Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Tài liệu Hướng dẫn sử dụng PM soạn nhạc Cake Walk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.69 KB, 9 trang )

Cakewalk Audio Pro 9
I. Giới thiệu phần mềm CAKEWALK PRO AUDIO 9
1. Giới thiệu:
CakeWalk Pro Audio là một phần mềm chuyên dụng trong hoà âm, phối khí
và ghi âm. Phần mềm này có khả năng trình diễn các bài nhạc MIDI với chất lượng âm
thanh rất tốt và có thể tương tác với đàn Organ qua thiết bị MIDI. CakeWalk có phạm vi
ứng dụng rộng rãi, từ những phòng ghi âm chuyên nghiệp đến những nhạc sĩ có nhu cầu
soạn và phối nhạc trên máy tính. Phần mềm này có khả năng ghi âm cùng lúc 256 kênh
âm thanh với các tiện ích sao chép, chỉnh sửa rất thuận tiện.
Cakewalk là phần mềm có chức năng phối soạn nhạc qua máy vi tính cá nhân.
Cách thiết kế cơ bản cũng giống như nhiều phần mềm âm nhạc khác, được nâng cấp qua
nhiều phiên bản, mà mỗi phiên bản ngoài việc nâng cấp còn có chứa đựng những chức
năng đặc sắc của nó. Phiên bản Cakewalk Pro Audio 9 là phiên bản khá ổn định và có
lẽ được nhiều người sử dụng cho dù hiện nay có những phiên bản mới như Calewalk
Home Studio 2002, Music Creator Pro 2004 v.v… Nhưng nhìn chung các yếu tố cấu
tạo chương trình cũng như yêu cầu của người dùng có tính chuyên môn cũng còn hiện
diện đầy đủ ở các phiên bản sau.
Khi sử dụng CakeWalk, cần kết hợp sử dụng đàn Organ qua dây nối MIDI,
âm thanh được thể hiện chính xác hơn và với các bài nhạc cần phải dịch giọng cho phù
hợp với tầm cữ giọng hát của học sinh thì phần mềm này khi tương tác qua Organ sẽ
giải quyết vấn đề đó một cách dễ dàng (Cao độ thể hiện trên màn hình vẫn giữ nguyên
nhưng âm thanh phát ra đã được dịch giọng).
Giáo viên khi soạn bài dạy có thể ghi âm bài hát trên đàn Organ rồi chuyển
qua phần mềm CakeWalk bằng đĩa mềm hoặc đĩa USB, sau đó sử dụng các công cụ
trong phần mềm để chỉnh sửa bài nhạc theo yêu cầu hoặc có thể ghi âm bài hát ngay
- 1 -
Cakewalk Audio Pro 9
trong phần mềm qua thiết bị MIDI. Vì vậy việc soạn bài dạy sử dụng phần mềm này rất
tiện lợi và tiết kiệm thời gian.
Trong tài liệu này không đi sâu vào hướng dẫn sử dụng tất cả các tính năng
của phần mềm mà chỉ trình bày cách soạn một tiết dạy ứng dụng trong phân môn hát


nhạc.
2. Cài đặt phần mềm:
Cũng như các phần mềm khác, cách cài đặt hết sức đơn giản. Sử dụng một
file thực thi tự động cài vào máy tính.
3. Thiết lập cổng âm thanh cho phần mềm:
Options\ MIDI devices, chọn cả hai cổng âm thanh trong ô Output Ports và
cổng thu âm trong ô Input Ports nếu có thiết bị MIDI.
4. Một số công cụ cơ
bản trong phần mềm:
- Nhập (open) một
bài nhạc MIDI vào chương
trình, bằng cách chọn trình
đơn File>Open… rồi chọn
một tập tin *.MID trong hộp
thoại Open.
- Lưu (Save):có hai dạng
lưu file, một là dạng MIDI , một là dạng Cakewalk 3.0 (tuỳ thuộc mục đích cần sử dụng
sau này)
- Các nút lệnh trên thanh công cụ:
II. Nhạc MIDI, các dạng thức của nhạc MIDI:
1. Khái niệm:
MIDI là cụm từ viết tắt của Musical Instrument Digital Interface, có nghĩa là
Giao Diện Số Hoá Nhạc Cụ. Đó là một giao thức truyền thông tin âm nhạc theo chế độ
thời gian thực.
MIDI được phát triển vào đầu những năm 1980 do một liên hợp các nhà sản
xuất synthesizer quốc tế. Vào thời điểm đó có hai nhiệm vụ được đưa ra. Thứ nhất: Làm
thế nào để một bàn phím có thể điều khiển cao độ, rung, bend, Pedal vang... của bàn
phím khác. Thứ hai: Làm thế nào để đồng bộ các thiết bị có tempo chẳng hạn như
- 2 -
Staff View

Hiển thị
bản tổng
phổ của bài
nhạc
Lyrics
View
Nhập lời
hát của bài
nhạc
Console
View
Mixer điều
khiển các
kênh âm
thanh
Meter\Key
View
Điều chỉnh
nhịp, giọng
Tempo
Tốc độ khi phát
nhạc, ghi âm
bài nhạc
Cakewalk Audio Pro 9
Sequencer, Drums machines... làm cho chúng chạy cùng tốc độ với nhau. Từ đó các nhà
sản xuất lớn như Roland, Sequential Circuits và Oberheim đã nghiên cứu ra một giao
diện chuẩn đa năng (Universal Standard Interface) và sau này trở thành MIDI.
Khi làm việc với Cakewalk Pro Audio 9 điều đó có nghĩa chúng ta đang làm
việc với âm thanh dạng thức MIDI, các loại âm thanh khác như wav, mp3 cũng có thể
tương tác với phần mềm này nhưng chúng ta không thể chỉnh sửa các nốt nhạc hoặc

phối âm theo dạng thức MIDI được bởi vì các file nhạc đó mang dạng sóng âm, không
phải là nhạc được kí âm bằng các nốt nhạc.
Một số định dạng âm thanh quen thuộc như wav, .mp3 được tạo ra bởi quá
trình thu lại những sóng âm và chuyển chúng thành dạng sóng điện từ bằng kỹ thuật
tương tự (Analog). Còn MIDI là tập tin số hoá các nốt nhạc và nhạc cụ thành những
chuỗi số nhị phân 0 và 1. Khi file MIDI được chuyển tới nguồn phát thì những chuỗi số
nhị phân này sẽ chuyển thành tín hiệu âm thanh mà ta có thể nghe được. Tuy nhiên, chất
lượng của MIDI lại thay đổi tuỳ thuộc vào nguồn phát do MIDI sẽ thực hiện các câu
lệnh theo thư viện âm thanh sẵn có ở nguồn phát đó (Với định dạng mp3 hay wav thì bộ
phát sẽ chuyển tải toàn bộ âm thanh như khi chúng được tạo ra). Chẳng hạn khi chuyển
file MIDI vào máy tính thì soundcard (thiết bị phát âm thanh) của máy tính có vai trò
quyết định tới chất lượng của file MIDI. Tuy nhiên, MIDI lại có 2 ưu điểm lớn là thao
tác dễ dàng và dung lượng rất thấp (Thông thường chỉ khoảng vài chục KB, thấp hơn
file mp3 hàng trăm lần và wav hàng nghìn lần). Do vậy một đĩa CD dung lượng 600MB
hoàn toàn có khả năng lưu trữ được hàng nghìn file MIDI trong đó, tạo thuận lợi rất lớn
trong việc sử dụng và lưu trữ file MIDI.
Dạng file Midi chỉ lưu những thông tin và dòng lệnh để ra lệnh cho máy tính
hay các phần mềm soạn nhạc chơi một số thông điệp cụ thể. Ví dụ, khi trong file Midi
chứa một thông tin là nốt C và E, thì khi ta mở và phát lại file này bằng chương trình
Cakewalk, nó sẽ ra lệnh cho chương trình chơi lại hai nốt này bằng âm thanh của
soundcard hay của đàn keyboard. Do vậy, khi ta dùng máy tính hay keyboard khác nhau
thì âm thanh của file midi này cũng phát ra khác nhau mặc dù vẫn là hai nốt C và E. Nếu
bạn đổi nốt C thành nốt G, thì khi phát lại ta sẽ nghe được nốt G và E.
2. Standard MIDI Files (SMF), các dạng thức của MIDI:
Standard MIDI Files là tập tin dữ liệu Sequencer MIDI. Standard MIDI Files
ban đầu được dùng làm phương tiện trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị sequencer từ nhiều
nhà sản xuất khác nhau. Sau đó nó được dùng làm định dạng file MIDI chuẩn cho hệ
điều hành Windows và các ứng dụng multimedia.
MIDI files sử dụng định dạng Chunky (theo từng khoang), tương tự như
định dạng của Electronic Arts -IFF hay định dạng của Microsoft/IBM - RIFF. Các tập

tin dạng này chứa các khoang khác nhau, mỗi khoang chứa một số dạng dữ liệu mà
chương trình có thể đọc được. MIDI File được cấu tạo bởi hai loại khoang: Khoang tiêu
đề, chứa các thông tin về trật tự tracks, độ phân giải của thời gian (timing resolution), và
khoang tracks chứa các dữ liệu MIDI và các dữ liệu khác.
MIDI Files có thể có một trong ba định dạng. Số định dạng được lưu ở
khoang tiêu đề chỉ ra các khoang tracks được thể hiện như thế nào. Các định dạng này
là:
- 3 -
Cakewalk Audio Pro 9
- Format 0: Các tập tin này chỉ chứa một track nhưng nhiều kênh (multi-
channel). Định dạng này được dùng thích hợp cho việc playback ở các ứng dụng
multimedia vì kiểu định dạng này có thể được đọc từ đĩa nhanh hơn các định dạng nhiều
rãnh (Multi-track)
- Format 1: Những tập tin theo định dạng này chứa nhiều tracks. Track đầu
tiên luôn chứa tất cả tempo và thông tin về hoá biểu, giọng cùng với các dạng dữ liệu
tổng thể (global); Các track còn lại chứa dữ liệu MIDI. Bởi vì định dạng Format 1 cho
phép dữ liệu MIDI chia thành nhiều kênh khác nhau hay nhiều tiêu chí khác, nên chúng
dễ dàng hiệu chỉnh lại so với Format 0.
- Format 2: Những tập tin dạng này ít dùng hơn. Nó được dùng cho các thiết
bị sequencer cho phép các track được chơi riêng rẽ và lặp lại (Loop). Ngày nay có các
thiết bị băng ghi âm Digital (Digital-tape-desk) nên chúng không còn thích hợp nữa.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về MIDI, chúng ta cần nắm vững về
dạng thức cấu tạo và cách thức hoạt động của nó để tiện cho việc sử dụng và nghiên cứu
các phần mềm xử lí MIDI, tiện cho việc sử dụng các phần mềm soạn nhạc và ứng dụng
vào công tác giảng dạy.
III. Các bước tiến hành soạn một bài dạy hát nhạc ứng dụng Cakewalk Pro
Audio 9:
1. Kết nối đàn ORGAN với máy tính thông qua cáp MIDI:
MIDI thể hiện ngôn ngữ của mình dưới dạng số tương tự như ngôn ngữ của
máy tính, vì vậy việc nối kết máy vi tính với các nhạc cụ MIDI là điều hiển nhiên. Muốn

kết nối đàn organ với máy tính để dùng tiếng của đàn organ như là nguồn cung cấp âm
cho các nhạc cụ được dùng trong các chương trình phối nhạc. Ngoài dây cáp MIDI, đàn
organ và máy tính phải đáp ứng những nhu cầu sau:
- Đàn organ phải được cấu tạo
theo tiêu chuẩn MIDI (nghĩa là
phải có ổ cắm MIDI in và MIDI
out).
- Máy vi tính phải có cổng MIDI
(cổng này là một ổ cắm dẹp gồm
15 lỗ kim hoặc cổng USB, nó có
ở trên tất cả các "card sound" rời
và một số "sound on board").
Các thiết bị cần có:
- Máy tính cài phần mềm
Cakewalk.
- Đàn ORGAN (có cổng USB hoặc đĩa mềm, cổng MIDI)
- Dây MIDI nối từ USB máy tính sang cổng MIDI in\ out của đàn ORGAN
2. Ghi âm bài hát trực tiếp trên đàn qua cáp MIDI:
- 4 -
Sơ đồ kết nối đàn ORGAN với máy tính
Cakewalk Audio Pro 9
Có thể ghi âm trực tiếp trên đàn (đánh đàn và máy tính ghi lại những nốt nhạc đã
thể hiện). Điều này đòi hỏi chúng ta phải thực hiện độc tấu bài hát một cách chính xác
về tiết tấu, cao độ, trường độ, nhấn âm v.v… nếu không muốn mất nhiều thời gian để
chỉnh sửa nốt nhạc sau khi ghi âm xong. Nếu chưa có điều kiện về thiết bị như không có
cáp MIDI chúng ta có thể ghi âm trên đàn, dùng đĩa mềm hoặc đĩa USB để lưu rồi
chuyển qua máy tính để xử lí. Nhưng nếu không có cáp MIDI thì việc giảng dạy khi
dùng phần mềm này sẽ gặp một số khó khăn và có trường hợp sẽ không sử dụng được.
a/ Ghi âm bài hát trực tiếp qua cáp MIDI:
- Kết nối đàn ORGAN với máy tính.

- Bật đàn ORGAN, điều chỉnh Style, tempo… tương ứng với bài hát cần ghi
âm.
- Khởi động phần mềm Cakewalk Pro Audio 9 và thiết lập như sau:
o File\ New\ Normal
o Click phải chuột lên Track
1, chọn Track Properties…
o Chọn nguồn âm phát trong
mục Source, có các kênh
MIDI từ 1 đến 16, ở đây
chúng ta chọn MIDI
Channel 1, chọn tiếp kênh
số 1 trong mục Channel,
bấm OK.
o Tiếp tục click chuột phải
vào Track thứ 2, 3… và
thiết lập như phần trước.
(chú ý kênh MIDI trong
Source và Channel phải tương ứng với nhau)
Thiết lập 6 kênh âm thanh, kênh 1, 9, 10, 11, 12, 13. Bởi kênh 1 ghi bè chính,
kênh 9 đến 13 ghi phần đệm (bao gồm cả trống), sau khi ghi âm xong chúng ta có thể
thêm kênh để ghi các phần đệm khác nếu muốn.
o Đặt tốc độ phần mềm tương ứng với tốc độ đã cài trên đàn.
o Click nút lệnh R trong cửa sổ chứa thông tin kênh (tất cả các kênh) và
click lệnh Record trên thanh công cụ để ghi âm. Một khi đã click vào
lệnh Record, chúng ta sẽ nghe tiếng Metronome phát ra qua đàn hoặc
qua loa máy tính (tuỳ khi thiết lập), nghe và đánh đàn bài hát chính
- 5 -

×