Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Tư tưởng canh tân của nguyễn an ninh và ý nghĩa lịch sử của nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 165 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN THỊ LỆ

TƢ TƢỞNG CANH TÂN
CỦA NGUYỄN AN NINH VÀ
Ý NGHỊA LỊCH SỬ CỦA NĨ

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN THỊ LỆ

TƢ TƢỞNG CANH TÂN
CỦA NGUYỄN AN NINH VÀ
Ý NGHỊA LỊCH SỬ CỦA NÓ

Chuyên ngành: TRIẾT HỌC
Mã số: 60.22.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học


TS. CAO XUÂN LONG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi dưới sự hướng
dẫn nhiệt tình, chu đáo của TS. Cao Xuân Long. Kết quả trong luận văn là
trung thực, chưa từng được công bố trong bất cứ cơng trình nào khác. Nếu
có gì sai sót tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Lệ


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
Chƣơng 1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN
CHO SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƢ TƢỞNG CANH TÂN
CỦA NGUYỄN AN NINH........................................................................ 16
1.1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI CHO SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƢ
TƢỞNG CANH TÂN CỦA NGUYỄN AN NINH ............................................. 16

1.1.1. Điều kiện lịch sử - xã hội thế giới cho sự hình thành, phát triển tư
tưởng canh tân của Nguyễn An Ninh .......................................................... 16
1.1.2. Điều kiện lịch sử - xã hội Việt Nam cho sự hình thành, phát triển tư
tưởng canh tân của Nguyễn An Ninh .......................................................... 27
1.2. TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN CHO SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƢ TƢỞNG

CANH TÂN CỦA NGUYỄN AN NINH ........................................................... 37

1.2.1. Truyền thống văn hóa dân tộc cho sự hình thành, phát triển tư tưởng
canh tân của Nguyễn An Ninh .................................................................... 38
1.2.2. Tư tưởng Nho giáo – Phật giáo – Đạo giáo cho sự hình thành, phát
triển tư tưởng canh tân của Nguyễn An Ninh ............................................. 42
1.2.3. Tiền đề tư tưởng tân thư cho sự hình thành, phát triển tư tưởng canh
tân của Nguyễn An Ninh ............................................................................. 52
1.3. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƢ TƢỞNG CANH TÂN CỦA
NGUYỄN AN NINH QUA MỘT SỐ SỰ KIỆN VÀ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU .... 58

1.3.1. Quá trình hình thành, phát triển tư tưởng canh tân của Nguyễn An
Ninh qua một số sự kiện tiêu biểu............................................................... 58
1.3.2. Quá trình hình thành, phát triển tư tưởng canh tân của Nguyễn An
Ninh qua một số tác phẩm tiêu biểu ............................................................ 64


KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .......................................................................... 71
Chƣơng 2. NHỮNG NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM, GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ
VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CƠ BẢN TRONG TƢ TƢỞNG CANH TÂN
CỦA NGUYỄN AN NINH........................................................................ 74
2.1. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƢ TƢỞNG CANH TÂN CỦA
NGUYỄN AN NINH ...................................................................................... 74

2.1.1. Tư tưởng canh tân về chính trị - xã hội ............................................. 75
2.1.2. Tư tưởng canh tân về văn hóa - giáo dục .......................................... 90
2.1.3. Tư tưởng canh tân về tôn giáo ........................................................ 107
2.2. ĐẶC ĐIỂM, GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ TRONG TƢ TƢỞNG CANH TÂN CỦA
NGUYỄN AN NINH .................................................................................... 118


2.2.1. Đặc điểm trong tư tưởng canh tân của Nguyễn An Ninh ............... 118
2.2.2. Giá trị và hạn chế trong tư tưởng canh tân của Nguyễn An Ninh .. 125
2.3. Ý NGHĨA LỊCH SỬ TRONG TƢ TƢỞNG CANH TÂN CỦA NGUYỄN
AN NINH ......................................................................................... 135

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................ 143
KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................. 146
TÀI LIỆ THAM KHẢO ......................................................................... 151


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những thập niên đầu thế kỷ XXI, tình hình thế giới có những
thay đổi rất nhanh chóng, đặc biệt là tiến trình tồn cầu hóa, cách mạng
khoa học cơng nghệ đã mang lại cho nhân loại nhiều giá trị về mọi mặt
trong đời sống xã hội, cũng chính xu thế tồn cầu hóa đã chỉ ra con đường
phát triển tất yếu của mỗi quốc gia trong thời đại ngày nay chính là hội
nhập quốc tế. Do vậy, để bắt kịp và sánh vai với các nước khác thì Việt
Nam cũng khơng thể nằm ngồi tiến trình đó. Tuy nhiên, khơng chỉ có
những thời cơ, thuận lợi, chúng ta cịn phải đương đầu với khơng ít những
khó khăn, thách thức mà q trình hội nhập đem lại. Thực tiễn đang đặt ra
cho chúng ta nhiều câu hỏi: Làm thế nào để vừa hội nhập, vừa giữ được độc
lập; vừa tiếp thu được tri thức mới, vừa phát huy được giá trị truyền thống
dân tộc; lựa chọn đường đi thế nào để đưa đất nước phát triển kịp với xu thế
của thời đại? Địi hỏi chúng ta phải có trí tuệ, phải kiên trì và mạnh mẽ
trước những thách thức, mà nhiệm vụ cấp thiết đặt ra buộc chúng ta cần
phải tìm hiểu, nghiên cứu về những bài học lịch sử để tiếp thu và phát huy
những giá trị truyền thống của dân tộc đồng thời tránh khỏi những sai lầm,

hạn chế, rút ra những bài học có ý nghĩa cho cơng cuộc xây dựng và phát
triển đất nước hiện nay. Trong các văn kiện, nghị quyết, Đảng cộng sản
Việt Nam đã nhiều lần khẳng định cần phải nghiên cứu những giá trị trong
lịch sử của dân tộc để từ đó vận dụng vào quá trình phát triển đất nước hiện
nay. Đảng ta đã viết: “Cùng với việc lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng của xã hội, cần phải nghiên cứu những
giá trị truyền thống của dân tộc trên tất cả các mặt chính trị, tư tưởng, xã
hội, triết học, quân sự, đạo đức… trong lịch sử” nhằm phục vụ đắc lực cho


2

sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, văn minh” [29; 54]. Do đó, nghiên cứu lịch sử tư tưởng
nói chung và nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam nói riêng là một việc
làm rất có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Trong lịch sử Việt Nam, giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là
một giai đoạn lịch sử đặc biệt với nhiều biến động. Chế độ phong kiến đi
vào con đường suy tàn, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân
Pháp và với chế độ phong kiến ngày càng gay gắt. Trong bối cảnh mới ấy,
lịch sử dân tộc đã đặt ra những câu hỏi lớn về các vấn đề giải phóng dân
tộc, giải phóng con người khỏi ách áp bức bóc lột và phát triển đất nước?
Đáp lại câu hỏi đó, một loạt các nhà tư tưởng thời bấy giờ đã cùng nhau đưa
ra phương án canh tân đất nước trên tất cả các lĩnh vực giúp cho đất nước
đủ sức tự cường, chống lại thực dân xâm lược và giành lại độc lập cho dân
tộc mà nổi bật là tư tưởng canh tân của Nguyễn An Ninh với những nét rất
riêng, rất đặc biệt trong tư tưởng, sự nhạy bén chính trị và phong cách tư
duy của mình. Nguyễn An Ninh qua đời khi tuổi còn rất trẻ, nhưng nội dung
tư tưởng ông để lại khá phong phú và đặc sắc trên nhiều khía cạnh từ chính
trị, kinh tế đến văn hóa, giáo dục, tơn giáo… thể hiện những trăn trở và khát

vọng giải phóng con người, giải phóng dân tộc của ơng. Đánh giá cơng lao
và ghi nhận những đóng góp của Nguyễn An Ninh đối với cách mạng Việt
Nam, nguyên cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết: “Tơi có cơ hội gặp và
sống với Nguyễn An Ninh trong nhiều tháng ở khám Lớn Sài Gòn trong
những năm 1929 – 1930. Từ đó tơi biết rõ Nguyễn An Ninh và tôi khẳng
định rằng Nguyễn An Ninh là một nhà yêu nước, một chiến sĩ cách mạng
kiên cường, kiên quyết đấu tranh vì Tổ Quốc và dân tộc cho đến hơi thở
cuối cùng. Nguyễn An Ninh có tầm vóc một nhà lãnh đạo một cuộc cách


3

mạng, cho nên chúng ta phải ghi nhớ những cống hiến quan trọng của một
nhân vật có tầm vóc lịch sử” [51; 23]. Hay đúng như Giáo sư, Nhà giáo
Nhân dân, Anh hùng Lao động Trần Văn Giàu nhận xét về Nguyễn An
Ninh: “Điều tơi muốn nói là nhân cách của anh trong quan hệ với bạn bè
đồng chí, với gia đình vợ con, anh khiêm nhường, hiền từ và nhân hậu. Anh
san sẻ bát cơm manh áo, dốc cạn đồng xu cuối cùng cho người khổ hơn anh.
Anh nhường từng lon nước, chỗ nằm cho bạn tù. Anh đem cả tình thương,
tri thức dìu dắt cho những ai cịn lầm lỡ, bất hạnh, kém may mắn hơn anh.
Ai đã gặp anh một lần đều yêu kính anh, một nhân cách lớn lắm, một tấm
gương sáng ngời cho thời đại này. Tự thân cuộc đời anh đã đẹp, không cần
chúng ta phải tơ điểm gì thêm. Một con người như vậy khơng dễ có đâu,
bình dị nhưng vĩ đại lắm” [51; 20]. Tuy nhiên, cũng chính trong nội dung tư
tưởng của ơng vẫn cịn những điểm mà chúng ta cần phải nghiên cứu và làm
rõ bởi trước đây, đã có những đánh giá thiên lệch, thậm chí là khơng đúng
về con người và tư tưởng của ông.
Tư tưởng canh tân của Nguyễn An Ninh không chỉ mang ý nghĩa lịch
sử mà cịn có ý nghĩa thời đại. Hiện nay, đất nước ta đang tiến hành cơng
nghiệp hóa - hiện đại hóa gắn với đổi mới đất nước thì những tư tưởng ấy

một lần nữa lại thể hiện được giá trị và tầm vóc lịch sử của mình trên một
số phương diện. Trải qua hơn hai mươi năm đổi mới, đất nước ta đã vượt
qua vơ vàn khó khăn để đạt được những thành tựu như ngày hơm nay. Đó là
kết quả của quá trình đổi mới tư duy, sự kế thừa, phát huy những giá trị
truyền thống của dân tộc, tổng kết thực tiễn kết hợp nghiên cứu những
di sản trước đây để bổ sung, phát triển lý luận, phục vụ sự nghiệp xây dựng
đất nước, huy động sức mạnh tổng hợp của cả truyền thống và hiện đại
nhằm đáp ứng yêu cầu mới của thời đại.


4

Chính vì vậy, nghiên cứu tư tưởng canh tân của Nguyễn An Ninh là
việc làm có ý nghĩa và rất cần thiết. Điều đó khơng chỉ góp phần làm sáng tỏ
tư tưởng của chí sĩ yêu nước Nguyễn An Ninh, góp phần làm phong phú
thêm nhận thức về lịch sử tư tưởng Việt Nam mà còn nêu bật được những
đặc sắc trong tư tưởng canh tân của Nguyễn An Ninh. Từ đó rút ra những giá
trị và ý nghĩa lịch sử của nó trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay. Từ
những ý nghĩa lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi đã chọn đề tài “Tư tưởng
canh tân của Nguyễn An Ninh và ý nghĩa lịch sử của nó” làm đề tài luận văn
thạc sĩ của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Tư tưởng canh tân của Nguyễn An Ninh với ý nghĩa lý luận sâu sắc và
ý nghĩa thực tiễn thiết thực nên đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo
các học giả, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu... tiếp cận, khai thác dưới
nhiều góc độ, nhiều khía cạnh khác nhau hết sức phong phú và đa dạng,
nhưng có thể khái qt tình hình nghiên cứu tư tưởng canh tân của Nguyễn
An Ninh theo một số hướng chính sau đây:
Hướng thứ nhất, những cơng trình nghiên cứu cuộc đời, sự nghiệp, tư
tưởng... của Nguyễn An Ninh trong dòng chảy của lịch sử Việt Nam. Tiêu

biểu cho hướng nghiên cứu này phải kể đến cơng trình Đại cương lịch sử
Việt Nam, Tồn tập, của GS. Trương Hữu Quýnh, GS. Đinh Xuân Lâm,
PGS. Lê Mậu Hãn (chủ biên), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, xuất bản
năm 2003. Hay cuốn Lịch sử Việt Nam, gồm 2 tập, của Uỷ ban Khoa học xã
hội, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971; Ngoài ra cịn có cuốn
Tiến trình lịch sử Việt Nam, PGS TS. Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên), Nhà
xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2004... Trong các tác phẩm này, các tác giả đã
nghiên cứu và trình bày một cách hệ thống đời sống xã hội qua các lĩnh


5

vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng...giai đoạn Việt Nam cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX. Hoặc trong cuốn Việt Nam những sự kiện lịch sử
(1919-1945), của Dương Trung Quốc, Nhà xuất bản Giáo dục, xuất bản
năm 2002, cuốn sách này nằm trong bộ sách “Việt Nam – những sự kiện
lịch sử” của Viện Sử học tổ chức biên soạn và là hai tập của bộ biên niên
giai đoạn lịch sử cận đại Việt Nam (1858-1945), trong đó đã sơ lược những
đóng góp nổi bật của Nguyễn An Ninh trong dòng chảy của lịch sử dân tộc
từ năm 1923 đến 1940. Cũng cùng hướng nghiên cứu những sự kiện lịch sử
của Việt Nam, cuốn Theo dòng lịch sử dân tộc (tập 2), của Phan Văn
Quang, Nhà xuất bản Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, xuất bản năm 2005, nội
dung cuốn sách này được trình bày theo các chuyên mục: Truyền thống và
Đạo lý Việt Nam, Các phong trào đấu tranh, Các nhân vật lịch sử... Trong
đó, từ trang 378 đến trang 390 tác giả đã dành để tưởng nhớ về Nguyễn An
Ninh - nhà yêu nước vĩ đại, một tri thức tầm cỡ đã đi vào quần chúng lao
khổ và kêu gọi, thức tỉnh đồng bào chống lại đế quốc và tay sai, quyết tâm
xây dựng cho được một nền văn hóa riêng của dân tộc. Tác phẩm Lịch sử tư
tưởng Việt Nam (tập 2) của Lê Sỹ Thắng, Nhà xuất bản Khoa học xã hội,
Hà Nội, xuất bản năm 1997, trong Phần ba cũng đã trình bày sự ra đời của

tư tưởng canh tân – cơ sở thế giới quan của tư tưởng ấy và trình bày tư
tưởng canh tân của một số nhà canh tân nửa cuối thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ
XX từ trang 279 đến trang 389. Ngoài ra nghiên cứu về sự phát triển tư
tưởng ở Việt Nam giai đoạn thế kỷ XIX đến thế kỷ XX cịn có tác phẩm Sự
phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám
của GS. Trần Văn Giàu, gồm 3 tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
Nội, xuất bản năm 1996. Đây là cơng trình nghiên cứu quá trình chuyển
biến, xen kẽ, đấu tranh của các hệ tư tưởng: Hệ ý thức phong kiến, hệ ý


6

thức tư sản, hệ ý thức vơ sản. Ngồi ra cịn có cơng trình nghiên cứu Bước
chuyển tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX do PGS.TS
Trương Văn Chung và PGS.TS Dỗn Chính (đồng chủ biên). Cơng trình đã
nêu bật được những tiền đề xuất hiện tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX, nội dung, đặc điểm và bài học lịch sử.
Đặc biệt trong cuốn Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam do PGS.TS
Dỗn Chính (chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà nội, xuất bản
năm 2013, cơng trình này được kết cấu thành 5 chương, 1051 trang:
Chương 1 khái quát lịch sử, kinh tế, xã hội và tư tưởng của người Việt thời
kỳ dựng nước; Chương 2 Tư tưởng Việt Nam thời kỳ Bắc thuộc; Chương 3
Tư tưởng triết học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV; Chương 4 Tư
tưởng triết học Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX; Chương 5 Tư tưởng
triết học Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Trong cuốn Lịch sử triết học Phương Đông do PGS.TS Dỗn Chính
(chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 2012,
cơng trình này được kết cấu thành 3 phần, 12 chương, 1395 trang: Phần thứ
nhất Lịch sử triết học Ấn Độ; Phần thứ hai Lịch sử triết học Trung Quốc;
Phần thứ ba Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam – Chương 5 của phần này

từ trang đến trang các tác giả đã trình bày một cách khái quát về con người
và nội dung tư tưởng của Nguyễn An Ninh trong dòng chảy tư tưởng canh
tân ở Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Từ trang 1301
đến trang 1382, các tác giả đã trình bày về tư tưởng canh tân – bước quá độ
từ tư tưởng phong kiến sang tư tưởng dân chủ tư sản của các nhà canh tân,
trong đó cũng nói nhiều đến tư tưởng canh tân của Nguyễn An Ninh với tư
duy chính trị rất riêng, rất độc đáo, đặc biệt rất nhạy bén với đặc điểm tình
hình xã hội. Bên cạnh đó, trong tác phẩm Tư tưởng cải cách ở Việt Nam


7

nửa cuối thế kỷ XIX của Lê Thị Lan, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà
Nội, xuất bản năm 2002. Tác giả đã trình bày khá sâu sắc các điều kiện xuất
hiện các tư tưởng cải cách ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX, một số đóng góp
căn bản trên phương diện tư tưởng của các nhà canh tân, chỉ ra những
nguyên nhân cơ bản dẫn tới việc các đề nghị cải cách khơng được thực hiện
hóa, đồng thời tác giả cũng nêu lên vị trí, ý nghĩa của tư tưởng canh tân ở
Việt Nam cuối thế kỷ XIX trong lịch sử và ý nghĩa thời đại của nó.
Nghiên cứu theo hướng này cịn có một số các tác phẩm tiêu biểu như:
Cuốn 100 nhân vật tiêu biểu ở Sài gịn - TP Hồ Chí Minh thế kỷ XX Nhà
xuất bản Văn hóa - văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, xuất bản năm 2014, cuốn
Danh nhân phương Nam của Nhà xuất bản Văn học, xuất bản năm 2015,
cuốn sách trình bày tiểu sử của những người nổi danh Nam bộ từ thế kỷ 17
đến nay, nói về sự gắn bó keo sơn của người dân trong vận mệnh chung của
đất nước, trong nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ vùng đất Nam bộ thiêng liêng
của tổ quốc Việt Nam. Đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Nhân dân Nam bộ đã đứng
lên anh dũng chiến đấu bằng tinh thần quật khởi vơ song, trong đó, Nguyễn
An Ninh được nhắc đến như một tượng đài về tinh thần và lịng u nước

cũng như những đóng góp của ơng đối với phong trào cách mạng của dân
tộc Việt Nam.
Hướng nghiên cứu thứ hai, là các cơng trình nghiên cứu một cách trực
tiếp, tổng quát nội dung tư tưởng canh tân qua những khía cạnh khác nhau
như tư tưởng tơn giáo, chính trị, văn hóa... trong tư tưởng canh tân của
Nguyễn An Ninh. Tiêu biểu cho hướng này trước tiên phải kể đến cuốn sách
Nguyễn An Ninh do Nhà xuất bản Tp. Hồ Chí Minh, xuất bản năm 1988, là
tập hợp những bài viết của Phan Văn Voi, Trương Thị Be, Mai Huỳnh Hoa,


8

Nguyến Thị Lựu... - những người một thời hoạt động cách mạng cùng ông.
Và những bài tham luận, bài phát biểu của Hà Huy Giáp, Trần Văn Giàu,
Nguyễn Văn Trân đều cung cấp những tư liệu xác đáng khoa học và chuẩn
xác về tư tưởng, lập trường yêu nước cách mạng của Nguyễn An Ninh. Tiếp
đó là cuốn Sự tiến hoá liên tục của Nguyễn An Ninh, một lãnh tụ cách
mạng hùng biện của Hà Huy Giáp, Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh, xuất bản
năm 1989, ngồi nói về cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi của Nguyễn
An Ninh, tác phẩm này cũng đã trình bày và làm rõ về tư tưởng của ông
trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là quá trình đấu tranh cách mạng cho dân tộc.
Năm 1971, cuốn sách Nhà cách mạng Nguyễn An Ninh - thân thế và sự
nghiệp của tác giả Phương Lan - Bùi Thế Mỹ được đăng trên nhật báo Cấp
tiến, từ ngày 7/6 đến ngày 7/10/1970. Cuốn sách này chủ yếu nói về tiểu
sử cuộc đời hoạt động cách mạng, về những cống hiến và vai trò lãnh tụ
khơi dậy ý chí đấu tranh chuẩn bị cho cách mạng trong quần chúng Nam kỳ
của Nguyễn An Ninh.Tuy vậy, cuốn sách vẫn mang những yếu tố định kiến
chủ quan và thông tin sai lệch về những ngày cuối đời của ông tại Cơn Đảo.
Hay cuốn Hội kín Nguyễn An Ninh Việt Tha – Lê Văn Thử, Nhà xuất bản
Mê Linh, Chợ Lớn, xuất bản năm 1961. Tác giả đã trình bày về cuộc đời

cũng như bày tỏ lịng tơn kính và sự đóng góp to lớn của Nguyễn An Ninh
đối với phong trào cách mạng và lịch sử tư tưởng dân tộc trong phong trào
hội kín: “Ngồi việc “họa lại một bức tranh thật giống của vị chiến sĩ tiền
phong trong phong trào cách mạng dân chủ”, còn để vạch trần bộ mặt xấu
xa bỉ ổi của thực dân Pháp đối với các nhà cách mạng nhiệt thành yêu nước
của ta trong thời tiền chiến, cũng như đối với giai cấp nông dân dưới sự
lãnh đạo khôn khéo của Nguyễn An Ninh. Hoặc tác phẩm Nguyễn An Ninh,
Nhà xuất bản Trẻ, 1996 do chính Nguyễn An Tịnh - con trai thứ tư của ông


9

viết. Đây là cơng trình nghiên cứu tiêu biểu, sưu tầm trong hơn 20 năm, thu
thập tương đối đầy đủ những tư liệu về Nguyễn An Ninh, bao gồm 2 bài
diễn thuyết tại Sài Gòn, 145 bài báo đăng trên các báo như La Cloche Fêlée,
Le Paria, Trung Lập, La Lutte, 7 tác phẩm dịch và viết, một số bài viết của
các nhà nghiên cứu là những bậc tiền bối hoạt động cùng Nguyễn An Ninh
như Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh, Hà Huy Giáp, Trần Văn Giàu,
Trần Bạch Đằng… Đến năm 2003, Hội thảo khoa học lần thứ 3 mang tên
“Nguyễn An Ninh - nhà trí thức cách mạng” được tổ chức tại nhà tưởng
niệm Nguyễn An Ninh - quận 12 – thành phố Hồ Chí Minh, ngay sau đó
cuốn sách Nguyễn An Ninh nhà trí thức u nước được Tạp chí Xưa và Nay
- Nhà xuất bản Tp. Hồ Chí Minh phát hành. Cuốn sách này là tập hợp
những bài viết, bài tham luận về con người, lòng yêu nước, tinh thần cách
mạng, dấu ấn trong làng báo, hay nhìn nhận Nguyễn An Ninh dưới ánh sáng
phương pháp luận sử học... của tập hợp các tác giả như: GS. Trần Văn Giàu,
Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Hà Huy Giáp, Nguyễn Hồng Phong,
Thanh Đạm, Nguyễn Thị Minh... Nhìn chung, mỗi tác giả đều nhận định về
Nguyễn An Ninh ở mỗi góc độ khác nhau nhưng tựu chung lại đều nhằm
tôn vinh tấm gương sáng Nguyễn An Ninh, tấm gương sống với thế hệ của

chúng ta trong sự nghiệp xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh hôm nay. Với cuốn sách Cùng anh đi suốt cuộc đời, Nhà xuất bản Trẻ,
xuất bản năm 2006, đây là hồi ký của vợ ông - bà Trương Thị Sáu. Trong
tập hồi ký này, bà chỉ dành một phần nhỏ để viết riêng về mình. Phần lớn
trong tập hồi ký từ trang 18 đến trang cuối cùng 152 bà dành để viết về ông
Nguyễn An Ninh, về lý tưởng của ông mà suốt cuộc đời bà đã cùng ông đi
qua những năm tháng ấy. Cả hai cuốn sách nói trên có thể xem là một bộ
sưu tập tương đối hồn chỉnh giúp ích rất nhiều cho những cơng trình


10

nghiên cứu về Nguyễn An Ninh và thời đại của ông. Bên cạnh đó, cuốn
sách Nguyễn An Ninh - Tôi chỉ làm cơn gió thổi của Nguyễn Thị Minh, Nhà
xuất bản Trẻ, xuất bản năm 2005. Cuốn sách chỉ có 457 trang nhưng là
những nghi chép rất đầy đủ của con gái ơng về tồn bộ cuộc đời từ cội
nguồn đến lúc chết đi, trình bày những tư tưởng, quan điểm, q trình hoạt
động chính trị suốt cả cuộc đời của ông thông qua lời kể của vợ ông và
những người làm cách mạng cùng thời. Cuốn sách chính là tư liệu sống của
gia đình về ơng góp phần cho việc nghiên cứu của các thế hệ sau về một
con người yêu nước trong những thập kỷ mở đầu cho thế kỷ 20 nhiều huyền
thoại. Tiếp nối tinh thần đó, cần phải kể đến tác phẩm Nguyễn An Ninh Dấu
ấn để lại của Lê Minh Quốc, Nhà xuất bản Kim Đồng, xuất bản năm 2007.
Cuốn sách vỏn vẹn chỉ 301 trang, nhưng đọc từ trang đầu tiên tới trang cuối
cùng, hình ảnh đọng lại trong ký ức của chúng ta xuyên suốt tác phẩm là
một người thanh niên với mái tóc bồng bềnh đi bán báo La Cloche Fêlée,
vẫn chàng thanh niên đó nhưng sau một thời gian đã đứng trên diễn đàn hô
hào quần chúng lao khổ vùng dậy đấu tranh cách mạng, vẫn chàng thanh
niên đó nhưng nay đã trở thành nhà tư tưởng, nhà triết học lưu danh sử
sách. Ngoài ra, nghiên cứu tổng quát về nội dung tư tưởng Nguyễn An Ninh

qua nhiều khía cạnh cịn có thêm các bài báo nghiên cứu trên một số tạp chí
như: Tư tưởng và hoạt động của nhà yêu nước Nguyễn An Ninh của Tơ
Bửu Giám, tạp chí Khoa Học Xã Hội, số 5, năm 2003; Nguyễn An Ninh và
tơn giáo của Đỗ Quang Hưng, tạp chí Nghiên cứu tơn giáo, số 11, năm
2003. Tìm hiểu sự tiếp nhận tư tưởng Mácxít về tơn giáo của Nguyễn An
Ninh qua tác phẩm Phê bình Phật giáo của Đỗ Thị Hồ Hới, tạp chí Nghiên
cứu tơn giáo, số 1, năm 2004. Nghiên cứu về Tư tưởng Nguyễn An Ninh về
Nho giáo và tôn giáo luận văn thạc sĩ triết học của Phạm Thị Đoạt năm


11

1999. Bên cạnh đó, có nhiều bài viết, hồi ký… nói về Nguyễn An Ninh cịn
lưu giữ lại tại nhà tưởng niệm Nguyễn An Ninh - quận 12, hay nhà thờ
Nguyễn An Ninh - 133 Nguyễn Văn Trỗi, Quận Phú Nhuận, Hồ Chí Minh
như hồi ký Thương về Nguyễn An Ninh của Huỳnh Văn Một; Tơi biết gì về
cuộc đời Nguyễn An Ninh của Nguyễn Văn Trân được Đài Tiếng nói Long
An thu thanh tháng 11/1975. Cơng trình nghiên cứu khoa học của sinh viên
Lê Hữu Phước năm 1991 với đề tài: Vai trò và ảnh hưởng của Nguyễn An
Ninh đối với phong trào yêu nước Việt Nam những năm 20 của thế kỷ XX.
Đề tài nghiên cứu của sinh viên cấp bộ năm 2008 của Phạm Thúy An với
cái tên La Cloche Fêleé một thời vang bóng. Năm 2009, Nguyễn Thị Liên
cũng đã có cơng trình nghiên cứu về Nguyễn An Ninh với phong trào yêu
nước và cách mạng ở Nam kỳ (1922-1931). Cùng năm đó, Nguyễn Văn Gia
Thụy cũng đóng góp cơng trình nghiên cứu Những cống hiến và vai trò của
Nguyễn An Ninh trong phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam (19221943). Năm 2011, tác giả Lê Thị Mận đã công bố luận văn thạc sĩ về Tư
tưởng Nguyễn An Ninh về chính trị, văn hóa, tơn giáo,...
Hướng thứ ba, là tập hợp những cơng trình nghiên cứu về Nguyễn An
Ninh theo hướng chú trọng đến đặc điểm, giá trị, hạn chế, ý nghĩa lịch sử...
trong tư tưởng của Nguyễn An Ninh, trong đó có đề cập đến tư tưởng canh

tân của ông. Theo hướng nghiên cứu này, trước tiên phải kể đến cuốn
Nguyễn An Ninh - Tác Phẩm và cuốn Nguyễn An Ninh qua hồi ức của
những người thân. Trong đó, cuốn sách Nguyễn An Ninh - Tác phẩm gồm
1366 trang do ông Nguyễn Sơn và bà Nguyễn Thị Minh (con rể và con
gái của Nguyễn An Ninh) sưu tập, xử lý toàn bộ tài liệu gốc đã phai mờ,
mất chữ nhưng còn được lưu lại, cố gắng kiên trì dịch những tư liệu của ơng
bằng tiếng Pháp. Tác phẩm gồm có 6 mục lớn, mục I. Nguyễn An Ninh (từ


12

trang 5 đến trang 11); mục II. Tựa (từ trang 12 đến trang 23); mục III.
Nguyễn An Ninh – Biên niên tiểu sử (từ trang 24 đến trang 43); mục IV.
Phần dịch tác phẩm Pháp ngữ của Nguyễn An Ninh (từ trang 44 đến trang
807); mục V. Tác phẩm quốc ngữ (từ trang 808 đến trang 1320); mục VI.
Phụ lục và mục VII. Mục lục. Trong đó, tư tưởng canh tân của Nguyễn An
Ninh được thể hiện chủ yếu và rõ ràng nhất trong mục V từ trang 808 đến
trang 1320. Qua tác phẩm này, ta sẽ thấy rõ hơn cuộc đời và đóng góp của
nhà yêu nước Nguyễn An Ninh - một người con ưu tú của đất nước, một trí
thức ngành luật trẻ tuổi của Việt Nam trong cao trào đấu tranh cho độc lập,
dân chủ, dân sinh vào thời kỳ nước ta còn là thuộc địa của thực dân phương
Tây. Chẳng thế mà trong “Lời nói đầu” của cuốn sách, Mai Quốc Liên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc học đã có đoạn viết: “Chúng tơi xin
đề nghị tất cả những ai, tất cả những cơ quan có dính đến lịch sử, văn hóa,
giáo dục, hành chính hãy cố gắng đọc ơng - dù chỉ một phần thôi cũng được
- rồi cùng nhau suy nghĩ nên làm gì để phát huy cái di sản tinh thần vĩ đại
của ơng. Đó chẳng phải là việc hết sức cần kíp lúc này của văn hóa, của
khoa học xã hội nhân văn, của chính trị - tư tưởng hay sao” [51; 11]. Tiếp
theo, phải kể đến cơng trình nghiên cứu Q trình chuyển biến tư tưởng
chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX qua các nhân vật tiêu biểu,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà nội, xuất bản năm 2007. Cuốn sách tập

trung trình bày và đánh giá vai trò của các nhân vật lịch sử cũng như quá
trình chuyển biến tư tưởng từ đó rút ra những bài học kinh nghệm cho cơng
cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay. Đặc biệt từ trang 224 đến trang 261, tác
giả đã trình bày và phân tích một số nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị
của Nguyễn An Ninh thể hiện sự chuyển biến, tiến bộ qua từng giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất: Nguyễn An Ninh du học tại Pháp; Giai đoạn thứ hai: Từ


13

năm 1922 đến năm 1929, Nguyễn An Ninh hoạt động trong nước; Giai đoạn
thứ ba: Từ năm 1931 đến năm 1943, Nguyễn An Ninh hoạt động trong nước
và bị giặc Pháp bắt giam cho đến ngày ơng mất. Nhìn chung, tác giả cuốn
sách đã nêu bật được những tiền đề hình thành tư tưởng, cũng như lập
trường, chủ trương, lý tưởng trong tư tưởng canh tân của Nguyễn An Ninh
trên tất cả các phương diện: Tơn giáo, chính trị, văn hóa, tư tưởng,... Từ đó
rút ra những đánh giá sâu sắc về giá trị và ý nghĩa lịch sử tư tưởng của
Nguyễn An Ninh với thực tế cách mạng của nước ta thời bấy giờ. Ngoài ra,
cũng cần phải kể đến tác phẩm Tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ
XIX, của PGS.TS. Dỗn Chính (chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia –
Sự thật, xuất bản năm 2012; Luận văn thạc sĩ triết học Quá trình chuyển biến
tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX của tác giả Phạm
Đào Thịnh, năm 2006; Luận án tiến sĩ triết học Bước chuyển tư tưởng chính
trị Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX – giá trị và bài học lịch sử.
Nhìn chung, tất cả các cơng trình nghiên cứu kể trên đều có những nghiên
cứu, nhận định và đánh giá khá sâu sắc và xác đáng về nội dung tư tưởng,
đặc điểm và ý nghĩa trong tư tưởng canh tân của Nguyễn An Ninh. Tuy
nhiên, những công trình ấy chỉ dừng lại ở việc đánh giá chung chung, chưa đi
sâu nghiên cứu từng chi tiết trong tưởng canh tân của Nguyễn An Ninh.
Thơng qua những cơng trình nghiên cứu nêu trên, có thể thấy, tư tưởng

của Nguyễn An Ninh đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Mỗi tác
giả lại tập trung vào một hoặc một số khía cạnh riêng về Nguyễn An Ninh
nhưng chưa có cơng trình nào mang tính chun biệt và tập trung đi sâu
nghiên cứu làm rõ tư tưởng canh tân của Nguyễn An Ninh từ đó rút ra ý
nghĩa lịch sử của nó. Tuy nhiên, những cơng trình kể trên đều là những tài
liệu quý báu để tác giả kế thừa, phát triển trong đề tài này.


14

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn: Làm rõ nội dung trong tư tưởng canh tân của
của Nguyễn An Ninh qua một số khía cạnh về kinh tế, chính trị, văn hóa,
giáo dục, tơn giáo. Từ đó rút ra ý nghĩa lịch sử trong tư tưởng canh tân của
Nguyễn An Ninh.
Nhiệm vụ của luận văn: Để đạt được mục đích của đề tài, thì nhiệm
vụ của luận văn được tác giả đặt ra giải quyết là:
Một là, trình bày, phân tích, làm rõ những điều kiện lịch sử - xã hội,
tiền đề lý luận và quá trình hình thành, phát triển tư tưởng canh tân của
Nguyễn An Ninh.
Hai là, trình bày, phân tích, làm rõ nội dung tư tưởng canh tân của
Nguyễn An Ninh thơng qua quan điểm về chính trị - xã hội; về văn hóa –
giáo dục; về tơn giáo.
Ba là, thơng qua nội dung tư tưởng canh tân của Nguyễn An Ninh từ
đó rút ra những đặc điểm, giá trị, hạn chế và ý nghĩa lịch sử trong tư tưởng
canh tân của Nguyễn An Ninh đối với sự nghiệp phát triển đất nước ở Việt
Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tư tưởng của Nguyễn An Ninh và ý nghĩa lịch
sử trong tư tưởng của ông.

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tư tưởng canh
tân của Nguyễn An Ninh và ý nghĩa lịch sử của nó.
5. Cơ sở và phƣơng pháp nghiên cứu
Về cơ sở lý luận, để đạt được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra
trong đề tài, khi nghiên cứu, trình bày luận văn này, tác giả dựa trên cơ sở
thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ


15

Chí Minh, trên quan điểm của Đảng, hiến pháp và pháp luật cuả nhà nước
nhằm định hướng cho việc nghiên cứu đề tài này.
Về phương pháp nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp cụ
thể như: phân tích văn bản học, lịch sử - logic, phân tích - tổng hợp, quy
nạp - diễn dịch, đối chiếu, so sánh… và góc độ tiếp cận của đề tài là từ góc
độ giá trị, góc độ lịch sử triết học.
6. Đóng góp mới của luận văn
Qua việc đi sâu nghiên cứu tư tưởng canh tân của Nguyễn An Ninh
luận văn góp phần hệ thống hóa làm sáng tỏ thêm nội dung tư tưởng canh
tân trong lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam cận hiện đại và chỉ ra giá trị tư
tưởng của ông đối với lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam.
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ
nghiên cứu, học tập bộ môn lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam giai đoạn
cận hiện đại.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục và danh mục tài liệu
tham khảo, kết cấu của luận văn gồm có hai chương, sáu tiết.


16


Chƣơng 1
ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN
CHO SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƢ TƢỞNG CANH TÂN
CỦA NGUYỄN AN NINH

1.1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI CHO SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT
TRIỂN TƢ TƢỞNG CANH TÂN CỦA NGUYỄN AN NINH

Tư tưởng là mặt tinh thần của đời sống xã hội phản ánh toàn bộ sinh
hoạt vật chất cùng toàn bộ điều kiện sinh hoạt vật chất của một thời đại nhất
định, là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng. Trong quá trình hình thành
và phát triển, tư tưởng ở bất kì giai đoạn lịch sử nào cũng đều xuất phát từ
những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Chính những điều kiện ấy đã trở
thành nhân tố quan trọng quyết định đến nội dung, tính chất, đặc điểm,
khuynh hướng vận động, biến đổi của tư tưởng chứ khơng phải hồn tồn
phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các nhà tư tưởng. Do vậy, trước khi
nghiên cứu về nội dung tư tưởng canh tân của Nguyễn An Ninh, chúng ta
phải tìm hiểu những điều kiện, tiền đề, những yếu tố nào đã góp phần cho
sự hình thành tư tưởng canh tân của ông.
1.1.1. Điều kiện lịch sử - xã hội thế giới cho sự hình thành, phát
triển tƣ tƣởng canh tân của Nguyễn An Ninh
Giai đoạn lịch sử cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là một giai đoạn lịch
sử có nhiều sự kiện và chuyển biến lịch sử quan trọng trên thế giới, những
biến động ấy đã tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển tư tưởng Việt
Nam ở giai đoạn này nói chung và tư tưởng canh tân của Nguyễn An Ninh
nói riêng. Trong đó:


17


Ở phương Tây, từ nửa sau thế kỷ XIX chủ nghĩa tư bản chuyển nhanh
từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền, đẩy lùi chế độ
phong kiến vào quá khứ. Điều này thể hiện ở năm đặc trưng cơ bản: Một là,
sự tập trung sản xuất và tư bản đạt đến mức độ phát triển rất cao, tạo thành
những tổ chức lũng đoạn có một vai trò quyết định trong sinh hoạt kinh tế;
Hai là, sự dung hợp tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp thành tư bản
tài chính; Ba là, việc xuất khẩu tư bản thời kỳ này trở thành vấn đề đặc biệt
quan trọng trong nền kinh tế tư bản; Bốn là, sự hình thành những khối liên
minh tư bản độc quyền chia nhau thế giới; Năm là, các cường quốc tư bản
đã hoàn thành việc chia đất đai trên thế giới. Công cuộc tiến hành xâm lược
các nước chậm phát triển của các nước tư bản đã tạo nên sự biến đổi sâu sắc
trên mọi mặt của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…
trên phạm vi toàn thế giới, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam.
Về kinh tế, giai cấp tư sản là giai cấp đầu tiên trong lịch sử đã áp dụng
khoa học – kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất, thúc đấy nền sản xuất phát
triển nhanh chóng và làm thay đổi diện mạo của đời sống xã hội. Điều này
đã được C.Mác và Ph.Ăngghen đánh giá: “Giai cấp tư sản trong quá trình
thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất
nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước gộp
lại” [14; 603]. Nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đã đặt ra u cầu bức
thiết về thị trường. Đó chính là ngun nhân sâu xa dẫn tới những cuộc
chiến tranh xâm lược các quốc gia phong kiến phương Đông, biến các quốc
gia này thành thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, mua bán nguyên vật
liệu, khai thác sức lao động và xuất khẩu tư bản của các nước đế quốc.
Nguyễn An Ninh đã dẫn lời Tagore để nói về nền văn minh công nghiệp
của Châu Âu giai đoạn này như sau: “Nền văn minh Châu Âu chỉ là một


18


chiếc máy nghiền. Nó tàn hại tất cả các dân tộc bị nó xâm chiếm, nó hủy
diệt mọi chủng tộc dám cả gan gây cản trở bước đường xâm lược của nó.
Đó là thứ văn minh của bọn ăn thịt người, áp chế kẻ yếu để làm giàu trên
lưng họ. Đâu đâu nó cũng gieo sự ganh ghét và hận thù, đâu đâu nó cũng vơ
vét sạch. Là một nền văn minh khoa học nhưng vơ nhân đạo. Nó trở nên
hùng mạnh nhờ tập trung mọi sức lực vào mục tiêu duy nhất là làm giàu…
Dưới chiêu bài yêu nước, nó lật lọng, tung ra màng lưới dối trá mà khơng
thấy tự hổ thẹn. Nó dựng lên những vị thần khổng lồ, đáng ghê tởm trong
các đền thờ, đó là thần “lợi nhuận”, vị thần duy nhất mà nó tơn thờ” [51;
234]. C.Mác và Ph.Ăngghen cũng đã nhận xét: “Nó buộc tất cả các dân tộc
phải thực hành phương thức sản xuất tư sản nếu không sẽ bị tiêu diệt; nó
buộc tất cả các dân tộc phải du nhập cái gọi là văn minh, nghĩa là phải trở
thành tư sản. Nói tóm lại, nó tạo cho ra nó một thế giới theo hình dạng của
nó” [15; 602]. Nguyễn An Ninh cũng chỉ ra sự thật trắng trợn rằng: “Việc
khai thác bóc lột thuộc địa, dù là của Pháp, của Hà Lan hay của Anh cũng
đều không hề là một “hành động khai hóa, mà là một hành động của sức
mạnh, hành động sức mạnh có chủ đích”. Nó chỉ là việc nơ lệ hóa các dân
tộc yếu thế và bóc lột các dân tộc này lâu chừng nào hay chừng ấy” [51;
674]. Từ đó, sự ý thức của những con người bị bóc lột, chèn ép lâu ngày đã
trỗi dậy, dẫn đến việc hình thành nên hàng loạt các phong trào đấu tranh của
các dân tộc thuộc địa trên khắp thế giới chống lại sự đô hộ của thực dân
xâm lược. Chính điều này đã tác động mạnh mẽ đến tư tưởng của các nhà
yêu nước trên khắp thế giới, nhất là ở các nước thuộc địa lúc bấy giờ, họ cố
gắng tìm ra con đường để giúp đỡ những người dân đang bị nơ dịch, nhằm
mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng con người, đem lại cho con người
một cuộc sống hạnh phúc.


19


Về chính trị, giai cấp tư sản thực hiện cuộc cách mạng xã hội lật đổ chế
độ phong kiến, thiết lập nên chế độ tư bản chủ nghĩa và xây dựng nền dân
chủ tư sản, tạo nên bước chuyển từ chế độ quân chủ sang dân chủ, từ quân
quyền sang pháp quyền. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đồng thời kéo
theo sự phát triển nhanh chóng của giai cấp công nhân. Đội ngũ công nhân
ở các nước này tăng lên đến hàng triệu người, trở thành lực lượng xã hội rất
quan trọng, đại diện cho lực lượng sản xuất mới, tiên tiến. Sự thống trị, bóc
lột của giai cấp tư sản đã làm nổi dậy những cuộc đấu tranh của giai cấp vô
sản chống lại giai cấp tư sản. Đúng như Nguyễn An Ninh nhận định:
“Khơng cịn muốn để các tên tư bản thuộc mọi màu da bóc lột, giai cấp lao
động đã tự tổ chức để bảo vệ quyền lợi của mình” [51; 577]. Sau thất bại
của công xã Pari năm 1871, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế
nhanh chóng được phục hồi. Các chính đảng của giai cấp công nhân lần
lượt ra đời, lãnh đạo phong trào đấu tranh và tiến tới thành lập Quốc tế thứ
hai. Phong trào công nhân quốc tế đã tiến tới đỉnh cao là cuộc bãi công của
công nhân Chicago ngày 01 tháng 05 năm 1886 và cuộc cách mạng Nga
1905 – 1907. Điểm nổi bật trong phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa tư
bản, giải phóng dân tộc của giai cấp vô sản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
là bên cạnh sự đoàn kết quốc tế giữa cơng nhân các nước tư bản đã có thêm
sự đồn kết giữa cơng nhân ở chính quốc với nhân dân các nước thuộc địa,
và giữa nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc với nhau. Đặc biệt, đầu
thế kỷ XX, phong trào dân chủ tư sản ở Đông Âu bắt đầu từ Cách mạng
Nga năm 1905 đã tạo thành một cao trào thức tỉnh của các dân tộc phương
Đông với hàng trăm triệu người hướng về một cuộc sống mới với ánh sáng
tự do. Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thành cơng, trước tình hình
đó, Nguyễn An Ninh phấn khởi nhận xét: “Chỉ vào những năm gần đây,


20


Quốc dân Đảng mới ấn định được học thuyết có phương châm là: Giải
phóng Trung Quốc để giải phóng mọi dân tộc bị áp bức. Nhưng hãy trả lại
cho nước Nga cách mạng những gì thuộc về nước này: Chính nước Nga đã
là nước đầu tiên công bố lý tưởng này để tập hợp Nhân loại đánh hạ chủ
nghĩa đế quốc tư bản chủ nghĩa” [51; 577]. Đối với nước Nga, đó là cuộc
cách mạng vơ sản, nhưng đối với các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga
thì đó cịn là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, bởi vì trước cách
mạng “nước Nga là nhà tù của các dân tộc”. Cuộc cách mạng vô sản ở nước
Nga thành công, các dân tộc thuộc địa của đế quốc Nga được giải phóng và
được hưởng quyền dân tộc tự quyết, kể cả quyền phân lập, hình thành nên
các quốc gia độc lập và quyền liên hợp, dẫn đến sự ra đời của Liên bang
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xơ Viết (1922). Nó làm cho phong trào cách
mạng vơ sản ở các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây và phong trào giải
phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phương Đơng có quan hệ mật thiết với
nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Như
vậy, phong trào cách mạng vô sản ở các nước tư bản đã ảnh hưởng mạnh
mẽ đến các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Đồng
thời có ảnh hưởng trực tiếp đến sự chuyển biến tư duy chính trị của các nhà
tư tưởng, trong đó có Nguyễn An Ninh, nó đã hướng ơng đến một tầm cao
mới về tư tưởng chính trị.
Về cơ cấu xã hội, ở phương Tây thời kỳ này cơ cấu xã hội có sự biến
đổi nhanh chóng. Bên cạnh giai cấp tư sản, địa chủ quý tộc, nông dân thì sự
ra đời và phát triển mạnh mẽ của giai cấp công nhân cả về số lượng và chất
lượng, dẫn đến hoàng loạt những cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống
lại mọi thủ đoạn áp bức của giai cấp tư sản. Phong trào cách mạng vơ sản
nhanh chóng lan rộng khắp thế giới và ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào



×