Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đánh giá kết quả điều trị gãy kín thân 2 xương cẳng tay bằng kết xương nẹp vít tại Bệnh viện Quân y 175

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.64 KB, 7 trang )

Tạp chí y - dợc học quân sự số 9-2020

NH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN THÂN 2 XƯƠNG CẲNG
TAY BẰNG KẾT XƯƠNG NẸP VÍT TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175
Nguyễn Ngọc Tồn1, Lê Văn Hiệu2, Nguyễn Thị Lý1
TĨM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật kết xương nẹp vít điều trị gãy kín thân 2 xương cẳng
tay, rút ra một số nhận xét về chỉ định và kỹ thuật. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu
hồi cứu và tiến cứu trên 41 bệnh nhân (BN) gãy kín thân 2 xương cẳng tay > 16 tuổi được phẫu
thuật kết xương nẹp vít tại Bệnh viện Quân y 175 từ tháng 3/2017 - 7/2019. Kết quả: Kết quả gần:
đạt liền vết mổ kỳ đầu cả 2 đường mổ là 100%, nắn chỉnh ổ gãy hết di lệch cả 2 xương đạt
87,8%, ổ gãy cịn di lệch ít là 12,19%. Kết quả xa theo dõi được 31 BN (63,2%): Sẹo mổ mềm
mại 2 đường mổ là 83,3%; sẹo lồi, sẹo xấu là 16,7%, 87,1% BN hết di lệch cả 2 xương, 9,68%
BN có di lệch ít xương quay và 12,9% BN cịn di lệch xương trụ. 100% BN có kết quả phục hồi
chức năng tốt và rất tốt theo tiêu chuẩn Anderson 1975. Kết luận: Kết xương nẹp vít điều trị
BN gãy kín thân 2 xương cẳng tay tại Bệnh viện Quân y 175 cho kết quả liền xương và phục
hồi chức năng tốt.
* Từ khóa: Gãy kín thân 2 xương cẳng tay; Kết xương nẹp vít.

Assessment of Treatment Results of Closed Fractures of both

Forearm Bone Using Plate and Screws Fixation in Military Hospital 175
Summary
Objectives: To evaluate treatment results of closed fractures of both bone forearm using
plate and screws fixation and take out some comments indications, techniques. Subjects and
methods: Prospective and retrospective study on 41 patients with closed fractures of both
forearm bone who were treated by plate and screw fixation in Military Hospital 175 from March
2017 to July 2019. Results: Primary intention healing of surgical incision 100%, fixation
results: nondisplacement 87.8%, little displacement level 12.19%. The long-term results: 31
patients (63.2%); time of follow-up: from 12 months to 27 months. Good scars: 83.3%, bad
scars: 16.7%. 87.1% of patients had no displacement. Patients with little displacement level of


radius and ulna accounted for 9.68% and 12.9%. Results of rehabilitation: Excellent and
good:
31 patients (100%) (Anderson 1975). Conclusion: Treatment of closed fractures of
both-bone forearm by the plate and screws fixation in Military Hospital 175 had good results
about union of bones and rehabilitation.
* Keywords: Closed fracture both bone forearm; Plate and screws fixation.
1

Phân hiệu phía Nam, Học viện Quân y
Bệnh viện Quân đoàn 4
Người phản hồi: Nguyễn Ngọc Toàn ()
Ngày nhận bài: 16/9/2020
Ngày bài báo được đăng: 21/12/2020

2

56


Tạp chí y - dợc học quân sự số 9-2020
T VẤN ĐỀ

* Tiêu chuẩn loại trừ:

Gãy thân 2 xương cẳng tay là loại gãy
thường gặp ở cả người lớn và trẻ em,
chiếm tỷ lệ từ 18 - 35% trong tổng số gãy
xương nói chung [2]. Gãy thân 2 xương
cẳng tay tuy ít đe doạ đến tính mạng
nhưng nếu điều trị không tốt sẽ ảnh hưởng

nhiều đến lao động và sinh hoạt của BN.
Những năm gần đây tại Bệnh viện
Quân y 175, đối với gãy thân 2 xương
cẳng tay di lệch các phẫu thuật viên đã
chủ động phẫu thuật kết hợp xương nẹp
vít ngay từ đầu mà khơng chọn phương
pháp nắn chỉnh bó bột. Phẫu thuật kết
hợp xương nẹp vít mang lại hiệu quả
phục hồi chức năng tốt hơn nhờ nắn
chỉnh hết các di lệch, cố định ổ gãy vững
chắc và BN có thể tập vận động sớm hơn
[1, 3]. Để đánh giá kết quả và ứng dụng
phương pháp trên, chúng tôi thực hiện đề
tài nhằm: Đánh giá kết quả phẫu thuật kết
xương nẹp vít điều trị gãy kín thân 2
xương cẳng tay và rút ra một số nhận xét
về chỉ định và kỹ thuật của phương pháp.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
* Tiêu chuẩn lựa chọn:
41 BN gãy kín thân 2 xương cẳng tay
> 16 tuổi được phẫu thuật kết xương nẹp
vít tại Bệnh viện Quân y 175 từ tháng 3/
2017 - 7/ 2019.

Bệnh nhân gãy xương bệnh lý, có dị
tật ở chi tổn thương ảnh hưởng đến quá
trình phục hồi chức năng: bại liệt, bại não,
hạn chế vận động khớp cổ tay, khớp khuỷu.

2. Phương pháp ngiên cứu
* Thiết kế nghiên cứu: Hồi cứu và
tiến cứu.
* Chuẩn bị phương tiện kết xương:
- Sử dụng nẹp 10 x 3 cho cả 2 xương,
vít xương cứng đường kính 3,5 mm, mũi
khoan 2,7 mm và bộ dụng cụ kết xương
chi trên.
* Phương pháp vô cảm:
Gây tê đám rối thần kinh cánh tay.
* Kỹ thuật mổ:
- Thì 1: Tư thế BN: Nằm ngửa, cánh tay
giang 90o, khuỷu duỗi, có sử dụng ga rơ.
- Thì 2:
+ Đường vào xương quay: Nếu ổ gãy
ở 1/3 trên thì chọn đường Thompson
(đường chuẩn đích từ giữa mu cổ tay đến
điểm trước mỏm trên lồi cầu 1,5 cm, khi
cẳng tay để sấp, đường này gần như
thẳng, rạch da ở đoạn 1/3 trên và 1/3 giữa).
Nếu ổ gãy ở 1/3 giữa hay 1/3 dưới thì vào
ổ gãy theo đường Henry (cẳng tay để
ngửa, đường rạch da đi từ rãnh nhị đầu
ngoài kéo xuống dưới đi giữa khe cơ ngửa
dài, cơ gan tay lớn đến mỏm châm quay.

Hình 1: Đường mổ Henry.
57



Tạp chí y - dợc học quân sự số 9-2020
+ Đường vào xương trụ: đi theo đường phía sau trong dọc bờ sau xương trụ, tách
theo khe giữa cơ trụ trước và cơ trụ sau.

Hình 2: Đường vào xương trụ.
- Thì 3: Kết hợp xương:
+ Đặt nẹp: Đối với xương quay nếu
gãy ở 1/3 giữa và 1/3 dưới, mổ theo
đường Henry thì đặt nẹp phía trước, nếu
gãy ở 1/3 T đi theo đường Thompson thì
đặt nẹp ở phía sau. Đối với xương trụ,
đặt nẹp ở mặt sau.
- Thì 4: Đóng vết mổ.
* Đánh giá kết quả:
- Kết quả gần: Dựa vào diễn biến của
vết mổ và kết quả chỉnh hình xương trên
phim X quang sau mổ theo tiêu chuẩn
của Anderson (1975) [4].
- Kết quả xa: Thời gian đánh giá kết
quả xa là sau mổ > 12 tháng, theo tiêu
chuẩn của Anderson (1975) [4].
* Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS
20.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
1. Đặc điểm chung
Nhóm nghiên cứu gồm 41 BN, tuổi
trung bình 33,37 ± 16,35, BN nhỏ tuổi
nhất là 16 tuổi, lớn tuổi nhất là 77 tuổi,
58


nhóm tuổi từ 18 - 59 chiếm tỷ lệ cao nhất
85,68%, tỷ lệ BN nam chiếm ưu thế
(70,73%), nữ 29,27%.
* Nguyên nhân gãy xương:
Tai nạn giao thông: 22 BN (53,66%),
tai nạn sinh hoạt: 12 BN (29,27%), tai nạn
lao động: 5 BN (12,19%), tai nạn thương
tích: 2 BN (4,88%).
* Tần suất chi gãy:
Trong 41 BN nghiên cứu có 58,54%
BN gãy tay trái và 46% BN gãy tay phải.
* Vị trí và hình thái đường gãy:
- Vị trí gãy xương: Trong nghiên cứu
có 30 BN gãy cùng mức ở 1/3 giữa 2
xương cẳng tay (73,17%). Gãy cùng
mức: 38 BN (92,68%). Gãy xương trụ:
1/3 giữa là 32 BN (78,05%). Gãy xương
quay: 1/3 giữa là 31 BN (75,64%).
- Hình thái đường gãy:
+ Tỷ lệ gãy đơn giản 2 xương là 36,58%,
chỉ có 1 BN (2,44%) gãy phức tạp cả 2
xương. Có 15 BN (36,58%) gãy có mảnh
rời ở cả 2 xương.


Tạp chí y - dợc học quân sự số 9-2020
Bng 1: Thời gian từ khi gãy tới khi
phẫu thuật (n = 41).
Thời điểm phẫu

thuật (ngày)

Số BN

Tỷ lệ (%)

≤1

8

19,51

2-3

17

41,47

4-6

6

14,63

>6

10

24,39


Tổng

41

100,00

Thời gian phẫu thuật kết xương sớm
nhất là ngay trong ngày đầu và muộn
nhất là ngày thứ 8 do BN có kèm theo
chấn thương các cơ quan khác, cần xử trí
trước khi phẫu thuật. Trong nghiên cứu
có 8 BN (19,51%) được phẫu thuật ngay
trong 24 giờ đầu sau khi vào viện. 17 BN
(41,47%) được phẫu thuật trong khoảng
thời gian từ 25 - 72 giờ, 6 BN (14,63%)
được phẫu thuật trong khoảng thời gian
từ ngày thứ 4 - 6 và 10 BN phẫu thuật
sau 6 ngày.
Tại Bệnh viện Quân y 175, chỉ định
phẫu thuật sớm trong ngày đầu đặt ra khi
BN gãy cả 2 xương cẳng tay có di lệch
≥ 10 tuổi, đến sớm cẳng tay sưng nề ít.
Chỉ định mổ phiên đối với các trường hợp
gãy 2 xương cẳng tay đã nắn chỉnh bó bột
khơng đạt, BN đến cẳng tay sưng nề nhiều.
Năm 1989, Chapman MW tổng kết 120
BN gãy kín thân 2 xương cẳng tay thấy
có 100 BN được mổ trong 7 ngày đầu [6].
Theo chúng tôi khi mổ sớm, ổ gãy chưa
có can xương, việc phục hồi giải phẫu dễ

dàng hơn, đường gãy ép khít hơn và sau
mổ BN tập vận động sớm hơn, tạo điều
kiện cho việc phục hồi chức năng của
cẳng tay tốt hơn.

* Lựa chọn đường mổ:
- Đường mổ vào xương quay: Trong
nghiên cứu có 37 BN (90,24%) được mổ
theo đường Henry, 4 BN (9,76%) mổ theo
đường Thompson. Khi gãy ở vị trí 1/3
dưới và 1/3 giữa, chúng tơi mổ theo
đường Henry, với đường mổ này ta có
thể bộc lộ ổ gãy dễ dàng và tránh đựợc
nguy cơ tổn thương nhánh thần kinh liên
cốt. Khi gãy ở vị trí 1/3 trên, chúng tơi
thường mổ theo đường vào phía sau
(đường mổ Thompson), với đường này
sẽ ít nguy cơ tổn thương thần kinh quay
ở đầu trên xương quay hơn đường trước.
Kết quả này tương tự với nghiên cứu của
Vũ Đức Minh (89,5%) [2].
- Đường mổ vào xương trụ: đi theo
đường sau trong tách theo khe giữa cơ
trụ trước và cơ trụ sau.
* Lựa chọn nẹp vít kết xương:
Lựa chọn nẹp vít khơng được q dày,
khơng q mỏng, độ dài phải đảm bảo bắt
được mỗi đoạn xương gãy ít nhất 3 vít.
Nên chọn loại nẹp có sức ép để tạo ra lực
ép ở ổ gãy, đồng thời làm cho mặt gãy áp

khít vào nhau. Đối với xương quay, nẹp
được đặt ở mặt trước hoặc sau. Đối với
xương trụ nẹp được đặt ở mặt sau.
Trong nghiên cứu của chúng tơi, có 41
xương trụ và 41 xương quay được điều
trị bằng nẹp vít. Trong đó: đối với xương
trụ, 17 BN (41,46%) dùng nẹp AO 6 lỗ,
22 BN (53,66%) sử dụng nẹp AO 7 lỗ,
chỉ có 2 BN (4,88%) là dùng nẹp AO 8 lỗ.
Đối với xương quay, có 25 BN (60,97%)
dùng nẹp AO 6 lỗ, 14 BN (34,15%)
sử dụng nẹp AO 7 lỗ, chỉ có 2 BN (2,88%)
là dùng nẹp AO 8 lỗ.
59


Tạp chí y - dợc học quân sự số 9-2020
Bng 2: Diễn biến tại vết mổ (n = 82).
Diễn biến tại vết mổ

Số vết mổ

Tỷ lệ (%)

Liền kỳ đầu

82

100,0


Nhiễm khuẩn nông liền kỳ 2

0

0,0

Nhiễm khuẩn sâu

0

0,0

100% BN liền vết mổ kỳ đầu, khơng có BN nào nhiễm khuẩn nơng liền kỳ 2 và
nhiễm khuẩn sâu. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Chapman MW (1989)
là 97,4% [6], có 2 ca nhiễm khuẩn nông kỳ đầu, Vũ Đức Minh (2015) là 100% BN
khơng có nhiễm khuẩn nơng, nhiễm khuẩn sâu [2]. Trần Trung Dũng (2017) báo cáo
có 6 BN (9,09%) có nhiễm khuẩn nơng kỳ đầu, tuy nhiên đã được điều trị ổn định bằng
kháng sinh [7].
Bảng 3: Kết quả X-quang sau mổ (n = 41).
Kết quả X-quang sau mổ

Số BN

Tỷ lệ (%)

36

87,8

Ổ gãy hết di lệch (cả 2 ổ gãy)

Xương trụ

5

Xương quay

3

Ổ gãy di lệch ít

12,19

Ổ gãy di lệch nhiều (1 trong 2 ổ gãy)

0

0,0

Kết quả nắn chỉnh kết xương hết di lệch cả 2 xương: 36 BN (87,8%), di lệch ít: 5 BN
(12,19). Khơng có di lệch lớn.
Trong 41 BN, có 31 BN theo dõi được kết quả xa (> 12 tháng).
Bảng 4: Tình trạng sẹo mổ (n = 31).
Tình trạng sẹo mổ

Số BN

Tỷ lệ (%)

26


83,87

Xương trụ

0

0,00

Xương quay

5

16,13

Sẹo đẹp mềm mại (cả 2 đường mổ)
Sẹo lồi, sẹo xấu

Trong nhóm 31 BN theo dõi kết quả xa, 26 BN (83,87%) có sẹo mổ liền, sẹo đẹp,
mềm mại. Trong khi số BN có sẹo lồi, sẹo xấu là 5 BN (16,13%).
Bảng 5: Kết quả liền xương (n = 31).
Kết quả

Liền xương hết di lệch

Liền xương di lệch ít

Liền xương di lệch nhiều

Xương


n

%

n

%

n

%

Xương trụ

27

87,1

4

12,9

0

0,0

Xương quay

28


90,32

3

9,68

0

0,0

60


Tạp chí y - dợc học quân sự số 9-2020
Kt quả xa với 31 BN: 27 BN (87,1%)
hết di lệch cả 2 xương, 4 BN (12,9%) di
lệch ít xương trụ, 3 BN (9,68%) cịn di
lệch ít xương quay. Khơng có BN nào còn
di lệch nhiều. Như vậy, kết quả liền
xương của chúng tôi cũng tương tự với
kết quả của Vũ Đức Minh (2015): 83,3%
BN hết di lệch cả 2 xương, 16,67% BN di
lệch ít xương trụ, 8,3% BN di lệch ít xương
quay [2], Trần Trung Dũng (2017): 7 BN
(10,61%) còn di lệch ít trên X-quang [7].
Bảng 6: Kết quả chung theo tiêu chuẩn
của Anderson (n = 31).
Kết quả

Số BN


Tỷ lệ (%)

Rất tốt

29

93,55

Tốt

2

6,45

Trung bình

0

0,00

Kém

0

0,00

một cách thường xuyên liên tục, tăng dần
đúng phương pháp, không những chống
được biến chứng teo cơ cứng khớp, hạn chế

vận động mà còn giúp cho ổ gãy nhanh
liền xương.
Trong 41 BN, chúng tôi chưa ghi nhận
trường hợp nào bị nhiễm khuẩn và gãy lại
ổ can xương sau phẫu thuật.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 41 BN gãy kín thân 2
xương cẳng tay được điều trị bằng kết
xương nẹp vít tại Bệnh viện Quân y 175
từ tháng 4/2017 - 7/2019, chúng tôi thu
được kết quả:
* Kết quả điều trị:
- Kết quả gần: Đạt liền vết mổ kỳ đầu
cả 2 đường mổ: 100%, nắn chỉnh ổ gãy
hết di lệch cả 2 xương: 87,8%, ổ gãy cịn
di lệch ít: 12,19%.

Với 31 BN được theo dõi đánh giá kết
quả xa, 100% BN có chức năng gấp duỗi
khuỷu, cổ tay tốt và rất tốt. 93,55% chức
năng sấp ngửa cẳng tay tốt và rất tốt, chỉ
có 6,45% BN ở mức đạt yêu cầu chức
năng sấp ngửa cẳng tay.

- Kết quả xa theo dõi được trên 63,2%
BN: Sẹo mổ mềm mại 2 đường mổ:
83,3%; sẹo lồi, sẹo xấu: 16,7%, 87,1%
BN hết di lệch cả 2 xương, 9,68% BN có
di lệch ít xương quay và 12,9% BN cịn di
lệch xương trụ.


100% BN có kết quả phục hồi chức năng
rất tốt và tốt theo tiêu chuẩn của Anderson.

- Kết quả xa theo Anderson (1975):
Rất tốt và tốt 100%.

Kết quả này của chúng tôi phù hợp với
nghiên cứu của Muralidhar BM (2017),
trong đó 81% BN phục hồi chức năng rất
tốt, 19% BN phục hồi chức năng tốt [8].
Nguyên nhân chính dẫn đến thành cơng
đó là thực hiện phẫu thuật kết xương
đúng chỉ định, đúng kỹ thuật. Một yếu tố
quan trọng nữa là hướng dẫn cho BN tập
vận động phục hồi chức năng sau mổ

* Nhận xét về chỉ định và kỹ thuật:
- Chỉ định mổ sớm trong ngày đầu đặt
ra với các trường hợp: BN gãy cả 2 xương
cẳng tay có di lệch > 16 tuổi, BN đến sớm
cẳng tay sưng nề ít.
- Chỉ định mổ phiên đối với các trường
hợp gãy 2 xương cẳng tay đã nắn chỉnh
bó bột không đạt, BN đến cẳng tay sưng
nề nhiều.
61


Tạp chí y - dợc học quân sự số 9-2020

- Lựa chọn đường mổ:
+ Xương quay: Gãy xương quay ở 1/3
trên chọn đường mổ Thomson, ở 1/3 giữa
và 1/3 dưới chọn đường mổ Henry.
+ Xương trụ: Gãy xương trụ chọn đường
mổ phía sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Đình Chiến. Gãy xương cẳng tay.
Bệnh học Chấn thương chỉnh hình. Nhà xuất
bản Quân đội Nhân dân 2006:55-72.
2. Vũ Đức Minh. Đánh giá kết quả điều trị
gãy kín thân hai xương cẳng tay bằng kết
xương nẹp vít tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Vĩnh Phúc. Luận văn Thạc sĩ Y học. Học viện
Quân y 2016.
3. Nguyễn Đức Phúc. Gãy 2 xương cẳng
tay. Kỹ thuật mổ chấn thương - chỉnh hình.
Nhà xuất bản Y học 2010:275-286.

62

4. Anderson LD, et al. Compression-plate
fixation in acute diaphyseal fractures of the
radius and ulna. J Bone Joint Surg Am 1975;
57:287-297
5. Andrea B. Midshaft both bone forearm
fracture: Plate fixation. Pediatric Orthopedic
Trauma Case Atlas 2018.
6. Chapman MW, et al. Compression plate
fixation of acute fractures of the diaphyses of

the radius. The Journal of Bone and Joint
Surgery 1989; 2:159-169.
7. Dung TT, et al. The surgical outcomes
of diaphyseal fractures of radius and ulna
treated by plate and screws fixation in
Vietnam. Open Journal of Trauma 2017;
1(3):66-68.
8. Muralidhar BM. Surgical management of
fracture both bone forearm in adult using
limited contact dynamic compression plate.
International Journal of Orthopaedics Sciences
2017:852-856.



×