Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Giá trị của cộng hưởng từ 3 tesla trong chẩn đoán rách sụn viền khớp vai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.63 MB, 102 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
--------------

VÕ ĐỒN TRUNG

GIÁ TRỊ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ 3 TESLA
TRONG CHẨN ĐOÁN
RÁCH SỤN VIỀN KHỚP VAI

Chuyên ngành: Chẩn đốn hình ảnh
Mã số: NT 62 72 05 01

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHẠM NGỌC HOA

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019

.


.

LỜI CAM ĐOAN


Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kì
cơng trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận văn

Võ Đoàn Trung

.


.

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ i
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH-VIỆT.......................................................... iii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................. 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................... 4
Giải phẫu ................................................................................................. 4
Triệu chứng lâm sàng của rách sụn viền ................................................ 10
Đặc điểm hình ảnh sụn viền bình thường trên cộng hưởng từ ................ 12
Đặc điểm hình ảnh rách sụn viền trên cộng hưởng từ ............................ 13
Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về rách sụn viền khớp vai........ 25


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 28
Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 28
Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 29
Các bước tiến hành ................................................................................ 31
Sơ đồ nghiên cứu................................................................................... 32
Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ ................................................................ 33
Định nghĩa biến số ................................................................................ 34

.


.

Vấn đề y đức trong nghiên cứu .............................................................. 39
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................... 40
Đặc tính chung của đối tượng nghiên cứu ............................................. 40
Đặc điểm hình ảnh rách sụn viền khớp vai trên cộng hưởng từ.............. 47
Giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn đoán rách sụn viền khớp vai........ 54

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.............................................................................. 58
Đặc điểm chung .................................................................................... 58
Đặc điểm hình ảnh của rách sụn viền trên cộng hưởng từ ...................... 63
Giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn đoán rách sụn viền ...................... 74
Hạn chế ................................................................................................. 80

KẾT LUẬN..................................................................................................... 81
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Phiếu thu thập số liệu.
Phụ lục 2: Chấp thuận của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học đại
học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
Phụ lục 3: Danh sách bệnh nhân.
Phụ lục 4: Kết luận của Hội đồng chấm luận văn.
Phụ lục 5: Bản nhận xét của Phản biện 1, Phản biện 2.
Phụ lục 6: Giấy xác nhận đã hoàn thành sửa chữa luận văn.

.


.

i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Tên viết tắt

Tên đầy đủ

CHT

Cộng hưởng từ

GTTĐ

Giá trị tiên đoán

mm


milimét

ms

miligiây

PTNS

Phẫu thuật nội soi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Tên viết tắt

Tên đầy đủ

1,5-T

1,5 Tesla

3-T

3 Tesla

ALPSA

Anterior labroligamentous periosteal sleeve avulsion

FOV


Field of view

FS

Fat saturation

GLAD

Glenoid labum articular disruption

MR-A

Magnetic resonance arthrography

MRI

Magnetic resonance imaging

PDW

Proton density weighted

.


.

ii

POLPSA


Posterior labroligamentous periosteal sleeve avulsion

SLAP

Superior labral anterior posterior

T1W

T1 weighted

T2W

T2 weighted

.


.

iii

DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH-VIỆT
TÊN TIẾNG ANH

TÊN TIẾNG VIỆT

Anterior labroligamentous
periosteal sleeve avulsion


Đứt dạng xoăn tay áo màng xương dây
chằng sụn viền trước

Axial

Mặt phẳng ngang

Coronal

Mặt phẳng trán

Fat saturation

Bão hòa mỡ

Field of view

Trường nhìn

Glenoid labum articular
disruption

Đứt sụn khớp-sụn viền

Magnetic resonance
arthrography

Hình ảnh cộng hưởng từ có tương phản
khớp


Magnetic resonance imaging

Hình ảnh cộng hưởng từ

Posterior labroligamentous
periosteal sleeve avulsion

Đứt dạng xoăn tay áo màng xương dây
chằng sụn viền sau

Proton density

Chuỗi xung mật độ proton

Sagittal

Mặt phẳng đứng dọc

Sensitivity

Độ nhạy

Specificity

Độ đặc hiệu

Superior labral anterior
posterior

Sụn viền trên từ trước ra sau


.


.

iv

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hình vai nhìn ngồi. ....................................................................... 4
Hình 1.2. Hình vai nhìn trước. ........................................................................ 5
Hình 1.3. Hình vai nhìn sau. ........................................................................... 6
Hình 1.4. Mơ tả vị trí sụn viền. ....................................................................... 7
Hình 1.5. Mơ phỏng sụn viền và các biến thể giải phẫu. ................................. 8
Hình 1.6. Ngách dưới sụn viền. ...................................................................... 9
Hình 1.7. Phức hợp Buford........................................................................... 10
Hình 1.8. Sụn viền bình thường. ................................................................... 13
Hình 1.9. Tổn thương SLAP I. ..................................................................... 14
Hình 1.10. Tổn thương SLAP II. .................................................................. 14
Hình 1.11. Tổn thương SLAP IV. ................................................................. 15
Hình 1.12. Dấu hiệu hai đường tăng tín hiệu (double Oreo). ........................ 17
Hình 1.13. Tổn thương GLAD. .................................................................... 18
Hình 1.14. Nang cạnh sụn viền. .................................................................... 19
Hình 1.15. Hình mặt phẳng ngang tổn thương Bankart và các biến thể. ....... 20
Hình 1.16. Tổn thương Bankart. ................................................................... 20
Hình 1.17. Tổn thương Perthes. .................................................................... 21
Hình 1.18. Tổn thương ALPSA. ................................................................... 22
Hình 1.19. Tổn thương Hill-Sachs. ............................................................... 23
Hình 1.20. Tổn thương Bankart đảo. ............................................................ 24
Hình 1.21. Tổn thương POLPSA. ................................................................. 24

Hình 4.1. Tăng tín hiệu trong sụn viền trên. ................................................. 65
Hình 4.2. Ngách dưới sụn viền. .................................................................... 67
Hình 4.3. Rách sụn viền trên. ....................................................................... 67
Hình 4.4. Dấu hiệu hai đường tăng tín hiệu. ................................................. 69
Hình 4.5. Đường bờ sụn viền tưa. ................................................................. 70
Hình 4.6. Rách di lệch sụn viền trước dưới................................................... 71

.


.

v

Hình 4.7. Rách di lệch tạo vạt sụn viền sau dưới. ......................................... 72
Hình 4.8. Độ rộng khoang giữa sụn viền và ổ chảo. ..................................... 74

.


.

vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng 2x2 để tính giá trị của MRI trong chẩn đoán rách sụn viền
khớp vai. ...................................................................................................... 30
Bảng 2.2. Các thông số kỹ thuật chụp cộng hưởng từ. .................................. 33
Bảng 2.3. Các biến số dịch tễ học. ................................................................ 34
Bảng 2.4. Các biến số hình ảnh cộng hưởng từ. ............................................ 35

Bảng 2.5. Các biến số phẫu thuật nội soi khớp vai........................................ 38
Bảng 3.1. Mối liên hệ giữa trật khớp vai tái hồi và rách sụn viền. ................ 45
Bảng 3.2. Mối liên hệ giữa trật khớp vai tái hồi và rách sụn viền trước dưới. 45
Bảng 3.3. Mối liên hệ giữa trật khớp vai tái hồi và rách sụn viền trên. ......... 46
Bảng 3.4. Mối liên hệ giữa tổn thương Hill-Sachs chỏm xương cánh tay và
trật khớp vai tái hồi. ..................................................................................... 46
Bảng 3.5. Khuyết, di lệch sụn viền (trên MRI) trong chẩn đoán rách sụn viền.
..................................................................................................................... 47
Bảng 3.6. Khuyết, di lệch sụn viền (trên MRI) trong chẩn đoán di lệch sụn
viền. ............................................................................................................. 48
Bảng 3.7. Đường bờ sụn viền (trên MRI) trong chẩn đoán rách sụn viền. .... 48
Bảng 3.8. Độ rộng khoang giữa sụn viền và ổ chảo ở ngưỡng 2mm. ............ 50
Bảng 3.9. Ngưỡng độ rộng khoang giữa sụn viền và ổ chảo với các giá trị đo.
..................................................................................................................... 50
Bảng 3.10. Tăng tín hiệu sụn viền (trên MRI) trong chẩn đốn rách sụn viền.
..................................................................................................................... 51
Bảng 3.11. Tăng tín hiệu sụn viền trên (trên MRI) trong rách sụn viền trên. 52
Bảng 3.12. Đường tăng tín hiệu khơng đều, hướng ra ngoài (trên MRI) trong
rách sụn viền trên. ........................................................................................ 53
Bảng 3.13. Dấu hiệu hai đường tăng tín hiệu (trên MRI) trong rách sụn viền
trên. .............................................................................................................. 53
Bảng 3.14. Giá trị CHT trong chẩn đoán rách sụn viền................................. 54
Bảng 3.15. Giá trị CHT trong chẩn đoán rách sụn viền trên.......................... 55
Bảng 3.16. Giá trị CHT trong chẩn đoán rách sụn viền trước dưới. .............. 56

.


.


vii

Bảng 3.17. Giá trị CHT trong chẩn đoán rách sụn viền sau dưới. ................. 57
Bảng 4.1. So sánh phân bố tuổi trong nhóm rách sụn viền. ........................... 58
Bảng 4.2. So sánh các tổn thương liên quan trong trật khớp vai tái hồi......... 62
Bảng 4.3. So sánh dấu hiệu tăng tín hiệu sụn viền trong chẩn đoán rách sụn
viền. ............................................................................................................. 64
Bảng 4.4. So sánh dấu hiệu hướng đi đường tăng tín hiệu sụn viền. ............. 66
Bảng 4.5. So sánh dấu hiệu hai đường tăng tín hiệu. .................................... 68
Bảng 4.6. So sánh độ rộng khoang giữa sụn viền và ổ chảo. ......................... 73
Bảng 4.7. So sánh giá trị MRI trong chẩn đoán rách sụn viền trên................ 75
Bảng 4.8. So sánh giá trị MRI trong chẩn đoán rách sụn viền trước dưới. .... 78
Bảng 4.9. So sánh giá trị MRI trong chẩn đoán rách sụn viền sau dưới. ....... 79

.


.

viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố tỉ lệ nhóm tuổi trong nghiên cứu. ................................ 40
Biểu đồ 3.2. Phân bố tỉ lệ nhóm tuổi trong các trường hợp rách sụn viền. .... 41
Biểu đồ 3.3. Phân bố tỉ lệ giới tính trong nghiên cứu. ................................... 41
Biểu đồ 3.4. Phân bố tỉ lệ giới tính trong các trường hợp rách sụn viền. ....... 42
Biểu đồ 3.5. Phân bố tỉ lệ vị trí vai trong nghiên cứu. ................................... 43
Biểu đồ 3.6. Phân bố tỉ lệ vị trí vai rách sụn viền.......................................... 43
Biểu đồ 3.7. Tỉ lệ trật khớp vai tái hồi trong nghiên cứu. .............................. 44

Biểu đồ 3.8. Đường cong ROC về độ rộng khoang giữa sụn viền và ổ chảo
trong rách sụn viền trên. ............................................................................... 49
Biểu đồ 4.1. So sánh giới tính trong rách sụn viền. ....................................... 59
Biểu đồ 4.2. So sánh vị trí vai trong rách sụn viền. ....................................... 60

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tóm tắt các bước tiến hành thu thập số liệu. ....................... 32

.


.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Khớp vai là một khớp tự do có tầm vận động lớn nhất của cơ thể, những
tổn thương khớp vai dễ hình thành sự mất vững. Sụn viền là một trong những
thành phần cơ học của vai với chức năng góp phần giữ vững khớp. Do đó,
những tổn thương sụn viền như rách sụn viền trước dưới, sau dưới, tổn
thương sụn viền trên từ trước ra sau (SLAP), có thể liên quan đến đau và mất
chức năng vùng vai [21],[54].
Các triệu chứng lâm sàng tổn thương sụn viền đa dạng và khơng đặc hiệu.
Hình ảnh học với việc áp dụng những công nghệ không xâm lấn để chẩn đốn
và phân loại có vai trị quan trọng nhằm hỗ trợ bác sĩ lâm sàng trong quyết
định điều trị. Tổn thương sụn viền đã được ghi nhận rộng rãi thông qua phẫu
thuật nội soi như là tiêu chuẩn vàng [2],[10]. Chẩn đốn hình ảnh học được
kết hợp song song với phẫu thuật nội soi khớp vai nhằm mục đích tăng cường
kiến thức và sự hiểu biết về bệnh học tổn thương sụn viền [3],[25],[31],[43].
Theo y văn, nhiều phương tiện có thể chẩn đoán rách sụn viền như siêu âm,

X quang cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ [30],[42]. Mỗi phương tiện đều có
những ưu khuyết điểm và độ chính xác khác nhau. Hiện nay, xu hướng điều
trị phục hồi sụn viền tăng cao, địi hỏi các phương tiện chẩn đốn phải ngày
càng chính xác và tốt nhất để phục vụ việc điều trị [23],[52]. Cộng hưởng từ
(CHT) là một phương pháp khơng xâm lấn với độ chính xác cao trong chẩn
đoán rách sụn viền theo nhiều nghiên cứu trên thế giới [34],[36],[46]. Đặc
biệt, với từ trường cao 3 Tesla, độ phân giải và độ tương phản tăng, làm biểu
hiện rõ hơn các cấu trúc nhỏ và phân biệt tốt hơn giữa tổn thương và biến thể
sụn viền bình thường. Do đó, độ nhạy và độ đặc hiệu trong chẩn đốn rách
sụn viền tăng [34],[46].

.


.

2

Tại Việt Nam, cộng hưởng từ đã được sử dụng khá phổ biến để chẩn đoán
các tổn thương khớp vai, góp phần hỗ trợ các bác sĩ lâm sàng trong điều trị.
Tuy nhiên, hiện cịn ít nghiên cứu về giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn
đoán rách sụn viền. Theo nghiên cứu của tác giả Hồ Ngọc Tú [9] năm 2009,
CHT 1,5 Tesla có tiêm tương phản từ nội khớp có độ chính xác tương đối
thấp trong chẩn đốn rách sụn viền là 73%.
Do đó, chúng tơi thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu xác định giá trị của
cộng hưởng từ 3 Tesla trong chẩn đoán rách sụn viền khớp vai, kết quả có đối
chiếu với phẫu thuật nội soi khớp vai.

.



.

3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mơ tả đặc điểm hình ảnh rách sụn viền khớp vai trên cộng hưởng từ 3
Tesla.
2. Xác định giá trị của cộng hưởng từ 3 Tesla trong chẩn đoán rách sụn
viền khớp vai.

.


.

4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Giải phẫu
Khớp vai
Khớp vai là một khớp chỏm nối giữa ổ chảo xương vai vào chỏm xương
cánh tay [7].

Hình 1.1. Hình vai nhìn ngồi.
“Nguồn: Frank H. Netter (2009) [6]”

1.1.1.1. Mặt khớp
Chỏm xương cánh tay hình 1/3 quả cầu có sụn khớp che phủ. Ổ chảo
xương vai là một hõm nơng hình trái soan, nhỏ hơn so với đầu xương cánh

tay (Hình 1.1).
1.1.1.2. Các cấu trúc nâng đỡ
Phía trên:
- Cung quạ cùng vai và dây chằng quạ cùng vai.

.


.

5

- Đầu dài gân cơ nhị đầu.
- Gân cơ trên gai.
Phía trước:
- Sụn viền trước.
- Dây chằng ổ chảo-cánh tay trên, giữa, dưới (dải trước).
- Gân cơ dưới vai.
Phía sau:
- Sụn viền sau.
- Dải sau của dây chằng ổ chảo-cánh tay dưới.
- Gân cơ dưới gai và tròn bé.
Gân cơ dưới vai bám vào cả củ lớn và củ bé, tăng cường hỗ trợ cho đầu dài
cơ nhị đầu đi trong rãnh gian củ (Hình 1.2).

Hình 1.2. Hình vai nhìn trước.
“Nguồn: Frank H. Netter (2009) [6]”

Chóp xoay được tạo thành bởi các gân cơ dưới vai, trên gai, dưới gai và cơ
trịn bé (Hình 1.3). Các cơ và gân của chóp xoay hoạt động giữ cố định khớp


.


.

6

vai trong suốt quá trình vận động. Rách lớn của chóp xoay có thể khiến đầu
xương cánh tay di lệch hướng lên gây nên đầu xương cánh tay trượt cao.

Hình 1.3. Hình vai nhìn sau.
“Nguồn: , shoulder mr-anatomy”

1.1.1.3. Động tác và chức năng
Khớp vai là khớp chỏm nên biên độ động tác rất rộng: ra trước 900, ra sau
450; khép 300, dạng 900 và khi phối hợp tất cả có động tác quay vòng [7].
Sự vững của khớp phụ thuộc vào bề mặt khớp và phức hợp dây chằng-bao
khớp-sụn viền, được tăng cường bởi các cơ tạo nên một áp lực hướng trực
tiếp vào trung tâm ổ chảo. Rối loạn cơ chế sinh học từ tổn thương xương, các
cấu trúc dây chằng-bao khớp-sụn viền hoặc sự cố định động học các cơ thông
qua một chấn thương hoặc một chuỗi vi chấn thương dẫn đến mất vững. Mức

.


.

7


độ mất vững thay đổi từ bán trật nhẹ đến trật khớp hoàn toàn với tổn thương
xương hoặc cấu trúc sụn viền bao khớp hoặc cả hai [47].

Sụn viền
1.1.2.1. Sụn viền bình thường
Sụn viền là một cấu trúc sụn sợi bám xung quanh bờ ổ chảo và dạng hình
bầu dục. Sụn viền làm cho ổ chảo tăng độ sâu thêm khoảng 1/3 và tăng diện
tích tiếp xúc với chỏm xương cánh tay, do đó hoạt động như là một cấu trúc
cố định tĩnh của khớp ổ chảo cánh tay [7],[21],[29],[41]. Nó bao gồm 3 mặt:
mặt ngồi là mặt tự do và tiếp xúc với đầu xương cánh tay; mặt khớp dính với
khoang ổ chảo; mặt ngoại vi liên tục với bao khớp và điểm bám của các dây
chằng vai [20].
Tùy theo mục đích mơ tả, sụn viền được định vị bằng cách quy chiếu với
bề mặt đồng hồ. Để thuận tiện, vị trí 3 giờ ln ln ở phía trước, 12 giờ ở
trên, 6 giờ ở dưới, 9 giờ ở sau tương ứng đối với cả vai phải và vai trái
[18],[41]. Theo một cách mơ tả khác, sụn viền có thể được chia thành 6 phân
vùng: trên, trước trên, sau trên, dưới, trước dưới, sau dưới [18],[21].

Hình 1.4. Mơ tả vị trí sụn viền.
(A) Phân vùng sụn viền theo mặt đồng hồ. (B) Phân vùng sụn viền tương ứng với 6 vùng.

“Nguồn: Chang D. và cộng sự (2008) [18]”

.


.

8


1.1.2.2. Các biến thể giải phẫu sụn viền
Vùng nhiều biến thể giải phẫu nhất của sụn viền là từ giữa vị trí 11 giờ đến
3 giờ. Các biến thể bao gồm ngách dưới sụn viền, lỗ dưới sụn viền, phức hợp
Buford và các biến thể ít gặp khác [18] (Hình 1.5).

Hình 1.5. Mơ phỏng sụn viền và các biến thể giải phẫu.
Hình nhìn ngồi: (a) sụn viền bình thường; (b) ngách dưới sụn viền; (c) hố dưới sụn viền;
(d) phức hợp Buford.

“Nguồn: Kadi R. (2017) [29]”

a. Ngách dưới sụn viền
Ngách hay rãnh dưới sụn viền là một ngách sinh lý thường gặp nhất và
hiện diện tại phức hợp nhị đầu-sụn viền tương ứng vị trí 11 giờ đến 1 giờ
[19],[29]. Ngách bình thường độ rộng đo được dưới 2mm, có bờ trơn láng,
men theo bề mặt viền ổ chảo và hướng vào trong, khơng kéo dài ra phía sau
điểm bám gân nhị đầu [28],[29].

.


.

9

Hình 1.6. Ngách dưới sụn viền.
Hình T1W FS MR-A mặt phẳng trán (A) và mặt phẳng ngang (B) cho thấy đường tăng tín
hiệu sụn viền trên, bờ trơn láng, hướng vào trong, song song với viền ổ chảo.

“Nguồn: Chang D. và cộng sự (2008) [18]”


b. Lỗ dưới sụn viền
Lỗ hay hố dưới sụn viền là một biến thể giải phẫu ít gặp ở vị trí phía trước
điểm bám gân cơ nhị đầu và liên quan tới sụn viền trước trên. Lỗ điển hình
thường ở vị trí 1 giờ đến 3 giờ [29]. Lỗ dưới sụn viền có bờ trơn láng và độ
rộng ít hơn 1,5mm, hướng đi vào trong ra sau ổ chảo.
c. Phức hợp Buford
Là một biến thể rất ít gặp. Nó bao gồm sự kết hợp của hai biến thể: sự dày
lên của dây chằng ổ chảo cánh tay giữa như “dây thừng” và khiếm khuyết sụn
viền trước trên. Biến thể này có thể nhầm lẫn với hố dưới sụn viền hoặc bệnh
lý khuyết, di lệch sụn viền [18]. Sự dày lên của dây chằng ổ chảo cánh tay
giữa bám trực tiếp vào sụn viền trước trên có thể gây nhầm lẫn với mảnh sụn
viền di lệch [29].

.


.

10

Hình 1.7. Phức hợp Buford.
(A) Hình PDW mặt phẳng ngang và (B) hình T1W FS có thuốc tương phản mặt phẳng đứng
dọc: dày dây chằng ổ chảo cánh tay giữa dạng thừng (mũi tên trắng) kết hợp với khuyết sụn
viền trước trên (mũi tên đen).

“Nguồn: Kadi R. (2017) [29]”

Triệu chứng lâm sàng của rách sụn viền
Tổn thương sụn viền có thể chia thành hai nhóm bệnh lý:


Tổn thương liên quan đến mất vững khớp vai
Phân loại: có thể phân loại theo nguyên nhân (chấn thương, không do chấn
thương hoặc vi mất vững) và theo hướng (đơn hướng hoặc đa hướng) [41].
- Mất vững do chấn thương: thường gặp nhất, điển hình là đơn hướng và
thường theo sau một chấn thương trật khớp, có thể trở thành trật khớp
tái hồi.
- Mất vững khơng do chấn thương: là loại điển hình đa hướng và thường
thấy ở những người tăng động bẩm sinh.
- Vi mất vững: là một tình trạng điển hình ở những vận động viên sử
dụng tay quá đầu.

.


.

11

1.2.1.1. Mất vững trước
Mất vững trước do chấn thương hiện diện trong khoảng 95% trật khớp vai
và tổn thương sụn viền tương ứng là sụn viền trước dưới [41]. Cơ chế có thể
liên quan đến cánh tay bị căng quá mức hoặc va chạm khi hoạt động thể thao.
Lần đầu trật khớp có thể khó chẩn đốn, bệnh nhân có thể không nhận ra vai
đã bị trật khớp và tự trở về vị trí ban đầu. Trong một nghiên cứu gần đây về
các vận động viên trẻ, chấn thương vai lần đầu được xác định bán trật chiếm
khoảng 85% số trường hợp và trật khớp hoàn toàn chỉ chiếm 15% [40].
Trật khớp vai tái hồi là trật khớp tái đi tái lại nhiều lần. Trật khớp vai trước
dễ hình thành tổn thương tái hồi bởi vì mơ sụn sợi của sụn viền không thể
bám lại vào viền ổ chảo [15]. Tỉ lệ trật khớp tái phát tùy thuộc tuổi và thời

điểm tổn thương ban đầu. Bệnh nhân trẻ hơn 20 tuổi có nguy cơ cao trật khớp
vai tái hồi (>90%) hơn những bệnh nhân trên 40 tuổi (<10%) [39].
1.2.1.2. Mất vững phía sau
Mất vững phía sau hiện diện trong khoảng 5-10% trường hợp trật khớp vai
và tổn thương sụn viền tương ứng là sụn viền sau dưới [11],[41].
Chấn thương trật khớp vai ra sau thường xảy ra sau một tai nạn đến phần
trên cánh tay khi cánh tay gập lại, dạng và xoay trong (đối nghịch với trật
khớp ra trước). Trật khớp vai ra sau hai bên có thể xảy ra sau một động kinh
toàn thể hoặc cú sốc điện cao thế do sự co mạnh của các cơ khi xoay trong
[33].

Tổn thương không liên quan đến mất vững khớp vai
Bao gồm tổn thương rách sụn viền trên từ trước ra sau (tổn thương SLAP),
nang cạnh sụn viền và tổn thương đứt sụn khớp-sụn viền (tổn thương GLAD)
[19].

.


.

12

Rách SLAP chiếm đến 80-90% bệnh lý sụn viền không mất vững khớp vai.
Phần lớn bệnh nhân đến với nhiều tổn thương vai đồng thời [18]. Cơ chế có
thể liên quan đến một tổn thương kéo dãn, chấn thương vai trực tiếp, hoặc tay
hãm lại lực căng quá mức. Đau vai là dấu hiệu thường gặp nhất, đặc biệt khi
cử động tay quá đầu hoặc ngang thân. Khám lâm sàng, bệnh nhân có thể tăng
tình trạng lỏng lẻo vai và dương tính với nhiều nghiệm pháp kích thích vai.
Tuy nhiên khơng có nghiệm pháp hoặc dấu hiệu đơn độc nào đặc hiệu cho

rách sụn viền trên và những dấu hiệu lâm sàng có thể trùng lắp với các tổn
thương khác (ví dụ rách chóp xoay). Chẩn đốn lâm sàng của tổn thương sụn
viền trên khó khăn và hình ảnh học đóng vai trị quan trọng trong chẩn đốn
[13],[18].

Đặc điểm hình ảnh sụn viền bình thường trên cộng hưởng
từ
Phần lớn sụn viền bình thường có cường độ tín hiệu thấp trên tất cả các
chuỗi xung MRI, bởi vì nó có thời gian thư giãn T2 ngắn, ảnh hưởng do tính
chất cấu tạo đồng nhất của sụn sợi [21]. Nhiều nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng
sụn viền thực tế khơng hồn tồn là chất sụn sợi và khơng đồng nhất, điều này
lý giải vì sao sụn viền bình thường có thể biểu hiện những vùng dạng phẳng
hoặc hình cầu tăng tín hiệu [12],[24]. Hình dạng sụn viền có thể đa dạng, hình
khía hoặc chữ V là biến thể bình thường, tránh nhầm lẫn với rách.
Sụn viền trên và dưới quan sát tốt nhất trên mặt phẳng chếch trán (coronal
oblique) [17]. Hiện tượng góc giả có thể tạo nên vùng tăng tín hiệu trong sụn
viền sau trên trên hình PDW và T1W [54]. Tín hiệu này khơng giống dịch
trên hình T2W.
Sụn viền trước và sau được quan sát tối ưu nhất trên hình mặt phẳng ngang
(axial), xuất hiện dạng cấu trúc hình tam giác giảm tín hiệu, tách biệt với

.


.

13

xương viền ổ chảo bởi một lớp mỏng sụn khớp hyaline[41]. Tín hiệu sáng nhẹ
bình thường của sụn hyaline tại đáy của sụn viền không nên nhầm lẫn với

rách hoặc di lệch. Phần phía trên và giữa của sụn viền trước thường hình tam
giác, trong khi phần trước dưới có thể tù, đặc biệt với hình ảnh vai bị xoay
trong (Hình 1.8). Sụn viền sau điển hình là tam giác nhưng có thể trịn, dẹt
hoặc khơng thấy [41],[53].

Hình 1.8. Sụn viền bình thường.
Trên mặt phẳng ngang: (a) Hình T2W sụn viền trước (mũi tên lớn) tách khỏi ổ chảo bởi lớp
sụn hyaline (mũi tên nhỏ). (b) Hình PDW sụn viền trước bị tù góc (mũi tên đen). (c) Hình PDW
FS sụn viền trước bị tù góc do sự xoay trong của xương cánh tay.

“Nguồn: Saifuddin A., Tyler P., Hargunani R. (2016) [41]”

Đặc điểm hình ảnh rách sụn viền trên cộng hưởng từ
Tổn thương sụn viền không liên quan mất vững khớp vai
1.4.1.1. Tổn thương SLAP
Tổn thương SLAP là tổn thương sụn viền trên kéo dài theo hướng từ trước
ra sau. Snyder là người đầu tiên giới thiệu thuật ngữ tổn thương SLAP, phân
loại cổ điển gồm 4 loại [44]. Sự phân loại SLAP cổ điển vẫn còn được sử
dụng rộng rãi và ngày càng cải tiến. Hiện nay trong y văn có ít nhất 10 loại
tổn thương SLAP đã được mô tả.

.


×