Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Thực trạng và một số yếu tố liên quan tới tuân thủ điều trị của bệnh nhân lao phổi tại phòng khám lao quận hai bà trưng thành phố hà nội năm 2013 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 68 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG




TẠ THỊ HƯỜNG



THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI
TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN LAO PHỔI TẠI
PHÒNG KHÁM LAO QUẬN HAI BÀ TRƯNG
HÀ NỘI NĂM 2013- 2014



LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN







Hà Nội, 2014
ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ



TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG



TẠ THỊ HƯỜNG


THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI
TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN LAO PHỔI TẠI
PHÒNG KHÁM LAO QUẬN HAI BÀ TRƯNG
HÀ NỘI NĂM 2013- 2014




LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN


Mã số: 60.72.07.01
Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN VĂN TƯỜNG






Hà Nội, 2014
i


MỤC LỤC

MỤC TỪ VIẾT TẮT III
TÓM TẮT V
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1 Tình hình chung 5
1.2. Một số khái niệm 17
CÂY VẤN ĐỀ 25
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 27
2.4.1 Cỡ mẫu 27
2.5 Phương pháp thu thập số liệu 27
2.7. Phương pháp phân tích số liệu 31
2.8. Một số định nghĩa và khái niệm sử dụng trong nghiên cứu 32
2.9. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu 33
2.10 Hạn chế của nghiên cứu, sai số và khống chế sai số 34
3.1 Kết quả nghiên cứu 35
3.1.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 35
3.1.2 Kiến thức về bệnh và những nguyên tắc cần tuân thủ trong điều trị bệnh Lao
của ĐTNC 37
 Kiến thức về bệnh của ĐTNC 37
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 49
4.1 Mô tả kiến thức, thái độ về tuân thủ điều trị của bệnh nhân Lao phổi tại phòng
khám Lao quận Hai Bà Trưng, năm 2013 – 2014 49
ii

4.1.3 Mức độ tuân thủ của BN điều trị Lao tại phòng khám Lao quận Hai Bà
Trưng. 51

4.2. Một số yếu tố liên quan đến việc tuân thủ nguyên tắc điều trị Lao 52
KẾT LUẬN 55
5.1 Kiến thức, thái độ về tuân thủ điều trị của bệnh nhân Lao phổi tại phòng khám
Lao quận Hai Bà Trưng, năm 2013 – 2014 55
5.2 Một số yếu tố liên quan đến việc tuân thủ nguyên tắc điều trị Lao 55
1. Đối với phòng khám Lao quận Hai Bà Trưng & trạm Y tế 57
2. Đối với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân 57


iii


MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Từ viết đầy đủ
AFB Vi khuẩn kháng axít (Acid Fast Bacilli)
AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
(Acquired Immuno Deficiency Syndrome)
BN Bệnh nhân
BS Bác sỹ
CBCNVC Cán bộ công nhân viên chức
CBYT Cán bộ y tế
CĐ Cộng đồng
CM Chuyên môn
CTCL Chương trình chống Lao
CTCLQG Chương trình chống Lao quốc gia
CTĐ
CSSK
Chữ thập đỏ
Chăm sóc sức khỏe

DOTS Hóa trị liệu ngắn ngày có kiểm soát trực tiếp
(Directly Observed Treatment Short course)
ĐTNC Đối tượng nghiên cứu
ĐT Điều trị
GDTT Giáo dục truyền thông
GĐ Gia đình
HIV Human Immunodeficiency Virus
HS-SV Học sinh – Sinh viên
HTLNN Hóa trị liệu ngắn ngày
iv

MDR-TB Bệnh Lao kháng đa thuốc (Multi-Drug Resistance-TB)
NTĐT Nguyên tắc điều trị
NVYT Nhân viên Y tế
TCYTTG Tổ chức y tế thế giới
TTĐT Tuân thủ điều trị
TTYT Trung tâm y tế
TYT Trạm Y tế
UBND Ủy ban nhân dân
WHO Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)












v

TÓM TẮT

Theo Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) năm 2013 cho thấy
khoảng 1/3 dân số thế giới bị nhiễm Lao; 12 triệu người hiện mắc Lao; 8,6 triệu
người mới mắc Lao; 13% số mắc Lao có đồng nhiễm HIV; 1,3 triệu người tử vong
do Lao. Việt Nam đứng hàng thứ 12 trong số 22 quốc gia có gánh nặng bệnh Lao
cao nhất thế giới[27]. Bệnh Lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với sức khỏe
cũng như tính mạng người mắc bệnh với nguy cơ lây lan ra cộng đồng lớn; bệnh có
thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm, chữa đúng phương pháp và đủ thời gian.
Tuy nhiên trong quá trình điều trị nếu bệnh nhân không hợp tác và uống thuốc
theo đúng hướng dẫn của bác sĩ thì rất dễ nảy sinh tình trạng bệnh Lao kháng thuốc.
Mà việc điều trị các bệnh nhân Lao đa kháng thuốc rất phức tạp và khó khăn vì chi
phí điều trị cao, thời gian điều trị kéo dài, trong khi tỷ lệ khỏi bệnh thấp, tỷ lệ bỏ trị
và tử vong của bệnh nhân cao. Hơn nữa, nguy cơ những vi khuẩn Lao kháng thuốc
khi lây sang bệnh nhân mắc mới càng nguy hiểm hơn.[3]
Quận Hai Bà Trưng là quận nội thành có số bệnh nhân Lao hiện đang được
quản lý và điều trị tương đối nhiều so với các quận khác ở thành phố Hà Nội. Hàng
năm phòng khám Lao quận thu nhận khoảng gần 300 bệnh nhân Lao các loại
[19].Những năm gần đây, số lượng bệnh nhân được quản lý tại phòng khám hiện
chưa có dấu hiệu giảm bớt. Và câu hỏi đặt ra là liệu số bệnh nhân Lao đang được
quản lý điều trị tại quận Hai Bà Trưng có tuân thủ tốt theo những quy định, nguyên
tắc trong quá trình điều trị hay không? Vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Thực trạng và một số yếu tố liên quan tới tuân thủ điều trị của bệnh nhân Lao
phổi tại phòng khám Lao quận Hai Bà Trưng, Hà Nội năm 2013 - 2014”
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang, có sử dụng số
liệu thứ cấp tại phòng khám Lao quận, phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân điều trị từ
tháng 3/2014 đến tháng 05/2014, với bộ câu hỏi đã được thiết kế sẵn. Nhằm tìm hiểu

vi

thực trạng và một số yếu tố liên quan tới tuân thủ điều trị của bệnh nhân Lao phổi tại
phòng khám Lao quận Hai Bà Trưng, Hà Nội năm 2014. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp
cung cấp thông tin, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chương trình
chống Lao. Đặc biệt nghiên cứu sẽ tìm ra giải pháp nhằm tăng cường hiểu biết và
thực hành tuân thủ điều trị Lao của bệnh nhân, tăng cường công tác giám sát điều trị
của nhân viên y tế, góp phần làm tăng cường việc tuân thủ điều trị và từ đó sẽ tăng
tỷ lệ điều trị khỏi bệnh Lao và dự phòng Lao có hiệu quả.

1



ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh Lao đã và đang là một vấn đề sức khỏe lớn trên thế giới và tại Việt Nam.
Theo Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) năm 2013 cho thấy khoảng 1/3
dân số thế giới bị nhiễm Lao; 12 triệu người hiện mắc Lao; 8,6 triệu người mới mắc
Lao; 13% số mắc Lao có đồng nhiễm HIV; 1,3 triệu người tử vong do Lao. Lao là
nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 trong các bệnh nhiễm trùng[27]. Tình hình
dịch tễ Lao kháng thuốc đang có diễn biến phức tạp và đã xuất hiện ở hầu hết các Quốc
gia. Việt Nam đứng hàng thứ 12 trong số 22 quốc gia có gánh nặng bệnh Lao cao nhất
thế giới. Hàng năm, Việt Nam có khoảng 130.000 người mắc Lao mới, 170.000 người
mắc Lao lưu hành, khoảng 3.500 người mắc Lao đa kháng thuốc và đặc biệt có đến
18.000 người tử vong do bệnh Lao.
Theo BS.CKII Đỗ Phúc Thanh, nguyên nhân phổ biết nhất của Lao đa kháng
thuốc là do người bệnh không tuân thủ đúng theo điều trị, bệnh nhân tự ý ngưng dùng
thuốc Lao hay dùng thuốc không đúng và không đầy đủ. Một số bệnh nhân sau một thời
gian uống thuốc, thấy khỏe và không có triệu chứng gì, cho rằng đã khỏi bệnh nên tự ý

bỏ trị. Bệnh nhân không biết rằng vi trùng Lao “sống dai” và rất nguy hiểm. Sau một
thời gian “nằm ẩn mình” và tìm cách chống lại thuốc Lao, chúng sẽ hoạt động gây bệnh
trở lại. Lúc này, người bệnh bị Lao kháng thuốc và bệnh sẽ nguy hiểm hơn lúc phát
bệnh. Ngoài ra, cũng có những bệnh nhân bị khó chịu do tác dụng phụ của thuốc Lao
trong quá trình điều trị, nhưng không đến tái khám để bác sỹ điều chỉnh thuốc, mà tự bỏ
trị nửa chừng hoặc bệnh nhân uống thuốc Lao không đều đặn, hay uống không đủ
liều… Tất cả những trường hợp này đều tạo điều kiện thuận lợi cho vi trùng Lao kháng
thuốc [3].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Duy Hưng thực hiện tại huyện Châu Giang, Hưng
Yên năm 1998 chỉ có 44,5% bệnh nhân Lao phổi thực hiện đúng NTĐT[10]. Nghiên
cứu của Phạm Hữu Trung ở bệnh viện phổi, Hà Nội năm 2011 tỷ lệ này là 68,3% [30].
Nghiên cứu của Nguyễn Đăng Trường ở huyện Thanh Trì năm 2009 là 51,5%[20].
Nghiên cứu của Uông Mai Loan ở Hai Bà Trưng năm 2010 tỷ lệ BN tuân thủ đúng, đủ
các nguyên tắc điều trị là 63,8%, sai là 36,2%[11]. Các nghiên cứu này đều chưa đánh
2



giá được thực trạng và vai trò của giám sát điều trị (DOTS) với việc TTĐT của bệnh
nhân.
Có thể nói, điều trị Lao thành công cần sự phối hợp tích cực của cán bộ y tế,
bệnh nhân và người nhà bệnh nhân bởi thời gian điều trị dài và liên tục. Sự tuân thủ điều
trị của bệnh nhân là yếu tố hết sức quan trọng cho việc điều trị bệnh Lao thành công,
nếu bệnh nhân không tuân thủ điều trị rất dễ bị tái phát và điều trị lần sau sẽ gặp rất
nhiều khó khăn. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ điều trị của bệnh
nhân là chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe (CSSK) mà họ được cung cấp. Ngày nay
sự hài lòng của người bệnh cũng là một nội dung quan trọng để đánh giá chất lượng
CSSK. Nhiều nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đã chỉ ra rằng sự hài lòng của người
bệnh đối với chất lượng dịch vụ CSSK là nội dung rất quan trọng của chất lượng y tế.
Phòng khám Lao Quận Hai Bà Trưng là đơn vị sự nghiệp y tế, trực thuộc UBND

Quận Hai Bà Trưng, có chức năng khám và điều trị bệnh nhân Lao và bệnh Phổi. Năm
2011, Phòng khám đã khám cho gần 1.003 lượt bệnh nhân, trong đó có 105 là bệnh
nhân Lao có AFB (+), thể Lao gây hậu quả lớn về sức khỏe và có khả năng lây lan lớn
trong cộng đồng, nếu không được quản lý và điều trị tốt. Trong những năm qua, Phòng
khám đã có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ như: nâng cấp cơ sở hạ
tầng; cải tiến thủ tục hành chính; nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ
công nhân viên; tuy nhiên chất lượng và hiệu quả của dịch vụ như thế nào luôn là câu
hỏi cần tìm câu trả lời thỏa đáng.
Bệnh Lao hầu như chỉ lây lan qua đường hô hấp. Như vậy, chỉ những bệnh nhân
bị Lao phổi mới có khả năng phát tán vi trùng Lao và lây lan bệnh cho người khác.
Những bệnh nhân không bị Lao ở phổi, mà bị Lao ở các cơ quan khác (Lao hạch, Lao ổ
bụng, Lao màng não…) thì hầu như không lây lan bệnh Lao cho người khác. Phòng
khám Lao quận Hai Bà Trưng có số bệnh nhân Lao khá cao trong thành phố. Những
năm qua công tác phát hiện, quản lý và điều trị bệnh nhân Lao tại quận Hai Bà Trưng đã
đạt được những thành tích nhất định, năm 2011, phòng khám này thu nhận và điều trị
cho 250 bệnh nhân Lao, trong đó có 105 trường hợp Lao phổi AFB(+) mới, 34 trường
hợp tái phát có AFB(+), và 3 trường hợp điều trị thất bại [19]. Như vậy tỷ lệ tái phát và
thất bại khá cao chiếm 14,8%, theo báo cáo thì tỷ lệ điều trị khỏi năm 2011 ở đây chỉ
3



đạt 85.2%, thấp so với tất cả các quận huyện trong toàn thành phố Hà Nội và thấp nhất
từ trước đến nay, mà mục tiêu chương trình chống Lao Hà Nội đề ra là đạt tỷ lệ khỏi
trên 90%. Qua sổ sách và đánh giá sơ bộ về tình hình tuân thủ các NTĐT bệnh Lao ở
đây cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân không làm đủ xét nghiệm đờm trong điều trị Lao phổi là
10.2%, không lĩnh đủ thuốc là 16,0%. Năm 2010, có một nghiên cứu của Uông Mai
Loan về “Một số yếu tố liên quan với thực hành tuân thủ điều trị của bệnh nhân Lao
phổi tại phòng khám Lao quận Hai Bà Trưng năm 2009”, nghiên cứu này kết luận tỷ lệ
không tuân thủ điều trị tại phòng khám còn cao, ở giai đoạn tấn công, tỷ lệ không tuân

thủ cao hơn. Nghiên cứu này cũng khuyến nghị cần tăng cường nâng cao nhận thức cho
bệnh nhân, cá nhân và cộng đồng về ý nghĩa của tuân thủ điều trị. Khuyến khích người
nhà bệnh nhân phối hợp với CBYT tham gia giám sát bệnh nhân dùng thuốc đúng
nguyên tắc [11].
Hiện nay chương trình chống Lao quốc gia đã triển khai trên tất cả các phường
trong quận, đồng thời chúng tôi muốn đánh giá lại cái thực trạng của công tác tuân thủ
điều trị hiện nay sau khi được nghiên cứu về khuyến nghị từ năm 2009 để có thêm cơ sở
khoa học trong việc đề xuất các giải pháp trong việc xây dựng, triển khai chương trình
chống Lao Quốc gia (CTCLQG) tại địa phương tới các nhà quản lý, nhằm hoàn thành
tốt các mục tiêu trong CTCLQG của quận Hai Bà Trưng, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Thực trạng và một số yếu tố liên quan tới tuân thủ điều trị của bệnh
nhân Lao phổi tại phòng khám Lao quận Hai Bà Trưng, Hà Nội năm 2013 - 2014”.
4


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1 Mô tả kiến thức, thái độ về tuân thủ điều trị của bệnh nhân Lao phổi tại phòng
khám Lao quận Hai Bà Trưng, năm 2013 – 2014
















5


Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Tình hình chung
1.1.1 Tình hình Lao trên thế giới



Bệnh Lao đã và đang là một vấn đề sức khỏe lớn trên thế giới và tại Việt
Nam. Theo Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) năm 2013 cho thấy
khoảng 1/3 dân số thế giới bị nhiễm Lao; 12 triệu người hiện mắc Lao; 8,6 triệu
người mới mắc Lao; 13% số mắc Lao có đồng nhiễm HIV; 1,3 triệu người tử vong
do Lao. Đây là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 trong các bệnh nhiễm
trùng. Tình hình dịch tễ Lao kháng thuốc đang có diễn biến phức tạp và đã xuất hiện
6


ở hầu hết các quốc gia. Việt Nam đứng hàng thứ 12 trong số 22 quốc gia có gánh
nặng bệnh Lao cao nhất thế giới. Hàng năm, Việt Nam có khoảng 130.000 người
mắc Lao mới, 170.000 người mắc Lao lưu hành, khoảng 3.500 người mắc Lao đa
kháng thuốc và đặc biệt có đến 18.000 người tử vong do bệnh Lao[27].
Hiện nay trên toàn cầu 75% tương đương 2,9 triệu trường hợp bị bỏ qua
(missed – cases) – là những người có thể được chẩn đoán Lao nhưng không được
báo cáo trong những Chương trình Lao quốc gia (NTPs) – bao gồm 12 nước. Mức

độ nặng nề của bệnh Lao đã ảnh hưởng tới thu nhập quốc dân và chỉ số phát triển
con người của các quốc gia. Cũng theo báo của Tổ chức Y tế thế giới năm 2013,
gánh nặng bệnh tật và tử vong do Lao ở Phụ nữ và Trẻ em cao hơn Nam giới. Năm
2012, trên toàn thế giới có 2,9 triệu bệnh nhân nữ mắc mới và 410.000 trường hợp
tử vong ở nữ do Lao, trong đó 250.000 ca tử vong Lao dương tính với HIV; có
530.000 trẻ em mắc mới năm 2012. [27], [28]

7


Một trong những khó khăn của các chương trình phòng chống Lao quốc
gia trên thế giới cũng như tại Việt Nam là tình trạng đồng nhiễm Lao/ HIV và Lao
đa kháng thuốc đang gia tăng. Nguy cơ phát triển bệnh Lao ở những người nhiễm
HIV cao gấp 12 – 20 lần so với những người không bị HIV. Trong năm 2011, trên
toàn thế giới có 8,7 triệu ca nhiễm Lao mới, trong đó 1,1 triệu ca là bệnh nhân HIV.
Và bệnh Lao là nguyên nhân gây tử vong cho 1/3 số bệnh nhân HIV trên toàn
cầu.Bảng trên cho thấy tỷ lệ điều trị thành công ở bệnh nhân Lao – HIV (+) thấp hơn
nhiều so với bệnh nhân Lao – HIV (-) khi được điều trên lần lượt tại 59 quốc gia, 72
quốc gia và 88 quốc gia. Đại dịch HIV làm gia tăng gánh nặng và làm giảm hiệu quả
của Chương trình chống Lao[26], [3]
Hiện nay bệnh Lao kháng thuốc là một vấn đề toàn cầu, đặc biệt nghiêm
trọng là tình hình kháng đa thuốc. Năm 2012, ước tính có khoảng 450.000 trường
hợp mắc Lao đa kháng thuốc (MDR – TB) mới. Và vào giữa 2013, có một nghiên
cứu của WHO đã được tiến hành trên 12 nước có tỷ lệ gánh nặng bệnh tật do mắc
Lao và Lao đa kháng thuốc cao, trong đó có Việt Nam. Theo các chuyên gia y tế,
nguyên nhân Lao đa kháng thuốc (MDR – TB) là do vi khuẩn bị điều trị thuốc quá
lâu nên dẫn đến kháng thuốc. Mặt khác nguyên nhân phổ biến nhất là do người bệnh
không tuân thủ đúng theo điều trị, bệnh nhân tự ý ngưng dùng thuốc Lao hay dùng
thuốc không đúng và không đầy đủ. Một số bệnh nhân sau một thời gian uống thuốc,
thấy khỏe và không có triệu chứng gì, cho rằng đã khỏi bệnh nên tự ý bỏ trị. Bệnh

nhân không biết rằng vi trùng Lao “sống dai” và rất nguy hiểm. Sau một thời gian
“nằm ẩn mình” và tìm cách chống lại thuốc Lao, chúng sẽ hoạt động gây bệnh trở
lại. Lúc này, người bệnh bị Lao kháng thuốc và bệnh sẽ nguy hiểm hơn lúc phát
bệnh. Ngoài ra, cũng có những bệnh nhân bị khó chịu do tác dụng phụ của thuốc
Lao trong quá trình điều trị, nhưng không đến tái khám để bác sỹ điều chỉnh thuốc,
mà tự bỏ trị nửa chừng hoặc bệnh nhân uống thuốc Lao không đều đặn, hay uống
không đủ liều… Tất cả những trường hợp này đều tạo điều kiện thuận lợi cho vi
trùng Lao kháng thuốc.
8


Ngoài ra, kháng thuốc có thể do vi trùng Lao: vi trùng Lao là loại vi trùng
dễ đột biến, dễ thay đổi cấu trúc để chống lại thuốc Lao. Ngay cả khi bệnh nhân
được điều trị đúng cách và tuân thủ tốt việc dùng thuốc thì vi trùng Lao vẫn có khả
năng tìm cách chống lại thuốc Lao. Vì vậy, bệnh nhân cần tái khám trong suốt quá
trình điều trị để bác sỹ có thể phát hiện sớm tình trạng kháng thuốc. Không những
thế, bệnh nhân cũng có thể mắc phải bệnh Lao kháng thuốc ngay từ trước khi điều
trị Lao, có nghĩa là hít phải vi khuẩn Lao vốn đã kháng thuốc từ những người khác
bị Lao kháng thuốc trong cộng đồng. Sau đó loại vi trùng kháng thuốc này sẽ sinh
sôi nảy nở trong cơ thể. Cần biết rằng trong cộng đồng chúng ta có rất nhiều người
bị Lao kháng thuốc, nhưng chưa được điều trị và những người này là nguồn lây lan
Lao kháng thuốc cho những người khỏe mạnh khác trong cộng đồng.
Các nghiên cứu kinh tế y tế cho thấy, mỗi bệnh nhân Lao sẽ mất trung bình
từ 3- 4 tháng Lao động, làm giảm 20-30% thu nhập bình quân gia đình[21]. Những
gia đình có người chết sớm vì bệnh Lao có thể sẽ mất tới 15 năm thu nhập. Bệnh
Lao đã tác động mạnh tới 70% đối tượng Lao động chính của xã hội, làm lực lượng
sản xuất giảm sút, năng suất Lao động giảm và mùa màng, chợ búa không tham gia
được. Bệnh Lao là nguyên nhân chủ yếu làm đói nghèo dai dẳng và trở ngại đối với
sự phát triển kinh tế xã hội. Bệnh Lao là bệnh của người nghèo, lây lan trong cộng
đồng có điều kiện sống chật chội, thiếu vệ sinh, thông khí và dinh dưỡng kém.

Những bệnh nhân Lao đa phần tuổi từ 25 -54 là lứa tuổi làm ra nhiều của cải vật
chất xã hội và cuộc đời[16]. Bệnh Lao là kết quả của sự nghèo đói và nghèo đói lại
là nguyên nhân làm cho bệnh Lao phát triển.
1.1.2 Tình hình bệnh Lao ở Việt Nam
Tình hình dịch tễ Lao kháng thuốc đang có diễn biến phức tạp và đã xuất
hiện ở hầu hết các quốc gia. Việt Nam đứng hàng thứ 12 trong số 22 quốc gia có
gánh nặng bệnh Lao cao nhất thế giới. Hàng năm, Việt Nam có khoảng 130.000
người mắc Lao mới, 170.000 người mắc Lao lưu hành, khoảng 3.500 người mắc
Lao đa kháng thuốc và đặc biệt có đến 18.000 người tử vong do bệnh Lao[22].
9


Để đánh giá chính xác tình hình bệnh Lao ở Việt Nam, Bộ Y tế đã chỉ đạo
điều tra dịch tễ Lao toàn quốc vào năm 2006-2007 với sự tham gia của TCYTTG,
KNCV và các đối tác quốc tế. Kết quả cho thấy số ước tính trước đây của TCYTTG
là ước tính dưới mức thực tế. Do vậy, phát hiện sớm tất cả các thể Lao là định
hướng cần được ưu tiên hàng đầu của Chương trình phòng chống Lao ở Việt Nam.
Việc kiểm soát bệnh Lao là một trong các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs)
mà Việt Nam đã cam kết với cộng đồng thế giới, đó là vào năm 2015 giảm 50% số
mắc và tử vong do Lao so với năm 2000. Qua phân tích hiện tại, Chương trình cần
phải có đầu tư và chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt để vượt qua các khó khăn, thách thức
thì chúng ta mới có thể đạt được mục tiêu MDG về phòng chống bệnh Lao.
Trước diễn biến bệnh Lao ngày một gia tăng, nhận thức rõ sự nguy hiểm
và gánh nặng bệnh Lao mang lại. Năm 2014, Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định
374/ QĐ – TTg V/v quyết định Phê duyệt chiến lược quốc gia phòng, chống Lao đến
năm 2010 và tầm nhìn 2030, quyết định này nhận định bệnh Lao là bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm đối với sức khỏe cũng như tính mạng người mắc bệnh với nguy cơ
lây lan ra cộng đồng lớn; bệnh có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm, chữa đúng
phương pháp và đủ thời gian. Vì vậy, công tác phòng, chống bệnh Lao là một nhiệm
vụ quan trọng lâu dài của cả hệ thống chính trị trong đó ngành Y tế là nòng cốt.

Phòng, chống bệnh Lao chủ yếu dựa vào cộng đồng và được mạng lưới phòng
chống Lao và bệnh Phổi từ trung ương đến địa phương thực hiện, có sự phối hợp
giữa các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập [17].
Theo Chiến lược quốc gia phòng, chống Lao đến năm 2010 và tầm nhìn
2030, Việt Nam đang đứng trước những khó khăn và thách thức sau[22]:
- Dịch tễ Lao ở Việt Nam còn cao, một số lượng lớn ca bệnh Lao trong
cộng đồng chưa được phát hiện, tiếp tục là nguồn lây;
- Lao kháng thuốc đang có diễn biến phức tạp do sự gia tăng của y
tế thực hành điều trị chưa đạt chuẩn, diện bao phủ dịch vụ kiểm soát lao kháng
10


thuốc còn thấp (25% năm 2013), nguồn lực cho lao đa kháng thuốc hoàn toàn từ
ngân sách viện trợ;
- Đại dịch HIV, tuy bước đầu đã được khống chế nhưng số ca nhiễm
HIV tích lũy tiếp tục tăng lên và đến lúc có nhiều bệnh nhiễm trùng cơ hội xuất hiện
mà lao là bệnh phổ biến nhất ở người nhiễm HIV, chẩn đoán lao/HIV còn khó khăn,
kết quả điều trị lao/HIV còn chưa cao do tỷ lệ được điều trị ARV còn thấp;
- Đặc biệt, thách thức rất lớn về nguồn lực do sự giảm nhanh nguồn
viện trợ quốc tế trong những năm tiếp theo đối với các nước có thu nhập trung bình
và khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, nếu không có các giải pháp đầu tư đột
phá từ chính phủ về nhân lực và tài chính sẽ không giải quyết được vấn đề bệnh lao.
1.1.3 Tình hình bệnh Lao ở Hà Nội và quận Hai Bà Trưng
Sau khi mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8/2008 Hà Nội có diện tích
3.324,92 km
2
với 6,449 triệu người cư trú trên địa bàn 29 quận huyện với 577 xã
phường [15]. Tại đây cùng với những chương trình y tế khác, chương trình phòng
chống bệnh Lao là một trong những chương trình luôn được Sở Y tế Hà Nội quan
tâm hàng đầu.

Theo số liệu của Bệnh viện Phổi Hà Nội hàng năm có khoảng 2500 bệnh
nhân được chẩn đoán và điều trị. Tỷ lệ điều trị khỏi đạt khoảng 90%. Việc quản lý
bệnh nhân Lao phổi trong quá trình điều trị được đánh giá là công tác còn nhiều khó
khăn, tỷ lệ bệnh nhân bỏ trị ở mức 1,9%, tỷ lệ tái phát còn ở mức 7-9 % [15], [5]. Tỷ
lệ kháng thuốc ở bệnh nhân tái phát, thất bại cao (71,5% và 66,7%) [6].
Năm 2012 toàn thành phố Hà Nội đã thu nhận điều trị 4.769 bệnh nhân
Lao phổi trong đó có 1.811 bệnh nhân Lao phổi AFB(+) mới (chiếm tỷ lệ 38%), 329
Lao phổi AFB(+) tái phát (chiếm 6,9%), 14 Lao phổi AFB(+) thất bại (chiếm0,3%),
1.319 bệnh nhân Lao phổi AFB(-) (chiếm tỷ lệ 27,7%), 1.001 bệnh nhân Lao ngoài
phổi (chiếm tỷ lệ 21%) và loại khác 243 (chiếm 5,1%). Kết quả điều trị lứa bệnh
năm 2011 AFB(+) mới đạt tỷ lệ khỏi bệnh 93,4% [6].
11


Hai Bà Trưng là một quận nội thành mới thành lập 6/1981 với diện tích
hơn 14,6 km
2
gồm 378000 dân, 72. 547 hộ thuộc 20 phường, số ít là dân công chức,
còn chủ yếu là người Lao động nghèo ở khắp các nơi về làm ăn sinh sống, phần lớn
bằng nghề buôn bán nhỏ, hộ khẩu không ổn định. Trình độ dân trí không đồng đều,
di biến động dân số, nơi cư trú của người dân thường chật hẹp, nhiều hộ sống trong
một số nhà, điều kiện ánh sáng và thông thoáng kém là nguy cơ cho nhiều ổ bệnh
tập trung. Mặt khác trong quận còn một bộ phận nhân dân đời sống còn nhiều khó
khăn như người nghèo, người tàn tật, người cao tuổi cần được xã hội quan tâm, cứu
trợ.
Công tác phòng chống bệnh Lao là một trong các chương trình y tế được
Trung tâm y tế quận triển khai từ năm 2003 và thực hiện việc điều trị hóa trị liệu
ngắn ngày có kiểm soát trực tiếp (DOTS) từ năm 2003 trên cơ sở tiếp tục chương
trình sở y tế Hà Nội triển khai với quận Hai Bà Trưng, Hai Bà Trưng và huyện
Thanh Trì. Việc khám phát hiện và quản lý bệnh nhân Lao do phòng khám Lao của

Trung tâm y tế phối kết hợp với 14 trạm y tế phường đảm nhiệm. Tình hình phát
hiện và điều trị bệnh Lao phổi tại quận Hai Bà Trưng từ 2010 đến 2012 được tóm tắt
trong bảng 1 và bảng 2:
Bảng 1: Tình hình thu nhận người bệnh Lao từ 2010 đến 2012 – Quận Hai Bà
Trưng:
Năm Lao phổi AFB(+) Lao phổi
AFB(-)
Lao ngoài
phổi
Tổng cộng
Mới T.phát, T.bại

2010 100 20 52 66 252
2011 105 13 61 62 250
2012 85 28 71 53 259

Bảng 2: Kết quả điều trị khỏi và hoàn thành người bệnh Lao các thể
Năm Khỏi Hoàn Tử Thất Bỏ trị Chuyển

12


AFB(+) mới thành vong bại
Tổng %
2010 92 94,8 114 4 3 0 5
2011 96 96 120 6 3 0 4
2012 97 92,4 124 5 2 0 6

Hai Bà Trưng có tỷ lệ mắc Lao phổi khá cao của thành phố Hà Nội [6].
Đặc biệt qua tìm hiểu sơ bộ trên sổ sách, báo cáo của phòng khám Lao Hai Bà

Trưng cho thấy:
- Lứa bệnh năm 2012 AFB(+) mới tỷ lệ điều trị khỏi chiếm 92,4%
- Tỷ lệ bệnh nhân tái phát thu nhận điều trị năm 2012 là 28 bệnh nhân,
chiếm 10,4%
- Bệnh nhân dị ứng thuốc, kháng thuốc phải chuyển lên tuyến trên điều
trị là 6 bệnh nhân.
- Bệnh nhân tử vong là 5 bệnh nhân chiếm 4,8%.
Qua sổ sách và đánh giá sơ bộ về tình hình tuân thủ các NTĐT Lao ở đây
cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân không làm đủ xét nghiệm đờm trong điều trị Lao phổi là
24/198 chiếm 12,1%, không lĩnh đủ thuốc là 43/259 chiếm 16,0%.
1.1.4 Một số nghiên cứu về sự Tuân thủ điều trị của bệnh nhân Lao và Hoạt
động giám sát điều trị
1.1.4.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Năm 2008, nghiên cứu định lượng của Maria Jost về bệnh Lao đa kháng
thuốc tại Manila, Philipine được tiến hành trên 240 bệnh nhân, trong đó 10,4%
không tuân thủ điều trị (được xác định là > 20% bỏ liều); 75,8% được điều trị và bỏ
trị là 12,9%; 9,6% tử vong, thất bại điều trị là 1,7%. Nghiên cứu này cho biết, những
bệnh nhân có tiền sử nghiện rượu thường không tuân thủ điều trị (mặc dù điều này
không có ý nghĩa thống kê) và điều trị tại cộng đồng – dựa vào kiểm soát trực tiếp
13


(DOTS) không có hiệu quả cải thiện tuân thủ. Có mối liên quan giữa tỷ lệ bỏ liều
(OR = 1,13; P< 0,001), cân nặng dưới trung bình (OR = 2,82; P = 0,046) và sự
kháng thuốc thay thế (OR = 0,30; P = 0,017). Không có mối liên quan giữa tác dụng
phụ của thuốc với tác dụng phụ của kết quả điều trị [25]
Trên thế giới, một số nghiên cứu về tuân thủ điều trị trong những năm gần
đây như nghiên cứu của Frederick AD Kaona và cộng sự năm 2004,nghiên cứu về
các yếu tố liên quan đến việc không tuân thủ điều trị và kiến thức lây truyền bệnh
lao đối với các bệnh nhân lao ở Ndola, Zambia. Nghiên cứu được lựa chọn ngẫu

nhiên 400 trong số 736 người bệnh đang được điều trị bệnh lao trong thời gian sáu
tháng ở Ndola, bằng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp định tính. Kết quả
thu được có 29,8% người bệnh không tuân thủ điều trị, trong đó 39,1% người bệnh
nữ và 33,9% nam tự ngừng thuốc trong vòng 2 tháng đầu điều trị. Tuổi tác, tình
trạng hôn nhân và trình độ văn hóa không liên quan đáng kể với việc tuân thủ điều
trị. Các yếu tố chính dẫn đến không tuân thủ bao gồm bệnh nhân bắt đầu cảm thấy
tình trạng bệnh tốt hơn (45,1% nữ và 38,6% nam), thiếu kiến thức về tuân thủ điều
trị là (25,7%), tình trạng thiếu thuốc tại nhà (25,4% nữ và 29,1% nam), uống thuốc
lao có tác dụng phụ (20,1% và 20,2%), trong khi đó có 32 % phụ nữ hay quên uống
thuốc. Kết quả từ nghiên cứu định tính cho thấy 10/17 người không tuân thủ điều trị
cho rằng việc thiếu thuốc điều trị là một trong những lý do để họ ngừng thuốc [23].
Năm 2008, tại Trung Quốc, Daiyu và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu mô
tả nhằm tìm hiểu việc kiểm soát trực tiếp (DOTS) và mối liên quan của nó với
TTĐT. Nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn 401 bệnh nhân Lao và một số thầy thuốc
địa phương tại khu tự trị Chongqing. Kết quả cho thấy chỉ có 16% bệnh nhân được
giám sát điều trị thường xuyên như khuyến cáo của chương trình Chống Lao quốc
gia Trung Quốc, có 11,9% bệnh nhân không được giám sát điều trị thường xuyên và
72,1% chưa bao giờ được giám sát điều trị trực tiếp. Chỉ có ít hơn 5% bệnh nhân
được giám sát điều trị bởi các nhân viên y tế và 11% được giám sát điều trị bởi
người thân. Có 12,5% bệnh nhân thừa nhận uống thuốc không đều, và tỷ lệ này gặp
14


ở những bệnh nhân không được giám sát điều trị. Nghiên cứu định tính còn cho thấy
hầu hết bệnh nhân tự dùng thuốc ở nhà, một số bệnh nhân sống rất gần với các thầy
thuốc địa phương nhưng cũng không được giám sát điều trị. Thậm chí một số bệnh
nhân ngạc nhiên khi nghe từ “giám sát điều trị”. Một số bệnh nhân thì cho rằng việc
giám sát điều trị như là sự quấy rầy và làm phiền thầy thuốc. Một số khác lại cho
rằng không cần thiết phải giám sát điều trị vì họ đã nhớ cách dùng thuốc Lao và luôn
luôn tuân thủ điều trị vì bản thân họ rất mong muốn khỏi bệnh. Khi phỏng vấn

NVYT, hầu hết đều thừa nhận họ đến giám sát bệnh nhân điều trị tại nhà không đều
đặn hoặc chỉ gọi điện thoại để nhắc nhở bệnh nhân uống thuốc. Và lý do cho việc
không đi giám sát là vì không đủ thời gian, khoảng cách đi lại tới nhà bệnh nhân quá
xa, sự hỗ trợ ít ỏi về vật chất từ CTCLQG đã khiến cho hoạt động giám sát điều trị
của họ không đạt được như yêu cầu[24].
Năm 2006, tại Mexico, Ouédraogo và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu
cắt ngang, phỏng vấn 74 bệnh nhân Lao mới và tái trị ở Ogadougou với mục đích
tìm hiểu những trở ngại trong việc giám sát bệnh nhân điều trị. Qua nghiên cứu,
56,7% bệnh nhân cho rằng thái độ phục vụ của các nhân viên y tế như thường xuyên
đi làm không đúng giờ làm bệnh nhân phải chờ đợi lâu và bắt bệnh nhân phải uống
thuốc nhanh để kết thúc công việc của họ. Điều nay là nguy cơ dẫn tới sai nguyên
tắc điều trị 3Đ, làm tăng nguy cơ không tuân thủ điều trị, bỏ trị.
1.1.4.2 Một số nghiên cứu tại Việt Nam
Tại Việt Nam, hoạt động phòng chống Lao có 03 nội dung cơ bản là phát
hiện (phát hiện nguồn lây – lao phổi dương tính, phát hiện bệnh nhân lao các thể),
điều trị và dự phòng. Đường lối chiến lược hiện nay là sử dụng hóa trị liệu ngắn
ngày có giám sáttrực tiếp (DOTS) trong quá trình điều trị, tối thiểu là trong giai
đoạn tấn công, trước hết áp dụng cho bệnh nhân lao phổi dương tính (nguồn lây).
Việc nhân viên y tế giám sát trực tiếp bệnh nhân Lao dùng thuốc Lao hàng
ngày trong 2, 3 tháng đầu điều trị tấn công và giám sát thường xuyên trong các
tháng điều trị tiếp theo là những nội dung bắt buộc trong các nội dung của
15


CTCLQG. Tuy nhiên, trong thực tế, việc thực hiện đầy đủ hoạt động này còn gặp rất
nhiều khó khăn, đặc biệt ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, nơi mà các điều
kiện phục vụ cho công tác phòng chống Lao còn nhiều thiếu thốn.
Theo Dương Đình Đức, khi tiến hành nghiên cứu tại Lai Châu năm 2009
thì chỉ có 60,7% bệnh nhân hiểu đúng và tuân thủ đúng NTĐT. Số hiểu sai về tuân
thủ NTĐT là 39,3%. Trong 05 nguyên tắc tuân thủ điều trị, mức độ sai 1 nguyên tắc

– 22,9%; sai 2 nguyên tắc – 21,4%; đặc biệt vẫn còn trường hợp sai 5 nguyên tắc là
2,1%[4]. Năm 2006, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương tiến hành một nghiên
cứu tìm hiểu sự quan tâm của gia đình, cộng đồng với bệnh nhân Lao và giám sát
điều trị của nhân viên y tế trong thời gian điều trị tại 8 tỉnh Bắc Giang, Hải Dương,
Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định, Tây Ninh, Kiên Giang, Bình Dương trong đó có
tìm hiểu thực tế hoạt động giám sát điều trị của nhân viên y tế đối với bệnh nhân.
Kết quả cho thấy việc thực hiện hoạt động giám sát điều trị tại nhà bệnh nhân của
nhân viên y tế vẫn chưa tốt và chưa đầy đủ các nội dung theo như qui định của
CTCLQG. Nếu được khám phát hiện và đưa vào điều trị đúng phác đồ, hầu hết các
bệnh nhân Lao mới đều có thể khỏi bệnh sau một thời gian điều trị theo DOTS. Tuy
nhiên, trên thực tế vẫn có một số lượng bệnh nhân Lao mới có được điều trị bằng
DOTS nhưng thất bại, nguyên nhân quan trọng là do bệnh nhân đã bỏ trị hoặc không
tuân thủ các NTĐT. Ngoài ra thầy thuốc cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng
trong việc giám sát TTĐT của bệnh nhân. Theo TCYTTG thì sự TTĐT của bệnh
nhân là một yếu tố quan trọng để việc điều trị thành công. Vì vậy, việc quản lí thuốc
Lao và giám sát điều trị đầy đủ thường xuyên là hai nội dung rất quan trọng của
DOTS với mục đích là tăng cường sự TTĐT của bệnh nhân. Khi có một người thứ
hai quan sát bệnh nhân uống thuốc thì đảm bảo chắc chắn rằng bệnh nhân sẽ dùng
thuốc theo chỉ định. Phương pháp này dẫn đến tỉ lệ khỏi bệnh cao và giảm nguy cơ
kháng thuốc. Phác đồ DOTS đã đưa ra phương thức giúp nhân viên y tế cách quản lí
thuốc Lao cũng như quản lí bệnh nhân từ lúc điều trị cho đến khi kết thúc, theo đó
nhân viên y tế phải quản lí việc cung cấp thuốc Lao cho bệnh nhân đúng theo qui
16


định và bắt buộc phải giám sát người bệnh điều trị để bảo đảm rằng họ đang sử dụng
đúng và đầy đủ phác đồ điều trị[4].
Nghiên cứu “Thực trạng và một số yếu tố liên quan tới việc tuân thủ
nguyên tắc điều trị của bệnh nhân Lao được quản lý, điều trị tại quận Hoàn Kiếm”
của tác giả Phạm Ngọc Hân (2005) mô tả thực trạng và tìm hiểu những yếu tố ảnh

hưởng lên bệnh nhân trong việc tuân thủ nguyên tắc điều trị. Nghiên cứu sử dụng
phương pháp mô tả cắt ngang, kết hợp nghiên cứu định tính, định lượng và sử dụng
số liệu thứ cấp[9]. Một nghiên cứu khác về “Đánh giá việc tuân thủ điều trị Lao tại
cộng đồng huyện Thanh Trì năm 2009” của tác giả Nguyễn Đăng Trường, kết quả
cho thấy tình hình thực hành tuân thủ nguyên tắc điều trị Lao của đối tượng nghiên
cứu không dùng thuốc đúng liều là 82%, không đều đặn là 24%, không đủ thời gian
là 25%, không xét nghiệm định kỳ và khám bệnh đúng hẹn là 32%. Tuân thủ chưa
đủ 5 nguyên tắc là 48%. Và có mối liên quan giữa các yếu tố tác dụng phụ của thuốc
và sự quan tâm của gia đình với việc có tuân thủ nguyên tắc điều trị Lao hay không
[20].
Năm 2010, tác giả Uông Mai Loan tiến hành nghiên cứu “Thực trạng và
một số yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ điều trị Lao tại phòng khám Lao Hai Bà Trưng
– Hà Nội, năm 2009” rút ra được những kết quả chính như sau: Tỷ lệ BN tuân thủ
đúng, đủ các nguyên tắc điều trị là 63,8%, sai là 36,2%. Mức độ tuân thủ sai từ 3
nguyên tắc trở lên chiếm 22,4%. Nguyên tắc dùng thuốc đều đặn bị tuân thủ sai
nhiều nhất, chiếm 86,2%. Nghiên cứu đưa ra những yếu tố liên quan đến việc tuân
thủ điều trị như trình độ học vấn, hiểu biết về nguyên tắc điều trị, nhận thức tuân
thủ, được người thân giám sát nhắc nhở. Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt
ngang, định lượng kết hợp nghiên cứu định tính và sử dụng số liệu thứ cấp. Có 174
BN thu nhận điều trị tại phòng khám Lao Hai Bà Trưng từ tháng 1 năm 2009 đến hết
tháng 12 năm 2009 được phỏng vấn trực tiếp. Số liệu được thu thập trên bệnh nhân
Lao phổi, sử dụng bộ câu hỏi định lượng có cấu trúc đã được thiết kế sẵn. Ngoài ra,
số liệu định tính bao gồm phỏng vấn sâu 5 CBYT và 6 BN Lao cũng đã được thực
17


hiện nhằm tìm hiểu kiến thức, thực trạng tuân thủ điều trị cũng như DOTS từ góc
nhìn của CBYT và BN. Số liệu thứ cấp cũng đã được thu thập nhằm tìm hiểu thực
trạng điều trị và tới tuân thủ điều trị tại đây[11].
Năm 2013, một nghiên cứu cắt ngang của Nguyễn Ngọc Hà được tiến hành

tại quận Hoàng Mai “Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ điều trị
Lao tại phòng khám Lao quận Hoàng Mai – Hà Nội, năm 2013”. Kết quả cho thấy tỷ
lệ bệnh nhân hiểu biết tốt về các nguyên tắc điều trị bệnh Lao đạt 72,1%. Tỷ lệ hiểu
biết chưa tốt chiếm 27,9 %. Có 92,6% cho rằng cần thực hiện đủ những nguyên tắc
điều trị (NTĐT). Có 7,4% BN cho rằng không cần thực hiện đủ những NTĐT. Tỷ lệ
BN tuân thủ đúng, đủ các NTĐT là 67,6%, Tuân thủ sai là 32,4%. Mức độ tuân thủ
sai từ 3 nguyên tắc trở lên chiếm 11,4%. Nguyên tắc dùng thuốc đều đặn tuân thủ sai
nhiều nhất, chiếm 52,3%[8].
Nhìn chung hầu hết các nghiên cứu về Lao là đánh giá kiến thức, thái độ
và thực hành (tuân thủ) của bệnh nhân Lao, rất ít nghiên cứu chuyên biệt về đánh giá
vai trò của giám sát điều trị (DOTS) với việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân Lao.
Nên chưa đánh giá được bao quát thực trạng khó khăn, thuận lợi trong điều trị có
giám sát trực tiếp từ phía bệnh nhân Lao và của cán bộ y tế.
1.2. Một số khái niệm
1.2.1 Đặc điểm bệnh Lao phổi
Lao phổi là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Lao gây nên. Vi khuẩn
Lao xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường hô hấp do hít phải những hạt nhỏ trong
không khí có chứa vi khuẩn Lao. Từ những tổn thương ban đầu vi khuẩn Lao qua
đường máu, bạch huyết, đường phế quản hoặc đường tiếp cận có thể đến để gây
bệnh ở nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Lao phổi là thể bệnh phổ biến nhất chiếm
khoảng 80-85% các thể bệnh Lao và cũng là nguồn lây bệnh chủ yếu trong cộng
đồng [1].
Ca bệnh lâm sàng: Người bị bệnh lao phổi là những người có biểu hiện ho
khạc kéo dài trên 2 tuần, kèm theo các triệu chứng sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi "

×