Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp tại xã phương trà, huyện cao lãnh tỉnh đồng tháp, năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.14 MB, 102 trang )

.

BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH
NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP TẠI XÃ
PHƯƠNG TRÀ, HUYỆN CAO LÃNH
TỈNH ĐỒNG THÁP, NĂM 2016
Mã số:
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS.Nguyễn Đỗ Nguyên

TP. Hồ Chí Minh, năm 2018

.


.

BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH
NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP TẠI XÃ
PHƯƠNG TRÀ, HUYỆN CAO LÃNH


TỈNH ĐỒNG THÁP, NĂM 2016
Chủ nhiệm đề tài

PGS.TS. NGUYỄN ĐỖ NGUYÊN

TP. Hồ Chí Minh, năm 2018

.


.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN Y VĂN......................................................................... 5
1.1 Khái quát bệnh tăng huyết áp ............................................................................... 5
1.1.1 Khái quát hệ động mạch .................................................................................... 5
1.1.2 Những biến đổi sinh học của huyết áp ............................................................. 5
1.2 Nguyên nhân tăng huyết áp .................................................................................. 6
1.2.1 Nguyên nhân tăng huyết áp nguyên phát .......................................................... 6
1.2.2 Nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát ................................................................. 7
1.3 Triệu chứng của tăng huyết áp ............................................................................. 7
1.4 Biến chứng tăng huyết áp ..................................................................................... 8
1.5 Phân độ tăng huyết áp.......................................................................................... 8
1.6 Yếu tố nguy cơ liên quan đến tăng huyết áp ........................................................ 9
1.6.1 Yếu tố nguy cơ không dự phòng được .............................................................. 9
1.6.2 Yếu tố nguy cơ dự phòng được ......................................................................... 9
1.7 Phòng ngừa và điều trị tăng huyết áp ................................................................ 10
1.7.1 Phòng ngừa THA ............................................................................................. 10
1.7.2 Điều trị tăng huyết áp ..................................................................................... 11

1.7.3 Tuân thủ điều trị tăng huyết áp ........................................................................ 12
1.7.4 Theo dõi bệnh nhân tăng huyết áp ................................................................... 16
1.8 Tình hình tăng huyết áp ...................................................................................... 16
1.8.1 Tình hình tăng huyết áp trên thế giới .............................................................. 16
1.8.2 Tình hình tăng huyết áp tại Việt Nam ............................................................. 17
1.9 Những nghiên cứu về tuân thủ điều trị tăng huyết áp ....................................... 17
1.10 Nghiên cứu liên quan về tuân thủ điều trị ........................................................ 19
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 22
2.1 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................ 22
2.2 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 22
2.2.1 Dân số mục tiêu ............................................................................................... 22
2.2.2 Dân số chọn mẫu ............................................................................................. 22
2.2.3 Cỡ mẫu............................................................................................................. 22
2.2.4 Kỹ thuật chọn mẫu.......................................................................................... 23
2.2.5 Tiêu chí chọn mẫu ........................................................................................... 24
2.2.6 Kiểm soát sai lệch chọn lựa ............................................................................. 24
2.3 Xử lý dữ kiện ...................................................................................................... 24
2.3.1 Liêt kê và định nghĩa các biến số .................................................................... 24
2.3.2 Dàn ý liên hệ giữa các biến số ......................................................................... 32
.................................................................................................................................. 32

.


.

2.4 Thu thập dữ kiện ................................................................................................. 32
2.4.1 Phương pháp thu thập dữ kiện ......................................................................... 32
2.4.2 Công cụ thu thập dữ kiện................................................................................. 32
2.4.3 Kiểm sốt sai lệch thơng tin ............................................................................ 33

2.5 Phân tích dữ kiện ................................................................................................ 33
2.5.1 Thống kê mơ tả ................................................................................................ 33
2.5.2 Thống kê phân tích .......................................................................................... 33
2.6 Nghiên cứu thử ................................................................................................... 34
2.7 Y đức ................................................................................................................. 34
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ .......................................................................................... 36
3.1 Mơ tả đặc tính chung của mẫu ............................................................................ 36
3.2 Tuân thủ điều trị tăng huyết áp ........................................................................... 38
3.2.1 Tuân thủ điều trị tăng huyết áp ........................................................................ 38
3.2.2 Mối liên quan giữa tuân thủ dùng thuốc điều trị tăng huyết áp với các đặc
điểm dân số của đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 42
3.2.3 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị không dùng thuốc tăng huyết áp và các
đặc điểm dân số của mẫu nghiên cứu ....................................................................... 46
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ....................................................................................... 50
4.1 Đặc điểm dân số nghiên cứu .............................................................................. 50
4.2 Tuân thủ điều trị tăng huyết áp có dùng thuốc ................................................... 51
4.3 Tuân thủ điều trị không dùng thuốc ................................................................... 55
4.4 Điểm mạnh và điểm hạn chế của đề tài .............................................................. 57
4.4.1 Điểm mạnh của nghiên cứu ............................................................................. 57
4.4.2 Điểm hạn chế của nghiên cứu ......................................................................... 58
4.4.3 Điểm mới và tính ứng dụng ............................................................................. 58
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 59
1.Đặc điểm dân số của đối tượng nghiên cứu .......................................................... 59
2. Tuân thủ điều trị dùng thuốc của bệnh nhân THA ............................................... 59
3. Tuân thủ điều trị không dùng thuốc ..................................................................... 59
4. Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị dùng thuốc với đặc điểm đối tượng nghiên
cứu ............................................................................................................................ 60
5. Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị không dùng thuốc với đặc điểm đối tượng
nghiên cứu ................................................................................................................ 60
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 61


.


.

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Các đặc điểm về đặc tính dân số của mẫu nghiên cứu ............................. 36
Bảng 3.2 Đặc điểm về điều trị tăng huyết áp có dùng thuốc của mẫu nghiên cứu .. 38
Bảng 3.3 Mô tả tuân thủ điều trị tăng huyết áp có dùng thuốc theo thang đo MMSA
của mẫu nghiên cứu ................................................................................................. 40
Bảng 3.4 Đặc điểm tuân thủ điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc của mẫu
nghiên cứu ................................................................................................................ 40
Bảng 3.5 Các đặc điểm về hành vi tập thể dục của mẫu nghiên cứu ...................... 41
Bảng 3.6 Mô tả tuân thủ điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc của mẫu nghiên
cứu ........................................................................................................................... 41
Bảng 3.7 Mối liên quan giữa tuân thủ dùng thuốc điều trị tăng huyết áp với các đặc
điểm dân số của đối tượng nghiên cứu .................................................................... 42
Bảng 3.8 Mối liên quan giữa tuân thủ dùng thuốc điều trị tăng huyết áp với các đặc
điểm của đối tượng nghiên cứu bằng mơ hình hồi quy đa biến .............................. 45
Bảng 3.9 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị không dùng thuốc với các đặc điểm
của mẫu nghiên cứu ................................................................................................. 46
Bảng 3.10 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị không dùng thuốc với các đặc điểm
của mẫu nghiên cứu bằng hồi quy đa biến .............................................................. 49

.


.


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Các bước điều trị tăng huyết áp theo JNC VII [50]. ............................... 15

.


.

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
Từ viết tắt

Nghĩa của từ viết tắt

HA

Huyết áp

HATT

Huyết áp tâm thu

HATr

Huyết áp tâm trương

THA

Tăng huyết áp


KTC 95%

Khoảng tin cậy 95%

TTĐTDT

Tuân thủ điều trị dùng thuốc

TTĐTKDT

Tuân thủ điều trị không dùng thuốc

TIẾNG ANH
Từ viết tắt

Nghĩa của từ viết tắt

BMI

Body Mass Index(Chỉ số khối cơ thể)

JNC

Joint National Committee (Uỷ ban Quốc
gia Hoa Kỳ về dự phòng, phát hiện, đánh
giá và điều trị tăng huyết áp)

WHO

World Health Organization (Tổ Chức Y tế

Thế Giới)

.


.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) là một bệnh phổ biến ở các nước phát triển và các nước đang
phát triển, nó đang trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng cần được quan tâm trên thế
giới, trong đó kể cả Việt Nam. Năm 2008, tăng huyết áp chiếm 11,35% số ca tử
vong và là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong 7 yếu tố nguy cơ tim mạch [37]. Tỷ
lệ tăng huyết áp chiếm 8-18% dân số thay đổi từ các nước Châu Á như: Indonesia
6-15%, Malaysia 10-11%, Đài Loan 28%, tới các nước Âu-Mỹ như Hà Lan 37%,
Pháp 10-24%, Hoa Kỳ 24% [57]. Cùng với xu hướng của toàn cầu, bệnh tăng huyết
áp cũng gia tăng một cách đáng kể ở Việt Nam cụ thể là trong những năm 1960 tỷ
lệ tăng huyết áp khoảng 1%, năm 1992 là 11,2%, năm 2001 là 16,3% và năm 2005
là 18,3%. Một điều tra gần đây nhất (2008) của Viện Tim mạch Việt Nam tiến hành
ở người lớn (≥ 25 tuổi) tại 8 tỉnh và thành phố của nước ta cho thấy tỷ lệ THA đã
tăng lên đến 25,1% nghĩa là cứ 4 người lớn ở nước ta thì có 1 người bị tăng huyết
áp [8].
Tăng huyết áp thường khơng có triệu chứng gì. Trên thực tế, rất nhiều người bị tăng
huyết áp trong nhiều năm mà không biết, cho đến khi đi khám bệnh hoặc đã bị các
biến chứng nguy hiểm do THA gây ra rồi mới biết mình bị THA. Đó là lý do tại sao
tăng huyết áp lại nguy hiểm và được coi là “kẻ giết người thầm lặng”. Các nghiên
cứu cho thấy người bị tăng huyết áp khơng được kiểm sốt thì nguy cơ: bệnh động
mạch vành tăng gấp 3 lần, suy tim tăng 6 lần, đột ngụy tăng 7 lần [16]. Kiểm soát
huyết áp là cách tốt nhất để phòng chống những biến chứng một cách hiệu quả nhất.

Nhưng thực tế kiểm soát huyết áp cũng rất khó khăn nó bị tác động bởi nhiều yếu tố
trong đó kể cả bác sĩ và bệnh nhân. Nghiên cứu của Burt,Vickil và cộng sự năm
1995, về tỷ lệ tăng huyết áp ở Mỹ có 2/3 dân số Mỹ được chẩn đoán tăng huyết áp
và chỉ 1/3 người được điều trị và 14% kiểm soát được huyết áp [38]. Năm 2013
nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Hạnh và cộng sự, về khảo sát mối liên quan giữa
tuân thủ dùng thuốc và kiểm soát huyết áp đang điều trị ngoại trú cho kết quả có
69% tuân thủ dùng thuốc và kiểm soát huyết áp chỉ đạt 46% [13]. Sự tuân thủ điều
trị kém này không những dẫn đến nguy cơ bệnh tật và tử vong do bệnh tim mạch
gia tăng mà cịn gia tăng cả chi phí điều trị ở khía cạnh cá nhân lẫn xã hội.

.


.

2

Theo niên giám thống kê về y tế năm 2013, ở đồng bằng Sơng Cửu Long tăng huyết
áp có số mắc cao nhất, số chết do nhồi máu cơ tim, bệnh mạch máu não chiếm tỷ lệ
cao đáng kể [1]. Đồng tháp thuộc tỉnh phía nam của đồng bằng Sơng Cửu Long và
tình trạng tăng huyết áp cũng có xu hướng đang tăng cao. Một nghiên cứu về thực
trạng tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở tỉnh Đồng Tháp năm 2015, cho kết
quả tỷ lệ tăng huyết áp là 20,8%, ở nhóm bệnh tăng huyết áp thì người ăn mặn gấp 2
lần không ăn mặn, người uống rượu bia gấp 1,5 lần so với không uống rượu bia và
tương tự người hút thuốc lá gấp 4 lần người khơng hút thuốc lá [22]. Năm 2009, dự
án phịng chống tăng huyết áp đã được chính phủ phê duyệt là một chương trình
quốc gia, đang được triển khai rộng khắp toàn quốc[2]. Đồng tháp cũng là một
trong những địa phương thực hiện dự án này. Năm qua, tỉnh đã triển khai sàng lọc
phát hiện tăng huyết áp tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp cho 70% người
dân từ 40 tuổi trở lên đã phát hiện 1.271 người bệnh tăng huyết áp từ độ 1 trở lên và

lập danh sách quản lý. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh tăng huyết áp ở nước ta nói
riêng và trên thế giới nói chung chỉ kiểm sốt huyết áp đạt được huyết áp mục tiêu
cho người bệnh đạt từ 25-40% [23] [13]. Dù tỉnh đã thực hiện nhiều biện pháp can
thiệp như tổ chức buổi giáo dục sức khỏe về và biện pháp phòng ngừa bệnh nhưng
kết quả vẫn chưa đạt mục tiêu 50% người bệnh kiểm soát được huyết áp do dự án
đề ra [2]. Kiểm soát huyết áp đạt mục tiêu phụ thuộc vào việc bệnh nhân có tuân thủ
điều trị dùng thuốc cũng như thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt. Hiện tại chưa có
nghiên cứu nào thực hiện để xác định tỷ lệ tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng
huyết áp tại địa phương. Vì vậy đề tài “ Tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết
áp xã Phương Trà, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp năm 2016” nhằm xác định tỷ
lệ tuân thủ điều trị của bệnh nhân tại xã Phương Trà, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng
Tháp. Từ đó giúp cán bộ y tế có cái nhìn tổng qt về thực trạng tn thủ điều trị
của bệnh nhân tăng huyết áp để đề ra những biện pháp can thiệp giáo dục sức khỏe,
tập huấn cho nhân viên y tế trong việc giúp bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt hơn để
tăng tỷ lệ huyết áp được kiểm sốt, góp phần hồn thành nhiệm vụ đạt mục tiêu
kiểm soát huyết áp do Bộ y tế đề ra.

.


.

3

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Tỷ lệ tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp tại xã Phương Trà, huyện Cao
Lãnh, tỉnh Đồng Tháp năm 2016 là bao nhiêu ? Có mối liên quan giữa đặc tính mẫu
nghiên cứu và tuân thủ điều trị tăng huyết áp hay không ?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát

Xác định tỷ lệ tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp tại xã Phương Trà,
huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp năm 2016 và các yếu tố liên quan đến tuân thủ
điều trị.
Mục tiêu cụ thể
1. Xác định tỷ lệ tuân thủ điều trị dùng thuốc của bệnh nhân tăng huyết áp tại xã
Phương Trà, huyện Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp năm 2016.
2. Xác định tỷ lệ tuân thủ điều trị không dùng thuốc của bệnh nhân tăng huyết áp
tại xã Phương Trà, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp năm 2016.
3. Xác định mối liên quan giữa tuân thủ điều trị dùng thuốc và đặc tính của mẫu
nghiên cứu.
4. Xác định mối liên quan giữa tuân thủ điều trị không dùng thuốc và đặc tính
của mẫu nghiên cứu.

.


.

4

DÀN Ý NGHIÊN CỨU

TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ
THA

TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ
KHÔNG DÙNG
THUỐC THA

TN THỦ ĐIỀU TRỊ

DÙNG THUỐC THA

Giới tính
Dân tộc
Tuổi
Nghề nghiệp
Trình độ học vấn
Hồn cảnh gia đình
Hồn cảnh kinh tế GĐ
Tham gia BHYT

.

Bệnh kèm theo

Thời gian điều
trị THA


.

5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN Y VĂN
1.1 Khái quát bệnh tăng huyết áp

Huyết áp (HA) là áp lực ở trong lòng động mạch góp phần giúp cho máu được lưu
chuyển trong động mạch tới các mô và cơ quan. Huyết áp bị ảnh hưởng bởi tim (sức
co bóp và nhịp đập), độ qnh của máu, thể tích máu lưu thơng và sức đàn hồi của
mạch máu.

Tăng huyết áp là tình trạng mà mạch máu có sự tăng áp lực liên tục. Theo Tổ chức
Y tế Thế giới, một người lớn có huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp
tâm trương >90 mmHg được xem là tăng huyết áp [3].
1.1.1 Khái quát hệ động mạch
Chức năng chính của hệ động mạch là phân phối máu đến mao mạch tuần hoàn cơ
thể, hệ động mạch gồm các ống dẫn đàn hồi và có sức cản cao.
Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến
nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được thể hiện bằng hai chỉ số:
Huyết áp tâm thu (HATT) là áp lực động mạch đo được khi tim co, huyết áp tâm
trương (HATTr) là áp lực máu đo được khi tim dãn.
Huyết áp được đo bằng đơn vị milimet thủy ngân (mmHg) hay centimet nước
(1mmHg = 1.36 cm nước) [19].
Huyết áp tâm thu hay huyết áp cao nhất là số đo sức căng thành động mạch khi máu
dội vào. Thời điểm này nếu lấy tay sờ vào các động mạch cổ, bẹn sẽ thấy mạch đập.
Huyết áp tâm thu được coi là bình thường khi có trị số nhỏ hơn hoặc bằng 120
mmHg.
Huyết áp tâm trương hay huyết áp thấp nhất là số đo sau khi co bóp tim sẽ dãn ra và
thành động mạch sẽ co lại về trạng thái ban đầu. Huyết áp tâm trương bình thường
khi có trị số bằng hay nhỏ hơ 80 mmHg [4].
1.1.2 Những biến đổi sinh học của huyết áp
Biến đổi ngẫu nhiên: thường khơng thể kiểm sốt được nhưng có thể giảm bớt
bằng cách đo nhiều lần ở những khoảng thời gian khác nhau. Những biến đổi
thường gặp:

.


.

6


Biến đổi ngắn hạn lúc nghỉ ngơi, do ảnh hưởng của hơ hấp và nhịp tim, chịu sự
kiểm sốt của hệ thần kinh tự động.
Biến đổi hàng ngày chủ yếu do trạng thái tinh thần và hoạt động thể lực. Biến đổi
hàng ngày do ảnh hưởng của những hoạt động xảy ra hàng ngày như làm việc, tập
thể dục, nói chuyện, đọc sách,….
Biến đổi hệ thống: là những biến đổi có thể kiểm sốt được nếu nhận diện ra
chúng. Nếu khơng phát hiện được thì khơng thể giảm bằng cách đo nhiều lần [36].
1.2 Nguyên nhân tăng huyết áp
Tăng huyết áp được phân thành hai nguyên nhân: tăng huyết áp nguyên phát và tăng
huyết áp thứ phát. Trong đó nguyên nhân chủ yếu là tăng huyết áp thứ phát( THA
không rõ nguyên nhân) chiếm hơn 90%, chỉ có khoảng 10% các trường hợp là tăng
huyết áp nguyên phát (tăng huyết áp có nguyên nhân).
1.2.1 Nguyên nhân tăng huyết áp nguyên phát
Cơ chế bệnh sinh tăng huyết áp nguyên phát đến nay chưa được rõ ràng, người ta
cho rằng một số yếu tố sau có thể gây tăng huyết áp:
Tăng hoạt động thần kinh giao cảm sẽ làm tim ở trạng thái tăng động dẫn đến tăng
cung lượng tim và tần số tim. Toàn bộ hệ thống động mạch ngoại vi và động mạch
thận bị co thắt, làm tăng sức cản ngoại vi và tác động cuối cùng là THA động mạch.
Tác dụng co mạch của adrenalin và noadrenalin: hai chất này do tủy thượng thận
tiết ra, khi hệ giao cảm bị kích thích. Adrenaline có tác dụng co mạch dưới da
nhưng lại làm thư giãn mạch vành, mạch cơ vân nên chỉ làm THA tối đa.
Noradrenaine làm co mạch toàn thân nên làm tăng cả huyết áp tối đa và tối thiểu.
Vai trò của hệ RAA (Renin- Angiotensin – Aldosteron): Renin là enzyme được tế
bào của tổ chức cạnh cầu thận và một số tổ chức khác tiết ra khi có yếu tố kích
thích. Yếu tố kích thích tiết ra renin là nồng độ muối trong huyết tương và kích
thích thụ thể 𝛽 của angiotensinogen thành angiotensin I, theo máu phổi đến tuần
hoàn phổi được tách khỏi vận chuyển và cắt đi 2 acid amin nhờ coverting enzyme ở
phổi còn lại 8 acid amin được gọi là angiotensin II có rất nhiều tác dụng trên mạch
máu, kích thích lớp cầu của vỏ thượng thận làm tăng bài tiết aldosterol, kích thích

trực tiếp lên ống thận làm tăng tái hấp thu natri.
.


.

7

Giảm chất điều hòa huyết áp: Prostaglandin E2 và Kali Krenin ở thận có chức năng
sinh lý là điều hịa huyết áp, hạ canxi máu, tăng canxi niệu khi chất này bị ức chế
hoặc thiếu gây THA.
Vai trò của natri trong cơ thể bệnh sinh của THA: natri có vai trò trong bệnh THA
cả trong thực nghiệm lẫn điều trị. Trong điều kiện bình thường các hormone và thận
sẽ hợp đồng để thải natri làm cho lượng natri trong máu ổn định. Hiện tượng ứ natri
xảy ra khi lượng natri sẽ tăng giữ nước, hệ thống mạch sẽ tăng nhạy cảm với
angiotensin và noadrenalin [31].
1.2.2 Nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát
Nguyên nhân tăng huyết áp có thể xếp thành các nhóm chính:
Tăng huyết áp do thuốc: cam thảo, corticoid, thuốc ngừa thai..
Do hẹp eo động mạch chủ
Do thận: viêm cầu thận cấp, hẹp đông mạch thận, thận đa nang, thận ứ nước.
Do nội tiết: cường giáp, nhược giáp, cường tuyến cận giáp, hội chứng conn, hội
chứng cushing, u tủy thượng thận.
Các nguyến nhân khác: THA thai kỳ, bệnh tạo keo, THA trong phỏng, THA do
bệnh đa hồng cầu, sau phẫu thuật [28].
1.3 Triệu chứng của tăng huyết áp
Tăng huyết áp thường diễn tiến chậm, khi chưa có biến chứng lên các cơ quan
thường bệnh nhân khơng có triệu chứng. Việc phát hiện có thể qua các lần khám
sức khỏe hay bệnh nhân đến khám vì một bệnh khác. Các triệu chứng nếu có của
tăng huyết áp, được xếp thành 3 nhóm triệu chứng:

Nhóm triệu chứng do tăng huyết áp: nhức đầu vùng chẩm vào buổi sáng sau khi
thức dậy hay hết sau vài giờ chóng mặt, hồi hộp, mau mệt mỏi.
Nhóm triệu chứng mạch máu do tăng huyết áp: chảy máu mũi, nhìn lóa do tổn
thương võng mạc, đau ngực do bóc tách động mạch chủ ngực, chóng mặt tư thế.
Nhóm triệu chứng do bệnh căn bản của tăng huyết áp thứ phát: như nhức đầu
từng cơn kèm hồi hộp, đánh trống ngực, đỏ bừng mặt (trong tăng huyết áp do u tủy
thượng thận), yếu liệt cơ do hạ kali (bệnh Cohn) [15].

.


.

8

1.4 Biến chứng tăng huyết áp
Tăng huyết áp có thể gây tử vong, hay để lại di chứng nặng nề do ảnh hưởng của nó
lên cơ quan khác:
Tại tim: Các biến chứng của tăng huyết áp lên tim.
Phì đại thất trái: là tổn thương hay gặp nhất trong tăng huyết áp. Sự hiện diện của
nó làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim lên 3 lần, suy tim trái gấp 4 lần và đột ngụy
gấp 6 lần so với tăng huyết áp chưa có phì đại thất trái.
Suy tim: tăng huyết áp là nguyên nhân thứ 2 gây suy tim sau bệnh mạch vành. Lúc
đầu là suy tim tâm tương, sau đó sẽ ảnh hưởng đến chức năng tâm thu.
Bệnh mạch vành: bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ hay nhồi máu cơ tim.
Thần kinh: tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ chính trong đột ngụy. Có thể gặp cơn
thoáng thiếu máu não hoặc bệnh não do tăng huyết áp.
Thận: tăng huyết áp gây tiểu đạm niệu, tiểu máu vi thể do tổn thương cầu thận hay
do tổn thương mạch máu thận.
Mắt: tăng huyết áp gây biến đổi võng mạc (lòng động mạch co nhỏ ngoằn nghèo,

động tĩnh mạch bắt chéo, phù nề, xuất tiết, xuất huyết võng mạc, phù gai thị)
Mạch máu: xơ vữa động mạch, bệnh động mạch chi dưới, phình tách động mạch
chủ ngực [15].
1.5 Phân độ tăng huyết áp
Phân độ tăng huyết áp theo báo cáo lần thứ VII của JNC [48].
Phân độ

Huyết áp tâm thu

Huyết áp tâm trương

Bình thường

< 120 mmHg

Và < 80 mmHg

Tiền tăng huyết áp

120-139 mmHg

Hoặc 80-89 mmHg

Tăng huyết áp giai đoạn 1

140-159 mmHg

Hoặc 90-99 mmHg

Tăng huyết áp giai đoạn 2


>=160

Hoặc ≥ 100 mmHg

.


.

9

1.6 Yếu tố nguy cơ liên quan đến tăng huyết áp
1.6.1 Yếu tố nguy cơ khơng dự phịng được
Tính di truyền: tần suất tăng huyết áp cao gấp từ 2-7 lần ở người có bố hoặc mẹ bị
tăng huyết áp so với quần thể chung. Khả năng bị bệnh tăng huyết áp ở người có bố
và mẹ có đều tăng huyết áp cao hơn so với người chỉ có một bố hoặc mẹ bị [15].
Giới: theo thống kê cả nam và nữ đều có nguy cơ tăng huyết áp như nhau trong
cuộc đời của mình. Nhưng trước 65 tuổi nam có khả năng bị tăng huyết áp cao hơn
nữ và sau 65 tuổi thì nữ có nguy cơ mắc cao hơn nam [55].
Tuổi: tuổi là yếu tố nguy cơ mạnh mẽ hàng đầu của bệnh tim mạch. Khi độ tuổi
càng cao thì thành động mạch càng dễ bị lão hóa, xơ vữa và giảm tính đàn hồi do đó
làm tăng áp lực mạc máu trên toàn hệ thống gây ra tăng huyết áp. Tuổi càng cao
huyết áp càng tăng. Theo thống kê người từ 44-64 tuổi có nguy cơ tăng huyết áp
gấp 4 lần người < 44 tuổi. Trong khi đó so với người > 65 tuổi có nguy cơ tăng
huyết áp gấp gần 2 lần [55].
Đái tháo đường: người cao huyết áp có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn
những người không cao huyết áp. Theo số liệu thống kê, lên đến 75% các bệnh tim
mạch trong bệnh đái tháo đường có thể do tăng huyết áp [50]. Một bệnh nhân bệnh
tăng huyết áp kèm đái tháo đường làm tăng đáng kể nguy cơ biến chứng vi mạch

máu và do đó nguy cơ mắc bệnh thận giai đoạn cuối, mất thị lực và cắt cụt chi
không chấn thương càng cao [53].
1.6.2 Yếu tố nguy cơ dự phòng được
Hút thuốc lá: trong thuốc lá, thuốc lào có nhiều chất kích thích đặc biệt có chất
nicotin kích thích hệ thần kinh giao cảm làm co mạch và gây tăng huyết áp, nhiều
nghiên cứu cho thấy hút một điếu thuốc lá có thể làm tăng huyết áp tâm thu lên tới
11mmHg, huyết áp tâm trương lên 9mmHg và kéo dài trong 20-30 phút. Vì vậy nếu
khơng hút thuốc lá cũng là biện pháp phịng bệnh THA [6].
Béo phì: thừa mỡ trong cơ thể góp phần làm tăng huyết áp. Giảm cân sẽ giảm được
huyết áp trên bệnh nhân thừa cân và có lợi đối với các bệnh đi kèm như đái tháo
đường, rối loạn lipit máu [7]. Nguy cơ tăng huyết áp gấp 7- 8 lần ở những người có
tỷ lệ eo/hơng cao hơn so với bình thường [58].

.


.

10

Ăn mặn: ăn mặn là yếu tố góp phần làm tăng huyết áp. Ăn giảm muối sẽ góp phần
làm giảm huyết áp (ăn giảm 4,7-5,8g muối trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ làm
giảm huyết áp bình quân được 4 – 6 mmHg) và làm tăng tác dụng hạ áp của thuốc
[7].
Vận động thể lực: lối sống tĩnh tại cũng được coi là một nguy cơ của bệnh THA.
Việc vận động hằng ngày đều đặn từ 30 đến 45 phút mang lại lợi ích rõ rệt trong
giảm nguy cơ bệnh tim mạch nói chung và bệnh THA nói riêng [6].
Uống rượu bia: uống rượu/bia quá mức cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch
nói chung và bệnh THA nói riêng. Hàng ngày, mỗi người có thể uống khoảng 30ml
rượu mạnh hoặc 50ml rượu vang hoặc 300ml bia. Nếu uống nhiều hơn sẽ là yếu tố

nguy cơ mắc nhiều bệnh nói chung và bệnh THA nói riêng [6].
1.7 Phịng ngừa và điều trị tăng huyết áp
1.7.1 Phòng ngừa THA
Duy trì cân nặng hợp lí: theo một nghiên cứu kéo dài trong 3 năm với người
tham gia có huyết áp tâm thu < 120 mmHg và huyết áp tâm trương từ 83-89 mmHg
cho kết quả nếu giảm cân hợp lý (> 4,5 kg) thì giảm huyết áp tâm thu 5mmHg và
giảm 7mmHg huyết áp tâm trương. Nếu giảm 1 kg cân nặng thì giảm 1mmHg huyết
áp tâm thu và giảm 1,4 kg huyết áp tâm trương [47].
Giảm lượng muối ăn: theo chương trình can thiệp cộng đồng giáo dục sức khỏe ở
Bộ Đào Nha, về giảm muối ăn và tăng huyết áp ở những đối tượng tăng huyết áp và
ăn lượng muối khá cao (khoảng 360 mmol/người/ngày) kết quả cho thấy nếu giảm
ăn muối trong một năm, huyết áp trung bình của họ giảm 3,6–5 mmHg đối với
huyết áp tâm thu [54].
Hút thuốc lá: giảm 50% các nguy cơ bệnh mạch vành ở những người bỏ hút thuốc
so với những người tiếp tục hút thuốc, bất kể thời gian của thói quen. Tăng huyết áp
ở người hút thuốc lá, một gói thuốc lá mỗi ngày có thể nhanh chóng làm giảm rủi ro
từ 35-40% bằng cách không hút thuốc [52].
Uống rượu/bia: mỗi 10g rượu/bia làm tăng 1 mmHg. Uống nhiều rượu/bia đồng
nghĩa với nguy cơ xuất huyết khối não, xuất huyết não và tử vong do bệnh động
mạch vành cao hơn so với không uống rượu/bia [49].

.


.

11

Tập thể dục: Tập luyện, rèn luyện sức khoẻ là một trong những phương pháp chữa
bệnh tăng huyết áp hữu hiệu không dùng thuốc mà các nhà khoa học hàng đầu thế

giới đã khẳng định. Cơ sở sinh lý của rèn luyện sức khoẻ ở bệnh nhân tăng huyết áp
là điều hòa lượng cholesterol máu, hạn chế xơ vữa động mạch, làm giãn và tăng tính
đàn hồi của các mạch máu trong các cơ hoạt động, giảm sức cản máu ngoại biên và
kết quả là giảm huyết áp. Số buổi tập là 5-7 buổi trong một tuần, nghĩa là tập hằng
ngày, thời gian tập mỗi buổi 40-60 phút là đạt hiệu quả tốt [20].
1.7.2 Điều trị tăng huyết áp
Nguyên tắc chung:
Tăng huyết áp là bệnh mạn tính nên cần theo dõi đều, điều trị đúng và đủ hàng
ngày, điều trị lâu dài.
Mục tiêu điều trị là đạt huyết áp mục tiêu và giảm tối đa nguy cơ tim mạch. Huyết
áp mục tiêu cần đạt là <140/90mmHg và thấp hơn nữa nếu người bệnh vẫn dung
nạp được. Nếu nguy cơ tim mạch từ cao đến rất cao thì huyết áp mục tiêu cần đạt là
<130/80 mmHg.
Khi điều trị đã đạt huyết áp mục tiêu, cần tiếp tục duy trì phác đồ điều trị lâu dài
kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ để điều chỉnh kịp thời.
Điều trị cần hết sức tích cực ở bệnh nhân đã có tổn thương cơ quan đích. Khơng nên
hạ huyết áp q nhanh để tránh biến chứng thiếu máu ở các cơ quan đích, trừ tình
huống cấp cứu [26].
Mục tiêu điều trị THA người lớn > 18 tuổi: THA >18 tuổi mục tiêu hạ HA chung là
140/90 mmHg. Bao gồm THA ở bệnh nhân có: đái tháo đường, bệnh thận, hội
chứng chuyển hóa, microalbumin niệu, bệnh mạch vành.
Mục tiêu điều trị THA>60 tuổi: mục tiêu hạ huyết áp < 150/90 mmHg, nếu có đái
tháo đường, bệnh thận mạn < 140/90 mmHg. Kiểm soát cùng lúc tất cả các YTNC
đi kèm .
Chọn phương thức điều trị có chứng cứ giảm tối đa nguy cơ lâu dài toàn bộ về bệnh
suất và tử suất tim mạch[26]

.



.

12

1.7.3 Tuân thủ điều trị tăng huyết áp
Tuân thủ điều trị tăng huyết áp là mức độ bệnh nhân phải tuân thủ thực hiện chế độ
ăn uống, luyện tập, sinh hoạt, thực hiện uống thuốc và đi khám, kiểm tra huyết áp
theo chỉ dẫn của bác sĩ .
1.7.3.1 Điều trị khơng dùng thuốc
Cần thực hiện một cách thích hợp ở tất cả các bệnh nhân để ngăn ngừa tiến triển và
giảm được số đo HA.
Giảm cân: Nếu trong trường hợp bệnh nhân quá cân hoặc béo phì thì nên thực hiện
chế độ giảm cân để BMI nằm trong giới hạn 18,5-24,5. Nếu giảm 10 kg cân nặng
thì làm giảm huyết áp tâm thu từ 5- 20mmHg.
Chế độ ăn: Ăn nhiều trái cây, rau, sản phẩm sữa ít mỡ bão hịa, ít mỡ toàn phần
làm giảm HA tâm thu 8-14mmHg.
Giảm lượng muối ăn: hàng ngày không ăn quá 1 muỗng cà phê muối (<6g NaCl)
mỗi ngày, bao gồm cả lượng muối được nêm trong thức ăn và nước chấm.
Vận động thể lực: tham gia vào các hoạt động thể lực vừa sức như đi bộ ít nhất 30
phút mỗi ngày và mọi ngày trong tuần.
Hạn chế hay uống rượu bia vừa phải: uống ít hơn 2 đơn vị rượu mỗi ngày tương
đương 80ml rượu mạnh, 600ml bia và 250ml rượu vang.
Bỏ hút thuốc: bỏ hút thuốc lá hoàn toàn là biện pháp mạnh mẽ để phòng ngừa THA
và các bệnh tim mạch khác.
Hạn chế căng thẳng: nghỉ ngơi thư giãn, giải trí [4].
1.7.3.2 Điều trị dùng thuốc
Sau khi đã dùng các biện pháp không dùng thuốc từ 3-6 tháng (trừ khi đo HA >
180/110mmHg thì điều trị ngay) như trên mà HA bạn vẫn chưa hạ về mục tiêu, lúc
này dùng thuốc. Bệnh nhân phải tuân thủ uống thuốc theo đơn bác sĩ, không tự ý
thay đổi thuốc và liều lượng, uống thuốc thường xuyên, lâu dài liên tục kể cả khi

huyết áp bình thường.

.


.

13

Chọn thuốc khởi đầu:
Tăng huyết áp độ 1: có thể lựa chọn một thuốc trong số các nhóm như lợi tiểu
thiazide liều thấp, ức chế men chuyển, chẹn kênh canxi loại tác dụng kéo dài, chẹn
beta giao cảm (nếu không có chống chỉ định).
Tăng huyết áp từ độ 2 trở lên: nên phối hợp 2 loại thuốc (lợi tiểu, chẹn kênh
canxi, ức chế men chuyển, ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II, chẹn bêta giao
cảm.
Từng bước phối hợp các thuốc hạ huyết áp cơ bản, bắt đầu từ liều thấp như lợi tiểu
thiazide (hydrochlorothiazide 12.5mg/ngày), chẹn kênh canxi dạng phóng thích
chậm (nifedipine chậm (retard)10-20mg/ngày), ức chế men chuyển (enalapril
5mg/ngày, perindopril 2,5-5 mg/ngày).
Quản lý người bệnh ngay tại tuyến cơ sở để đảm bảo bệnh nhân được uống thuốc
đúng, đủ và đều. Đồng thời giám sát quá trình điều trị, tái khám, phát hiện sớm các
biến chứng và tác dụng phụ của thuốc theo 4 bước quản lý tăng huyết áp ở tuyến cơ
sở (Phụ lục 3- Quy trình 4 bước điều trị tăng huyết áp tại tuyến cơ sở).
Nếu chưa đạt huyết áp mục tiêu: chỉnh liều tối ưu hoặc bổ sung thêm một loại thuốc
khác cho đến khi đạt huyết áp mục tiêu.
Nếu vẫn không đạt huyết áp mục tiêu hoặc có biến cố: cần chuyển tuyến trên hoặc
gửi khám chuyên khoa tim mạch.
Chuyển tuyến trên hoặc chuyên khoa tim mạch: cân nhắc chuyển đến các đơn vị
quản lý THA tuyến trên hoặc chuyên khoa tim mạch trong các trường hợp sau:

Tăng huyết áp tiến triển: THA đe doạ có biến chứng (như tai biến mạch não thống
qua, suy tim...) hoặc khi có các biến cố tim mạch.
Nghi ngờ tăng huyết áp thứ phát hoặc THA ở người trẻ hoặc khi cần đánh giá các
tổn thương cơ quan đích.
Tăng huyết áp kháng trị mặc dù đã dùng nhiều loại thuốc phối hợp ( 3 thuốc, trong
đó ít nhất có 1 thuốc lợi tiểu) hoặc khơng thể dung nạp với các thuốc hạ áp, hoặc có
quá nhiều bệnh nặng phối hợp.
THA ở phụ nữ có thai hoặc một số trường hợp đặc biệt khác.

.


.

14

Điều trị tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ tim mạch khác ở tuyến trên:
Quản lý tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ tim mạch khác ở tuyến trên bao gồm:
Phát hiện tổn thương cơ quan đích ngay ở giai đoạn tiền lâm sàng. Loại trừ các
nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát.
Chọn chiến lược điều trị dựa vào độ huyết áp và mức nguy cơ tim mạch.
Tối ưu hóa phác đồ điều trị tăng huyết áp: dựa vào các chỉ định bắt buộc hoặc ưu
tiên của từng nhóm thuốc hạ huyết áp trong các thể bệnh cụ thể.
Phối hợp nhiều thuốc để tăng khả năng kiểm sốt huyết áp thành cơng, giảm tác
dụng phụ và tăng việc tuân thủ điều trị của người bệnh.
Điều trị các bệnh phối hợp và điều trị dự phòng ở nhóm có nguy cơ tim mạch cao
hoặc rất cao.
Sử dụng các thuốc hạ huyết áp đường tĩnh mạch trong các tình huống khẩn cấp như
THA ác tính, tách thành động mạch chủ, suy thận tiến triển nhanh, sản giật, THA có
kèm nhồi máu cơ tim cấp hoặc suy tim trái cấp [3].


.


.

15

Cải thiện lối sống

Lựa chọn thuốc khởi đầu

Khơng có chỉ định bắt
buộc

Tăng huyết áp độ 2
(HATT≥ 160mmHg
hay HATr ≥
100mmHg ). Kết
hợp 2 loại thuốc
(thường lợi tiểu
thiazide và ACEI
hay ACEI hay ARB,
BB, CCB.

Tăng huyết áp độ1
(huyết áp 140
159mmHg hay huyết
áp tâm trương 90-99
mmHg .

Lợi tiểu type thiazide.
Có thể xem xét ACEI,
ARB, BB, CCB, hay
kết hợp thuốc.

Có chỉ định bắt buộc

Thuốc chỉ định bắt buộc.
Các thuốc hạ huyết áp
khác (lợi tiểu , ACEI,
ARB, CCB, BB) khi cần.

Không đạt được huyết áp mục tiêu

Dùng liều tối đa hay thêm thuốc đến khi đạt được huyết áp mục tiêu là được. Tham khảo các ý
kiến chuyên gia về tăng huyết áp.
Sơ đồ 1.1 Các bước điều trị tăng huyết áp theo JNC VII [48].

.


.

16

Phác đồ điều trị tăng huyết áp theo Bộ y tế đang được áp dụng tại địa phương
nghiên cứu.
Tăng huyết áp độ 1: lựa chọn một thuốc trong số các nhóm: lợi tiểu thiazide liều
thấp; ức chế men chuyển; chẹn kênh canxi loại tác dụng kéo dài; chẹn beta giao
cảm (nếu khơng có chống chỉ định).

Tăng huyết áp từ độ 2 trở lên: nên phối hợp 2 loại thuốc (lợi tiểu, chẹn kênh canxi,
ức chế men chuyển, ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II, chẹn bêta giao cảm.
Từng bước phối hợp các thuốc hạ huyến áp cơ bản, bắt đầu từ liều thấp như lợi tiểu
thiazide (hydrochlorothiazide 12.5mg/ngày), chẹn kênh canxi dạng phóng thích
chậm (nifedipine chậm (retard) 10-20mg/ngày), ức chế men chuyển (enalapril
5mg/ngày; perindopril 2,5-5 mg/ngày …).
1.7.4 Theo dõi bệnh nhân tăng huyết áp
Bệnh nhân THA cần được khám định kỳ đều đặn nhằm điều chỉnh chế độ dùng
thuốc thích hợp với chỉ số huyết áp cũng như phát hiện và xử trí các tác dụng khơng
mong muốn do thuốc gây ra. Tần suất theo dõi HA phụ thuộc vào đặc tính nguy cơ
tồn bộ của bệnh nhân cũng như mức THA [26].
Khi điều trị đạt được huyết áp mục tiêu ổn định, tần suất khám định kỳ có thể giảm
xuống. Đối với bệnh nhân tăng huyết áp giai đoạn 1 hoặc có nguy cơ thấp, có thể
khám định kỳ khoảng 1-3 tháng một lần, cần khuyên bệnh nhân tự đo huyết áp tại
nhà để theo dõi tốt hơn chỉ số huyết áp. Đối với bệnh nhân có nguy cơ cao hoặc rất
cao, cần khám định kỳ với tần suất dày hơn. Khám định kỳ cũng được khuyến cáo ở
những trường hợp chỉ thực hiện điều chỉnh lối sống.
Khám định kỳ nhằm kiểm tra chỉ số huyết áp và đánh giá lâm sàng các yếu tố nguy
cơ cũng như mức độ tổn thương cơ quan đích.
Cần ln tư vấn cho người bệnh là việc điều trị THA thường kéo dài và liên tục,
thậm chí là suốt đời. Việc tự ngưng thuốc sẽ làm HA tăng cao trở lại gây biến
chứng nguy hiểm [25].
1.8 Tình hình tăng huyết áp
1.8.1 Tình hình tăng huyết áp trên thế giới
Bệnh THA trong cộng đồng ngày càng gia tăng và hiện tại đang ở mức cao, đặc biệt
các nước đang phát triển. Năm 2008, trên tồn thế giới có khoảng 1 tỷ người bị tăng
huyết áp, chiếm 40% dân số trong nhóm từ 25 tuổi trở lên. Tỷ lệ mắc thấp nhất ở
.



Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

17

Châu Mỹ chiếm 35% [57]. Điều tra tại Hoa Kỳ năm 1999-2000 trên đối tượng là
người trưởng thành cho thấy tỷ lệ HA bình thường là 39%, 31% thuộc nhóm tiền
THA và tăng huyết áp là 29% [40]. Đã có nhiều nghiên cứu của các tác giả khác
trên thế giới về bệnh THA ở người trưởng thành: tại Canada (1995) tỷ lệ THA là
22%, Mêxicô (1998) 19,4%, Tây Ban Nha (1996) 30% ,CuBa (1998) 44%, Trung
Quốc (2001) 27%, Thái Lan(2001) 20,5%, Singapore (1998) 26,6%, Châu Phi
(2007) 21,3% [43].
Tại Ấn Độ tỷ lệ tăng huyết áp có xu hướng tăng từ 5% năm 1960 lên 15 % năm
1990 và trong đó tỷ lệ tăng huyết áp ở nông thôn cao gấp 2 lần so với thành thị [41].
1.8.2 Tình hình tăng huyết áp tại Việt Nam
Tại Việt Nam, nghiên cứu của tác giả Trần Thiện Thuần về tỷ lệ tăng huyết áp ở
TP.HCM năm 2005 với phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, cỡ mẫu 1991
người từ 25 đến 65 tuổi cho kết quả tỷ lệ tăng huyết áp là 26,52% [32]. Cũng với
nghiên cứu tương tự được thực hiện ở Long An của tác giả Võ Thị Dễ và cộng sự,
tỷ lệ tăng huyết áp ở đây là 28,41%, dù được thực hiện những nơi khác nhau nhưng
đều cho kết quả gần bằng nhau, điều này cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp ở Việt Nam
đang ở mức cao [9]. Một nghiên cứu khác thực hiện năm 2006 của một nhóm tác
giả ở huyện Mõ Cày tỉnh Bến Tre, bằng phương pháp nghiên cứu dịch tễ học trên
531 người >40 tuổi cho kết quả tỷ lệ tăng huyết áp là 43%. Một nghiên cứu gần đây
của tác giả Nguyễn Tuấn Khanh và cộng sự, về tỷ lệ tăng huyết áp và các yếu tố
nguy cơ tăng huyết áp ở người cao tuổi tại thành phố Mỹ Tho năm 2010 với phương
pháp nghiên cứu cắt ngang mô tả cho kết quả là 48.6% tăng huyết áp, ở người cao
tuổi và nhóm tuổi cao hơn có tỷ lệ tăng huyết áp nhiều hơn [17]. Với những nghiên
cứu trên có thể kết luận tình trạng tăng huyết áp ở Việt Nam dao động từ 20-30% và
nếu nghiên cứu ở nhóm cộng đồng càng cao tuổi thì kết quả càng cao.
1.9 Những nghiên cứu về tuân thủ điều trị tăng huyết áp

Một nghiên cứu về tỷ lệ kiểm soát huyết áp ở Hoa Kỳ năm 2005-2008 của CDC cho
kết quả tỷ lệ kiểm soát huyết áp thấp chiếm 31%, trong đó 86% người khơng kiểm
sốt được huyết áp có tham gia bảo hiểm y tế [39].

.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

18

Nghiên cứu của Staffan Svensson và cộng sự, về lý do cho sự tuân thủ dùng thuốc
tăng huyết áp bằng phương pháp phân tích định tính phỏng vấn bán cấu trúc với 33
bệnh nhân tăng huyết áp trong một trung tâm tổng hợp thực hành và một đơn vị
tăng huyết áp chuyên gia ở miền Nam Thụy Điển, nhằm nghiên cứu về sự quan tâm
hay bỏ qua lời khuyên của bác sĩ về tuân thủ điều trị thuốc hạ huyết áp kết quả là
19/33 bệnh nhân có tuân thủ điều trị. Ở những người tuân thủ điều trị thì lý do là họ
tin vào lời khuyên của bác sĩ, sợ biến chứng tăng huyết áp và mong muốn kiểm sốt
huyết áp, bên cạnh đó đối với những người khơng tn thủ điều trị thì phần lớn lý
do là sự hiểu lầm về nguyên tắc điều trị thuốc, phần lớn ảnh hưởng đến cuộc sống
hàng ngày và sợ tác dụng phụ của thuốc [51].
Một nghiên cứu của Donald M Lloyd-Jones và cộng sự về kiểm soát huyết áp tâm
thu và huyết áp tâm trương, yếu tố liên quan với thiếu kiểm soát huyết áp trong
cộng đồng tại Hoa Kỳ cho kết quả trong số 1.189 đối tượng người đang dùng thuốc
hạ huyết áp (60,7% của tất cả các đối tượng cao huyết áp), 49,0% được kiểm soát
với mục tiêu huyết áp tâm thu, 89,7% được kiểm soát với mục tiêu tâm trương, và
chỉ có 47,8% được điều khiển cho cả hai [45].
Nghiên cứu của tác giả Vũ Bảo Ngọc và cộng sự năm 2004, về các đặc điểm nhận
biết điều trị và kiểm soát huyết áp của bệnh nhân tăng huyết áp ở quận 4, TP.HCM
bằng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang với cỡ mẫu 518 bệnh nhân tăng

huyết áp phát hiện được qua đợt khám điều trị cơ bản theo chương trình phịng
chống bệnh tim mạch tại phường 15, quận 4 cho kết quả chỉ có 57,72 % biết mình
bị tăng huyết áp, có 23,75% là có điều trị và chỉ 10,04% kiểm sốt được huyết áp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy số bệnh nhân chưa được chẩn đoán kịp thời chỉ
khoảng 50% người biết mình bị tăng huyết áp, bệnh nhân chưa được quản lý và
hướng dẫn điều trị đầy đủ và tỷ lệ đạt kết quả điều trị hiệu quả còn thấp [23].
Một nghiên cứu gần đây (2008) của tác giả Trần Cao Minh, Phùng Đức Nhật về
hiện trạng thực hành điều trị ở người mắc bệnh tăng huyết áp tại xã An Thạnh,
huyện Bến Lức, tỉnh Long An với phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang trên
384 người tăng huyết áp tại xã kết quả là tỷ lệ thực hiện đúng điều trị THA bằng
thuốc chỉ có 26,8%, tỉ lệ thực hiện đúng điều trị THA không dùng thuốc lần lượt là:

.


×