Tải bản đầy đủ (.pdf) (227 trang)

Kiến thức, thái độ của sinh viên về vấn đề nạo phá thai theo cách tiếp cận giới nghiên cứu tại làng đại học thủ đức thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 227 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
VĂN KHOA/BỘ MÔN: XÃ HỘI HỌC

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH
VIÊN CẤP TRƯỜNG NĂM 2015

Tên cơng trình: KIẾN

THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN VỀ VẤN
ĐỀ NẠO PHÁ THAI THEO CÁCH TIẾP CẬN GIỚI - NGHIÊN
CỨU TẠI LÀNG ĐẠI HỌC THỦ ĐỨC TP. HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm: Nguyễn Hồng Cường, Xã hội học, khóa 2011-2015
Thành viên: Lê Thị Hồng Tiên, Xã hội học, khóa 2011-2015
Người hướng dẫn: PGS. TS. Trần Thị Kim Xuyến


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 2
1.

Lý do chọn đề tài................................................................................ 2

2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài .............................................. 3

3.



Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài ........................................................ 7

4.

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: ...................................... 7

5.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, giới hạn của đề tài ................... 17

6.

Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn: ............................................... 17

7.

Kết cấu của đề tài ............................................................................ 17

CHƯƠNG I. MÔ TẢ KIẾN THỨC CỦA SINH VIÊN LÀNG
ĐẠI HỌC THỦ ĐỨC VỀ NẠO PHÁ THAI THEO CÁCH
TIẾP CẬN GIỚI VÀ VAI
TRÒ CỦA XÃ HỘI HĨA CÁ NHÂN ...................................................... 18
1.1.

Mơ tả địa bàn nghiên cứu ............................................................. 18

1.2.

Mô tả mẫu nghiên cứu ................................................................... 19


1.3.

Kiến thức của SV về các BPTT và vai trò của xã hội hóa cá
nhân trong việc cung cấp thơng tin về BPTT cho SV.................20

Kiến thức của SV về mang thai – dấu hiệu có thai và vai trị
của xã
hội hóa cá nhân ........................................................................................ 28
1.4.

Kiến thức của SV về NPT – phá thai an tồn và vai trị
của xã hội hóa cá nhân trong việc cung cấp kiến thức về NPT –
phá thai an tồn cho
SV .............................................................................................................. 32
1.5.

CHƯƠNG II. TÌM HIỂU THÁI ĐỘ VỀ TÌNH DỤC VÀ NẠO PHÁ
THAI
TRƯỚC HƠN NHÂN CỦA SINH VIÊN LÀNG ĐẠI HỌC THỦ ĐỨC38
2.1.

Thái độ của SV về trinh tiết và tình dục trước hơn nhân .......... 38

2.2.

Thái độ về NPT của SV ................................................................. 43

KẾT LUẬN ................................................................................................. 50
1.


Tổng hợp nội dung nghiên cứu ..................................................... 50

2.

Đánh giá mức độ đạt yêu cầu ....................................................... 51

3.

Những phát hiện mới ....................................................................... 53

KHUYẾN NGHỊ ......................................................................................... 54
1.

Về phía gia đình ............................................................................. 54


2.

Về phía nhà trường ........................................................................ 54

3.

Về phía bản thân SV ...................................................................... 55

4.

Hướng mở rộng của đề tài ............................................................ 55



DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT
Biểu đồ 1

Tên

Trang

Kiến thức của SV về giai đoạn dễ có thai của phụ nữ phân

28

theo giới tính
Biểu đồ 2

Kiến thức của SV về dấu hiệu mang thai phân theo giới

30

tính
Biểu đồ 3

Quyết định của SV khi có khai ngồi ý muốn phân theo

34

giới tính
Biểu đồ 4

Kiến thức của SV về những cách thức phá thai an tồn


36

phân theo giới tính
Biểu đồ 5

Thái độ của SV về người chủ động trong QHTD phân theo

42

giới tính
Bảng 1

Mơ tả mẫu nghiên cứu

20

Bảng 2

Mức độ hiểu biết về các biện pháp phòng tránh thai của SV

21

Làng Đại học Thủ Đức
Bảng 3

Kiến thức của SV về đối tượng sử dụng BCS phân theo

21


giới tính
Bảng 4

Kiến thức của SV về thời điểm sử dụng BCS phân theo

22

giới tính
Bảng 5

Đánh giá của SV về hiệu quả sử dụng của BCS

22

Bảng 6

Mức độ đồng tình của SV với các nhận định

23

Bảng 7

Kiến thức của SV về thời điểm sử dụng VTTT khẩn cấp

24

phân theo giới tính và trường học
Bảng 8

Kiến thức của SV về đối tượng sử dụng VTTT phân theo


25

giới tính và trường học
Bảng 9

Đánh giá của SV về vai trò của các mơi trường xã hội hội

27

hóa trong việc cung cấp kiến thức về BPTT
Bảng 10

Kiến thức của SV về nội dung nhận định

28

Bảng 11

Kiến thức của SV về nội dung nhận định phân theo giới

29

tính
Bảng 12

Kiến thức của SV về cách thức phát hiện có thai phân theo

31



giới tính
Bảng 13

Đánh giá của SV về vai trị của các mơi trường xã hội hội

32

hóa trong việc cung cấp kiến thức về mang thai và dấu hiệu
có thai
Bảng 14

Kiến thức của SV về hậu quả của NPT

32

Bảng 15

Mức độ hiểu biết của SV về hậu quả của NPT phân theo

33

giới tính
Bảng 16

Kiến thức của SV về NPT an tồn

34

Bảng 17


Kiến thức của SV về thời điểm phá thai an tồn phân theo

36

giới tính
Bảng 18

Đánh giá của SV về vai trị của các mơi trường xã hội hội

37

hóa trong việc cung cấp kiến thức về NPT và NPT an toàn
Bảng 19

Thái độ của SV đối với các nhận định sau phân theo giới tín h

39

và tình trạng có người u
Bảng 20

Thái độ của SV về nhận định dưới phân theo giới tính

39

Bảng 21

Thái độ của SV đối với các nhận định


41

Bảng 22

Thái độ của SV đối với các nội dung

43

Bảng 23

Đánh giá của SV về mức độ ảnh hưởng của những người

44

xung quanh đến quyết định NPT
Bảng 24

Ý kiến của SV về quyền ra quyết định của NPT

44

Bảng 25

Lý giải của SV về nguyên nhân của NPT trong SV phân

46

theo giới tính
Bảng 26


Tình trạng trao đổi của SV với gia đình về chuyện tình yêu

46

Bảng 27

Chủ đề SV trao đổi với gia đình

47

Bảng 28

Lý do SV khơng trao đổi với gia đình về vấn đề tình yêu và

47

tình dục
Bảng 29

Đánh giá của SV về mức độ tổ chức các hoạt động trong
các trường ĐH

48


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. BCS

Bao cao su


2. BPTT

Biện pháp tránh thai

3. ĐH KHTN

Đại học Khoa học Tự Nhiên

4. ĐH KHXH – NV

Đại học Khoa học Xã hội – Nhân văn

5. ĐHBK

Đại học Bách Khoa

6. KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

7. KHXH

Khoa học xã hội

8. NPT

Nạo phá thai

9. PTTTĐC


Phương tiện truyền thơng đại chúng

10. QHTD

Quan hệ tình dục

11. SAVY 1

Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên năm 2003

12. SAVY 2

Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên năm 2008

13. SKSS

Sức khỏe sinh sản

14. SPSS

Phần mềm phân tích và thống kê số liệu xã hội

15. SV

SV

16. VTN

Vị thành niên


17. VTNCT

Vị thành niên có thai

18. VTTT

Viên thuốc tránh thai


1

Tóm tắt cơng trình: Việt Nam là nước có tỉ lệ NPT nhất khu vực châu Á và là
một trong 5 nước có tỉ lệ NPT cao nhất trên thế giới. Đặc biệt, tỉ lệ nạo phá thái ở
trẻ vị thành niên, thanh niên đang có dấu hiệu tăng gia tăng liên tục qua các năm
gần đây. Theo Chi cục Dân số - KHHGĐ, TP. Hồ Chí Minh là một trong những tỉnh
thành có tỉ lệ nạo phá thai cao nhất cả nước. Làng Đại học Thủ Đức với qui mô SV
lớn sống xen lẫn với dân nhập cư nên tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Hạn chế về các
dịch vụ CSSKSS và chưa có nhiều nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau nên NPT là
vấn đề cần được quan tâm. Trong bối cảnh xã hội còn tồn tại nhiều định kiến giới, thì
vấn đề tình yêu – tình dục nói chung và nạo phá thai nói riêng ít nhiều cũng sẽ bị ảnh
hưởng. Do đó, đề tài “Kiến thức và thái độ của SV về vấn đề nạo phá thai theo
cách tiếp cận giới – Nghiên cứu tại Làng Đại học Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh” được
thực hiện nhằm chỉ ra mối tương quan trong kiến thức, thái độ, hành vi của nam và nữ
SV đối với vấn đề nạo phá thai. Đề tài sử dụng phương pháp thu thập thông tin của xã
hội học gồm 180 bảng hỏi và 7 cuộc PVS có chỉ tiêu tại 3 trường ĐH tại Làng Đại học
Thủ Đức. Kết quả sau khi xử lí cho thấy, SV trong phạm vi nghiên cứu có thái độ
cởi mở hơn về tình dục nhưng cả hai giới đều thiếu kiến thức xung quanh vấn đề
NPT. Điều này, sẽ làm gia tăng nguy cơ mang thai ngồi ý muốn. Đánh giá về vai
trị của xã hội hóa, SV đặt kỳ vọng cao vào vai trị của gia đình, nhà trường và
PTTTĐC. Trong đó, PTTTĐC phát huy tốt vai trị của mình song gia đình, nhà

trường vẫn chưa đáp ứng được mức độ kỳ vọng của SV. Đặc biệt, tổ chức Đoàn –
Hội trong trường ĐH vẫn chưa được xếp ở vị trí quan trọng so với các nhân tố khác
trong trường như thầy cơ, bạn bè. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đề xuất những
khuyến nghị đối với những môi trường chưa phát huy vai trị trong việc cung cấp
thơng tin cho SV Làng Đại học và đưa ra hướng mở rộng của cho những nghiên cứu
tiếp theo.


2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới vào đầu tháng 7 năm 2014, Việt Nam là
nước có tỉ lệ nạo phá thai (NPT) cao nhất khu vực châu Á và là một trong 5 nước có tỉ
lệ NPT cao nhất trên thế giới. Theo thống kê của Hội Kế hoạch hóa Gia Đình
(KHHGĐ) Việt Nam trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 300 nghìn ca nạo hút thai
ở độ tuổi 15 - 19, trong đó 60 - 70% là học sinh, SV (SV). Đánh giá của Tổng cục Dân
số - KHHGĐ mặc dù tỷ lệ phá thai ở Việt Nam trong 10 năm gần đây giảm, nhưng tỷ
lệ NPT ở trẻ vị thành niên (VTN) - thanh niên lại có dấu hiệu tăng lên liên tục qua các
năm: 2,2% (2010), 2,4% (2011) và 2,3% (2012)1. Theo Chi cục Dân số - KHHGĐ
TP.Hồ Chí Minh, hiện nay TP.Hồ Chí Minh là một trong những tỉnh, thành phố có tỷ
lệ phá thai cao nhất cả nước, trong đó phải kể đến sự gia tăng đột biến về tình trạng
NPT ở lứa tuổi thanh niên trong vòng 2 năm (2011-2012) từ 2,2% lên 6,8%2.
Hiện nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, SV Việt Nam nói
chung và nhất là tại các đơ thị lớn như TP. Hồ Chí Minh, quan niệm về tình dục trước
hơn nhân có phần được cởi mở hơn. Tuy nhiên, SV còn thiếu kiến thức về SKSS đặc
biệt là hậu quả của NPT, số liệu thống kê ghi nhận có đến 31% SV phá thai khi tuổi
thai đã lớn (trên 17 tuần tuổi), dẫn đến nhiều hệ quả như vơ sinh, thậm chí tử vong3.
Điều này, sẽ làm gia tăng nguy cơ NPT và phát thai khơng an tồn trong SV. Phá thai
khơng chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới cá nhân mà về lâu dài, điều đó cịn ảnh hưởng đến
sự phát triển của xã hội như mức sinh, chất lượng dân số, sự phát triển nguồn nhân lực

và quá trình phát triển kinh tế của toàn xã hội.v.v... Các số liệu thống kê ghi nhận, phá
thai ngoài ý muốn đã làm giảm đi một nửa số trẻ em được sinh ra hàng năm4, người
mang thai có tỷ lệ tử vong do NPT cao hơn nhiều so với sẩy thai5. Đứng trước thực
trạng này, việc nghiên cứu về kiến thức, thái độ và hành vi NPT ở thanh thiếu niên,
đặc biệt ở nhóm SV là hết sức cần thiết.
Làng Đại học Thủ Đức là nơi tập trung của nhiều trường đại học đào tạo nguồn
nhân lực lớn nhất ở phía Nam như: Đại học Bách Khoa (ĐH BK), Đại học Khoa Học
Tự nhiên (ĐH KHTN), Đại học Khoa Học Xã hội và Nhân văn (ĐH KHXH – NV),
Vụ Sức khỏe Bà mẹ -Trẻ em (Bộ Y tế).
Thống kê của bệnh viện Từ Dũ, TP. Hồ Chí Minh.
3
Nguyễn Thị Bích, ảnh hưởng của NPT tới SKSS tuổi VTN ở nước ta hiện nay.
4
Niên giám thống kê – Bộ y tế các năm 1990-1994, Đỗ Trọng Hiếu và cộng sự 1993
5
Bộ y tế, Niêm giám thống kê năm 1993.
1
2


3
Kinh tế - Luật, Quốc Tế, Công nghệ Thông tin.v.v... Với số lượng lớn SV đang theo
học và sinh sống, Làng Đại học Thủ Đức tồn tại nhiều vấn đề bất cập như: Ơ nhiễm
mơi trường, tai nạn giao thơng, tệ nạn xã hội... song NPT vẫn chưa được quan tâm và
tiến hành nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau. Do đó, đề tài “Kiến thức và thái độ
của SV về vấn đề NPT theo cách tiếp cận giới - Nghiên cứu tại Làng Đại học Thủ Đức,
TP. Hồ Chí Minh” được thực hiện. Nghiên cứu có sự kế thừa cách tiếp cận kiến thức –
thái độ - hành vi nhưng có lồng ghép nhãn quan giới mà các đề tài trước đó đã bỏ qua
hay chỉ đề cập một cách rất mờ nhạt. Đây được xem là điểm mạnh để phát hiện thực
trạng về kiến thức – thái độ của của SV về vấn đề NPT. Trên cơ sở đó đề xuất những

khuyến nghị góp phần nâng cao kiến thức – thái độ về vấn đề này trong SV.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài:
Ở Việt Nam từ những năm 80 của thế kỷ XX, hàng loạt các cuộc nghiên cứu về
SKSS đã được thực hiện. Song do tính chất nhạy cảm nên NPT chưa trở thành vấn đề
quan tâm chính của các nhà nghiên cứu, đa phần mới chỉ được lồng ghép trong những
đề tài về chăm sóc SKSS. Do đó, hai nội dung được xem là có liên quan nhiều nhất
đến đề tài này là kiến thức của thanh niên xung quanh vấn đề NPT và thái độ về tình
dục trước hơn nhân, NPT.
Về nội dung kiến thức của thanh niên xung quanh vấn đề NPT các kết quả
nghiên cứu cho thấy đa phần thanh niên biết đến ba BPTT hiện đại. Thể hiện trong
nghiên cứu “Kiến thức và nguy cơ về SKSS của thanh niên Việt Nam” của Ths. Lưu
Bích Ngọc, 2004: thanh niên biết đến biện pháp BCS (88,7%), tiếp sau là VTTT
(68,5%) và vòng tránh thai (32,4%). Điều này cũng được nhắc đến trong kết quả
nghiên cứu năm 2013 của Nguyễn Thanh Phong, Phạm Huy Hiền Hào “Nghiên cứu
nhận thức, thái độ và thực hành về một số BPTT của SV trường cao đẳng Y Tế Hà
Nội” có đến (99,3%) SV biết ít nhất một BPTT, các biện pháp được SV biết đến nhiều
nhất là bao cao su (BCS) (96,8%) VTTT khẩn cấp (82,1%), VTTT hàng ngày (54,6%).
Tuy nhiên, Ths. Lưu Bích Ngọc cũng chỉ ra rằng chỉ có (12%) thanh niên biết tên các
BPTT truyền thống6. Đặc biệt chỉ có 44,6% thanh niên có kiến thức về chu kỳ kinh
nguyệt liên quan đến khả năng mang thai ở người phụ nữ. Kết quả này cũng khơng có
sự khác biệt lớn so với “Điều tra quốc gia về VTN và thanh niên” (SAVY 1)7, 2003
Các BPTT truyền thống: Xuất tinh ngoài âm đạo, tính vịng kinh, kiêng quan hệ tình dục.
Bộ Y tế, Tổng cục thống kê và ổ chức WHO thực hiện “Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh
niên”.
6
7


4
khi có tới 2/3 nữ thanh niên cịn hiểu biết hạn chế về thời điểm dễ có thai nhất trong

chu kỳ kinh nguyệt. Còn theo “Khảo sát đánh giá nhận thức, thái độ, hành vi về SKSS
của VTN thanh niên 15-24 tuổi vùng ven biển, đầm phá, vạn đò tỉnh Thừa Thiên Huế”
của Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Thừa Thiên Huế, 2010 có 74% trả lời là khơng biết
thời điểm dễ thụ thai trong khi hiện nay QHTD trước hơn nhân đang có xu hướng gia
tăng.
Mặc dù thanh niên đã có những hiểu biết nhất định về BPTT song mức độ hiểu biết
cịn hết sức nơng cạn nhất là cách sử dụng. Có tới (73,9%) SV khơng biết thời điểm
chính xác cần sử dụng VTTT, (10,4%) cho rằng BCS được dùng sau khi QHTD hoặc
trước khi xuất tinh và (11,1%), SV không biết thời điểm sử dụng BCS (49%) 8. Hơn
nữa SV cịn có những quan niệm chưa đúng về các BPTT khi cho rằng BPTT hiện nay
có nhiều tác dụng phụ và nguy cơ, đồng nhất BCS với những quan hệ khơng đàng
hồng9. Những điều này đã làm giảm đi hiệu quả và tỷ lệ sử dụng các BPTT trong
quan hệ tình dục.
Kết quả “Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên” (SAVY 2) do Bộ Y tế,
Tổng cục thống kê và tổ chức WHO thực hiện năm 2008, phản ánh trong khi gần 2/3
số vị thành niên (VTN) và thanh niên đã dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ tư vấn và
chăm sóc SKSS thì vẫn cịn 1/3 gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ này.
Đáng lo lắng là còn tồn tại lỗ hổng nghiêm trọng trong thanh niên về kiến thức SKSS
khi có tới 23,6% các em cho rằng việc nói chuyện, cầm tay, ơm hơn nhau vẫn có thể
có thai10. Kết quả cuộc điều tra cũng chỉ ra rằng, có sự khác biệt về mức độ QHTD
phân theo giới tính trong đó nam thanh niên có quan hệ tình dục cao gấp 2 lần so với
nữ (13,6% so với 5,2%). Tuy có mức độ cao và ln là người giữ vai trò chủ động
trong QHTD nhưng lại thiếu kiến thức về SKSS so với nữ giới (36,2% so với 52,7%)
điều này dễ dẫn đến quyết định về hành vi tình dục khơng an tồn. Các kết quả nghiên
cứu của Goodkind và Phan Thục Anh, 1997 (Những lý do cho việc thúc đẩy sử dụng
BCS ở Việt Nam); của Belanger và Khuất Thu Hồng, 1999 (Trải nghiệm tình dục và
nạo phá thai của những phụ nữ chưa chồng ở Hà Nội, Việt Nam).v.v.. cũng đã khẳng
Nguyễn Thanh Phong, Phạm Huy Hiền Hào, Nghiên cứu nhận thức, thái độ và thực hành về một số
biện pháp tránh thai của SV trường cao đẳng Y Tế Hà Nội (Tạp chí phụ sản, 2013).
9

Bộ Y tế, Tổng cục thống kê và tổ chức WHO, Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên
(SAVY 1), 2003.
10
Chi cục Dân số- Kế hoach hóa gia đình tỉnh Thừa Thiên Huế Khảo sát đánh giá nhận thức, thái độ,
hành vi về sức khỏe sinh sản của vị thành niên thanh niên 15-24 tuổi vùng ven biển, đầm phá, vạn đò
tỉnh Thừa Thiên Huế”, 2010.
8


5
định tình trạng ngày một gia tăng những hành vi tình dục khơng an tồn ở thanh thiếu
niên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Với nội dung thái độ đối về tình dục trước hơn nhân và NPT: Đa phần các nghiên
cứu đều phản ánh thanh niên có cách nhìn thống hơn về tình dục trước hơn nhân
nhưng quan niệm này có sự khác biệt phân theo khu vực và giới tính. Tác giả Nguyễn
Thị Phương Yến với đề tài “Nhận thức của thanh niên về tình dục” nghiên cứu tại
Long An (xã Khánh Hậu, thị xã Tân An) và TP Hồ Chí Minh (phường 6, quận Tân
Bình), 2011: tỉ lệ thanh niên đồng tình với quan niệm trên ở xã Khánh Hậu là (35,6%)
thấp hơn ở phường 6 (45,0%), nam giới dễ chấp nhận tình dục trước hơn nhân hơn so
với nữ giới. Thái độ thống hơn cịn được tác giả đề cập trong quan niệm của thanh
niên về giá trị của trinh tiết. Hiện nay, họ khơng cịn coi trinh tiết là giá trị quan trọng
nhất của người con gái, cụ thể nam thanh niên khi được hỏi về tiêu chuẩn quan trọng
trong việc lựa chọn bạn đời thì trinh tiết chỉ đứng vị trí thứ tám. Dẫu biết rằng “Trinh
tiết vẫn đang là một ám ảnh dai dẳng đối với nam giới và phụ nữ Việt Nam”11. Nhưng
cũng không thể phủ nhận rằng, hiện nay một bộ phận thanh niên đang dần thoát ra
khỏi sự ám ảnh về giá trị của trinh tiết và khi“Trinh tiết không cịn gắn liền với phẩm
hạnh của người phụ nữ thì tình dục đang được tách rời khỏi hơn nhân”12. Việc tình
dục vẫn chưa bước ra khỏi sự kiểm sốt của thiết chế xã hội khiến thanh niên đang
phải đấu tranh trong nhận thức về việc nên hay không QHTD trước hôn nhân. Điều
này được thể hiện rõ hơn trong nghiên cứu “Quan điểm của thanh niên về cuộc sống

tình dục tiền hôn nhân” của Nguyễn Thị Oanh 2010. Đa phần thanh niên khơng đồng
ý với cuộc sống tình dục trước hơn nhân vì khơng phù hợp với thuần phong mỹ tục
nhưng kết quả lại có đến (46,2%) thanh niên trên địa bàn TP. Đà Nẵng chấp nhận cuộc
sống tình dục trước hôn nhân, xem đây như là hệ quả tất yếu trong bối cảnh tồn cầu
hóa. Như vậy, trước bối cảnh giao thời thì việc chấp nhận hay bác bỏ tình dục trước
hơn nhân của thanh niên đang đứng trước sự mâu thuẫn giữa các thiết chế xã hội chính
thống và những quan niệm giá trị đang thay đổi. Mâu thuẫn này được hóa giải bằng sự
cam kết được đảm bảo bằng hôn nhân và sự bù đắp cho trinh tiết bị mất trước hôn

Khuất Thu Hồng - Lê Bạch Dương – Nguyễn Ngọc Hường, Tình dục chuyện dễ đùa khó nói, NXB
Tri Thức, chương 2 Trinh tiết của phụ nữ và tình dục trước hơn nhân .
12
Khuất Thu Hồng - Lê Bạch Dương – Nguyễn Ngọc Hường, Tình dục chuyện dễ đùa khó nói, NXB
Tri Thức, chương 2 Trinh tiết của phụ nữ và tình dục trước hơn nhân.
11


6
nhân là một đám cưới hợp thức13. Chiến lược giải quyết mâu thuẫn của thanh niên hiện
nay được Khuất Thu Hồng nhắc đến chính là hạn chế mà Nguyễn Thị Oanh chưa đề
cập trong nghiên cứu của mình.
Bên cạnh đó, đề tài có tổng quan thêm một vài nghiên cứu mang tính chun sâu
về NPT được xem là có sự liên quan gần nhất với đề tài của mình đó là: “Phá thai ở
nữ VTN” (Tạp chí y học TP. Hồ Chí Minh), tác giả Phạm Thanh Hải tiếp tục khẳng
định vấn đề QHTD trước hôn nhân của thanh thiếu niên có thật và đang có xu hướng
gia tăng. Trong khi thanh niên lại thiếu những kiến thức và có những quan niệm sai
lệch về SKSS đặc biệt là các BPTT và tình dục an tồn, họ coi việc khơng dùng các
BPTT là cách thể hiện sự trong sáng về mặt đạo đức, lòng tin và sự chân thành đối với
bạn tình. Bên cạnh đó, kiến thức mơ hồ về hậu quả của NPT (trong số 91,3% học sinh
cho rằng NPT có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, có 22,1% trong số đó lại khơng biết

ảnh hưởng xấu như thế nào, cịn lại là 66,9% học sinh cho là có thể gây vơ sinh, có thể
bị nhiễm trùng 48,3%, ảnh hưởng tâm lý 44,7% và tử vong 38,3%). Thanh niên cho
rằng phá thai chính là một chiến lược để đạt được sự an toàn và yên ổn về mặt xã hội
vì thế mà nhiều thanh niên chọn NPT như là một biện pháp phịng tránh thai khi có
thai ngồi ý muốn điều này làm cho tình trạng NPT liên tục tăng trong những năm gần
đây.
“Các yếu tố nguy cơ của phá thai to của vị thành niên” của Huỳnh Thanh Hương
(Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, 2005). Bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp đối
tượng bằng bảng câu hỏi soạn sẵn trên 158 nữ vị thành niên phá thai to và 158 nữ vị
thành niên đến khám thai tại bệnh viện Từ Dũ. Nghiên cứu làm rõ các yếu tố nguy cơ
liên quan đến quyết định phá thai to ở nữ vị thành niên: nơi cư ngụ, tình trạng hôn
nhân và nghề nghiệp. Cụ thể nữ VTNCT ở nơng thơn có nguy cơ phá thai to gấp 6 lần
nữ VTNCT ở thành thị, nữ VTNCT chưa lập gia đình có nguy cơ phá thai to gấp 17
lần nữ VTNCT đã lập gia đình. Nữ VTNCT chưa có nghề nghiệp có nguy cơ phá thai
to cao gấp 10 lần nữ VTNCT đã có nghề nghiệp.
Những đề tài kể trên tuy có phần liên hệ nhưng nhìn nhận một cách cụ thể thì việc
nghiên cứu NPT vẫn cịn mờ nhạt và chỉ mới tập trung ở nhóm VTN – thanh niên mà
chưa có nghiên cứu chuyên sâu ở đối tượng SV. Về mặt phương pháp, chúng tơi có kế
Khuất Thu Hồng - Lê Bạch Dương – Nguyễn Ngọc Hường, Tình dục chuyện dễ đùa khó nói, NXB
Tri Thức, chương 2 Trinh tiết của phụ nữ và tình dục trước hơn nhân .
13


7
thừa hướng tiếp cận từ những đề tài đi trước theo trục kiến thức – thái độ - hành vi
nhưng điểm mới là có lồng ghép nhãn quan giới mà các nghiên cứu trước đó đã bỏ
qua. Vì vậy, đề tài nghiên cứu Kiến thức và thái độ của SV về vấn đề NPT theo cách
tiếp cận giới - Nghiên cứu tại Làng Đại học Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh được triển
khai sẽ có sự độc đáo về cả về nội dung và phương pháp. Kết quả nghiên cứu sẽ làm
tiền đề về mặt lý luận cũng như phương pháp luận đối với những đề tài nghiên cứu sau

này.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài:
3.1. Mục tiêu chung:
- Tìm hiểu thực trạng kiến thức và thái độ của SV về vấn đề NPT theo cách tiếp
cận giới. Trên cơ sở đó đề xuất những khuyến nghị góp phần nâng cao kiến thức, thái
độ cho SV về vấn đề này.
3.2. Mục tiêu cụ thể và nhiệm vụ nghiên cứu:
-

Mô tả kiến thức của SV làng Đại Học Thủ Đức về NPT theo cách tiếp cận giới

và vai trò của xã hội hóa:
+ Kiến thức của SV về các BPTT và vai trị của xã hội hóa cá nhân trong việc cung
cấp thông tin về BPTT cho SV.
+ Kiến thức của SV về mang thai – dấu hiệu có thai và vai trị của xã hội hóa cá
nhân.
+ Kiến thức của SV về NPT – phá thai an toàn và vai trị của xã hội hóa cá nhân
trong việc cung cấp kiến thứcvề NPT – phá thai an toàn cho SV.
-

Tìm hiểu thái độ về tình dục và NPT trước hôn nhân của SV Làng Đại học Thủ
Đức, bao gồm:
+ Thái độ của SV về trinh tiết và tình dục trước hôn nhân.
+ Thái độ của SV về vấn đề NPT trước hơn nhân.

-

Đề xuất những khuyến nghị góp phần nâng cao kiến thức, thái độ cho SV về
vấn đề NPT.


4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
4.1.

Cơ sở lý luận:

4.1.1. Lý thuyết áp dụng:
4.1.1.1.

Lý thuyết xã hội hóa cá nhân:


8
Thuật ngữ xã hội hóa cá nhân được sử dụng trong xã hội học để chỉ quá trình
chuyển biến từ chỉnh thể sinh vật có bản chất xã hội với các tiền đề tự nhiên đến một
chỉnh thể đại diện của xã hội lồi người14. Hay nói cách khác, theo tác giả TS Trần Thị
Kim Xuyến, Ths Nguyễn Thị Hồng Xoan, “Nhập mơn Xã Hội Học” xã hội hóa là khái
niệm quyết định trong xã hội học. Nó quan tâm đến vấn đề cơ bản của q trình cá
nhân hịa nhập vào xã hội và có được những phẩm chất xã hội mong muốn. Tức là quá
trình cá nhân, dần dần nhập tâm những giá trị và chuẩn mức mà xã hội đề ra để biến
chúng thành những giá trị và chuẩn mực của mình. Chính q trình xã hội hóa, được
thực hiện thơng qua “cá nhân hóa” các giá trị luân lý và các qui tắc ứng xử xã hội.
Xã hội hóa là q trình cá nhân con người lĩnh hội một hệ thống nhất định những
tri thức, giá trị, chuẩn mực cho phép cá nhân đó hoạt động như một thành viên của xã
hội. Là quá trình con người tiếp nhận nền văn hóa để gia nhập vào xã hội.
Các nhà xã hội học thống nhất với nhau về ba giai đoạn của q trình xã hội hóa là
giai đoạn xã hội hóa trong gia đình, trong trường học và trong môi trường xã hội15:
Giai đoạn xã hội hóa trong gia đình: Q trình xã hội hóa của một người từ
những năm tháng đầu tiên của cuộc đời có ảnh hưởng quyết định tới thái độ và hành vi
khi đã lớn. Đây là mơi trường có tầm quan trọng chủ yếu của giai đoạn xã hội hóa đầu
tiên. Sự tiếp thu trong giai đoạn đầu của xã hội hóa khơng đơn thuần thơng qua những

sự răn dạy bằng lời nói mà cịn thơng qua các thành viên trong gia đình. Khi đưa trẻ
lớn lên một chút, mơi trường tiếp xúc đã được mở rộng hơn, khi đi chơi, đi nhà trẻ,
chúng đã bắt đầu tiếp nhận những tác động từ mơi trường ngồi phạm vi gia đình.
Giai đoạn xã hội hóa trong trường học: Trong một xã hội phát triển, phân hóa
cao, những kỹ năng, kiến thức nếu chỉ được truyền đạt bằng gia đình và những phương
tiện xã hội hóa khơng chính thức (phim ảnh, sách báo,.v.v..) thì khơng đủ. Xã hội càng
phức tạp, càng địi hỏi nhiều kỹ năng bao nhiêu thì càng có nhiều thiết chế được lập ra
một cách có chủ đích (trường phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học.v.v...) để phổ
biến các kiến thức và kỹ năng cần thiết một cách chính bấy nhiêu. Khi đứa trẻ đến
trường, nó khơng chỉ tiếp thu các kiến thức khoa học, những môn truyền thống của nhà
trường mà cả những qui tắc và những các thức qui định hành vi bởi xã hội. Vì vậy, ở

Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng, Xã Hội Học, NXH Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
TS Trần Thị Kim Xuyến, Ths Nguyễn Thị Hồng Xoan, Nhập môn Xã Hội Học, NXB Đại Học Quốc
Gia TP. Hồ Chí Minh.
14
15


9
mơi trường này, q trình xã hội hóa được thực hiện như kết quả của mọi tương tác
giữa các thành viên.
Giai đoạn xã hội hóa trong mơi trường xã hội: Phần lớn q trình xã hội hóa khi
các nhân trưởng thành cũng khơng chính thức thơng qua các chuẩn mực phi chính thức
trong nội bộ các nhóm. Những thành viên của mỗi nhóm đều mong đợi các cá nhân
trong nhóm tn thủ những khn mẫu này, chừng nào cịn muốn là thành viên của
nhóm đó. Sức ép của nhóm địi hỏi các khuôn mẫu hành vi thường vượt lên những giá
trị do bên ngoài đặt ra.
Phạm vi chung nhất là q trình xã hội hóa thực hiện được là việc phổ biến chung
cho tồn xã hội một cách có tổ chức, có định hướng. Đó là thơng tin đại chúng với mọi

hình thức: sách báo, tạp chí, phim ảnh.v.v... là các cơ chế ảnh hưởng để phổ biến tư
tưởng, giá trị và niềm tin mà xã hội mong muốn. Yếu tố tác động này, của q trình xã
hội hóa, khơng chỉ giới hạn trong một giai đoạn riêng biệt, nó tác động đến kiến thức
xã hội của con người trong cả ba giai đoạn của cuộc đời con người.
Việc tiếp cận các kiến thức về NPT là một diễn tiến lâu dài. Vì thế, nhóm nghiên
cứu áp dụng lý thuyết này để tìm hiểu nguồn gốc kiến thứcc của SV tại Làng đại học
Thủ Đức về mang thai và NPT thơng qua 3 mơi trường xã hội hóa (gia đình, nhà
trường và xã hội). Đồng thời, tìm hiểu sự chủ động của SV trong việc trang bị những
kiến thức xung quanh vấn đề NPT thông qua sự trao đổi với các mơi trường xã hội hóa
đó.
4.1.1.2.

Lý thuyết hành động xã hội của Max – Weber:

Định nghĩa của nhà xã hội học người Đức M. Weber được coi là hoàn chỉnh nhất
về hành động xã hội ở thế kỷ XX. Ông cho rằng hành động xã hội là một hành vi mà
chủ thể gắn cho ý nghĩa chủ quan nhất định. Weber nhấn mạnh đến “động cơ” bên
trong chủ thể như là ngun nhân của hành động. Vì thế Ơng cũng cho rằng “khi
chúng ta hiểu được động cơ, chúng ta có thể giải thích được hành động đó”. Weber đã
phân tích và đưa ra bốn loại động cơ khác nhau và tương ứng là bốn loại hành động xã
hội khác nhau16:
-

Hành động cảm tính (xúc cảm): Là hành động của con người thực hiện theo
cảm xúc nhất thời không cân nhắc, phân tích mối quan hệ giữa cơng cụ, phương
tiện và mục đích hành động.

16

Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng, Xã Hội Học, NXH Đại Học Quốc Gia Hà Nội.



10
-

Hành động theo truyền thống: Là hành động tuân thủ những thói quen, nghi lễ,
phong tục, tập quán đã được truyền từ đời này sang đời khác.

-

Hành động duy lý giá trị: Là hành động của cá nhân con người hướng tới các
giá trị xã hội.

-

Hành động duy lý – công cụ: Là loại hành động mà cá nhân phải lựa chọn kỹ
lưỡng, tính tốn để đạt được mục tiêu.

Cách tiếp cận của M.Weber không chỉ cho thấy cơ cấu của hành động xã hội mà
còn giúp chúng ta hiểu hơn về bản chất của hành động. Con người ngoài việc phản xạ
với các kích thích từ mơi trường, cịn suy nghĩ về nó và lựa chọn những cách ứng xử
một cách có trí tuệ và tn theo những tình cảm của mình. Hành động xã hội theo
weber, chịu tác động một mặt bởi hoàn cảnh sống, nhưng mặt khác trước khi hành
động, chủ thể sẽ suy nghĩ, cân nhắc về những nhu cầu, động cơ của mình trong bối
cảnh đó, từ đó tinh tốn những phương cách thực hiện mục tiêu17.
Mơ hình hành động xã hội của M. Weber
Hồn cảnh
(điều kiện sống)

Động cơ


Nhu cầu

Chủ thể

Cơng cụ

Mục đích

Đề tài vận dụng mơ hình hành động xã hội của M. Weber để tìm hiểu cách lý giải
của SV về nguồn gốc của hành vi NPT. Cụ thể là những điều kiện sống và động cơ
bên trong đã thôi thúc họ ra sao để đi đến quyết định NPT khi mang thai ngồi ý
muốn.
4.1.2. Thao tác hóa khái niệm:
4.1.2.1.

Khái niệm về SKSS:

Năm 1994, hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển tại Carô – Ai Cập đã định
nghĩa “SKSS là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội của tất cả những
gì liên quan tới bộ máy sinh sản chứ khơng phải là là khơng có bệnh hoặc tàn phế của
TS Trần Thị Kim Xuyến, Ths Nguyễn Thị Hồng Xoan, Nhập môn Xã Hội Học, NXB Đại Học Quốc
Gia TP. Hồ Chí Minh.
17


11
hệ thống sinh sản. Điều này cũng hàm ý là mọi người, kể cả nam và nữ đều có quyền
được nhận thông tin và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các biện pháp kế
hoạch hóa gia đình an tồn, có hiệu quả và chấp nhận được theo sự lựa chọn của

mình, bảo đảm cho người phụ nữ trải qua thai nghén an toàn, tạo cho các cặp vợ
chồng cơ may tốt nhất để sinh được đứa con lành mạnh”.
4.1.2.2.

Khái niệm NPT:

NPT được định nghĩa y học như thuật ngữ về một sự kết thúc thai nghén bằng cách
loại bỏ hay lấy phôi hay thai nhi khỏi tử cung trước khi đến hạn sinh nở. Nó thể xảy ra
theo 2 cách: ngẫu nhiên hoặc có mục đích. Hầu hết các vụ phá thai đều có mục đích.
Những trường hợp ngoại lệ tức là những vụ phá thai vì “tai nạn”, được thể hiện do
khuyết tật của người mẹ hoặc đứa con, đơi khi hoặc do cả hai thì được gọi là trường
hợp phá thai “bộc phát” để phân biệt với các trường hợp không phải là tai nạn hay cịn
gọi bằng tên khác là “phá thai có chủ đích” hay “cố ý phá thai”18. Nhóm nghiên cứu sử
dụng khái niệm NPT có chủ đích trong nghiên cứu này.
 Khái niệm phá thai an toàn:
Phá thai an toàn là phương pháp chấm dứt thai nghén do người cung cấp dịch vụ
được đào tạo, có kỹ năng tốt thực hiện tại cơ sở y tế đạt chuẩn với đầy đủ các trang
thiết bị, dụng cụ trong môi trường vệ sinh đảm bảo. Phá thai an toàn sẽ hạn chế được
tối đa các tai biến và biến chứng, điều kiện sức khỏe của thai sản cho phép thực hiện
phá thai và tuổi thai chưa quá lớn, trong vòng từ 7-8 tuần19.
 Khái niệm phá thai khơng an tồn:
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa phá thai khơng an tồn là "một quá trình
được thực hiện bởi những người thiếu các kỹ năng cần thiết hay trong một môi trường
không đáp ứng các tiêu chuẩn y tế tối thiểu, hay cả hai" Chúng có thể được thực hiện
bởi chính người phụ nữ, bởi một người khác khơng có kinh nghiệm y khoa, hay bởi
một cơ sở y tế hoạt động trong các điều kiện dưới chuẩn. Phá thai không an toàn vẫn là
một mối lo ngại cho sức khỏe cộng đồng bởi phạm vi tác động lớn và tính chất nghiêm
trọng của các biến chứng liên quan tới nó, như sót thai, nhiễm trùng, xuất huyết và gây
tổn thương các cơ quan nội tạng.
Do hạn chế trong việc tiếp cận được định nghĩa về phá thai tích cực, tiêu cực một

cách rõ ràng. Nên dựa trên hai khái niệmphá thai có chủ đích (hành vi cố ý phá thai) và
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
Bệnh viện Từ Dũ.

18
19


12
phá thai an tồn, bằng cách hiểu của mình chúng tôi tạm thời đặt tên một khái niệm
mới là “Phá thai tiêu cực” có nghĩa là hành vi phá thai cố ý do thiếu kiến thức về mang
thai và phá thai an tồn. Vì thế, nội dung của khái niệm “phá thai tiêu cực” chỉ mang
tính khái quát trong phạm vi cuộc nghiên cứu này.
4.1.2.3.

Khái niệm thái độ:

Theo từ điển Tiếng việt, thái độ là “cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động theo
một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình hình”20.
Thái độ“là những biểu hiện cơ bản trong các quan hệ ứng xử của con người.
Những biểu hiện đó bao gồm sự lý giải những dấu hiệu của quá trình biến đổi các giá
trị, chuẩn mực”21.
Thái độ và kiến thức có sự liên quan mật thiết với nhau, nếu cá nhân có kiến thức
đúng đắn thì họ sẽ có thái độ phù hợp, chuẩn mực và ngược lại nếu cá nhân có kiến
thức sai sẽ dẫn đến thái dộ tiêu cực, bảo thủ. Thái độ đúng đắn giúp cá nhân nâng cao
kiến thức và khả năng nhìn nhận một vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau.
4.1.2.4.

Khái niệm hành vi:


Hành vi “bao gồm một chuỗi hành động nối tiếp nhau một cách tương đối nhằm
đạt được mục đích thỏa mãn nhu cầu của con người”22.
Nhu cầu tạo nên động cơ thúc đẩy hành vi. Hành vi bao giờ cũng hướng đến mục
đích. Mục đích là đối tượng mà con người cần thỏa mãn, chiếm đoạt, sử dụng, xác lập
sở hữu, hoặc giải phóng con người23.
4.1.2.5.

Khái niệm tiếp cận giới:

Kết luận của Ủy ban Kinh tế - xã hội của LHQ tháng 2/1997 như sau: “Lồng ghép
giới/tiếp cận giới là quá trình đánh giá những tác động đối với phụ nữ và nam giới
của bất kỳ quá trình hoạch định chính sách nào, bao gồm cả luật pháp, chính sách hay
chương trình trong tất cả các lĩnh vực và tất cả các cấp độ. Đó là chiến lược để đưa ra
những mối quan tâm và kinh nghiệm của cả phụ nữ và nam giới thành một bộ phận
không thể tách rời của công tác thiết kế, thực hiện, kiểm tra đánh giá các chính sách,
chương trình ở mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội với mục đích phụ nữ cũng như

GS – PTS Nguyễn Như Ý, Đại từ điển Tiếng việt, NXB Văn hóa – Thơng tin, 1998.
Nguyễn Thị Nha Trang, Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước và sau khi sinh của phụ nữ nông thôn,
Nghiên cứu trường hợp tại huyện Gio Linh, Quảng Trị, 2011.
22
TS Vũ Gia Hiền, Tâm lý học và chuẩn mực hành vi, NXB Lao động.
23
TS Vũ Gia Hiền, Tâm lý học và chuẩn mực hành vi, NXB Lao động.
20
21


13
nam giới tham gia và thụ hưởng một cách bình đẳng những thành quả và sự bất bình

đẳng sẽ khơng tồn tại. Mục đích cuối cùng là đạt được sự bình đẳng giới”24.
Từ cơng cụ phân tích giới có thể tiến hành lồng ghép giới ở dạng đơn giản. Hiện
nay trong khoa học về giới đang tồn một số khung phân tích như: Khung phân tích
giới Havard, Khung Moser (của Caroline. O. N. Moser), Khung sơ đồ phân tích giới
(Gender Analysis Matric - GAM), Khung tăng quyền năng cho phụ nữ (của Sara
Longwe). Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài áp dụng Khung phân tích giới Havard với
cơng cụ “Q trình ra quyết định” theo mơ hình: q trình, ai là người ra quyết
định, ai bị tác động bởi quyết định và ai được tư vấn (ai tư vấn cho q trình ra quyết
định).25
Đề tài có lồng ghép nhãn quan giới để tìm hiểu sự khác biệt giữa nam và nữ SV
trong nhận thức, thái độ và hành vi đối với vấn đề NPT. Bên cạnh đó, sử dụng cơng cụ
“Quá trình ra quyết định” nhằm tìm hiểu kiến thứccủa SV về quyền chủ động trong
tình dục, quyền ra quyết định về sử dụng các BPTT – NPT, và người chịu tác động bởi
quyết định đó.
4.1.3. Mơ hình phân tích:

24
25

GS.TS Lê Thị Quý, Xã Hội Học về giới, NXB Giáo Dục Việt Nam tr. 92.
GS.TS Lê Thị Quý, Xã Hội Học về giới, NXB Giáo Dục Việt Nam tr. 86.


14
Tiếp cận giới

Mơi trường
xã hội hóa

Thái độ


Quyền
ra
quyết

Nạo
phá
thai

Thái
độ về
nạo
phá
thai

Thái
độ về
tình
dục
trước
hơn
nhân

Kiến thức xung
quanh vấn đề nạo
phá thai

Thái
độ về
trinh

tiết

Quyền
ra quyết
định

Sử
dụng
BPTT

Kiến
thức
về
phịng
tránh
thai

Kiến
thức về
mang
thai và
dấu
hiệu
mang
thai

Kiến
thức
về
hậu

quả
của
nạo
phá
thai

Tình dục
khơng an toàn
NẠO PHÁ THAI

Nhu cầu

Động cơ

An toàn về
mặt xã hội
Thuận lợi
cho cuộc
sống cá nhân

Chủ thể

Hồn
cảnh

Mục đích

Kiểm sốt
xã hội


Luật nạo
phá thai

Nguồn
lực bản
thân

Dư luận xã
hội

Kiến
thức
về
nạo
phá
thai
an
toàn


15
4.1.4. Giả thuyết nghiên cứu:
-

Kiến thức xung quanh vấn đề NPT của SV Làng Đại học Thủ Đức còn nhiều
hạn chế. Trong đó, nam SV có kiến thức kém hơn so với nữ về vấn đề này.

-

SV Làng Đại học Thủ Đức có thái độ cởi mở hơn về vấn đề tình dục nhưng lại

thiếu kiến thức xung quanh vấn đề NPT sẽ làm gia tăng nguy cơ mang thai
ngoài ý muốn.

-

Nam SV luôn chủ động hơn trong quan hệ tình dục nhưng lại thiếu kiến thức về
mang thai và NPT.

-

Mơi trường xã hội hóa chưa phát huy vai trị của mình trong việc cung cấp kiến
thức NPT cho SV Làng Đại học Thủ Đức.

-

SV thiếu kiến thức về SKSS được SV Làng Đại học Thủ Đức cho là nguyên
nhân của NPT.

4.2.

Phương pháp nghiên cứu:

4.2.1. Phương pháp thu thập thông tin:
Sử dụng phương pháp thu thập thông tin của xã hội học.
4.2.1.1.

Phương pháp phân tích tư liệu sẵn có:

Phân tích tài liệu là phương pháp thu thập thông tin gián tiếp thơng qua nguồn tài
liệu có sẵn. Những nguồn tài liệu này đã có trước khi nghiên cứu.

Để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện đầy đủ nội dung và thơng tin phong phú,
nhóm nghiên cứu đã khai thác thu thập và xử lý thống kê được từ nhiều nguồn khác
nhau. Các tư liệu sẵn có mà chúng tơi sử dụng trong đề tài này là: Một số tài liệu liên
quan tới SKSS như: Tạp chí xã hội học, tạp chí Dân số và Phát triển, tài liệu chuyên
ngành dân số, y tế… Các nghiên cứu có liên hệ gần và trực tiếp với nội dung NPT, các
tư liệu thuộc lý thuyết xã hội học. Từ đó, chúng tơi có được cái nhìn tổng quan về tình
hình nghiên cứu ở lĩnh vực này tại địa bàn Làng Đại học Thủ Đức, làm cơ sở để chúng
tơi đi sâu tìm hiểu và thực hiện đề tài của mình.
4.2.1.2.

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:

Khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi là công cụ tiêu chuẩn trong thiết kế các nghiên
cứu thuộc lĩnh vực y tế sức khỏe và các chương trình tăng cường sức khỏe. Bảng hỏi
khảo sát gồm các câu hỏi một lựa chọn, nhiều lựa chọn, câu hỏi đóng (trả lời
có/khơng) và một số ít câu hỏi mở được thiết kế dựa trên những câu hỏi lớn (câu hỏi


16
mang tính khái qt) của đề tài từ đó chẻ nhỏ thành những câu hỏi mang tính cụ thể và
đi sâu vào từng vấn đề.
Với dung lượng mẫu là 180 bảng hỏi (chọn mẫu phi xác suất) được tiến hành khảo
sát ở những SV đang sống tại Làng Đại học Thủ Đức với mục đích thu thập thơng tin
về bối cảnh chung của tình trạng NPT trong thời điểm nghiên cứu. Thông tin bảng hỏi
được thu thập theo phương thức phỏng vấn viên sẽ trực tiếp hướng dẫn đáp viên trả lời
theo trình tự của bảng hỏi khi tham gia phỏng vấn.
4.2.1.3.

Phương pháp phỏng vấn sâu:


Đề có thêm những thơng tin sâu hơn của SV Làng Đại học về quan niệm, ngun
nhân của tình trạng NPT chúng tơi tiến hành 7 cuộc phỏng vấn sâu bán cấu trúc được
lấy ra từ mẫu khảo sát của bảng hỏi theo tiêu chí:
Đối tượng được phỏng vấn
SV nam chưa kết hôn đang sống
tại Làng Đại học Thủ Đức
SV nữ chưa kết hôn đang sống
tại Làng Đại học Thủ Đức
SV nam chưa kết hôn đang sống
tại Làng Đại học Thủ Đức
SV nữ chưa kết hôn đang sống
tại Làng Đại học Thủ Đức
SV nữ chưa kết hơn đang sống
tại Làng Đại học Thủ Đức

Tiêu chí
Chưa từng quan hệ tình dục

Số lượng
2 SV

Chưa từng quan hệ tình dục

2 SV

Có quan hệ tình dục

1 SV

Có quan hệ tình dục


1 SV

Có NPT

1 SV

4.2.2. Phương pháp xử lý thơng tin:
4.2.2.1.

Xử lý thông tin thứ cấp:

Với những thông tin sẵn có, chúng tơi sử dụng phương pháp tổng thuật và phân
tích. Từ đó, rút ra những vấn đề cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình.
4.2.2.2.

Xử lý thông tin định lượng:

Những thông tin thu thập được từ bảng hỏi sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS
phiên bản 20, từ đó sẽ có những số liệu cụ thể, chi tiết về thực trạng kiến thức, thái độ
và hành vi của SV khu vực Làng Đại học Thủ Đức về vấn đề NPT và những hậu quả
của hiện tượng này.
4.2.2.3.

Xử lý thơng tin định tính:

Gỡ băng và phân nhóm các vấn đề để tiện làm dẫn chứng khi phân tích. Những
thơng tin định tính này sẽ được cụ thể hóa trong phần kết quả nghiên cứu của đề tài.



17
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, giới hạn của đề tài:
5.1.

Đối tượng nghiên cứu:

Kiến thức và thái độ của SV về vấn đề NPT theo cách tiếp cận giới.
5.2.

Khách thể nghiên cứu:

SV sinh sống trên địa bàn Làng Đại học Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh.
5.3.

Phạm vi nghiên cứu:

5.3.1. Địa bàn nghiên cứu:
Khu vực Làng Đại học Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
5.3.2. Thời gian nghiên cứu:
Tiến hành xây dựng và thực hiện đề tài từ tháng 9/2014 đến tháng 3/2015. Thông
tin phục vụ cho cuộc nghiên cứu được thu thập từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 9 của tồn
q trình nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn:
6.1.

Ý nghĩa lý luận:

Qua nghiên cứu thực tế, nhóm nghiên cứu muốn kiểm nghiệm, bổ sung và hoàn
chỉnh thêm các kiến thức xã hội học giới. Đồng thời chúng tơi mong muốn tìm ra
những nét quy luật mới, góp phần làm phong phú thêm cho hệ thống lý luận xã hội

học. Kết quả nghiên cứu của đề tài, sẽ làm tiền đề về mặt lý luận cũng như phương
pháp luận đối với những đề tài nghiên cứu sau này.
6.2.

Ý nghĩa thực tiễn:

Tìm hiểu thực trạng kiến thức, thái độ của SV về vấn đề NPT, theo cách tiếp
cận giới trên cơ sở đó đề xuất những khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao kiến
thức, thái độ cho SV về vấn đề này.
7. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị. Nội dung đề tài gồm có 2 chương
sau:
-

Chương 1: Mơ tả kiến thức của SV Làng Đại học Thủ Đức về NPT theo cách
tiếp cận giới và vai trò của xã hội hóa cá nhân.

-

Chương 2: Tìm hiểu thái độ về tình dục và NPT trước hôn nhân của SV Làng
Đại học Thủ Đức.


18

CHƯƠNG I.
MÔ TẢ KIẾN THỨC CỦA SINH VIÊN LÀNG ĐẠI HỌC THỦ ĐỨC VỀ
NẠO PHÁ THAI THEO CÁCH TIẾP CẬN GIỚI VÀ VAI TRỊ CỦA XÃ
HỘI HĨA CÁ NHÂN


1.1.

Mơ tả địa bàn nghiên cứu
Với diện tích 643.700 ha26, Làng Đại học Thủ Đức có tổng cộng 7 trường thuộc

khối Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Mình (ĐH BK, ĐH KHTN, ĐH KHXH – NV, ĐH
Quốc tế, ĐH Công nghệ Thông tin, ĐH Kinh tế - Luật và Viện Môi trường – Tài
nguyên) và một số trường ĐH khác (ĐH Thể dục Thể thao TP. Hồ Chí Minh, ĐH
Nơng lâm TP. Hồ Chí Minh,.v.v...). Làng Đại học Thủ Đức hiện là nơi sinh sống của
nhiều SV thuộc các trường Đại học trọng điểm phía Nam cùng đơng đảo dân cư của
địa phận quận Thủ Đức và thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Đây là khu vực thuộc sự
quản lý cuả nhiều cơ quan chức năng bao gồm phường Linh Trung, quận Thủ Đức, thị
xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương và sự quản lý của Đại học Quốc gia Tp. HCM. Tuy nhiên,
do sự quản lí chồng chéo, địa bàn này thường xuyên xảy ra nhiều vấn đề về an ninh
trật tự, môi trường, tai nạn giao thông.v.v...

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,
/>26


19
Bản đồ Làng Đại học Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Nguồn:
1.2.

/>
Mô tả mẫu nghiên cứu

Do giới hạn về qui mô và phạm vi nghiên cứu, trong đề tài này nhóm tác giả áp

dụng cách chọn mẫu phi xác suất theo cách chọn chỉ tiêu. Các tiêu chí được lưu ý khi
chọn mẫu là cân bằng giới tính và chọn SV thuộc 3 trường ĐH BK; ĐH KHTN; ĐH
KHXH – NV. Do vậy, kết quả nghiên cứu này chỉ phản ánh đặc trưng của mẫu nghiên
cứu. (Xem bảng mô tả mẫu nghiên cứu).
Tổng số bảng hỏi trong toàn cuộc nghiên cứu là 180 bảng hỏi cho đối tượng là SV
chưa kết hôn và đang sinh sống tại Làng Đại học Thủ Đức. Bảng hỏi được phân loại
và cân bằng về số lượng theo hai tiêu chí:
-

Giới tính: Bao gồm nam và nữ - 90 bảng hỏi/mỗi giới.

-

Trường học: Khảo sát tại ba trường đại học nằm trong Làng Thủ Đức đào tạo
những nhóm ngành có đặc trưng về kĩ thuật, khoa học tự nhiên, và khoa học xã
hội là ĐH BK; ĐH KHTN; ĐH KHXH – NV.


×