Tải bản đầy đủ (.docx) (104 trang)

Thực trạng bệnh lao và một số yếu tố liên quan đến thể lao tại huyện thanh miện – hải dương giai đoạn 2015 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (720.77 KB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
------------------------------------------

NGUYỄN VĂN CƯỜNG

THỰC TRẠNG BỆNH LAO VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THỂ LAO TẠI
HUYỆN THANH MIỆN – HẢI DƯƠNG
GIAI ĐOẠN 2015 - 2019

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG

Hà Nội - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE
BỘ MÔN Y TẾ CÔNG CỘNG
--------------------------------------

NGUYỄN VĂN CƯỜNG – C01384

THỰC TRẠNG BỆNH LAO VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THỂ LAO TẠI
HUYỆN THANH MIỆN – HẢI DƯƠNG

GIAI ĐOẠN 2015 – 2019
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG


CHUYÊN NGÀNH: Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ: 8720701
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS BẠCH KHÁNH HÒA
Hà Nội - 2020

Thang Long University Library


CHỮ VIẾT TẮT

AFB

Acquired Immuno-Deficiency Syndrome
(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải)
Acid Fast Bacilli (Trực khuẩn kháng toan)

BCG

Bacillus Calmette-Guerin (Vaccin phòng lao)

BCVKH

Bằng chứng vi khuẩn học

BK

Bacille de Koch (Vi khuẩn lao)

BV


Bệnh viện

BYT

Bộ Y tế

CC

Cơng chức

CTCL

Chương trình chống lao

CTCLQG

Chương trình chống lao quốc gia

DOTS
ĐTNC

Directly Observed Treatment Short-Course
(Hoá trị liệu ngắn ngày có kiểm sốt) Đối
tượng nghiên cứu

E (EMB)

Ethambutol


H (INH)

Isoniazide

HIV

Human Immunodeficiency Virus (Virus gây hội
chứng suy giảm miễn dịch ở người) Học sinh

AIDS

HS
HTĐT

Hồn thành điều trị

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

KTV

Kỹ thuật viên

KTVXN

Kỹ thuật viên xét nghiệm

LP


Lao phổi

MDR-TB

Multiple drug-resistant tuberculosis (Lao đa kháng)



Quyết định

R (RMP)

Rifampicine

SL

Số lượng

SV

Sinh viên


TCMR

Tiêm chủng mở rộng

TCYTTG

Tổ chức Y tế Thế giới


TP

Thành phố

TS

Tổng số

TTYT

Trung tâm y tế

TX

Thị xã

TYT

Trạm y tế

UBND

Ủy ban nhân dân

VC

Viên chức

VK


Vi khuẩn

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)

XDR-TB

Extensively drug-resistant tuberculosis
(Lao siêu kháng thuốc)
Xét nghiệm ứng dụng công nghệ sinh học phân tử để

Xpert MTB/RIF

nhận diện vi khuẩn lao kể cả vi khuẩn lao kháng
Rifampicin
XN

Xét nghiệm

XQ

X quang

Thang Long University Library


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

CHƯƠNG 2:

2.8. Hạn chế của nghiên cứu


CHƯƠNG 3:
3.1.
3.2.

3.3.
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
4.1.
4.2.
4.3.


Thang Long University Library


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Sau đại học và Quản lý
khoa học cùng tồn thể các Thầy, Cơ trường Đại học Thăng Long đã tạo điều
kiện cho tơi trong suốt q trình học tập, rèn luyện, tu dưỡng tại trường.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô thuộc Bộ môn Y tế Công cộng,
trường Đại học Thăng Long đã trang bị cho tôi kiến thức, đạo đức nghề nghiệp,
phương pháp nghiên cứu và tư duy khoa học.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Thầy PGS.TS. Đào Xuân Vinh và
Cô PGS.TS. Bạch Khánh Hịa - những người Thầy, người Cơ đã tận tình hướng

dẫn tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và cán bộ phòng Chỉ đạo tuyến
Bệnh viện Phổi Hải Dương, Ban lãnh đạo và cán bộ Tổ chống lao Trung tâm Y
tế huyện Thanh Miện, Trạm Y tế các xã/thị trấn đã tạo điều kiện, hỗ trợ tơi trong
q trình thu thập số liệu.
Xin cảm ơn các các anh, chị và các bạn học viên lớp Thạc sỹ Y tế công
cộng 7.1 và 7.2, trường Đại học Thăng Long đã giúp đỡ tơi trong q trình học
tập.
Đặc biệt, từ tận đáy lịng mình tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, cơ
quan, đã cùng tơi chia sẻ những khó khăn và giành cho tơi những tình cảm q
báu để tơi hoàn thành tốt luận văn này.


Hà Nội, tháng 10 năm 2020
Học viên

Nguyễn Văn Cường

LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Văn Cường, học viên lớp thạc sỹ khóa 2018 – 2020,
Trường Đại học Thăng Long, chuyên ngành Y tế công cộng, xin cam đoan:
Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của
Thầy PGS.TS. Đào Xuân Vinh và Cô PGS.TS. Bạch Khánh Hịa.
Cơng trình nghiên cứu này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào
khác đã được công bố tại Việt Nam.
Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung
thực khách quan, đã được sự chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2020
Học viên


Nguyễn Văn Cường

Thang Long University Library


Bảng 1.1.

Tình hình

Bảng 1.2.

Ước tính

Bảng 1.3.

Tình hình

Bảng 2.1.

Biến số v

Bảng 3.1.

Phân bố n

Bảng 3.2.

Phân bố n


Bảng 3.3.

Phân bố n

Bảng 3.4.

Phân bố n

Bảng 3.5.
Bảng 3.6.

Phân bố n
Phân bố n
theo năm

Bảng 3.7.

Tỷ lệ biể

Bảng 3.8.

Tỷ lệ phá

Bảng 3.9.

Tỷ lệ phá

Bảng 3.10.

Tỷ lệ phá


Bảng 3.11.

Tỷ lệ phá

Bảng 3.12.

Xét nghiệ

Bảng 3.13.

Tỷ lệ ngư

Bảng 3.14.

Tỷ lệ ngư

Bảng 3.15.

Phác đồ đ

Bảng 3.16.

Kết quả đ

Bảng 3.17.

Kết quả đ



Bảng 3.18. Tỷ lệ tử vong ở người bệnh lao theo dân số theo năm
Tỷ lệ trẻ tiếp xúc nguồn lây lao được điều trị dự phòng
INH theo năm
Bảng 3.20 Liên quan của nhóm tuổi với mắc các thể lao

Bảng 3.19

Bảng 3.21 Liên quan của giới tính với mắc các thể lao
Bảng 3.22 Liên quan của nghề nghiệp với mắc các thể lao
Bảng 3.23 Liên quan của tiền sử điều trị lao với mắc các thể lao
Bảng 3.24 Liên quan của một số bệnh kèm theo với mắc các thể lao

44
44
45
45
46
46
47
47

Bảng 3.25 Liên quan tiền sử gia đình có người bị lao với mắc các thể lao

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 . Phân bố người bệnh lao theo tiền sử điều trị lao
Biểu đồ 3.2 . Tỷ lệ xét nghiệm AFB ở người bệnh lao phổi
Biểu đồ 3.3 . Tỷ lệ lao các thể và lao phổi AFB(+)/100.000 dân
Biểu đồ 3.4 . Tỷ lệ phát hiện lao các thể tại các tuyến
Biểu đồ 3.5 . Tỷ lệ phát hiện các thể lao


Trang

34
36
37
38
39


Thang Long University Library


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2018, khoảng 1,7 tỷ người trên thế
giới bị nhiễm lao (chiếm 23% dân số toàn cầu). Bệnh lao là nguyên nhân gây tử
vong đứng hàng thứ 2 trong các bệnh nhiễm trùng (sau HIV/AIDS) với khoảng 1,3
triệu người tử vong mỗi năm. Đặc biệt hơn, đại dịch HIV/AIDS kéo theo sự gia
tăng và gia tăng trở lại của bệnh lao và lao kháng thuốc ở hầu hết các quốc gia.
Sự tiến bộ của khoa học với nhiều phương pháp và thiết bị phục vụ cho chẩn
đoán, nhiều loại thuốc chống lao được phát hiện và đưa vào sử dụng rộng rãi trên
toàn cầu hơn nửa thế kỉ qua đã giúp nhiều cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh lao.
Tuy nhiên, việc điều trị lao hiện tại vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi, tỉ lệ
lao mới, lao tái phát và lao kháng thuốc còn cao, nhiều người bệnh lao không theo
dõi được (bỏ) điều trị.
Ở Việt Nam theo báo cáo năm 2018 của Tổ chức Y tế thế giới về kiểm sốt lao trên
tồn cầu (WHO report 2018 - Global Tuberculosis Control), nước ta đứng thứ 16 trong 30
nước có gánh nặng bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 15 trong số 30
nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới [13], [14], [54].


Mặc dù hoạt động của Chương trình chống lao quốc gia ở nước ta trong những
năm vừa qua đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, nhưng những số liệu trên cho thấy
việc phát hiện, chẩn đốn và quản lí điều trị bệnh lao tại nước ta cịn gặp nhiều khó
khăn. Những khó khăn này có thể do yếu tố tâm lý xã hội, sự kỳ thị của người dân, sự
mặc cảm của người bệnh, cũng có thể do yếu tố kinh tế, nhận thức và hành
vi

chưa phù hợp của người dân, sự tiếp cận với dịch vụ y tế, sự quan tâm của chính

quyền các cấp,… với bệnh lao.
Cùng với việc Chương trình chống lao quốc gia được Thủ tướng Chính phủ
quyết định phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn
2030 với việc triển khai tới tuyến quận huyện cơng tác chẩn đốn cũng như sự hỗ trợ
người bệnh trong việc điều trị, hoạt động chống lao của huyện Thanh Miện, tỉnh


2
Hải Dương những năm gần đây đã ghi nhận được một số kết quả nhất định. Song
ghi nhận tại các cơ sở điều trị cho thấy số bệnh nhân hàng năm vẫn không giảm
nhiều, tỷ lệ lao tái phát và lao kháng thuốc vẫn cao, vẫn còn nhiều người bệnh lao
không theo dõi được (bỏ điều trị). Điều này gợi ý tình trạng có nguy cơ lây nhiễm
và mắc lao cao trong cộng đồng. Để có bằng chứng và cơ sở cho các biện pháp can
thiệp về y tế công cộng, ghi nhận cụ thể các chỉ số dịch tễ cũng như các yếu tố
nguy cơ có ảnh hưởng trở thành một địi hỏi khách quan, chúng tơi tiến hành
nghiên cứu đề tài về “Thực trạng bệnh lao và một số yếu tố liên quan đến thể lao tại
huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương giai đoạn 2015 - 2019” với hai mục tiêu:
1.

Mô tả thực trạng bệnh lao tại huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương giai


đoạn 2015 – 2019.
2.

Phân tích một số yếu tố liên quan đến lao phổi và lao ngoài phổi tại

huyện được nghiên cứu.

CHƯƠNG 1

Thang Long University Library


3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm bệnh lao
Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây nên. Bệnh có thể gặp
ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất (chiếm
80-85% các trường hợp lao) và là nguồn lây chính cho người xung quanh [1], [15],
[16], [17], [18], [34].
1.2. Dịch tễ học bệnh lao
1.2.1. Nguyên nhân gây bệnh lao
Căn nguyên gặp nhiều nhất gây bệnh lao là vi khuẩn lao người
(Mycobacteria Tuberculosis Hominis). Vi khuẩn lao bò (M.bovis) cũng có thể gây
bệnh lao, thường gây lao ruột khi uống sữa bị khơng vơ khuẩn.
Trên tiêu bản nhuộm Ziehl-Neelsen, trực khuẩn không bị cồn và axit tẩy,
không bị mất màu đỏ của fuchsin nên được gọi là trực khuẩn kháng cồn, kháng
toan (AFB) [1], [18].
1.2.2. Nhiễm lao và bệnh lao
Nhiễm lao tức là có vi trùng lao trong cơ thể. Để trở thành bệnh lao còn phụ thuộc


vào: mức độ nhiễm nhiều hay ít và sức đề kháng của cơ thể.
Khi nhiễm lao, ban đầu vi khuẩn lao bị khống chế bởi hệ thống đề kháng của
cơ thể, khi sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm thì sẽ mắc lao, lúc này bệnh bắt đầu
lan rộng trong phổi hoặc cơ quan khác, hang lao có thể hình thành, đờm có vi
khuẩn lao và bệnh nhân trở thành nguồn lây cho người xung quanh [20].
Đây là mối quan hệ nhân quả, liên quan rất chặt chẽ với nhau. Có thể tóm tắt
theo giản đồ lây truyền bệnh lao như sau:
Nhiễm lao
Không nhiễm

Bệnh lao

Nguồn lây


4
1.2.3. Lây truyền bệnh lao
Bệnh lao lây truyền theo đường hơ hấp là chủ yếu. Khi người bệnh lao phổi
có ho, hắt hơi, nói chuyện hoặc khạc đờm, các hạt nước bọt chứa vi khuẩn lao văng
ra ngoài bay lơ lửng trong khơng khí, người hít phải những hạt có chứa vi khuẩn
lao có khả năng bị nhiễm lao. Vậy nếu có một nguồn lây lao phổi AFB(+) khơng
được phát hiện và khơng được điều trị thì trong 2 năm có thể lây nhiễm cho 20
người và trong số người nhiễm này tương lai sẽ có 2 người bị bệnh lao.
Tất cả các cơ quan trong cơ thể đều có thể bị mắc lao và là nguồn lây, nhưng
mức độ rất khác nhau. Lao phổi là thể lao dễ đưa vi khuẩn ra mơi trường bên ngồi,
vì vậy lao phổi là nguồn lây quan trọng nhất và được Chương trình chống lao quốc
gia (CTCLQG) ưu tiên tập trung phát hiện, điều trị [18], [34].
1.2.4. Tử vong do lao
Bệnh lao đứng thứ 5 gây tử vong sau các bệnh tim mạch, nhiễm khuẩn hơ

hấp cấp tính, ung thư, ỉa chảy. Bệnh lao có tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ 2 trong các
bệnh nhiễm trùng [13]. Theo báo cáo của Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2017, tử
vong do lao khoảng 2,8% [55].
1.3. Triệu chứng bệnh lao
1.3.1. Triệu chứng lâm sàng
-

Ho kéo dài trên 2 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu)

-

Gầy sút, kém ăn, mệt mỏi

-

Sốt nhẹ về chiều

-

Ra mồ hôi “trộm” ban đêm

-

Đau tức ngực, đôi khi khó thở

1.3.2. Cận lâm sàng
Nhuộm soi đờm trực tiếp tìm AFB: tất cả những người có triệu chứng nghi
lao phải được xét nghiệm đờm phát hiện lao phổi. Xét nghiệm 2 mẫu đờm tại chỗ,
thời điểm lấy mẫu 1 và mẫu 2 phải cách nhau ít nhất là 2 giờ.


Thang Long University Library


5
Xét nghiệm Xpert MTB/RIF: cho kết quả sau khoảng 2 giờ với độ nhậy và độ
đặc hiệu cao.
Ni cấy tìm vi khuẩn lao: nuôi cấy trên môi trường đặc cho kết quả dương
tính sau 3-4 tuần. Ni cấy trên mơi trường lỏng cho kết quả dương tính sau 2 tuần.
X quang phổi thường quy: hình ảnh trên phim X-quang gợi ý lao phổi tiến
triển là thâm nhiễm, nốt, hang, tràn dịch. X-quang phổi có giá trị sàng lọc cao với
độ nhậy trên 90% với các trường hợp lao phổi AFB(+) [15], [16], [17].
1.4. Chẩn đoán bệnh lao (Theo tiêu chuẩn của CTCL quốc gia, năm 2018)
1.4.1. Lao phổi
Lao phổi AFB(+): có ít nhất 1 mẫu đờm hoặc dịch phế quản, dịch dạ dày có
kết quả soi trực tiếp AFB(+) tại các phịng xét nghiệm được kiểm chuẩn bởi
Chương trình chống lao Quốc gia.
Lao phổi AFB(-): khi có ít nhất 2 mẫu đờm AFB(-), người bệnh cần được thực
hiện quy trình chẩn đoán lao phổi AFB (-) (theo phụ lục 1) và cần thoả mãn 1 trong 2
điều kiện: có bằng chứng vi khuẩn lao trong đờm, dịch phế quản, dịch dạ dày bằng
phương pháp nuôi cấy hoặc các kỹ thuật mới như Xpert MTB/RIF, được thầy thuốc
chuyên khoa chẩn đoán và chỉ định một phác đồ điều trị lao đầy đủ dựa trên (1) lâm
sàng, (2) bất thường nghi lao trên X-quang phổi và (3) thêm 1 trong 2 tiêu chuẩn sau:
HIV(+) hoặc không đáp ứng với điều trị kháng sinh phổ rộng [16], [17].

1.4.2. Lao ngoài phổi
Lao ngoài phổi chiếm từ 15 – 20% các trường hợp lao (bao gồm lao hạch,
lao xương khớp, lao ruột, lao màng não, lao da,…) là thể lao khó chẩn đốn, do vậy
cần chỉ định làm các kỹ thuật, xét nghiệm để từ đó chẩn đốn xác định dựa trên
(các triệu chứng, dấu hiệu ở cơ quan ngoài phổi nghi bệnh), được thầy thuốc
chuyên khoa tập hợp phân tích các triệu chứng dấu hiệu để quyết định chẩn đoán và

chỉ định phác đồ điều trị [16], [17].
1.4.3. Lao kháng thuốc


6
Cùng với sự lưu hành của bệnh lao và khoa học kỹ thuật phát triển thì vấn đề
lao kháng thuốc và kháng đa thuốc được phát hiện ra ngày càng nhiều và trở nên
đáng báo động. Người bệnh có nhiễm chủng vi khuẩn kháng một hay nhiều loại
thuốc chống lao, gồm có [15], [31], [33], [55]:
-

Kháng thuốc tiên phát: là kháng thuốc ở người bệnh chưa từng điều trị

thuốc lao, nay mắc bệnh lao kháng thuốc do lây nhiễm vi khuẩn từ người bệnh bị
lao kháng thuốc.
-

Kháng thuốc lao mắc phải: là kháng thuốc ở người bệnh đã điều trị lao,

nhưng do điều trị không đúng gây ra các chủng lao kháng thuốc.
-

Kháng thuốc ban đầu: là kháng thuốc ở người bệnh khai báo chưa dùng

thuốc lao bao giờ (nhưng không xác định được chắc chắn). Như vậy loại này gồm
cả kháng thuốc tiên phát và kháng thuốc mắc phải.
-

Kháng đa thuốc (MDR TB-Multi drug Resistant TB): là kháng thuốc ở


người bệnh có vi khuẩn lao kháng với cả 2 loại Isoniazid và Rifampicin.
-

Siêu kháng thuốc (XDR TB-Extensively drug Resistant TB): là những

trường hợp lao đa kháng thuốc có kháng thêm với bất cứ thuốc nào trong nhóm
Quinolon và kháng với ít nhất một loại thuốc chống lao hàng 2 dạng tiêm
(Amikacin, Capreomycin hoặc Kanamycin).
Mắc lao kháng thuốc làm cho việc đáp ứng điều trị lao kém, sự bài xuất vi
khuẩn kéo dài, thời gian điều trị lâu, tiên lượng lâm sàng xấu. Bệnh nhân nhiễm HIV

tỉ lệ tử vong do nhiễm các chủng lao kháng đa thuốc có thể lên tới 80% [18]. Người
bệnh thuộc các nhóm nghi lao kháng thuốc sẽ được bác sỹ cho chỉ định
làm một hoặc một số các xét nhiệm chẩn đoán: Gene Xpert, Kháng sinh đồ và Hain
test.

1.4.4. Lao/HIV

Thang Long University Library


7
Chẩn đoán lao ở người nhiễm HIV dựa vào dấu hiệu lâm sàng: ho, sốt, sút
cân, ra mồ hôi đêm với bất kỳ thời gian nào.
Cận lâm sàng: khi có bất thường nghi lao trên phim X-quang ở người bệnh
có triệu chứng nghi lao kể trên, có thể chẩn đốn xác định lao. Các xét nghiệm
khác: xét nghiệm đờm nhuộm soi trực tiếp, nuôi cấy môi trường lỏng MGIT, xét
nghiệm Xpert MTB/RIF.
Tất cả những người bệnh lao cần được cán bộ y tế chủ động tư vấn, đề xuất
và cung cấp dịch vụ xét nghiệm HIV để xác định tình trạng nhiễm HIV gồm:

Người bệnh lao/HIV(+), lao/HIV(-) và lao không rõ tình trạng HIV.
1.5. Điều trị bệnh lao
1.5.1. Mục đích của điều trị bệnh lao
Cơng tác phịng chống lao cũng giống như những bệnh lây truyền khác, mục
đích là điều trị khỏi cho người bệnh, giảm tỷ lệ chết, đề phòng tái phát, tránh kháng
thuốc, giảm sự lây truyền bệnh lao trong cộng đồng và mục đích cuối cùng là thanh
toán bệnh lao.
1.5.2. Nguyên tắc điều trị lao
-

Phối hợp các thuốc chống lao: mỗi loại thuốc chống lao có tác dụng khác

nhau trên vi khuẩn lao (diệt khuẩn, kìm khuẩn, môi trường vi khuẩn), do vậy phải
phối hợp các thuốc chống lao. Với lao còn nhậy cảm với thuốc: phối hợp ít nhất 3
loại thuốc chống lao trong giai đoạn tấn cơng và ít nhất 2 loại trong giai đoạn duy
trì. Với bệnh lao đa kháng: phối hợp ít nhất 5 thuốc có hiệu lực, bao gồm
Pyrazinamid và 4 thuốc lao hàng hai có hiệu lực.
-

Phải dùng thuốc đúng liều: các thuốc chống lao tác dụng hợp đồng, mỗi

thuốc có một nồng độ tác dụng nhất định. Nếu dùng liều thấp sẽ không hiệu quả và
dễ tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc, nếu dùng liều cao dễ gây tai biến. Đối
với lao trẻ em cần được điều chỉnh liều thuốc hàng tháng theo cân nặng.


8
-

Phải dùng thuốc đều đặn: Các thuốc chống lao phải được uống cùng một lần


vào thời gian nhất định trong ngày và xa bữa ăn để đạt hấp thu thuốc tối đa. Với bệnh
lao đa kháng: dùng thuốc 6 ngày/tuần, đa số thuốc dùng 1 lần vào buổi sáng, tùy theo
khả năng dung nạp của người bệnh - có thể một số thuốc chia liều 2 lần trong ngày

(sáng – chiều) để giảm tác dụng phụ.
-

Phải dùng thuốc đủ thời gian và theo 2 giai đoạn tấn công và duy trì: giai đoạn

tấn cơng kéo dài 2, 3 tháng nhằm tiêu diệt nhanh số lượng lớn vi khuẩn có trong các
vùng tổn thương để ngăn chặn các vi khuẩn lao đột biến kháng thuốc. Giai đoạn duy
trì kéo dài 4 đến 6 tháng nhằm tiêu diệt triệt để các vi khuẩn lao trong vùng tổn thương
để tránh tái phát. Với bệnh lao đa kháng: phác đồ điều trị chuẩn ngắn hạn từ

9 -11 tháng có giai đoạn tấn cơng 4-6 tháng, phác đồ điều trị chuẩn 20 tháng có thời
gian tấn công 8 tháng.
1.5.3. Phác đồ điều trị lao
Các thuốc chống lao: theo TCYTTG có 6 loại thuốc chống lao thiết yếu:
Streptomycin (S), Rifampicin (R), Isoniazid (H), Ethambutol (E), Pyrazynamid (Z)
và Thiacetazon (T) [17], [19].
Giai đoạn từ 2015 – 2019 tại Việt Nam có các phác đồ chủ yếu sau:
-

2RHZE(S)/4RHE: Chỉ định cho các trường hợp bệnh lao mới người lớn

(chưa điều trị lao bao giời hoặc đã từng điều trị lao nhưng dưới 1 tháng).
-

2RHZE/4RH: Chỉ định cho các trường hợp bệnh lao mới trẻ em (chưa điều


trị lao bao giờ hoặc đã từng điều trị lao nhưng dưới 1 tháng).
-

2SRHZE/1RHZE/5RHE: Chỉ định cho các trường hợp bệnh lao tái phát,

thất bại, điều trị lại sau bỏ trị, tiền sử điều trị khác, không rõ tiền sử điều trị.
-

2RHZE/10RHE: Chỉ định cho lao màng não, lao xương khớp người lớn.

-

2RHZE/10RH: Chỉ định cho lao màng não, lao xương khớp trẻ em.

Thang Long University Library


9
1.5.4. Đánh giá kết quả điều trị lao
Khỏi: người bệnh lao phổi có bằng chứng vi khuẩn học tại thời điểm bắt đầu
điều trị, có kết quả xét nghiệm đờm trực tiếp hoặc ni cấy âm tính tháng cuối của
q trình điều trị và ít nhất 1 lần trước đó.
Hồn thành điều trị: người bệnh lao hồn thành liệu trình điều trị, khơng có
bằng chứng thất bại, nhưng cũng khơng có xét nghiệm đờm trực tiếp hoặc ni cấy
âm tính vào tháng cuối của q trình điều trị và ít nhất 1 lần trước đó, bất kể khơng
làm xét nghiệm hay khơng có kết quả xét nghiệm.
Thất bại: người bệnh lao có kết quả xét nghiệm đờm trực tiếp hoặc ni cấy
dương tính từ tháng thứ 5 trở đi của quá trình điều trị.
Chết: người bệnh lao chết do bất cứ nguyên nhân gì trước hoặc trong quá

trình điều trị lao.
Không theo dõi được (bỏ): người bệnh lao ngừng điều trị liên tục từ 2 tháng
trở lên.
Không đánh giá: người bệnh lao không được đánh giá kết quả điều trị. Bao
gồm các trường hợp chuyển tới đơn vị điều trị khác và khơng có phản hồi kết quả
điều trị, cũng như các trường hợp đơn vị báo cáo không biết kết quả điều trị của
bệnh nhân.
Điều trị thành công: tổng số khỏi và hồn thành điều trị.
1.6. Phịng bệnh lao


nước ta mức độ lưu hành lao còn cao, nên phòng bệnh lao là áp dụng các

biện pháp nhằm:
-

Giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn lao: gồm kiểm sốt vệ sinh mơi trường, sử

dụng phương tiện phòng hộ cá nhân khi tiếp xúc nguồn lây và giảm tiếp xúc với
nguồn lây (nên cần có nơi chăm sóc điều trị riêng cho người bệnh lao phổi AFB(+),
đặc biệt với người bệnh lao kháng thuốc).


10
-

Giảm nguy cơ chuyển từ nhiễm lao sang bệnh lao: tiêm vaccin BCG cho trẻ

sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi không nhiễm HIV và trẻ nhiễm HIV nhưng không có triệu
chứng của bệnh HIV/AIDS do Chương trình tiêm chủng mở rộng thực hiện nhằm

giúp cho cơ thể hình thành miễn dịch chống lại bệnh lao khi bị nhiễm lao. Điều trị
lao tiềm ẩn với người lớn nhiễm HIV, trẻ em dưới 5 tuổi và trẻ từ 0 – 14 tuổi có
HIV sống cùng nhà với người bệnh lao phổi, những người này được sàng lọc xác
định hiện không mắc bệnh lao.
Phòng lây nhiễm trong cơ sở y tế: thực hiện đầy đủ các quy định về kiểm
soát nhiễm khuẩn bệnh viện.
Phịng lây nhiễm ở hộ gia đình: người bệnh phải tuân thủ điều trị lao theo đúng
hướng dẫn (đặc biệt với người bệnh lao có ho khạc ra vi khuẩn), tránh làm lây nhiễm
cho người xung quanh bằng việc đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác và không
khạc nhổ bừa bãi, vệ sinh môi trường khu vực sinh sống, khử khuẩn đồ dùng cá nhân
(như phơi nắng,...), từ đó làm giảm được số người mắc bệnh trong cộng đồng.

1.7. Tình hình bệnh lao trên thế giới và Việt Nam
1.7.1. Tình hình bệnh lao trên thế giới
Theo Tổ chức Y tế thế giới, khoảng 1,7 tỷ người trên thế giới nhiễm lao
(chiếm 23% dân số toàn cầu). Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ
2 trong các bệnh nhiễm trùng với khoảng 1,3 triệu người tử vong mỗi năm.
Theo báo cáo của WHO, năm 2018 mặc dù các hoạt động chống lao đã đạt
được một số thành tựu, nhưng bệnh lao vẫn đang là một trong các vấn đề sức khỏe
cộng đồng chính trên tồn cầu. WHO ước tính năm 2017 trên tồn cầu có khoảng 10
triệu người hiện mắc lao, 7 triệu trường hợp mắc lao mới và 1 triệu người tử vong
trong số bệnh nhân lao không nhiễm HIV và khoảng 300.000 bệnh nhân đồng nhiễm
Lao/HIV tử vong. Khoảng 9% bệnh nhân lao có đồng nhiễm HIV. Mặc dù xu hướng
dịch tễ bệnh lao trên tồn cầu nói chung đang có xu hướng giảm với tỷ lệ mới mắc

Thang Long University Library


11
giảm khoảng 2%/năm, tỷ lệ điều trị thành công trên toàn cầu là 85% (2017), bệnh

lao vẫn đang là vấn đề y tế cơng cộng tồn cầu [13], [14].
Bảng 1.1. Tình hình bệnh lao trên thế giới theo khu vực năm 2018

Khu vực

Tồn cầu
Châu Phi
Châu Mỹ
Địa Trung Hải
Châu Âu
Đơng Nam Á
Tây Thái Bình
Dương
*

Nguồn: WHO 2019, Global tuberculosis report 2019 [55]

Tình hình lao/HIV và lao kháng thuốc vẫn đang là những vấn đề nghiêm
trọng trên toàn cầu, đe dọa sự thành công của công tác chống lao. Số lượng bệnh
nhân đồng nhiễm lao/HIV và số lượng bệnh nhân kháng đa thuốc (MDR-TB) tiếp
tục tăng. Năm 2017, WHO ước tính có 558.000 ca lao kháng thuốc trên tồn thế
giới, trong đó 82% là lao đa kháng thuốc; tỷ lệ kháng đa thuốc 3,5% trong số ca lao
mới và 18% trong số điều trị lại, tập trung ở Ấn Độ 24%, Trung Quốc 13% và Liên
bang Nga 10%. Ước tính có 8,5% là lao siêu kháng thuốc. Chỉ có 29,0% ca lao
kháng thuốc được phát hiện và báo cáo, chỉ có 25,0% bệnh nhân lao kháng thuốc
được điều trị. Tỷ lệ điều trị thành công lao kháng thuốc đạt thấp 56% [14], [55].
Năm 2018 tồn cầu có 46% bệnh nhân lao mới được sàng lọc kháng thuốc và
83% ở bệnh nhân đã điều trị bệnh lao trước đây. Mặc dù thu nhận hàng năm có tăng so



với những năm trước đó, nhưng chỉ tương đương với 1/3 số trường hợp theo ước tính
của WHO. Điều này cho thấy còn rất nhiều bệnh nhân lao kháng thuốc chưa được phát
hiện sớm để thu nhận điều trị; đây chính là nguồn lây lan rất nguy hiểm ra


12
cộng đồng, đặc biệt ở những quốc gia có mức độ lưu hành bệnh lao cao, điều kiện
kinh tế còn khó khăn như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Mozambique, Myanmar,
Nigeria, Pakistan, Philippines, Liên Bang Nga và Việt Nam [55].
Bốn nguyên nhân của tình hình bệnh lao trầm trọng của thế kỷ 21 được xác
định bao gồm: [38]
Thứ nhất: thiếu sự ưu tiên đúng mức trong các chính sách về y tế ở hầu hết
các nước có thu nhập thấp và trung bình, khơng đưa ra ưu tiên đối với chương trình
chống lao, ngân sách cho chương trình chống lao khơng đủ...Vì vậy, tỷ lệ điều trị
thấp, dẫn đến tăng tỷ lệ lây nhiễm trong cộng đồng.
Thứ hai: Dân số gia tăng cũng góp phần trong việc bùng nổ bệnh lao trên
toàn cầu, rất nhiều thanh niên và người lớn đã bị nhiễm lao trong thời kỳ ấu thơ.
Một số sau khi lớn đã bị mắc bệnh lao.
Thứ ba: Ảnh hưởng của đại dịch HIV/AIDS, nạn dịch này đã làm cho tình
hình bệnh lao trở nên xấu đi. Nhiễm HIV làm suy giảm miễn dịch, làm tăng tỷ lệ
lao mới, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên đồng thời cũng làm tăng đáng kể tỷ lệ
tử vong do lao.
Thứ tư: Ảnh hưởng của xu hướng kinh tế xã hội, kinh tế thị trường làm gia
tăng sự di chuyển dân cư dưới nhiều hình thức khác nhau như: lao động, tị nạn...
Điều này cũng góp phần làm phát triển sự lan truyền bệnh lao.
1.7.2. Tình hình bệnh lao ở Việt Nam
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới năm 2018 ước tính Việt Nam đứng
thứ 16 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao lớn nhất trên tồn cầu, đồng thời đứng
thứ 15 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao đa kháng thuốc cao nhất trên thế
giới [14].


Bảng 1.2. Ước tính tình hình dịch tễ lao tại Việt Nam năm 2018

Thang Long University Library


×