.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------
HỒNG VŨ HIÊN
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG CỤ ISBAR
TRONG CÔNG TÁC BÀN GIAO CỦA ĐIỀU DƢỠNG
Ngành: Điều Dưỡng
Mã số: 8720301
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC : TS.BS VÕ NGUYÊN TRUNG
GS.TS JANE DIMMITT CHAMPION
Thành Phố Hồ Chí Minh - Năm 2019
.
.
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng,
đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văm do tơi
tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực
tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ
nghiên cứu nào khác.
Tác giả Luận văn
HOÀNG VŨ HIÊN
.
.
LỜI CẢM ƠN
Trân trọng cảm ơn các Thầy Cô giáo hướng dẫn, các Thầy cô giáo trong
Khoa Điều Dưỡng, trường Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh và Bệnh
viện Quân Y 175 đã tạo những điều kiện tốt nhất để tác giả thực hiện luận
văn. Đặc biệt, xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến các Điều
dưỡng đã tham gia nghiên cứu.
Xin cảm ơn tất cả những đóng góp, những thơng tin vơ cùng q báu và
những ý kiến xác đáng, để tác giả có thể hồn thành nghiên cứu này.
Tác giả Luận văn
HỒNG VŨ HIÊN
.
i.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG THƠNG TIN, HÌNH VẼ ĐỒ THỊ .................. vi
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .............................................................................. 3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 4
1.1 Tổng quan về sự cố y khoa ...................................................................... 4
1.1.1 Khái niệm ........................................................................................... 4
1.1.2 Phân loại sự cố y khoa ....................................................................... 4
1.1.3 Nguyên nhân ...................................................................................... 5
1.1.4 Tình hình sự cố y khoa hiện nay ........................................................ 6
1.2 Tổng quan về công tác bàn giao người bệnh phẫu thuật của điều dưỡng 9
1.2.1 Khái niệm về bàn giao người bệnh .................................................... 9
1.2.2 Công tác bàn giao trong phẫu thuật ................................................ 10
1.2.3 Tình hình chung về cơng tác bàn giao của điều dưỡng................... 11
1.2.4 Công tác bàn giao của điều dưỡng ở Bệnh viện Quân y 175 .......... 14
1.3 Tổng quan về công cụ ISBAR ............................................................... 15
1.3.1 Giới thiệu về ISBAR ......................................................................... 15
1.3.2 Kết quả ứng dụng của ISBAR .......................................................... 17
1.4 Học thuyết điều dưỡng ........................................................................... 19
1.4.1 Giới thiệu về học thuyết hành vi dự định (TPB) - Icek Ajzen và học
thuyết chấp nhận công nghệ (TAM)- Davis .............................................. 19
1.4.2 Mơ hình học thuyết .......................................................................... 20
1.4.3 Vận dụng học thuyết vào nghiên cứu ............................................... 21
CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 22
.
.
2.1 Thiết kế nghiên cứu: .............................................................................. 23
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu : ....................................................... 23
2.3 Đối tượng nghiên cứu: .......................................................................... 23
2.3.1 Dân số chọn mẫu ............................................................................. 23
2.3.2 Tiêu chuẩn chọn mẫu ....................................................................... 23
2.4 Phương pháp nghiên cứu : .................................................................... 24
2.4.1 Cỡ mẫu ............................................................................................. 24
2.4.2 Các biến số trong nghiên cứu .......................................................... 24
2.4.3 Thu thập số liệu: .............................................................................. 32
2.4.4. Kiểm sốt sai lệch thơng tin............................................................ 34
2.4.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ......................................... 34
2.5 Y đức trong nghiên cứu ......................................................................... 36
2.6 Tính ứng dụng của đề tài trong nghiên cứu ........................................... 40
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................ 41
3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ........................................... 41
3.2 Kết quả về hiệu quả của bảng kiểm ISBAR .......................................... 43
3.3 Kết quả sự hài lòng của điều dưỡng sau khi sử dụng ISBAR ............... 54
3.4 Các yếu tố liên quan đến sự hiệu quả và hài lịng của điều dưỡng đối với
cơng cụ bàn giao ISBAR.............................................................................. 59
CHƢƠNG IV: BÀN LUẬN .......................................................................... 61
4.1 Kết quả nghiên cứu về hiệu quả của công cụ bàn giao ISBAR ............. 61
4.2 Kết quả nghiên cứu về sự hài lòng của điều dưỡng sau khi sử dụng công
cụ bàn giao ISBAR ...................................................................................... 66
4.3 Các yếu tố liên quan đến sự hiệu quả và hài lịng của điều dưỡng đối với
cơng cụ bàn giao ISBAR.............................................................................. 69
4.4 Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu ................................................. 70
4.5 Áp dụng học thuyết hành vi dự định (TPB) và học thuyết chấp nhận
công nghệ (TAM)......................................................................................... 71
KẾT LUẬN .................................................................................................... 72
.
.
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 73
PHỤ LỤC I : PHIẾU BÀN GIAO NGƢỜI BỆNH - ISBAR .................... 74
PHỤ LỤC II: BẢNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA QUY TRÌNH BÀN
GIAO TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175 ....................................................... 75
PHỤ LỤC III :BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LỊNG KHI SỬ
DỤNG QUY TRÌNH BÀN GIAO TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175 ........ 77
PHỤ LỤC IV: BẢNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG CỤ ISBAR78
PHỤ LỤC V: BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG KHI SỬ DỤNG
BẢNG KIỂM ISBAR .................................................................................... 80
PHỤ LỤC VI: BẢN THÔNG TIN DÀNH CHO ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN
CỨU VÀ CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU ............................ 82
PHỤ LỤC VII : DANH SÁCH ĐIỀU DƢỠNG VIÊN THAM GIA
NGHIÊN CỨU TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175 ....................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 91
.
i.
DANH MỤC CÁC BẢNG THƠNG TIN, HÌNH VẼ ĐỒ THỊ
Bảng 1.1: Công Cụ ISBAR…………………………………………...….….17
Bảng 2.1 Biến số trong nghiên cứu……………………………………….…27
Bảng 3.1: Hiệu quả của công tác bàn giao người bệnh trước can thiệp……..42
Bảng 3.2: Hiệu quả của công tác bàn giao người bệnh khi sử dụng ISBAR..47
Bảng 3.3: Đánh giá chung sau khi sử dụng ISBAR…………………………52
Bảng 3.4: Sự cải thiện hiệu quả công tác bàn giao sau – trước can thiệp…...53
Bảng 3.5. Sự hài lịng với quy trình bàn giao người bệnh trước can thiệp….56
Bảng 3.6: Sự hài lòng với quy trình bàn giao khi sử dụng ISBAR………….57
Bảng 3.7: Sự cải thiện hài lòng trước – sau khi áp dụng thang đo ISBAR….59
Bảng 3.8: Sự cải thiện hài lòng tổng hợp trước– sau khi áp dụng ISBAR.….60
Bảng 3.9 Mối liên quan giữa đặc điểm đối tượng với điểm hiệu quả
ISBAR……………………………………………………………………….61
Bảng 3.10 Mối liên quan giữa đặc điểm đối tượng với sự hài lịng
ISBAR……………………………………………………………………….62
Hình 1.1: Học thuyết hành vi dự định (TPB)………………………………..22
Hình 1.2: Mơ hình chấp nhận cơng nghệ (TAM)……………………………22
Hình 1.3: Mơ hình áp dụng kết hợp TPB và TAM vào nghiên cứu…………23
Hình 3.1: Hiệu quả bàn giao bằng cơng cụ ISBAR………………………….55
Hình 3.2: Sự hài lịng của điều dưỡng với quy trình bàn giao ISBAR………60
.
.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm trên tồn thế
giới ước tính có trên 230 triệu ca phẫu thuật. Biến chứng xảy ra trong quá
trình phẫu thuật xảy ra gây nguy hiểm đến tính mạng của 7 triệu trường hợp,
trong đó gần 1 triệu trường hợp tử vong liên quan đến an tồn phẫu thuật [36].
Một khảo sát ước tính cứ 150 người bệnh nhập viện, có 1 trường hợp tử vong
do sự cố y khoa và 2/3 sự cố xảy ra trong bệnh viện liên quan đến phẫu thuật
[3]. Do đó, an toàn cho người bệnh là ưu tiên hàng đầu của các tổ chức chăm
sóc sức khỏe trên tồn thế giới. Năm 2010, các tổ chức bảo vệ quyền lợi người
bệnh đã cho thấy chất lượng thông tin kém khi bàn giao người bệnh là một
trong những nguyên nhân hàng đầu của những trường hợp người bệnh bị tổn
hại mà các tổ chức y tế phải bồi thường [7].
Bàn giao được định nghĩa là “sự chuyển giao có tính trách nhiệm cao về
chuyên môn và những nhiệm vụ cần làm cho việc chăm sóc người bệnh” [14].
Theo hiệp hội an toàn TJC ( The Joint Commission ), trong số tổng cộng 936
sự cố y khoa nghiêm trọng trong năm 2015, các lỗi bàn giao được xác định là
nguyên nhân gốc rễ trong hơn 70% các sự cố xảy ra trong bệnh viện [18],
[29]. Do đó, bàn giao là vấn đề cốt lõi trung tâm để chăm sóc người bệnh an
tồn và hiệu quả [38]. Cơng tác bàn giao phải có đầy đủ thơng tin về người
bệnh một cách chính xác và khách quan, đặc biệt thông tin bệnh tật và các can
thiệp điều dưỡng [5]. Những khác biệt trong nhận định, theo dõi và đánh giá
tình trạng người bệnh phải được kịp thời trao đổi và thống nhất giữa những
người trực tiếp chăm sóc, điều trị người bệnh.
Mặc dù ngành y tế Việt Nam đã phát triển rất nhiều so với trước đây
nhưng những sự cố y khoa liên quan đến cơng tác bàn giao của điều dưỡng
vẫn cịn là một vấn đề cần khắc phục [78]. Trên nền tảng vận dụng các
1
.
.
nguyên tắc trên, chất lượng công tác bàn giao điều dưỡng ở các bệnh viện
Việt Nam nhìn chung ngày càng được nâng cao và hoàn thiện hơn. Tuy nhiên,
hiện tại cơng việc này tại một số bệnh viện nói chung và tại Bệnh viện Qn
Y 175 nói riêng vẫn cịn tồn tại nhiều hạn chế, q trình thực hiện cơng tác
bàn giao người bệnh của điều dưỡng vẫn còn được thực hiện theo kiểu truyền
thống bằng miệng, hoặc ghi chép và vẫn chưa có một quy trình đồng bộ giữa
các khoa phịng. Điều này cho thấy cần thiết có một công cụ hỗ trợ điều
dưỡng thuận tiện trong theo dõi, ghi chép và trao đổi thông tin của người bệnh
một cách đầy đủ và chính xác nhất.
Một số nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy hiệu quả vượt trội của việc
thực hiện công tác bàn giao tuân theo một cơng cụ đã được chuẩn hóa, trong
đó có khung bàn giao được viết tắt bằng ISBAR [23]. Nhiều nghiêu cứu đã
chỉ ra trong các loại cơng cụ có thể hỗ trợ cho việc truyền đạt thông tin,
ISBAR là một bộ cơng cụ hữu ích, đặc biệt trong tình huống thời gian hạn hẹp
[8] . ISBAR có ưu điểm là đơn giản, dễ sử dụng, dễ nhớ, dễ mang theo và cấu
trúc hợp lý.Mặc dù ISBAR đã được chứng minh tính ưu việt và được áp dụng
rộng rãi trên thế giới, tại Việt Nam ISBAR vẫn chưa được áp dụng rộng rãi
trong cơng tác bàn giao và vẫn chưa có dữ liệu được cơng bố chứng minh tính
hiệu quả của cơng cụ này trong điều kiện y tế hiện nay của Việt Nam. Chính
vì vậy chúng tơi thực hiện đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả công cụ
ISBAR trong công tác bàn giao của điều dưỡng” với mong muốn đóng góp dữ
kiện cho y văn về hiệu quả của cơng cụ bàn giao ISBAR trong điều kiện y tế
của Việt Nam, góp phần giúp cho Điều dưỡng sử dụng rộng rãi trong cơng tác
bàn giao,từ đó giúp giảm thiểu tỉ lệ sự cố y khoa trong bệnh viện.
2
.
.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Có nên sử dụng cơng cụ ISBAR trong cơng tác bàn giao người bệnh giữa điều
dưỡng phịng mổ và điều dưỡng khoa ngoại tại Bệnh viện Quân Y 175
không?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả của công cụ ISBAR trong công tác bàn giao người bệnh
giữa điều dưỡng phòng mổ và điều dưỡng khoa ngoại tại Bệnh viện Quân Y
175.
Mục tiêu cụ thể
1. Xác định hiệu quả của công tác bàn giao người bệnh giữa điều dưỡng
phòng mổ và điều dưỡng khoa ngoại tại Bệnh viện Quân Y 175 bằng ISBAR.
2. Xác định mức độ hài lòng của điều dưỡng sau khi sử dụng công cụ ISBAR.
3. Những yếu tố liên quan đến hiệu quả và sự hài lịng của điều dưỡng trong
cơng tác bàn giao người bệnh giữa điều dưỡng phòng mổ và điều dưỡng khoa
ngoại tại Bệnh viện Quân Y 175 bằng ISBAR.
3
.
.
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về sự cố y khoa
1.1.1 Khái niệm
Theo Thông tư 43/2018/TT-BYT hướng dẫn phòng ngừa sự cố y khoa
trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và có
hiệu lực từ 01/03/2019, sự cố y khoa là các tình huống khơng mong muốn xảy
ra trong q trình chẩn đốn, chăm sóc và điều trị do các yếu tố khách quan,
chủ quan mà không phải do diễn biến bệnh lý hoặc cơ địa người bệnh, tác
động sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Sự cố y khoa là điều khó tránh
khỏi đối với hệ thống y tế ở bất kỳ quốc gia nào, kể cả những quốc gia có nền
y học tiên tiến. Các thống kê trên thế giới cho thấy các sự cố y khoa thường
gây hậu quả khá nghiêm trọng đối với người bệnh, nhẹ có thể gây kéo dài thời
gian nằm viện, ảnh hưởng đến chức năng một số cơ quan, nặng có thể gây
mất chức năng vĩnh viễn hoặc dẫn đến tử vong [12].
1.1.2 Phân loại sự cố y khoa
Hiệp hội An toàn người bệnh thế giới phân loại sự cố y khoa theo 6 nhóm
gồm:
– Sự cố y khoa liên do nhầm tên người bệnh.
– Sự cố y khoa do thông tin bàn giao của cán bộ y tế không đầy đủ.
– Sự cố y khoa do sai sót dùng thuốc: xảy ra trong tất cả các công đoạn từ khi
kê đơn thuốc, cấp phát thuốc, pha chế thuốc, sử dụng thuốc và theo dõi sau
dùng thuốc.
4
.
.
– Sự cố y khoa do nhầm lẫn liên quan tới phẫu thuật (nhầm vị trí, nhầm
phương pháp, nhầm người bệnh). WHO ước tính hàng năm có khoảng 230
triệu phẫu thuật, tử vong liên quan tới phẫu thuật từ 0,4% – 0,8% và biến
chứng do phẫu thuật từ 3% – 16%. Sự cố y khoa khơng mong muốn có tần
suất cao trên những người bệnh có phẫu thuật (50%)[40], [41].
– Sự cố y khoa do nhiễm khuẩn bệnh viện.
– Sự cố y khoa do người bệnh bị té ngã trong khi đang điều trị tại các cơ sở y
tế [26].
1.1.3 Nguyên nhân
- Nguyên nhân khách quan:
+ Tình trạng quá tải người bệnh tại một số cơ sở khám, chữa bệnh.
+ Môi trường làm việc không thuận lợi gây xao lãng, thiếu tập trung.
+ Trang thiết bị y tế thiếu thốn, không đồng bộ, cũ kỹ.
+ Việc trao đổi thông tin giữa người bệnh, nhân viên y tế và người quản lý
cịn nhiều hạn chế. Thiếu cơng cụ bảng kiểm để chắc chắn mọi thứ được kiểm
tra kỹ lưỡng.
+ Những yếu tố về đặc điểm của người bệnh như cơ địa, sức đề kháng khác
nhau cũng là điều kiện thuận lợi để sự cố y khoa xảy ra.
- Nguyên nhân chủ quan: là lỗi do nhân viên y tế.
+ Đa số chưa qua các khóa huấn luyện về an tồn đối với người bệnh.
5
.
.
+ Khơng tn thủ đúng quy trình, quy định về an toàn đối với người bệnh của
bệnh viện khi thực hiện các kỹ thuật.
+ Kỹ năng thực hành còn hạn chế.
+ Thiếu thơng tin liên lạc.
+ Sai sót trong cấp phát thuốc, ghi chép không rõ ràng trong hồ sơ bệnh án
hoặc do nhầm nhãn [10].
1.1.4 Tình hình sự cố y khoa hiện nay
- Trên thế giới:
Kết quả nghiên cứu của Trường Y tế cơng cộng Harvard cho thấy có 43
triệu sự cố y khoa xảy ra hàng năm trên khắp thế giới. Trong đó các nước có
thu nhập thấp và trung bình có gấp đơi trường hợp tử vong vì sự cố y khoa so
với những nước có thu nhập cao. Theo một nghiên cứu khác ở Châu Âu, 23%
người dân cho rằng đã chịu ảnh hưởng bởi sự cố y tế, 18% tuyên bố đã trải
qua sự cố y tế nghiêm trọng tại bệnh viện và 11% bị kê toa thuốc sai. Theo
báo cáo của một bệnh viện cơng tại Anh thì sự cố y khoa trong 3 năm qua có
chiều hướng tăng lên, trong đó sự cố y khoa liên quan đến công tác bàn giao
chiếm 2% (334/19339 trường hợp sự cố y khoa) [41].
Đánh giá của Ủy ban sức khỏe nước Mỹ năm 2016 của các tổ chức chăm
sóc sức khỏe đã tìm ra ít nhất 35% các sự cố y khoa quan trọng là lỗi bàn giao
[17]. Các thống kê gần đây cho thấy lỗi bàn giao chiếm gần 80% trong các sự
cố y khoa nghiêm trọng từ năm 2004 đến 2014 [19].
Một báo cáo khác năm 2014 tại Mỹ cho thấy sự cố y khoa là một trong 3
nguyên nhân chính dẫn đến tử vong sau bệnh tim và ung thư. Trong
6
.
.
35.416.020 trường hợp nhập viện thì có 251.454 trường hợp tử vong (9,5%)
do sự cố y khoa. Theo báo cáo sau gần hai mươi năm nghiên cứu của Viện Y
học Mỹ mang tên "To Err is Human", tạm dịch là “Lỗi là của con người”,
khẳng định rằng những sự cố y khoa đang lan tràn trong hệ thống chăm sóc
sức khỏe tại Mỹ. IOM, một nhóm chuyên gia gồm các nhà khoa học hàng
đầu, đã thu thập dữ liệu và ước tính rằng 44.000 đến 98.000 người chết trong
các bệnh viện ở Mỹ mỗi năm và tuyên bố “Chăm sóc y tế tại Mỹ khơng an
tồn như người dân mong đợi và khơng an tồn như những gì mà hệ thống y
tế có thể làm được, ít nhất 44.000-98.000 người bệnh tử vong trong các bệnh
viện của Mỹ hàng năm do các sự cố y khoa ”[27].
Về sự cố y khoa do phẫu thuật, WHO ghi nhận tỉ lệ tử vong trực tiếp liên
quan tới phẫu thuật từ 0,4-0,8% và tỉ lệ biến chứng do phẫu thuật từ 3-16%.
Theo Viện nghiên cứu Y học Mỹ và Australia cho thấy, gần 50% các sự cố y
khoa không mong muốn liên quan đến người bệnh có phẫu thuật [26], [40].
- Ở Việt Nam:
Nhiều sự cố y khoa xảy ra gần đây tại Việt Nam đã thu hút sự quan tâm
theo dõi của tồn xã hội đối với ngành y tế. Trong đó có những sự cố y khoa
gây hậu quả nặng nề như sự cố lọc thận tại Hịa Bình năm 2018, sự cố thuốc
điều trị ung thư giả, sự cố tử vong trẻ sơ sinh do bệnh viện nhiễm khuẩn …
Dù là nguyên nhân chủ quan hay khách quan thì sự cố y khoa ở nước ta hiện
nay đang là một vấn đề báo động vì tỉ lệ tử vong liên quan sự cố y khoa cao
nhất nước ta từ trước đến nay... Áp lực mà các bệnh viện và nhân viên y tế
đang phải đối mặt là một số người nhà người bệnh và nhóm người có toan
tính lợi dụng sự cố y khoa để gây rối loạn trật tự xã hội, lợi dụng gây áp lực
bồi thường tài chính; gây ảnh hưởng tới uy tín, sức khỏe và tính mạng nhân
viên y tế. Do đó, trong thực tế khi có sự cố y khoa khơng mong muốn xảy ra
7
.
.
thì cả người bệnh và nhân viên y tế có liên quan đến sự cố y khoa đó cũng trở
thành nạn nhân trực tiếp [2], [26].
Các báo cáo đã ghi nhận tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện trong các bệnh viện
tại Việt Nam từ 5,4% – 8% , nhiễm khuẩn vết mổ chiếm từ 2,5% – 8,45% và
viêm phổi bệnh viện trên các người bệnh có thở máy từ 40% – 50% [2].
Theo báo cáo “Giám sát nhiễm khuẩn vết mổ của 1000 người bệnh được
phẫu thuật tại Bệnh viện Trung Ương Huế” của Trần Hữu Luyện có đến 4,3%
trường hợp nhiễm khuẩn vết mổ sau phẫu thuật và tỉ lệ nhân viên y tế tuân thủ
các quy trình kiểm sốt nhiễm khuẩn trong chăm sóc người bệnh chỉ đạt tỷ lệ
50%-70% ; Trịnh Hồ Tình và cộng sự cũng có bài báo cáo “Giám sát nhiễm
khuẩn vết mổ của 622 người bệnh có phẫu thuật tại Bệnh viện đa khoa Bình
Định” và cho thấy có đến 8,4% trường hợp nhiễm khuẩn vết mổ tương đương
(52 trường hợp) [6].
- Ở bệnh viện Quân Y 175, sự cố y khoa hiện tại cũng là một vấn đề cấp bách.
Do bệnh viện có 10 khoa ngoại và 1 khu phịng mổ nên vấn đề bàn giao người
bệnh cả trước và sau mổ vẫn cịn gặp nhiều vấn đề khó khăn , từ đó có thể dẫn
đến những sự cố y khoa khơng mong muốn. Mặc dù khơng có con số thống
kê cụ thể tỉ lệ sự cố y khoa tại bệnh viện mỗi năm nhưng thực tế qua những
trường hợp rút kinh nghiệm vì sự cố y khoa cùng với khảo sát về sự cố y khoa
trên đối tượng điều dưỡng các khoa ngoại và phòng mổ tại bệnh viện cho thấy
rằng giảm thiểu sự cố y khoa là điều cấp bách khơng riêng tại một khoa mà
cịn trên tồn hệ thống bệnh viện.
8
.
.
1.2 Tổng quan về công tác bàn giao ngƣời bệnh phẫu thuật của điều
dƣỡng
1.2.1 Khái niệm về bàn giao người bệnh
Bàn giao người bệnh được thực hiện trong trường hợp bàn giao ca trực,
khi đó nhân viên y tế báo cáo sự thay đổi của người bệnh hoặc khi chuyển
giao người bệnh từ khoa này đến khoa khác, diễn ra ở khắp mọi nơi tại bệnh
viện, mục đích của bàn giao nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh. Bàn giao
được định nghĩa là sự chuyển giao có tính trách nhiệm cao những vấn đề về
chuyên môn và những nhiệm vụ cần làm cho việc chăm sóc người bệnh, hoặc
nhóm người bệnh, cho một người hoặc nhóm chun mơn trên cơ sở tạm thời
hoặc lâu dài [43]. Công tác bàn giao người bệnh là việc làm thường xuyên,
không chỉ giữa các ca trực mà còn giữa các điều dưỡng trong cùng một nhóm
làm việc hoặc làm việc điều phối cho tất cả các chuyên gia chăm sóc sức khỏe
để đảm bảo sự chăm sóc khơng bị gián đoạn [32]. Việc bàn giao có trách
nhiệm của nhân viên y tế trong bệnh viện ngày càng được quan tâm nhằm cải
thiện chất lượng chăm sóc người bệnh và giảm thiểu tỉ lệ sự cố y khoa [30].
Theo thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26/1/2011 của Bộ Y Tế đã quy định
12 nhiệm vụ chuyên mơn của một điều dưỡng; trong đó, cơng tác bàn giao
người bệnh của điều dưỡng đóng vai trị rất quan trọng [5]. Công tác bàn giao
phải bao gồm tài liệu chăm sóc người bệnh như phiếu theo dõi chức năng
sống, phiếu điều dưỡng và một số biểu mẫu khác theo Quyết định số
4069/QĐ-BYT ngày 28/9/2001 và theo từng chuyên khoa do bệnh viện quy
định [4]. Đây là nhiệm vụ thiết yếu của điều dưỡng để đảm bảo sự sự an tồn
trong điều trị và chăm sóc cho người bệnh. Cơng tác bàn giao phải có đầy đủ
thơng tin về người bệnh một cách chính xác và khách quan. Thơng tin về
chăm sóc người bệnh của điều dưỡng trong cùng tua trực, cùng khoa hay khác
9
.
.
khoa phòng cần được thống nhất; những khác biệt trong nhận định, theo dõi
và đánh giá tình trạng người bệnh phải được kịp thời trao đổi và thống nhất
giữa những người trực tiếp chăm sóc, điều trị người bệnh. Do đó,cơng tác bàn
giao phải ghi nhận đầy đủ kịp thời diễn biến bệnh và các can thiệp điều dưỡng
[75].
Bàn giao, hợp tác và làm việc nhóm có hiệu quả cao đã được cơng nhận
trên tồn thế giới là yếu tố quyết định cơ bản đến sự an toàn của người bệnh
[57]. Bàn giao sai sẽ gây ra những thất bại và sự cố ở mức độ khác nhau. Vào
năm 2007, Viện Y học Mỹ đã báo cáo rằng việc truyền thơng sai lệch là có
thể phịng ngừa được và có thể tránh được 98.000 trường hợp tử vong do các
sai sót y khoa [70].
1.2.2 Cơng tác bàn giao trong phẫu thuật
Có hơn 40 triệu người bệnh phẫu thuật tại Hoa Kỳ hàng năm và sau đó
được chuyển đến khoa hồi sức tích cực hoặc các khoa chăm sóc khác để phục
hồi, vì vậy việc bàn giao người bệnh trước và sau phẫu thuật có ảnh hưởng
tiêu cực đến sự an toàn của người bệnh là vấn đề rất lớn. Theo đánh giá của
tác giả trong một nghiên cứu hệ thống [74], cho thấy các bàn giao trong phẫu
thuật có những đặc điểm: quy trình bàn giao khơng rõ ràng; cấu trúc bàn giao
làm gián đoạn, mất tập trung; thiếu kho lưu trữ thông tin trung tâm và điều
dưỡng không tập trung vì q tải cơng việc. Hầu hết các nghiên cứu xác định
rào cản đối với bàn giao an toàn, hiệu quả bao gồm chuyển giao thông tin
không đầy đủ, không nhất quán. Một mối liên quan giữa bàn giao chất lượng
kém và các sự cố y khoa cũng đã được chứng minh trong nghiên cứu này. Các
tác giả đưa ra khuyến nghị đầu tiên là cần tiêu chuẩn hóa quy trình bàn giao
bằng cách đảm bảo tính đầy đủ và chính xác của thơng tin và tăng hiệu quả
10
.
.
của quá trình bàn giao người bệnh. Việc thứ hai cần thực hiện là có danh sách
hướng dẫn và kiểm tra việc bàn giao, tất cả các điều dưỡng trong nhóm có
liên quan đến bàn giao nên có mặt trong q trình bàn giao, và mỗi thành viên
nên có cơ hội để nói hoặc đặt câu hỏi cho q trình bàn giao người bệnh [74].
Thông tin người bệnh đại diện cho một phần quan trọng và không thể
thiếu của điều dưỡng, đặc biệt là trong thực hành lâm sàng. “Thông tin là một
chỉ số thiết yếu phản ánh chất lượng và tiêu chuẩn chăm sóc được cung cấp
người bệnh”- các tác giả Lindo et al [75], Braaf, Riley và Manias [55] nhấn
mạnh trong nghiên cứu định tính của họ về thực hành bàn giao thông tin kém
trong môi trường phẫu thuật, trong đó việc thơng tin trong bàn giao ảnh
hưởng đến sự an tồn và chất lượng chăm sóc người bệnh rất được chú trọng.
Theo báo cáo của tác giả Alison Bradley đăng trên BMJ kết luận việc giới
thiệu và sử dụng một công cụ bàn giao liên quan đến phẫu thuật đã nâng cao
chất lượng bàn giao người bệnh. Điều này cho thấy rằng bàn giao người bệnh
tốt là một kỹ năng có thể, nên, được dạy và phát triển trong phẫu thuật [51].
Trong nghiên cứu tại ba phòng phẫu thuật dành cho người lớn của một
bệnh viện đại học Singapore, sự thiếu thống nhất thông tin đã được tìm thấy
trong quá trình bàn giao người bệnh khi các ca làm việc thay đổi. Những điều
này dẫn đến việc bàn giao không hiệu quả và làm tổn hại đến sự an tồn của
người bệnh. Vì vậy, cần có sự can thiệp dựa trên bằng chứng để việc bàn giao
người bệnh và sự liên tục trong chăm sóc người bệnh an tồn có thể được cải
thiện [83].
1.2.3 Tình hình chung về công tác bàn giao của điều dưỡng
Mặc dù Bộ Y Tế có ban hành “Hướng dẫn quy trình bàn giao người bệnh
quy định những tình huống cần bàn giao và thống nhất thông tin cần bàn giao
11
.
.
giữa các nhân viên y tế tham gia chăm sóc và điều trị người bệnh; áp dụng đối
với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” [1] nhưng hiện tại vẫn chưa có một biểu
mẫu cụ thể và chi tiết để áp dụng và thống nhất giữa các bệnh viện. Hầu hết
tất cả các bệnh viện đều khơng có quy định rõ ràng về công tác bàn giao của
điều dưỡng, mà chỉ là những quy định chung cho tất cả các khoa, phịng. Do
đó, việc thực hiện cơng tác bàn giao được thực hiện một cách cảm tính theo
từng cá nhân và không theo một khuôn mẫu chung dẫn đến sự khơng đồng
nhất về kết quả cũng như mức độ chính xác của thông tin. Một nghiên cứu
gần đây cho thấy cơng tác bàn giao khơng ổn định, khơng có quy định rõ ràng
cũng như còn mắc nhiều lỗi sai; và chính việc bàn giao khơng đầy đủ là
ngun nhân gốc rễ trong hơn 70% các sự cố y khoa trong bệnh viện [77].
Một nghiên cứu khác cho thấy rằng một số nơi điều dưỡng thực hiện công
tác bàn giao người bệnh bằng lời nói thay cho một bảng ghi chép cụ thể. Điều
này dẫn đến khó khăn cho việc chuẩn hóa cơng tác bàn giao cũng như có ảnh
hưởng trực tiếp đến việc điều trị và chăm sóc người bệnh. Bàn giao kém tạo
cơ hội cho các sự cố y khoa xảy ra vì dữ liệu khơng đầy đủ, khơng chính xác
và bị bỏ qua tạo ra sự mơ hồ giữa các bên gửi và nhận thông tin [25],[49].
Một nghiên cứu đã chứng minh trong việc bàn giao, trách nhiệm về thông
tin bàn giao là cần thiết trong sự nhận thức tích cực về sự an tồn của bệnh
nhân. Sự phản hồi và sự giao tiếp với nhau có ảnh hưởng rất lớn đến việc
chuyển nhận thông tin người bệnh, và làm việc nhóm hiệu quả có liên quan
tích cực đến việc bàn giao một cách có trách nhiệm cho người bệnh [28].
Ủy ban an toàn sức khỏe Hoa Kỳ cũng có bằng chứng cho thấy rằng việc
thực hiện cơng tác bàn giao không hiệu quả làm tăng nguy cơ dùng thuốc sai,
chậm tiến trình điều trị, giảm sự hài lòng của người bệnh và kéo dài thời gian
nằm viện. Trong đó cơng tác bàn giao bằng lời nói chiếm 57%, và bằng văn
12
.
.
bản chiếm 37% tất cả các lỗi dẫn đến sự cố y khoa. Do đó, thơng tin lâm sàng
chính xác và đầy đủ từ công tác bàn giao của điều dưỡng là yếu tố quan trọng
trong chăm sóc sức khỏe và điều trị đối với người bệnh. Từ thực trạng đó, các
cơng cụ như SBAR, SHARQ, 5Ps, ISBAR đã được đề xuất và sử dụng để cải
thiện chất lượng công tác bàn giao người bệnh của điều dưỡng và được áp
dụng rộng rãi trên khắp các bệnh viện trên thế giới [21].
Ở Việt Nam, công tác bàn giao người bệnh của điều dưỡng thường được
thực hiện bằng việc ghi chép tay vào sổ hoặc hồ sơ bệnh án và không theo
một bảng kiểm hay công cụ chuẩn cố định. Do mỗi điều dưỡng sẽ có cách ghi
chép thơng tin riêng theo chủ quan cá nhân nên tổng thể thông tin khơng được
trùng khớp và ít nhiều có sự sai lệch [61]. Vì thế, khi xảy ra sự cố sẽ khó để
truy cứu trách nhiệm và tìm ra thơng tin nào chính xác nhất. Trong báo cáo
năm 2016 của Bệnh viện Quân Y 108, trong các nguyên nhân dẫn đến sự cố
nghiêm trọng, nguyên nhân được nhắc đến đầu tiên là bàn giao người bệnh
chưa cụ thể rõ ràng dẫn đến không theo dõi sát người bệnh [12]. Theo Phạm
Đức Mục, thông tin bàn giao không đầy đủ chiếm ba trong sáu nguyên nhân
dẫn đến sự cố y khoa, bao gồm thông tin bàn giao không đầy đủ, nhầm tên
người bệnh, nhầm trong việc dùng thuốc, nhầm trong phẫu thuật, bệnh nhân
trượt ngã và nhiễm khuẩn bệnh viện [9].
Hiện nay, công tác quản lý chất lượng bệnh viện nói chung cũng như an
toàn phẫu thuật và sau phẫu thuật ngày càng được chú trọng. Nhiều báo cáo
trên thế giới cho thấy hầu hết các sự cố xảy ra ngồi phịng mổ (53-70%). Vì
vậy việc áp dụng bảng kiểm cần phải thực hiện nghiêm túc đối với cả điều
dưỡng phòng mổ và điều dưỡng khoa ngoại. Bảng kiểm được coi như một
trong những biện pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu sự cố sai sót liên quan đến
phẫu thuật và sau phẫu thuật. Các bệnh viện tư nhân và các bệnh viện quốc tế
13
.
.
ở Việt Nam đã dần dần cập nhật và áp dụng những bảng kiểm đang được sử
dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới như SBAR, ISBAR, SHARQ, 5Ps…
1.2.4 Công tác bàn giao của điều dưỡng ở Bệnh viện Quân y 175
Bệnh viện Quân Y 175 là một bệnh viện tuyến cuối khu vực phía Nam
trực thuộc Bộ Quốc Phòng với gần 1700 nhân viên y tế, gồm 24 khoa, trong
đó có 12 khoa ngoại và 1 phịng mổ với trung bình 10 điều dưỡng lâm sàng
tại các khoa ngoại và 52 điều dưỡng tại phòng mổ. Mỗi ngày trung bình có
khoảng 40-45 ca mổ. Với số lượng người bệnh phẫu thuật khá lớn mỗi
ngày,tương đương với sự cố y khoa cũng khá lớn cộng với công việc của điều
dưỡng khá nhiều, và việc bàn giao người bệnh là công việc thường xuyên mỗi
ngày và cũng là công việc rất quan trọng trong việc phẫu thuật và chăm sóc
người bệnh.
Hiện tại, bệnh viện Quân Y 175 đang thực hiện cơng tác bàn giao của điều
dưỡng theo mơ hình truyền thống: ghi chép tay vào bệnh án và bàn giao
miệng, chưa cập nhật và áp dụng những bảng kiểm đạt hiệu quả cao hiện nay.
Vì thế, việc thực hiện cơng tác bàn giao cịn nhiều hạn chế, thơng tin đơi khi
không rõ ràng, tốn nhiều thời gian và hay bị bỏ sót thơng tin. Từ đó dẫn đến
nhiều trường hợp sự cố y khoa xảy ra như dùng sai liều thuốc cho người bệnh,
không theo dõi sát dẫn lưu và vết thương, sai tên người bệnh dẫn đến chuẩn bị
sai trong phẫu thuật…Những sự cố y khoa tại bệnh viện cũng khơng nằm
ngồi những sự cố y khoa chung của cả nước cũng như trên thế giới.
14
.
.
1.3 Tổng quan về công cụ ISBAR
1.3.1 Giới thiệu về ISBAR
Nguồn gốc của ISBAR xuất phát từ SBAR, SBAR được Hải quân Hoa Kỳ
sử dụng trong các tàu ngầm hạt nhân và cũng được sử dụng trong ngành công
nghiệp hàng không. Do hỗ trợ chuyển thông tin quan trọng trong một thời
gian giới hạn, SBAR đã được thông qua bởi nhiều tổ chức chăm sóc sức khỏe
trên tồn thế giới [77]. Ủy ban an toàn sức khỏe (The Joint Commission ) của
Mỹ đã mô tả SBAR là “cách thực hành tốt nhất trong bàn giao được chuẩn
hóa trong chăm sóc sức khỏe”, SBAR đặc biệt có giá trị khi nhân viên y tế
được yêu cầu báo cáo, bàn giao tình huống nguy kịch do mục tiêu chính của
SBAR là xác minh về tình trạng khẩn cấp và nhận phản hồi theo hướng giải
pháp [20].
Sau thời gian ứng dụng SBAR, tổ chức HNEHealth cũng như nhiều tổ
chức sức khỏe khác đã thêm "I" vào đứng đầu nhằm mục đích giới thiệu để
đảm bảo người nói chuyện tự nhận diện, xác nhận danh tính của người mà họ
đang nhắc tới, và người bắt đầu cuộc trị chuyện xác nhận rằng họ có sự chú ý
của người mà họ đang nói chuyện [20],[42].
Cơng cụ bàn giao ISBAR được thiết kế theo một cấu trú hợp lý và cơ
đọng; hơn nữa, nó ngắn gọn và dễ sử dụng [37], [50]. Riesenberg và cộng sự
đã có tổng cộng 46 bài báo trong một hệ thống nghiên cứu tập trung vào các
bảng kiểm bàn giao chăm sóc sức khỏe bằng cách ghi nhớ; đánh giá, đã mang
lại 24 bảng kiểm ghi nhớ bàn giao, với ISBAR được trích dẫn thường xuyên
nhất, khoảng 69,6% [38].
Một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp xử trí thành cơng cho người
bệnh trong tình huống nặng là chất lượng thơng tin được truyền đạt giữa
15
.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.
16
những nhân viên y tế có liên quan đến việc chăm sóc người bệnh đó [8]. Năm
2010, các tổ chức bảo vệ quyền lợi người bệnh đã thống kê thấy chất lượng
thông tin kém là một trong những nguyên nhân hàng đầu của những trường
hợp người bệnh bị tổn hại mà các tổ chức y tế phải bồi thường do gây chậm
trễ trong chẩn đoán và điều trị, thiếu sót hay chỉ định thừa các xét nghiệm và
điều trị sai gây ra sự cố y khoa [41]. Nhiều nghiên cứu đã đề xuất nhiều loại
công cụ có thể hỗ trợ cho việc truyền đạt thơng tin, đặc biệt trong tình huống
thời gian hạn hẹp, trong đó ISBAR là một bộ cơng cụ hữu ích trong trường
hợp này. Qua nhiều năm và nhiều quốc gia đã sử dụng, đến nay (2019 ) vẫn
có rất nhiều nghiên cứu và báo cáo cho thấy ISBAR luôn là công cụ bàn giao
hàng đầu và không lỗi thời [65]. Hầu hết các nghiên cứu tại bệnh viện cho
thấy nhân viên y tế không sử dụng công cụ, chỉ ghi lại những điểm quan trọng
hoặc có cơng cụ thì tất cả những thơng tin đó cũng là những thơng tin đã được
bao gồm hết bằng ISBAR [82]. ISBAR có đặc điểm là đơn giản, dễ sử dụng,
dễ nhớ, dễ mang theo và cấu trúc hợp lý, vì vậy bộ cơng cụ này vẫn tiếp tục
theo bước SBAR trở thành công cụ bàn giao trên nhiều lĩnh vực khác nhau,
trong đó có ngành y tế. ISBAR đánh giá một thông tin lâm sàng trong bàn
giao người bệnh thông qua 5 yếu tố: Danh tính bệnh nhân, tình trạng, thơng
tin cơ bản, đánh giá , đề nghị (Bảng 1.1) [7].
Bảng 1.1: Công Cụ ISBAR
I
Danh tính
Tên/ Tuổi bệnh nhân
S
Tình trạng
Sức khỏe của bệnh nhân như thế nào
B
Thông tin cơ bản
Thông tin chung về bệnh sử, bệnh nền
A
Đánh giá
Tình trạng bệnh nhân hiện tại
R
Đề nghị
Đề xuất mới cho điều trị
16
.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.
17
1.3.2 Kết quả ứng dụng của ISBAR
Các nghiên cứu về ISBAR đã cho thấy ISBAR là một cơng cụ dễ nhận, dễ
nhớ, có thể cải thiện đáng kể chất lượng bàn giao, góp phần làm giảm tỷ lệ
các sự cố y khoa [13],[22], [42]. ISBAR giúp nhân viên y tế thực hiện việc
bàn giao có cấu trúc, tập trung và ngắn gọn [52], [76]. Các nghiên cứu trên
thế giới cho thấy số ca tử vong giảm bất ngờ từ 0,99 xuống 0,34 phần nghìn,
cũng như những cải thiện đáng kể kinh nghiệm cá nhân trong giao tiếp, làm
việc nhóm và an tồn người bệnh kể từ khi triển khai ISBAR [60], [62].
Hệ thống chăm sóc sức khỏe của Hoa Kỳ đã triển khai ISBAR từ những
năm khoảng 2003, với mục tiêu cải thiện giao tiếp và giảm sự cố y khoa [76].
Ủy ban thực hành lâm sàng (CEC) của Úc khuyến nghị sử dụng ISBAR như
một công cụ trong giao tiếp hàng ngày để bàn giao người bệnh trên lâm sàng
[16]. Năm 2013 nhiều nghiên cứu đã cho thấy ISBAR giúp khắc phục sai sót
trong truyền đạt thông tin tại các buổi bàn giao của nhân viên y tế. Bên cạnh
đó, có thể sử dụng bộ công cụ này trong bàn giao bệnh ở tại giường bệnh,
giúp cho người bệnh (và cả người nhà) hiểu biết hơn về tình trạng bệnh tật
của mình và các phương pháp điều trị đang được thực hiện. Từ đó làm gia
tăng sự hợp tác của người bệnh và người nhà trong việc điều trị và chăm sóc
người bệnh [77]và cũng giúp cho người bệnh yên tâm về việc được nhân viên
y tế chú ý chăm sóc, từ đó làm tăng mức độ hài lòng của người bệnh. Ứng
dụng ISBAR còn giúp cải thiện hiệu quả làm việc nhóm của nhân viên y tế do
nhân viên y tế thường e ngại khi thơng báo những gì sai sót xảy ra hay đề xuất
liên quan đến chun mơn cũng như nói ra những điều quan ngại liên quan
đến chẩn đoán của đồng nghiệp [7].
Các điều dưỡng nhận thấy rằng ISBAR giúp họ sắp xếp ưu tiên các nhiệm
vụ một cách phù hợp [58], [62] và có khả năng truyền đạt các vấn đề của
17
.
Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.
18
người bệnh tốt hơn. Sự giao tiếp với đồng nghiệp được cải thiện, cũng như
tương tác với nhóm điều trị cũng trở nên dễ dàng và họ cảm thấy tự tin hơn về
vai trị của mình [52], [60], [62]. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng nó
làm giảm thời gian bàn giao [33], [38]. Một nghiên cứu khác lại cho thấy rằng
ISBAR đã cải thiện đáng kể về mặt giao tiếp với người bệnh, sau khi thực
hiện ISBAR tỷ lệ các sự cố không mong muốn trong giao tiếp đã giảm từ mức
89,9% trên 1000 người bệnh xuống còn 39,96% trên 1000 người bệnh [22].
Báo cáo của bệnh viện Al Wakra ở Qatar cho thấy nhân viên y tế phản
ứng tốt với việc sử dụng công cụ bàn ISBAR đã giúp phát triển kĩ năng giao
tiếp, tiết kiệm thời gian và năng lượng trong việc chăm sóc người bệnh [34].
Hiệp hội Gây mê và Chăm sóc Chun sâu tại Đức (DGAI) khuyến nghị
sử dụng cơng cụ ISBAR để bàn giao người bệnh trong môi trường phẫu thuật
[80]. Chăm sóc sau phẫu thuật cho người bệnh địi hỏi phải có sự bàn giao chi
tiết, đầy đủ và chính xác kịp thời giữa nhóm chăm sóc tích cực và nhóm chăm
sóc tại phịng. Thơng tin bàn giao trong quá trình này phải bao gồm các vấn
đề về phẫu thuật, gây mê, quanh phẫu thuật, cũng như quản lý, chăm sóc sau
phẫu thuật phải được đề xuất [73].
Tương tự, một nghiên cứu khác thiết lập một công cụ bàn giao có cấu trúc
dựa trên khung ISBAR trong chăm sóc sau mổ. Hơn 50 lần bàn giao đã được
quan sát để đánh giá tính đầy đủ, tồn diện của bàn giao và khả năng sử dụng
công cụ được dựa trên SBAR, đó chính là ISBAR. Kết quả nghiên cứu cho
thấy sự cải thiện đáng kể về nội dung thông tin trong bàn giao và tăng sự hài
lòng của người sử dụng mà không làm tăng thời gian bàn giao [63].
De Meester et al. đã thực hiện một nghiên cứu để xác định ảnh hưởng của
công cụ ISBAR đến tỷ lệ các sự cố y khoa nghiêm trọng trong bệnh viện tại
16 bệnh viện nước Mỹ. Kết quả cho thấy người bệnh nhập viện ICU không
18
.