng nguyên liệu đất sét để sản xuất, hạn chế việc sử dụng đất sét khai
thác từ đất nơng nghiệp làm giảm diện tích sản xuất cây lương thực.
- Không dùng nhiên liệu như than, củi…để đốt, giúp tiết kiệm nhiên liệu năng
lượng và không thải khói bụi gây ơ nhiễm mơi trường.
- Sản phẩm có khả năng cách âm, cách nhiệt, phịng hỏa, kích thước chuẩn xác,
quy cách hoàn hảo hơn gạch đất sét nung. Rút ngắn thời gian thi cơng, giảm chi phí
thiết kế nền móng, tiết kiệm vữa xây.
b. Nhược điểm
- Khả năng chịu kéo yếu.
- Không linh hoạt khi thiết kế kiến trúc với nhiều góc cạnh.
- Khơng có khả năng chống thấm tốt, dễ gây nứt tường do co giãn nhiệt.
1.3. TÌNH TRẠNG SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG GẠCH KHƠNG NUNG XI
MĂNG CỐT LIỆU TẠI VIỆT NAM
Theo thống kê năm 2015 của Vụ Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng, sau bốn năm
thực hiện chương trình theo Quyết định số 567/QÐ-TTg về việc phê duyệt chương
trình phát triển vật liệu xây không nung, tổng công suất thiết kế vào ba loại sản phẩm
chính gồm gạch xi măng cốt liệu, gạch bê tơng khí chưng áp (AAC) và gạch bê tơng
bọt đạt 6 tỷ viên quy tiêu chuẩn (QTC), trong đó có 13 nhà máy sản xuất AAC, 17 nhà
máy sản xuất bê tông bọt, hơn 1.000 dây chuyền sản xuất gạch xi măng cốt liệu công
suất hơn 10 triệu viên QTC/năm và một số chủng loại vật liệu xây không nung khác.

Để có được kết quả đó, trong thời gian qua, nhiều địa phương, doanh nghiệp, cơ sở sản
xuất gạch ngói đã có nhiều nỗ lực trong việc chuyển đổi mơ hình sản xuất và thực hiện
các dự án vật liệu xây khơng nung. Ví dụ, trên địa bàn huyện Tây Sơn – Bình Định đã


9
có 191 lị gạch, ngói nung thủ cơng tháo dỡ, chấm dứt hoạt động (gồm 190 lị có cơng
suất dưới 650 ngàn viên/năm; 1 lị có cơng suất trên 650 ngàn viên/năm); trong đó có
147 lị nằm trong khu dân cư, 44 lò nằm trong khu sản xuất tập trung và trong cụm
cơng nghiệp… Tính đến thời điểm hiện tại, ở Bình Định đã có 16 dự án sản xuất gạch
không nung với tổng công suất hơn 250 triệu viên/năm, tổng vốn đăng ký đầu tư gần
50 tỉ đồng. Trong số này đã có 3 nhà máy đi vào hoạt động, 12 dự án đang giải phóng
mặt bằng và triển khai xây dựng… Theo kế hoạch, đến hết ngày 31/12/2016 sẽ chấm
dứt hồn tồn hoạt động của các lị nung thủ cơng trên địa bàn tỉnh Bình Định. Tại
Quảng Ninh, một số cơng trình nhà chung cư cũng đang được doanh nghiệp sử dụng
khoảng 30% là vật liệu gạch không nung. Tịa nhà thương mại cao 18 tầng do Cơng ty
LICOGI 18.1 (Bộ Xây dựng) thiết kế và thi công ở Thành phố Hạ Long, theo các kỹ
sư, từ tầng thứ 3 trở lên, đơn vị đã sử dụng toàn bộ vật liệu ngăn tường bằng gạch
không nung. Gạch không nung hiện nay đã hiện hữu trên rất nhiều công trình trọng
điểm, điển hình như Keangnam Hà Nội, Landmard Tower, Habico Tower, Khách sạn
Horison, Hà Nội Hotel Plaza, sân vận động Mỹ Đình,…


10

Hình 1.5. Sử dụng gạch khơng nung xi măng cốt liệutrong xây dựng
Ở Việt Nam hiện nay thì loại gạch xi măng cốt liệu được dùng phổ biến nhất.
Theo nghiên cứu của Đ.T.K Cương, gạch xi măng cốt liệu có thể giảm giá thành
xây dựng khoảng hơn 20%. Không chỉ tiết kiệm chi phí, việc sử dụng gạch khơng
nung cũng làm giảm thiểu ảnh hưởng của môi trường khi sản xuất gạch đất sét nung

thông thường.
1.4. THỰC TRẠNG VỀ TƯỜNG XÂY GẠCH KHƠNG NUNG
1.4.1. Kích thước cơ bản của tường gạch
Hiện nay có khá nhiều loại gạch để xây tường nhưng tiêu chuẩn xây tường gạch
không khác biệt nhiều trừ loại vữa xây dựng
- Chiều dày của tường gạch:
Chiều dày của tường gạch phụ thuộc vào tính chất làm việc và sự ổn định của kết
cấu tường, ngồi ra cịn phục thuộc vào yêu cầu cách nhiệt, chống nóng, chống cháy
hay chức năng thẩm mỹ của tường.
Tường gạch xây loại phổ biến và thơng thường nhất hiện nay có các kích thước
sau:
+ Tường một gạch (tường đơn): thực tế dày 105mm, kể cả hai lớp vữa trát 2 bên
là 130 ÷ 140mm còn gọi là tường 10 hay tường con kiến.
+ Tường 2 gạch: thực tế dày 220mm, kể cả vữa trát là 25cm còn thường gọi là
tường 22 hay tường đôi.
+ Tường 3 gạch: thực tế dày 335mm, kể cả vữa trát là 37cm còn được gọi là
tường 33 dùng trong nhà xây gạch cao hơn 3 tầng hoặc xây tường móng.


11
+ Tường 4 gạch: thực tế dày 450mm, kể cả vữa là 48cm.
Trong tiêu chuẩn xây tường gạch, yêu cầu tường xây phải có đủ độ cứng, độ ổn
định dưới tác dụng của tải trọng đứng (như sàn, mái, tải trọng bản thân…) và tải trọng
ngang (lực gió, lực chấn động) mà không bị đổ, không bị nứt nẻ và không bị biến
dạng.
- Chiều cao của tường gạch:
Tùy theo chiều dày tường và mác vữa xây có ảnh hưởng đến chiều cao tường.
+ Với mác vữa 75; 50 thì tỷ lệ cao/dày (H/d) chỉ nên ≤ 20
+ Với mác 25 thì tỷ lệ cao/dày (H/d) chỉ nên ≤ 13
- Chiều dài tường gạch:

+ Chiều dài bức tường gạch cũng có quan hệ với chiều dày và chiều cao của
tường. Nhận biết về tiêu chuẩn xây tường gạch nói chung trong khoảng cách L = 1 –
2H (H là chiều cao tường) thì nên tăng cường trụ đứng (bổ trụ ) hoặc tường vng góc.
Khi xây chú ý chiều dài của tường tốt nhất là bằng bội số chiều dài của viên gạch
cộng thêm chiều dày mạch vữa 1 ÷ 1,2cm. Như thế giảm được số lượng chặt gạch (đặc
biệt là các đoạn tường hẹp ≤ 1,2m)
1.4.2. Nguyên tắc khi thi cơng tường gạch

Hình 1.6. Cách tạo góc cho khối xây
- Gạch xây từng hàng phải phẳng mặt, vng góc với phương của lực tác dụng
vào khối xây hoặc góc nghiêng của lực tác dụng vào khối xây và phương vuông góc


12
với khối xây phải <= 170 vì khối xây chịu nén là chính.
- Điều quan trọng nhất trong tiêu chuẩn xây tường gạch đó là xây khơng được
trùng mạch do đó các mạch vữa đứng của lớp xây tiếp giáp khơng được trùng mà phải
lệch nhau ít nhất 1/4 chiều dài viên gạch cả về phương ngang cũng như phương dọc.
- Các mạch vữa xây theo phương ngang và phương dọc trong một lớp xây phải
vng góc với nhau, khơng được phép xây các viên gạch vỡ hình thang, hình tam giác
ở góc khối xây.
- Vì vậy, đội ngũ cơng nhân phải lành nghề, được chia thành tổ và phân công lao
động phù hợp với các đoạn công tác trên mặt bằng. Đồng thời trong tiêu chuẩn xây
tường gạch cho các cơng trình thì giữa các thợ chính, thợ chính với thợ phụ phải có sự
phối hợp nhịp nhàng dây chuyền với nhau đảm bảo công việc được thực hiện một cách
liên tục, nhịp nhàng không bị ngắt quãng.
- Công việc xây được tiến hành sau khi hệ khung bê tơng cốt thép đã được hình
thành được một phần hay toàn bộ và coffa sàn, dầm, cột, hệ giằng chống đã được tháo
dỡ, dọn dẹp ở hệ khung tầng dưới thì khi ấy ta có thể bắt đầu cơng việc xây ở tầng
dưới và cứ như thế lên các tầng trên.

1.4.3. Thực trạng thiết kế, thi công tường gạch không nung ở Quảng Nam Đà Nẵng
Có thể thấy, từ nhiều năm nay, phát triển vật liệu xây dựng không nung
(VLXDKN) là một chủ trương đúng đắn của Chính phủ nhằm giữ gìn và bảo vệ mơi
trường, tuy nhiên kết quả từ Chương trình phát triển VLXDKN như thế nào thì cần có
sự nhìn nhận đúng đắn.
Ngày 28/11/2012, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 09/2012/TT-BXD quy
định sử dụng VLXDKN trong các cơng trình xây dựng. Theo đó, các cơng trình xây
dựng được đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước bắt buộc phải sử dụng VLXDKN theo
đúng lộ trình.
Để thế cho gạch đỏ, hiện nay, việc khuyến khích sử dụng các sản phẩm GKN đã
được quy định trong nhiều chính sách như: Chương trình phát triển VLXDKN theo
Quyết định số 567/QĐ-TTg; Quyết định 1469/QĐ-TTg Quy hoạch tổng thể phát triển
vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Thông tư số
13/2017/TT-BXD quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây
dựng; Chỉ thị số 10/CT-TTg tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế
sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung…
Đặc biệt, với mục tiêu cắt giảm tỷ lệ tăng hàng năm mức phát thải khí nhà kính
bằng việc tăng cường sản xuất, mua bán và sử dụng GKN ở Việt Nam, từ năm 2014 -


13
2019, Bộ Khoa học & Công nghệ và Bộ Xây dựng đã thực hiện Dự án “Tăng cường
sản xuất và sử dụng GKN ở Việt Nam” do Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc
(UNDP) tài trợ từ nguồn vốn của Quỹ mơi trường tồn cầu (GEF) và các nguồn đồng
tài trợ khác với mục tiêu cắt giảm tỷ lệ tăng hàng năm mức phát thải khí nhà kính bằng
cách giảm dần việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và đất màu để làm gạch thông qua
việc tăng cường sản xuất, mua bán và sử dụng GKN ở Việt Nam.
Việc sử dụng VLXDKN có thể giúp tiết kiệm đất nơng nghiệp, giảm phát thải khí
nhà kính và ơ nhiễm mơi trường, giảm chi phí xử lý phế thải của các ngành Cơng
nghiệp. Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành các quy định với hành lang pháp lý,

chính sách đủ “dày”, tuy nhiên việc áp dụng quy định mang tính đại trà, khiến một số
địa phương gặp khó khăn trong việc phát triển VLXDKN.
Tại khu vực Quảng Nam – Đà Nẵng, dù đã đạt những bước tiến trong sản xuất –
tiêu thụ gạch không nung GKN, nhiều nhà đầu tư tại Đà Nẵng vẫn quen thuộc với việc
sử dụng gạch nung truyền thống, mà chưa hiểu được tính năng của VLXDKN.
Một số doanh nghiệp không tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý chất
lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây khơng nung theo QCVN 16:2017/BXD và
TCVN 6477:2016 ); bán sản phẩm gạch cho khách hàng, trong khi gạch chưa đảm bảo
đủ thời gian đông kết nên khi thi cơng một số cơng trình sử dụng GKN đã xảy ra hiện
tượng co ngót, rạn nứt hoặc tường bị thấm... Chưa có tiêu chuẩn về thi cơng và nghiệm
thu riêng đối với gạch bê tông. Nhiều doanh nghiệp sản xuất gạch nung truyền thống
gặp khó khăn về vốn và cơng nghệ trong q trình chuyển đổi sang mơ hình sản xuất
GKN.
Để tiếp tục đẩy mạnh cơng tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm vật liệu xây không
nung của các nhà đầu tư trên địa bàn, qua đó giảm dần việc sản xuất và tiêu thụ gạch
đất sét nung, Sở Xây dựng TP Đà Nẵng đã có báo cáo, đề xuất UBND thành phố để
kiến nghị đến Bộ Xây dựng và các bộ, ngành liên quan quan tâm, tiếp tục triển khai
thực hiện một số nội dung, như: Sớm ban hành tiêu chuẩn về thi công và nghiệm thu
riêng đối với gạch bê tông. Ban hành cẩm nang chỉ dẫn kỹ thuật trong thiết kế và kỹ
thuật thực hành xây dựng sử dụng GKN nhằm tăng cường chất lượng xây dựng, chống
nứt tường khi sử dụng loại vật liệu này.
Trên địa bàn TP.Đà Nẵng hiện có 12 nhà máy sản xuất gạch không nung các loại.
Nhiều doanh nghiệp ra đời từ khá sớm, được trang bị công nghệ hiện đại. Trong đó,
Cơng ty cổ phần Đầu tư Hồng Hồng Hồng là một trong những doanh nghiệp đầu tiên
được đầu tư đồng bộ để sản xuất gạch không nung cao cấp cho thị trường Đà Nẵng và
địa phương lân cận.


14
Trước đó, để hỗ trợ phát triển vật liệu khơng nung, trong đó có gạch khơng nung

từ năm 2014, UBND TP.Đà Nẵng đã ban hành Chỉ thị 03 về tăng cường sử dụng vật
liệu không nung. Đồng thời, các cơ quan chức năng cũng đã chủ động triển khai nhiều
giải pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất gạch không nung. Mặc dù vậy, hiện nay
trên thị trường Đà Nẵng, gạch không nung vẫn đang rất vất vả cạnh tranh với gạch
nung truyền thống. Tình hình này càng khơng khả quan ở thị trường nông thôn, vùng
sâu vùng xa…
1.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua chương này ta có thể ý thức được việc sử dụng vật liệu không nung là cần
thiết cho sự phát triển bền vững trong ngành xây dựng nói riêng đồng thời giảm được
gánh nặng tài nguyên cho cả nước nói chung. Việc thiết kế, thi cơng khối xây ngày
càng được quan tâm, ngoài sự đảm bảo về cơng năng sử dụng vốn có của nó thì cịn là
điểm nhấn kiến trúc khi loại vật liệu khơng nung này được sử dụng ngày càng nhiều
trong việc hoàn thiện thô. Đề tài được nghiên cứu, khảo sát thực trạng tại các cơng
trình xây dựng trên địa bàn Quảng Nam – Đà Nẵng nhằm đánh giá tình hình sử dụng
gạch xi măng cốt liệu cũng như những yếu tố ảnh hưởng của nó đến chất lượng tường
xây gạch khơng nung.


15
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ KHOA HỌC KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG TƯỜNG XÂY GẠCH
KHƠNG NUNG XI MĂNG CỐT LIỆU
2.1. QUY TRÌNH THIẾT KẾ, THI CÔNG TƯỜNG XÂY GẠCH KHÔNG NUNG
(Căn cứ TCVN 4085:2011 kết cấu gạch đá tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu)
2.1.1. Quy trình thiết kế tường xây gạch khơng nung xi măng cốt liệu
a. Khối xây gạch phải đảm bảo những nguyên tắc kĩ thuật thi công sau: Ngang bằng; đứng - thẳng; góc - vng; mạch khơng trùng; thành một khối đặc chắc.
b. Vữa xây dựng phải có cường độ đạt yêu cầu thiết kế và có độ dẻo theo độ sụt
của côn tiêu chuẩn như sau:
- Đối với tường và cột gạch: từ 9 cm đến 13 cm;
- Khi xây dựng trong mùa hè hanh khô, cũng như khi xây dựng các kết cấu cột,

tường gạch phải chịu tải trọng lớn, yêu cầu mạch vữa phải no và có độ sụt 14 cm. Phần
tường mới xây phải được che đậy cẩn thận, tránh mưa, nắng và phải được tưới nước
thường xuyên.
c. Kiểu cách xây và các hàng gạch giằng trong khối xây phải làm theo yêu cầu
của thiết kế. Kiểu xây thường dùng trong khối xây là một dọc - một ngang hoặc ba dọc
- một ngang.
d. Trong khối xây gạch, chiều dày trung bình của mạch vữa ngang là 12 mm.
Chiều dày từng mạch vữa ngang không nhỏ hơn 8 mm và không lớn hơn 15 mm.
Chiều dày trung bình của mạch vữa đứng là 10 mm, chiều dày từng mạch vữa đứng
không nhỏ hơn 8 mm và không lớn hơn 15 mm. Các mạch vữa đứng phải so le nhau ít
nhất 50 mm.
e. Phải dùng những viên gạch nguyên đã chọn để xây tường chịu lực, các mảng
tường cạnh cửa và cột. Gạch vỡ đôi chỉ được dùng ở những chỗ tải trọng nhỏ như
tường bao che, tường ngăn, tường dưới cửa sổ.
Không được dùng gạch vỡ, gạch ngói vụn để chèn, đệm vào giữa khối xây chịu
lực.
f. Cho phép dùng cốt thép đặt trước trong tường chính và cột để giằng các tường,
móng (1/2 và một viên gạch) với tường chính và cột, khi các kết cấu này xây không
đồng thời.
g. Trong khối xây, các hàng gạch đặt ngang phải là những viên gạch nguyên.
Không phụ thuộc vào kiểu xây, các hàng gạch ngang này phải đảm bảo:
- Xây ở hàng đầu tiên (dưới cùng) và hàng sau hết (trên cùng);


16
- Xây ở cao trình đỉnh cột, tường v.v…
- Xây trong các bộ phận nhô ra của kết cấu khối xây (mái đua, gờ, đai).
Ngoài ra phải đặt gạch ngang nguyên dưới đầu các dầm, dàn, xà gồ, tấm sàn, ban
công và các kết cấu lắp đặt khác.
h. Phải xây mặt đứng phía ngồi của tường khơng trát, khơng ốp bằng những

viên gạch nguyên đặc chắc, có lựa chọn màu sắc, góc cạnh đều đặn. Chiều dày các
mạch vữa phải theo đúng thiết kế.
i. Sai số trong mặt cắt ngang của các gối tựa dưới xà gồ, vì kèo, các dầm cầu trục
và các kết cấu chịu lực khác theo bất kì một hướng nào so với vị trí thiết kế phải nhỏ
hơn hoặc bằng 10 mm.
j. Khi ngừng thi cơng do mưa bão, phải che kín trên khối xây cho khỏi bị ướt.
2.1.2. Quy trình thi cơng tường xây gạch không nung xi măng cốt liệu
a. Chuẩn bị vữa xây trát: Dùng vữa xây thông thường (xi măng + cát sạch);
Lớp trát ưu tiên sử dụng lớp vữa Mác 75
b. Chuẩn bị xây
- Bắt đầu từ hai góc. Định vị chuẩn các block đầu tiên ở hai góc bằng dây căng,
thước, cữ gỗ
- Định vị chính xác các block ở góc tường là yêu cầu bắt buộc để có thể xây
các block còn lại tại nên một bức tường thẳng đẹp, đạt yêu cầu kỹ thuật.
- Dùng dây rọi để xác định độ vng của điểm góc bức tường với mặt đất, sau đó
dùng dây căng giữa hai điểm góc đó làm cơ sở đặt đặt những block khác ở giữa.
- Có thể xác định chính xác số lượng block cho hàng xây đầu tiên bằng cách
đặt các block khơng vữa lên móng bức tường.
c. Tiến hành xây
- Bắt đầu xây ở các điểm góc như đã xác định ở trên.
- Trải vữa dày khoảng 1cm đều lên móng tường. Lấy bay xây trải vữa, tạo
một lớp “gân” ở giữa khối vữa để khi đặt gạch lên nó sẽ được trải đều ra các mép
gạch và tránh lãng phí, đồng thời tạo ra chân đinh dính chặt vào lỗ các block.
- Xây ở góc trước, rồi xây phần cịn lại của bức tường. Tuân thủ cách làm này
cho các góc khác ở các bức tường khác. Xây định vị vài block cho mỗi hướng xây.
Buộc dây vào hai viên gạch ở 2 góc (ở hàng đầu tiên) và kéo căng chúng để làm mốc
xây những viên còn lại. Tiếp tục trải vữa để xây các hàng tiếp theo. Lấy bay miết các
mạch vữa và định vị các block đúng vị trí.
- Độ dày mạch vữa khoảng từ 3 – 8 mm. Có thể linh động điều chỉnh thêm
mạch vữa nhưng khơng nên q nhiều. Có thể dùng đột, búa, bay xây để cắt (chặt) các



17
block khi cần thiết. Sau khi xây được khoảng vài block, dùng li-vô hoặc thước để
kiểm tra sự thẳng hàng của các block. Khi vữa chưa bị khơ, có thể dùng bay xây, dao
xây, búa cao su ... để điều chỉnh các block nếu cần.
- Ln xây ở góc trước và xây lên vài hàng, sau đó mới dùng dây căng để xây
phần cịn lại của bức tường. Ln đặt các block đúng hướng, chúng sẽ giúp giữ cho
các block được thẳng hàng, cân bằng nhau trên cùng một hàng. Hãy cẩn thận, tránh
chạm vào những hàng gạch mới xây làm lệch chúng.
- Luôn giữ phương hướng chuẩn xác. Nếu một cạnh block lệch ra khỏi vị trí sẽ
rất mất thời gian để cân bằng nó trở lại. Dùng bay gọt hết vữa thừa và ném nó trở lại
bàn xoa để tái sử dụng. Đừng để vữa này khô đi một cách lãng phí.
2.2. TRÌNH TỰ, PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT, CÁCH ĐÁNH GIÁ CHO CƠNG
TÁC TƯỜNG XÂY
2.2.1. Trình tự khảo sát
2.2.1.1. Lập kế hoạch khảo sát đánh giá
Phần này do tác giả chủ trì, lập dựa trên yêu cầu của đề tài nghiên cứu.
Trình tự của kế hoạch: bao gồm 4 bước:

2.2.1.2. Lập kế hoạch chi tiết nội dung khảo sát
Căn cứ mục tiêu và mức độ khảo sát, phần khảo sát chi tiết được trình bày thành
các nhóm thơng số đặc trưng: hình học, cơ học, vật lý. Trong từng phần đều có cấu
trúc giống nhau gồm: các tham số đặc trưng, phương pháp và công cụ khảo sát, trình
bày số liệu, những nhận xét đánh giá sơ bộ:
a) Khảo sát đặc trưng hình học: đo vẽ kích thước các cấu kiện, cơng trình; xác
định các biến dạng (chuyển vị, vết nứt). Ngồi ra cịn phải đo vẽ cấu tạo kết cấu: chiều
dày, chiều dài các lớp cấu tạo, các tiết diện giảm yếu, cách thức liên kết, cài gạch, bắt
mỏ... Trong phần này cần ghi nhận các khuyết tật thấy bằng mắt thường.
Thiết bị và dụng cụ khảo sát: thước thép, thước kẹp, kính soi vết nứt, máy đo độ

võng, các tenzo, máy trắc đạc... và các thiết bị khác.
Trình bày và xử lý số liệu:
- Sơ đồ vết nứt và bảng giá trị: chiều dài, chiều rộng, độ mở, khoảng cách giữa
các vết nứt, hướng tiến triển...;
- Sơ đồ các biến dạng và mô tả: độ võng, cong vênh chuyển vị, hướng phát


×