Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Tìm hiểu phương thức tiến cử trong tuyển chọn và sử dụng quan lại thời lê sơ (1428 1527)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 78 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA: LỊCH SỬ

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2014

Tên cơng trình:

TÌM HIỂU PHƯƠNG THỨC TIẾN CỬ TRONG
TUYỂN CHỌN VÀ SỬ DỤNG QUAN LẠI THỜI LÊ SƠ (1428-1527)

Sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm: Đoàn Thị Quỳnh Dung, Lớp Lịch sử k38, khóa học 2012-2016
Thành viên: Trần Hồi Vũ, Lớp Lịch sử k38, khóa học 2012-2016
Lý Văn Trung, Lớp Lịch sử k38, khóa học 2012-2016

Người hướng dẫn:
Th. S. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Giảng viên Lịch sử Việt Nam, khoa Lịch sử


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................................... 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài:.................................................................................................... 1

2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài: ............................................................................. 2


3.

Lý do chọn đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài: ......................................................... 5

4.

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: ....................................................................... 8

5.

Đối tượng, giới hạn, phạm vi nghiên cứu: ......................................................................... 8

6.

Đóng góp mới của đề tài:................................................................................................... 9

7.

Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn:................................................................................. 9

8.

Kết cấu của đề tài: ............................................................................................................. 9

CHƯƠNG 1 ................................................................................................................................. 10
1.1.

Sự thành lập triều Lê sơ (1428 - 1527). ....................................................................... 10

1.2.


Các phương thức tuyển chọn quan lại dưới thời Lê sơ. ............................................... 14

1.2.1.Cơ sở pháp lí của hệ thống các phương thức tuyển chọn quan lại thời Lê sơ ........... 14
1.2.2. Cơ sở lí luận của các phương thức tuyển chọn quan lại. ........................................... 14
1.2.3. Vài nét về các phương thức tuyển dụng quan lại thời Lê sơ ..................................... 17
CHƯƠNG 2 ................................................................................................................................. 22
2.1. Một số vấn đề về phương thức tiến cử ............................................................................. 22
2.1.1. Nguồn gốc của phương thức tiến cử .......................................................................... 22
2.1.2 Một số tiêu chí cơ bản của phương thức tiến cử ......................................................... 27
2.2 Quá trình thực hiện phương thức tiến cử thời Lê sơ (1427 - 1528). .................................. 29
2.2.1 Từ Lê Thái Tổ đến Lê Nhân Tông (1428 - 1459)....................................................... 31
2.2.2 Từ Lê Thánh Tông đến hết triều Lê sơ (1460 - 1527). ............................................... 37
CHƯƠNG 3 ................................................................................................................................. 42
3.1. Một số trường hợp cụ thể sử dụng quan lại đã được tuyển chọn thông qua phương thức tiến cử
....................... 42
3.2. Những ưu điểm của phương thức tiến cử trong việc tuyển chọn và sử dụng quan lại ở triều Lê
sơ (1428 - 1527) ...................................................................................................................... 46
3.3. Những hạn chế của phương thức tiến cử trong việc tuyển chọn và sử dụng quan lại ở triều Lê sơ
(1428-1527) ............................................................................................................................. 48
3.4. Một số bài học kinh nghiệm trong công tác đào tạo và sử dụng cán bộ hiện nay ............ 51
KẾT LUẬN ................................................................................................................................. 54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 60
PHỤ LỤC .................................................................................................................................... 65


TĨM TẮT CƠNG TRÌNH

Cơng trình “Tìm hiểu phương thức tiến cử trong tuyển chọn và sử dụng quan
lại thời Lê sơ (1428-1527)” nhằm mục đích làm rõ phương thức tiến cử dưới triều Lê

sơ, bao gồm các vấn đề về vị trí của phương thức tiến cử trong hệ thống các phương
thức tuyển chọn quan lại dưới triều Lê sơ, sự thay đổi và biến thiên về vị trí, hiệu quả
của phương thức tiến cử trong mối tương quan với các phương thức khác như khoa cử,
bảo cử, nhiệm cử (tập ấm) trong thời Lê sơ, từ giai đoạn đầu - khi đất nước vừa mới
độc lập, đặt ra yêu cầu cần phải tập hợp nhân tài để phò vua giúp nước, giúp dân, cho
đến giai đoạn sau khi đất nước ổn
định.
Nhóm tác giả đã làm rõ khái niệm “tiến cử”. Thơng qua việc tìm hiểu bối cảnh
lịch sử của đất nước sau khi giành được độc lập và các lần ban hành các lệnh, chiếu,
chỉ, lệnh liên quan tới việc tiến cử nhóm tác giả muốn chứng minh sự cần thiết và mức
độ quan tâm của các vua dưới triều đại này đối với vấn đề tiến cử hiền tài ra phục vụ
đất nước. Nhóm tác giả cũng phân chia triều Lê sơ ra làm 2 giai đoạn để phù hợp cho
q trình nghiên cứu, đó là giai đoạn từ khi Lê Lợi lên ngôi vua năm 1428 cho đến khi
vua Lê Nhân Tông qua đời (1459), Nghi Dân chiếm ngôi vua, giai đoạn thứ hai là từ
khi Lê Tư Thành được đưa lên ngôi vua cho tới khi triều Lê sơ bị sụp đổ năm 1527. Từ
lúc thành lập triều Lê sơ cho đến năm 1459, các vị vua đầu triều Lê Sơ đã thường
xuyên sử dụng tiến cử như là một trong những phương thức chính để tuyển chọn nhân
tài vào làm trong bộ máy quan lại. Các vị vua từ Lê Thái Tổ, Lê Thái tông cho đến Lê
Nhân Tông đều thường xuyên ban bố các lệnh, chỉ dụ, vv… để đôn đốc, nhắc nhở việc
tiến cử,
đồng thời cũng ban hành các quy định, luật lệ có liên quan để việc tiến hành tiến cử
được diễn ra thuận lợi và khách quan. Trong giai đoạn sau, kể từ đời vua Lê Thánh
Tông cho đến hết triều Lê sơ, khoa cử đã lên ngôi, trở thành phương thức chính trong
việc tuyển chọn quan lại, thơng qua khoa cử mà số lượng quan lại
được tuyển một lần nhiều hơn so với việc tiến cử và bộc lộ những điểm tiến bộ và phù
hợp hơn phương thức tiến cử, đáp ứng yêu cầu của đất nước lúc bấy giờ,


do đó mà phương thức tiến cử khơng cịn là phương thức chính để tuyển chọn
quan lại trong giai đoạn này nữa, và trong giai đoạn này sử sách cũng ít lần đề

cập đến động thái tiến cử của triều đình. Từ việc phân chia ra như vậy, sẽ thấy rõ
được sự biến thiên về vị trí, vai trị của phương thức tiến cử trong giai đoạn đầu
so với giai đoạn sau của triều đại này.
Trong đề tài này, do hạn chế về mặt sử liệu nên nhóm tác giả không thống
kê được số lượng các quan được tuyển chọn bằng phương thức tiến cử, nhóm tác
giả chỉ nêu lên những trường hợp cụ thể và tiêu biểu về phương thức tiến cử được
sử sách ghi chép lại. Trong phần cuối của cơng trình, nhóm tác giả nêu lên những
nhận định, đánh giá của riêng nhóm về những mặt đóng góp của phương thức
tiến cử đối với việc tuyển chọn và sử dụng quan lại dưới triều Lê sơ, cũng như
nêu lên một số hạn chế nhất định của phương thức này so với phương thức khoa
cử. Để hoàn thành cơng trình này, nhóm đề tài chủ yếu sử dụng nguồn sử liệu do
2 bộ sử lớn cung cấp được, đó là “Khâm định Việt sử thơng giám cương mục”
của Quốc sử quán triều Nguyễn và “Đại Việt sử kí tồn thư” của Ngơ Sĩ Liên,
bên cạnh đó, nhóm cũng kế thừa kết quả các cơng trình nghiên cứu của các tác
giả đi trước có liên quan đến vấn đề này.
Cơng trình “Tìm hiểu phương thức tiến cử trong tuyển chọn và sử dụng
quan lại thời Lê sơ (1428-1527)” phần nào đạt được những mục tiêu đã đặt ra,
làm rõ về phương thức tiến cử trong tuyển chọn và sử dụng quan lại dưới triều Lê
sơ. Tuy nhiên cũng còn một số hạn chế nhất định như về số lượng các quan được
tuyển chọn và sử dụng thông quan phương thức này, cũng do hạn chế về mặt sử
liệu, thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm nghiên cứu nên nhóm tác giả cũng
chưa làm rõ được việc tiến cử ở cấp địa phương dưới triều Lê sơ mà mới chỉ
nghiên cứu và nêu lên những trường hợp tiêu biểu ở triều đình trung ương. Mong
rằng các tác giả, nhóm tác giả đi sau có thể làm rõ và hồn thiện hơn về vấn đề
phương thức tiến cử trong tuyển chọn và sử dụng quan lại dưới triều Lê sơ.


1

MỞ ĐẦU

1.

Tính cấp thiết của đề tài:
Xưa trong Bài ký đề tên tiến sĩ khoa Q Mùi (1463) có viết “phép trị
nước phải lấy việc cử người tài, dùng người hiền làm gốc vậy”, quả đúng như
vậy, một quốc gia muốn hưng thịnh thì yếu tố con người là quan trọng hơn hết.
Ngày nay, đất nước trong quá trình đổi mới đi lên, yếu tố con người lại càng quan
trọng. Có con người tốt, có tài năng, phẩm hạnh thì đất nước mới có “ngun
khí” để vươn lên như câu nói của Đơng các Đại học sĩ Thân Nhân Trung “hiền
tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng
thịnh, ngun khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn”. Con người là yếu tố điều
khiển, điều hành mọi hoạt động của xã hội thơng qua bộ máy chính quyền các
cấp. Để có được bộ máy đó phải trải qua sàng lọc, tuyển chọn những người sao
cho phù hợp. Trong số các triều đại phong kiến nước ta, triều Lê sơ là một trong
những triều đại được đánh giá là có một bộ máy hành chính từ trung ương đến địa
phương chặt chẽ nhất. Vậy các vị vua dưới triều đại này đã làm những cách nào,
bằng phương thức gì để có thể có được bộ máy hành chính như vậy?
Như chúng ta đã biết, về việc tuyển chọn quan lại, đó là bước đầu tiên để
sàng lọc những người có khả năng làm quan vào bộ máy hành chính. Dưới triều
Lê sơ tồn tại 3 phương thức chính, đó là khoa cử, tiến cử và tập ấm. Khoa cử triều
Lê sơ được coi là đỉnh cao của nền khoa cử phong kiến Việt Nam và cũng đã có
rất nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề này, còn tập ấm là việc được làm quan
dựa trên thân thế, nguồn gốc, địa vị xã hội của gia đình, dịng họ, do đó mà tính
hiệu quả của phương thức tập ấm không cao và mang nặng tính ỷ lại vào danh gia
vọng tộc. Cịn tiến cử, dưới triều Lê sơ vẫn tồn tại, nhưng lại có những bước
chuyển biến mạnh mẽ về cách thức tiến hành trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể
của triều đại.
Do các cơng trình trước đây có nghiên cứu về vấn đề tiến cử nhưng lại
nghiên cứu đồng thời với các phương thức khác và luôn nhấn mạnh khoa cử nên
nhóm đề tài quyết định tiến hành làm đề tài “Tìm hiểu phương thức tiến cử



2

trong tuyển chọn và sử dụng quan lại thời Lê sơ (1428-1527)” để có thể phác
họa lại bức tranh tiến cử dưới thời Lê sơ, biết được phương thức tiến cử đã có
những bước thay đổi như thế nào trong các giai đoạn lịch sử khác nhau của đất
nước, qua đó làm rõ vai trị và vị trí của phương thức tiến cử là gì? Những ưu
điểm và hạn chế của tiến cử? Thông qua nghiên cứu phương thức tiến cử thời Lê
sơ nói riêng và tiến cử trong các triều đại phong kiến nói chung, rút ra những bài
học kinh nghiệm cho công tác đào tạo và sử dụng cán bộ của chúng ta ngày nay.
2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài:
Việc nghiên cứu về lịch sử thời Lê nói chung và các vấn đề về giáo dục,
quan lại, chính trị, nói riêng ta có thể thấy có các cơng trình tiêu biểu như:
Đại Việt sử ký tồn thư (bản in năm 1998 – nhà xuất bản Khoa học xã
hội) của tác giả Ngô Sĩ Liên và Khâm định Việt sử thông giám cương mục
(bản in năm 2007 – nhà xuất bản Giáo Dục) của các sử quan thuộc Quốc sử quán
triều Nguyễn là những bộ sử lớn của nước ta, là hai cơng trình sử học mang nhiều
thông tin, tư liệu quan trọng. Tuy nhiên trong hai tác phẩm này, vấn đề tiến cử
cũng như các vấn đề khác chỉ được đề cập như một sự kể lại, tường thuật lại,
được trình bày dưới dạng biên niên và mang rất nhiều giá trị về mặt thông tin tra
cứu hay sử liệu, nhưng lại chưa đưa ra phân tích hay nhận định gì về vấn đề tiến
cử, hơn nữa, vấn đề tiến cử lại được nêu lên rất ít, chủ yếu thông qua các lệnh,
chiếu chỉ ban hành.
Trong tác phẩm Kiến văn tiểu lục (bản in năm 2007 – nhà xuất bản Văn
hóa thơng tin) – đây là một tác phẩm lớn, có ý nghĩa đối với nền văn hóa dân tộc,
trong 8 phần hiện có là châm cảnh, thể lệ thượng, thiên chương, tài phẩm, phong
vực, thiền dật, linh tích, tùng đàm. Riêng trong quyển II (Thể lệ thượng) phần

viết về quan chức, tác giả Lê Quý Đơn có đề cập “Năm Diên Ninh thứ 3, Nhân
Tơng hạ chiếu chỉ khun răn bầy tơi có nói: “Người nhân thần phải làm hết chức
trách: đại thần thì giúp rập vua, điều hòa âm dương, tiến cử người hiền, bỏ người
xằng bậy, để mưu tính mọi cơng việc; quản quân các vệ thì thương yêu quân sĩ,


3
1

luyện tập võ nghệ…” . Dù vậy, việc đề cập đến phương thức tiến cử trong tuyển
chọn quan lại là rất hiếm hoi, tác giả chủ yếu đề cập và nhấn mạnh đến khoa cử
thời Lê sơ và lệ bảo cử thời Lê Trung Hưng trong khi dưới thời Lê sơ thì khơng
đề cập đến phương thức tiến cử cũng như những người được tiến cử.
Về tác phẩm Lịch triều hiến chương loại chí của tác giả Phan Huy Chú
(bản in năm 2007 – Nhà xuất bản Giáo dục) - một tác phẩm được coi như là cuốn
Bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam. Bố cục của bộ Lịch triều hiến chương
loại chí gồm có 10 phần, đề cập đến hầu hết tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội, từ lịch sử đến chính trị kinh tế học, địa lý học, luật học, văn học, ngoại giao,
quân sự, các nhân vật lịch sử và kể cả chế độ quan liêu. Trong tập 1 của bộ sách,
phần III (Quan chức chí), quyển XVII, tác giả có đề cập đến đường xuất thân của
các quan và việc bổ dụng rất rành mạch và rõ ràng, tuy nhiên tác giả chỉ để cập
chủ yếu đến con đường khoa cử, cịn về con đường tiến cử thì lại được nhắc đến
rất ít.
Trong tác phẩm Khảo lược về kinh nghiệm phát hiện, đào tạo và sử
dụng nhân tài trong lịch sử Việt Nam của tác giả Phạm Hồng Tung (xuất bản
năm 2005– nhà xuất bản Chính trị Quốc gia) đã khảo lược kinh nghiệm phát hiện,
đào tạo và sử dụng nhân tài của cha ơng ta trong các thời kì lịch sử khác nhau,
trên cơ sở đó rút ra được những bài học kinh nghiệm hữu ích, góp phần xây dựng
luận cứ khoa học cho công tác phát triển nhân tài ở nước ta hiện nay và trong
tương lai. Mặc dù trong tác phẩm này, tác giả Phạm Hồng Tung đã đề cập đến

khá nhiều khía cạnh, từ những huyền thoại về nhân tài thời dựng nước, thời cận
đại, trung đại cho đến thời hiện đại với vấn đề Hồ Chí Minh và việc đào tạo thế
hệ nhân tài dựng Đảng – cứu quốc, nhưng lại chưa đề cập đến vấn đề tiến cử một
cách cụ thể và chi tiết. Tác giả chỉ dành 3 trang trong tác phẩm của mình để đề
cập đến vấn đề tiến cử và trong phần trình bày của mình, tác giả khơng đề cập
đến tên của một nhân vật nào trong lịch sử Việt Nam đã từng được làm quan
thông qua phương thức tiến cử, có chăng chỉ là nhắc đến việc Quang Trung cầu
La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, nhưng đây lại chỉ là một ví dụ để minh chứng cho
1

Lê Q Đơn (2007), Kiến Văn tiểu lục, Nxb Văn hóa - Thơng tin, tr. 128.


4

việc tiến cử thường được khởi đầu bằng động thái “cầu hiền”, và nếu cần một bậc
2

hiền tài cụ thể thì phải theo nghi lễ cụ thể nào đó .
Việc nghiên cứu cụ thể về chính sách tuyển chọn và sử dung quan lại thời
Lê sơ ta có thể thấy cơng trình Chính sách đào tạo và sử dụng quan lại thời Lê
Thánh Tông và công tác cán bộ hiện nay (xuất bản năm 2012 – nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia – sự thật) của PGS.TS. Nguyễn Hoài Văn và Thạc sĩ Đặng
Duy Thìn, cơng trình này đã tập trung làm rõ chính sách đào tạo và sử dụng quan
lại dưới thời Lê Thánh Tơng, từ đó rút ra ý nghĩa và bài học lịch sử thông qua liên
hệ với thực tiễn công tác cán bộ hiện nay. Công trình này đã xem việc sử dụng
con người chính trị với tư cách là một hoạt động cơ bản và quan trọng trong thực
thi quyền lực chính trị, làm rõ chính sách đào tạo và sử dụng quan lại trong thời
Lê Thánh Tơng dưới góc nhìn chính trị học, cung cấp tư liệu tham khảo cho việc
nghiên cứu, giảng dạy về lịch sử tư tưởng chính trị Việt Nam nói riêng và khoa

học chính trị nói chung. Trong cơng trình đó, tác giả cũng đã bước đầu nghiên
cứu về phương thức tiến cử với việc nêu ra biểu hiện của nó trong việc tuyển
chọn quan lại.
Cuối cùng, chúng tơi muốn nêu thêm một cơng trình đã từng đề cập rất sát
đến vấn đề này, đó chính là luận án Phó tiến sĩ Khoa học Lịch sử của tác giả
Đặng Kim Ngọc với tiêu đề: Chế độ đào tạo và tuyển dụng quan chức thời Lê
Sơ (1428-1527), chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, bảo vệ năm 1997. Xun suốt
cơng trình của mình, tác giả Đặng Kim Ngọc đã trình bày và đưa ra những đánh
giá, nhận xét về chế độ đào tạo cũng như cách thức tuyển dụng quan chức dưới
thời Lê Sơ. Trong chương 3: “Chế độ tuyển dụng quan chức thời Lê Sơ”, mục 3.3
“cách thức tuyển dụng quan chức thời Lê Sơ” , tác giả đã có những trình bày về
việc tiến cử, tuy nhiên, vì đây là một cơng trình đề cập đến hầu hết các phương
thức tuyển chọn quan lại nên tác giả đã không thực sự đi sâu làm rõ phương thức
này, không đưa ra những trường hợp cụ thể. Hơn nữa, đề tài của tác giả Đặng

2

Phạm Hồng Tung (2005), Khảo lược về kinh nghiệm phát hiện , đào tạo và sử dụng nhân tài trong lịch
sử Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, tr. 84-85.


5

Kim Ngọc đã dừng lại ở việc xoay quanh các vấn đề về “chế độ đào tạo” và
“tuyển dụng”, còn về việc “sử dụng” quan lại thì chưa được nhắc tới nhiều.
Nhìn chung, những nhận định, đánh giá của các tác giả trong các cơng
trình được nêu trên đã làm rõ một số khía cạnh về chế độ đào tạo, tuyển chọn và
sử dụng quan chức ở nước ta qua các thời đại, trong đó có thời Lê Sơ (14281527). Tuy nhiên, qua các cơng trình trên, phương thức tiến cử dưới thời Lê sơ
vẫn chưa được làm rõ, chúng ta chưa có một cơng trình nghiên cứu cụ thể nào để
xây dựng một bức tranh hoàn chỉnh về phương thức này cũng như chưa có những

nhận định, đánh giá xác đáng về vị trí, vai trị, hiệu quả của nó trong hệ thống các
phương thức tuyển chọn quan lại thời Lê sơ (1428-1527).
Vì vậy, đề tài Tìm hiểu phương thức tiến cử trong tuyển chọn và sử dụng
quan lại thời Lê sơ (1428-1527) phần nào dựa trên việc kế thừa những phát hiện,
khám phá mà các thế hệ đi trước đã để lại, mong muốn góp phần nhỏ vào hệ
thống kiến thức về lịch sử thời Lê sơ nói chung và góp phần làm rõ thêm vị trí,
vai trị, hiệu quả của phương thức tiến cử trong hệ thống các phương thức tuyển
chọn quan lại thời Lê sơ nói riêng.

3. Lý do chọn đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài:
Trong lịch sử Việt Nam từ khi mới bắt đầu dựng nước đến nay, bộ máy
hành chính là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định tính ổn định và
vững bền cho sự tồn tại của một triều đại. Để cấu thành bộ máy hành chính cần
có nhiều bộ phận, trong đó, nhân tố con người là một trong những yếu tố mang
tính quyết định nhất, bởi lẽ có dùng được người có tài, có tâm, có thực lực thì
mới giúp ích được cho đất nước, chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói “người
có tài mà khơng có đức là người vơ dụng, người có đức mà khơng có tài thì làm
việc gì cũng khó”. Ngay từ buổi ban đầu, nhà nước phong kiến Việt Nam nhất là
trong các giai đoạn phục hưng và phát triển mạnh mẽ của dân tộc đều coi trọng
việc đào tạo, sử dụng đội ngũ quan lại nhằm tăng cường sức mạnh của nhà nước
cũng như đảm bảo hiệu quả và quyền lực của lực lượng thống trị.


6

Vậy nên, làm như thế nào để có thể có được những vị quan vừa có tài vừa
có đức, làm như thế nào để có thể sử dụng hiệu quả và phát huy tối đa những tài
năng, phẩm chất của các quan là điều khiến các vị vua phong kiến ngày xưa ln
quan tâm. Để có thể có được một bộ máy quan lại phục vụ cho giai cấp thống trị
và phục vụ cho nhân dân, những người đứng đầu các triều đại phong kiến Việt

Nam đã luôn không ngừng tìm tịi, phát hiện và sử dụng các phương thức tuyển
chọn quan lại. Theo thời gian, các phương thức này đã có những vận hành, biến
thiên khá rõ, thích ứng với các bước phát triển của bối cảnh lịch sử của từng thời
và cũng đã để lại những bài học, những kinh nghiệm quý báu. Triều Lê Sơ trong
giai đoạn tồn tại của mình (1428 - 1527), đã đạt được những thành tựu vô cùng
rực rỡ trong xây dựng và phát triển đất nước, giai đoạn này được xem như giai
đoạn phát triển đỉnh cao của chế độ phong kiến Việt Nam. Gắn liền với việc phát
triển đất nước về kinh tế, chính trị, tư tưởng, củng cố thể chế chính trị quân chủ
trung ương tập quyền, các vị vua đầu triều Lê đặc biệt quan tâm tới nhân tố con
người, trọng tâm là vấn đề đào tạo và sử dụng quan lại. Nhưng muốn có con
người để đào tạo và sử dụng thì phải trải qua những bước tuyển chọn kỹ lưỡng.
Có thể nói dưới triều Lê, hoạt động tuyển chọn quan lại như là một hoạt động đã
trở thành “khuôn phép”, “chuẩn mực” khi so sánh trong mối tương quan với các
triều đại khác. Nếu nhìn từ góc độ lợi ích và sự quan tâm của giai cấp thống trị thì
triều đại này cũng đã phải suy nghĩ, tìm kiếm đồng thời cũng kế thừa những
phương thức của các triều đại trước để tuyển dụng quan chức bằng nhiều nguồn
để phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của triều đại của mình. Trong hệ thống các
phương thức các phương thức tuyển chọn quan lại thời Lê Sơ lúc bấy giờ thì có 3
phương thức chính, thường được sử sách ghi chép và nhắc đến, đó chính là
phương thức tuyển chọn quan lại thông qua khoa cử, tuyển chọn bằng tiến cử và
tuyển chọn dựa vào tập ấm (hay còn gọi là nhiễm tử). Dưới triều Lê Sơ, khoa cử
là một trong những phương thức chính để tuyển chọn đội ngũ quan lại có tài
năng, kiến thức nằm trong sự ảnh hưởng của nền giáo dục Nho giáo, phương thức
này được sử dụng và đạt được hiệu quả cao nhất trong việc tuyển chọn quan lại
vào thời Lê Thánh Tông (1460-1497). Vào đầu triều Lê, lúc đất nước vừa mới
giành được độc lập, tình hình đất nước cịn khó khăn về nhiều bề, nhà Lê đã ưu


7


tiên sử dụng phương thức tiến cử bên cạnh việc ban thưởng và ban chức tước
bằng phương thức tập ấm để bổ sung quan lại và ổn định bước đầu bộ máy nhà
nước.
Hiện nay, dù đã có nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập tới vấn đề tuyển
chọn và sử dụng quan lại nhưng chưa thực sự có một cơng trình nào đi sâu nghiên
cứu phương thức tiến cử trong tuyển chọn quan lại thời triều Lê sơ một cách có
hệ thống để nêu bật lên bức tranh tồn cảnh về hoạt động tuyển chọn quan lại lúc
bấy giờ. Đó là lí do để nhóm chúng tơi thực hiện đề tài: “Tìm hiểu phương thức
tiến cử trong tuyển chọn và sử dụng quan lại thời Lê sơ (1428-1527).
Mục tiêu của đề tài:
Thực hiện đề tài nghiên cứu về vấn đề phương thức tuyển chọn quan lại
theo hình thức tiến cử, nhóm tác giả muốn hướng đến các mục tiêu sau:
- Phác họa lại một trong những phương thức tuyển chọn và sử dụng nhân
tài dưới các triều đại phong kiến của Việt Nam, đặc biệt dưới thời Lê sơ (1428 1527), một trong những thời kì rất trọng dụng nhân tài.
- Tìm hiểu về vị trí phương thức tuyển chọn quan lại thông qua tiến cử
trong hệ thống các phương thức tuyển chọn quan lại và tìm hiểu về hiệu quả của
phương thức này trong việc tuyển chọn nhân tài nói riêng và trong việc xây dựng,
phát triển đất nước thời Lê sơ nói chung.
- Tìm hiểu về sự thay đổi và biến thiên về vị trí, hiệu quả của phương thức
tiến cử trong mối tương quan với các phương thức khác như khoa cử, bảo cử,
nhiệm cử (tập ấm) trong thời Lê sơ, từ giai đoạn đầu - khi đất nước vừa mới độc
lập, đặt ra yêu cầu cần phải tập hợp nhân tài để phò vua giúp nước, giúp dân, cho
đến giai đoạn sau khi đất nước ổn định, và Nho giáo trở thành hệ tư tưởng độc tôn
chỉ đạo nền giáo dục nước nhà.
Nhiệm vụ của đề tài:
Phác họa lại một trong những phương thức tuyển chọn và sử dụng nhân tài
dưới các triều đại phong kiến của Việt Nam.


8


Xác định được vị trí của phương thức tuyển chọn quan lại thông qua tiến
cử trong hệ thống các phương thức tuyển chọn quan lại và xác định được tính
hiệu quả của phương thức này trong việc tuyển chọn nhân tài nói riêng và trong
việc xây dựng, phát triển đất nước thời Lê sơ nói chung.
Nhận định được sự thay đổi và biến thiên về vị trí, hiệu quả của phương
thức tiến cử trong mối tương quan với các phương thức khác như khoa cử, bảo
cử, nhiệm cử (tập ấm) trong thời Lê sơ.
Một báo cáo khoa học hoàn chỉnh đạt được những mục tiêu đã đề ra.
Hoàn thiện các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tìm tài liệu và kỹ năng
tổng hợp, phân tích, đánh giá, bước đầu tiếp cận với nghiên cứu khoa học.

4.

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
Cơ sở lý luận:
Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận:
Các bộ chính sử lớn của nước ta từ thời phong kiến để lại có đề cập đến
việc tuyển chơn và sử dụng quan lại dưới triều Lê sơ.
Các cơng trình khoa học, các bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học
và các tạp chí chuyên ngành và tập san khoa học về vấn đề tuyển chọn và sử dụng
quan lại dưới triều Lê sơ và của các triều đại trước và sau triều Lê sơ.
Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng phương pháp lịch sử và logic. Phương pháp lịch sử được sử
dụng nhằm nghiên cứu về “bức tranh” các sự kiện, quy trình tiến cử, bối cảnh lịch
sử xã hội lúc bấy giờ. Phương pháp logic được sử dụng khi nghiên cứu về bản
chất của sự thay đổi, biến thiên về vị trí, hiệu quả của phương thức trong mối
tương quan với các phương thức khác. Ngồi ra, nhóm tác giả còn sử dụng
phương pháp khác như so sánh, phân tích khi đưa ra nhận định, đánh giá.


5.

Đối tượng, giới hạn, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc tuyển chọn và sử dụng quan lại
dưới triều Lê sơ.


9

Khi nghiên cứu về đề tài “Phương thức tuyển chọn quan lại thời Lê sơ
(1428-1527)”, về mặt thời gian chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu trong triều
Lê sơ (1428 - 1527) là phần trọng tâm nhất, ngoài ra để có cái nhìn tổng qt hơn
và để dễ nhìn thấy mối tương quan giữa các phương thức tuyển chọn quan lại thời
Lê sơ với các triều đại phong kiến khác, chúng tôi đã mở rộng phạm vi đề cập
sang các triều đại khác, đặc biệt là các triều đại phong kiến trước triều Lê sơ. Về
phạm vi nội dung nghiên cứu, chúng tôi tập trung đi sâu, nghiên cứu kỹ một trong
những phương thức tuyển chọn quan lại đã tồn tại lâu đời và được sử dụng khá
liên tục trong các triều đại phong kiến đó chính là phương thức tuyển chọn quan
lại bằng tiến cử.

6.

Đóng góp mới của đề tài:
Đưa ra được các trường hợp cụ thể của việc tuyển chọn và sử dụng quan
lại bằng phương thức tiến cử dưới triều Lê sơ.
Hệ thống lại các thông tin về phương thức tiến cử dưới triều Lê sơ để tạo
nên một bức tranh cụ thể về phương thức tuyển chọn quan lại thời này.

7.


Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn:
Góp thêm tư liệu cho viêc nghiên cứu vấn đề về triều Lê sơ, nhất là trong
hệ thống tư liệu liên quan đến các phương thức tuyển chọn quan lại.
Tạo thêm tài liệu cho quá trình học tập và nghiên cứu của sinh viên trong
và ngoài nhà trường.

8.

Kết cấu của đề tài:
Dựa trên nội dung và mục tiêu nghiên cứu, đề tài được cấu trúc thành các
chương sau:
Chương 1: Triều Lê sơ và chính sách tuyển dụng quan lại
Chương 2: Tuyển dụng quan lại qua phương thức tiến cử dưới triều Lê sơ
Chương 3: Nhận xét


10

CHƯƠNG 1
TRIỀU LÊ SƠ VÀ CHÍNH SÁCH TUYỂN CHỌN QUAN LẠI

1.1.

Sự thành lập triều Lê sơ (1428 - 1527).

-

Khi tr

n (1418 - 1427).

Có thể nói, ngay từ buổi đầu của cuộc khởi nghĩa, Lê Lợi đã biết trọng
dụng người tài. Bằng nhiều hình thức chiêu mộ khác nhau, Lê Lợi đã nhanh
chóng quy tụ được các bậc anh tài đến từ khắp các vùng, miền trong cả nước với
nguồn gốc xuất thân, hồn cảnh khác nhau: có dịng dõi khoa bảng như Nguyễn
Trãi; có tiếng văn chương như Lê Văn Linh; là con thứ dân đi buôn như Lưu
Nhân Chú; là người chăn trâu như Trịnh Khả, Nguyễn Chích; làm nghề chài lưới
như Nguyễn Thận,… Hầu hết trong số đó là các văn thần võ tướng sau này của
nhà Lê sơ. Trong quá trình diễn tiến của cuộc khởi nghĩa, Lê Lợi cẩn trọng chọn


11

người giao việc, cốt để phát huy hết năng lực riêng biệt của từng cá nhân, đồng
thời thơng qua đó cũng phát hiện thêm người hiền tài ra giúp đất nước đang lúc
gặp nhiều khó khăn.
Tháng 4 năm 1427, trong khi đem qn bao vây thành Đơng Quan, Lê
Lợi nói rằng: “Ta khơng có tài dung, trí tuệ, một mình gánh vác công việc nặng
nề, sợ không làm nổi, cho nên phải nhún mình cầu hiền, dốc lịng trọng sĩ, cùng
mưu việc lớn, để cứu vớt sinh dân. Ai tiến cử được người mưu trí dung lược hơn
3

người hoặc tự tiến cử mình thì đều làm quan cao, tước trọng” .
Trong chiếu dụ hào kiệt trong cả nước, Lê Lợi cũng thể hiện mong
muốn cầu hiền của mình: “Nếu có ai khí tiết thanh cao như Tứ Hạo, lánh đời ẩn
tích như Tử Phịng cũng hãy ra cứu nạn cho dân đã, đợi khi thành cơng, muốn
4

thỏa chí xưa thì lại trở về rừng núi, không hề cấm giữ” .
Điều đó cho thấy, trọng hiền, cầu hiền ngay từ buổi đầu đã là điều được
Lê Lợi chú trọng. Đặc biệt, Lê Lợi xem tiến cử và tự tiến cử là phương thức chính

để phát hiện người tài trong giai đoạn này.
-

-

-

3
4

Ngơ Sĩ Liên (1998) Đại Việt sử kí tồn thư, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, tr. 268.
Ngô Sĩ Liên (1998) Đại Việt sử kí tồn thư, tập 1, sđd, tr. 270.

- 1788).


12

.

-

-



Về chính trị: sau chiến thắng của cuộc kháng chiến chống quân Minh
xâm lược, vua Thái Tổ xây dựng bộ máy cai trị đất nước của mình dựa trên
những bậc “khai quốc công thần”. Để làm cơ sở cho việc tuyển bổ quan lại, nhà
Lê sơ đã cho ban hành “Lê triều quan chế”. Càng về sau, hệ thống quan lại của

triều Lê sơ càng trở nên hoàn chỉnh hơn với nguồn quan lại được tuyển dụng từ
nhiều phương thức, trong đó chủ yếu là từ khoa cử. Chính điều đó giúp cho chất
lượng nguồn quan lại cũng được tăng lên. Một trong những thành tựu tiêu biểu
của triều đại này đó là việc cho ra đời bộ “Quốc triều hình luật” hay cịn gọi là
luật Hồng Đức dưới thời vua Lê Thánh Tơng.
Về xã hội: nhờ những chính sách cai trị phù hợp và bộ luật Hồng Đức,
đời sống nhân dân ta dưới thời Lê sơ luôn ổn định. Ca dao xưa từng có câu rằng:
“Đời vua Thái Tổ - Thái Tơng
Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn”


13

Có thể thấy, nhờ kinh tế phát triển mà đời sống nhân dân được cải thiện.
Những bất công xã hội cũng được giảm bớt nhờ những đạo luật nghiêm khắc
trong luật Hồng Đức. Ngoài ra, loạn lạc ở thời này cũng rất ít khi xuất hiện.
Đặc biệt, nước ta dưới thời vua Lê Thánh Tơng được xem là thời kì thịnh trị trong
lịch sử. Mặt khác, nhà Lê, nhất là thời vua Lê Thánh Tông ra sức đề cao kẻ sĩnhững người có kiến thức Nho học. Từ khi cịn là học trò cho đến lúc thành đạt,
vinh quy bái tổ thì kẻ sĩ ln được hưởng cả danh và lợi với mức độ ngày càng
cao, khiến họ xác định được lí tưởng rõ ràng và kiên đị

Về tư tưở

5

.

Từ thời Trần, nội dung đề thi ở các cuộc thi Thái học sinh đã bắt đầu liên quan đến
Nho học nhưng phải đến thời Lê sơ thì khoa cử mới thật sự phát triển và mang nội
dung của giáo dục Nho học. Sự phát triển của Nho học đã kéo theo sự phát triển và

vươn lên của phương thức tuyển chọn quan lại thông qua khoa cử

5

77

ớc cách mạng tháng Tám - 1945


14

1.2.

Các phương thức tuyển chọn quan lại dưới thời Lê sơ.
1.2.1. Cơ sở pháp lí của hệ thống các phương thức tuyển chọn quan lại
thời Lê sơ
Tổ chức và hoạt động của hệ thống các phương thức tuyển chọn quan
lại thời Lê sơ được dựa trên những văn bản pháp luật ban hành đương thời. Cu
thể là các văn bản:
- Luật Hồng Đức: gồm 144 điều quy định về tổ chức hệ thống quan lại,
quyền và nghĩa vụ của quan lại.
- Lê triều hội điển: quy định về ngạch bậc, quyền lợi và nghĩa vụ của
các quan lại trong Lục bộ.
- Lê triều quan chế: quy định về cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt
động của hệ thống quan lại.
- Thiên Nam dư hạ tập: quy định về chế độ đãi ngộ quan lại.
Ngồi ra cịn có các văn bản (chiếu, chỉ, lệnh,…) quy định về quyền,
nghĩa vụ, khảo khóa, đào tạo, tuyển dụng quan lại.
Có thể thấy, hệ thống các phương thức tuyển chọn quan lại thời Lê sơ
được tổ chức hoạt động theo những quy định rõ ràng, cụ thể trong các văn bản

luật lệ chính thức của triều đình. Đó là cơ sở pháp lí, tiền đề cho sự phát triển của
hệ thống quan lại thời Lê sơ.
1.2.2. Cơ sở lí luận của các phương thức tuyển chọn quan lại.

6

. Thực ra thì từ thời Bắc thuộc

(179 TCN), khi văn hóa Trung Quốc ảnh hưởng mạnh mẽ vào Việt Nam thì giáo
dục Nho giáo cũng bắt đầu hình thành ở nước ta, đặc biệt là từ thời Sĩ Nhiếp
(136- 226). Nhưng thực sự phải đến triều Lê sơ thì giáo dục Nho giáo mới chiếm
được vị trí độ
ục đích lớn nhất của nền giáo dục Nho giáo là đào
tạo nên những con người tài năng, đức độ, nguyện một lịng “trung qn ái quốc”.

“Nho giáo ln quan niệm “hiền tài là nguyên khí quốc gia”, để có một đất nước
6

ớc cách mạng tháng Tám - 1945, sđd, tr. 77.


15

hưng thịnh theo hình mẫu lí tưởng dưới thời vua Nghiêu, Thuấn bên Trung Hoa
thì cần phải có thật nhiều hiền tài, nghĩa sĩ phị giúp vua trong cơng cuộc cai trị
7

đất nước” . Hiền tài theo quan niệm của Nho giáo là những người có trình độ,
am hiểu được đạo lí sách Thánh hiền, có đức độ theo chuẩn mực của Nho giáo.
Giáo dục Nho giáo đi theo các bước cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm, tu thân,

tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, là nhằm mục đích đào tạo ra những người có đủ tài
đức theo tiêu chuẩn của Nho giáo là: “Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”. Trong gia đình thì
có thể qn xuyến, chu đáo việc nhà, ra ngồi thì có đủ tâm lực và trí tuệ phụng
sự triều đình, giúp nhà vu cai trị đất nước, xây dựng một vương triều, một quốc
gia hung cường, thái bình.
Nền giáo dục Nho giáo được phổ biến và phát triển thông qua hệ thống
trường học công và tư. Trường cơng do triều đình lập nên và thường được đặt tại
kinh đô và trung tâm của các phủ, huyện. “Quốc tử giám” là trường công đâu
tiên được lập nên dưới triều vua Lý Nhân Tông vào năm 1076 tại Thăng Long.
Năm 1253, vua Trần Thái Tông thành lập “Quốc học viện” để giảng dạy “Tứ
thư, Ngũ kinh”. Còn ở thời Lê sơ, vào năm 1483, vua Lê Thánh Tơng mở nhà
Thái học và lập Thư viện. Ngồi ra, ở các lộ, phủ cịn có các Học qn. “Những
trường công này thường dành cho đối tượng là các con cháu hồng tộc hay quan
8

lại trong triều, tại đây có những chức quan chuyên phụ trách việc giảng dạy” .
Còn các trường tư thì mở tại các làng, xã hoặc tại gia bởi những nhà Nho có chữ
nghĩa. Con em nơng dân làng xã đều có quyền theo học.
Sách vở giảng dạy trong các trường này hầu như chủ yếu là của các nhà
hiền triết Nho giáo Trung Hoa. Các sách như: “Tam tự kinh”, “Minh đạo gia
huấn”, „Hiếu kinh”,… vừa nhằm dạy chữ cho học trò, vừa dạy lễ nghĩa và các
quy phạm đạo đức, ứng xử trong gia đình, xã hội theo triết lí Nho giáo. Cịn
những sách như: “Tứ thư”, “Ngũ kinh” giúp người học thấu hiểu nghĩa lí của
Nho giáo, cung cấp các kiến thức về lịch sử, văn hóa, xã hội, đạo lí để có đủ năng
lực tham dự các kì thi và giúp vua trị nước sau khi đỗ đạt.
7

Phạm Hồng Tung (2005) Khảo lược về kinh nghiệm phát hiện, đào tạo và sử dụng nhân tài trong lịch sử Việt
Nam, sđd, tr. 58.
8

Phạm Hồng Tung (2005), Khảo lược về kinh nghiệm phát hiện, đào tạo và sử dụng nhân tài trong lịch sử
Việt Nam, sđd, tr. 61.


16

Cùng với sự phát triển của nền giáo dục Nho giáo, chế độ tuyển chọn
quan lại cũng thay đổi dần từ hình thức tiến cử ban đầu sang chế độ khoa cử cho
phù hợp. Lệ khoa cử có từ thời vua Lý Nhân Tông với khoa thi năm 1072 và
được duy trì qua các triều đại Trần, Hồ với tên gọi là kì thi Thái học sinh. Nhưng
phải đến triều Lê sơ, thời vua Lê Thánh Tơng thì khoa cử mới được quy định rõ
ràng và hoàn chỉnh nhất. Lệ thi cử gồm ba kì: thi Hương, thi Hội, thi Đình. Ở mỗi
kì thi, các thí sinh phải trải qua 4 trường gồm: thi Kinh nghĩa, thi Pháp luật, thi
làm thơ phú, thi văn sách.
Với việc hệ tư tưởng Nho giáo chiếm vị trí độc tơn trong nền giáo dục
phong kiến Việt Nam thì bất kì triều đại phong kiến nào của nước ta cũng có tư
tưởng trọng người hiền tài. Mỗi triều đại, mỗi đời vua lại có những chính sách
tuyển chọn và đãi ngộ nhân tài khác nhau. Ở thời Lê sơ, bên cạnh những khoa thi
chính thức theo lệ ba năm một lần, nhà vua vẫn cho tổ chức một số khoa thi bất
thường theo phép cầu hiền để kén chọn người hiền ra làm quan, phụng sự triều
đình. Mặc dù từ thời nhà Lý việc trọng dụng các trí thức Nho giáo đã xuất hiện,
tuy nhiên cũng phải thời Lê sơ, đặc biệt là triều vua Lê Thánh Tơng thì tầng lớp
này mới thực sự là nguồn bổ sung quan lại chủ yếu nhất, tham gia trực tiếp vào
bộ máy thống trị của triều đình. Bên cạnh khoa cử, thì tiến cử cũng là phương
thức được các triều đại chú ý đến. Với tư tưởng trọng hiền, các vị vua sau khi lên
ngôi thường ban chiếu cầu hiền nhằm kêu gọi các hiền tài ra giúp dân, giúp nước
hoặc những ai phát hiện nhân tài có quyền tiến cử với triều đình. “Người hiền tài
được thu nạp thường không bị quy định về tuổi tác hay nguồn gốc xuất thân,
miễn là chứng minh được tài năng của mình về một lĩnh vực hay cơng việc nào
9


đó, đồng thời tuyệt đối trung thành với nhà vua” . Trong việc tiến cử nhân tài,
nếu quan lại nào tiến cử người khơng có thực tài hay vì tư lợi riêng, gây hậu quả
xấu, ảnh hưởng đến việc triều chính đều bị luận tơi, nghiêm trị theo phép nước.
Thậm chí việc này còn được ghi lại và quy định cụ thể trong luật Hồng Đức. Bên
cạnh việc tuyển các nhân tài mới, các triều đình cịn tiếp tục thừa nhận và xem
trọng nguồn nhân lực mà đời vua trước để lại. Trọng dùng người tài thật sự trở
9

Phạm Hồng Tung (2005), Khảo lược về kinh nghiệm phát hiện, đào tạo và sử dụng nhân tài trong lịch sử
Việt Nam, sđd, tr. 61.


17

thành một nguyên tắc vàng trong việc xây dựng bộ máy Nhà nước chính nhờ tư
tưởng trị dân, trị nước dựa trên đạo đức và tri thức của Nho giáo. Và tư tưởng ấy
cũng là con đường chính trị mà hầu như triều đại phong kiến nào cũng muốn
hướng đến. Nhà Nho học Thân Nhân Trung từng nói: “Hiền tài là ngun khí
quốc gia”. Có thể thấy trọng hiền là nguyên tắc chính trị cơ bản nhất và được
Nho giáo đề cao. Vì thế, ở thời nào thì việc tiến cử, đào tạo, tuyển chọn và sử
dụng nhân tài cũng được xem là việc cốt lõi nhất trong thuật trị nước.
Việc tuyển chọn nhân tài trên cơ sở từ nền giáo dục Nho học có nhiều
ưu điểm nhưng cũng tồn tại khơng ít hạn chế. Ảnh hưởng tích cực nhất của nó
chính là tư tưởng “trọng hiền”, tơn vinh những người có học. Bên cạnh đó là quan
niệm bình đẳng xã hội trong giáo dục và thi cử rằng dù xuất thân từ tầng lớp nào
trong xã hội thì mọi người đều có thể học tập và vươn tới đỉnh cao của tri thức; tư
tưởng “trung quân ái quốc” không chỉ thể hiện lịng trung thành phụng sự triều
đình mà cịn là ý thức tự nhiệm, có trách nhiệm cao của tầng lớp trí thức trước
vận mệnh dân tộc và đất nước.

Tuy nhiên, bên cạnh vẫn còn những tác động tiêu cực của nó. Đó khơng
chỉ là nếp nghĩ, lối học khoa trương, câu nệ về hình thức, sáo rỗng, học thuộc
lòng mà còn là lối tư duy nặng giáo điều, cố chấp, khuôn sáo, xa rời với thực tế
cuộc sống. Nhưng hạn chế lớn nhất của giáo dục Nho học phải kể đến tính phiến
diện của nó. Với những nội dung giáo dục giới hạn trong khuôn khổ các tri thức
chính trị, xã hội, đạo lý theo quan điểm Nho giáo, nền giáo dục cũ đã bỏ sót một
mảng tri thức quan trọng là các tri thức về khoa học tự nhiên, con người và xã
hội. Vì vậy mà tuyển chọn nhân tài bằng khoa cử nói riêng và nền giáo dục Nho
giáo nói chung cũng mang tính chất hết sức phiến diện.
1.2.3. Vài nét về các phương thức tuyển dụng quan lại thời Lê sơ
-

Về khoa cử:
Khoa cử dần trở thành con đường chính thống đào tạo và tuyển chọn

đội ngũ quan lại cung cấp cho bộ máy quan liêu của Nhà nước quân chủ thời Lê
sơ nói riêng và các triều đại phong kiến Việt Nam về sau. Nhưng thật sự phải đến
đời vua Lê Thánh Tông thì lệ thi cử mới được thống nhất thành một chỉnh thể


18

hồn chỉnh gồm 3 kì thi: thi Hương, thi Hội, thi Đình. Thi Hương được tổ chức
tại các thừa tuyên, gồm bốn trường: kinh nghĩa, pháp luật, thơ phú và văn sách.
“Kì thứ nhất thì Tứ thư, kinh nghĩa gồm 5 bài. Kì thứ hai thi chiếu, chế, biểu
dùng cổ thể hay tứ lục. Kì thứ ba thi thơ, dùng Đường luật, phú dùng cổ thể hay
Ly Tao, văn tuyển, từ 300 chữ trở lên. Kì thi thứ tư thi một bài văn sách, đầu đề
10

hỏi về kinh, sử hay việc đương thơi, hạn 1000 chữ” . “Người đỗ ở trường một

mới được thi trường hai, đỗ trường hai mới được thi trường ba, đỗ trường ba mới
được thi trường bốn. Thi Hội được tổ chức ở kinh đô, người đỗ bốn kì thi hương
mới được thi kì thi Hội. Thi Hội cũng gồm bốn trường như thi Hương nhưng với
mức độ khó hơn. Người đỗ ở bốn kì thi Hội mới được vào dự kì thi Đình. Đề thi
11

Đình thường do vua ra với những câu hỏi xoay quanh vấn đề về đạo trị nước” .
Số lượng lấy đỗ cũng do nhà vua quyết định, tuy nhiên, thường là rất ít. Ngồi ra,
thời vua Lê Thánh Tơng cịn định ra danh hàm và phẩm hàm cho những người thi
đỗ đạt. Trong đó thi Đình chia làm ba hạng: hạng nhất (cịn gọi là “Tam khơi”,
gồm: Trạng ngun, Bảng nhãn, Thám hoa), hạng nhì (gọi chung là Hồng giáp)
và hạng ba (gọi chung là Tiến sĩ). Đồng thời, vua Lê Thánh Tơng cịn quy định
khá cụ thể và chi tiết về quy định thể lệ và kỉ luật thi cử trong bộ luật Hồng Đức
nhằm nghiêm trị những kẻ gian dối trong thi cử.
Khoa cử đã làm dấy nên một phong trào hiếu học sơi nổi và rộng khắp
trong tồn đất nước. Nhờ sự phát triển của khoa cử mà ở thời Lê sơ đã phát hiện
được rất nhiều những nhà chính trị tài năng cho đất nước. Chính họ là “ngun
khí quốc gia”, những người tạo nền móng và góp phần to lớn chung đúc nên nền
văn hiến Đại Việt rực rỡ dưới thời đại Lê sơ. Tuy nhiên, khoa cử vẫn tồn tại
những hạn chế nhất định. Đó là việc hình thành lối học vong bản, thiếu thực tế,
đồng thời là nhân sinh quan bảo thủ, định kiến.
-

Về tiến cử, bảo cử:
Bên cạnh khoa cử thì tiến cử là một trong những phương pháp mà các

triều đại phong kiến nước ta thường dùng để tuyển dụng nhân tài. Nó được xem
như là biện pháp bổ sung cho khoa cử. Bởi thế cho nên nó khơng được áp dụng
10
11


Ngơ Sĩ Liên (1998), Đại Việt sử kí tồn thư, tập 1, sđd, tr. 396.
Lê Đức Tiết, (2007), Lê Thánh Tông- vị vua anh minh, nhà cách tân vĩ đại, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr. 51


19

định kì mà thường trong những hồn cảnh nhất định, cấp bách như: khi xã tắc lâm
nguy hoặc lúc vương triều mới được gây dựng, cịn nhiều khó khăn,.. Lúc này
nhà nước quân chủ cần bổ sung gấp một lực lượng nhân tài có năng lực cho
đội ngũ quan lại trong triều đình. Mặt khác với chính sách “chiêu hiền, đãi sĩ”
này nhà nước quân chủ sẽ củng cố thêm được lịng dân, nâng cao uy tín cho triều
đình. Có hai loại tiến cử bao gồm:
- “Tiến cử người hiền tài chưa từng tham chính hoặc đã tham chính
12

nhưng là ở vương triều cũ, hiện không đảm nhiệm chức vụ nào trong triều” .
- “Tiến cử người hiền tài đang tham chính vào một cương vị, chức vụ
13

phù hợp, xứng đáng hơn” .
Ở những triều đại trước, đặc biệt là ở triều Lý và Trần, khi mà phương
thức tuyển dụng quan lại bằng con đường khoa cử vẫn chưa phát triển và đạt đến
sự chuẩn mực thì tiến cử được xem là phương thức chính và chủ yếu được sử
dụng trong thời kì này.
Dưới thời Lý, để có đội ngũ quan lại phục vụ triều đình, nhà Lý đã áp
dụng nhiều phương thức. Tuy nhiên các phương thức chủ yếu gồm: tuyển cử,
nhiệm tử và nộp tiền.
Việc tiến cử người hiền tài dưới thời Lê sơ được quy định cụ thể trong
luật Hồng Đức. Theo đó, người đứng ra tiến cử phải lấy tước vị, phẩm hàm của

mình ra đảm bảo với nhà Vua rằng người được tiến cử có đủ tài năng và đức độ
để đảm nhiệm vị trí được giao phó. Đồng thời, việc tiến cử chỉ được tiến hành đối
với những chức danh nào bị khuyết. Để tiến cử một người nào, thì người tiến cử
phải lập hồ sơ về người đó rồi trình lên cho bộ Lại xem xét và trình vua duyệt.
Nếu tiến cử đúng người tài giỏi, đắc dụng thì người có cơng tiến cử sẽ
được trọng thưởng, ngược lại sẽ bị biếm phạt nặng. Chế độ tiến cử cũng đã trở
thành một chính sách quan trọng dưới thời Lê sơ nói chung và Lê Thánh Tơng
nói riêng, giúp triều đình khơng bỏ sót nhân tài. Nhà sử học Phan Huy Chú đã có
nhận xét như sau: “Lệ bảo cử mới đặt ra từ thời Hồng Đức. Bấy giờ việc làm ấy
12

Phạm Hồng Tung (2005), Khảo lược về kinh nghiệm phát hiện, đào tạo và sử dụng nhân tài trong lịch sử
Việt Nam, sđd, tr. 84.
13
Phạm Hồng Tung (2005), Khảo lược về kinh nghiệm phát hiện, đào tạo và sử dụng nhân tài trong lịch
sử Việt Nam, sđd, tr. 84.


20

thận trọng mà trừng phạt lại nghiêm cho nên không ai dám bảo cử thiên vị. Các
chức đều xứng đáng. Rốt cục thu được hiệu quả là chọn được người hiền tài.”
-

14

Về tập ấm:
Tập ấm không phải là cách thức quan trong nhất để tuyển chọn nhân tài.

Tục tập ấm đã có từ các thời trước nhưng đến thời Lê sơ thì mới có quy tắc cụ

thể. Theo đó thì: “các con và cháu đích tơn của các vị trong hoàng tộc, con
trưởng các quan văn võ từ nhất phẩm đến bát phẩm nếu được xét là có khiếu
15

chăm học thì sẽ được vào Chiêu văn quán” . Với lệ ba năm một lần thì quan Tư
huấn của Chiêu văn quán có trách nhiệm tâu bày về đức độ và năng lực của con
cháu các vị quan lại, người trong hồng tộc sau thời gian được tuyển vào đây, sau
đó trình lên bộ Lễ để tổ chức một kì thi khảo. Ai vượt qua được kì thi nay sẽ
được bổ vào các chức thư lại. Muốn được bổ nhiệm làm quan thì cũng phải trải
qua các kì thi Hương, thi Hội, thi Đình.
Riêng đối với những nhà gia thế, triều đình có chính sách khuyến khích
con cháu họ học tập, để phục vụ cho việc bồi dưỡng và tiến thân. Với quan niệm
của chính quyền phong kiến thì con nhà gia thế sẽ có điều kiện để phát triển hơn,
đồng thời tin tưởng hơn về nguồn gốc xuất thân. Dưới thời Hồng Đức đã từng
định lệ như sau: “Con cháu quan viên đi thi hội trúng ba kì, sung vào thượng xá
sinh, mỗi người mỗi tháng được cấp một quan tiền, trúng hai kì, sung vào trung
xá sinh, mỗi người được cấp mỗi tháng chín tiền, trúng một kì, sung vào hạ xá
16

sinh, mỗi người mỗi tháng được cấp tám tiền, mỗi xá 100 người” . Có thể nói,
tập ấm là biện pháp giúp nhà vua thể hiện sự khoản đãi với những người trong
Hoàng tộc, đồng thời cho thấy lịng tri ân các vị cơng thần triều đình nhưng cũng
ngăn chặn được việc cậy quyền, cậy thế của con cháu các vị quan lại hay người
trong hồng tộc.
Tóm lại, cả ba phương thức tuyển chọn quan lại đều có những vai trò
khác nhau ứng với từng thời điểm lịch sử khác nhau của vương triều Lê sơ. Đồng
thời, được triều đình Lê sơ quy định cụ thể và sử dụng hợp lí, phù hợp với đặc
14

Phan Huy Chú (2007), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1, sđd, tr. 690.


15

Lê Đức Tiết, (2007), Lê Thánh Tông- vị vua anh minh, nhà cách tân vĩ đại, sđd, tr. 65.

16

Lê Quý Đôn (2007), Kiến văn tiểu lục, Nxb Trẻ, tr. 121.


21

điểm tình hình của từng thời điểm khác nhau. Giai đoạn đầu, khi mới thành lập
vương triều, các vua Thái Tổ, Thái Tông đặc biệt chú ý đến việc tuyển chọn quan
lại thông qua phương thức tiến cử. Bên cạnh đó đã bắt đầu tổ chức ngày càng
nhiều và càng thường xun các kì thi Nho học một cách có hệ thống để chọn lựa
nhân tài. Chỉ khi đến đời vua Lê Thánh Tơng thì khoa cử mới thực sự trở thành
phương thức chính trong việc tuyển chọn quan lại cho triều đình.


×