Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Qua trinh phat trien cua dia hinh be mat Trai Dattheo quan diem cua Davis va Penck

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT </b>


<b>THEO QUAN ĐIỂM CỦA DAVIS VÀ PENCK</b>



<b>1. Quá trình phát triển địa hình bề mặt Trái Đất theo quan điểm của Davis</b>


Theo Davis, lịch sử phát triển của khu vực lục địa nâng cao đều mang tính chu kì và bao gồm
những bước sau:


- Bước thứ nhất : là khối lục địa nâng lên


- Bước thứ hai : bắt đầu sau khi quá trình nâng kết thúc và được đặc trưng bằng sự khoét sâu nhanh
chóng, tạo ra những thung lũng sâu và hẹp


- Bước thứ ba : hạ thấp sườn thung lũng và đỉnh phân thủy
Trong bước thứ ba, tốc độ khoét sâu giảm yếu,
xâm thực ngang thống trị, đáy thung lũng mở rộng, tạo ra
bãi bồi. Sự xuất hiện các bãi bồi tích tụ được xem là dấu
hiệu chuyển tiếp từ giai đoạn trẻ sang trưởng thành, dịng
sơng đạt tới trạng thái mà người ta hình dung là cân bằng.
Nếu trạng thái kiến tạo ổn định tồn tại đủ lâu dài, biên độ
chia cắt địa hình sẽ giảm liên tục cho đến khi năng lượng
địa hình trở nên tối thiểu và các quá trình bào mịn thực tế
khơng cịn hoạt động nữa, xuất hiện một bề mặt địa hình


thấp, thoải rộng lớn, gồm nhiều thung lũng rộng với đáy có lớp aluvi dày, các đỉnh phân thủy có đỉnh và
sườn rất mềm mại, đơi nơi cịn nổi lên những dạng núi sót đơn độc, gọi là peneplen.


Đó là q trình peneplen hóa, trong đó, theo davis, q trình bào mịn và hạ thấp các phần tử địa
hình dương xảy ra theo hướng từ trên xuống dưới. Ơng gọi tiến trình này là một “chu trình xâm thực hồn
chỉnh”. Davis cũng nhấn mạnh rằng những chu trình xâm thực như vậy có thể bị gián đoạn vì có những
pha kiến tạo nâng lên mới, nghĩa là chu trình đó khơng kết thúc bằng việc tạo ra peneplen, một chu trình


mới lại được khai mào.


Quá trình hình thành bán bình nguyên theo Davis là điển hình cho những vùng có khí hậu ẩm ướt,
ở đấy xâm thực trên mặt chiếm ưu thế và tiến hành trong điều kiện sườn có lớp vỏ phong hóa và thực vật
che phủ.


<b>2. Quá trình phát triển địa hình bề mặt Trái Đất theo quan điểm của W.Penck</b>


Lúc đầu, khi vận động nâng lên còn mạnh, chiều cao
của sườn tăng lên không ngừng. Dạng sườn trong giai đoạn
này thường là thẳng hay lồi vì tốc độ đào sâu của sơng vừa
bằng hay lớn hơn tốc độ giật lùi sườn do quá trình sườn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Trong quá trình lùi sườn, lúc đầu chỉ có độ cao tương đối của sườn dốc (độ chênh giữa rìa trên của
vạt gấu xâm thực với đường phân chia nước) giảm xuống. Về sau khi các sườn đối lập cắt vào nhau, lúc
đó độ cao tuyệt đối cũng bắt đầu giảm dần. Việc giảm độ cao tương đối cũng như tuyệt đối làm giảm vật
liệu cung cấp cho vạt gấu xâm thực. Do phong hóa, kích thước các vật liệu ấy không ngừng nhỏ đi và trở
nên dễ vận chuyển hơn. Độ dốc của vạt gấu xâm thực ngày một giảm đi, thậm chí cịn khoảng từ 10<sub> đến 7</sub>0<sub>.</sub>


Lúc này, vạt gấu xâm thực được gọi là đồng bằng đá gốc trước núi pedimen. Nhiều pedimen nối lại với
nhau tạo thành đồng bằng san bằng bên peneplen.


Paneplen rất rộng và phẳng, trên đó chỉ thỉnh thoảng nhô lên những núi đảo, bằng chứng của
những địa hình cao trước đã bị thanh tốn gần hết do quá trình lùi sườn. Peneplen điển hình thường gặp ở
những miền có khí hậu khơ hạn và nửa khơ hạn. Ở những miền này sườn núi lùi song song dưới tác dụng
của q trình trọng lực


<b>3. Hình vẽ mơ phỏng hai quá trình hình thành địa hình</b>


<b>SÁCH THAM KHẢO</b>



</div>

<!--links-->

×