Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Đánh giá kết quả phẫu thuật đục thủy tinh thể bằng phương pháp Phaco tại Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.26 KB, 11 trang )

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐỤC THUỶ TINH THỂ BẰNG
PHƯƠNG PHÁP PHACO TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC TỈNH
Dương Hoài Phương; Đặng Thị Hoàng Oanh
Lê Thành Thanh Vũ, Tăng Phương Tùng
-

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An giang……………BVĐKKVTAG
Bóng bàn tay……………………………………………………….BBT
Cao huyết áp………………………………………………… C.H.A
Đếm ngón tay ………………………………………………… ĐNT
Đục giác mạc………………………………………………… ĐGM
Mắt phải……………………………………………………… … MP
Mắt trái ………………………………………………………… MT
Mắt phải trái………………………………………………………MPT
Rách bao sau………………………………………………………RBS
Tán nhuyễn thuỷ tinh thể bằng sóng siêu âm……………………phaco
Thuỷ tinh thể ……………………………………………………...TTT
Tiểu đường…………………………………………………………T.D
Viêm màng bồ đào……………………………………………..VMBD
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Bảng phân chia các mức độ thị lực kém, trung bình và tốt
Thứ tự
hàng

Mức độ TL

TL quy đổi theo
thập phân



TL quy đổi theo
logmar

Phân hạngTL

0

bbt

0,01

1.3

Thị lực kém

1

ĐNT 1m

0,02

1.3

2

ĐNT 2m

0,04


1.3

3

ĐNT 3m

0,06

1.2

4

ĐNT 4m

0,08

1.1

5

1/10

1/10

1.0

6

2/10


2/10

0.7

7

3/10

3/10

0.5

8

4/10

4/10

0.4

9

5/10

5/10

0.3

10


6/10

6/10

0.2

11

7/10

7/10

0,15

12

8/10

8/10

0,1

13

9/10

9/10

0,05


14

10/10

10/10

0.0

Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang

Thị lực thấp

Thị lực trung
bình

Thị lực cao

Trang 204


Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020
Bảng 2: Phân loại thị lực: Theo phân loại của WHO
Bình thường

≥ 0,33

Giảm thị lực trung bình:

Thị lực từ 0,1 - <0,33


Giảm thị lực nặng

Thị lực từ 0,05 - < 0,1



Thị lực <0,05

Bảng 3: Bảng phân loại độ cứng thuỷ tinh thể theo Buratto (1998):
Độ cứng thuỷ tinh thể

Triệu chứng khám

Độ I

Nhân mềm, còn trong, ánh đồng tử hồng đều. Thường gặp
ở người trẻ hoặc đục nhân bẩm sinh, chấn thương.

Độ II

Nhân mềm vừa phải, màu xanh vàng, ánh đồng tử màu
vàng nhạt

Độ III

Nhân cứng trung bình, màu vàng hổ phách, ánh đồng tử
màu xám nhạt.

Độ IV


Nhân cứng, màu nâu, ánh đồng tử tối.

Độ V

Nhân rất cứng, màu nâu đen hoặc màu đen, ánh đồng tử
tối.

ĐẶT VẤN ĐỀ:
- Thuỷ tinh thể là một thấu kính trong suốt nằm bên trong mắt. Chức năng của TTT
là điều tiết kích thước vật ở bất cứ cự ly nào từ cận điểm đến viễn điểm. Đục TTT là
hiện tượng thường đi kèm với tuổi tác, thường xảy ra ở những người trên 60 tuổi. TTT
được làm nên từ protein, và khi những protein này kết tụ lại với nhau, đục thủy tinh
thể sẽ được tạo nên và là nguyên nhân gây mù hàng đầu của thế giới và của nước ta
nếu khơng phẫu thuật. Vì thế việc điều trị đục TTT được triển khai khắp mọi nơi, mọi
miền và là một trong các nội dung chống mù lồ của chương trình chống mù lồ quốc
gia. Có rất nhiều cách lấy TTT bị đục nhưng phương pháp ưa chuộng nhất vẫn là
phương pháp phaco. Trước kia, phương pháp phaco chỉ dùng cho những người bị đục
TTT độ II, III, nhưng hiện nay với nhân cứng độ IV vẫn được dùng phương pháp này.
- Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An giang là bệnh viện hạng II, chỉ đạo tuyến cho
các huyện lân cận như Tịnh biên, Châu phú, An phú, Tân châu, Châu đốc, chăm sóc
sức khoẻ cho khoảng 792,762 người trong khu vực. Theo số liệu thống kê của Bệnh
viện Mắt Trung ương, tỷ lệ mù lịa tồn quốc năm 2015 là 1,8% dân số, nguyên nhân
đục TTT chiếm 74%. Theo tỉ lệ này người bị đục TTT tại khu vực Châu đốc và các
huyện khoảng 10559,59 người. Khoa mắt bệnh viện ĐKKV tỉnh có khoảng 6341 lượt
khám (năm 2019) trong đó có 914 bệnh nhân bị đục TTT và có nhu cầu được phẫu
thuật( chiếm 14,41%).
Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang

Trang 205



Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020
- Bệnh viện ĐKKV tỉnh đã triển khai phẫu thuật lấy TTT bằng phương pháp phaco
từ năm 2015 nhưng không liên tục do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Đến năm
2018, bệnh viện được sự hỗ trợ của dự án Kuweit, mua sắm hệ thống phaco và các
trang thiết bị hỗ trợ cho việc phẫu thuật nên khoa mắt đã triển khai lại dịch vụ kỹ thuật
lấy TTT đục bằng phương pháp phaco, góp phần cho việc chống mù lồ cho nhân dân
địa phương.
- Việc giảm mù ngoài việc tăng cường số lượng, hiệu quả chất lượng tốt cũng là
mối quan tâm của nhân viên y tế. Để đánh giá kết quả thực hiện đồng thời để tìm kế
hoạch nâng cao số lượng và chất lượng bệnh, giảm tải cho tuyến trên nên chúng tôi
thực hiện nghiên cứu “Đánh giá kết quả phẫu thuật đục thuỷ tinh thể bằng phương
pháp phaco tại bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An giang từ tháng 11 / 2019 đến tháng
7/ 2020”
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU :
- Mục tiêu chung: Đánh giá kết quả của phẫu thuật thuỷ tinh thể đặt kính nội nhãn
tại BV ĐKKV tỉnh
- Mục tiêu cụ thể : Nhận xét yếu tố ảnh hưởng đến thị lực sau mổ phaco
1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU:
1.1. Khái niệm và nguyên nhân đục thuỷ tinh thể :
- Thuỷ tinh thể là thấu kính trong mắt, giúp cho mắt nhận thấy được các vật từ
gần đến xa. Khi lớn tuổi các chất trong TTT sẽ tăng hoạt động oxy hóa khử từ đó làm
biến đổi các protein và làm chết các tế bào biểu mô dẫn đến đục thủy tinh thể. Do đó
đục thủy tinh thể chính là sự ngưng tụ protein gây ra những thay đổi chiết xuất của
thủy tinh thể , làm tán xạ ánh sáng, gây giảm thị lực.
- Ngoài ra đục thuỷ tinh thể cịn có nhiều ngun nhân khác như: tiểu đường, cao
huyết áp, viêm khớp mạn, hút thuốc lá, tiếp xúc ánh sáng mặt trời, chế độ ăn thiếu
vitamin A và E, thiếu protein và acid amin, thiếu riboflavin làm tăng tình trạng oxy
hóa khử gây ra đục thủy tinh thể.
1.2 . Hình thái đục thuỷ tinh thể và chỉ định phẫu thuật.

Có rất nhiều hình thái đục thuỷ tinh thể :
- Đục nhân TTT (nuclear cataract)
- Đục vỏ TTT (cortical cataract)
- Đục dưới bao sau (posterior subcapsular cataract): thường gặp ở người trẻ.
- Đục hỗn hợp
- Đục hoàn tồn (mature catact).
Trong đó đục hồn tồn rất dễ gây tai biến trong phẫu thuật
Phân theo độ cứng của nhân TTT:
Đối với phẫu thuật Phaco, độ cứng của nhân đóng vai trò quan trọng trong
chiến lược tiến hành phẫu thuật cũng như kết quả phẫu thuật. Căn cứ vào việc khám

Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang

Trang 206


Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020
trên sinh hiển vi, màu sắc của nhân và ánh đồng tử, Buratto (1998) chia ra 5 mức độ: (
xem bảng 3)
Chỉ định phẫu thuật : thơng thường sẽ có chỉ định như sau:
- Thị lực nhìn giảm <= 1/10
- Đồng tử bị mất hoặc giảm ánh hồng , đồng tử trắng
Hiện nay, có 3 căn cứ để chỉ định mổ đục thể thủy tinh
- Mức độ nặng của bệnh: thông qua mức độ giảm thị lực do đục TTT gây ra,
và biến chứng có thể có của bệnh
- Nhu cầu của bệnh nhân: mong muốn cải thiện chức năng thị giác
- Kỹ thuật, trang thiết bị, phương pháp và tay nghề của phẫu thuật viên
1.3. Khái niệm về phương pháp phẫu thuật tán nhuyễn thuỷ tinh thể bằng
phaco:
Phương pháp tán nhuyễn thể thủy tinh bằng siêu âm (phẫu thuật phaco) được

phát minh bởi Kelman đã tạo ra một cuộc cách mạng trong phẫu thuật đục TTT. Ưu
điểm là vết mổ nhỏ, ít loạn thị, khả năng phục hồi nhanh sau mổ. Tuy nhiên trong khi
hoạt động phẫu thuật phaco thì sẽ sinh nhiệt nên dễ gây bỏng giác mạc và nhất là vết
mổ. Các thế hệ máy phaco sau này được nghiên cứu đã hạn chế được vấn đề này trong
đó có máy Centurion, là thế hệ mới nhất của hãng Alcon đang được bệnh viện ĐKKV
tỉnh sử dụng .
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu đích : các bệnh nhân bị đục thuỷ tinh thể trong khu vực
- Đối tượng chọn mẫu :Bệnh nhân bị đục thủy tinh thể có chỉ định phẫu thuật
phaco, đến khám và điều trị tại khoa mắt bệnh viện ĐKKV Tỉnh thời gian từ tháng
11/2019 đến tháng 07/2020.
2.2. Phương pháp chọn mẫu:
Đối tượng chọn mẫu :Bệnh nhân bị đục TTT có chỉ định phẫu thuật phaco, đến
khám và điều trị tại khoa mắt bệnh viện ĐKKV Tỉnh thời gian từ tháng 11/2019 đến
tháng 07/2020.
2.3. Tiêu chuẩn chọn mẫu:
Tất cả các bệnh nhân thỏa các điều kiện sau:
- Bệnh nhân được chẩn đoán đục TTT tuổi già.
- Thị lực trước mổ ≤ 0,3.
- Tình trạng bệnh lý tồn thân như tăng huyết áp, tiểu đường,viêm khớp đã
điều trị ổn định.
- Khơng có tổn thương dây chằng Zinn (mống mắt khơng rung).
- Kích thước đồng tử sau khi nhỏ dãn ≥ 7mm.
Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang

Trang 207


Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020

- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu, tái khám đúng hẹn và dễ liên lạc.
2.4. Tiêu chuẩn loại trừ:
-Tổn thương giác mạc: sẹo giác mạc, giác mạc hình chóp, mộng thịt độ III, IV.
- Có bệnh lý ở tại mắt kèm theo như: đục TTT có tăng nhãn áp, viêm màng bồ
đào, cận thị nặng (trục nhãn cầu > 26,5mm), có bong võng mạc kèm theo, thối hóa
hồng điểm tuổi già….
- Đã có phẫu thuật nội nhãn trước đó: cắt bè cũng mạc, cắt dịch kính, phẫu thuật
lasik.....
- Tiên lượng thị lực không cải thiện sau khi phẫu thuật.
2.5. Cỡ mẫu:
Cỡ mẫu được tính bằng cách ước lượng tỉ lệ thành công về thị lực của phẫu thuật
phaco, theo Nguyễn Quốc Toản, tỉ lệ này là 95%.
Chúng tơi muốn ước tính tỉ lệ thành công với sai số 5% theo công thức:
n=Z21-α/2 P(1-P)/d2
Trong đó: n: Cỡ mẫu cần tính.
Z: hệ số tin cậy, với α = 0,05 tra bảng Z = 1,96.
d: Sai số trong nghiên cứu(0,05)
p: tỉ lệ thành công của phẫu thuật trong dự kiến p = 0,95.
Thay vào cơng thức, tính được n = 72,9904
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp lâm sàng, không đối
chứng
2.2.2 Các biến số nghiên cứu:
- Tên: biến số định tính
- Giới : Nam –nữ: biến số định tính
- Tuổi: biến số định lượng tính theo năm, gồm có: 45 – 49 tuổi; 50 – 59 tuổi;
60– 69 tuổi; 70 – 79 tuổi; 80 – 89 tuổi; >90 tuổi.
- Độ cứng của nhân: nhân cứng độ 2, độ 3, độ 4 .
- Bệnh lý nội khoa đi kèm: tăng huyết áp, tiểu đường, viêm khớp.
- Thị lực : biến số đo lường hiệu quả, biến số định lượng tính theo hệ thập

phân. Đo bằng bảng thị lực Snellen. Nếu bệnh nhân có thị lực là đếm ngón tay thì
chuyển đổi sang hệ thập phân theo cơng thức:
ĐNT Xm (X: tính bằng mét) = X/50. Thị lực BBT= 0,01
Thị lực được lấy trước phẫu thuật, sau phẫu thuật 3 ngày, 5 ngày, 1tháng
- Hình thái nhân: biến số định tính, ảnh hưởng đến thị lực trước và sau khi
phẫu thuật.
Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang

Trang 208


Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020
- Biến chứng trong lúc phẫu thuật, thời gian xảy ra biến chứng sau phẫu thuật:
biến số định tính ảnh hưởng đến thị lực của bệnh nhân sau phẫu thuật
- Thời gian tái khám : biến số định tính để phản ánh sự quan tâm thị lực của
bệnh nhân sau phẫu thuật.
- Sự hài lòng của bệnh nhân sau phẫu thuật : biến số định tính phản ánh sự hài
lịng của bệnh nhân về thị lực của mình sau phẫu thuật
- Cảm giác đau của bệnh nhân sau phẫu thuật: biến số định tính phản ánh triệu
chứng cơ năng của bệnh nhân sau phẫu thuật
2.2.3 Phương pháp thu thập thông tin:
Thu thập số liệu bằng sổ nhật ký phẫu thuật và hồ sơ bệnh án, phiếu thông tin
khi bệnh nhân tái khám
2.3 Xử lý số liệu:
Số liệu được nhập bằng phần mềm Excel.
Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0.
2.4 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.4.1 Thời gian nghiên cứu : từ tháng 11/2019 đến tháng 7/2020
2.4.2. Địa điểm nghiên cứu : Khoa mắt BV ĐKKV Tỉnh An giang
2.5 Đạo đức trong nghiên cứu:

- Đã có sự cho phép của Ban lãnh đạo bệnh viện làm nghiên cứu
- Bệnh nhân được tư vấn trước khi phẫu thuật về hiệu quả ,các tai biến có thể xảy
ra trong và sau khi phẫu thuật
- Bệnh nhân có quyền quyết định đồng ý hoặc ngưng tham gia
- Người làm nghiên cứu khơng có ích lợi tài chính trong lúc làm nghiên cứu
3. KẾT QUẢ:
3.1. Về độ tuổi và giới tính đối tượng nghiên cứu:
Tuổi

Số mắt

%

45-49

7

6,306

50-59

31

27,927

60-69

38

34,234


70-79

21

18,919

80-89

10

9,009

>90

4

3,605

111

100

Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang

Trang 209


Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020
Nhận xét: tuổi thấp nhất trong nghiên cứu này là 45, cao nhất là 93 tuổi, tuổi

trung bình là 64,59. Trong đó: nhóm tuổi thường gặp là 60-69 tuổi ( chiếm tỉ lệ cao
nhất: 34,234%), nhóm tuổi chiếm tỉ lệ thấp nhất là >90 tuổi ( chiếm 3,605%).
- Giới nam chiếm 60,4%, giới nữ chiếm 39,6%
- Nghề nghiệp: chiếm tỉ lệ thấp là công nhân viên(4,5%)
3.2. Thông tin về bệnh lý nội khoa kèm theo:
Có 25 bệnh nhân có bệnh lý nội khoa kèm theo chiếm tỉ lệ 22,5%, trong đó :
Bệnh tiểu đường

11,7%

Cao huyết áp

4,5%

Thấp khớp

0.9%

Khác (viêm phế quản mạn, viêm xoang..)

5,4%

Nhận xét : bệnh nhân bệnh tiểu đường bị đục thuỷ tinh thể nhiều hơn các bệnh lý
nội khoa khác( chiếm tỉ lệ 11.7% trong nghiên cứu này)
3.3. Đánh giá về khả năng phục hồi thị lực của đối tượng nghiên cứu.
Thị lực trước mỗ

Số mắt

%


< ĐNT 2m

44

39,6

ĐNT 3m- 2/10

56

50,5

>3/10

11

9,9

111

100

Nhận xét : bệnh nhân trước phẫu thuật có thị lực kém < ĐNT 2m còn chiếm tỉ lệ
cao 39,6%, nguyên nhân người dân thường chờ thị lực giảm nhiều, hạn chế nhiều về
sinh hoạt mới đến khám mắt. Thị lực trước mỗ thường gặp chiếm đa số: đnt 3m - 2/10
đạt tỉ lệ 50,5%.
Thị lực

Thị lực trước

mỗ

Thị lực sau mỗ 3
ngày

Thị lực sau mỗ 1
tháng

Số mắt

Số mắt

Số mắt

%

%

%

< ĐNT 2m

44

39,6

7

6,3


1

0,9

ĐNT 3m- 2/10

56

50,5

25

22,5

6

5,4

3/10-7/10

11

9,9

50

45,1

12


10,8

0

29

26,1

92

82,9

100

111

100

111

100

>7/10
111

Nhận xét : Thị lực phục hồi tốt sau phẫu thuật. Mắt có thị lực <ĐNT 2m do tai
biến rớt nhân vào khoang pha lê thể, 7 ca có thị lực thấp(< 2/10) do có tai biến trong
phẫu thuật. Thị lực sau 3 ngày tăng lên đạt mức độ thị lực trung bình trở lên đạt
71,1%% và sau 1 tháng đạt tỉ lệ 93,7%.
Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang


Trang 210


Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020
- Thời gian tái khám sau phẫu thuật trong tuần đầu sau mỗ chiếm 100% và
giảm dần trong các lần kế tiếp : sau 1 tuần : 77,5%; sau 1 tháng 2,7% và sau 3 tháng
7,2%.
Nhận xét: tỉ lệ thời gian bệnh nhân tái khám càng ít do n tâm vì thị lực đã
tăng sau phẫu thuật.
⁎ Các tai biến và biến chứng :
- Tai biến rách bao sau gặp 6 ca với tỉ lệ 5,4%. Rớt nhân vào khoang pha lê thể
1 ca chiếm 0,9%.
Tai biến phẫu thuật

Số mắt

Tỉ lệ %

Rách bao sau

6

5,4

Rớt nhân

1

0,9


- Biến chứng sau phẫu thuật thường gặp là viêm mống mắt thể mi 6 ca với tỉ lệ
5,4%. Các biến chứng sau mỗ chúng tôi điều trị nội khoa và mắt ổn định dần sau 1tuần
điều trị
Biến chứng sau phẫu thuật

Số ca

Tỉ lệ %

Đục giác mạc

4

3.6

Viêm mống mắt thể mi

6

5.4

Tăng nhãn áp

3

2.7

3.4. Đánh giá mức độ hài lòng sau phẫu thuật.
Sau khảo sát 28 bệnh nhân đã được phẫu thuật , đa số bệnh nhân đều hài lòng

với thị lực sau mỗ (85,71%) .
3.5. Đánh giá về đau sau mổ:
- Cảm giác đau sau phẫu thuật gây khó chịu chiếm 9,9% trong tuần đầu tái khám.
- Triệu chứng cộm xốn mắt chiếm tỉ lệ 10.8%.
3.6. Đánh giá về độ cứng nhân và hình thái nhân, mắt mỗ :
Khơng có sự khác biệt về mắt mỗ
Độ cứng nhân

Tỉ lệ %

Số mắt

Độ 3

51,3

57

Độ 4

14,4

16

Độ 5

34,2

38


Nhận xét : Bệnh nhân thường đến khám muộn, đến khám khi nhân thuỷ tinh thể
quá cứng. Độ cứng nhân độ 3 chiếm 51,3 % và độ 5 chiếm tỉ lệ cao 34,2%.

Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang

Trang 211


Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020
3.6. Đánh giá về mối liên hệ giữa bệnh lý nội khoa, tai biến trong phẫu thuật,
độ cứng nhân - thị lực sau mỗ,:
Bệnh lý nội khoa

Tai biến phẫu thuật
Rách bao sau

Rớt nhân

Tiểu đường

0

0

Cao huyết áp

0

0


Thấp khớp

0

0

Bệnh lý khác(viêm phế quản mạn, viêm 2 (1,8%)
xoang..)

1(0,9%)

Trong nghiên cứu này, chúng tôi thấy giữa bệnh lý nội khoa và tai biến phẫu
thuật ít có liên quan với nhau.
Bệnh lý nội khoa

Thị lực sau mỗ 3 ngày(Tỉ lệ % )
< Đnt 2m

Đnt 3m -2/10

3/10-7/10

Tiểu đường

0%

2,7%

5,4%


Cao huyết áp

0%

1,8%

1,8%

Thấp khớp

0%

0%

0,9%

2,7%

0,9%

Bệnh lý khác(viêm phế quản 1,8%
mạn, viêm xoang..)

Nhận xét : thị lực sau mỗ < 2/10 của bệnh nhân có bệnh nền là tiểu đường
chiếm tỉ lệ cao hơn so với bệnh cao huyết áp, thấp khớp.
Độ cứng nhân

Tai biến phẫu thuật
Rách bao sau


Rớt nhân

Độ 3

1,8%

1,8%

Độ 4

1,8%

0%

Độ 5

10,5%

0%

Nhận xét : tỉ lệ tai biến rách bao sau gặp ở nhân độ 4,5 nhiều hơn độ 3. Trường
hợp bị rơi nhân vào khoang pha lê thể do phẫu thuật viên sử dụng máy phaco chưa
thành thạo.
Độ cứng của nhân
thuỷ tinh thể

Thị lực sau 3 ngày( theo tỉ lệ %)
< Đnt 2m

Đnt 3m -2/10


3/10-7/10

8/10-10/10

Độ 3

3,6%

23,6%

47,3%

25,5%

Độ 4

6,2%

25%

50%

18,8%

Độ 5

10,5%

18,4%


42,1%

28,9%

Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang

Trang 212


Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020
Nhận xét : thị lực sau 3 ngày < ĐNT 2m đối với nhân độ 4,5 đạt tỉ lệ cao hơn
đối nhân độ 3. Độ cứng nhân ảnh hưởng nhiều đến thị lực sau phẫu thuật hơn. Độ
cứng nhân càng lớn( độ IV,V) thị lực sau mỗ kém hơn so với nhân độ III.
Độ cứng nhân càng cao, thị lực phục hồi kém hơn
4. BÀN LUẬN:
- Đục TTT là bệnh lý thường gặp của bệnh nhân khi có sự thối hố thuỷ tinh thể và
thường gặp ở 60 tuổi trở lên. Hiện nay chỉ định phẫu thuật đục TTT cịn tuỳ theo tính
chất yêu cầu của bệnh nhân, có thể phẫu thuật sớm hơn so với thị lực theo kinh điển.
- Phẫu thuật TTT đem lại ánh sáng cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân cải thiện thị lực,
nâng cao chất lượng sống. Phương pháp phaco là phương pháp phẫu thuật an toàn cho
bệnh nhân , giúp bệnh nhân ít bị đau, thời gian hồi phục thị lực tốt (trong nghiên cứu
này bệnh nhân cải thiện thị lực chiếm 93,7% sau 1 tháng), giúp bệnh nhân trở về với
cuộc sống nhanh chóng. Tỉ lệ biến chứng trong và sau phẫu thuật thấp và điều trị nội
khoa ổn định sau 1 tuần. Biến chứng thường gặp trong phẫu thuật là rách bao sau và
biến chứng sớm gặp nhất là viêm màng bồ đào, tuy nhiên những biến chứng này cũng
được bác sĩ nhãn khoa điều trị tốt và giúp cho bệnh nhân cải thiện thị lực tốt hơn.
-Ngày nay, bệnh nhân thường có thêm nhiều bệnh mạn tính như bệnh tiểu đường,
cao huyết áp… ln phải điều trị thường xuyên. Các bệnh này thúc đẩy cho sự thoái
hoá thuỷ tinh thể nhanh hơn. Tuy nhiên, các bệnh lý nội khoa này không ảnh hưởng

nhiều đến việc phẫu thuật, chỉ ảnh hưởng đến thị lực sau mỗ kém hơn và cần thời gian
hồi phục hơn.
-Yếu tố dễ dẫn đến tai biến trong phẫu thuật phaco chính là độ cứng nhân TTT. Độ
cứng nhân càng cao, tỉ lệ tai biến trong phẫu thuật càng lớn, ảnh hưởng đến thị lực sau
mỗ kém và thời gian hồi phục thị lực lâu hơn.
- Do yếu tố chủ quan của bệnh nhân như lo lắng về bệnh nội khoa, quan tâm đến
biến chứng của bệnh nội khoa, không khám mắt sớm, bỏ sót tầm quan trọng của mắt
do đó chỉ đến khám mắt khi mất khả năng sinh hoạt hàng ngày, nhân TTT đã đạt tới độ
4, 5.
-Yếu tố khác là đội ngũ cán bộ y tế chưa tư vấn và tuyên truyền một cách rõ ràng
về ảnh hưởng mắt cho bệnh nhân khi bệnh nhân đến khám định kì về bệnh nội khoa,
dẫn đến bệnh nhân thiếu kiến thức sức khoẻ nhãn khoa. Trong nghiên cứu này ,bệnh
nhân đến phẫu thuật khi thuỷ tinh thể quá cứng độ 5 chiếm cao 39,2%, ảnh hưởng đến
nhiều cho việc tăng thị lực sau phẫu thuật của bệnh nhân, đồng thời dễ gây tai biến
trong quá trình phẫu thuật.
KẾT LUẬN:
- Trong việc chống mù loà cho khu vực An giang và cả nước, thì mù do TTT ln
chiếm hàng đầu. Hiện nay phương pháp phaco là phương pháp điều trị giúp cho bác sĩ
nhãn khoa đem lại ánh sáng cho bệnh nhân một cách tốt nhất, nhanh chóng, bệnh nhân
có thể đến phẫu thuật sớm hơn, tình trạng bệnh lý kèm theo cũng ảnh hưởng nhiều đến
kết quả sau phẫu thuật. Tỉ lệ tai biến và chứng sau phẫu thuật thấp, biến chứng đã
được xử lý nội khoa ổn định dần sau tuần hậu phẫu.

Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang

Trang 213


Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020
- Tuy nhiên, để thực hiện kỹ thuật này thì yêu cầu bệnh nhân phải được thăm khám

mắt thường xuyên để được chỉ định phẫu thuật đúng lúc, đúng thời điểm để đạt được
thị lực tốt nhất. Phẫu thuật viên phải chỉ định đúng, xử trí hợp lý các kỹ thuật phẫu
thuật. Hiện nay phương pháp phaco đã được bảo hiểm chi trả với mức chi phí kỹ thuật
cao, phù hợp với đa số người bệnh có khả năng chi trả thêm nên vấn đề kinh phí ln
ở mức độ người dân chấp nhận chi trả tốt.
KIẾN NGHỊ:
- Bệnh nhân nên đến khám mắt , kiểm tra thị lực sớm, nhất là từ lứa tuổi 50 trở lên.
Bệnh nhân có bệnh lý nội khoa nên có yêu cầu kết hợp khám mắt thường xuyên theo
tháng, quý khi tái khám bệnh nội khoa
- Tăng cường số lượng phẫu thuật cho bệnh nhân, tư vấn cho bệnh nhân khám và
phẫu thuật khi phát hiện có đục thuỷ tinh thể, để bệnh nhân được phẫu thuật sớm tránh
để thuỷ tinh thể quá cứng (độ 4, độ 5).
- Tham mưu cho Ban lãnh đạo lập kế hoạch tuyên truyền để nhân dân khu vực hiểu,
biết nơi khám và tư vấn trước.
- Tư vấn cho bệnh nhân hiểu rõ tầm quan trọng của việc phẫu thuật thuỷ tinh thể
đem lại ánh sáng cho người dân và giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, giúp người
dân an tâm hơn khi phẫu thuật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1- Nguyễn Quốc Toản(2012), “Nghiên cứu kỹ thuật nhũ tương hoá kiểu xoay trong
điều trị đục thuỷ tinh thể tuổi già”,luận án Tiến sĩ Y khoa, Trường Đại học Y dược
TpHCM.
2- Tăng Hồng Châu(2014), “ Nghiên cứu hiệu quả giảm tắc nghẽn của phần mềm
tán nhân thông minh trên phẫu thuật phaco xoay nhân cứng”, luận văn Chuyên khoa II,
Trường Đai học y khoa Phạm Ngọc Thạch.
3- Trần Thi Muội và cộng sự(2012), “Đánh giá kết quả phẫu thuật phaco điều trị
đục thuỷ tinh thể tại Bệnh viện An giang”, đề tài nghiên cứu khoa học, Tỉnh An giang.
4- Nguyễn Thị Như Quỳnh(2017), “Nghiên cứu phẫu thuật tán nhuyễn thủy tinh thể
trên mắt có hội chứng giả bong bao”, đề tài nghiên cứu khoa học, Tỉnh Quảng trị.
5- Trần Thị Phương Thu và cộng sự(2008), “ Đánh giá kết quả phẫu thuật phaco tại
khoa bán công – Bệnh viện mắt TpHCM”, đề tài nghiên cứu khoa học, Tp HCM.

6- “Developments in cataract surgery, Phacoemulsification principles and
techniques” -Buratto L., MD - P. Barboni, MD - R. Firrincieli, MD-2003.

Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang

Trang 214



×