Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Đánh giá hiệu quả dự phòng buồn nôn và nôn của dexamethasone ở bệnh nhân phẫu thuật bệnh lý tiêu hóa bằng phương pháp nội soi ổ bụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.36 KB, 9 trang )

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ PHỊNG BUỒN NƠN VÀ NƠN CỦA
DEXAMETHASONE Ở BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT BỆNH LÝ TIÊU HÓA
BẰNG PHƯƠNG PHÁP NỘI SOI Ổ BỤNG
Tăng Văn Dũng, Nguyễn Long Hồ
Nguyễn Thị Hồng Điệp
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Buồn nôn và nôn sau mổ (BNNSM) là một vấn đề thường gặp trong 24 giờ đầu sau
phẫu thuật. Tỉ lệ BNNSM chung khoảng 20- 30% theo Hiệp Hội Gây Mê Hồi Sức Hoa
Kì và lên đến 80% ở những bệnh nhân có nguy cơ rất cao về buồn nôn và nôn sau mổ.
Phẫu thuật bệnh lý tiêu hóa bằng phương pháp nội soi ổ bụng là phương pháp điều
trị ngoại khoa thường qui như cắt túi mật bằng phương pháp nội soi, cắt ruột thừa nội
soi. Phương pháp nội soi ít xâm hại hơn phương pháp phẫu thuật mở, nhưng tỉ lệ buồn
nôn và nôn sau mổ cao hơn mổ mở, khoảng 40 – 70%. BNNSM làm bệnh nhân ra mồ
hôi, nhịp tim nhanh, đau bụng, kéo dài thời gian nằm ở phòng hồi tỉnh cũng như thời
gian nằm viện và tăng nguy cơ mắc Hội chứng Mendelson viêm phổi do hít phải chất
nơn. BNNSM mức độ nặng có thể dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải, bục vết mổ,
chảy máu kéo dài ở vết thương, máu tụ và vỡ thực quản. Do vậy dự phòng NBNSM là
vấn đề mà các nhà gây mê hồi sức và ngoại khoa đã và đang quan tâm tới trong thời
gian gần đây.
Trong quá khứ đã có những thuốc để kiểm sốt BNNSM, những thuốc đó thường là
kháng histamin, các dẫn xuất phenothiazine, kháng cholinergics, đối kháng thụ thể
dopamine với tác dụng không mong muốn như an thần, dysphoria, triệu chứng ngoại
tháp, khô miệng, bồn chồn và nhịp tim nhanh. Từ khi khám phá được vùng nhận cảm
hóa học CTZ ở sàn não thất IV, các chất trung gian hóa học đồng vận dẫn truyền cảm
giác nơn, tại vùng này tới trung tâm nôn ở hành não đã cắt nghĩa được phần nào cơ chế
tác dụng phịng nơn của Dexamethasone. Dexamethasone là thuốc dễ kiếm và giá
thành rẻ, nhưng chưa sử dụng rộng rãi trong dự phòng BNNSM.
Do vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này với mục tiêu nghiên cứu : “Đánh giá hiệu quả
dự phịng buồn nơn và nôn của Dexamethasone ở bệnh nhân phẫu thuật bệnh lý tiêu
hóa bằng phương pháp nội soi ổ bụng“.


1.1- Mục tiêu chung:
Đánh giá hiệu quả dự phịng buồn nơn và nôn của Dexamethasone ở bệnh nhân
phẫu thuật bệnh lý tiêu hóa bằng phương pháp nội soi ổ bụng.
1.2- Mục tiêu cụ thể:
Đánh giá hiệu quả dự phịng buồn nơn và nôn của Dexamethasone trong 24 giờ
đầu sau phẫu thuật bệnh lý tiêu hóa bằng phương pháp nội soi.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
2.1- Đối tượng nghiên cứu:
Các bệnh nhân phẫu thuật bệnh lý tiêu hóa bằng phương pháp nội soi từ tháng 3
năm 2020 đến hết tháng 8 năm 2020 tại khoa gây mê hồi sức Bệnh viện Đa Khoa Khu
Vực Tỉnh An Giang.
Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang

Trang 289


Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020
2.1.1- Tiêu chuẩn chọn bệnh:
- Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật nội soi
- Bệnh nhân tuổi từ 18- 65 tuổi , đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Bệnh nhân không sử dụng thuốc chống nơn trước phẫu thuật
- Bệnh nhân có ASA (American Society of Anesthesiologisis) từ I - II.
2.1.2- Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân chống chỉ định sử dụng Dexamethasone.
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
- Có triệu chứng nôn và buồn nôn trước mổ, dùng thuốc chống nôn trước mổ.
- Bệnh nhân đang sử dụng Steroid hoặc đang điều trị ung thư bằng hóa chất.
- Chuyển qua mổ mở và khơng thực hiện đúng quy trình gây mê.
- Đánh giá ASA III – IV hoặc không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2- Phương pháp nghiên cứu

2.2.1- Thiết kế nghiên cứu Ngẫu nhiên, có nhóm chứng.
2.2.2- Địa điểm nghiên cứu Khoa GMHS Bệnh Viên ĐKKV Tỉnh An Giang
2.2.3- Thời gian nghiên cứu từ tháng 03/2020 đến tháng 08/2020.
2.3- Định nghĩa biến số nghiên cứu:
- Thời gian gây mê: từ lúc bắt đầu tiêm thuốc ngủ để khởi mê cho đến lúc rút
nội khí quản.
- Thời gian phẫu thuật: từ lúc bắt đầu rạch da đến lúc kết thúc đóng da.
- Nơn là sự tống các chất trong dạ dày ra ngoài liên quan đến sự co nhịp nhàng
của các cơ hơ hấp, bao gồm cơ hồnh và các cơ thành bụng.
- Buồn nôn là một cảm giác khó chịu ở vùng họng, thượng vị và muốn nơn.
Buồn nôn thường đi kèm với nôn nhưng không nhất thiết hai triệu chứng này cùng
xuất hiện cùng lúc.
- Thang điểm Apfel:
Yếu tố nguy cơ

Điểm

Nữ

1

Tiền sử nôn, buồn nôn sau mổ

1

Không hút thuốc

1

Dùng opioid sau mổ


1

Chấm điểm Apfel về nguy cơ nôn và buồn nôn sau phẫu thuật. Nguy cơ
cao: 3-4 điểm.
- Theo dõi: Huyết áp, mạch, SpO2, đau đầu, chóng mặt, ngứa.
Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang

Trang 290


Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020
2.4- Phương pháp tiến hành
- Tất cả bệnh nhân được khám thường qui. Phân nhóm ngẫu nhiên : nhóm I gồm
40 bệnh nhân : tiêm tĩnh mạch 8 mg Dexamethasone khi khởi mê và nhóm II gồm 40
bệnh nhân: được tiêm nước muối sinh lý 0.9%. Tiền mê midazolam 0.02mg/kg. Khởi
mê bằng propofol 2-3mg/kg, fentanyl 2-3mcg, esmeron 0.6mg/kg, đặt nội khí quản và
duy trì mê sevoflurane 2- 3%. Trước lúc kết thúc phẫu thuật 30 phút sử dụng thuốc
giảm đau paracetamol 1g/100ml truyền tĩnh mạch. Hóa giải tồn dư thuốc giãn cơ
neostigmin 40mcg/kg và atropin 20mcg/kg.
- Tất cả bệnh nhân được theo dõi 24 giờ sau phẫu mổ. Tất cả bệnh nhân được
chăm sóc và điều trị sau mổ theo cùng một phát đồ. Bệnh nhân được đánh đánh giá
mức độ buồn nôn- nôn sau mổ trong giai đoạn nôn đầu tiên. Theo dõi các tác dụng phụ
của thuốc phịng nơn như nhức đầu, chóng mặt....
2.5- Xử lý số liệu
- Các số liệu thu thập theo phiếu thu thập số liệu, kết quả được xử lý bằng phần
mềm thống kê SPSS 22.0. Xác định mức có ý nghĩa thống kê với P < 0.05.
- Nếu các biến số là biến định lượng sẽ được kiểm định bằng T- test nếu biến số
có phân phối chuẩn và phương sai không khác nhau. Nếu các biến số là biến kiểm định
tính sẽ được kiểm định bằng test chi bình phương χ2 hoặc Fisher’s exact test.

III. KẾT QUẢ
3.1- Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
Biến số

Nhóm I

Nhóm II

p

Tuổi (Năm)

41,88 ± 6,11

38,48 ± 7,38

0,028

(Tối thiểu – Tối đa)

(19 – 55)

(22 – 55)

Nữ

27 (67,5%)

30 (75%)


Nam

13 (32,5%)

13 (25%)

Cân nặng (kg)

55,13 ± 6,28

50,95 ± 3,99

(Tối thiểu – Tối đa)

(48 – 70)

(47 – 69)

Chiều cao (cm)

152,38 ± 5,43

156,15 ± 6,55

(Tối thiểu – Tối đa)

(145 – 172)

(147 – 170)


BMI (kg/m2)

23,75 ± 2,73

20,95 ± 1,65

<0,05

TG mổ (phút)

52,68 ± 8,21

49,98 ± 9,45

0,177

(Tối thiểu – Tối đa)

(37 – 68)

(50 – 85)

TG gây mê (phút)

68,48 ± 8,01

66,43 ± 9,17

(Tối thiểu – Tối đa)


(55 – 83)

(50 – 85)

Giới

0,622
0,01
0,06

0,29

TG: thời gian. Giá trị là trung bình ± độ lệch chuẩn
Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang

Trang 291


Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020
Nhận xét: Các đặc điểm chung của 2 nhóm nghiên cứu tương đồng nhau.
3.2- ASA và bệnh lý phẫu thuật
Bảng 2. So sánh tỷ lệ ASA
ASA

Nhóm I

Nhóm II

p


I

36 (90)

31 (77,5)

0,225

II

4 (10)

9 (22,5)

Tổng

40 (100)

40 (100)

Giá trị là n (%)
Nhận xét: Tỉ lệ ASA I cao hơn ASA II và ở nhóm I (90%) cao hơn nhóm II
(77,5%), sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê (p> 0,05).
Bảng 3. So sánh nhóm bệnh lý phẫu thuật nội soi
Bệnh lý

Nhóm I

Nhóm II


p

Cắt ruột thừa

28 (70)

29 (72,5)

0,5

Cắt túi mật

12 (30)

11 (27,5)

Tổng

40 (100)

40 (100)

Giá trị là n (%)
Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa cao hơn cắt túi mật, cắt
ruột thừa ở nhóm I (70%) thấp hơn nhóm II (72,5%). Tuy nhiên, sự khác biệt này
khơng có ý nghĩa thống kê (p> 0,05).
3.3- Phân bố bệnh nhân theo thang điểm Apfel
Bảng 4. So sánh điểm Apfel
Điểm


Nhóm I

Nhóm II

p

0

3 (7,5)

5 (12,5)

0,712

1

4 (10)

4 (10)

0,644

2

28 (70)

21 (52,5)

0,168


3

5 (12,5)

10 (25)

0,252

Giá trị là n (%).
Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân được Apfel 2 điểm chiếm cao nhất, bệnh nhân được
Apfel 2 điểm ở nhóm I (70%) cao hơn nhóm II (52,5%). Tuy nhiên, sự khác biệt này
khơng có ý nghĩa thống kê (p> 0,05).

Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang

Trang 292


Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020
3.4- Số lần buồn nơn – nơn trung bình trên 1 bệnh nhân trong 24 giờ sau phẫu
thuật
Bảng 5. Số lần buồn nôn, nơn trung bình trên 1 bệnh nhân trong 24 giờ
Chỉ tiêu

Nhóm I

Nhóm II

p


Số lần buồn nơn - nơn

2,78 ± 3,91

4,93 ± 3,43

0,01

Giá trị là trung bình ± độ lệch chuẩn.
Nhận xét: Số lần buồn nơn – nơn trung bình trên 1 bệnh nhân trong 24 giờ sau
phẫu thuật ở nhóm I (2,78 lần) thấp hơn nhóm II (4,93 lần). Sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê (p < 0,05).
3.5- So sánh buồn nôn và nôn sau mổ
Bảng 6. So sánh buồn nôn và nôn sau mổ trong 6 giờ đầu
Nhóm I

Nhóm II

p

Buồn nơn – nơn

11 (27,5)

26 (65)

0,02

Khơng buồn nơn - nôn


29 (72,5)

14 (35)

Tổng

40 (100)

40 (100)

Giá trị là n (%)
Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân phẫu buồn nôn – nôn sau mổ trong 6 giờ đầu ở nhóm I
(27,5%) thấp hơn nhóm II (65%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p< 0,05).
Bảng 7. So sánh buồn nôn và nơn sau mổ trong 6 – 12 giờ
Nhóm I

Nhóm II

p

Buồn nôn - nôn

13 (32,5)

28 (70)

0,02

Không buồn nôn - nôn


27 (67,5)

12 (30)

Tổng

40 (100)

40 (100)

Giá trị là n (%)
Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân phẫu buồn nôn – nôn sau mổ trong 6 – 12 giờ ở nhóm
I (32,5%) vẫn thấp hơn nhóm II (70%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<
0,05).
Bảng 8. So sánh buồn nôn và nơn sau mổ trong 12 – 24 giờ
Nhóm I

Nhóm II

p

Buồn nôn - nôn

14 (35)

31 (77,5)

p<0,05


Không buồn nôn - nôn

26 (65)

9 (22,5)

Tổng

40 (100)

40 (100)

Giá trị là n (%)

Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang

Trang 293


Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020
Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân phẫu buồn nôn – nôn sau mổ trong 12 – 24 giờ ở
nhóm I (35%) vẫn thấp hơn nhóm II (77,5%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
(p< 0,05).
3.6- Tác dụng không mong muốn
Bảng 9. Tác dụng khơng mong muốn
Tác dụng phụ

Nhóm I

Nhóm II


p

Đau đầu

3 (7,5)

2 (5)

0,5

Chóng mặt

3 (7,5)

3 (7,5)

0,662

Ngứa tầng sinh mơn

4 (10)

5 (12,5)

0,5

Giá trị là n (%)
Nhận xét: Đau đầu, chóng mặt và ngứa ở tầng sinh môn (ngứa hậu môn hoặc âm
đạo) là những triệu chứng thường gặp ở 2 nhóm và phân phối trong 2 nhóm tượng tự

nhau. Sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
IV. BÀN LUẬN
4.1- Bàn luận về đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thể hiện các đặc điểm chung của 2 nhóm
nghiên cứu tương đồng nhau.
Đánh giá nguy cơ buồn nôn và nôn của các đối tượng tham gia nghiên cứu bằng
thang điểm Apfel: các đối tượng tham gia nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 41,88 và
38,48 tuổi; đa phần là nữ giới; tỉ lệ cao bị say tàu xe; ASA I không có bệnh đồng mắc,
tiền sử sử dụng opioid trước đó chỉ có ở người từng mổ lấy thai trước; theo tập qn
phụ nữ Việt Nam khơng có thói quen hút thuốc. Nhóm bệnh nhân nam có tiền sử hút
thuốc lá và khơng có tiền sử phẫu thuật chiếm tỷ lệ thấp. Do vậy thang điểm Apfel
nguy cơ nôn và buồn nôn của các đối tượng dao động 2 đến 3 và có nguy cơ buồn nơn,
nơn sau mổ cao. Khác biệt điểm số Apfel này giữa 2 nhóm khơng có ý nghĩa thống kê
với p> 0,05. Chỉ định phẫu thuật bệnh lý tiêu hóa bằng phương pháp nội soi ổ bụng ở
cả hai nhóm chủ yếu là phẫu thuật cắt ruột thừa và cắt túi mật nội soi. Khơng có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê về chỉ định phẫu thuật của hai nhóm với p > 0,05. Cơ
chế bệnh sinh gây buồn nôn và nôn sau phẫu thuật nội soi vẫn có nhiều điều chưa rõ,
tuy nhiên có thể do nhiều yếu tố như hạ huyết áp gây thiếu máu tưới não kích hoạt
trung tâm nơn ở hành tủy; do các thao tác phẫu thuật vào phúc mạc; sự thay đổi áp lực
ổ bụng dẫn đến giảm trương lực cơ thắt thực quản; ngoài ra việc sử dụng fentanyl cũng
có thể gây buồn nơn và nơn. Việc sử dụng thuốc chống nôn sau mổ cho bệnh nhân là
cần thiết, tránh nguy cơ hít sặc dạ dày, nhanh dậy vận động đi lại tránh nguy cơ thuyên
tắc mạch, phục hồi nhu động ruột và giảm thiểu stress bệnh nhân sau mổ; tăng độ hài
lòng của bệnh nhân để phẫu thuật nội soi không là nỗi ám ảnh.
4.2- Bàn luận về hiệu quả thuốc
Số lần buồn nôn - nôn trung bình trên 1 bệnh nhân trong 24 giờ sau phẫu thuật ở
nhóm I là 2,78 lần thấp hơn hẳn nhóm II là 4,93 lần. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê (p < 0,05).
Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang


Trang 294


Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020
Bảng 10. So sánh số lần buồn nơn - nơn trung bình trên 1 bệnh nhân trong 24
giờ của chúng tôi và Alkaissi
Chúng tơi

Alkaissi

Nhóm I

2,78 ± 3,91 lần

1,78 ± 1,14 lần

Nhóm II

4,93 ± 3,43 lần

3,07 ± 1,34 lần

Tỉ lệ bệnh nhân phẫu buồn nơn – nơn sau mổ của nhóm I là 27,5% so với 65% ở
nhóm I trong giai đoạn 0 – 6 giờ sau mổ. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p<
0,05.
Trong giai đoạn 6 – 12 giờ sau mổ có 32,5% bệnh nhân ở nhóm I so với 70% ở
nhóm II biểu hiện buồn nơn – nơn. Hiệu quả dự phịng buồn nơn và nơn sau mổ của
Dexamethasone có ý nghĩa thống kê ( p < 0,05).
Giai đoạn 12 – 24 giờ sau mổ, số bệnh nhân buồn nơn – nơn cả 2 nhóm đều tăng
thêm rất ít nhưng số bệnh nhân của nhóm I là 35% vẫn thấp hơn nhiều so với nhóm II

là 77,5%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p< 0,05).
Theo Mokhtar Elhakim và cộng sự năm 2002 dự phòng BNNSM trên bệnh nhân
với Ondansetron 4mg + Dexamethasone 8mg. Tỉ lệ BNNSM ở nhóm dùng
Dexamethasone 8mg là 20% so với nhóm chứng 83%.
Kết quả của chúng tôi cũng tương đồng với tác giả Bùi Ngọc Đức Bệnh viện Đa
khoa Đắc Lắc dự phịng buồn nơn và nơn trên 35 bệnh nhân cắt túi mật nội soi với
4mg Dexamethasone và 39 bệnh nhân nhóm chứng khơng chích Dexamethasone. Tỉ lệ
BNNSM ở nhóm dùng thuốc là 31,4% so với nhóm chứng là 66,7%.
Năm 2006, Gupta và cộng sự so sánh hiệu quả dự phịng buồn nơn và nơn sau
mổ cắt túi mật nội soi, gồm 200 bệnh nhân được chia làm 2 nhóm: nhóm 1 nhận 5 mg
Dexamethasone tĩnh mạch và nhóm 2 nhận 4 mg ondansetron, cả hai thuốc sử dụng
trước mổ 90 phút. Tác giả kết luận sử dụng Dexamethasone liều thấp 5 mg tĩnh mạch
trước mổ có hiệu quả tương đương với ondansetron 4 mg tĩnh mạch.
Nghiên cứu của Nesek-Adam và cộng sự năm 2007 dự phòng BNNSM trên bệnh
nhân với Metoclopramide 10mg + Dexamethasone 8mg. Tỉ lệ BNNSM ở nhóm dùng
Dexamethasone 8mg là 23% so với nhóm chứng 60%.
Gautam (2008) và cộng sự thực hiện một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên mù
đơi. Nhóm 1 nhận 4 mg ondansetron, nhóm 2 nhận 8 mg Dexamethasone và nhóm I
nhận 4 mg ondansetron và 8 mg Dexamethasone. Mỗi nhóm gồm 35 bệnh nhân cắt túi
mật nội soi. Kết quả nghiên cứu thể hiện tác dụng dự phòng của hai thuốc trên là
tương đương nhau và hiệu quả dự phòng đơn trị kém hơn phối hợp.
Năm 2010, Kashmiri và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu tại khoa Gây mê của
Bệnh viện Karachi trên 60 bệnh nhân được chia ngẫu nhiên làm 2 nhóm, mỗi nhóm
gồm 30 bệnh nhân (ASA I – II). Nhóm Dexamethasone (D) nhận 8mg/2ml và nhóm
chứng nhận NaCl 0,9% (C). Kết quả cho thấy nhóm D có 10% BN, nhóm C có 33%
BN bị BNNSM trong 1 giờ đầu (p=0,028). Trong 12 giờ đầu tiên sau mổ tỷ lệ này là
Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang

Trang 295



Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020
27% BN ở nhóm D và 43% BN ở nhóm C (p=0,176), trong 12 giờ tiếp theo tỷ lệ này
là 36% (nhóm D) và 80% (nhóm C).
Năm 2012, EiDy và cộng sự nghiên cứu 150 bệnh nhân cắt túi mật nội soi so với
phác đồ nghiên cứu giống như Gautam. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy hiệu quả dự
phịng buồn nơn và nôn sau mổ của hai thuốc này là tương đương nhau.
Nghiên cứu của Alkaissi và cộng sự năm 2017 dự phòng BNNSM trên bệnh nhân
với Metoclopramide 10mg + Dexamethasone 8mg. Tỉ lệ BNNSM ở nhóm dùng
Dexamethasone 8mg là 20% so với nhóm chứng 56,7%.
Tác dụng khơng mong muốn thường gặp là đau đầu ở nhóm I là 7,5% và nhóm II
là 5%, chóng mặt tương ứng 7,5% ở cả 2 nhóm. Sự khác biệt khơng ý nghĩa thống kê
với p> 0,05. Ngứa ở tầng sinh mơn gặp ở nhóm I khoảng 10%, ở nhóm II 12,5%. Tác
dụng phụ của Dexamethasone khi sử dụng với liều dự phịng buồn nơn và nôn sau mổ
là rất hiếm. Phần lớn các nghiên cứu được tiến hành trên bệnh nhân được chọn lựa,
loại trừ những bệnh nhân có tiền sử về dạ dày ruột, đái tháo đường, điều trị corticoide,
ức chế miễn dịch, bệnh lao và hội chứng cushing. Dexamethasone gây đau vùng tầng
sinh mơn khi tiêm tĩnh mạch. Tỉ lệ chính xác khơng biết rõ, khoảng 25 – 100%, gặp ở
nữ nhiều hơn ở nam. Liều và tốc độ tiêm cũng ảnh hưởng đến cường độ đau. Từ cảm
giác ngứa đến cảm giác đau, kéo dài khoảng 25 – 30 giây. Cơ chế của tác dụng này
không rõ, giả thuyết nguyên nhân giải thích triệu chứng này được tin tưởng nhất là do
thành phần phosphate ester của steroid gây nên, tác dụng này biểu hiện rất rõ khi sử
dụng ở bệnh nhân đang tỉnh.
V. KẾT LUẬN
Dexamethasone 8mg có hiệu quả dự phịng buồn nôn và nôn sau mổ ở bệnh nhân
phẫu thuật bệnh lý tiêu hóa bằng phương pháp nội soi ổ bụng.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bianchin A., De Luca A, Caminiti A (2007), Postoperative vomiting reduction
after laparoscopic cholecystectomy with single dose of Dexamethasone. Minerva
Anestesiol, 73 (6), 343-6.

2. Becker D. E. (2010), Nausea, vomiting, and hiccups: a review of mechanisms
and treatment. Anesth prog, 57 (4), 150-6; quiz 157.
3. Arslan M., CiCek R., Yilmaz H. (2011), Preventingh
postoperative
nausea
and vomiting after laparoscopic cholecystectomy: a prospective, randomized, doubleblind study. Curr Ther Res Clin Exp, 72 (1), 1-12.
4. Eidy M., Vafaei H. R., Rajabi M., Mohammadzadeh M.(2012), Effect of
Ondansetron and Dexametasone on post- operative nausea and vomiting in patients
undergoing laparoscopic cholecystectomy. Journal of Minimally invasive Surgical
Sciences, 1 (4), 138-143.
5. Fujii Y . (2011), Management of postoperative nausea and vomiting in patients
undergoing laparoscopic cholecystectomy. Surg Endosc, 25 (3), 691-5.
6. Gautam B., Shrestha B. R., Lama P., Rai S. (2008), Antiemetic prophylaxis
against postoperative nausea and vomiting with ondansetron- Dexamethasone
Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang

Trang 296


Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020
combination compared to ondansetron or Dexamethasone alone for patients
undergoing laparoscopic cholecystectomy. Kathmandu Univ Med J ( KUMJ ), 6(23),
319-28.
7. Gupta P., Khanna J., Mitramustafi A. K., Bhartia V. K. (2006), Role of preoperative Dexamethasone as prophylaxis for postoperative nause and vomiting in
laparoscopic surgery. J Minim Access Surg, 2(1), 12-5.
8. Perron G., Dolbec P., Germain J., Bechard P.(2003), Perineal pruritus after i.v.
Dexamethasone administration. Can J Anaesth, 50(7), 749-50.
9. Rusch D., Eberhart L. H., Wallenborn J., Kranke P. (2010), Nausea and vomiting
after surgery under general anesthesia: an evidence- based review concerning risk
assessment, prevention, and treatment. Dtsch Arztebl Int, 107 (42), 733-41.

10. Mokhtar Elhaki (2002), Dexamethasone 8 mg in combination with
ondansetron 4 mg appears to be the optimal dose for the prevention of nausea and
vomiting after laparoscopic cholecystectomy. Can J Anesth, 49 (9), pp 922–926.
11. V. Nesek-Adam (2007), Comparison of dexamethasone, metoclopramide, and
their combination in the prevention of postoperative nausea and vomiting after
laparoscopic cholecystectomy. Surgical Endoscopy, 12 (8), pp 347–351.
12. Alkaissi A, Dwaikat M, Almasri N (2017), Dexamethasone, metoclopramide,
and their combination for the prevention of postoperative nausea and vomiting in
female patients with moderate-to-high risk for PONV undergoing laparoscopic
surgery. J Evolution Med. Dent. Sci, 6(75), pp 5353-5359.
13. Lê Thanh Dương, Hồ Khả Cảnh (2010), Đánh giá tác dụng dự phịng nơn và
buồn nơn của Dexamethasone liều thấp trong phẫu thuật cắt túi mật nội soi. Tạp chí Y
học thực hành ( Bộ Y Tế ), 5(716), 158-162.
14. Bùi Ngọc Đức (2015), Đánh giá tác dụng dự phòng nôn và buồn nôn của
Dexamethasone ở bệnh nhân cắt túi mật nội soi. Tạp chí Y học thực hành ( Bộ Y Tế ),
8(1075), 194-197.

Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang

Trang 297



×