.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------
LÊ THỊ KIM PHẤN
KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ VỀ NGỪA THAI
SAU SINH CỦA SẢN PHỤ CHO CON BÚ SỮA MẸ
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
Thành Phố Hồ Chí Minh - Năm 2020
.
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------
LÊ THỊ KIM PHẤN
KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ VỀ NGỪA THAI
SAU SINH CỦA SẢN PHỤ CHO CON BÚ SỮA MẸ
Chuyên ngành: ĐIỀU DƯỠNG
Mã số: 8720301
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN NGỌC THOA
GS.TS. SARA JARRETT
Thành Phố Hồ Chí Minh - Năm 2020
.
.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là luận văn do tôi trực tiếp thực hiện. Các số liệu và thơng
tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung thực và khách quan; kết quả
nghiên cứu chưa từng được cơng bố trong bất kì cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn
Lê Thị Kim Phấn
.
.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH - VIỆT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................ 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Đặc điểm của tránh thai sau sinh.....................................................................4
1.2. Tình hình tránh thai sau sinh trên thế giới và tại Việt Nam ..........................10
1.3. Kiến thức và thái độ về tránh thai sau sinh ...................................................11
1.4. Giới thiệu các BPTT .....................................................................................12
1.5. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................18
1.6. Vận dụng học thuyết điều dưỡng vào nghiên cứu ........................................19
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............. 22
2.1. Đối tượng và thiết kế nghiên cứu ..................................................................22
2.2. Phương pháp chọn mẫu .................................................................................23
2.3. Thu thập số liệu .............................................................................................23
2.4. Xử lý và quản lý số liệu ................................................................................27
2.5. Liệt kê và định nghĩa các biến số nghiên cứu ...............................................28
2.6. Y đức trong nghiên cứu .................................................................................34
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 35
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .............................................................35
3.2. Kiến thức về tránh thai sau sinh của sản phụ có cho con bú sữa mẹ ............37
3.3. Thái độ về ngừa thai sau sinh của SP cho con bú sữa mẹ.............................41
.
.
3.4. Mối liên quan giữa các đặc điểm của SP với kiến Thức tốt về ngừa thai sau
sinh ...............................................................................................................43
3.5. Mối liên quan giữa các đặc điểm của SP với thái độ tốt về ngừa thai sau sinh
45
3.6. Mối liên quan giữa kiến thức tốt với thái độ tốt về ngừa thai sau sinh.........47
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 48
4.1. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu ...........................................................48
4.2. Đặc điểm của đối tượng tham gia nghiên cứu ..............................................49
4.3. Kiến thức tránh thai sau sinh của sản phụ có cho con bú sữa mẹ .................54
4.4. Thái độ tránh thai sau sinh của sản phụ có cho con bú sữa mẹ ....................59
4.5. các yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ về ngừa thai sau sinh ............60
4.6. Thuận lợi và khó khăn trong Nghiên cứu .....................................................61
4.7. Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................62
4.8. Tính ứng dụng của nghiên cứu......................................................................62
KẾT LUẬN .........................................................................................................63
KIẾN NGHỊ ........................................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1: Bộ câu hỏi khảo sát
Phụ lục 2: Thông tin dành cho sản phụ và đồng thuận tham gia nghiên cứu.
Phụ lục 3: Danh sách đối tượng tham gia nghiên cứu.
Phụ lục 4: Chấp thuận của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Đại học
Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Phụ lục 5: Kết luận của Hội đồng đánh giá luận văn Thạc sĩ
Phụ lục 6: Nhận xét của phản biện 1 và 2
Phụ lục 7: Giấy xác nhận bổ sung sửa chữa luận văn.
Phụ lục 8: Hình ảnh lấy mẫu nghiên cứu tại khoa sản G - Bệnh viện Từ Dũ.
.
.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
BPTT
Biện pháp tránh thai
DCTC
Dụng cụ tử cung
GDSK
Giáo dục sức khỏe
KHGĐ
Kế hoạch gia đình
KTC
Khoảng tin cậy
SP
Sản phụ
Tp.HCM
Thành Phố Hồ Chí Minh
TIẾNG ANH
AIDS
Acquired Immunodeficiency Syndrome
DMPA
Depot Medroxygen Progesteron Acetat
HIV
Human Immunodeficiency Virus
LAM
Lactational Amenorrhea Method
LASDS
Long Acting Steroid Delivery Systems
NET-EN
Norethisteron enantat
UNICEF
United Nations International Children's Emergency Fund
WHO
World Health Organization
.
.
BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH - VIỆT
Acquired Immunodeficiency Syndrome
Hội chứng suy giảm miễn dịch
Confidence interval
Khoảng tin cậy
Depot Medroxygen Progesteron Acetat
Thuốc tiêm tránh thai DMPA
Fisher's exact test
Kiểm định chính xác Fisher
Human Immunodeficiency Virus
Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người
Lactational Amenorrhea Method
Phương pháp cho con bú vô kinh
Long-Acting Steroid Dilivery System
Biện pháp tránh thai dạng phóng thích
tác dụng kéo dài
Norethisteron enantat
Thuốc tiêm tránh thai NET-EN
P-value
Giá trị P
United Nations International Children's Emergency Fund
Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc
World Health Organization
.
Tổ chức y tế thế giới
.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Liệt kê và định nghĩa các biến số trong nghiên cứu ………………… 28
Bảng 2.2: Liệt kê các biến số kiến thức ngừa thai sau sinh ………...........…...... 30
Bảng 2.3: Liệt kê các biến số thái độ ngừa thai sau sinh ………...…………...... 32
Bảng 3.1: Đặc điểm về dân số xã hội của đối tượng nghiên cứu ………….…… 36
Bảng 3.2: Kiến thức đúng về thời gian sớm nhất có thể có thai lặp lại sau sinh và
khoảng cách giữa các lần sinh …………….……………..……..…… 38
Bảng 3.3: Kiến thức đúng cho mỗi BPTT……………………….….....……….. 39
Bảng 3.4: Thái độ đúng đối với từng BPTT ……... …………..……………….. 41
Bảng 3.5: Mối liên quan giữa đặc điểm của SP và kiến thức chung về ngừa thai
sau sinh ……………..……………………………………….…….... 43
Bảng 3.6: Mối liên quan giữa đặc điểm SP và thái độ ngừa thai sau sinh …...… 45
Bảng 3.7: Mối liên quan giữa kiến thức chung với thái độ chung về ngừa thai sau
sinh.…………………………………………………………………. 47
.
.
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH
Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ rụng trứng theo thời gian sau sinh ở phụ nữ cho con bú và không
cho con bú ………………………………………………...………. 7
Biểu đồ 1.2. Tỷ lệ ngừa thai theo khu vực từ 1970 đến 2030 ………………...... 11
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ kiến thức về ngừa thai sau sinh của SP có cho con bú mẹ …. 40
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ thái độ về ngừa thai sau sinh của SP cho con bú sữa mẹ …... 42
Sơ đồ 1.1: Ứng dụng mơ hình học thuyết Pender trong nghiên cứu ……...……. 21
Sơ đồ 2.1. Quy trình lấy mẫu ……………………………….…………………. 26
Hình 1.1: Mặt cắt ngang của thân tử cung vào những thời điểm khác nhau sau
khi sinh……………………………………………………………. 4
Hình 1.2: Cổ tử cung thường gặp của phụ nữ chưa sinh con và cổ tử cung của phụ
nữ đã sinh con…………. ……………………………...……………... 5
Hình 1.3: Các BPTT hiện đại……………………………….…………………...12
Hình 1.4: Các loại DCTC chứa đồng ……………………...………………….... 13
.
.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phụ nữ có kiến thức và thái độ tốt về tránh thai là hết sức cần thiết, đặc biệt
trên đối tượng sản phụ (SP) sau sinh có cho con bú mẹ. Bởi ngoài việc ngăn ngừa
mang thai lại sớm sau sinh ngồi ý muốn, có kiến thức và thái độ tốt về tránh thai
còn giúp SP lựa chọn và áp dụng biện pháp tránh thai (BPTT) phù hợp, lâu dài.
Nhờ đó, các cặp vợ chồng có thể chủ động sinh đủ số con như ý muốn, khoảng
cách sinh an toàn, phù hợp với sinh lý cũng như điều kiện xã hội.
Sau sinh, các SP thường sẽ trì hỗn giao hợp một vài tháng để họ có thể tận
hưởng khoảng thời gian nghỉ ngơi tự nhiên. Tuy vậy, thời gian kiêng khem này
đôi khi không được tôn trọng, dẫn đến nguy cơ mang thai lại sớm sau sinh và hầu
hết SP hiếm khi sẵn sàng tiếp tục mang thai lại ngay lập tức [48]. Nghiên cứu của
Byrd JE và cộng sự cho thấy, trung bình các cặp vợ chồng sẽ tiếp tục giao hợp trở
lại ở thời điểm khoảng 7 tuần sau sinh [30]. Mặc khác, nghiên cứu tổng quan hệ
thống của Emily Jackson và Anna Glasier chỉ ra rằng, đa số phụ nữ sau sinh sẽ
không rụng trứng cho đến ít nhất 6 tuần hậu sản nhưng trứng sẽ rụng lần đầu tiên
trong khoảng từ 45 đến 94 ngày sau sinh con, một vài trường hợp rụng trứng có
thể bắt đầu lại sớm hơn [44]. Điều này nhấn mạnh rằng, ngừa thai nên được bắt
đầu kịp thời và phù hợp nhằm ngăn ngừa mang thai lặp lại sớm sau sinh [53].
Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy, khả năng sinh sản của phụ nữ có thể sớm
trở lại nếu khơng có kiến thức tốt để tránh thai sau sinh [42], [69], [29], [70].
Mang thai lặp lại nhanh chóng sau sinh, ngoài kế hoạch liên quan tới kết cục
bất lợi cho mẹ và con như thiếu máu, sinh non, con nhẹ cân [13], [33], [66] hay
nguy cơ kết cuộc bằng việc phá thai [17], [35]. Bên cạnh đó, đứa trẻ vừa được sinh
ra cũng khơng được chăm sóc tốt so với con của các bà mẹ không mang thai lại
quá sớm. Cơ thể mẹ chưa phục hồi, với áp lực nuôi con nhỏ, kèm thêm việc mang
thai trở lại sẽ gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người
phụ nữ. Việc mang thai ngoài ý muốn ngay sau khi sinh phần lớn là do các SP
.
1
.
không áp dụng BPTT, tránh thai chưa đúng hoặc sử dụng BPTT chưa phù hợp bởi
họ thiếu kiến thức về ngừa thai [8], [12], [14].
Tư vấn về kế hoạch gia đình (KHGĐ) sau sinh hiện được coi là một nội
dung bắt buộc trong chăm sóc hậu sản; tuy vậy, hiệu quả hiếm khi được kiểm tra
đánh giá. Một vài nghiên cứu khảo sát đã chỉ ra rằng, phụ nữ có thể muốn thảo
luận về BPTT trong thời gian mang thai và trước khi xuất viện, nhưng hai phần ba
số phụ nữ này không được đáp ứng [59], [51], [45]. Và nếu điều này được cải
thiện, tỉ lệ phụ nữ sau sinh sử dụng BPTT sẽ tăng lên [51]. Do đó, tư vấn KHGĐ
cho SP nhằm cung cấp kiến thức và thái độ đúng về ngừa sau sinh là rất quan trọng
[42], bởi sẽ giúp họ có thể tránh được các thai kỳ không mong muốn và khoảng
cách giữa các lần mang thai khơng q gần nhau. Từ đó, họ có thể nuôi dạy con
cái tốt hơn và chất lượng cuộc sống được nâng cao.
Bệnh viện Từ Dũ - thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) là một trong những
bệnh viện chuyên ngành sản phụ khoa lớn nhất khu vực phía Nam. Năm 2019, có
67.000 trẻ được sinh ra tại Từ Dũ. Khoa Hậu Sản G là một trong những khoa mà
SP sau sinh ngả âm đạo được chuyển đến, trung bình mỗi ngày có khoảng 25 SP
nhập vào khoa. Bên cạnh các theo dõi và chăm sóc sau sinh, cơng tác GDSK cho
các SP bao gồm hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ, hướng dẫn theo dõi - chăm sóc
trẻ sơ sinh, hướng dẫn về KHGĐ … cũng được thực hiện. Tuy vậy, kiến thức, thái
độ về tránh thai an toàn và phù hợp trong năm đầu sau sinh của các SP có cho con
bú sữa mẹ tại đây chưa được nghiên cứu đánh giá. Vậy câu hỏi đặt ra là: Kiến
thức, thái độ và những yếu tố liên quan đến tránh thai sau sinh của SP sinh
ngả âm đạo có cho con bú sữa mẹ ở khoa sản G bệnh viện Từ Dũ là như thế
nào? Từ đó có cái nhìn tổng quan về tình hình tránh thai của phụ nữ, có thể rút
kinh nghiệm làm tốt hơn cơng tác tư vấn KHGĐ sau sinh cho các SP trong thời
gian nằm viện, góp phần giảm tỷ lệ phụ nữ mang thai lặp lại sớm sau sinh và ngoài
kế hoạch.
.
2
.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Khảo sát kiến thức, thái độ và các yếu tố liên quan đến ngừa thai sau sinh của SP
sinh ngả âm đạo, cho con bú sữa mẹ tại khoa Hậu sản G - Bệnh viện Từ Dũ.
Mục tiêu cụ thể
1. Xác định tỷ lệ kiến thức tốt về ngừa thai sau sinh của SP sinh ngả âm đạo,
cho con bú sữa mẹ.
2. Xác định tỷ lệ thái độ tốt về ngừa thai sau sinh của SP sinh ngả âm đạo, cho
con bú sữa mẹ.
3. Xác định các yếu tố liên quan đến kiến thức tốt và thái độ tốt về ngừa thai
sau sinh của SP sinh ngả âm đạo, có cho con bú sữa mẹ.
.
3
.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRÁNH THAI SAU SINH
1.1.1. Sinh lý tử cung thời kỳ hậu sản
Mặc dù tử cung là cơ quan chịu tác động nhiều nhất của q trình mang thai
nhưng có khả năng hồi phục lại rất nhanh sau khi sinh. Bình thường, tử cung bắt
đầu co hồi ngay sau khi bánh nhau được sổ ra ngồi, với tốc độ trung bình
1cm/ngày. Đến tuần thứ 2 sau sinh, tử cung khơng cịn sờ được trên thành bụng.
Tử cung sẽ trở về kích thước như trước khi mang thai ở thời điểm khoảng 6 - 8
tuần sau sinh do lớp cơ tử cung mỏng dần bởi sự đàn hồi và một số sợi cơ thối
hóa mỡ rồi tiêu đi. Niêm mạc tử cung dần được tái tạo, đến khoảng sau sinh 6
tuần, lớp niêm mạc bong ra tạo nên thời kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Ở những SP cho
con bú mẹ hoàn toàn, kinh nguyệt có thể quay lại chậm hơn [61]. Cổ tử cung sau
sinh biến dạng từ hình trịn thành hình dẹt và thường hé mở.
17 ngày sau sinh
Ngay sau sinh
8 ngày sau sinh
24 ngày sau sinh
8 giờ sau sinh
14 ngày sau sinh
3 tháng sau sinh
Hình 1.1: Mặt cắt ngang của thân tử cung vào những thời điểm khác nhau sau
khi sinh. (Vẽ lại từ Williams, 1931.)
Nguồn: The Puerperium | Obgyn Key obgynkey.com
.
4
.
Hình 1.2: Cổ tử cung thường gặp của phụ nữ chưa sinh (A) và
cổ tử cung của phụ nữ đã sinh con (B).
Nguồn: The Puerperium | Obgyn Key obgynkey.com
1.1.2. Sinh lý tiết sữa, vơ kinh và rụng trứng
Khi có thai, nhau tiết ra nhiều Estrogen và Progesterone. Estrogen tác động
lên sự phát triển của hệ thống ống dẫn sữa. Progesterone tác động lên sự phát triển
của các tiểu thùy và nang tuyến sữa. Sau khi sinh, nồng độ hai kích thích tố trên
giảm xuống. Lúc này sự tiết sữa được điều khiển và duy trì bởi 2 nội tiết tố chính
là Prolactin và Oxytocin. Khi trẻ mút vú sẽ tạo nên xung động thần kinh truyền
lên não, kích thích thùy trước tuyến yên tiết ra Prolactin. Chất này vào máu đến
tuyến vú kích thích các tế bào tiết sữa tiết ra sữa. Động tác mút vú của trẻ cũng
tạo nên một phản xạ thần kinh kích thích thùy sau tuyến yên tiết ra Oxytocin.
Oxytocin vào máu đến tuyến vú làm co thắt các tế bào cơ trơn, tống sữa theo các
ống dẫn sữa đến các xoang sữa [6].
Trên lâm sàng rất khó để gán một ngày cụ thể là chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên
sau sinh. Khoảng thời gian vô kinh của các SP trải qua sẽ khác nhau tùy thuộc vào
việc nuôi con bằng sữa mẹ của họ. Thời gian rụng trứng phụ thuộc vào biến đổi
sinh học cá nhân và cường độ của bú mẹ. Tuy nhiên, sự rụng trứng ở SP cho con
bú sẽ ít thường xuyên hơn nhiều so với những người không cho con bú. Ở những
SP cho con bú, sự rụng trứng chịu ảnh hưởng bởi mức độ bú mẹ và hiệu quả mút
vú mẹ của trẻ. Chu kì kinh nguyệt đầu tiên có thể xảy ra vào tháng thứ hai hay
muộn vào tháng thứ 18 sau sinh. Nhờ đó, hiệu quả tránh thai có thể kéo dài hơn
.
5
.
bởi bú mẹ làm tăng nồng độ Prolactin trong máu, ức chế rụng trứng xảy ra [61].
Tuy vậy, sự gia tăng Prolactin trong máu ở những SP cho con bú liên quan không
rõ ràng đến việc ức chế khả năng sinh sản trong giai đoạn sau khi sinh [71]. Theo
nghiên cứu của Lê Nguyễn Anh Thi, năm 2003 tại Long An, có tới 12,6% SP đang
cho con bú có kinh trở lại vào tháng đầu tiên sau sinh, tháng thứ hai sau sinh tỉ lệ
này là 38,9% [10]. Một nghiên cứu khác ở Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh
(Tp.HCM) cho biết thời gian có kinh lại trung bình của phụ nữ sau sinh là 2,98
tháng [22]. Campbell và Gray (1993) đã phân tích mẫu nước tiểu hàng ngày để
xác định thời gian rụng trứng ở 92 phụ nữ cho con bú, nghiên cứu chỉ ra rằng, rụng
trứng sẽ chậm được nối lại nhưng khơng thực sự ngăn chặn nó xảy ra khi trẻ bú
mẹ [31]. Ngoài ra, nghiên cứu của họ cịn có những phát hiện khác như sau:
- Sự rụng trứng sau khi sinh thường được đánh dấu bởi sự trở lại của kinh
nguyệt bình thường.
- Cho con bú kéo dài 15 phút/lần, ít nhất bảy lần trong ngày sẽ trì hỗn nối lại
rụng trứng.
- Sự rụng trứng có thể xảy ra mà khơng thấy xuất hiện kinh nguyệt.
- Xuất hiện kinh nguyệt có thể khơng có rụng trứng.
- Nguy cơ mang thai ở phụ nữ cho con bú mẹ hoàn toàn là khoảng 4 %.
Mặc dù chiếm tỉ lệ thấp, mang thai vẫn có thể xảy ra trong khoảng thời gian
kinh giả lúc 6 tuần của hậu sản. Những phụ nữ hoạt động tình dục trở lại sớm sau
sinh không mong muốn mang thai nên bắt đầu ngừa thai sớm. Thời điểm khả năng
sinh sản trở lại có thể thay đổi và khơng thể đốn trước, phụ nữ có thể mang thai
trước khi kinh nguyệt có lại [72].
Đối với những SP không cho con bú, mang thai lặp lại có thể xảy ra sớm
trước khi kinh nguyệt xuất hiện trở lại, thời gian này có thể dưới 6 tuần [44] hoặc
trong vòng 6 - 8 tuần hậu sản [61]. Một số ít phụ nữ có kinh nguyệt khơng liên
tục, lượng ít đến trung bình trong giai đoạn sớm sau khi sinh, sự rụng trứng thường
xảy ra khoảng 5 - 11 tuần, trung bình lúc 7 tuần [31].
.
6
.
Tỉ lệ
rung
trứng
(%)
Cho con bú
Không cho con bú
Số tuần hậu sản
Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ rụng trứng theo thời gian sau sinh ở phụ nữ cho con bú và
không cho con bú.
(Nguồn: Volume 169, Number I Am J Obstet Gynecol)
1.1.3. Quan hệ tình dục trở lại sau sinh
Cam kết kiêng cữ quan hệ tình dục dường như vững chắc ở hầu hết những
phụ nữ sau sinh khi được hỏi về BPTT họ dự định áp dụng. Tuy nhiên, một số cặp
vợ chồng khó khăn để xác định thời gian kiêng cử, dẫn tới cam kết thường sớm bị
phá vỡ. Khơng có quy định chuẩn nào về thời điểm giao hợp lại sau khi sinh, thời
điểm này được ghi nhận tùy tác giả. Ở Việt Nam, theo “Hướng dẫn chuẩn quốc
gia về các dịch vụ chăm sóc Sức khỏe sinh sản” của Bộ y tế năm 2016 khuyến
cáo, phụ nữ nên tránh quan hệ tình dục lại trong vịng 6 tuần đầu sau sinh vì dễ
sang chấn, nhiễm khuẩn [5]. Tuy nhiên, Byrd J. E và cộng sự đã chỉ ra rằng, một
phần năm phụ nữ ở mọi lứa tuổi sẽ tiếp tục hoạt động tình dục lại trước 4 tuần sau
sinh [30]. Ngoài ra, nghiên cứu của Glazener đã cho thấy, phụ nữ giao hợp lại
trong tám tuần đầu tiên sau khi sinh được báo cáo là 53% và thời gian trung bình
để khởi động lại quan hệ tình dục là sáu tuần [41]. Kelly và các cộng sự (2005)
báo cáo rằng vào tháng thứ ba sau sinh, 58% thanh thiếu niên đã nối lại quan hệ
.
7
.
tình dục, nhưng chỉ có 80 % trong số đó là sử dụng BPPT [46]. Theo nghiên cứu
của Laura Britton, năm 2020, tại phịng khám sản khoa ở Đơng Nam Hoa Kỳ,
trong khoảng thời gian 6 - 8 tuần sau khi sinh, gần một nửa (49%, n = 27) những
người tham gia nghiên cứu đã nối lại hoạt động tình dục sau sinh. Tuy nhiên, hầu
hết (95%, n = 52) khơng mong muốn mang thai lại trong vịng 18 tháng tới [47].
Tuy vậy, có một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quan hệ tình dục sau
sinh cũng đã được ghi nhận, bao gồm đau tầng sinh môn, những thay đổi hình thể,
mệt mỏi và lo sợ thai kỳ [41]. Có 42% SP đã báo cáo đau trong tuần đầu tiên sau
khi sinh, 22% trong tám tuần đầu tiên, và 10% trong thời gian tiếp theo. Đau dai
dẳng sau tám tuần có liên quan chặt chẽ với trợ giúp sinh ngả âm đạo [41].
1.1.4. Tầm quan trọng của tránh thai sau sinh
Khoảng thời gian từ khi sinh đến khi mang thai lặp lại ít hơn 12 tháng có
khả năng tiềm tàng nhiều nguy cơ bất lợi cho cả bà mẹ và trẻ sơ sinh, thậm chí cho
đứa trẻ vừa được sinh ra trước đó. Các nguy cơ khơng an toàn này bao gồm phá
thai, thiếu máu, sinh non, sinh con nhẹ cân [40], [56]. Những đứa trẻ có khoảng
cách sinh quá gần cũng làm tăng khả năng thiếu dinh dưỡng mãn tính, phát triển
cịi cọc và tăng tỷ lệ tử vong sơ sinh [32], [63] bởi một phần do khơng được chăm
sóc tốt so với con của các bà mẹ không mang thai lại quá sớm. Những bà mẹ có
khoảng cách giữa 2 lần sinh dưới 24 tháng sẽ có nguy cơ sanh con nhẹ cân cao
gấp 5 lần những bà mẹ có khoảng cách giữa 2 lần sanh từ 24 tháng – 59 tháng
[38], [65]. Tương tự, trọng lượng trẻ sơ sinh những bà mẹ có khoảng cách giữa 2
lần sinh đủ dài sẽ nặng hơn những bà mẹ có khoảng thời gian giữa 2 lần sinh ngắn
[39]. Cơ thể mẹ chưa phục hồi, áp lực nuôi con nhỏ, kèm thêm việc mang thai trở
lại có ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người phụ nữ.
Theo báo cáo của liên minh toàn cầu bao gồm UNICEF và WHO, mỗi năm
có gần 30 triệu trẻ sơ sinh được sinh ra quá sớm, quá nhỏ, hoặc trở nên bệnh tật
và cần nhu cầu chăm sóc chun mơn để tồn tại [76]. Ước tính có khoảng 15 triệu
em bé được sinh ra trước 37 tuần mang thai và con số này đang tăng lên [78]. Theo
.
8
.
ghi nhận của WHO năm 2018, tỷ lệ trẻ sinh non tháng ở hơn 184 quốc gia khoảng
từ 5% đến 18% [77]. Tỷ lệ này ở các nước có thu nhập thấp và trung bình là (12%),
khoảng 9% ở các quốc gia phát triển. Theo thống kê năm 2015, hơn một triệu trẻ
em chết mỗi năm do các biến chứng của sinh non. Ba phần tư số trẻ sống sót nhờ
các biện pháp can thiệp hiện đại và chi phí cao. Những trẻ sinh non còn sống sẽ
phải đối mặt với một cuộc đời tàn tật, bao gồm khuyết tật học tập, các vấn đề thị
giác và thính giác [2], [77].
Mang thai lại sớm sau sanh là không mong đợi đối với hầu hết phụ nữ, vì
vậy họ có thể đi đến quyết định phá thai [35]. Theo ghi nhận của WHO năm 2019,
từ 2010 - 2014, trung bình có khoảng 56 triệu ca nạo phá thai xảy ra trên toàn thế
giới mỗi năm. Cứ 1000 phụ nữ trong độ tuổi từ 15 - 44 thì có 35 trường hợp nạo
phá thai. Tỷ lệ nạo phá thai cao tập trung ở các quốc gia đang phát triển nhiều hơn
khu vực các nước phát triển [75].
Trang web của Bệnh viện Từ Dũ cho biết, theo ghi nhận của Tổ chức Y tế
Thế giới, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ phá thai cao nhất Đông Nam Á và đứng
thứ 5 trên thế giới (sau Trung Quốc, Nga, Hoa Kỳ và Ukraina) [2]. Bộ Y Tế Việt
Nam cũng cho biết, mỗi năm cả nước có khoảng 250.000-300.000 ca phá thai được
báo cáo chính thức. Trong những năm gần đây, với tổng số trẻ được sinh ra mỗi
năm từ 60.000 - 65.000 ca tại Bệnh viện Từ Dũ thì số liệu phá thai ngoài ý muốn
ghi nhận được gần 50.000 trường hợp. Số ca phá thai ngoài kế hoạch ghi nhận
được cũng tăng dần qua mỗi năm (2016: 18.987 ca; 2017: 19.108 ca; 6 tháng đầu
năm 2018: 9245 ca) [2]. Còn theo thống kê niên giám năm 2018, số ca nạo phá
thai trước 7 tuần và sau 7 tuần lần lượt là 150.609 và 58.276 trường hợp, chiếm
13,8% /mỗi 100 trẻ được sinh ra cịn sống [3].
Do vậy, có kiến thức và thái độ tốt về ngừa thai, trong đó có ngừa thai sau
sinh, để lựa chọn BPTT an toàn và phù hợp sẽ ngăn ngừa mang thai ngồi mong
muốn, góp phần giảm tỷ lệ trẻ sinh non, hạ thấp nguy cơ phá thai và gián tiếp tránh
được các tác hại của phá thai. Tránh thai tốt sau sinh còn giúp phụ nữ có đủ thời
.
9
.
gian phục hồi sức khỏe, có cơ hội phát triển năng lực bản thân, tham gia các hoạt
động kinh tế, chính trị nhằm nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội.
1.2. TÌNH HÌNH TRÁNH THAI SAU SINH TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI
VIỆT NAM
Trên toàn cầu, ước tính khoảng 300.000 ca tử vong mẹ xảy ra hàng năm do
nguyên nhân liên quan đến thai nghén, trong đó gần 75% là do khơng ngừa thai.
Ở những quốc gia đang phát triển, hàng năm có khoảng 55 triệu phụ nữ không sử
dụng BPTT đã xảy ra mang thai ngoài ý muốn; 25 triệu khác là kết quả của sử
dụng các BPTT khơng chính xác hoặc khơng phù hợp. Sự thất bại trong kế hoạch
mang thai có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của gia đình nói chung, sức khỏe
của bà mẹ và trẻ em.
Trong số 1,9 tỷ các phụ nữ nhóm tuổi sinh sản (15-49 tuổi) trên tồn thế
giới vào năm 2019, có tới 1,1 tỷ có nhu cầu KHGĐ; trong số này, 842 triệu đang
sử dụng BPTT và 270 triệu có nhu cầu tránh thai nhưng chưa được đáp ứng [74].
Theo WHO, tồn thế giới có 63% phụ nữ ở tuổi sinh sản kết hôn hoặc chưa
kết hơn có quan hệ tình dục đã sử dụng một số hình thức ngừa thai hiện đại hoặc
BPTT truyền thống [73]. Tuy nhiên, ở châu Phi (36 %) tỉ lệ này thấp hơn nhiều so
với các khu vực lớn khác trên thế giới. Một nghiên cứu vào tháng 5 - 2019 ghi
nhận, tỉ lệ sử dụng BPTT hiện đại sau sinh ở Ethiopia – một quốc gia thuộc Châu
Phi là 73,9% [55]. Tỉ lệ phụ nữ ở tuổi sinh sản có sử dụng BPTT tăng dần từ 58%
ở châu Đại Dương đến khoảng 75 % ở Bắc Mỹ và Mỹ La tinh và vùng Caribe
trong 2017 [73].
.
10
.
Biểu đồ 1.2. Tỷ lệ ngừa thai (bất kỳ phương pháp) trong số các phụ nữ kết hơn
hoặc trong nhóm phụ nữ có quan hệ theo khu vực, từ 1970 đến 2030
Data source: United Nations, Department of Economic and Social Affairs,
Population Division (2017b). Model-based Estimates and Projections of Family
Planning Indicators 2017. New York: United Nations.
Tại Việt Nam năm 2017, tỉ lệ phụ nữ sử dụng BPTT đạt 76% (tương đương
với Mỹ, Canada), trong đó 57% sử dụng các BPTT hiện đại. Một nghiên cứu được
thực hiện ở Bệnh viện Hùng Vương từ 11/2015 đến tháng 05/2016, tỷ lệ sử dụng
BPTT hiện đại 77,1%; trong đó DCTC được chấp nhận nhiều nhất (38,5%) và thấp
nhất là triệt sản (0,4%) [8]. Theo niên giám thống kê y tế năm 2017, tỷ lệ phụ nữ
15 - 49 tuổi có chồng đang dùng BPTT hiện đại là 85.8%, BPTT truyền thống
14.1%. Trong đó DCTC cũng được chấp nhận nhiều nhất (45,6%), kế đến là thuốc
tránh thai (20,1%) và ít nhất là cấy que tránh thai và triệt sản nam đều là (0.1%)
[3].
1.3. KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ VỀ TRÁNH THAI SAU SINH
Xã hội ngày càng phát triển, các phương tiện thông tin đại chúng và internet
đang được phổ cập đến hầu như mọi nhà. Điều này có tác động tích cực đến hiểu
biết của phụ nữ về các BPTT. Tuy vậy, có tới 90% phụ nữ mang thai và sau sinh
.
11
.
trong cộng đồng những người tị nạn và di trú sống ở vùng biên giới Myanma và
Thái Lan chưa bao giờ nghe nói về ngừa thai khẩn cấp và chỉ 51,2% đề cập về các
BPTT hiện đại [64]. Một nghiên cứu khác năm 2017 đã chỉ ra rằng, ít hơn một nửa
(45,5%) số người tham gia có mức độ kiến thức tốt đối với KHGĐ, trong khi 178
(53,5%) trong số họ có mức độ kiến thức vừa phải [50]. Nghiên cứu trên cũng khá
tương đồng với nghiên cứu của Semachew Kasa 2018 thực hiện ở Tây Bắc
Ethiopia. Nghiên cứu của Semachew Kasa cho thấy, tổng hợp kiến thức, thái độ
và thực hành của phụ nữ đối với KHGĐ tương ứng là 42,3%, 58,8% và 50,4%
[67].
Tại Việt Nam, theo khảo sát năm 2017 của Bộ Y tế, có 56,3% đối tượng
nghiên cứu hiểu biết đầy đủ về cách sử dụng đúng BPTT đang dùng [4]. Theo
nghiên cứu của Tống Kim Long 2008 tại Q2, thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận có
67,1% đối tượng nghiên cứu cho rằng sau sinh phải đến khi có kinh lại mới đặt
dụng cụ tránh thai [22].
1.4. GIỚI THIỆU CÁC BPTT
Hình 1.3: Các BPTT hiện đại
.
12
.
1.4.1. Bao cao su nam và nữ
Ngừa thai bằng bao cao su là BPTT hiệu quả, an tồn, có thể sử dụng cho
tất cả các trường hợp muốn tránh thai. Bao cao su là BPTT có tác dụng bảo vệ
kép: vừa tránh thai vừa giúp phòng nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục và
HIV/AIDS [36]. Bao cao su là BPTT tạm thời, rẻ tiền, có thể được sử dụng bất cứ
lúc nào và không ảnh hưởng đến sự tiết sữa [43].
Cơ chế tránh thai của bao cao su là ngăn không cho tinh trùng xâm nhập
vào âm đạo khi giao hợp. Tỷ lệ thất bại nếu sử dụng đúng là 2%, thực tế là 18%.
Nguyên nhân thất bại thường gặp nhất là không mang bao cao su liên tục trong
suốt quá trình giao hợp [15].
1.4.2. Dụng cụ tử cung
Dụng cụ tránh thai trong tử cung (DCTC) là BPTT áp dụng được cho phụ
nữ trong độ tuổi sinh đẻ muốn ngừa thai tạm thời, dài hạn và hiệu quả cao. DCTC
hiện có 2 loại: loại chứa đồng (TCu-380A, Multiload Cu-375 và GyneFix®...)
được làm từ một thân plastic với các vịng đồng hoặc dây đồng; loại giải phóng
Levonorgestrel (Mirena) có một thân chữ T bằng Polyethylen chứa 52 mg
Levonorgestrel, giải phóng 20 μg hoạt chất/ngày. DCTC TCu-380A có tác dụng
trong 10 năm và DCTC giải phóng Levonorgestrel có tác dụng tối đa 5 năm [5].
Hình 1.4: Các loại DCTC chứa đồng
.
13
.
Đây là BPTT hiệu quả cao, hồn tồn khơng ảnh hưởng đến sữa mẹ nên rất
thích hợp trong giai đoạn cho con bú. Nhằm giảm tỷ lệ trục xuất và rủi ro thủng tử
cung, thông lệ thời gian sớm nhất đặt DCTC là sau 6 tuần hậu sản để lúc này tử
cung đã co hồi lại bình thường [79]. Hiệp hội Y tế Thế giới khuyến cáo rằng, với
DCTC chỉ chứa Progestin có thể được đặt vào trước 48 giờ sau sinh và sau 4 tuần
sau sinh nhưng không nên đặt giữa 48 giờ và 4 tuần sau sinh [49]. Cơ chế tránh
thai chính của DCTC là gây ra phản ứng viêm tại chỗ do hiện diện dị vật trong
buồng tử cung. Ngồi ra, tùy loại DCTC mà có thêm cơ chế khác. Chẳng hạn,
Levonorgestrel trong Mirena có thêm tác dụng tránh thai của Progestogen, hay
chất đồng trong DCTC TCu380A có khả năng diệt hoặc làm suy yếu tinh trùng
[9].
1.4.3. Viên thuốc tránh thai kết hợp
Viên thuốc tránh thai kết hợp chứa 2 loại nội tiết là Estrogen (thường là
Ethinyl Estradiol) và Progestin. Cơ chế hoạt động chủ yếu của thuốc là ngăn không
cho trứng phát triển và rụng khỏi buồng trứng [74]. Đây là BPTT tạm thời, có hiệu
quả cao nhưng không được sử dụng trong suốt thời gian cho con bú bởi thuốc làm
giảm số lượng và chất lượng của sữa mẹ. Theo tài liệu “Tư vấn về các phương tiện
tránh thai” của tổng cục dân số - KHGĐ Việt Nam, viên thuốc tránh thai kết hợp
chống chỉ định đối với phụ nữ cho con bú mẹ dưới 6 tháng tuổi [20]. WHO khuyến
cáo phụ nữ đang cho con bú không sử dụng viên uống tránh thai kết hợp trong
vòng 6-8 tuần sau sinh và nên tránh dùng đến 6 tháng sau sinh, trừ khi các phương
pháp thích hợp khác không sẵn sàng hoặc không được chấp nhận; viên tránh thai
phối hợp nên là lựa chọn cuối cùng của bà mẹ cho con bú.
1.4.4. Viên thuốc tránh thai chỉ có Progestin
Viên thuốc tránh thai chỉ có Progestin là BPTT tạm thời, chứa một lượng
nhỏ Progestin, khơng có Estrogen. Sử dụng viên thuốc tránh thai chỉ có Progestin
địi hỏi người sử dụng phải uống thuốc đều đặn và đúng giờ. Đây là BPTT hiệu
.
14
.
quả, đặc biệt thích hợp cho phụ nữ đang cho con bú hoặc phụ nữ có chống chỉ định
thuốc tránh thai kết hợp. Cơ chế hoạt động chủ yếu của thuốc là làm đặc chất nhầy
cổ tử cung để ngăn tinh trùng gặp trứng và ức chế sự rụng trứng [74].
1.4.5. Thuốc tiêm tránh thai chỉ chứa Progestin
Giống như viên uống tránh thai chỉ có Progestin, thuốc tiêm tránh thai là
BPTT cũng chứa nội tiết Progestin. Hiện nay có hai loại thuốc tiêm tránh thai:
DMPA (Depot Medroxygen Progesteron Acetat) 150 mg, có tác dụng tránh thai 3
tháng, và NET-EN (Norethisteron Enantat) 200 mg, có tác dụng tránh thai 2 tháng.
Đối tượng áp dụng và cơ chế hoạt động của BPTT này tương tự viên uống tránh
thai chỉ có Progestin.
1.4.6. Que cấy tránh thai
Que cấy tránh thai cũng giống như thuốc tiêm tránh thai, thuộc nhóm các
BPTT tạm thời, phóng thích steroid tác dụng kéo dài (LASDS). Thành phần chính
của LASDS là Progestin. Các LASDS phóng thích mỗi ngày một lượng vừa đủ
Progestogen để đảm bảo tác dụng tránh thai. Hiện nay que cấy tránh thai có hai
loại: Loại một que mềm, hình trụ, vỏ bằng chất dẻo sinh học (Implanon chứa 68
mg Etonogestrel, có tác dụng tránh thai trong 3 năm), và loại 2 que, (Femplant,
mỗi que chứa 75mg hoạt chất Levonorgestrel, tổng hàm lượng hoạt chất
Levonogestrel của 2 que là 150mg), có tác dụng tránh thai trong 4 năm. Cơ chế
hoạt động chủ yếu của thuốc là làm đặc chất nhầy cổ tử cung để chặn tinh trùng
gặp trứng và ngăn chặn sự rụng trứng [74].
1.4.7. Miếng dán tránh thai
Miếng dán tránh thai chứa 2 loại nội tiết là Estrogen và Progestin. Sử dụng
bằng cách dán vào vùng da lành, khơ sạch, khơng có lơng như mơng, bụng, mặt
ngồi phía trên cánh tay. Sau khi dán, hai nội tiết tố này liên tục tiết ra thấm qua
da và đi vào máu sẽ ngăn trứng rụng khỏi buồng trứng. Miếng dán tránh thai được
dán vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt và dán liên tiếp trong 3 tuần, mỗi
.
15
.
miếng dán dùng được trong vòng1 tuần. Ngừng sử dụng ở tuần thứ 4 và thời gian
này người sử dụng sẽ có kinh nguyệt. Hiệu quả của miếng dán tránh thai phụ thuộc
vào cách sử dụng, nguy cơ có thai tăng lên nếu ngừời sử dụng thay miếng dán
tránh thai muộn. Theo một nghiên cứu lâm sàng, miếng dán tránh thai có hiệu quả
từ 92,9% đến 93,7% [20]. Đây là BPTT hiện đại mới tại Việt Nam và phụ nữ áp
dụng BPTT này còn hạn chế.
1.4.8. Tránh thai khẩn cấp
BPTT khẩn cấp được sử dụng sau khi giao hợp không được bảo vệ. Các
BPTT khẩn cấp bao gồm:
+ Viên thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ chứa Progestin.
+ Viên thuốc tránh thai kết hợp.
+ Dụng cụ tử cung chứa đồng.
Sử dụng viên thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ chứa Progestin hoặc viên thuốc
tránh thai kết hợp trong vòng 72 giờ đầu sau khi quan hệ tình dục khơng được bảo
vệ để tránh thai. Tuy thuốc vẫn có tác dụng tới 5 ngày sau nhưng kém hiệu quả
hơn so với sử dụng thuốc ngay thời gian đầu sau quan hệ; do đó, sử dụng thuốc
càng sớm hiệu quả tránh thai càng cao. Cơ chế hoạt động của thuốc chủ yếu là trì
hỗn sự rụng trứng. Một khi trứng đã được thụ tinh thì BPTT khẩn cấp khơng cịn
hiệu quả.
Viên tránh thai chỉ có Progestin gồm 2 loại: loại 1 viên chứa 1,5mg
Levonorgestrel hoặc 3mg Norgestrel, uống một lần duy nhất. Nếu dùng loại chứa
0,75mg Levonorgestrel thì uống hai lần cách nhau 12 giờ hoặc uống cả 02 viên
một lần.
Viên thuốc tránh thai kết hợp: uống 2 lần cách nhau 12 giờ; mỗi lần 4 viên,
mỗi viên chứa 30mcg Ethinyl Estradiol và 0,15mg hoặc 0,125mg Lenovorgestrel
[5].
.
16