Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Một số vấn đề pháp lý về quản lý thuế hộ kinh doanh cá thể hiện nay ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.19 KB, 5 trang )

ISSN 2354-0575
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ THUẾ
HỘ KINH DOANH CÁ THỂ HIỆN NAY Ở VIỆT NAM
Nguyễn Thị Hải Yến
Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 02/11/2018
Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 16/11/2018
Ngày bài báo được duyệt đăng: 23/11/2018
Tóm tắt:
Hành lang pháp lý về quản lý thuế đối với hộ kinh doanh đến nay đã dần được hồn thiện, góp phần
giúp Nhà nước thực hiện được mục đích động viên nguồn thu ngân sách từ hộ kinh doanh; đồng thời, giúp
cơ quan quản lý thuế dễ dàng quản lý thuế đối với hộ kinh doanh. Từ những tồn tại và khó khăn trong cơng
tác quản lý thuế, bài viết đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định về quản lý thuế
đối với hộ kinh doanh.
Từ khóa: Thuế, quản lý thuế, hộ kinh doanh cá thể.
1. Sự cần thiết của việc xây dựng hành lang pháp
lý về quản lý thuế hộ kinh doanh cá thể
Trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, Thuế
luôn được coi là mối quan tâm hàng đầu của mọi
Nhà nước, bởi nó khơng chỉ là nguồn thu chủ yếu
của ngân sách Nhà nước mà còn được sử dụng làm
công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thông qua công
cụ thuế, Nhà nước không chỉ tăng thu cho ngân
sách, qua đó nhằm đảm bảo cơ sở vật chất cho sự
tồn tại và hoạt động của Nhà nước, thúc đẩy tăng
trưởng, phát triển kinh tế nhanh, bền vững, tiến kịp
các nước trong khu vực và trên thế giới, mà cịn thực
hiện mục tiêu bình đẳng và bảo đảm an ninh, trật tự,
an toàn cho xã hội đồng thời bảo vệ tài nguyên, môi
trường của đất nước.
Để đảm bảo mục tiêu thu đúng, đủ thuế


nhằm phát huy đầy đủ vai trò của thuế trong phát
triển kinh tế xã hội, Nhà nước phải đề ra các quy
định, luật pháp nhằm tạo một hành lang thống nhất,
buộc mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh phải thực
hiện theo. Để Luật pháp về thuế được đảm bảo thực
hiện, Nhà nước phải tổ chức ra bộ máy để quản lý
thu thuế và giám sát thực hiện đối với bộ máy này.
Do bản chất của thuế khơng mang tính hồn trả trực
tiếp nên việc u cầu người nộp thuế tự giác khi
khơng có hệ thống luật pháp để bắt buộc là điều
không thể thực hiện, thậm chí kể cả khi có hệ thống
luật pháp về thuế, nhiều tổ chức cá nhân nộp thuế
vẫn cố tình khơng thực hiện hoặc lợi dụng kẽ hở của
chính sách để tư lợi. Vì vậy, vai trị quản lý thuế của
Nhà nước mang tính áp đặt và là một tất yếu khách
quan trong quá trình quản lý.
“Quản lý thuế là hoạt động tổ chức, điều
hành và giám sát của cơ quan thuế nhằm đảm bảo
người nộp thuế chấp hành nghĩa vụ thuế vào ngân
sách Nhà nước theo quy định của pháp luật”1. Do

đó, quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể là hoạt
động quản lý thuế trong đó đối tượng nộp thuế là
các hộ kinh doanh cá thể.
Thu thuế là hoạt động trọng tâm, quyết định
hiệu quả của quản lý thuế nên từ khái niệm quản lý
thu thuế ta có thể hiểu quản lý thu thuế là việc Nhà
nước sử dụng các phương tiện, cách thức, biện pháp
nhằm thực hiện việc thu thuế sao cho đạt hiệu quả,
đúng mục tiêu, mục đích đề ra trong việc xây dựng

và phát triển kinh tế- xã hội của đất nước trong từng
thời kỳ. Quá trình này được biểu hiện cụ thể thành
một hệ thống, từ việc Nhà nước ban hành chính
sách, tổ chức bộ máy, triển khai thực hiện, kiểm tra
giám sát kết quả đến việc chỉnh sửa chính sách và
ban hành chính sách mới cho phù hợp với thực tiễn
đang quản lý.
Quản lý thuế có vai trị bảo đảm cho chính
sách thuế được thực thi nghiêm chỉnh trong thực
tiễn đời sống kinh tế xã hội. Chính sách thuế thường
được thiết kế nhằm thực hiện những chức năng của
thuế. Tuy nhiên, các mục tiêu đó chỉ trở thành hiện
thực nếu quản lý thuế thực hiện điều hành, giám sát
tốt để người nộp thuế phải nộp đủ và nộp đúng hạn
số thuế phải nộp vào Ngân sách Nhà nước. Vì vậy,
có thể khẳng định Quản lý thuế có vai trị quyết định
cho sự thành cơng của từng chính sách thuế.
Thời gian qua cơng tác quản lý thu thuế nói
chung và cơng tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh
doanh cá thể nói riêng trên cả nước đã đạt được
những thành quả đáng ghi nhận góp phần khơng
nhỏ vào nguồn thu ngân sách Nhà nước cũng như
nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật về thuế của các
hộ kinh doanh, hạn chế thất thu, tăng thu cho ngân
Lê Xuân Trường, Giáo trình Quản lý thuế, NXB
Tài Chính, Hà Nội, 2010.
1

Khoa học & Cơng nghệ - Số 20/Tháng 12 - 2018


Journal of Science and Technology

55


ISSN 2354-0575
sách. Tuy nhiên, tiềm năng ở các hộ kinh doanh cá
thể vẫn cịn và có thể khai thác thu để đạt ở mức
cao hơn.
Vì vậy việc tìm hiểu thực trạng về pháp luật
quản lý thuế đối với cá hộ kinh doanh cá thể để biết
được những khó khăn trong cơng tác quản lý thuế,
từ đó đề xuất một số kiến nghị về hành lang quản
lý thuế sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế
với đối tượng này.
2. Thực trạng về pháp luật quản lý thuế đối với
hộ kinh doanh cá thể ở Việt Nam hiện nay
Quy trình quản lý thu thuế đối với hộ kinh
doanh nhằm hướng dẫn các bộ phận tại Chi cục
Thuế thực hiện và phối hợp thực hiện các công việc
quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh; đảm bảo
công khai, minh bạch trong q trình quản lý, lập
bộ, tính thuế theo đúng các quy định của Luật Quản
lý thuế, các Luật thuế, các văn bản quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành Luật.
Quản lý thuế đối với hộ kinh doanh được
thực hiện theo quy định về pháp luật quản lý thuế.
Bên cạnh đó, Thơng tư 92/2015/TT-BTC về hướng
dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập
cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh

doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa
đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về
thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/
NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều
của các Nghị định về thuế được Bộ Tài chính ban
hành ngày 15/06/2015 ra đời nhằm hoàn thiện hơn
pháp luật về quản lý thuế đối với hộ kinh doanh ở
Việt Nam hiện nay.
Với việc ban hành chính sách thuế trên đã
thay đổi cơ bản về chính sách thuế đối với hộ kinh
doanh cá thể, nhằm giúp cho cơng tác quản lý thuế
hồn thiện một số vấn đề sau:
Thứ nhất, tăng cường sự minh bạch khi xác
định doanh thu khoán, số thuế phải nộp. Theo cách
tính thuế trước khi Thơng tư 92/2015/TT-BTC được
ban hành là dựa vào doanh thu của cá nhân kinh
doanh khi đã trừ đi các chi phí để tạo lập nên doanh
thu và các khoản giảm trừ. Cùng với đó, doanh thu
này được áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần
và cuối năm phải làm quyết tốn thuế. Tuy nhiên,
cách tính thuế trên áp dụng với cá nhân kinh doanh
đã không cịn phù hợp nữa. Bởi lẽ, trình độ hiểu
biết pháp luật, trình độ về kế tốn - tài chính của cá
nhân kinh doanh không phải ai cũng giống nhau và
không phải ai cũng tự xác định được số thuế phải
nộp của mình, nhất là khi tính các chi phí và khoản


56

giảm trừ gia cảnh được trừ. Mặt khác, từ phía cơ
quan thuế việc ấn định mức thuế khoán của cơ quan
thuế cũng chưa chắc đạt được sự công bằng giữa cá
nhân kinh doanh này với cá nhân kinh doanh khác
(tuy cùng quy mơ ngành nghề) bởi cịn vướng các
yếu tố đã phân tích nói trên. Để giải quyết vấn đề
này, Thông tư 92/2015/TT-BTC công khai minh
bạch các thông tin về doanh thu, mức thuế khoán để
cá nhân kinh doanh, các cơ quan các cấp cùng giám
sát thực hiện. Theo đó, niêm yết công khai mức doanh thu dự kiến, mức thuế dự kiến, cá nhân thuộc
diện phải nộp, không phải nộp thuế tại bộ phận một
cửa của chi cục thuế. Sau đó, danh sách này được
gửi tới Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc cấp
huyện, xã để xin ý kiến. Đồng thời, chậm nhất đến
ngày 20/12 hàng năm Chi cục thuế gửi thông báo
mức doanh thu dự kiến, mức thuế dự kiến phải nộp
trực tiếp cho từng cá nhân kinh doanh. Sau đó, danh
sách này gửi tới Hội đồng tư vấn thuế để xin ý kiến
và lập sổ bộ thuế. Sau cùng, cơ quan thuế thông báo
số thuế phải nộp chính thức tới từng cá nhân kinh
doanh.
Việc cơng khai trên sẽ giúp cơ quan thuế cấp
trên, các cơ quan có trách nhiệm liên quan dễ dàng
giám sát các hoạt động của cơ quan thuế cấp dưới.
Đồng thời, bản thân cá nhân kinh doanh cũng tự
tính tốn số thuế phải nộp và so sánh với số thuế mà
cơ quan thuế đã thơng báo để có phản hồi kịp thời.
Thứ hai, cách xác định doanh thu chịu thuế

nhằm hướng tới quản lý chặt chẽ hơn việc sử dụng
hóa đơn và hạn chế tình trạng sử dụng hóa đơn
để giúp các doanh nghiệp trốn thuế, lậu thuế. Theo
quy định trước đây (Thông tư số 111/2013/TTBTC), khi cá nhân kinh doanh vừa có doanh thu
khốn vừa sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì
nếu số doanh thu trên hóa đơn cao hơn doanh thu
khốn mà khơng phải do thay đổi quy mơ ngành
nghề thì cá nhân kinh doanh nộp bổ sung số thuế
tương ứng với phần tăng thêm. Thông tư 92/2015/
TT-BTC quy định “trường hợp cá nhân nộp thuế
khốn có sử dụng hóa đơn quyển thì doanh thu tính
thuế được căn cứ theo doanh thu khốn và doanh
thu trên hóa đơn”2. Cùng với đó, theo hướng dẫn tại
Khoản 1.2, Điều 1, Mục I của Công văn số 2994/
TCT-TNCN ngày 24/7/2015 của Tổng cục Thuế thì
doanh thu tính thuế khơng phân biệt hóa đơn quyển
hay hóa đơn lẻ theo từng số. Điều này có nghĩa là
cá nhân kinh doanh phải nộp thuế cho doanh thu
khốn riêng và doanh thu trên hóa đơn riêng. Quy
định trên có thể dẫn tới tình trạng số doanh thu chịu
thuế cao hơn so với cách tính quy định tại Thơng
tư 111/2013/TT-BTC nhưng sẽ hạn chế được tình
2

Thơng tư 92/2015/TT – BTC ngày 15/6/2015

Khoa học & Công nghệ - Số 20/Tháng 12 - 2018

Journal of Science and Technology



ISSN 2354-0575
trạng “việc hộ khoán lợi dụng hoá đơn của cơ quan
thuế vì các mục đích hợp thức hố chi phí đầu vào
cho doanh nghiệp hoặc các đơn vị sử dụng tiền ngân
sách nhà nước”3.
Thứ ba, dễ dàng khi xác định số thuế phải
nộp từ đó giúp cá nhân kinh doanh giảm thiểu các
chi phí để hồn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước.
Về lý thuyết, thu nhập chịu thuế là thu nhập sau
khi đã trừ đi các chi phi để tạo ra thu nhập đó và
các khoản giảm trừ. Trước năm 2015, cá nhân kinh
doanh áp dụng thuế thu nhập cá nhân theo biểu thuế
lũy tiến từng phần trên thu nhập. Tuy nhiên, trình
độ pháp luật và kế tốn, tài chính của cá nhân kinh
doanh hạn chế, khơng phải ai cũng có thể tính được
số thuế phải nộp. Bởi lẽ nhiều cá nhân kinh doanh
không thể hiểu được đâu là chi phí kinh doanh để
được trừ. Nếu thuê dịch vụ thuế thì lại tốn thêm chi
phí để chi cho dịch vụ này, cịn nếu tự tính thì khó
có thể tính chính xác số thuế phải nộp và kê khai
khơng đúng, không đủ rồi chịu truy thu thuế và bị
phạt hành chính thuế. Mặt khác, chi phí về thời gian
để làm tất cả cơng việc trên để hồn thành nghĩa vụ
nộp thuế cho Nhà nước là rất lớn. Để dễ dàng trong
việc xác định số thuế phải nộp, minh bạch trong
việc xác định thu nhập chịu thuế, Thông tư 92/2015/
TT-BTC quy định cách tính thuế dựa trên doanh thu
với thuế suất được ấn định theo từng lĩnh vực ngành
nghề kinh doanh. Bên cạnh đó, “trong thuế suất ấn

định như trên được xây dựng theo hướng đã tính
một khoản chi phí và giảm trừ gia cảnh cố định”4.
Thứ tư, tăng cường quản lý thuế đối với hộ
kinh doanh có quy mơ kinh doanh lớn nhằm tăng
khả năng tuân thủ pháp luật thuế và tạo ra sự bình
đẳng đối với chủ thể kinh doanh có cùng quy mơ.
Nếu cá nhân kinh doanh sử dụng trên 10 lao động
phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật
Doanh nghiệp. Nếu chưa thành lập doanh nghiệp
thì vẫn nộp thuế theo phương pháp khốn. Trong
trường hợp này, cơ quan thuế có trách nhiệm thơng
báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh. Sau
đó, cá nhân kinh doanh buộc phải chuyển đổi thành
doanh nghiệp và khi đó việc nộp thuế chuyển sang
tự tính, tự khai, tự nộp thuế, đồng thời đưa các đối
tượng này vào danh sách quản lý thuế theo tiêu chí
rủi ro. Quy định này vơ cùng cần thiết, giúp tạo ra
sự bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh có cùng
quy mơ. Trên thực tế, có nhiều cá nhân kinh doanh
quy mơ còn lớn hơn cả các doanh nghiệp. Do vậy,
phải bắt buộc thành lập doanh nghiệp để xác lập
quy trình quản lý thuế bình đẳng; Cá nhân kinh
doanh như trên có quy mô lớn, thường xuyên sử
3
4

Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013
Thông tư 92/2015/TT – BTC ngày 15/6/2015

dụng hóa đơn chứng từ trong các giao dịch do vậy

cần phải quản lý chặt chẽ hơn; Khi đã thành lập
doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh khơng cịn phụ
thuộc vào việc ấn định thuế của cơ quan thuế nữa
mà tự chủ động vào thực tế kinh doanh của mình
để tự tính, tự khai và nộp thuế. Tất nhiên, uy tín về
thuế là một tiêu chí để đưa hay khơng đưa cá nhân
kinh doanh đó vào quản lý thuế theo tiêu chí rủi ro.
Từ đó, tăng cường tính chủ động, tự giác tuân thủ
pháp luật thuế.
Những đổi mới về chính sách trên đã giúp
cho người nộp thuế thuận lợi hơn trong việc tính,
kê khai, nộp thuế đầy đủ và chính xác. Bên cạnh
đó, giúp các cơ quan quản lý thuế dễ dàng quản
lý, xử phạt những trường hợp trốn thuế, lậu thuế.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai cịn có một
số vướng mắc như pháp luật về thuế cho hộ kinh
doanh chưa thực sự chi tiết, minh bạch dẫn tới tình
trạng thỏa thuận ngầm về ấn định mức thuế khoán;
quy định xử phạt đối với chậm nộp tiền thuế cịn
thấp dẫn tới tình trạng nợ đọng thuế cịn cao.
3. Những khó khăn trong vấn đề quản lý thuế hộ
kinh doanh cá thể
Từ thời điểm ban hành cho tới nay, về cơ bản
hành lang pháp lý về quản lý thuế đối với hộ kinh
doanh đã hoàn thiện, giúp Nhà nước thực hiện được
mục đích động viên nguồn thu ngân sách từ hộ kinh
doanh. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cịn gặp
một số khó khăn sau:
Thứ nhất: Về vấn đề quản lý kê khai thuế.
Quy định đăng ký kinh doanh tách rời đăng ký thuế

dẫn tới một số hộ kinh doanh cố tình khơng đi đăng
ký thuế, dẫn tới tình trạng chênh lệch giữa số hộ
kinh doanh đăng ký kinh doanh và số hộ đăng ký
thuế.
Theo Khoản 3 Điều 6 Thông tư số 95/2016/
TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế (có hiệu lực từ
ngày 12/08/2016) thì “Hộ gia đình, nhóm cá nhân,
cá nhân kinh doanh thực hiện đăng ký thuế cùng với
thời hạn nộp hồ sơ khai thuế lần đầu. Trường hợp
được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng
nhận đăng ký hộ kinh doanh thì hộ gia đình, nhóm
cá nhân, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng
ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế trong thời hạn
10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày ghi trên Giấy
chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh”5.
Khác với việc đăng ký thuế của doanh nghiệp
được hiện đồng thời với đăng ký kinh doanh tại cơ
quan đăng ký kinh doanh, thì việc đăng ký thuế và
đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh lại tách rời.
Tình trạng này khiến số hộ kinh doanh đã đăng ký
5

Khoa học & Công nghệ - Số 20/Tháng 12 - 2018

Thông tư số 95/2016/TT-BTC ngày 28/6/2016

Journal of Science and Technology

57



ISSN 2354-0575
kinh doanh và số hộ đăng ký thuế có sự chênh lệch
về số lượng. Từ đó dẫn tới cơng tác quản lý hộ kinh
doanh không chặt chẽ, tốn kém thời gian, chi phí,
bỏ lọt đối tượng thu thuế và làm thất thu cho nguồn
thu ngân sách nhà nước.
Thứ hai: Về vấn đề quản lý số thuế phải
nộp của các hộ kinh doanh cá thể. Với hình thức
cho phép hộ kinh doanh tự kê khai, tự nộp thuế và
chịu trách nhiệm về các khoản kê khai nhưng do
ý thức người nộp thuế tự giác chưa cao nhất là hộ
kinh doanh cá thể, trình độ hiểu biết pháp luật về
thuế cịn kém nên đa số không thực hiện ghi chép
sổ sách, hoặc khai báo không trung thực về doanh
thu đạt được trong kỳ. Điều đó khiến cho cơ quan
thuế rất khó để quản lý đúng số thuế của các hộ
kinh doanh.
Theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 2
Thông tư 92/2015/TT-BTC thì “trường hợp cá nhân
nộp thuế khốn có sử dụng hóa đơn quyển thì doanh
thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khốn và
doanh thu trên hóa đơn”6. Tức là hộ kinh doanh phải
nộp cả thuế khoán và thuế dựa trên doanh thu theo
hóa đơn. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay nhiều hộ
kinh doanh khơng có đủ kiến ý thức về tài chính
kế tốn nên việc ghi chép lại sổ sách kế tốn gặp
khó khăn. Ngồi ra, do khách hàng sử dụng dịch vụ,
hàng hóa của hộ kinh doanh thường khơng lấy hóa
đơn nên hộ kinh doanh cũng khơng xuất hóa đơn (ví

dụ như nhà hàng, khách sạn, qn karaoke…), từ đó
dẫn tới khó kiểm sốt được doanh thu theo hóa đơn
để tính thuế.
Thứ ba: Về vấn đề ý thức chấp hành pháp
luật về quản lý thuế của hộ kinh doanh cá thể. Bên
cạnh một số hộ kinh doanh cá thể khơng có đủ kiến
thức về tài chính kế tốn, cũng như hiểu biết về
pháp luật quản lý thuế dẫn đến tình trạng vi phạm
các quy định về thuế, thì vẫn cịn những hộ có đủ
hiểu biết nhưng cố tình khơng chấp hành theo các
quy định. Đây là một vấn đề khó giải quyết vì nó
phụ thuộc vào ý thức của mỗi cá nhân. Khi họ cố
tình sai phạm thì nhà nước cần xây dựng hành lang
pháp lý và chế tài xử lý nghiêm ngặt hơn rất nhiều.
4. Một số ý kiến đề xuất
Từ những hạn chế trên, bài viết đề xuất một
số kiến nghị nhằm góp phần giúp hoàn thiện hơn
nữa pháp luật về thuế đối với hộ kinh doanh trên
những nội dung sau:
Thứ nhất, cải cách bộ máy quản lý và cơ chế
hoạt động. Trước những khó khăn trong cơng tác
quản lý thuế, việc cải cách là hoạt động cần thiết
của cơ quan Thuế. Tổ chức bộ máy quản lý cần kết
6

Thông tư 92/2015/TT – BTC ngày 15/6/2015

58

hợp đan xen với nguyên tắc quản lý thuế theo nhóm

đối tượng và theo sắc thuế để phát huy tồn diện
được mơ hình quản lý thuế theo chức năng. Thường
xuyên nâng cao chất lượng chuyên môn và kỹ năng
quản lý thuế hiện đại, khoa học cho mỗi cán bộ thuế
để xây dựng bộ máy quản lý thuế ngày càng hoàn
thiện hơn.
Thứ hai, cần quản lý chặt chẽ quản lý việc
đăng ký thuế, khai thuế, ấn định thuế. Cơ quan thuế
cần thực hiện một cửa liên thông trong cấp Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng
nhận đăng ký thuế. Việc tổ chức quản lý hồ sơ đăng
ký thuế cần phân loại theo chủ thể tạo lập như: Hộ
kinh doanh do một cá nhân làm chủ, Hộ gia đình
làm chủ, do một nhóm người làm chủ. Bên cạnh đó
cần áp dụng đồng thời các căn cứ ấn định thuế đối
với hộ kinh doanh ổn định để xác định số thuế được
chính xác như: Cơ sở dữ liệu của Chi cục thuế, so
sánh số thuế phải nộp của cơ sở kinh doanh cùng
mặt hàng, cùng ngành nghề, cùng quy mô và tài liệu
và kết quả kiểm tra, thanh tra cịn hiệu lực. Minh
bạch việc xác định doanh thu khốn và số thuế
khoán phải nộp với sự tham gia của các cấp, ngành.
Thứ ba, siết chặt quản lý thông tin hộ kinh
doanh. Theo Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11
ngày 29/11/2006, “Thông tin về người nộp thuế là
cơ sở để thực hiện quản lý thuế, đánh giá mức độ
chấp hành pháp luật của người nộp thuế, ngăn ngừa,
phát hiện vi phạm pháp luật về thuế.” Vì vậy, siết
chặt việc quản lý thơng tin về hộ kinh doanh có ý
nghĩa quan trọng trong việc quản lý thuế. Với số

lượng các hộ kinh doanh ngày càng nhiều làm cho
công tác quản lý thông tin về hộ kinh doanh gặp khó
khăn yêu cầu Chi cục Thuế cần tích cực nêu cao vai
trị, trách nhiệm của từng hộ kinh doanh trong việc
cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý
thuế sao cho hệ thống thông tin về người nộp thuế
phải đầy đủ, đảm bảo tính chính xác, trung thực,
kịp thời.
Bên cạnh đó, phát huy tối đa các mối quan
hệ với các ngành và ủy ban nhân dân xã, phường
và tiến hành kiểm tra, giám sát diễn biến hoạt động
của các hộ. Để từ đó, sắp xếp phân loại các hộ kinh
doanh theo ngành nghề kinh doanh, mặt hàng kinh
doanh, quy mô kinh doanh và theo phương pháp
tính thuế.
Đồng thời với sự phát triển của khoa học kỹ
thuật nên áp dụng các ứng dụng công nghệ thông tin
quản lý danh bạ hộ kinh doanh theo địa bàn, công
khai trên Website giúp việc kiểm tra, giám sát thuận
tiện, minh bạch.
Thứ tư, tiếp tục ban hành, hoàn thiện, triển
khai đồng bộ quyết liệt các quy định của pháp luật
về “siết chặt” hóa đơn bán lẻ của các hộ kinh

Khoa học & Công nghệ - Số 20/Tháng 12 - 2018

Journal of Science and Technology


ISSN 2354-0575

doanh. Hiện nay việc “siết” hóa đơn được thực
hiện theo Công văn số 5156/TCT-KTNB ngày
7/11/2016. Tuy nhiên, cần phải nâng hiệu lực của
các quy định này lên bằng cách sửa đổi đổi bổ sung
Thông tư 92/2015/TT-BTC và đưa các tiêu chí này
vào. Mặt khác, để đảm bảo sự thống nhất trong các
quy định của pháp luật, nên đưa các dấu hiệu này
vào trong các thông tư, nghị định quy định về hóa
đơn, thanh tra, kiểm tra thuế.
Tóm lại: Nhìn chung, trong thời gian qua
hành lang pháp lý về thuế dành cho hộ kinh doanh
đã tương đối đầy đủ, tuy nhiên, do sự phát triển
không ngừng của các hoạt động kinh doanh cũng
như các chính sách kinh tế, pháp luật dành cho đối
tượng này cũng thay đổi, nên cần nhanh chóng tạo

lập một hành lang pháp lý mới để điều chỉnh, giúp
cho các cơ quan thuế đạt được mục tiêu khi động
viên nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Bài viết đề
xuất một số kiến nghị như cải cách bộ máy quản lý
và cơ chế hoạt động, quản lý chặt chẽ quản lý việc
đăng ký thuế, khai thuế, ấn định thuế, siết chặt quản
lý thông tin hộ kinh doanh, siết chặt hóa đơn bán
lẻ của các hộ kinh doanh nhằm mục đích nâng cao
hiệu quả thu và quản lý thuế.
Lời cảm ơn
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Trung tâm
Nghiên cứu Ứng dụng Khoa học và Công nghệ,
Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên thông
qua đề tài mã số UTEHY.T004.P1718.02.


Tài liệu tham khảo
[1]. Công văn số 5156/TCT-KTNB ngày 7/11/2016 của Tổng cục Thuế về việc ngăn chặn và đẩy
lùi tình trạng lợi dụng bán, cấp hóa đơn lẻ để hợp thức thóa chứng từ mua vào, bán ra gây thất thu
ngân sách Nhà nước.
[2]. Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006.
[3]. Thông tư 92/2015/TT – BTC ngày 15/6/2015 về hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và
thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh.
[4]. Thơng tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 về việc hướng dẫn thực hiện luật thuế thu nhập cá
nhân.
[5]. Thông tư số 95/2016/TT-BTC ngày 28/6/2016 hướng dẫn về đăng ký thuế.
[6]. Lê Xuân Trường. Giáo trình Quản lý thuế, NXB Tài Chính, Hà Nội, 2010.
SOME LEGAL ISSUES ON THE CURRENT MANAGEMENT
OF TAX INDIVIDUAL BUSINESS HOUSEHOLDS IN VIETNAM
Abstract:
The legal framework on tax administration for individual business households has been gradually
improved, contributing to the State’s purpose of mobilizing the budget revenue from business households;
At the same time, it helps tax administration agencies to easily manage taxes for individual business
households. From the problems and difficulties in tax administration, the paper proposes a number of
recommendations to further improve regulations on tax administration for business households.
Keywords: Taxes, tax administration, individual business households.

Khoa học & Công nghệ - Số 20/Tháng 12 - 2018

Journal of Science and Technology

59




×