1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thông thường bà mẹ nào cũng biết sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ,
nhưng không phải ai cũng biết nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách, đặc biệt là chị
em mới sinh con lần đầu.
Trẻ sơ sinh cần thiết được nuôi bằng sữa mẹ. Đây là phương pháp đơn giản
mà khoa học nhất để giúp trẻ phát triển thông minh và khỏe mạnh, bởi sữa mẹ
có đầy đủ các chất dinh dưỡng lý tưởng, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu, phù hợp với bé.
Sữa mẹ còn cung cấp các kháng thể chống lại vi trùng và siêu vi trùng gây bệnh.
Sửa mẹ luôn vô trùng và có nhiệt độ thích hợp, không mấtt tiền mua và không
tốn thời gian pha chế. Nuôi con bằng sửa mẹ là cơ sở nảy nở tình cảm gắn bó
mẹ con , làm tăng mối quan hệ gắn bó yêu thương giúp cho trẻ chóng thích nghi
với cuộc sống. Chính vì vậy mà không một loại sữa nào có thể so sánh và thay
thế sữa me.
Cho bú sữa mẹ không những tốt cho trẻ mà còn mang lại rất nhiều lợi ích
cho bản thân người mẹ như: bảo vệ sức khỏe bà mẹ (giúp tử cung go hồi tốt và
hạn chế chảy máu sau sinh, giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng).
Cho con bú như thế nào đúng tư thế, làm sao để bé chịu bú? Bú bao nhiêu
là đủ, làm thế nào để đảm bảo và duy trì nguồn sữa mẹ? Và làm như thế nào cho
hợp lý để mẹ có thể cung cấp cho con một nguồn sữa chất lượng tuyệt vời, giúp
bé phát triển khỏe mạnh và thông minh? Trong thực tế, nhiều bà mẹ sau khi sinh
không có sữa để thỏa mãn nhu cầu hoặc nếu cho con bú sẽ bất lợi cho cả mẹ và
con hoặc thiếu hiểu biết trong cách nuôi con bằng sữa mẹ.
Tại buổi lễ họp báo phát động tuần lễ Nuôi con bằng sữa mẹ năm 2010 do
Bộ Y tế, Liên Hợp Quốc tại Việt Nam và Alive &Trive tổ chức ngày 29/7 tại Hà
Nội đã đưa ra số liệu chỉ có 10% trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6
tháng đầu. Tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ liên tục giảm trong thời gian qua vì nhiều
2
nguyên do: quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, sự tham gia của phụ nữ vào
đời sống xã hội, sự tấn công của nền công nghiệp sản xuất thực phẩm,…Bộ Y tế
nhận thấy nếu tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ và điều kiện dinh dưỡng của trẻ em
không cải thiện có thể sẽ ảnh hưởng tới việc giảm tỷ lệ tử vong trẻ em vào năm
2015.
Theo ước tính mỗi năm có tới hơn 1 triệu trẻ em chết vì tiêu chảy, suy dinh
dưỡng, nhiễm khuẩn hô hấp do không được bú đầy đủ. Do vậy Tổ chức y tế thế
giới (WHO) và Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (Unicef) khuyến nghị trẻ sơ sinh
cần được bú sớm trong vòng một giờ đầu sau khi sinh và được nuôi hoàn toàn
bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời, sau đó cho ăn bổ sung hợp lý nhưng vẫn duy
trì cho bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi.
Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc cho sản phụ và sơ sinh những ngày
đầu và những ngày sau đẻ, hạn chế những biến chứng xảy ra, tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu về việc thực hành cho con bú sữa mẹ của các sản
phụ sau đẻ tại Bệnh viện Trung ương Huế ” với một mục tiêu :
- Đánh giá việc thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của các sản phụ sau đẻ
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. KHÁI NIỆM VỀ SỮA MẸ
Sữa mẹ là sữa được tạo thành từ vú của người phụ nữ sau khi có thai, bắt
đầu có nhiều từ khoảng 24 đến 48 tiếng sau khi sinh. Sữa mẹ được xem như là
nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho trẻ sơ sinh, trước khi trẻ có thể tiêu hóa
các loại thực phẩm khác.
1.1.1. Cấu tạo của sữa mẹ
Sữa được cấu tạo trong các tuyến hình túi
trong vú người mẹ. Các tuyến tạo sữa này lớn lên
và hoạt động từ tháng thứ ba của thai, do ảnh
hưởng của các kích thích tố như oestrogen,
progesterone, prolactin (từ tuyến yên trên não
người mẹ) và lactogen (từ nhau của thai).
1.1.2. Phản xạ tạo sữa
Vú người mẹ không chứa nhiều sữa sẵn
như vú bò cái. Khi cho con bú, sức mút của con tạo một phản xạ tại não mẹ cho
ra hai kích thích tố prolactin và oxytocin. Prolactin kích thích tuyến tạo sữa tiết
thêm sữa trong khi oxytoxin kích thích các tuyến này bóp sữa và đẩy sữa theo
các mạch ra đầu núm vú.
Do đó mà tính chất của sữa khi bắt đầu bú khác với tính chất của sữa sau
khi đã bú một vài phút. Sữa đầu đặc hơn, có màu xanh xanh, nhiều chất đạm và
lactose, ít mỡ. Sữa hậu có nhiều mỡ hơn. Sữa mẹ không hòa tan đồng tính, nên
nếu lấy ra để và để lắng, sẽ phân ra chất đặc mỡ lên trên và chất lỏng như nước
ở dưới.
4
1.1.3. Những loại sữa mẹ
- Sữa non (Colostrum): Có từ tháng thứ tư của thai kỳ và kéo dài đến 6
ngày đầu sau sinh. Loại sữa này rất cô đặc, giàu chất đạm (protein) và những
kháng thể. Sữa non lót ruột của trẻ sơ sinh và bảo vệ trẻ chống lại những vi
khuẩn có hại. Nó dần dần giảm bớt khi sữa thuần thục của người mẹ tiết ra vào
ngày thứ 3 - 5.
- Sữa chuyển tiếp: từ ngày thứ 7 đến 14
- Sữa vĩnh viễn: từ tuần thứ ba
- Sữa đầu cữ bú (foremilk) : Được cất giữ trong các ngăn chứa và tiết ra
vào giai đoạn đầu cho bú. Có nhiều sữa đầu cữ bú vá nó giúp trẻ hết khát.
- Sữa cuối cữ bú (Hindmilk): Tiếp theo loại sữa đầu cữ bú là loại sữa chảy
ra trong giai đoạn cuối cữ bú. Loại sữa này phong phú, nhiều chất kem và đầy
đủ những vitamin tan trong mỡ - giống như quá trình chính sau khi dùng món
khai vị súp loãng. Nhìn chung, trẻ cần cả 2 loại sữa đầu và cuối cữ bú.
1.1.4. Các chất dinh dƣỡng của sữa mẹ
Sữa mẹ có đầy đủ các chất mỡ, tinh bột, đạm, vitamin. Đặc biệt là:
- Casein - là một chất đạm đặc biệt trong sữa mẹ giúp ngăn chặn bệnh tiêu
chảy, nhiễm trùng hô hấp, viêm tai, và dị ứng.
- Sắt - sữa mẹ có đủ chất sắt cho em bé. Tuy sữa bò, sữa bột có nhiều lượng
sắt hơn sữa mẹ, chất sắt của sữa mẹ dễ cho em bé thu nhận hơn.
- Lactose - sữa mẹ có nhiều chất lactose, giúp em bé thu nhận chất sắt.
- Vitamin C - vitamin này cũng góp phần giúp em bé thu nhận chất sắt.
- DHA - Docosahexaenoic acid giúp phát triển não và mắt.
- Lipase - men này giúp em bé tiêu hóa và thu nhận các chất mỡ.
- Lactase - giúp thu nhận đường lactose trong sữa mẹ. Chất lactose giúp phát
triển não bộ và thần kinh và điều hòa sinh khuẩn trong ruột.
- Amylase - giúp tiêu hóa các chất tinh bột.
5
1.1.5. Sữa mẹ giúp bảo vệ trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh và hệ miễn nhiễm:
Từ lâu giới y học đã nhận thấy trẻ bú sữa mẹ ít bị bệnh nhiễm trùng hơn trẻ
bú sữa bình (sữa bột), lý do là vì sữa mẹ không có vi trùng trong khi bình sữa có
thể có vi trùng trong đó. Ngay cả sau khi khử trùng tối đa, số trẻ em bú sữa bình
bị viêm màng não, viêm ruột, viêm tai, viêm đường hô hấp vẫn nhiều hơn trẻ bú
sữa mẹ.
Sữa mẹ có những tác dụng trực tiếp bảo vệ trẻ sơ sinh qua nhiều cách khác
nhau - nhất là trong những tháng đầu khi hệ miễn nhiễm của em bé còn yếu ớt
chưa đủ khả năng chống lại ngoại khuẩn.
1.1.6. Lợi ích của sữa mẹ: Tính chất ưu việt của sữa mẹ
+Trước hết, sữa mẹ là thức ǎn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ,
vì trong sữa mẹ có đủ nǎng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường,
mỡ, vitamin và muối khoáng với tỉ lệ thích hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ
thể trẻ. Bú mẹ, trẻ sẽ lớn nhanh, phòng được suy dinh dưỡng.
+ Sữa mẹ là dịch thể sinh học tự nhiên chứa nhiều chất kháng khuẩn, tǎng
cường sức đề kháng cho trẻ. Trong sữa mẹ có những yếu tố quan trọng bảo vệ
cơ thể mà không một thức ǎn nào có thể thay thế được đó là: các globulin miễn
dịch, chủ yếu là IgA có tác dụng bảo vệ cơ thể chống các bệnh đường ruột và
bệnh nhiễm khuẩn. Do tác dụng kháng khuẩn của sữa mẹ nên trẻ được bú sữa
mẹ sẽ ít mắc bệnh.
+ Sữa mẹ có tác dụng chống dị ứng. Trẻ bú mẹ ít bị dị ứng, ezema như
ǎn sữa bò.
+ Cho con bú sữa mẹ sẽ thuận lợi và kinh tế. Cho trẻ bú sữa mẹ rất thuận lợi
vì không phụ thuộc vào giờ giấc, không cần phải đun nấu, dụng cụ pha chế. Trẻ
bú sữa mẹ sẽ kinh tế hơn nhiều so với nuôi nhân tạo bằng sữa bò hoặc bất cứ
loại thức ǎn nào khác, vì sữa mẹ không mất tiền mua. Khi người mẹ ǎn uống đầy
đủ, tinh thần thoải mái thì sẽ đủ sữa cho con bú.
6
+ Nuôi con bằng sữa mẹ có điều kiện gắn bó mẹ con, người mẹ, có nhiều
thời gian gần gũi tự nhiên đó là yếu tố tâm lý quan trọng giúp cho sự phát triển
hài hoà của đứa trẻ.
+ Cho con bú góp phần hạn chế sinh đẻ, vì khi trẻ bú, tuyến yên sẽ tiết ra
prolactin. Prolactin ức chế rụng trứng, làm giảm khả nǎng thụ thai, cho con bú
còn làm giảm tỉ lệ ung thư vú.
Chính vì những lý do trên, các bà mẹ cần thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ.
Điều quan trọng các bà mẹ khi nuôi con bú cần biết cách cho con bú và có đủ
sữa nuôi con.
1.1.7. Cách cho con bú
Khi cho trẻ bú, người mẹ ở tư thế thoải mái, có thể nằm hoặc ngồi cho bú,
để toàn thân trẻ sát vào người mẹ: miệng trẻ ngậm sâu vào quầng đen bao quanh
núm vú để động tác mút được tốt hơn. Thời gian cho bú tuỳ theo đứa trẻ. Cho trẻ
bú đến khi trẻ no, tự rời vú mẹ. nếu bé bú một bên chưa đủ no thì chuyển sang
vú bên kia.
*Cách bế bé khi cho bú: 4 điểm then chốt
- Đầu và người bé nằm trên một đường thẳng
- Mặt của bé quay vào vú, mũi của bé đối diện với núm vú.
- Bà mẹ phải bế bé vào người, mặt mẹ nhìn âu yếm bé.
- Bà mẹ đỡ mông bé
* Cách nâng bầu vú khi cho bé bú:
- Ngón tay cái để trên vú.
- Các ngón tay còn lại tựa vào ngực phía dưới vú.
- Ngón tay trỏ nâng vú
* Hƣớng dẫn bà mẹ giúp trẻ ngậm bắt vú đúng
- Chạm vú vào môi trên bé
- Đợi đến khi miệng bé mở rộng.
- Đưa miệng bé vào vú sao cho môi dưới của bé ở dưới núm vú
7
1.2. LÀM THẾ NÀO ĐỂ TĂNG CƢỜNG NGUỒN SỮA MẸ?
+ Giữ tâm trạng vui vẻ thoải mái: Khi mới ôm đứa bé vào lòng người
mẹ trẻ thường căng thẳng, điều đó không có lợi cho việc lưu thông máu huyết,
ảnh hưởng tới việc tiết sữa. Vì vậy bạn hãy thật thoải mái khi cho con bú, vì con,
hãy quên hết mọi điều phiền muộn trong lòng. Giữ tinh thần yên tĩnh, điều độ
vui tươi. Cuộc sống gia đình hòa thuận, hạnh phúc, không phải lo lắng buồn
phiền cũng góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn nguồn sữa mẹ
+ Chọn tư thế thích hợp
Để bé có thể bú được một cách thuận lợi, có người mẹ suốt một thời gian
dài cúi đầu so vai cong lưng, dẫn tới đau mỏi cổ và lưng. Thực ra để chọn được
một tư thế thoải mái cho cả mẹ và bé không khó, bạn có thể tự thử nhiều cách.
Cần chú ý là tư thế thoải mái nhưng phải đảm bảo cho bé ngậm sâu vào quầng
nhũ. Nếu một thời gian dài bé ngậm không đúng cách, kéo dài đầu nhũ, thì
không chỉ là bé khó ép cho sữa ra mà còn làm tổn thơng đầu nhũ, làm đau hoặc
có thể gây viêm nhiễm.
+ Chú ý chăm sóc đầu nhũ
Cố gắng không để đầu nhũ bị tổn thương. Đầu nhũ bị tổn thương không
chỉ ảnh hưởng đến việc bú của bé mà còn làm tăng gánh nặng tâm lý cho mẹ.
Nếu đau vú cũng vẫn cần cho con bú. Khi đau quá không thể cho con bú được
thì vắt hoặc hút sữa ra cốc, chén đã luộc kỹ và dùng thìa con bé uống.
8
Khi nhũ hoa đã bị tổn thương, bạn không nên trực tiếp mặc áo lót chất cotton, vì
áo sẽ dính vào chỗ bị tổn thương, khi cởi áo không cẩn thận càng làm vết thơng
nặng hơn.
+Nghỉ ngơi
Nhiều sản phụ cho rằng sức khoẻ mình tốt, nên vừa mới sinh con được vài
ngày là bận rộn với việc này việc kia, dẫn tới cơ thể mệt mỏi, như vậy sẽ làm
lượng sữa tiết ra ít hơn, mà chất lượng giảm đi. Vì vậy để đảm bảo cả về chất và
lượng sữa sản phụ cần nghỉ ngơi nhiều, ngủ đẫy giấc 8 tiếng mỗi ngày hoặc hơn.
Hãy tranh thủ ngả lưng khi bé ngủ và nhờ những người thân làm giúp việc nhà.
Bạn đừng quên là việc dọn dẹp nhà cửa hay giặt giũ quần áo ai cũng có thể làm
giúp bạn được nhưng việc cho con bú chỉ mình bạn làm được!
+Ăn uống đủ dinh dƣỡng
- Bé bú sẽ làm bạn tiêu hao một lượng lớn năng lượng. Bà mẹ nuôi con bú
cần ăn uống cân đối, đầy đủ năng lượng, đạm, sắt, canxi, I-ốt…Nên ăn nhiều
thức ăn giàu chất đạm, bao gồm đạm động vật như gia cầm, trứng, cá thịt và
đạm thực vật lấy từ cây họ đậu. Chú ý các thực phẩm giàu canxi và các vi chất
khác như magiê, kẽm cũng cần bổ sung đầy đủ. Việc cung cấp các thực phẩm
giàu canxi giúp trẻ phát triển tối đa chiều cao, hệ xương răng tốt. Bên cạnh đó,
người mẹ không bị chứng hạ canxi huyết và phòng ngừa được chứng loãng
xương sau này. Canxi có nhiều trong sữa, các chế phẩm từ sữa, tôm, cua, trứng
- Ăn nhiều rau quả, trái cây tươi để tăng lượng vitamin trong sữa mẹ.
- Ăn thêm thức ăn giàu DHA như cá biển (cá thu, cá hồi, cá kiếm ) để
cung cấp đầy đủ DHA cho não trẻ phát triển đầy đủ.
- 90% sữa mẹ là nước, để có được nhiều sữa, bà mẹ nên uống nhiều nước
- sữa càng tốt. Ăn canh, súp, uống sinh tố (mỗi ngày khoảng 2 lít, vào mùa hè
nên uống nhiều hơn do ra mồ hôi nhiều)
- Kinh nghiệm dân gian để có nhiều sữa, bà mẹ có thể ăn cơm nếp, cháo
móng giò, nước sắc lá mít mật.
9
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Chọn ngẫu nhiên 65 sản phụ sau đẻ thường, mổ đẻ tại Khoa Phụ sản
BVTW Huế
Tiêu chí loại ra
- Sản phụ có con là trẻ sơ sinh non tháng, quá ngày, mắc bệnh lý bẩm sinh.
- Sản phụ mắc bệnh tâm thần không đủ minh mẫn để trả lời các câu hỏi phỏng
vấn.
- Những đối tượng từ chối tham gia phỏng vấn.
Thời gian nghiên cứu ngày 02tháng 5 năm 2013 đến ngày 18tháng 05 năm
2013.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp mô tả cắt ngang
Tại Bệnh viện Trung ương Huế.
+ Phƣơng pháp thu nhập số liệu:
Thu thập bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp, quan sát đối tượng qua bộ
câu hỏi thiết kế sẵn.
+ Cỡ mẫu: 65 Phụ nữ ngẫu nhiên
+ Phƣơng pháp chọn mẫu: Chọn 65 đối tượng thoả tiêu chí nhận vào
2.3. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
Theo phương pháp thống kê y học thông thường.
10
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU
3.1.1. Phân bố theo tuổi
Biểu đồ 3.1.Theo tuổi
Nhận xét:
60% sản phụ có lứa tuổi là 26-35 . sản phụ > 35 tuổi ít nhất với 15,4%
3.1.2. Phân bố theo nghề nghiệp
Bảng 3.1. Phân bố theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp
Cán bộ
Buôn bán
Nông
Khác
Công
nhân
n
21
13
10
9
12
Tỷ lệ %
32,3
20,0
15,4
13,8
18,5
Nhận xét:
32,3% các bà mẹ là cán bộ , 20% bà mẹ buôn bán , 18,5% bà mẹ là công
nhân
11
3.1.3. Phân bố theo học vấn
Biểu đồ 3.2. Phân bố theo học vấn
Nhận xét:
49,2% bà mẹ đã tốt nghiệp THPT Chỉ có 10,8% mẹ có trình độ học vấn
tiểu học
3.1.4. Điều kiện kinh tế
Bảng 3.2.Điều kiện kinh tế
Điều kiện kinh tế
Nghèo
Đủ ăn
Khá dƣ
Tổng
N
9
34
22
65
Tỷ lệ %
13,8
52,3
33,8
100
Nhận xét:
52,3% Các bà mẹ có kinh tế gia đình đủ ăn, 33,8% Các bà mẹ có kinh tế
gia đình khá dư.
12
3.1.5. Số lần sinh con
Biểu đồ 3.3.Số lần sinh con
Nhận xét:
50,8%. Các bà mẹ sinh con so, 16,9% Các bà mẹ có từ 3 con trở lên
3.1.6. Cách thức đẻ
Bảng 3.3.Cách thức đẻ
Cách thức đẻ
n
Tỷ lệ %
Sinh thường
34
52,3
Mổ đẻ
31
47,7
Tổng
65
100
Nhận xét:
52,3% Các bà mẹ sinh thường; 47,7% Các bà mẹ mổ đẻ.
13
3.2. THỰC HÀNH CHO CON BÚ SỮA MẸ CỦA CÁC SẢN PHỤ SAU ĐẺ
3.2.1. Khoảng thời gian cho trẻ bú lần đầu
Bảng 3.4 Khoảng thời gian cho trẻ bú lần đầu
Khoảng thời gian cho trẻ bú lần đầu
n
Tỷ lệ %
30 phút – 1 giờ
6
9,2
> 1 giờ – 6 giờ
20
30,8
> 6giờ -24 giờ
7
10,8
>1 ngày
32
49,2
Tổng
65
100,0
Nhận xét:
32 trẻ (49,2%) được bắt đầu cho bú sau sinh 1 ngày. 40% trẻ được cho bú
trong vòng 6 giờ đầu
3.2.2. Cho trẻ dùng thêm trƣớc khi cho trẻ bú lần đầu tiên
Bảng 3.5. Cho trẻ dùng thêm trước khi cho trẻ bú lần đầu tiên
Cho trẻ dùng thêm
trước khi cho trẻ bú lần đầu tiên
n
Tỷ lệ %
Nước đun sôi, nguội
5
7,7
Sữa bột, sữa hộp
38
58,5
Mật ong
2
3,0
Cam thảo
4
6,2
Không dùng gì ngoài sữa mẹ
16
24,6
Nhận xét: 58,5% trẻ được dùng sữa bột trước khi lần đầu bú mẹ; chỉ có
24,6% trẻ không dùng gì ngoài sữa mẹ
14
3.2.3. Vắt bỏ sữa đầu tiên (sữa non)
Bảng 3.6. Vắt bỏ sữa đầu tiên (sữa non)
Vắt bỏ sữa đầu tiên (sữa non)
n
Tỷ lệ %
Có
38
58,5
Không
27
41,5
65
100
Nhận xét: 58,5% mẹ đã vắt bỏ sữa non
3.2.4. Cho trẻ bú trong ngày
Bảng 3.7. Cho trẻ bú trong ngày
Cho trẻ bú trong ngày
n
Tỷ lệ %
Khi trẻ quấy khóc
18
27,7
Khi vú căng sữa
9
13,8
Theo giờ nhất định
5
7,7
Bất kỳ khi nào
33
50,8
65
100,0
Nhận xét: 50,8% sản phụ cho con bú bất kỳ khi nào, và 27,7% cho bú
khi con quấy khóc
3.2.5. Cách thức cho trẻ bú
Bảng 3.8. Cách thức cho trẻ bú
Cách thức cho trẻ bú
n
Tỷ lệ %
Bú hết sữa vú bên này, rồi chuyển sang vú bên kia
27
41,5
Cho bú đều cả hai bên vú
20
30,8
Cách khác
18
27,7
Tổng
65
100
Nhận xét:
30,8% Cho bú đều cả hai vú; 41,5% bú hết vú bên này. rồi chuyển sang
bên kia
15
3.2.6. Vắt bỏ sữa khi cho trẻ bú xong
Bảng 3.9. Vắt sữa khi cho trẻ bú xong
Vắt sữa khi cho trẻ bú xong
n
Tỷ lệ %
Vắt hết sữa trong vú
11
16,9
Không làm gì
54
83,1
Tổng
65
100
Nhận xét: 83,1% bà mẹ không vắt bỏ lượng sữa thừa trong vú sau khi bú
3.2.7. Cách vệ sinh trƣớc khi cho trẻ bú
Bảng 3.10. Cách vệ sinh trước khi cho trẻ bú
Cách vệ sinh trước khi cho trẻ bú
n
Tỷ lệ %
Lau sạch vú, núm vú
57
87,7
Cho trẻ bú ngay
8
12,3
Tổng
65
100
Nhận xét: 87,7% bà mẹ lau sạch vú, núm vú trước khi cho trẻ bú
3.2.8. Tƣ thế của mẹ khi cho trẻ bú
Bảng 3.11. Tư thế của mẹ khi cho trẻ bú
Tư thế của mẹ khi cho trẻ bú
n
Tỷ lệ %
Ngồi thoải mái, thư giãn
12
18,5
Nửa nằm, nữa chống tay
5
7,6
Nằm cho trẻ bú
36
55,4
Co người lại
12
18,5
Tổng
65
100
Nhận xét: 55,4% mẹ nằm khi cho trẻ bú. 18,5% mẹ ngồi thoải mái cho
trẻ bú
16
3.2.9. Tƣ thế trẻ khi bú sữa mẹ
Bảng 3.12. Tư thế trẻ khi bú sữa mẹ
Tƣ thế trẻ khi bú sữa mẹ
n
Tỷ lệ %
Trẻ nằm sát mẹ, bụng áp sát bụng mẹ
39
60,0
Trẻ nằm sát mẹ, bụng không áp sát bụng mẹ
21
32,3
Cách xa mẹ
5
7,7
Tổng
65
100
Nhận xét:
60% Trẻ nằm sát mẹ, bụng áp sát bụng mẹ , 32,3% trẻ không áp sát bụng
mẹ và 7,7% trẻ nằm cách xa mẹ
3.2.10.Tƣ thế đầu và thân trẻ
Bảng 3.13. Tư thế đầu và thân trẻ
Tư thế đầu và thân trẻ
n
Tỷ lệ %
Trên 1đường thẳng
34
52,3
Gập cổ lại
6
9,2
Đầu xoay nghiêng
25
38,5
Tổng
65
100
Nhận xét: 52,3% tư thế đầu và thân trẻ trên1 đường thẳng với 34 bà mẹ
3.2.11. Cách thức cho trẻ ngậm bắt vú mẹ
Bảng 3.14. Cách thức cho trẻ ngậm bắt vú mẹ
Cách thức cho trẻ ngậm bắt vú mẹ
n
Tỷ lệ %
Mẹ chạm núm vú vào môi của trẻ
34
52,3
Mẹ đợi trẻ há miệng, đưa núm vú vào
45
69,2
Dùng tay vạch miệng trẻ đưa núm vú vào
16
24,6
Mẹ thay đổi tư thế, ấn vú vào miệng trẻ
4
6,2
Nhận xét: 52,3% mẹ chạm núm vú vào môi trẻ , 69,2% mẹ đợi trẻ há
miệng, đưa núm vú vào
17
3.2.12. Đánh giá bữa bú
Bảng 3.15. Đánh giá bữa bú
Đánh giá bữa bú
n
Tỷ lệ %
Bú thoải mái, vẻ thõa mãn
50
76,9
Trẻ khó chịu, khóc, nhả vú ra rồi lại bú tiếp
6
26,2
Trẻ mút chậm, sâu, 2 má phính đầy, nghe tiếng nuốt ực ực
49
75,4
Trẻ lơ là, không chịu bú
7
10,8
Nhận xét: 76,9% bú thoải mái, vẻ thõa mãn, 75,4% trẻ mút vú chậm, sâu
hai má phính đầy.
3.2.13. Tƣ thế của trẻ sau khi bú
Bảng 3.16. Tư thế của trẻ sau khi bú
Tƣ thế của trẻ sau khi bú
n
Tỷ lệ %
Vác trẻ lên vai, vỗ nhẹ vào lưng một lúc rồi
đăt trẻ nằm xuống
42
64,6
Đặt trẻ nằm ngay xuống giường
16
24,7
Khác
7
10,8
Tổng
65
100
Nhận xét: 64,6 % bà meh vác trẻ lên vai, vỗ nhẹ vào lưng một lúc rồi
đăt trẻ nằm xuống
3.2.14. Nguồn thông tin về cách nuôi con bằng sữa mẹ
Bảng 3.17. Nguồn thông tin về cách nuôi con bằng sữa mẹ
Nguồn thông tin về cách nuôi con bằng sữa mẹ
n
Tỷ lệ %
Cán bộ y tế
60
92,3
Ti vi, loa đài, sách báo
58
89,2
Khác
20
30,8
Nhận xét: 92,3% bà mẹ được hướng dẫn bởi cán bộ y tế và 89,2% qua
tivi, loa đài, sách báo.
18
3.2.15. Thời gian cho trẻ ăn dặm
Bảng 3.18. Thời gian cho trẻ ăn dặm
Thời gian cho trẻ ăn dặm
n
Tỷ lệ %
< 6 tháng
30
46,1
Khi trẻ đủ 6 tháng
32
49,2
> 6 tháng
3
4,6
Tổng
65
100
Nhận xét: 46,1% bà mẹ cho trẻ ăn dặm trước 6 tháng , 49,2% bà mẹ
cho ăn dặm khi trẻ đủ 6 tháng
3.2.16. Thời gian cai sữa
Bảng 3.19. Thời gian cai sữa
Thời gian cai sữa
n
Tỷ lệ %
<12 tháng
8
12,3
12 đến 18 tháng
42
64,6
Trên 18 tháng
15
23,1
Tổng
65
100
Nhận xét: 64,6%. cai sữa từ 12-18 tháng chiếm đa số với 12,3% cai sữa
trước 12 tháng
19
Chƣơng 4
BÀN LUẬN
Nuôi con bằng sữa mẹ là một phong tục tập quán của nhân dân ta. Tuy đã
thực hiện đã từ lâu nhưng trong việc thực hành bú mẹ không phải bà mẹ nào
cũng thực hiện tốt, cũng như sự hiểu biết về giá trị sữa mẹ không phải mẹ nào
cũng thấu đáo. Việc thực hành bú mẹ tốt giúp trẻ tận hưởng tối ưu những giá trị
sẳn có của sữa mẹ. Vì thế công việc hướng dẫn, tư vấn và giáo dục cho sản phụ
những điều trên rất quan trọng trong thời gian mang thai hay trong quá trình sinh
đẻ tại bệnh viện của sản phụ.
Qua 65 sản phụ đang điều trị tại khoa sản bệnh viện Trung Ương Huế,
em có nhận xét sau
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU
Lứa tuổi sinh đẻ tốt nhất của phụ nữ là 20-35 tuổi.Trước lứa tuổi này cơ
thể phụ nữ cũng như tâm lý chưa trưởng thành; sau lứa tuổi này có một số vấn
đề về nội tiết do đó việc thụ thai khó hơn do đó có nhiều khuyến cáo phụ nữ nên
sinh con trong lứ tuổi này. Đối với điều tra của của em, thì lứa tuổi phù hợp này
chiếm đa số với 60%.
Việc chăm sóc trẻ khá phụ thuộc vào nghề nghiệp của mẹ. Cán bộ , công
nhân viên giờ làm việc khá ổn định nện dễ tổ chức việc chăm sóc trẻ. Với điều
tra này thì đa số mẹ là cán bộ với tỉ lệ là 32,3% , 20% mẹ buôn bán do đó mẹ
cũng có điều kiện chăm sóc trẻ.
Trình độ học vấn của sản phụ tương đối tốt với số mẹ đa tốt nghiệp
THPT là 49,2%; chỉ có 10,8% mẹ có trình độ học vấn tiểu học là điều kiện
thuận lợi cho việc tiếp thu kiến thức.
Kinh tế gia đình đủ ăn là 52,3%; khá dư là 33,8% cũng là một trong
những thuận lợi cơ bản của việc chăm sóc con.
20
Con so chiếm tỉ lệ 50,8%. Từ 3 con trở lên là 16,9%. Mẹ được sinh
thường là 52,3%.
4.2. THỰC HÀNH CHO CON BÚ SỮA MẸ CỦA CÁC SẢN PHỤ SAU ĐẺ
4.2.1.Khoảng thời gian cho trẻ bú lần đầu
Việc cho trẻ bú sớm không những có lợi cho mẹ mà còn có lợi cho con vì
khi trẻ bú sẽ kích thích sự sự go hồi của tử cung làm nhanh sự sổ nhau đồng
thời kích thích sự xuống sữa cho mẹ. Trong điều tra này có 32 trẻ (49,2%)
được bắt đầu cho bú sau 1 ngày. Tình trạng trẻ bú muộn là do sản phụ bị mổ đẻ;
số trẻ sinh thường 40% trẻ được cho bú trong vòng 6 giờ đầu
4.2.2.Cho trẻ dùng thêm trƣớc khi cho trẻ bú lần đầu tiên
Thức ăn đầu tiên cho trẻ là sữa mẹ rất quan trọng đối với phát triển niêm
mạc cho trẻ cũng như bảo vệ tình trạng nhiễm khuẩn ruột ở trẻ. Tuy nhiên trong
nghiên cứu này, 58,5% trẻ được dùng sữa bột trước khi lần đầu bú mẹ vì đối với
nhóm trẻ có mẹ mỗ đẻ thì trẻ bú muộn hơn; chỉ có 24,6% trẻ không dùng gì
ngoài sữa mẹ.
4.2.3. Vắt bỏ sữa đầu tiên (sữa non)
Sữa non giàu chất dinh dưỡng cũng như các yếu tố chống nhiễm khuẩn,
rất quan trọng đối với sức khỏe trẻ. Tuy nhiên mẹ có thói quen là vất bỏ loại sữa
này trước khi cho con bú với tỉ lệ là 58,5%. Vì thế cần hướng dẫn và nhắc nhở
mẹ điều.
4.2.4. Cho trẻ bú trong ngày
Cho trẻ bú theo nhu cầu phù hợp với sinh lý của trẻ. Thông thường khi
trẻ đói hay muốn bú trẻ thường khóc. Trong điều tra của em thì 50,8% sản phụ
cho con bú bất kỳ khi nào, và 27,7% cho bú khi con quấy khóc và vẫn còn 5 bà
mẹ (7,7%) cho con bú theo giờ.
4.2.5. Cách thức cho trẻ bú
Cho trẻ bú hết sữa trong vú giúp cho trẻ bú được lượng sữa cuối. Đây là
loại sữa chứa nhiều lipid, giàu năng lượng. Tuy nhiên một số mẹ cho rằng bú
21
không đều ở 2 vú sẽ làm cho vú to nhỏ khác nhau vì thế mẹ cho bú đều cả 2 vú.
Do đó số trẻ này sẽ không tận hưởng được lượng sữa cuối, giàu năng lượng,
chứa nhiều lipid.Điều tra này cho thấy tình trạng cho bú đều cả hai vú là 30,8% ;
bú hết vú bên này. rồi chuyển sang bên kia là 41,5%.
4.2.6. Vắt bỏ sữa khi cho trẻ bú xong
Để tránh tình trạng tắc sữa hay áp xe vú thì việc vắt bỏ sữa thừa rất quan
trọng, ngoài ra việc vắt bỏ hết lượng sữa thừa cũng là một cách để tăng phản xạ
sinh sữa. Tuy nhiên số mẹ của chúng tôi chưa hiểu rõ điều này vì thế đa số mẹ
không vắt bỏ lượng sữa thừa trong vú sau khi bú (83,1%).
4.2.7. Cách vệ sinh trƣớc khi cho trẻ bú
Vệ sinh vú trước khi cho trẻ bú là một biện pháp phòng nhiễm trùng
đường ruột ở trẻ sơ sinh.Đa số mẹ hiểu điều này nên tỉ lệ lau sạch vú, núm vú
trước khi cho trẻ bú chiếm 87,7%.
4.2.8. Tƣ thế của mẹ khi cho trẻ bú
Khi cho trẻ bú, mẹ có nhiều tư thế, hoặc ngồi thoải mái, hoặc nằm , hay
nữa nằm nữa chống tay. Tuy nhiên tư thế tốt nhất để cho trẻ bú đó là ngồi thoải
mái. Với tư thế này trẻ sẽ giảm thiểu được tình trạng sặc sữa, trẻ dễ ngậm bắt vú
tốt. Trong điều tra của em, vì số mẹ mổ đẻ khác cao do đó với đối tượng này rất
khó để mẹ ngồi cho trẻ bú. Vì thế 55,4% mẹ nằm khi cho trẻ bú; Ngồi thoải mái
cho trẻ bú 18,5% . Cần phải đặc biệt hướng dẫn cách phòng sặc sữa sau bú đối
với đối tượng này.
4.2.9. Tƣ thế trẻ khi bú sữa mẹ
Tư thế trẻ rất quan trọng khi bú mẹ. Nếu trẻ có tư thế đúng thì việc tiếp
nhận việc bú mẹ sẽ dễ dàng hơn, động tác nuốt khi bú mẹ sẽ tốt hơn, làm tăng
tình cảm giữa mẹ và con. Tư thế này là trẻ nằm sát mẹ, bụng áp sát bụng mẹ;
đầu và thân trẻ nằm trên một đường thẳng Trong điều tra này, tư thế trẻ đúng khi
trẻ bú mẹ chưa đạt kết quả cao như trẻ nằm sát mẹ, bụng áp sát bụng mẹ chiếm
60% tư thế đầu và thân trẻ trên1 đường thẳng chiếm tỉ lệ 52,3% với 34 bà mẹ.
22
4.2.10. Cách thức cho trẻ ngậm bắt vú mẹ
Để trẻ có thể bú thoải mái, bú tốt, và tránh tổn thương vú thì việc ngậm
bắt vú tốt rất quan trọng. Nếu ngậm bắt vú không tốt thì trẻ khó có một bữa bú
tốt, trẻ sẽ mỏi mệt khi bú mẹ cũng như không hút được nhiều sữa. Miệng của trẻ
dễ bị thương tổn cũng như đầu vú của mẹ. Trong điều tra này thì cách thức cho
trẻ ngậm bắt vú mẹ chưa đạt kết quả cao với 69,2% mẹ đợi trẻ há miệng rồi đưa
núm vú vào. Vì thế cần cho mẹ thực hành cách ngậm bắt vú
4.2.11. Đánh giá bữa bú
Đánh giá bữa bú tốt , cần có dấu hiệu cơ bản đó là trẻ mút chậm, sâu, 2
má phính đầy, nghe tiếng nuốt ực ực ; nếu thêm vào dấu hiệu trẻ có vẻ thoái
mái, có vẻ thỏa mãn chúng tỏ trẻ đã bú đủ nhu cầu cần thiết cho trẻ. Lúc đó trẻ
sẽ nhã vú ra , có thể trẻ sẽ ngủ hay tiếp tục chơi với mẹ. Trong điều tra này dấu
hiệu cơ bản với trẻ mút châm, sâu và có 2 má phính kèm theo tiếng nuốt ừng ực
chiếm 75,4%.
4.2.12. Tƣ thế của trẻ sau khi bú
Sau khi trẻ bú no, điều quan trọng là tránh để cháu nôn trớ. Vì với biểu
hiệu này trẻ rất dễ bị sặc sữa và có thể dẫn đến tử vong cho trẻ. Vì thế tư thế trẻ
sau bú rất quan trọng. Vác trẻ lên vai, vỗ nhẹ vào lưng một lúc rồi đạt trẻ nằm
xuống là cách chọn lựa tốt nhất. Các bà mẹ đa số hiểu diều này nên đã thực hành
tốt với 64,6%. Có 24,7% bà mẹ sau sinh đặt trẻ nằm ngay xuống giường cần tư
vấn kỹ cho đối tượng này.
4.2.13. Nguồn thông tin về cách nuôi con bằng sữa mẹ
Nuôi con bằng sữa mẹ là một trong những trọng điểm của ngành y tế đặc
biệt là 2 chuyên ngành Sản và Nhi. Sữa mẹ tốt nhưng trẻ chỉ hưởng những lợi
ích từ sữa mẹ nếu biết bú mẹ đúng cách. Qua những lần thăm khám trong thời
gian mang thai, Mẹ được hướng dẫn bởi cán bộ y tế là 92,3% về cách nuôi con
bằng sữa mẹ. Mẹ cũng đã tìm hiểu qua Ti vi, qua tivi, loa đài, sách báo về nội
23
dung này là 89,2%.Vì thế kiến thức cũng như thực hành bú mẹ ngày càng hoàn
thiện
4.2.14. Thời gian ăn dặm
Ăn dặm sớm quá hay muộn quá đều không tốt cho sức khỏe trẻ. Ăn dặm
sớm dễ gây nên những tổn thương ống tiêu hóa đặc biệt là niêm mạc ruột, dễ
gây nên tiêu chảy. Ăn dặm muộn đưa đến tình trạng suy dinh dưỡng trẻ vì các
chất dinh dưỡng trong sữa mẹ lúc này không đủ cho sự phát triển của trẻ , hơn
nữa lúc này sữa mẹ đã ít hơn. Tại nước ta, có thói quen là cho trẻ ăn dặm sớm
với quan niệm để trẻ mau lớn.Trong điều tra này, số trẻ ăn dặm trước 6 thang
tuổi chiếm tỉ lệ là 46,2% và khi trẻ đủ 6 tháng là 49,2%.
3.2.15. Thời gian cai sữa
Nên cai sữa sau 18 tháng và nếu được càng lâu càng tốt, theo khuyến cáo
của UNICEFF. Những tháng sau này mặc dù số lượng sữa ít đi nhưng trẻ cũng
nên tận hưởng những lợi ích từ sữa mẹ nếu mẹ còn sữa cho trẻ bú. Tuy nhiên vì
công việc nên mẹ muốn cai sữa cho trẻ để mẹ có thể chủ động trong công việc
hay sức khỏe mẹ không đủ để cho trẻ bú hay một nguyên nhân rất thiết thực là
lượng sữa mẹ đã giảm một cách đáng kể. Trong điều tra của chúng em, thì cai
sữa từ 12-18 tháng chiếm đa số với tỷ lệ 64,6%. Cai sữa trước 12 tháng chiếm
tỉ lệ 12,3%.
24
KẾT LUẬN
Qua khảo sát 65 sản phụ tại Bệnh viện trung ương Huế chúng em đã có
kết quả sau:
- 49,2% (32 trẻ) được bắt đầu cho bú sau 1 ngày. 40% trẻ được cho bú
trong vòng 6 giờ đầu
- 58,5% trẻ được dùng sữa bột trước khi lần đầu bú mẹ; 58,5% bà mẹ vắt
sữa non trước khi cho trẻ bú.
- 50,8% sản phụ cho con bú bất kỳ khi nào, và 27,7% cho bú khi con
quấy khóc
- 30,8% Cho bú đều cả hai vú là; 41,5%bú hết vú bên này rồi chuyển
sang bên kia.
- 16,9% bà mẹ vắt hết sữa sau khi cho trẻ bú.
- 87,7% bà mẹ vệ sinh vú trước khi cho trẻ bú.
- 55,4% mẹ nằm khi cho trẻ bú
- 60% trẻ nằm sát mẹ, bụng áp sát bụng mẹ , 52,3% tư thế đầu và thân trẻ
trên 1 đường thẳng chiếm tỉ lệ
- 52,3% tư thế đầu và thân trẻ trên1 đường thẳng
- 76,9% trẻ bú thoải mái, vẽ thỏa mãn.
- 64,6% bà mẹ sau khi bú xong vác trẻ lên vai một lúc rồi đặt trẻ nằm
xuống.
- 92,3% bà mẹ đước cán bộ y tế hướng dẫn về cách nuôi con bằng sữa mẹ
- 46,1% ăn dặm trước 6 tháng tuổi
- 64,6%. cai sữa từ 12-18 tháng chiếm đa số
25
KIẾN NGHỊ
- Tuyên truyền giáo dục cho các bà mẹ về kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ
bằng cách treo nhiều áp phích, biểu bảng tại Khoa phụ sản, và phát tờ rơi đến
từng bà mẹ
- Y bác sỹ, điều dưỡng viên luôn hướng dẫn, tuyên truyền cho các bà mẹ
về kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ. Chú ý chăm sóc bà mẹ sau đẻ vào những giờ
đầu, ngày đầu vì những này sản phụ thường đau và chưa có đủ sữa cho con nên
sản phụ thường hay cho con ăn những thức ăn khác ngoài sữa mẹ.