Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Tỷ lệ tuân thủ điều trị arv và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân điều trị hiv aids tại tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.12 MB, 88 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

------------------------

ĐỖ THỊ DIỄM HẰNG

TỶ LỆ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ARV
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN
ĐIỀU TRỊ HIV/AIDS TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CƠNG CỘNG

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2019

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


------------------------

ĐỖ THỊ DIỄM HẰNG

TỶ LỆ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ARV
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN
ĐIỀU TRỊ HIV/AIDS TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG
Ngành: Y Tế Công Cộng
Mã số: 8720701
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. ĐỖ VĂN DŨNG

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu trong luận văn này là được ghi nhận, nhập liệu và
phân tích một cách trung thực. Luận văn này khơng có bất kỳ số liệu, văn bản, tài
liệu đã được Đại Học Y Dược TP.Hồ Chí Minh hay trường đại học khác chấp nhận
để cấp bằng đại học, sau đại học. Luận văn cũng khơng có số liệu, văn bản, tài liệu
đã được công bố trừ khi đã được công khai thừa nhận.
Đề cương nghiên cứu đã được chấp thuận về mặt y đức trong nghiên cứu y sinh học
từ Hội đồng Đạo đức trong Nghiên cứu y sinh học Đại Học Y Dược TP.Hồ Chí
Minh số /ĐHYD-HĐĐĐ kí ngày 12 tháng 03 năm 2019.


TÁC GIẢ

Đỗ Thị Diễm Hằng

.


.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………........1
Câu hỏi nghiên cứu.. .................................................................................... 3
Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 3
Dàn ý nghiên cứu …………………………………………………………4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN……………………………………..5
1.1. Tình hình dịch HIV/AIDS trên thế giới và tại Việt Nam .......................... 5
1.2. Tổng quan về tuân thủ điều trị ................................................................... 6
1.3. Những nghiên cứu về tuân thủ điều trị trên thế giới và ở Việt Nam ......... 9
1.4. Tình hình nhiễm HIV/AIDS của tỉnh Bình Dương.................................. 17
CHƯƠNG 2:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…...18
2.1. Thiết kế nghiên cứu .............................................................................. …18
2.2. Thời gian và địa điểm tiến hành nghiên cứu ............................................ 18
2.3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 18
2.3.1. Dân số mục tiêu ................................................................................. 18
2.3.2. Dân số chọn mẫu ............................................................................... 18
2.3.3. Cỡ mẫu .............................................................................................. 18
2.3.4. Kỹ thuật chọn mẫu ............................................................................ 18
2.3.5.Tiêu chí chọn mẫu .............................................................................. 19
2.3.6.Kiểm sốt sai lệch chọn lựa ............................................................... 19

2.4. Liệt kê và định nghĩa biến ........................................................................ 19
2.5. Thu thập dữ kiện ...................................................................................... 24
2.5.1. Phương pháp thu thập dữ kiện: ......................................................... 24
2.5.2. Công cụ thu thập dữ kiện: ................................................................. 24
2.5.3. Kiểm sốt sai lệch thơng tin: ............................................................. 24
2.6. Xử lý và phân tích số liệu......................................................................... 25
2.6.1.Xử lý số liệu ....................................................................................... 25
2.6.2. Phân tích số liệu ................................................................................ 25

.


.

2.7. Vấn đề y đức......................................................................................... …25
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………….26
3.1. Thông tin chung về ĐTNC……………………………………………26
3.1.1. Đặc điểm dân số…………………………………………………..26
3.1.2. Thông tin về sử dụng rượu, bia, ma túy theo giới………………...28
3.1.3. Thông tin về điều trị………………………………………………29
3.1.4. Thông tin về hỗ trợ điều trị……………………………………….30
3.1.5. Thông tin về yếu tố cung cấp dịch vụ…………………………….31
3.2. Kiến thức về tuân thủ điều trị ARV……………………………….....32
3.3. Tỷ lệ tuân thủ điều trị ARV…………………………………………..34
3.4. Các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị……………………………36
3.4.1. Đặc điểm dân số liên quan đến tuân thủ điều trị ARV…………...36
3.4.2. Sử dụng rượu, bia, ma túy liên quan đến tuân thủ điều trị ARV....38
3.4.3. Yếu tố thông tin điều trị liên quan đến tuân thủ điều trị ARV……39
3.4.4. Yếu tố dịch vụ, hỗ trợ và sự hài lòng liên quan đến tuân thủ
điều trị ARV…………………………………………………………………40

3.4.5. Kiến thức về tuân thủ điều trị ARV liên quan đến tuân thủ
điều trị ARV………………………………………………………………..41
3.4.6. Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ARV
bằng mơ hình hồi quy đa biến……………………………………………...42
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN………………………………………………...43
4.1. Thông tin chung về ĐTNC…………………………………………...43
4.1.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu………………………………………...43
4.1.2. Tỷ lệ sử dụng rượu, bia, ma túy theo giới………………………...44
4.1.3. Thông tin về điều trị……………………………………………....45
4.1.4. Thông tin về các yếu tố hỗ trợ, cung cấp dịch vụ…………………45
4.2. Kiến thức về tuân thủ điều trị ARV…………………………………..46
4.3. Tỷ lệ tuân thủ điều trị ARV…………………………………………..47

.


.

4.4. Tuân thủ điều trị ARV và các yếu tố liên quan………………………48
4.4.1. Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học và tuân thủ điều
trị ARV………………………………………………………………………48
4.4.2. Mối liên quan giữa sử dụng rượu, bia, ma túy và tuân thủ điều
trị ARV………………………………………………………………………52
4.4.3. Mối liên quan giữa thông tin điều trị và tuân thủ điều trị ARV......53
4.4.4. Mối liên quan giữa các yếu tố dịch vụ, hỗ trợ, sự hài lòng và tuân
thủ điều trị ARV…………………………………………………………….53
4.4.5. Mối liên quan giữa kiến thức về tuân thủ điều trị và tuân
thủ điều trị ARV…………………………………………………………….54
4.4.6. Các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ARV trong mơ hình hồi
quy đa biến………………………………………………………………....55

4.5. Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu………………………………..57
4.5.1. Điểm mạnh………………………………………………………..57
4.5.2. Hạn chế…………………………………………………………....57
KẾT LUẬN ………………………………………………………………..59
KIẾN NGHỊ………………………………………………………………..60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3

.


.

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc tính của mẫu nghiên cứu ...................................................... 256
Bảng 3.2. Tỷ lệ sử dụng rượu, bia, ma túy theo giới .................................... 288
Bảng 3.3. Thông tin về điều trị ..................................................................... 299
Bảng 3.4. Thông tin hỗ trợ điều trị.................................................................. 30
Bảng 3.5. Thông tin về yếu tố cung cấp dịch vụ tại các PKNT ...................... 31
Bảng 3.6. Kiến thức về tuân thủ điều trị ARV ................................................ 32
Bảng 3.7. Tỷ lệ tuân thủ điều trị ARV ............................................................ 34
Bảng 3.8. Đặc điểm nhân khẩu học liên quan đến tuân thủ điều trị ............... 36
Bảng 3.9. Bảng sử dụng rượu, bia, ma túy liên quan đến TTĐT.................... 38
Bảng 3.10. Thông tin về điều trị liên quan đến TTĐT ................................... 39
Bảng 3.11. Các yếu tố dịch vụ, hỗ trợ và sự hài lòng liên quan đến TTĐT ... 40
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa kiến thức điều trị ARV và TTĐT .................. 41
Bảng 3.13. Các yếu tố liên quan đến TTĐT trong mơ hình hồi quy đa biến.. 42


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ về kiến thức tuân thủ điều trị ARV ................................... 33
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ tuân thủ điều trị ARV ........................................................ 35
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ tuân thủ điều trị ARV 95%...............................................35

.


.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AIDS

: Acquired Immune Deficiency Syndrome
(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải)

ARV

: Anti Retrovirus
(Thuốc kháng retrovirus)

CBYT

: Cán bộ y tế

CD4

: Tế bào lympho TCD4

ĐTNC


: Đối tượng nghiên cứu

HIV

: Human Immunodeficiency Virus
(Virus gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người)

LPV/r

: Lopinavir/ritonavir

NNRTI

: Non-nucleoside reverse-transcriptase inhibitor – Thuốc ức
chế enzym sao chép ngược không nucleosid
: Nucleoside reverse-transcriptase inhibitor – Thuốc ức chế

NRTI

enzym sao chép ngược nucleosid
PKNT

: Phòng khám ngoại trú

TTĐT

: Tuân thủ điều trị

.



.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Kể từ khi các nhà khoa học phát hiện ra HIV, cho đến nay AIDS vẫn là một
đại dịch nguy hiểm vì HIV lây truyền từ người này qua người khác, chưa có thuốc
chữa khỏi và vắc xin phịng bệnh đặc hiệu. Nghiện chích ma túy và quan hệ tình
dục khơng an tồn giữ vai trị chính trong lây nhiễm HIV hiện nay thuộc về hành vi
của con người nên càng làm cho việc khống chế trở nên khó khăn. Đại dịch gây nên
những hậu quả khơng những cho bản thân cá nhân và gia đình người nhiễm
HIV/AIDS mà còn ảnh hưởng nặng nề tới sự phát triển kinh tế, xã hội và an ninh chính trị của các quốc gia trên thế giới.
Với sự gia tăng nhanh chóng của số người nhiễm HIV và số người chuyển
sang giai đoạn AIDS, cơng tác chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV/AIDS ngày
càng trở nên cấp thiết. Cho đến nay, phương pháp điều trị bằng thuốc kháng
retrovirus (ARV) vẫn là phương pháp hiệu quả nhất giúp người nhiễm HIV/AIDS
nâng cao sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ, giảm tử vong, giảm các bệnh nhiễm trùng cơ
hội và giảm sự lây truyền HIV cho người khác, đây là quá trình liên tục kéo dài
suốt cuộc đời và đòi hỏi sự tuân thủ điều trị tuyệt đối. Tuân thủ điều trị là uống
thuốc đúng theo chỉ định, tái khám và xét nghiệm đúng hẹn [5]. Tuân thủ điều trị
giúp duy trì nồng độ thuốc ARV trong máu nhằm ức chế tối đa sự nhân lên của
HIV, đủ thời gian cho phép hệ miễn dịch được phục hồi, từ đó phịng ngừa các
bệnh nhiễm trùng cơ hội, cải thiện chất lượng sống cho người bệnh và tăng tỷ lệ
sống sót [4],[7]. Nếu khơng tn thủ sẽ dẫn đến việc nồng độ thuốc trong máu thấp,
làm xuất hiện các đột biến của HIV kháng thuốc và thất bại điều trị [2],[18].
Để tuân thủ điều trị thuốc ARV tốt, bệnh nhân cần được trang bị đầy đủ và
hiểu đúng các kiến thức về điều trị HIV/AIDS bằng thuốc ARV. Bệnh nhân cần
được quản lý, giám sát, hỗ trợ của nhân viên y tế, sự gần gũi giúp đỡ của người

thân, được tư vấn, giải thích khi có các tác dụng phụ và những thắc mắc xung
quanh việc điều trị.

.


.

2

Từ những hướng dẫn chuyên môn đầu tiên của Bộ Y tế năm 2006, đến nay đã
có nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung, cập nhật để phù hợp với tình hình dịch, phù hợp
với những tiến bộ y học và phác đồ thuốc thế hệ mới, nhằm nâng cao chất lượng
điều trị và chăm sóc cho BN HIV/AIDS, người nhiễm HIV được điều trị ngay bằng
ARV, khơng cịn phụ thuộc vào giai đoạn lâm sàng hay số lượng CD4 như trước
đây, vì vậy nếu bệnh nhân HIV tuân thủ điều trị đầy đủ đạt mức ức chế thì có thể
sống như người bình thường, giảm tỷ lệ tử vong, tăng tuổi thọ, hạn chế lây nhiễm
cho bạn tình, sinh con không bị lây nhiễm bệnh.
Tuân thủ điều trị (TTĐT) là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong điều trị
ARV, là yếu tố quyết định ảnh hưởng tới hiệu quả của việc điều trị cũng như nguy
cơ kháng thuốc của virus. Trong quyết định 5418/QĐ-BYT về việc cải tiến chất
lượng chăm sóc và điều trị HIV/AIDS, tuân thủ điều trị được đặt ra như một chỉ
tiêu đánh giá chất lượng của hệ thống chăm sóc và điều trị. Tại Việt Nam, nhiều
nghiên cứu về tuân thủ điều trị đã được tiến hành, tuy nhiên, các kết quả về tỷ lệ
tuân thủ thu được cịn có nhiều khác biệt và trong số các nghiên cứu đã cơng bố,
chưa có nghiên cứu nào được thực hiện trên quần thể bệnh nhân tại Phịng khám
ngoại trú trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Tính đến cuối năm 2017, cả tỉnh đang điều
trị 2.476 bệnh nhân nhưng chỉ có 2.111 bệnh nhân đạt được mức ức chế tải lượng
vi rút.
Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Tỷ lệ tuân thủ

điều trị ARV và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đang điều trị HIV/AIDS tại
Phòng khám ngoại trú (PKNT) Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương năm 2019”. Từ
đó đề xuất những biện pháp can thiệp, hỗ trợ nhằm giúp cải thiện tình trạng tuân
thủ điều trị, đảm bảo bệnh nhân điều trị một cách hiệu quả nhất, phù hợp với tình
hình hiện tại.

.


.

3

Câu hỏi nghiên cứu:
Tỷ lệ tuân thủ điều trị ARV ở bệnh nhân đang điều trị HIV/AIDS tại Phòng
khám ngoại trú Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương năm 2019 là bao nhiêu? Có
những yếu tố liên quan nào góp phần ảnh hưởng đến tỷ lệ tuân thủ điều trị ARV ở
bệnh nhân đang điều trị HIV/AIDS tại Phòng khám ngoại trú Bệnh viên đa khoa
tỉnh Bình Dương?
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu tổng quát:
Xác định tỷ lệ tuân thủ điều trị ARV và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đang
điều trị tại Phòng khám ngoại trú Bệnh viên đa khoa tỉnh Bình Dương năm 2019.
Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định tỷ lệ tuân thủ điều trị ARV của bệnh nhân đang điều trị tại Phòng
khám ngoại trú Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương năm 2019.
2. Xác định mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học đến tuân thủ điều trị
ARV.
3. Xác định mối liên quan giữa sử dụng rượu, bia, ma túy đến tuân thủ điều trị
ARV.

4. Xác định mối liên quan giữa yếu tố dịch vụ, hỗ trợ, sự hài lòng đến tuân thủ
điều trị ARV.
5. Xác định mối liên quan giữa kiến thức về tuân thủ điều trị ARV đến tuân thủ
điều trị ARV.

.


.

4

DÀN Ý NGHIÊN CỨU

TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ARV

ĐẶC TÍNH
NỀN:
- Tuổi
- Giới
- Trình độ
học vấn
- Hơn nhân
- Tình trạng
việc làm

KIẾN
THỨC VỀ
TN
THỦ

ĐIỀU TRỊ
ARV:
- Thời gian
dùng thuốc
- Tác hại
và cách xử
lý nếu
bỏ/quên/uố
ng thuốc
không
đúng giờ
- Thế nào
là tuân thủ
ARV

THÔNG
TIN VỀ
ĐIỀU TRỊ
ARV:
- Phác đồ
- Thời gian
điều trị
- Tham gia
CLB hoặc
nhóm đồng
đẳng

1.

.


YẾU TỐ
HỖ TRỢ,
CUNG
CẤP
DỊCH
VỤ:
- Người hỗ
trợ/nội
dung hỗ
trợ
- Biện
pháp hỗ trợ
- Thời gian
chờ khám
- Hỗ trợ từ
CBYT

HÀNH
VI:
- Uống
rượu, bia
- Sử dụng
ma túy


.

5


2. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN
1.1. Tình hình dịch HIV/AIDS trên thế giới và tại Việt Nam:
1.1.1. Trên thế giới:
Kể từ ca nhiễm HIV được phát hiện đầu tiên tại Mỹ từ năm 1981, cho đến nay
loài người đã trải qua hơn 30 năm đối phó với một đại dịch quy mơ lớn, phức tạp.
Tính đến hết năm 2017, tổng số người đang nhiễm HIV là khoảng 36,9 triệu người
(người lớn khoảng 35,1 triệu người, phụ nữ khoảng 18,2 người, trẻ em dưới 15 tuổi
khoảng 1,8 triệu người), số người nhiễm HIV mới trong năm 2017 là 1,8 triệu
người (người lớn 1,6 triệu người, trẻ em dưới 15 tuổi khoảng 180.000 người), số tử
vong do AIDS trong năm 2017 là 940.000 người (người lớn khoảng 830.000 người,
trẻ em dưới 15 tuổi khoảng 110.000 người) [25]. Trong gần 40 năm qua, các nhà
nghiên cứu đã có những tiến bộ to lớn trong việc ngăn ngừa, chẩn đoán và điều trị
HIV - virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (hoặc AIDS) ở người. Dù
những nghiên cứu đã phần nào hạn chế sự lan rộng của bệnh dịch này, nhưng cuộc
chiến để ngăn chặn nó thì chưa kết thúc.
1.1.2. Tại Việt Nam:
Năm 2017 là năm thứ 9 liên tiếp dịch HIV/AIDS ở Việt Nam giảm cả ba tiêu
chí: Giảm số người nhiễm mới HIV được phát hiện, giảm số người chuyển sang
giai đoạn AIDS và giảm số người tử vong do AIDS. Tuy vậy dịch HIV ở Việt Nam
vẫn chứa đựng nhiều yếu tố nguy cơ và dịch có thể bùng nổ dịch bất cứ khi nào.
Theo báo cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, trong 9 tháng đầu năm,
cả nước phát hiện mới 6.883 người nhiễm HIV, chuyển sang giai đoạn AIDS 3.484
người, số người nhiễm HIV tử vong 1.260 người. Lây truyền qua đường tình dục
tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong những năm trở lại đây. Số người nhiễm HIV hiện
được báo cáo đang còn sống là 208.371 trường hợp, tuy nhiên số quản lý được chỉ
đạt 80%, số bệnh nhân AIDS trong số người nhiễm HIV là 83.122 trường hợp, tổng
số người nhiễm HIV tử vong từ đầu dịch đến nay được báo cáo là 91.840 trường
hợp [1]. Trước tính cấp thiết của công tác điều trị, năm 2000 và 2005, Bộ Y tế đã

.



.

6

ban hành “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS”, quy định về chuyên môn
trong hoạt động điều trị người nhiễm. Ngày 19/01/2007, Bộ Y tế ban hành quyết
định về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về chăm sóc, hỗ trợ và
điều trị cho người nhiễm HIV đến năm 2010. Ngày 19/8/2009, Bộ Y tế ban hành
quyết định 3003/QĐ-BYT về việc ban hành “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị
HIV/AIDS” lần thứ 3 có sửa đổi, bổ sung [4]. Ngày 2/11/2011, quyết định số
4139/QĐ-BYT được Bộ Y tế ban hành tiếp tục sửa đổi, bổ sung một số điều trong
hướng dẫn kèm theo của quyết định 3003/QĐ-BYT cho phù hợp với tình hình mới.
Đến thời điểm hiện tại, sau khi Bộ Y Tế ban hành quyết định số 5418/QĐ-BYT
ngày 01/12/2017 về việc Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS có sự thay đổi
rõ rệt, tiêu chuẩn điều trị khơng cịn dựa vào chỉ số CD4 hay phân loại giai đoạn
lâm sàng mà tất cả bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS được bắt đầu điều trị ngay từ khi
phát hiện [5]. Ở Việt Nam,Bộ Y tế đã triển khai điều trị ARV ở tất cả 63 tỉnh/thành
phố với 401 phòng khám điều trị ngoại trú ARV, triển khai cơ sở cấp phát thuốc
điều trị ARV tại 562 trạm y tế, trong trại giam. Đặc biệt, trong năm 2018, để bảo
đảm cho người nhiễm HIV duy trì việc cung cấp thuốc ARV, Chính phủ đã chuyển
dần nhiệm vụ điều trị bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS từ nguồn lực của các chương
trình, dự án sang nhiệm vụ của Quỹ Bảo hiểm Y tế; đa dạng hóa các mơ hình xét
nghiệm HIV.
1.2. Tổng quan về tuân thủ điều trị:
1.2.1. Khái niệm, vai trò, phân loại của tuân thủ điều trị đối với điều trị ARV:
Bệnh nhân mắc bệnh cấp tính thường có tỷ lệ tuân thủ cao hơn các bệnh mạn
tính; những đối tượng cần điều trị lâu dài khó duy trì tỷ lệ tuân thủ ở mức cao. Do
đó, việc đánh giá, theo dõi và cải thiện tuân thủ được đặc biệt quan tâm ở các bệnh

nhân cần điều trị lâu dài như hen, trầm cảm, đái tháo đường, động kinh, tăng huyết
áp, lao, HIV/AIDS...
Tương tự các bệnh lý khác, hiệu quả điều trị ARV ở bệnh nhân HIV cũng có
mối quan hệ chặt chẽ với TTĐT. Các thuốc ARV không thể loại bỏ hoàn toàn virus

.


.

7

HIV ra khỏi cơ thể, mà chỉ có tác dụng ức chế sự nhân lên của virus. Tuy nhiên,
ngay cả khi nồng độ virus trong máu rất thấp, dưới ngưỡng phát hiện của các kỹ
thuật xét nghiệm hiện nay, sự sao chép của virus vẫn được diễn ra. Do đó, bệnh
nhân cần tuân thủ đầy đủ và liên tục để duy trì tác dụng ức chế virus ngay cả khi tải
lượng virus rất thấp. Paterson và cộng sự thấy rằng mức tuân thủ thấp hơn 95% làm
tăng nguy cơ nhập viện, nhiễm trùng cơ hội và giảm tác dụng ức chế virus [52].
Tuân thủ kém với việc điều trị ARV khơng chỉ gây hại với bản thân bệnh nhân
mà cịn gây ra vấn đề nghiêm trọng với sức khỏe cộng đồng. Đột biến kháng thuốc
có thể truyền từ người này sang người khác thơng qua các hành vi có nguy cơ cao,
dẫn tới hậu quả là thu hẹp các lựa chọn điều trị [31],[56].
Hiện nay, Bộ Y tế cũng rất quan tâm tới vấn đề TTĐTARV của các bệnh nhân
nhiễm HIV. Trong quyết định số 5418/QĐ-BYT về hướng dẫn cải tiến chất lượng
chăm sóc và điều trị HIV/AIDS với hoạt động khám ngoại trú, việc đánh giá tuân
thủ điều trị bao gồm đánh giá uống thuốc đúng theo chỉ định, tái khám và xét
nghiệm đúng hẹn [5].
Hiện nay, trên lâm sàng cũng như trong các nghiên cứu, chưa có sự đồng
thuận về chỉ tiêu phân loại tuân thủ điều trị “tốt” và “kém” nào được đưa ra. Một số
nghiên cứu cho rằng, do tốc độ sao chép và đột biến nhanh của virus HIV, bệnh

nhân cần đạt mức độ tuân thủ cao để duy trì tác dụng ức chế tải lượng virus
[43],[52]. Tuy vậy, cho tới nay, các nghiên cứu vẫn chưa đưa ra được đầy đủ bằng
chứng về mốc tuân thủ mục tiêu bệnh nhân cần đạt được khi điều trị ARV. Các
nghiên cứu về tuân thủ điều trị của của bệnh nhân HIV thường sử dụng mốc 95%
để phân loại nhóm tuân thủ “tốt” và “kém” – đây là con số được đưa ra theo kết quả
thu được từ nghiên cứu của Paterson và cộng sự. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ
thực hiện trên phác đồ chứa PI (khơng phối hợp ritonavir). Phác đồ này được chứng
minh có hiệu quả thấp, và đã được thay thế trong điều trị bằng các phác đồ phối
hợp NNRTI với NRTI hoặc với PI/ritonavir.
Kết quả từ một số nghiên cứu cho thấy, các phác đồ chứa NNRTI có thể đạt

.


.

8

hiệu quả ức chế virus ở mức độ tuân thủ từ 70% trở lên [38],[53]. Bằng chứng từ
các nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ lệ tuân thủ cần thiết để ngăn đột biến kháng thuốc
phụ thuộc vào giai đoạn điều trị, chủng virus và hệ gen của bệnh nhân [38]. Mặc dù
các phác đồ mới có hiệu quả cao hơn, nhưng trong giai đoạn 4 – 6 tháng đầu điều
trị với bất kỳ phác đồ ARV nào, bệnh nhân cần phải đạt được mức tuân thủ gần
như tuyệt đối (95-100%) [23]. Do đó, mốc 95% đã nêu ở trên phần nào vẫn có ý
nghĩa đối với q trình điều trị HIV.
1.2.2. Các phương pháp đánh giá tuân thủ điều trị:
Hiện nay, có nhiều phương pháp để đánh giá TTĐT của bệnh nhân. Tuy
nhiên, mỗi phương pháp đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng, và chưa có phương
pháp nào được xem là “tiêu chuẩn vàng” [51]. Các phương pháp đánh giá hiện nay
gồm 2 nhóm: nhóm phương pháp chủ quan và nhóm phương pháp khách quan.

Nhóm phương pháp chủ quan là phương pháp đánh giá tuân thủ dựa vào thông
tin do bệnh nhân cung cấp. Đây là phương pháp đơn giản, dễ dàng áp dụng trong
thực tế lâm sàng cũng như trong các nghiên cứu. Phương pháp này yêu cầu bệnh
nhân tự báo cáo về việc tuân thủ của mình thông qua bộ câu hỏi hoặc phỏng vấn.
Tuy nhiên câu trả lời thu được từ bệnh nhân phản ánh kém chính xác mức độ tuân
thủ trên thực tế. Nguyên nhân là do sai số nhớ lại hoặc bệnh nhân cố ý đưa ra mức
độ tuân thủ cao để làm hài lòng nhân viên y tế. Để thu được câu trả lời chính xác,
tránh sai số do sự cố ý của bệnh nhân, nhân viên y tế cũng như người phỏng vấn
cần tạo một khơng khí thoải mái, tránh thái độ đánh giá, chỉ trích ngay cả khi bệnh
nhân có dấu hiệu tuân thủ kém [50].
Nhóm phương pháp đánh giá khách quan bao gồm đếm thuốc, sử dụng thiết bị
theo dõi điện tử, theo dõi thời điểm lĩnh thuốc của bệnh nhân tại nhà thuốc và đánh
giá dựa vào kết quả xét nghiệm.
Biện pháp đếm thuốc có thể thực hiện tại thời điểm tái khám hoặc tại thời
điểm bất kỳ thông qua các buổi tới thăm bệnh nhân tại nhà. Mức độ tuân thủ được
đánh giá dựa vào số thuốc còn dư, số thuốc đã lĩnh và liều hàng ngày. Điểm yếu

.


.

9

của phương pháp là kết quả thu được có thể bị ảnh hưởng khi bệnh nhân không
uống thuốc mà bỏ thuốc đi; gây bất tiện cho bệnh nhân do phải mang theo hộp
thuốc mỗi lần tái khám; tạo tâm lý không thoải mái cho bệnh nhân; yêu cầu nhân
lực, chi phí đi lại nếu thực hiện các buổi tới thăm tại nhà; và không đánh giá được
thời điểm và cách sử dụng thuốc của bệnh nhân.
Sử dụng thiết bị theo dõi điện tử trên nắp hộp thuốc có hiệu lực cao trong việc

dự đoán diễn biến về tải lượng virus của bệnh nhân. Số lần và thời điểm bệnh nhân
mở nắp hộp thuốc sẽ được ghi lại, và sử dụng để tính tỷ lệ tuân thủ so với liều dùng
được hướng dẫn. Tuy nhiên, kết quả có thể khơng chính xác nếu bệnh nhân thường
xuyên mở nắp hộp thuốc với mục đích khác (ví dụ: để đếm số thuốc cịn lại), không
uống thuốc nhưng vẫn mở nắp, hoặc trường hợp thiết bị theo dõi bị hỏng. Mặt
khác, sử dụng phương pháp này cũng địi hỏi chi phí lớn cho việc trang bị hộp
thuốc có thiết bị theo dõi.
Mục tiêu của việc điều trị ARV là ức chế sự nhân lên của virus, duy trì tải
lượng virus thấp trong máu. Do đó, có thể sử dụng tải lượng virus để theo dõi, đánh
giá việc TTĐT. Tuy nhiên, tải lượng virus trong máu không chỉ chịu ảnh hưởng bởi
mức độ tuân thủ của bệnh nhân. Một bệnh nhân tuân thủ tốt vẫn có thể có tải lượng
vi rút cao do kháng thuốc hoặc thuốc kém hấp thu. Với những nơi xét nghiệm tải
lượng vi rút khơng sẵn có, có thể thay thế bằng xét nghiệm số lượng tế bào CD4.
Tuy nhiên, do TTĐT kém không lập tức dẫn tới thất bại về virus học hay miễn dịch
học nên phương pháp này ít khi có thể phát hiện sự tuân thủ kém của bệnh nhân tại
thời điểm xét nghiệm.
Do đó, trong phạm vi nghiên cứu này tiến hành áp dụng đánh giá TTĐT uống
thuốc ARV nhưng bằng phương pháp mới, dựa trên theo dõi đánh giá nhật ký uống
thuốc của bệnh nhân trong vịng 1 tháng nhằm đánh giá việc TTĐT chính xác hơn.
Đây là điểm khác biệt của nghiên cứu này so với các nghiên cứu trước.
1.3. Những nghiên cứu về tuân thủ điều trị trên thế giới và ở Việt Nam:
1.3.1. Trên thế giới:

.


.

10


Nhiều tác giả trên thế giới đã tiến hành các nghiên cứu đánh giá về sự TTĐT,
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến TTĐT, các rào cản ảnh hưởng đến TTĐT và
đề xuất các biện pháp giúp tăng cường TTĐT.
Nghiên cứu về mức độ tuân thủ điều trị ARV:
Tỷ lệ bệnh nhân HIV/AIDS TTĐT ARV qua một số nghiên cứu trên thế giới
có sự dao động khoảng từ 25% đến 85% tùy đối tượng và thời gian đánh giá.
Nghiên cứu của Chesney (2000) tại Mỹ cho thấy ước lượng có khoảng 5070% bệnh nhân khơng tn thủ điều trị [37].
Cũng tại Mỹ năm 2009, Mellins CA và cộng sự nghiên cứu trên 1138 người
nhiễm HIV/AIDS ở New York có rối loạn tâm thần và rối loạn do thuốc gây nghiện
cho kết quả: 45% bệnh nhânđã không uống đủ thuốc ARV trong vịng 3 ngày tính
đến thời điểm trả lời phỏng vấn [48].
Một nghiên cứu tại Thái Lan do Mannheimer và cộng sự tiến hành trên 149
bệnh nhân điều trị ARV qua báo cáo tuân thủ của bệnh nhân trong vòng 30 ngày
qua, cho thấy tỷ lệ tuân thủ thay đổi từ 25% đến 100%. Phần lớn bệnh nhân (114
người, chiếm 77%) tuân thủ tốt (>95%) với kết quả tải lượng HIV ≤ 50 phiên
bản/ml máu [47].
Nghiên cứu trên 181 bệnh nhân ở vùng nông thôn Trung Quốc cho kết quả có
81,8% bệnh nhân báo cáo có tuân thủ điều trị thuốc ARV trong 3 ngày qua [22].
Nghiên cứu khác thực hiện trên 1306 bệnh nhân ở 10 nước Châu Á (bao gồm
Căm-pu-chia, Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia,
Nepal, Singapore, Myanmar) cho kết quả: 18% bệnh nhân đã bỏ thuốc ARV trong
tháng, riêng những người tiêm chích ma túy đã qn trung bình khoảng 1,24 liều
thuốc ARV trong tháng qua [26].
Nghiên cứu về các yếu tố liên quan tuân thủ điều trị ARV:
a. Các yếu tố cá nhân liên quan đến tuân thủ điều trị:


Yếu tố nhân khẩu học: giới, tuổi, học vấn, nghề nghiệp

.



.

11

Nghiên cứu của Chesney tại Mỹ ở trên cũng đưa ra kết luận: các yếu tố cá
nhân ảnh hưởng đến TTĐT ARV kém là giới tính nam, trẻ tuổi, học vấn thấp,
khơng thay đổi về tình trạng sức khỏe, người da màu [37]. Talam và cộng sự
nghiên cứu trên 384 bệnh nhân tại Kenya năm 2008 thì cho kết quả: các yếu tố về
nghề nghiệp là yếu tố chính ảnh hưởng tới TTĐT, đó là: tính chất cơng việc hay
phải đi xa nhà hay do công việc quá bận rộn [58].
Một nghiên cứu khác tại Ấn Độ do Cauldbeck MB và cộng sự thực hiện năm
2009 về các yếu tố ảnh hưởng tới TTĐT đã đi tới kết luận: các yếu tố làm tăng tuân
thủ bao gồm: bệnh nhân cao tuổi, nữ giới, đã được điều trị nhiễm trùng cơ hội từ
trước; còn các yếu tố: học vấn, thu nhập, khoảng cách tới phịng khám … khơng
ảnh hưởng tới việc TTĐT [34].


Kiến thức về thuốc và điều trị ARV:
Với giả thiết sự thiếu hiểu biết về thuốc ARV có thể dẫn tới việc dùng thuốc

không đúng, nghiên cứu tại Brazil của Almeida và cộng sự (2009) cho kết quả: chỉ
có 43,1% bệnh nhânbiết phải uống thuốc suốt đời, có 55,4% bệnh nhân không biết
cơ chế tác dụng của thuốc. Về xử trí qn thuốc, chỉ có 14,4% trả lời đúng là phải
uống ngay khi nhớ ra nếu chưa quá gần với thời gian uống liều kế tiếp, 30,3% cho
rằng uống liều đó ngay khi nhớ ra bất kể lúc nào, và 35,9% cho rằng phải đợi đến
liều tiếp theo. Về hậu quả của việc điều trị bị gián đoạn, 18,5% cho rằng thúc đẩy
các bệnh khác, 20% cho rằng tăng số lượng vi rút, 22,1% cho rằng họ sẽ chết và
bệnh trầm trọng hơn. Bệnh nhân biết tác dụng của thuốc khơng nhiều: hoa mắt,

chóng mặt 29,2%, buồn nơn 24,6%, ác mộng 22,6%, thiếu máu 21,5%, tiêu chảy
19%, nôn 17,9% [27].
Nghiên cứu của Golin và cộng sự trên 140 bệnh nhân đang điều trị ARV cho
kết quả: có 80% cho rằng ARV giúp người bệnh kéo dài cuộc sống, 73% đồng ý
thuốc ARV giúp nâng cao chất lượng sống của họ, 77% khơng đồng tình với quan
điểm “có thể chống lại HIV mà không dùng thuốc”, 80% đồng ý rằng nếu khơng
uống ARV đúng liều lượng và đủ >95% thì HIV có thể kháng lại thuốc [40].

.


.

12



Sử dụng rượu bia, ma túy:
Nghiên cứu về các rào cản tuân thủ, tác giả Kalichman SC và cộng sự đã

nghiên cứu về sự liên quan giữa TTĐT và việc sử dụng rượu bia trên 145 bệnh
nhân điều trị ARV cho kết quả: 40% có sử dụng rượu bia trong q trình điều trị,
trong đó 25% đã ngừng sử dụng thuốc kháng vi rút ARV khi họ sử dụng rượu bia.
Kết quả phỏng vấn cho thấy, mặc dù người bệnh biết việc sử dụng rượu bia với
ARV có thể dẫn tới bị ngộ độc, nhưng họ không thể cai được rượu bia nên đã
ngừng thuốc khi dùng rượu bia. Qua đây các tác giả khuyến cáo rằng, thầy thuốc
cần phải thường xuyên giáo dục cho bệnh nhân hiểu rằng, họ cần phải tiếp tục uống
thuốc ARV ngay cả khi họ vẫn đang sử dụng rượu [44].
Lopez E và cộng sự tiến hành nghiên cứu năm 2007 so sánh sự tuân thủ ARV
giữa 2 nhóm: đang sử dụng thuốc gây nghiện và không sử dụng chất gây nghiện

cho kết quả: sự tn thủ ở nhóm khơng sử dụng chất gây nghiện tốt hơn so với
nhóm kia [45].
Nghiên cứu của nhiều tác giả khác trên thế giới cũng đưa ra kết luận: sử dụng
rượu bia, ma túy có liên quan với sự TTĐT ARV kém ở người nhiễm HIV [35],
[40], [42]. Theo các tác giả, những người uống rượu, ma túy có khả năng hay quên
thuốc ARV hơn, điều này dẫn tới việc giảm nồng độ thuốc và giảm sự tuân thủ
trong điều trị.
b. Các yếu tố về thuốc liên quan đến tuân thủ điều trị:
Nghiên cứu tại Ấn Độ của Cauldbeck MB và cộng sự ở trên đưa ra mối liên
quan giữa TTĐT và khơng có tác dụng phụ của thuốc ARV [34].
Chesney MA đưa ra kết luận tương tự: các yếu tố về thuốc ARV như hơn 2
liều mỗi ngày, gánh nặng về thuốc, loại thuốc, khơng sẵn có thuốc khi đi xa, nhu
cầu thực phẩm không đủ khi uống thuốc, tác dụng phụ của thuốc ... liên quan có ý
nghĩa tới sự TTĐT ARV kém ở người bệnh [37].
Nghiên cứu của Addy Chen và cộng sự tại 10 nước Châu Á cũng cho kết quả:
66% những bệnh nhân nữ ngừng thuốc ARV là do bị tác dụng phụ của thuốc [26].

.


.

13

1.3.2. Ở Việt Nam:
Các nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị
ARVkhác biệt rõ rệt, dao động tùy từng nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu.
Nhiều yếu tố có mối liên quan đến TTĐT đã được các nghiên cứu kết luận như các
yếu tố về nhân khẩu học, yếu tố về kiến thức và hành vi cá nhân, gia đình, người hỗ
trợ, cộng đồng... tùy từng nghiên cứu có những mối liên quan khác nhau.

Nghiên cứu về mức độ tuân thủ điều trị:
Kết quả nghiên cứu trên 163 bệnh nhân tại 8 quận của Hà Nội năm 2007 tìm
hiểu sự tuân thủ uống thuốc ARV bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp bệnh
nhân nhớ lại hành vi uống thuốc trong vòng 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng vừa qua
cho kết quả: trong vòng 6 tháng tỷ lệ quên hoặc uống muộn là 58,3%, tỷ lệ này
trong vòng 3 tháng là 54%, trong vòng 1 tháng là 46% [11].
Nghiên cứu tương tự tại quận 10 TP Hồ Chí Minh năm 2009, phỏng vấn trực
tiếp 400 bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên hệ thống từ danh sách bệnh nhân đang
điều trị tại PKNT quận 10 cho kết quả tỷ lệ TTĐT trong vòng 1 tháng qua là 67%
[9].
Nghiên cứu của Võ Thị Năm và cộng sự năm 2009 trên 267 bệnh nhân đang
điều trị ARV được từ 6 tháng trở lên tại 5 PKNT tại TP Cần Thơ cho kết quả 77%
bệnh nhân đã TTĐT trong vòng một tháng vừa qua [16].
Cũng đo lường sự TTĐT của bệnh nhân trong vòng 1 tháng qua, nghiên cứu
của Nguyễn Thị Thu Trang tại tỉnh Thanh Hóa năm 2010 phỏng vấn trực tiếp 220
bệnh nhân mới vào điều trị ARV được từ 6 tháng đến 1 năm cho kết quả có 40,5%
bệnh nhân báo cáo đã quên uống thuốc trong vịng 1 tháng qua, trong đó 76,7%
qn từ 1-3 lần/tháng, 23,3% quên trên 3 lần/tháng và có 13,3% BN quên uống
thuốc ngày hôm qua [18].
Nghiên cứu tại tỉnh Sơn La năm 2011 trên 110 bệnh nhânmới bắt đầu điều trị
được từ 6 tháng đến 12 tháng cho kết quả có 23,6% bệnh nhân quên uống thuốc

.


.

14

trong vòng 1 tháng vừa qua, số bệnh nhân quên uống thuốc trên 3 lần trong tháng

chiếm tỷ lệ là 13,6% [20].
Nghiên cứu của Đỗ Mai Hoa và cộng sự (2011) về TTĐT trên 615 bệnh nhân
HIV/AIDS tại một số PKNT ở Hà Nội và Hải Dương bằng phương pháp phỏng vấn
có trợ giúp của máy tính gắn với thiết bị nghe nhìn (ACASI) cho kết quả: có tới
24,9% bệnh nhân không tuân thủ đúng liều trong tháng qua và 29,1% bệnh nhân
không tuân thủ đúng giờ trong 4 ngày qua [39].
Nghiên cứu của Nguyễn Đình Tuấn và cộng sự trên quần thể là các bệnh nhân
ở Đăk Lăk cho thấy chỉ 30,9% BN tuân thủ tốt [19]. Nghiên cứu của Đường Công
Lự và cộng sự thực hiện trên quần thể bệnh nhân tại 2 phòng khám ngoại trú tỉnh
Hà Tĩnh, tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ tốt là 71,1% [15].
Nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ARV:
a. Các yếu tố cá nhân
 Trình độ học vấn: Nghiên cứu tại Cần Thơ tìm thấy mối liên quan giữa trình
độ học vấn với TTĐT ARV ở bệnh nhân, những bệnh nhân có trình độ học vấn
thấp (≤cấp 2) thì tuân thủ kém hơn những người có trình độ học vấn cao hơn (từ
cấp 3 trở lên) [16]. Một số nghiên cứu khác cũng đưa ra kết luận tương tự về mối
tương quan này [10],[20],[21].
 Tình trạng hôn nhân: Nghiên cứu của Võ Thị Năm tại Thành phố Cần Thơ
cũng đưa ra kết luận những người có gia đình thì TTĐT thấp hơn những người độc
thân [16]. Tuy nhiên nghiên cứu khác tại Đắc Lắc lại cho kết quả ngược lại, những
người chưa lập gia đình TTĐT tốt hơn những người đã có gia đình [21].
 Nghề nghiệp và thu nhập: Nghiên cứu định tính trên nhóm bệnh nhân điều trị
ARV là người NCMT tại Từ Liêm – Hà Nội (2010) cho thấy khó khăn đối với việc
điều trị ARV của họ chủ yếu là do thất nghiệp, công việc và thu nhập không ổn
định [14]. Đánh giá của Nguyễn Văn Kính và cộng sự tiến hành năm 2008 – 2009
tại 8 tỉnh nước ta cũng cho thấy khó khăn mà bệnh nhân gặp phải trong q trình
điều trị là khơng ổn định về địa chỉ cư trú và việc làm, khó khăn về tài chính [13].

.



.

15

 Kiến thức về điều trị và tuân thủ điều trị:
Kết quả nghiên cứu trên 163 bệnh nhân tại 8 quận của Thành phố Hà Nội năm
2007 cho thấy: phần lớn bệnh nhân nắm được các nguyên tắc phối hợp thuốc và tác
dụng phụ của thuốc. Hầu hết bệnh nhân biết nguyên tắc uống thuốc đúng giờ. Tác
hại do không TTĐT là: “gây chủng kháng thuốc”: 62,6%, “không ức chế sự tăng
sinh vi rút”: 57,1%. Gần 98% bệnh nhân biết cần phải uống thuốc 2 lần/ngày và
khoảng cách giữa 2 lần uống là 12 tiếng. Nghiên cứu cũng đưa ra bằng chứng có ý
nghĩa về mối liên quan giữa TTĐT với kiến thức tốt về điều trị và TTĐT ARV
(p<0,01) [11].
Nghiên cứu tại quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh (2009) cho kết quả: tỉ lệ bệnh
nhân có kiến thức đúng về TTĐT ARV là 69% và tỉ lệ bệnh nhân có thực hành
chung đúng về TTĐT là 94%. Bệnh nhân có kiến thức đúng về tác dụng phụ thì
TTĐT ARV cao hơn bệnh nhân có kiến thức chưa đúng (p=0,02) [9]. Nhiều nghiên
cứu khác ở nước ta cũng tìm ra mối tương quan thuận giữa kiến thức tốt về điều trị
với TTĐT ARV ở bệnh nhân HIV/AIDS [11],[18] .


Sử dụng rượu, bia, ma túy:
Nghiên cứu tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho thấy sử dụng ma túy

và uống rượu, bia là một trong các nguyên nhân chính khiến bệnh nhân quên uống
thuốc trong thời gian vừa qua [12].
Nghiên cứu của Đỗ Mai Hoa tại Hà Nội và Hải Dương cũng tìm thấy mối liên
quan có ý nghĩa thống kê giữa việc sử dụng rượu và ma túy với khơng TTĐT:
những người có sử dụng rượu và ma túy thì khơng tn thủ đúng liều gấp 5,04 lần

những người khác, qua đó nghiên cứu đưa ra khuyến nghị cần thực hiện các biện
pháp giảm tình trạng uống nhiều rượu, bia để tăng cường việc tuân thủ uống thuốc
đúng giờ, đúng liều ở bệnh nhân [39].
Nghiên cứu khác tại Thanh Hóa đưa ra kết luận: khơng cịn tiêm chích ma túy
là yếu tố tăng cường thực hành TTĐT ARV ở bệnh nhân [18].

.


.

16

Nghiên cứu của Cục Phòng Chống HIV/AIDS năm 2009 cũng đưa ra khuyến
nghị cần có các giải pháp hỗ trợ TTĐT đặc biệt ở nhóm bệnh nhân sử dụng ma túy
vì đây là nhóm TTĐT kém hơn và kết quả điều trị cũng khơng tốt bằng nhóm bệnh
nhân khơng sử dụng ma túy [8].
b. Các yếu tố về sự hỗ trợ


Sự hỗ trợ tích cực từ người nhà:
Nghiên cứu tại Thanh Hóa cho kết quả những bệnh nhân có sự hỗ trợ tích cực

từ phía người nhà trong q trình điều trị sẽ tuân thủ tốt hơn 2,9 lần những người
khơng được hỗ trợ tích cực (p<0,001) [18].
Nghiên cứu tại Cần Thơ đưa ra kết luận những người có vợ hoặc chồng là
người hỗ trợ điều trị tại nhà thì thực hành TTĐT tốt hơn những người khơng có
người hỗ trợ hoặc người hỗ trợ điều trị là những người khác (anh, chị, em, họ hàng,
con...) [16].
Nghiên cứu tại quận 10 TP Hồ Chí Minh cũng đưa ra kết luận tương tự: bệnh

nhân có người trợ giúp thì TTĐT cao hơn bệnh nhân khơng có người trợ giúp
(p=0,03) [9].


Biện pháp nhắc nhở uống thuốc:
Nghiên cứu tại 8 quận của Hà Nội năm 2007 cho thấy có khoảng 95% bệnh

nhân dùng biện pháp thích hợp để nhắc uống thuốc [11]; tỷ lệ này trong nghiên cứu
tại Thanh Hóa là 90,5% [18], nghiên cứu tại Thành Phố Hồ Chí Minh là 94% [9].
Các nghiên cứu cũng đưa ra bằng chứng khẳng định mối liên quan có ý nghĩa thống
kê giữa việc có sử dụng các biện pháp nhắc nhở uống thuốc với việc không quên
thuốc trong tháng vừa qua [9],[11],[18].
Thông qua kết quả của các nghiên cứu trên cho thấy, kết quả nghiên cứu
không đồng nhất giữa các nghiên cứu, tỷ lệ TTĐT dao động khoảng khá xa giữa
các nghiên cứu và các yếu tố liên quan cũng mỗi nơi mỗi khác.

.


.

17

1.4. Tình hình nhiễm HIV/AIDS của tỉnh Bình Dương:
Bình Dương là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, diện tích
2.694,4 km2 xếp thứ 4 trong vùng Đơng Nam Bộ với trung tâm thành phố Thủ Dầu
Một. Bình Dương hiện có 09 đơn vị hành chính; trong đó 80% là dân nhập cư.
Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào năm 1993 tích lũy đến
31/12/2017 nâng số người nhiễm HIV từ đầu dịch đến nay là 3.780 người, trong số
đó có 1.652 đã tiến triển đến giai đoạn AIDS, tử vong là 657 người. Riêng năm

2017 toàn tỉnh phát hiện 133 trường hợp nhiễm HIV (Thủ Dầu Một: 22, Thuận An:
31, Dĩ An: 18, Dầu Tiếng: 18, Tân Uyên: 10, Bến Cát: 19, Phú Giáo: 9, Bàu Bàng:
5, Bắc Tân Uyên: 1).
Dịch HIV ở tỉnh Bình Dương vẫn là dịch tập trung, có hành vi nguy cơ cao.
Đặc biệt có xu hướng tăng ở nhóm nghiện chích ma túy tỷ lệ nhiễm nhóm này năm
2016 là 6,5% đến năm 2017 là 16,0%. Hình thái lây truyền HIV ở Bình Dương chủ
yếu vẫn là đường tình dục. Ở nhóm phụ nữ bán dâm có xu hướng gia tăng tỷ lệ hiện
nhiễm HIV trong 05 năm gần đây. Tỷ lệ này cần được giám sát trong những năm
tiếp theo cùng với các chương trình can thiệp giảm hại để hạn chế khả năng lây
nhiễm HIV trong cộng đồng.
Mục đích của việc TTĐT nhằm đạt ức chế miễn dịch, trong khi đó tỷ lệ đạt ức
chế tải lượng vi rút ở Bình Dương chỉ đạt 85,2% trên tổng số bệnh nhân đang điều
trị ARV tại tỉnh.
Hiện tại tỉnh Bình Dương có 8 PKNT người lớn trong đó có 7 PKNT đặt ở 7
huyện/thị xã/thành phố và 1 PKNT đặt ở Bệnh viện đa khoa tỉnh. Trong phạm vi
của nghiên cứu này thực hiện trên quần thể bệnh nhân tại PKNT Bệnh viện đa khoa
tỉnh, nơi tập trung số bệnh nhân đông đảo nhất, bắt đầu điều trị lâu đời nhất, nơi
chuyển tiếp bệnh nhân về các phòng khám khác trong tỉnh sau khi đã được điều trị
ổn định với tổng số 703 bệnh nhân tính đến thời điểm nghiên cứu.

.


×