Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Hiệu quả của giáo dục sức khỏe nâng cao kiến thức và thực hành chăm sóc dẫn lưu kehr của người bệnh sỏi đường mật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.94 MB, 106 trang )

i

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------------

PHẠM NGỌC HÀ

HIỆU QUẢ CỦA GIÁO DỤC SỨC KHỎE
NÂNG CAO KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH
CHĂM SÓC DẪN LƯU KEHR
CỦA NGƯỜI BỆNH SỎI ĐƯỜNG MẬT

Chuyên ngành: Điều dưỡng
Mã số: 8720301
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ VĂN QUANG
TS. ELIZABETH ESTERL

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020

.


.


ii

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các sô liệu và kết quả
trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nghiên cứu nào.
Tác giả

Phạm Ngọc Hà

.


.

iii

MỤC LỤC
PHỤ BÌA ...................................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH .......................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ....................................................................................... 4
1.1. Sơ lược về giải phẩu đường mật .......................................................................... 4
1.2 . Sỏi đường mật ..................................................................................................... 6
1.3. Tổng quan về ống dẫn lưu Kehr ........................................................................... 9

1.4. Tổng quan về giáo dục sức khỏe ........................................................................ 15
1.5. Các nghiên cứu liên quan ................................................................................... 16
1.6. Tình hình nơi nghiên cứu ................................................................................... 19
1.7. Mơ hình học thuyết sử dụng trong nghiên cứu ................................................. 19
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 22
2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................ 22
2.2. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 22
2.3. Cỡ mẫu: .............................................................................................................. 22
2.4. Tiến trình thực hiện nghiên cứu và quy trình thu thập dữ kiện .......................... 23
2.5. Công cụ thu thập dữ kiện và thang điểm đánh giá ............................................. 25
2.6. Kiểm soát sai lệch biện pháp khắc phục sai số .................................................. 27
2.7. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 28
2.8. Liệt kê và định nghĩa các biến số ....................................................................... 28
2.9. Ứng dụng của đề tài: .......................................................................................... 32
2.10. Y đức ................................................................................................................ 33
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: ................................................................ 35
3.1. Đặc điểm về dân số xã hội của đối tượng nghiên cứu: ...................................... 35

.


.

iv

3.2. Kiến thức về chăm sóc ODL Kehr trước can thiệp và sau can thiệp GDSK ..... 37
3.3. Thực hành về chăm sóc dẫn lưu Kehr trước can thiệp và sau can thiệp giáo dục
sức khỏe: ................................................................................................................... 40
3.4 Mối liên quan giữa kiến thức với thực hành chăm sóc ống dẫn lưu Kehr: ......... 44
3.5 Mối liên quan giữa một số đặc điểm của người bệnh với kiến thức về chăm sóc

ống dẫn lưu Kehr: ...................................................................................................... 47
3.6. Mối liên quan giữa một số đặc điểm của người bệnh với thực hành về chăm sóc
ống dẫn lưu Kehr: ...................................................................................................... 50
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................................ 53
4.1 Đặc điểm về dân số xã hội của đối tượng nghiên cứu: ....................................... 53
4.2. Kiến thức của người bệnh sỏi đường mật về chăm sóc dẫn lưu Kehr trước và
sau can thiệp GDSK .................................................................................................. 56
4.3. Thực hành của người bệnh sỏi đường mật về chăm sóc dẫn lưu Kehr trước và
sau can thiệp GDSK .................................................................................................. 59
4.4 Mối liên quan giữa kiến thức với thực hành chăm sóc ống dẫn lưu Kehr .......... 63
4.5 Mối liên quan giữa một số đặc điểm của người bệnh với kiến thức về chăm sóc
ống dẫn lưu Kehr ....................................................................................................... 64
4.6 Mối liên quan giữa một số đặc điểm của người bệnh với thực hành về chăm sóc
ống dẫn lưu Kehr ....................................................................................................... 65
4.7 Điểm mạnh và điểm hạn chế của nghiên cứu ..................................................... 66
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 69
KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

.


.

v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT


CHÚ GIẢI

CS

Chăm sóc

DL

Dẫn lưu

ĐD

Điều dưỡng

GDSK

Giáo dục sức khỏe
Người bệnh

NB
NVTY

Nhân viên y tế

OMC

Ống mật chủ

OGC


Ống gan chung

ODL

Ống dẫn lưu

.


.

vi

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH

STT
Sơ đồ 1.1

TÊN
Khung khái niệm học thuyết Orem cho điều dưỡng

TRANG
21

Tỷ lệ kiến thức tổng quát đúng về dẫn lưu Kehr trước và
Biểu đồ 3.1

sau can thiệp GDSK


37

Tỷ lệ kiến thức theo dõi ống dẫn lưu Kehr đúng trước và
Biểu đồ 3.2

sau can thiệp GDSK

38

Tỷ lệ kiến thức chăm sóc dẫn lưu Kehr và phát hiện biến
Biểu đồ 3.3

chứng đúng trước và sau can thiệp GDSK

39

Tỷ lệ Thực hành chuẩn bị dụng cụ chăm sóc dẫn lưu Kehr
Biểu đồ 3.4

đúng trước và sau can thiệp GDSK

41

Tỷ lệ Thực hành chăm sóc ống dẫn lưu Kehr đúng trước
Biểu đồ 3.5

và sau can thiệp GDSK

42


Tỷ lệ Thực hành che chở và dọn dẹp dụng cụ chăm sóc
Biểu đồ 3.6

dẫn lưu Kehr đúng trước và sau can thiệp GDSK

43

Hình 1.1.

Đường mật ngồi gan và các thành phần của cuống gan

5

Hình 1.2.

Túi mật và đường mật ngồi gan

6

Hình 1.3.

Ống dẫn lưu Kehr

10

.


.


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

TÊN

TRANG

Bảng 3.1

Đặc điểm về dân số xã hội của đối tượng nghiên cứu

35

Bảng 3.2

Kiến thức tổng quát đúng về dẫn lưu Kehr trước và sau
GDSK

37

Bảng 3.3

Kiến thức theo dõi ống dẫn lưu Kehr đúng trước và sau can
thiệp GDSK

38

Bảng 3.4


Kiến thức chăm sóc dẫn lưu Kehr và phát hiện biến chứng
đúng trước và sau can thiệp GDSK

39

Bảng 3.5

Kiến thức chung đúng về chăm sóc dẫn lưu Kehr trước và
sau can thiệp GDSK

40

Bảng 3.6

Thực hành chuẩn bị dụng cụ chăm sóc dẫn lưu Kehr đúng
trước và sau can thiệp GDSK

40

Bảng 3.7

Thực hành chăm sóc ống dẫn lưu Kehr đúng trước và sau can
thiệp GDSK

42

Bảng 3.8

Thực hành che chở và dọn dẹp dụng cụ chăm sóc dẫn lưu

Kehr đúng trước và sau can thiệp GDSK

43

Bảng 3.9

Thực hành chung đúng về chăm sóc dẫn lưu Kehr trước và
sau can thiệp GDSK

44

Bảng 3.10

Mối liên quan giữa kiến thức với thực hành chăm sóc dẫn lưu
Kehr trước can thiệp GDSK

44

Bảng 3.11

Mối liên quan giữa kiến thức với thực hành chăm sóc dẫn lưu
Kehr sau can thiệp GDSK

45

Bảng 3.12

Mối liên quan giữa thay đổi kiến thức với thay đổi thực hành
chăm sóc dẫn lưu Kehr trước và sau can thiệp GDSK


46

Bảng 3.13

Mối liên quan giữa một số đặc điểm của người bệnh với kiến
thức chăm sóc ống dẫn lưu Kehr.

47

Bảng 3.14

Mối liên quan giữa một số đặc điểm của người bệnh với thực
hành chăm sóc ống dẫn lưu Kehr

50

.


.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sỏi mật là một trong những bệnh đường tiêu hóa phổ biến ở nhiều nước trên
thế giới. Theo các nghiên cứu siêu âm cho tỷ lệ mắc bệnh trung bình là 10-15% ở
người Châu Âu và người Mỹ, 3-5% ở người Châu Phi và Châu Á. Đây cũng là bệnh
lý thường gặp ở nước ta với tỷ lệ mắc sỏi mật qua một số điều tra trong cộng đồng là
từ 3,32% đến 6,11% [8]. Có nhiều nguyên cứu ở thành phố Hồ Chí Minh, Trà Vinh,
Cần Thơ, Kiên Giang…cho biết số người bệnh sỏi mật là rất nhiều [15], [13], [28],

[3].
Đặt ống dẫn lưu (ODL) Kehr thường được sử dụng nhằm giải áp mật trong
phẫu thuật điều trị sỏi đường mật, thuận lợi cho sự lành vết mở ống mật chủ, đồng
thời là đường hầm để lấy tiếp sỏi mật cịn lại. Theo tác giả Nguyễn Đình Hối, Nguyễn
Mậu Anh trong sách “Sỏi đường mật” và nghiên cứu của Ambreen cùng cộng sự tỷ
lệ biến chứng chung sau mổ từ 5,3% đến 15,8% [8], [31]. Biến chứng này không chỉ
xảy ra trong điều trị tại bệnh viện mà cịn trong q trình chăm sóc tại nhà của người
bệnh [45]. Các biến chứng liên quan đến ống thường gặp là rò mật, nhiễm trùng
đường mật, rối loạn điện giải, hẹp ống mật chủ,viêm phúc mạc mật, tụt ống Kehr, tắc
ống, chảy máu, nhiễm trùng vết mổ…,[34], [36],[38]. Do thời gian điều trị thường
kéo dài, trung bình một tuần sau mổ người bệnh được cho xuất viện với còn ống Kehr
trên người nhằm rút ngắn thời gian nằm viện và chi phí điều trị [40], [21]. Việc mang
ống dẫn lưu bên mình với hệ thống thốt mật tại chổ nếu khơng được kiểm sốt trong
3-4 tuần tại nhà sẽ gây khó chịu cho người bệnh về tâm lý và bất tiện về mặt chăm
sóc ống Kehr trong thời gian dài sau khi xuất viện [31], [40], [35].
Chăm sóc dẫn lưu Kehr đúng cách đóng vai trị quan trọng trong q trình điều
trị. Nghiên cứu của tác giả Kothaj và cộng sự chỉ ra rằng vấn đề chăm sóc ống dẫn
lưu đường mật sau xuất viện rất cần thiết, việc chăm sóc rửa ống nên được thực hiện
tại nhà [45]. Nhiều tài liệu trên thế giới đưa ra hướng dẫn cho người bệnh sau mổ sỏi
mật có mang ống dẫn lưu Kehr về nhà, với nội dung giáo dục sức khỏe về chế độ dinh
dưỡng, cách chăm sóc chân ống dẫn lưu, chế độ sinh hoạt chung, chế độ vận động và

.


.

2

tư thế an tồn khi có ống dẫn lưu, cách theo dõi lượng dịch mật và phát hiện sớm biến

chứng [67], [68], [66], [65], [63], [41]. Lợi ích của giáo dục sức khỏe giúp nâng cao
kiến thức, thực hành của người bệnh, giảm các biến chứng, giúp mau hồi phục và
giảm chi phí điều trị [39], [55]. Việc giáo dục sức khỏe này cần kết hợp nhiều phương
tiện nhằm cải thiện tổng thể kiến thức, thực hành của người bệnh về việc chăm sóc
ống dẫn lưu Kehr. Tuy nhiên các tài liệu hướng dẫn chính thống về thơng tin cần thiết
cho người bệnh có dẫn lưu Kehr vẫn cịn hạn chế trong hệ thống y tế Việt Nam.
Tại Việt Nam có rất ít nghiên cứu về vấn đề tự chăm sóc dẫn lưu Kehr của
người bệnh được cơng bố, đa số chỉ đề cập đến vấn đề điều trị sỏi đường mật. Năm
2013 Nguyễn Thị Minh Thư đã tiến hành nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa Đồng
Tháp đề cập đến việc chăm sóc người bệnh có đặt dẫn lưu Kehr của điều dưỡng,
nhưng vai trị của cơng tác hướng dẫn người bệnh đối với việc tự chăm sóc ống dẫn
lưu Kehr chưa được đánh giá [24].
Nghiên cứu này được thực hiện để trả lời câu hỏi chương trình giáo dục sức
khỏe người bệnh sỏi đường mật chăm sóc dẫn lưu Kehr sẽ làm thay đổi kiến thức và
thực hành của người bệnh như thế nào.

.


.

3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả của chương trình giáo dục sức khỏe nâng cao kiến thức và
thực hành chăm sóc dẫn lưu Kehr người bệnh sỏi đường mật.
Mục tiêu cụ thể
1.


So sánh tỷ lệ kiến thức đúng về chăm sóc dẫn lưu Kehr của người bệnh sỏi

đường mật trước và sau khi giáo dục sức khỏe.
2.

So sánh tỷ lệ thực hành đúng về chăm sóc dẫn lưu Kehr của người bệnh sỏi

đường mật trước và sau khi giáo dục sức khỏe.
3.

Xác định mối liên quan giữa kiến thức với thực hành chăm sóc dẫn lưu Kehr

của người bệnh sỏi đường mật trước và sau khi giáo dục sức khỏe.
4.

Xác định mối liên quan giữa một số đặc điểm của người bệnh sỏi đường mật

với kiến thức và thực hành chăm sóc dẫn lưu Kehr.

.


.

4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Sơ lược về giải phẩu đường mật
Gồm ống gan chung, ống mật chủ, ống túi mật. Ống gan và ống mật chủ gọi
là đường mật chính không cắt bỏ được của ống túi mật và túi mật là đường mật phụ

có thể cắt bỏ được.
1.1.1. Ống gan chung.
Mật tiết từ tế bào gan đổ vào các tiểu quản mật (ductuli biliferi) trong gan. Sau
đó mật sẽ đổ vào ống gan phải (ductus hepaticus dexter) và ống gan trái (ductus
hepaticus sinister) ở ngoài gan.
Hai ống gan phải và trái hợp lại thành ống gan chung (ductus hepaticus
communis) chạy trong cuống gan. Ống gan chung dài 3cm, đường kính 5mm khi tới
bờ trên tá tràng nhận ống túi mật (ductus cysticus) rồi cùng ống này đổ vào một ống
chung gọi là ống mật chủ (ductus choledochus) [5].
1.1.2. Ống mật chủ
Ống mật chủ (ductus choledochus) đi từ bờ trên tá tràng nơi gặp nhau giữa
ống gan chung và ống túi mật tới sau phần trên tá tràng rồi lách sau tụy để đổ vào nhú
tá lớn (papilla duoeni major) ở niêm mạc phần xuống tá tràng. Ở nhú tá lớn ống mật
chủ đổ vào bóng gan tụy (ampulla hepatopancreatica) cùng với ống tụy chính (50%
trường hợp). Nơi đây có cơ vịng bóng gan tụy (m. sphincter ampulla
hepatopancreaticae). Khi khơng có bóng gan tụy, ống mật chủ và ống tụy chính có
thể đổ chung vào tá tràng bằng một lỗ hay hai lỗ riêng biệt . Ống mật chủ dài 5-6cm
và đường kính trung bình 5-6 mm, nơi hẹp nhất ở bóng gan tụy có đường kính 3 mm.
Người ta chia ống mật chủ làm bốn đoạn:
- Đoạn trên tá tràng: ống mật chủ nằm trong cuống gan, liên quan bên trái với động
mạch gan riêng và phía sau với tĩnh mạch cửa.
- Đoạn sau tá tràng: ống mật chủ đi ở sau phần trên của tá tràng.
- Đoạn sau tụy: ống mật chỉ xẻ sau đầu tụy một rãnh càng xuống dưới càng sâu. Muốn
lấy sỏi mật hoặc giun trong ống mật chủ ở đoạn này, phải lật khối tá tụy khỏi mạc
dính ở mặt sau mới tránh khỏi rạch vào đầu tụy.

.


.


5

- Đoạn trong thành tá tràng: ống mật chủ chui vào thành tá tràng ở phần xuống nơi
nối 1/3 dưới với 2/3 trên [5].

Hình 1.1. Đường mật ngồi gan và các thành phần của cuống gan. (Nguồn: Frant H.
Netter. MD (2016), "Atlat giải phẫu người", Nhà xuất bản y học [52] )
1.1.3. Túi mật.
Túi mật (vesica fellea) có vai trị lưu trữ và cô đặc mặt trước khi chảy vào tá
tràng. Túi mật nằm trong hố túi mật ở mặt tạng của gan nên phần này không được
phúc mạc che phủ. Túi mật có hình quả lê dài 8 cm, chỗ rộng nhất 3 cm và có ba
phần:
Đáy túi mật (fundus vesicae felleae) nằm trong khuyết túi mật của bờ dưới
gan. Nếu chiếu lên thành bụng thì đáy túi mật ở giao điểm giữa bờ sườn phải và bờ
ngoài cơ thẳng bụng bên phải. Khi túi mật căng to, ấn ở điểm này, sẽ đau chói (điểm
đau Murphy).Thân túi mật (corpus vesicae felleae): chạy chếch ra sau lên trên và sang
trái. Mặt trên thân dính vào gan và chỉ ngăn cách nhau bởi một lớp tế bào xơ mỏng.
Cổ túi mật (collum vesicae felleae). Cổ túi mật phình ở giữa thành một bể con
nơi sỏi hay đọng lại. Hai đầu cổ túi mật hẹp, đầu trên gấp vào thân, đầu dưới gấp vào

.


.

6

ống túi mật. Cổ túi mật nằm cách xa gan và có một mạc treo, có chứa động mạch túi
mật. Dưới cổ túi mật là ống túi mật (ductus cysticus) dẫn mật từ túi mật xuống ống

mật chủ. Ống túi mật dài 3 cm, đường kính 3 mm, ở mặt trong ống, niêm mạc có nếp
hình xoắn ốc (plicaspiralis) [5].

Hình 1.2. Túi mật và đường mật ngoài gan (Nguồn: Frant H. Netter. MD
(2016), "Atlat giải phẫu người", Nhà xuất bản y học [52] )
1.2 . Sỏi đường mật
1.2.1. Sinh lý bài tiết mật:
Bài tiết mật dưới sự kích thích thần kinh, thể dịch và hóa học. Kích thích
thần kinh X làm tăng tiết dịch mật, kích thích thần kinh tạng làm giảm tiết dịch mật.
Sự bài tiết trong các ống mật được kích thích bởi cholecystokinin, gastrin… Dịch
mật chứa nước, điện giải, muối mật, protein, chất béo và sắc tố mật. Muối mật được
tổng hợp dưới tác dụng của cholesterol ở trong gan. Những muối mật này kết hợp
với Taurine và Glycine, có vai trị như anion (axit mật) trong dịch mật, các axit mật
này được trung hòa bởi Natri. Muối mật được bài tiết vào trong dịch mật bởi các tế

.


.

7

bào gan và hỗ trợ q trình tiêu hóa hấp thu chất béo. Khoảng 95% axit mật được
tái hấp thu thơng qua hệ tĩnh mạch cửa đến gan, 5% cịn lại bài tiết trong phân.
Các thành phần của dịch mật:
Thành phần

Tỷ lệ %

Nước


97,0%

Muối mật

0,7%

Sắc tố mật

0,2%

Cholesterol

0,06%

Muối vô cơ

0,7%

Acid béo

0,15%

Lecithin

0,1%

Mỡ

0,1%


Phosphatase kiềm

...

1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế
Sỏi mật là bệnh gây ra do có những viên sỏi (nhỏ hoặc to, bùn) nằm trong lịng
ống mật (trong gan hoặc ngồi gan, túi mật)
1.2.2. 1. Sự hình thành sỏi mật loại Cholesterol
Vì một lý do nào đó làm cho các thành phần dịch mật thay đổi tỷ lệ: Mức độ
Cholesterol tăng lên, mức độ chất làm tan (Muối mật - Lecithin) giảm xuống (như
trên đã nói) Cholesterol có xu hướng kết tủa tạo nên những vi thể, tinh thể đó là
những loạt tiền đề cho sự hình thành sỏi mật. Một số yếu tố liên quan tới sự hình
thành sỏi mật Cholesterol:
* Một là: Sự q thừa cholesterol có vai trị của gan:
- Sự bài tiết muối mật - Lecithin và cholesterol lúc đầu cả 3 chất đó bài tiết song
song với nhau nhưng đến 1 thời điểm nào thì sự bài tiết Cholesterol giữ ở mức cao
nguyên và giảm xuống chậm chạp, trong khi đó sự bài tiết muối mật - Lecithin tiếp
tục tăng cao và giảm xuống nhanh hơn Choleslerol, như vậy sẽ tạo ra một thời kỳ

.


.

8

bão hoà Cholesterol. Thời kỳ bão hoà sẽ đưa tới tủa Cholesterol.
- Những trường hợp làm giảm bài tiết muối mật:
+ Bệnh ở ruột cuối làm giảm hấp thu muối mật.

+ Béo: dự trữ muối mật giảm, bài tiết muối mật tăng nhanh nhưng không nhanh bài
tiết Cholesterol.
+ Thuốc: Oestrogen, tuổi cao cũng làm giảm bài tiết muối mật.
- Những trường hợp làm tăng tổng hợp Cholesterol:
+ Chế độ ăn giầu Calo làm tăng tổng hợp Cholesterol
+ Thuốc Oestrogen, Cloflbrat cũng làm tăng tổng hợp Cholesterol
* Hai là: vai trò của túi mật: Túi mật tái hấp thu nước do đó làm cho Cholesterol
được cơ đặc hơn, mặt khác túi mật tiết ra Mueus chất này có tác dụng làm cho
Cholesterol và sắc tố mật dễ bị kết tủa.
1.2.2.2. Sự hình thành sỏi sắc tố mật
Việt Nam và các nước Đông nam Á hay gặp loại sỏi này:
- Trứng giun đũa hoặc vỏ xác giun làm “nhân” cho sắc tố mật và canxi bám vào
trứng giun vì vỏ ngồi của trứng giun cứng, sần sùi như hình răng cưa (nhìn được
dưới kính hiển vi).
- Giun đũa lên đường mật là yếu tố quan trọng tạo lên sỏi mật vì nó gây nhiễm
khuẩn và tăng áp lực trong đường mật. Khi bám vào thành ống mật giun tạo lên
những vết loét xước và sau đó là những chít hẹp xơ vịng ở những nhánh mật phân
thuỳ gan. Phía trên vịng xơ ống mật giãn to, mật bị ứ đọng dần dần các yếu tố trên
thúc đẩy sự hình thành sỏi mật [2] .
1.2.3. Một số phương pháp điều trị sỏi đường mật:
- Điều trị nội khoa
- Nội soi mật - tụy ngược dịng lấy sỏi có hoặc khơng cắt cơ vịng Oddi
- Nội soi tán sỏi đường mật bằng đường hầm xuyên gan qua da
- Phẫu thuật nội soi lấy sỏi ống mật chủ có hoặc khơng kèm theo dẫn lưu Kehr
- Phẫu thuật mở ống mật chủ lấy sỏi kinh điển

.


.


9

1.3. Tổng quan về ống dẫn lưu Kehr
1.3.1. Dẫn lưu Kehr
Năm 1896, Hans Kehr (phẫu thuật viên người Đức 1862-1916) là người đầu
tiên đề xuất sau khi mở ống mật chủ lấy sỏi, nên đặt ống hình chữ T.Ống hình chữ T
này đã mang tên ông. Năm 1897, Quenu là người đầu tiên thực hiện phẫu thuật mở
OMC lấy sỏi và đặt ODL Kehr. Năm 1901, Kehr báo cáo 30 trường hợp điều trị sỏi
ống mật chủ thành công bằng phương pháp mở ống mật chủ (OMC) lấy sỏi và dẫn
lưu ống Kehr [7]. Tại Việt nam từ những năm 1937-1939 giáo sư Tôn Thất Tùng đã
nghiên cứu về giải phẫu và phẫu thuật gan mật tạo nền tảng cho phẫu thuật điều trị
sỏi đường mật sau này.
Mở OMC lấy sỏi DL Kehr là phẫu thuật mở đường mật ngoài gan để lấy sỏi ở
đường mật ngoài gan, trong gan sau đó đặt vào đường mật một ống DL ngồi bằng
cao su có hình dáng giống chữ T (ống Kehr). Khi đặt ống Kehr vào ống mật chủ,
ngành ngắn trên hướng về ngã ba ống gan phải - ống gan trái , ngành ngắn dưới hướng
về phía cơ thắt Oddi, ngành dài dẫn dịch mật ra ngồi. Ống Kehr có nhiều kích cỡ.
Ống Kehr đặt trong ống mật chủ thường dùng là ống số 14, số 16. Khi đường mật có
nhiều sỏi nhỏ, khó lấy hết hoặc khơng thể lấy hết mà ống mật chủ giãn lớn, có thể
dùng ống số lớn hơn để sau mổ bơm rửa, lấy sỏi dể dàng hơn [8]. Điểm khác biệt với
các loại ống dẫn lưu khác: một phần dịch mật sẽ được dẫn lưu vào đường tiêu hóa và
phần dịch mật cịn lại sẽ được đưa ra ngoài qua nhánh dẫn lưu ra da (hình 1.3), để
mật vừa chảy xuống tá tràng theo đường tự nhiên vừa chảy ra ngoài theo Kehr nhằm:
giảm bớt áp lực đường mật sau mổ, chụp kiểm tra đường mật sau mổ và điều trị sỏi
sót sau mổ qua Kehr hoặc đường hầm của Kehr.

.



.

10

Hình 1.3. Ống dẫn lưu Kehr. ( Nguồn: Nguyễn Đình Hối, Nguyễn Mậu Anh
(2012), "Sỏi đường mật", Nhà xuất bản y học [8] )
1.3.2. Mục đích đặt ống dẫn lưu Kehr:
Sau khi giải quyết lấy sỏi và dị vật đường mật phải khâu ống mật chủ, để
đảm bảo an toàn cho đường khâu ta thường dẫn lưu dịch mật bằng sonde Kehr. Mục
đích chính là làm giảm áp lực đường mật, không để mật chảy vào trong ổ bụng, nếu
mật khơng chảy hoặc ít chảy vào tá tràng thì có chổ thốt ra ngồi, theo dõi diễn biến
đường mật sau mổ và lợi dụng sonde Kehr để chụp kiểm tra đường mật trong hoàn
cảnh mổ sỏi mật ở Việt Nam. Ngồi ra đặt dẫn lưu Kehr cịn nhằm mục đích đảm bảo
vết khâu ống mật chủ không bị bục, bơm rửa đường mật [18]. Với mục đích tán sỏi
sau mổ, ODL Kehr phải được lưu 3 - 4 tuần lễ để có được một đường hầm chắc chắn,
qua đó tiến hành các thao tác tán sỏi và gắp lấy sỏi [21].
1.3.3. Các vấn đề chung trong tự chăm sóc ống dẫn lưu Kehr cần giáo dục cho
người bệnh:

.


.

11

1.3.3.1. Chăm sóc chân ống dẫn lưu và vùng da xung quanh ống dẫn lưu Kehr
Người bệnh cần học cách vệ sinh ở chấn ODL Kehr và phần da xung quanh
chân ODL [67], [68], [66], [65]. Cần thay băng ống dẫn lưu, theo dõi chân ODL và
vùng da xung quanh hằng ngày. Thay băng chân ODL nên thay sau khi tắm. Thực

hiện rửa tay sạch trước và sau khi chăm sóc ODL. Dùng gịn sạch lau xung quanh
ODL và đắp gạc che chân ODL lại [41, 63]. Quy trình thay băng gồm các bước theo
bảng kiểm chăm sóc ODL (phụ lục 2). Về phần đầu ống dẫn lưu, nên dùng gạc sạch
bao đầu ống và cột lại, định kỳ mở ống cho mật chảy ra [19]. Khi thấy căng tức, người
bệnh có thể mở ống dẫn lưu để dịch mật chảy ra ngồi, sau đó cột lại. Quan sát lượng
dịch chảy ra hàng ngày, nếu thấy quá nhiều, hoặc quá ít, màu sắc khác thường, có lẫn
máu, mủ… cần đưa người bệnh đến viện để được theo dõi.
Để tránh tổn thương chân ODL và vùng da xung quanh, NB cần thực hiện kỹ
thuật thay băng thao tác nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật tránh sút ống, chảy máu khi thực
hiện quá mạnh tay hay làm tổn thương chân ODL và vùng da chung quanh, tránh phơi
bày vết mổ quá lâu. NB dùng băng keo dán vừa đủ, khi NB dị ứng băng keo nên sử
dụng băng cuộn, tháo băng keo phải nhẹ nhàng tránh làm tổn thương da [19]. Phòng
ngừa rơm lở cho vùng da xung quanh ODL cũng là một vấn đề đáng quan tâm. NB
nên sử dụng dung dịch rửa và sát khuẩn da phù hợp, giữ da luôn khô và sạch tránh
ẩm ướt, cần thay băng ngay sau khi dịch thấm ướt băng để tránh tình trạng dịch thấm
ra ngồi da gây kích ứng da. Khi có dấu hiệu rơm lở, cần thay thế dung dịch có tính
chất sát khuẩn mạnh bằng dung dịch có tính chất sát khuẩn yếu hơn hoặc chỉ rửa bằng
nước muối sinh lý, không dùng cồn sát khuẩn vùng da bị rơm lở, bôi pomade oxyt
kẽm lên da quanh ODL ngừa rơm lở da [22]. Phát hiện sớm dấu hiệu phản ứng của
da tại vị trí chân ODL như sưng, nóng, đỏ, đau [19].
1.3.3.2 Chế độ dinh dưỡng
Theo sinh lý chức năng của mật là tham gia trong q trình tiêu hóa. Mỗi ngày
lượng dịch mật bình thường tiết ra là 800- 1.200ml để tham gia vào q trình tiêu hóa
mỡ, đạm…Do bệnh lý số lượng mật ứ đọng nhiều nên sau khi phẫu thuật số lượng
dịch thoát qua ống Kehr nhiều. Sau vài ngày khi tình trạng lưu thơng của đường ruột

.


.


12

đã ổn định thì lượng mật thốt qua ống ra ngồi có thể < 200 ml mỗi ngày. Do thành
phần của dịch mật là nước và các chất điện giải nên NB sẽ bị mất một lượng đáng kể
nước và điện giải ra da qua ống Kehr, vì thế trong giai đoạn nằm viện thì NB sẽ được
truyền dịch bù lại số lượng nước và điện giải đã bị mất. Khi về nhà NB cần uống
nhiều nước và ăn nhiều trái cây. NB cần biết về thức ăn và nước uống có nhiều chất
điện giải như: nước dừa, chuối chín, cam… Hướng dẫn NB uống nhiều nước để bù
lại số lượng nước mất [21].
Trong thời gian đầu sau mổ sỏi mật, chế độ ăn uống hợp lý giúp NB mau hồi
phục sức khỏe và hạn chế rối loạn tiêu hóa. Nên chia nhỏ bữa ăn mỗi ngày do NB
không thể tiêu hóa quá nhiều thức ăn ngay sau mổ sỏi mật nên hãy tránh ăn quá no.
Cần tăng hàm lượng chất xơ: việc bổ sung chất xơ giúp hạn chế tình trạng tiêu chảy
và làm giảm đầy trướng do thức ăn khơng được tiêu hóa. NB nên bổ sung chất xơ hòa
tan từ rau xanh, yến mạch, đậu… để tăng cường hoạt động hệ thống tiêu hóa, phịng
táo bón, tiêu chảy và làm chậm hấp thu chất béo sau khi ăn. Tuy nhiên, NB không
nên ăn quá nhiều chất xơ để tránh tình trạng khó tiêu mà nên tăng lượng chất xơ từ
từ để cơ thể thích nghi dần. Bên cạnh đó NB cần bổ sung thực phẩm nhiều vitamin:
Khả năng hấp thụ vitamin A, D, E, K thường bị giảm sau mổ sỏi mật bởi sự tiêu hóa
chất béo bị xáo trộn. Vì thế, NB cần bổ sung thêm các vitamin trên từ cá béo, rau củ
màu xanh thẫm hay hoa quả màu đỏ… Ngoài ra, NB cần bổ sung thêm vitamin C
cũng giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, giúp vết mổ chóng lành.
Về cơ bản, NB nên hạn chế ăn chất béo sau phẫu thuật, khi ăn nhiều mỡ, mật
xuống ruột khơng đều, kích thích túi mật co bóp quá mạnh, một phần mật tham gia
cùng cholesterol tạo sỏi. Tuy nhiên, cơ thể vẫn cần có chất béo để kích thích gan tiết
dịch mật, tăng lưu thông dịch mật và cung cấp năng lượng để hoạt động. Vì thế, thay
vì chất béo khơng tốt hay chất béo no, BN nên chọn những chất béo tốt từ dầu ô liu,
quả bơ hoặc cá. Những chất béo này vừa cung cấp đủ dinh dưỡng vừa không làm tăng
nguy cơ hình thành sỏi mật. Bên cạnh những thực phẩm nên ăn thì cũng có những

thực phẩm, những món ăn NB cần tránh vì có thể gây hại cho hệ tiêu hóa: thực phẩm
nhiều dầu mỡ và cholesterol, thịt mỡ, đồ chiên rán, nội tạng động vật… Những thực

.


.

13

phẩm này chứa quá nhiều chất béo no mà cơ thể khơng thể chuyển hóa được nên có
thể gây khó tiêu và làm tăng nguy cơ tái phát sỏi [27]. Cần lưu ý rằng một trong
những nguyên nhân gây sỏi mật là do giun chui ống mật nên NB cần vệ sinh sạch sẽ
trong ăn uống, xổ giun định kỳ 3-6 tháng/lần [22].
1.3.3.3 Chế độ sinh hoạt, vận động
Khi về nhà, NB cần giữ chân ODl khô ráo bằng cách hạn chế tiếp xúc chân
ODL với nước hoặc tránh vận động mạnh ra mồ hơi. NB có thể tắm bình thường,
nhưng nên tắm bằng vịi hoa sen thay vì ngâm bồn tắm, tránh chà xà bông trực tiếp
lên ống thông hay dùng vòi sen xịt trực tiếp vào chân ODL. Ngồi ra, có thể dùng
băng gạc khơng thấm nước (hoặc bất kỳ vật gì có thể chống thấm nước, như găng tay
hoặc túi nilon) để phủ lên băng che chân ODL khi tắm. Nếu vơ tình làm ướt, NB hãy
lau khơ ngay bằng gịn gạc và thực hiện quy trình chăm sóc ODL. Bên cạnh đó, mật
gây vấy bẩn quần áo và kích ứng da , NB ngứa tuyệt đối không được gãi làm xước
da và vết mổ, nên vệ sinh da, cắt ngắn móng tay và thay đổi trang phục thường xuyên,
nếu quá khó chịu có thể thảo luận với bác sĩ để tìm cách giải quyết [49].
Về vận động, NB cần thực hành thở sâu và ho để giảm nguy cơ của các vấn đề
phổi hoặc viêm phổi. NB nên có một chế độ luyện tập nhẹ nhàng nhằm nâng cao sức
khỏe và tăng sự dẻo dai. NB có thể tập thể dục thể thao vừa sức, duy trì đều đặn
thường xuyên như đi bộ, đạp xe, yoga, thiền… để duy trì cân nặng hợp lý, đồng thời
làm tăng vận động đường mật từ đó hạn chế sự ứ trệ dịch mật, phòng ngừa nguy cơ

tái phát sỏi ở NB sỏi mật [48]. Không nhấc vật nặng hoặc làm việc nặng trong thời
gian từ 4 – 6 tuần sau phẫu thuật. Ngoài ra, tránh đẩy, kéo hoặc ép bụng cho những 4
tuần đầu tiên. Khi ho, hãy chắc chắn để đặt một cái gối qua vết rạch và nhẹ nhàng
nhấn vào bên trong để giảm áp lực (từ ho) lên chỗ vết mổ của NB [61]. NB cố định
ODL chắc chắn vào da bụng và mặc áo bên ngồi bình thường. Khi nằm, ngồi cần
chú ý để ống không bị căng hay nằm đè lên ống trong khi ngủ [21]. Để dịch ra dể
dàng hơn và tránh nhiễm trùng ngược dịng, NB lưu ý nằm nghiêng về phía ODL,
ln để túi chứa thấp hơn vị trí ODL, khi ngồi dậy, di chuyển, xoay trở cần cẩn thận
chú ý tránh làm gập ống và giữ vị trí chân ODL phải luôn cao hơn túi chứa dịch.

.


.

14

1.3.3.4 Cách theo dõi lượng dịch mật và phát hiện biến chứng:
Khi mang dẫn lưu bên mình, người bệnh phải theo dõi hệ thống dẫn lưu có
hoạt động. Một trong những vấn đề quan trọng là theo dõi số lượng dịch mật ra mỗi
ngày. Thường khi người bệnh chưa có nhu động ruột trong 3 ngày đầu sau mổ thì
dịch mật qua Kehr hơi nhiều khoảng 300- 500 ml/ ngày. Khi có nhu động ruột (dịch
mật đã có thể xuống ruột) thì lượng mật ra dẫn lưu sẽ giảm xuống từ ngày hậu phẫu
thứ 4 đến thứ 7 là 200-300ml/ ngày và từ ngày hậu phẫu thứ 8 trở đi là dưới
150ml/ngày. Người bệnh ghi chú số lượng, màu sắc, tính chất dịch mật mỗi ngày để
theo dõi hoạt đơng của ống và sớm phát hiện các bất thường [56], [24]. Trường hợp
Kehr khơng ra mật hay q ít, người bệnh cần đánh giá: do người bệnh thiếu nước,
sỏi kẹt, gập ống, sỏi bùn, cục máu đơng. Bên cạnh đó, theo dõi tính chất mật thường
xuyên cũng là vấn đề người bệnh nên lưu ý. Người bệnh chú ý không được giơ cao
bình hứng dịch khi quan sát, tránh dịch từ ngồi chảy vào trong. Bình thường mật

vàng trong óng ánh xanh. Tuy nhiên khi có những bất thường sau, người bệnh cần
đến bệnh viện để được theo dõi: nếu mật lợn cợn có máu cục: theo dõi chảy máu, nếu
mật màu trắng đục: theo dõi có mũ, nếu mật nâu lợn cợn: theo dõi cịn sót sỏi [22],
ngồi ra còn theo dõi sự bất thường trong màu sắc nước tiểu và phân [49].
Những điều người bệnh cần chú ý một số nguy cơ thường gặp:
 Nguy cơ bị tụt ODL: khi có tình trạng nhiễm trùng hay rị rỉ dịch mật ở chân
ống, ống Kehr trở nên lỏng lẻo khi đi qua thành bụng, mối chỉ cột vào ống khơng cịn
chắc chắn, khi đó NB cần đến ngay bệnh viện kiểm tra để được cố định lại ống.
 Đau bụng: nếu người bệnh thấy đau, căng tức vùng thượng vị hay vùng hạ
sườn phải, cần tháo đầu ống để mật chảy ra ngoài cho đến khi thấy bớt đau và giảm
căng tức thì cột ống lại. Nếu đau kèm theo sốt hay đau nhiều lần trong ngày thì nên
đến bệnh viện tái khám ngay [21].
Nếu có dấu hiệu bất thường hoặc trở nên trầm trọng hơn, người bệnh nên nhanh
chóng đến cơ sở y tế để điều trị. Dưới đây là một số dấu hiệu sau:
- Vết mổ sưng tấy, mưng mủ, có dịch chảy ra
- Vết mổ sờ vào thấy nóng, đau

.


.

15

- Sốt cao đến 38 độ C hoặc cao hơn
- Tiêu chảy liên tục, kéo dài. Nếu kèm theo sốt thì có là dấu hiệu của nhiễm
trùng đường ruột.
- Vàng da, vàng niêm mạc mắt.
- Đau bụng đột ngột, dữ dội có thể là dấu hiệu rị dịch mật [61] [51].
1.4. Tổng quan về giáo dục sức khỏe

1.4.1. Khái niệm giáo dục sức khỏe
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), GDSK là bất kỳ sự kết hợp của các kinh
nghiệm học tập được thiết kế để giúp các cá nhân và cộng đồng cải thiện sức khỏe,
bằng cách nâng cao kiến thức hoặc ảnh hưởng đến thái độ của họ [70]. Nói một cách
đơn giản GDSK là hoạt động thông tin, giáo dục nhằm giúp cho một người, một nhóm
người hay cộng đồng nào đó có được những việc làm có lợi sức khỏe.
Khi thực hiện GDSK cần có kế hoạch dựa trên cơ sở thơng tin chính xác dựa
trên nhu cầu và lợi ích của đối tượng đích, các yếu tố tác động đến hành vi của người
bệnh và các hiệu quả về sức khỏe của người bệnh. Đối tượng được GDSK phải được
tham gia trong quá trình lập kế hoạch dựa trên nguyên tắc tôn trọng trong quá trình
thực hiện. Theo Tổ chức y tế thế giới, mục tiêu giáo dục không dừng lại ở kiến thức
mà phải đạt đến mức độ tự giác, đòi hỏi để đạt sức khỏe tốt nhất của người bệnh. Khi
thiết kế kế hoạch can thiệp GDSK cần phải quan tâm không những đến các trở ngại
về kỹ thuật mà còn đến các trở ngại kinh tế - xã hội, chú trọng phương pháp và nhân
lực, linh động trong chiến lược sao cho phù hợp [69].
1.4.2 Nội dung giáo dục NB tự chăm sóc dẫn lưu Kehr cần thực hiện
Nghiên cứu viên sẽ thực hiện giáo dục kiến thức theo cấu trúc tài liệu soạn sẵn
( phụ lục 2) và hướng dẫn thực hành chăm sóc ống dẫn lưu theo bảng kiểm. Nội dung
cụ thể bao gồm: giải thích về giải phẩu và chức năng của đường dẫn mật, giải thích
khái niệm và cách hoạt động của ống dẫn lưu Kehr, chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh
hoạt chung, chế độ vận động và tư thế an tồn khi có ống dẫn lưu, cách theo dõi lượng
dịch mật và phát hiện sớm biến chứng, hướng dẫn và làm mẫu các bước chăm sóc
ống dẫn lưu và vùng da xung quanh [41], [66], [63], [65], [68], [67].

.


.

16


1.5. Các nghiên cứu liên quan
Mở ống mật chủ lấy sỏi – đặt ODL Kehr là một phẫu thuật ngoại khoa kinh
điển đã áp dụng hơn một thế kỷ qua với những kết quả khả quan nhằm mục đích lấy
hết sỏi đường mật, tạo lưu thơng mật ruột. Đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu việc
đặt ODL Kehr sau mổ sỏi đường mật và các yếu tố nguy cơ liên quan đến sỏi sót như
Nguyễn Đức Ninh, Nguyễn Dương Quang, Đỗ Kim Sơn, Zhang JF và cộng sự [8],
[24], [44]. Các thủ thuật kết hợp với mở ống mật chủ lấy sỏi: phẫu thuật nối mật ruột,
phẫu thuật mở nhu mô gan lấy sỏi, phẫu thuật cắt gan để điều trị sỏi mật.
Trong thời đại khoa học kĩ thuật tiên tiến hiện nay, cùng với sự phát triển của
phẫu thuật nội soi– phẫu thuật ít xâm hại, phẫu thuật nội soi ống mật chủ lấy sỏi đã
được áp dụng nhiều cả trên thế giới cũng như ở Việt Nam [10], [9]. Với phẫu thuật
nội soi ống mật chủ lấy sỏi đã giúp cho bệnh nhân sớm được ăn uống và sinh hoạt
gần như bình thường, cải thiện rất đáng kể chất lượng cuộc sống [35],[6], [17]. Tuy
nhiên phương pháp phẫu thuật nội soi vẫn có những hạn chế như: rị mật, tổn thương
thành mật, chít hẹp đường mật…[14], [7]. Trong cả hai phương pháp mổ hở và nội
soi thì ODL Kehr vẫn được sử dụng [37], [62], [43], [1], [11]. Một số nghiên cứu
bàn về vấn đề dẫn lưu Kehr cho thực sự cần thiết hay thay thế vai trò của ống Kehr
bằng ODL khác như ống Nelaton, Pigtail… [29], [50], [42], [57], [33].
Ngoài ra, trên thế giới cũng như Việt Nam đã có nhiều tác giả khâu kín ống
mật chủ không đặt ODL Kehr sau khi lấy sỏi, các tác giả cho rằng tiến hành khâu kín
ống mật chủ kỳ đầu an toàn, hiệu quả như đặt ODL Kehr, rút ngắn thời gian nằm
viện, khơng có các tai biến, biến chứng của ống Kehr [32], [31], [53]. Bên cạnh
những ưu điểm, phương pháp này vẫn có hạn chế chỉ khâu kín OMC khi thỏa các
điều kiện: khơng có sỏi trong gan, khơng cịn sót sỏi khi soi đường mật hoặc chụp
mật trong mổ, đầu ống soi đường mật đưa được xuống tá tràng, đường mật không
viêm, dịch mật khơng có mủ và giả mạc [16]. Do vậy, dù có nhiều phương pháp điều
trị mới, đặt ODL Kehr vẫn là phương pháp có giá trị đến ngày nay.

.



.

17

Dẫn lưu đường mật Kehr là một trong những phương pháp hiệu quả cho giải
áp mật điều trị sỏi đường mật. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước
về các biến chứng dẫn lưu đường mật và dẫn lưu nói chung liên quan đến q trình
chăm sóc hậu phẫu cũng như tại nhà và hiệu quả của chương trình GDSK NB đã
mang lại nhiều lợi ích cho NB trong thời gian tại viện và cả khi xuất viện về nhà.
Trên thế giới:
Tại cộng hòa Czech, năm 2014 Kothaj và cộng sự nghiên cứu về biến chứng
sau khi dẫn lưu đường mật. Nghiên cứu được thực hiện trên 151 NB có dẫn lưu đường
mật được nhập viện tại khoa Phẫu thuật bệnh viện FD Roosevelt Banska Bystrica.
Kết quả của nghiên cứu là các biến chứng sau phẫu thuật: tắc ống thông ở 6,6%, viêm
phúc mạc đường mật trong 2%, nhiễm trùng huyết với 3,3% và xuất huyết ở 4,6% tất
cả NB, tỷ lệ tử vong liên quan trực tiếp đến thủ tục dẫn lưu đường mật là 0,66%. Kết
luận của nghiên cứu cho rằng các biến chứng này không chỉ xảy ra tại bệnh viện mà
cũng xảy ra trong q trình chăm sóc tại nhà của NB. Việc rửa ống thông nên được
đưa vào danh mục các quy trình chăm sóc tại nhà [45].
Tại Brazil, năm 2013 nhóm tác giả Marcella Tardeli Eesteves và cộng sự
nghiên cứu thực hiện can thiệp giáo dục NB tự quản lý dẫn lưu trong giai đoạn hậu
phẫu tại khoa nội trú và phòng khám ngoại trú của Bệnh viện São Paulo. Nghiên cứu
viên tiến hành chương trình can thiệp GDSK trên kiến thức thực hành tự chăm sóc
ODL của NB. Việc đánh giá được thực hiện sau hướng dẫn lý thuyết chỉ ra rằng
51,9% người bệnh đã mơ tả trình tự các bước cần thực hiện liên quan đến việc chăm
sóc ODL và sau đào tạo thực hành 85,4% NB thực hiện đúng các bước của quy trình
kỹ thuật chăm sóc ODL. Kết quả thu được cho thấy tầm quan trọng của GDSK trong
kế hoạch xuất viện, giúp NB trong việc tiếp thu các kỹ năng mới, nhằm giảm sự xuất

hiện của các biến chứng có thể phịng ngừa và cung cấp các yếu tố để cải thiện chất
lượng chăm sóc trên NB phẫu thuật có mang ODL về nhà [55].
Tại Việt Nam:
Trần Việt Tiến và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu “Một số nhận xét về chăm
sóc dẫn lưu Kehr trên bệnh nhân sau phẫu thuật sỏi ống mật chủ tại khoa Ngoại bệnh

.


.

18

viện tỉnh Nam Định [26]” nghiên cứu mô tả lại những đặc điểm của người bệnh.
Trong lĩnh vực chăm sóc điều dưỡng đối với người bệnh có dẫn lưu Kehr, năm 2011
Vũ Tuyết Nhung nghiên cứu về phương pháp chăm sóc, theo dõi dẫn lưu Kehr trong
phẫu thuật sỏi mật nhằm đánh giá kết quả chăm sóc ODL Kehr của điều dưỡng ở
bệnh nhân phẫu thuật sỏi mật tại bệnh viện Bạch Mai [16].
Năm 2013 Nguyễn Thị Minh Thư thực hiện nghiên cứu đánh giá kiến thức và
thực hành của điều dưỡng đối với việc chăm sóc người bệnh có đặt ODL Kehr tại
bệnh viện đa khoa Đồng Tháp [24] với kết quả tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đúng
khi chăm sóc người bệnh có đặt ODL Kehr ở mức độ khá 67,3 %, tỷ lệ điều dưỡng
thực hành đúng theo bảng kiểm khi chăm sóc người bệnh có ODL Kehr là 61,5 ;có
sự khác biệt có ý nghĩa thông kê về mối liên quan giữa kiến thức đúng và thực hành
đúng của điều dưỡng khi chăm sóc người bệnh có đặt ODL Kehr. Tuy nhiên trong
nghiên cứu vai trị của người bệnh đối với việc tự chăm sóc ODL Kehr chưa được
đánh giá.
Về hiệu quả của công tác GDSK, đã có nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả
của chương trình GDSK nâng cao kiến thức và thực hành của người bệnh. Năm 2018
Phạm Nguyễn Hồng Phúc đã thực hiện nghiên cứu hiệu quả của chương trình GDSK

người bệnh tự chăm sóc bàn chân đái tháo đường típ 2, với kết quả cho thấy kiến thức
sau chương trình GDSK cao hơn trước khi giáo dục, cụ thể là kiến thức từ 17,8% tăng
lên đến 76,7% sau GDSK với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001[20].
Nghiên cứu của Phạm Thị Thanh Thúy (2018) đánh giá hiệu quả của hướng dẫn người
bệnh sử dụng bình xịt định liều với tỷ lệ người bệnh thực hiện đúng kỹ thuật trước
can thiệp là 32,4% thấp hơn 82,4% sau can thiệp [25]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị
Kim Thành (2019) chỉ ra hiệu quả của chương trình GDSK giúp nâng cao kiến thức
và thực hành chăm sóc rốn với tổng điểm thực hành chung trước can thiệp chiếm tỷ
lệ 10,3% sau can thiệp tăng lên 94,1% sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001
[23]. Tuy nhiên trong nghiên cứu về hiệu quả của chương trình GDSK người bệnh
sỏi đường mật trong lĩnh vực tự chăm sóc dẫn lưu Kehr cịn hạn chế.

.


×