Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Tính cách nam bộ qua kịch bản cải lương của soạn giả trần hữu trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 120 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN MINH HIỀN

TÍNH CÁCH NAM BỘ
QUA KỊCH BẢN CẢI LƯƠNG
CỦA SOẠN GIẢ TRẦN HỮU TRANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC
MÃ SỐ: 60.31.06.40

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. MAI MỸ DUYÊN
Thành phần Hội đồng:
1.
2.
3.
4.
5.

TS. Nguyễn Văn Hiệu
PGS.TS. Huỳnh Quốc Thắng
TS. Đinh Văn Hạnh
TS. Đậu Thị Ánh Tuyết
TS Trần Phú Huệ Quang

Chủ tịch Hội đồng
Phản biện 1
Phản biện 2
Ủy viên Hội đồng
Thư ký Hội đồng


TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi. Các thông tin, số liệu trong luận văn là trung thực
và có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể. Kết quả nghiên cứu trong
luận văn là trung thực, khách quan.

Học viên cao học


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, Q Thầy Cơ khoa Văn hóa học đã
giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học tập tại trường.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Mai Mỹ Dun đã tận tình hướng
dẫn tơi hồn thành luận văn này.
Xin cảm ơn quý thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn đã dành thời gian và
công sức sửa chữa, đóng góp ý kiến quý báu để luận văn hoàn thiện hơn.
Xin cảm ơn Ban Giám đốc Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, các đồng
nghiệp đã giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành luận văn
của mình.
Cuối cùng, xin cảm ơn bố mẹ đã định hướng và động viên con trong quá trình
học tập từ lúc nhỏ cho tới ngày hơm nay.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2016
Học viên

Nguyễn Minh Hiền



MỤC LỤC

DẪN NHẬP ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................... 10
1.1 Khái niệm về tính cách và tính cách văn hóa vùng đất Nam bộ .............. 10
1.1.1 Tính cách ................................................................................................. 10
1.1.2 Tính cách văn hóa vùng đất Nam bộ ....................................................... 13
1.2 Cải lương Nam bộ - diễn trình và đặc điểm............................................... 17
1.2.1 Diễn trình lịch sử Cải lương Nam bộ ...................................................... 17
1.2.1.1 Giai đoạn hình thành ........................................................................ 17
1.2.1.2 Giai đoạn phát triển của nghệ thuật cải lương ................................. 19
1.2.2 Đặc điểm của nghệ thuật cải lương ......................................................... 22
1.3 Đôi nét về soạn giả Trần Hữu Trang .......................................................... 25
CHƯƠNG 2 TÍNH CÁCH NAM BỘ QUA CÁC NHÂN VẬT TRONG KỊCH
BẢN CẢI LƯƠNG CỦA SOẠN GIẢ TRẦN HỮU TRANG.............................. 31
2.1. Khái lược các kịch bản của soạn giả Trần Hữu Trang ............................ 31
2.1.1. Hoàn cảnh ra đời của các kịch bản ......................................................... 31
2.1.2. Nội dung các kịch bản ............................................................................ 31
2.1.3. Các tuyến nhân vật trong một kịch bản Cải lương ................................. 37
2.2. Biểu hiện tính cách Nam bộ phản ánh qua các nhân vật trong kịch bản39
2.2.1 Tính cách trọng nghĩa, hào hiệp, hiếu khách và tôn trọng lẽ phải của
người Nam bộ ................................................................................................... 40
2.2.2 Tính cách bộc trực, thẳng thắn của người Nam bộ ................................. 45
2.2.3 Tính bao dung, vị tha của người Nam bộ ................................................ 55
2.2.4 Tính thiết thực của người Nam bộ........................................................... 59
2.2.5 Tính cách tự chủ và độc lập trong suy nghĩ............................................. 63
CHƯƠNG 3 NHỮNG VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU................ 68
TÍNH CÁCH NAM BỘ QUA KỊCH BẢN CẢI LƯƠNG ................................... 68

CỦA SOẠN GIẢ TRẦN HỮU TRANG ............................................................... 68


3.1 Đối với đề tài nghiên cứu .............................................................................. 68
3.1.1 Giá trị đạo đức được rút ra được từ trong việc nghiên cứu tính cách Nam
bộ qua kịch bản Cải lương của soạn giả Trần Hữu Trang ................................ 69
3.1.2 Giá trị thẩm mỹ được rút ra được từ trong việc nghiên cứu tính cách
Nam bộ qua kịch bản Cải lương của soạn giả Trần Hữu Trang ....................... 72
3.2 Từ những nghiên cứu về tính cách Nam bộ trong kịch bản Cải lương của
soạn giả Trần Hữu Trang đến tính cách người Nam bộ trong thực tế đời
sống xã hội ........................................................................................................... 73
3.2.1 Từ những nghiên cứu về tính cách Nam bộ trong kịch bản Cải lương của
soạn giả Trần Hữu Trang đến tính cách người Nam bộ trong thực tế đời sống
xã hội những năm đầu hình thành và phát triển của nghệ thuật cải lương ....... 73
3.2.2 Từ những nghiên cứu về tính cách Nam bộ trong kịch bản Cải lương của
soạn giả Trần Hữu Trang đến tính cách người Nam bộ trong thực tế đời sống
xã hội hiện nay.................................................................................................. 75
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 82
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 90



1

DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước và con người Việt Nam ngày nay ln đón đầu những xu thế mới
của tiến trình hội nhập quốc tế. Tuy nhiên trước làn sóng này, việc bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hóa phải ln được đưa lên hàng đầu.

Trước tình hình đó, Đảng Cộng sản Việt Nam ln kiên định xây dựng và thực
hiện các chủ trương, đường lối, chính sách đổi mới đúng đắn nhằm phát huy những
giá trị truyền thống quý báu của dân tộc ta. Vì vậy trong Nghị quyết Hội nghị lần
thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về một số nhiệm vụ văn hóa,
văn nghệ những năm trước mắt đã khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của
xã hội, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là một mục tiêu
của chủ nghĩa xã hội” [86], Đại hội VIII của Đảng năm 1996 tiếp tục khẳng định:
“Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - xã hội” [90] và trong nội dung Nghị quyết Trung ương lần thứ
năm khóa VIII đã khẳng định: “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” [87]. Đây là cột mốc đánh dấu sự đổi mới toàn diện
trong tư duy về văn hóa của Đảng, là văn kiện mang tính cương lĩnh của Đảng về
văn hóa trong thời kỳ cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Hơn bao giờ hết, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa trong thời kỳ
mới ln được Đảng và Nhà nước quan tâm. Nghị quyết Trung ương năm khóa VIII
và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã đề ra định hướng xây dựng nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo tồn,
phát huy và phát triển các di sản văn hóa.
Việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể là hết sức quan trọng và
cần thiết nhằm giữ lại những tinh hoa văn hóa của dân tộc cho thế hệ ngày nay và
mai sau và nghệ thuật sân khấu cải lương là một trong những loại hình nghệ thuật
đang cần được bảo tồn và phát huy giá trị một cách sâu rộng trong quần chúng nhân
dân.


2

Trên thực tế những năm gần đây, nhu cầu tìm hiểu các giá trị văn hóa từ loại
hình nghệ thuật cải lương nói chung và từ những kịch bản cải lương vẫn có nhưng
khơng nhiều. Việc nghiên cứu này chưa thật sự đi vào chiều sâu để phát huy hết

được những giá trị văn hóa cịn ẩn chứa trong từng con chữ mà các tác giả muốn gởi
gắm vào đó.
Các kịch bản cải lương ln mang trong mình những thơng điệp mang tính xã
hội rất cao, khắc họa đậm nét về nhân cách con người Việt Nam, phản ánh một cách
sinh động phong tục tập qn, tín ngưỡng, tơn giáo cho đến các giá trị văn hóa tinh
thần cũng như những giai đoạn lịch sử, xã hội của từng thời kỳ nhất định. Các soạn
giả luôn nêu cao tinh thần bất khuất, trọng nghĩa khinh tài, bộc trực, thẳng thắn, sẵn
sàng hy sinh vì chính nghĩa của con người Việt Nam; mà trong đó tiêu biểu có Trần
Hữu Trang, một soạn giả lớn của nghệ thuật cải lương, người đã có cơng trong việc
ghi dấu ấn trên sân khấu cải lương với các vở diễn như: Đời cô Lựu, Tô Ánh
Nguyệt, Lan và Điệp (Hoa rơi cửa phật), Chị chồng tôi, Khi người điên biết yêu (vở
này viết chung với Nguyễn Thành Châu, Lê Hoài Nở) … Các sáng tác của ơng làm
nức lịng giới mộ điệu thơng qua các đề tài xốy sâu vào hiện thực xã hội, mơ tả
tính cách, nhân cách của con người nói chung và người Nam bộ là đối tượng cụ thể.
Việc nghiên cứu những đóng góp của soạn giả Trần Hữu Trang đối với lĩnh
vực văn hóa nghệ thuật nói chung mà cụ thể là nghệ thuật sân khấu cải lương thì
vẫn cịn khá thưa thớt, chủ yếu các nhà nghiên cứu đi trước chỉ dừng lại ở việc
nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp và phân tích một số trích đoạn đã hấp dẫn công
chúng của những vở tuồng cải lương nổi tiếng mà ơng đã đóng góp trong q trình
làm nghệ thuật của mình. Đó cũng là lý do tơi chọn nghiên cứu đề tài Tính cách
Nam bộ qua kịch bản cải lương của soạn giả Trần Hữu Trang. Trong phạm vi hiểu
biết của tôi đây là đề tài chưa được nghiên cứu trước đây. Bên cạnh đó, đây cũng là
một đề tài nhằm nghiên cứu về tính cách con người của vùng đất Nam bộ được soạn
giả khắc họa bằng hình tượng nghệ thuật trong những kịch bản cải lương, tạo một
phong cách sáng tác độc đáo so với những tác phẩm trước đó và cùng thời. Ngồi
ra, với mong muốn sau khi hồn thành đề tài tìm hiểu về tính cách Nam bộ qua các


3


kịch bản cải lương từ góc nhìn văn hóa học, phần nào đó đóng góp vào q trình
bảo tồn và phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật này trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Từ góc nhìn văn hóa học, việc nghiên cứu tính cách
Nam bộ qua các kịch bản cải lương có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Qua các kịch bản của
soạn giả Trần Hữu Trang thấy được tính cách của người Nam bộ dù trải qua những
chông gai, thử thách cũng không bao giờ khuất phục. Đồng thời cũng nhìn ra được
những chuyển biến tâm lý biểu hiện bằng ngôn ngữ, hành động của người Nam bộ
trong q trình tiếp xúc văn hóa phương Tây giai đoạn đầu thế kỷ XX khi Pháp đã
hoàn thiện bộ máy thống trị của thực dân trên đất nước ta.
Đối tượng nghiên cứu: là tính cách con người Nam bộ trong các kịch bản cải
lương của soạn giả Trần Hữu Trang. Để có nhận định khoa học về tính cách, luận
văn đi sâu phân tích những biểu hiện của nó trong các mối quan hệ gia đình, xã hội;
từ đó khắc họa được đặc trưng văn hóa vùng và những điều kiện tác động đến tính
cách của con người Nam bộ.
Phạm vi nghiên cứu: Tiếp cận và nghiên cứu các kịch bản cải lương của soạn
giả Trần Hữu Trang từ năm 1930 đến năm 1945. Việc chọn khoảng thời gian nói
trên để nghiên cứu vì đó là giai đoạn sáng tác “sung sức” nhất của soạn giả đồng
thời cũng là giai đoạn tuy không dài nhưng đời sống xã hội có nhiều chuyển biến
mạnh mẽ bởi sự giao lưu tiếp xúc giữa văn hóa truyền thống của Việt Nam và văn
hóa Phương Tây.
Trong những kịch bản cải lương của soạn giả Trần Hữu Trang, chúng tôi chắt
lọc và chọn 5 trong hơn 40 kịch bản. Bởi trên 2 lý do: đây là những kịch bản có ảnh
hưởng đến thị hiếu nghệ thuật của cơng chúng, có tính chất giáo dục và ý nghĩa về
mặt xã hội. Những kịch bản này làm nên tên tuổi của soạn giả Trần Hữu Trang và
còn được xem là “kịch bản kinh điển” được các thế hệ làm cải lương ngưỡng mộ,
học tập, dàn dựng, trình diễn.
Các kịch bản được nghiên cứu gồm:
- Tô Ánh Nguyệt



4

- Đời Cô Lựu
- Chị chồng tôi
- Lan và Điệp (Hoa rơi cửa phật)
- Khi người điên biết yêu (viết chung với Nguyễn Thành Châu, Lê Hoài Nở)
3. Lịch sử vấn đề
3.1 Từ trước tới nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu viết về loại hình nghệ
thuật cải lương; tuy nhiên phần lớn các tác giả viết về quá trình hình thành và phát
triển của nghệ thuật cải lương nói chung, từ giai đoạn phơi thai cho đến ngày nay;
có thể kể tên một số cơng trình nghiên cứu, như:
- “Nghệ thuật sân khấu Việt Nam” của tác giả Trần Văn Khải, Nhà xuất bản
Khai Trí, năm 1970. Cơng trình nghiên cứu này, khái quát quá trình hình thành
nghệ thuật cải lương ở Nam bộ. Trần Văn Khải đã mơ tả các loại hình nghệ thuật
thành 3 nhóm: hát bội, cải lương và thoại kịch.
- “Bước đầu tìm hiểu nghệ thuật cải lương” của tác giả Sỹ Tiến, Nhà xuất bản
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1984. Ơng trình bày về lược sử của nghệ thuật cải
lương, các vở diễn và các diễn viên tài danh của loại hình nghệ thuật này, cũng như
nêu lên nét nổi bật của cải lương miền Nam và cải lương miền Bắc, đặc biệt là sức
lan tỏa của cải lương miền Nam ra đến miền Bắc và hình thành nghệ thuật sân khấu
cải lương miền Bắc vô cùng đặc sắc không thua kém gì miền Nam.
- Nhà nghiên cứu Trương Bỉnh Tịng viết “Hồi ký những chặng đường sân
khấu” Nhà xuất bản Văn nghệ, năm 1995, là cơng trình viết về lược sử phát triển từ
nhạc tài tử, đến hình thức ca ra bộ và cải lương. Sau đó, ơng tiếp tục cho ra đời cơng
trình nghiên cứu “Nghệ thuật cải lương những trang sử” do Viện Sân khấu xuất
bản năm 1997. Công trình này nổi bật ở chỗ là tác giả đã sử dụng phương pháp mơ
tả, thống kê tiến trình lịch sử theo thời gian và sự kiện để dẫn chứng cho quá trình
hình thành và phát triển của nghệ thuật cải lương từ khi ra đời đến cuối thập niên 90
của thế kỷ XX. Đặc biệt ông đi sâu vào nghiên cứu nghệ thuật sân khấu cải lương

trong thời kỳ đấu tranh cách mạng để thấy được làn sóng nghệ thuật cũng có sức


5

ảnh hưởng mạnh mẽ trên mặt trận đấu tranh tư tưởng, làm hung đúc ý chí yêu nước,
tinh thần cách mạng của đại đa số quần chúng nhân dân.
- “Tiến trình văn nghệ miền Nam” của tác giả Nguyễn Q Thắng, Nhà xuất bản
Văn học, năm 1998 (tái bản). Tác giả đã lược sử về quá trình hình thành nghệ thuật
cải lương và giải thích về sức sống của nghệ thuật cải lương thơng qua tính bình dân
và tổng hợp của nó.
- “Địa chí Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh - tập 3, mảng nghệ thuật” do ông
Trần Văn Giàu và Trần Bạch Đằng chủ biên, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí
Minh, năm 1998; giới thiệu một số bài viết khái quát về quá trình hình thành và
phát triển của nghệ thuật cải lương cũng như giai đoạn khủng hoảng của nó, trong
đó có các bài viết:“Sân khấu cải lương” của tác giả Hoàng Như Mai, “Hát cải
lương trên chặng đường đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội” của ơng Trương Bỉnh
Tịng, “Nghệ thuật sân khấu cải lương thực trạng và triển vọng” của ông Nguyễn
Phúc.
- “Điều tra, phát huy sân khấu truyền thống tại Thành phố Hồ Chí Minh: Sân
khấu cải lương” chủ nhiệm đề tài: TS. Huỳnh Quốc Thắng, năm 2011. Đây là cuộc
điều tra xã hội học phục vụ cho đề tài mục tiêu Quốc gia nhằm tìm hiểu lý do cơng
chúng đi xem cải lương đồng thời khảo sát thị hiếu của công chúng đối với loại hình
nghệ thuật này.
- “Sân khấu cải lương Nam bộ” của tác giả Đỗ Dũng, Nhà xuất bản Trẻ, năm
2003 đã đưa ra khái niệm cơ bản về sân khấu cải lương. Trong cơng trình nghiên
cứu này, tác giả chủ yếu viết về cải lương Nam bộ từ năm 1918 đến năm 2000,
nhưng cũng có giới thiệu về sân khấu cải lương ở miền Bắc và Trung bộ.
- “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam – phần Thanh sắc” tái bản năm 2004 của
GS. TSKH Trần Ngọc Thêm. Trong cơng trình nghiên cứu này, ơng cũng đã có

nhiều luận điểm về việc nhận diện văn hóa học Việt Nam qua những đặc trưng của
nghệ thuật thanh sắc. Tác giả dùng phương pháp tiếp cận hệ thống cấu trúc và
phương pháp so sánh loại hình để lý giải cho đặc tính nghệ thuật.


6

- “Hồi ký 50 năm mê hát” của ông Vương Hồng Sển, Nhà xuất bản Trẻ, năm
2007. Đây là một cơng trình biên khảo viết về nguồn gốc và tiến trình hoạt động của
nghệ thuật cải lương Nam bộ trong 50 năm, với lối văn phong gần gũi, dung dị và
mang đậm tính chất Nam bộ, đồng thời chứa đựng nguồn tư liệu vô cùng phong phú
và xác thực.
- “100 năm nghệ thuật cải lương” của GS. Hoàng Chương, Nhà xuất bản Văn
hóa Thơng tin, năm 2013 nghiên cứu về lịch sử phát triển của nghệ thuật cải lương
nói chung và qua đó khẳng định các mặt tích cực, các giá trị của nghệ thuật cải
lương nhằm góp phần tạo nên bản sắc văn hố Việt Nam.
- “Văn hóa người Việt vùng Tây Nam bộ - phần nghệ thuật thanh sắc và hình
khối, mục Cải lương” do GS. TSKH Trần Ngọc Thêm chủ biên, Nhà xuất bản Văn
hóa Văn nghệ, năm 2013 đã sử dụng phương pháp lý thuyết kết hợp với thực
nghiệm, định tính bổ sung định lượng, trong đó phương pháp lý thuyết định tính là
chủ đạo để phân tích cụ thể về đối tượng được nghiên cứu.
3.2 Việc nghiên cứu tính cách của người Nam bộ nói chung đã và đang thu hút
sự quan tâm, đầu tư nghiên cứu của nhiều tác giả; tiêu biểu như:
- “Tính năng động và sáng tạo của người Việt sống trên đất phương Nam” của
nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng đăng trong Kỷ yếu của cuộc Hội thảo “Nam Bộ và
Nam Trung Bộ - Những vấn đề lịch sử thế kỷ XVII - XIX”, do Trường Đại học Sư
phạm, Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức năm 2002.
- Tác giả Dương Hồng Lộc đăng bài “Mấy suy nghĩ về tính khoan dung trong
văn hóa Nam Bộ” trên Tạp chí Khoa học Xã hội, số 3 (79), năm 2005.
- Tác giả Nguyễn Văn Kha – Viện Phát triển Bền vững vùng Nam bộ, cung

cấp cho người đọc cái nhìn tương quan giữa tính cách con người Nam Bộ với mơi
trường địa lý tự nhiên, lịch sử, đời sống sinh hoạt cộng đồng, v.v… trong bài viết
“Tính cách con người Nam bộ” đăng trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Bảo tồn và
phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội
nhập” năm 2009.


7

- “Sơn Nam nói về miền Nam, cá tính miền Nam và thuần phong mỹ tục Việt
Nam” của nhà văn Sơn Nam, do Nhà xuất bản Trẻ tái bản năm 2015. Tác giả giới
thiệu những nét riêng của Nam bộ, mà trong đó miêu tả về phong tục tập quán, đời
sống xã hội và tính cách người Nam bộ.
- “Tính cách văn hóa người Việt ở Nam bộ như một hệ thống” của GS. TSKH
Trần Ngọc Thêm. “Bài viết này cơng bố lần đầu với tên gọi "Tính cách văn hố
Nam Bộ" tại Hội thảo "Đồng bằng sơng Cửu Long: thực trạng và giải pháp để trở
thành vùng trọng điểm phát triển kinh tế giai đoạn 2006 - 2010" do Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ
chức năm 2006 và in trong sách cùng tên do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2006. Cơng bố lần hai (có sửa chữa và bổ sung) với
tên gọi "Tính cách văn hố Nam Bộ như một hệ thống" tại Hội thảo "Nam Bộ thời
kỳ cận đại" do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt
Nam tổ chức tại thành phố Cần Thơ ngày 4-3-2008”. [76] Bên cạnh đó là cơng trình
nghiên cứu mới nhất do GS. TSKH Trần Ngọc Thêm chủ biên, xuất bản năm 2013,
“Văn hóa người Việt vùng Tây Nam bộ - chương V: các đặc trưng tính cách văn
hóa của người Việt vùng Tây Nam bộ”.
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
4.1 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài “Tính cách Nam bộ qua kịch bản cải lương của soạn giả Trần Hữu
Trang” là sự kế thừa và phát huy giá trị các cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa

học đi trước. Vì vậy trong cơng trình nghiên cứu này, tơi sử dụng các phương pháp
nghiên cứu:
- Phương pháp tiếp cận liên ngành: Cải lương là một loại hình nghệ thuật, vì
vậy khi nghiên cứu, phân tích đánh giá phải dựa trên nhiều yếu tố, phân tích rõ loại
hình này trong các ngành khoa học khác nhau như: sử văn hóa, văn hóa học, nghệ
thuật học.
- Phương pháp tổng hợp, mơ tả và phân tích: nhằm tổng hợp, mơ tả, phân tích
về lịch sử hình thành và phát triển của nghệ thuật sân khấu cải lương; đồng thời,


8

khảo sát các kịch bản cải lương theo chiều sâu để có những phân tích, dẫn chứng cụ
thể và hợp lý nhằm làm nổi bật đặc điểm, tính cách, vai trò của con người Nam bộ
đã được khắc họa trong kịch bản.
- Phương pháp cấu trúc hệ thống: ở phương pháp này, mỗi câu chuyện trong
từng vở diễn được xem như là một cấu trúc nhỏ tạo nên một hệ thống lớn. Khi khảo
sát từng kịch bản sẽ định ra được những nét bản chất của đề tài đang nghiên cứu.
- Phương pháp lịch sử xã hội: được sử dụng trong việc làm rõ sự tác động và
ảnh hưởng của hồn cảnh lịch sử, xã hội tác động đến tính cách, đời sống văn hóa
của người Nam bộ được thể hiện trong các kịch bản cải lương của soạn giả Trần
Hữu Trang.
4.2 Nguồn tư liệu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã nghiên cứu các tài liệu thu thập
được từ các sách, báo, tạp chí của thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, thư viện trường Đại học Sân khấu Điện ảnh
Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, các tài liệu cơng bố
trên internet và các cơng trình khoa học của các nhà nghiên cứu trước đó.
5 Kết quả và đóng góp của luận văn
5.1 Ý nghĩa khoa học

Đề tài đóng góp một phần lý luận nghiên cứu nghệ thuật sân khấu cải lương và
tính cách con người Nam Bộ dưới góc nhìn văn hóa học (từ các kịch bản cải lương
của soạn giả Trần Hữu Trang luận văn cố gắng phác họa đậm thêm nét chân dung
về tính cách của con người Nam bộ).
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu các giá trị
văn hóa của nghệ thuật cải lương. Hoặc có thể sử dụng cho cơng tác quản lý văn
hóa nghệ thuật trong việc định hướng sáng tạo tác phẩm nghệ thuật hiện nay.
6 Bố cục
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn


9

Chương 2: Tính cách Nam bộ qua các nhân vật trong kịch bản cải lương của
soạn giả Trần Hữu Trang
Chương 3: Những vấn đề rút ra từ việc nghiên cứu tính cách Nam bộ qua kịch
bản cải lương của soạn giả Trần Hữu Trang


10

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1

Khái niệm về tính cách và tính cách văn hóa vùng đất Nam bộ

1.1.1 Tính cách

Từ xưa đến nay thời nào cũng vậy, vấn đề con người lúc nào cũng nhận được
sự quan tâm và đưa lên hàng đầu; tính đến nay đã có nhiều hệ tư tưởng khác nhau
nhằm nghiên cứu vấn đề này. Theo tư tưởng Phật giáo cho rằng: “Con người là sự
kết hợp giữa sắc và danh (vật chất và tinh thần). Cuộc sống vĩnh cửu là cõi Niết
bàn, nơi linh hồn con người được giải thoát để trở thành bất diệt” [89]. Tư tưởng
Phật giáo nghiên cứu con người theo triết lý siêu hình và hướng con người tới cái
thiện lương để tìm đến sự giác ngộ. Tuy nhiên, theo quan điểm Nho giáo thì việc
nghiên cứu con người lại đi sâu vào nghiên cứu về bản tính con người. Vì vậy,
Mạnh Tử đã đưa ra nhận định rằng: “nhân chi sơ, tính bản thiện” tức là con người
khi mới sinh ra đã thiện lương, nhưng do tác động, ảnh hưởng của mơi trường sống
bên ngồi làm cho con người nhiễm phải những thói hư tật xấu và vì vậy con người
cần phải rèn luyện để tu dưỡng đạo đức của mình. Tuy nhiên, Tuân Tử lại cho rằng:
“nhân chi sơ tính bản ác” có nghĩa là bản chất con người khi mới sinh ra là đã ác,
cần phải cải biến và chống lại cái ác ấy thì con người mới tốt được. Nhưng nhìn
chung theo tư tưởng Nho giáo thì nhận định con người một cách tổng quát như sau:
Nhân chi sơ, tính bổn thiện; tính tương cận, tập tương viễn. Cẩu bất
giáo, tính nãi thiên; Giáo chi đạo, quý dĩ chuyên.” tức là “Phàm con
người ta mới sinh ra đều có cái bản tánh tốt lành. Vì cái tánh lành ấy
giống nhau nên giúp họ gần nhau; nhưng khi lớn lên, hòa nhập với xã
hội, nhiễm nhiều thói tục ở đời khiến cho tính tình của họ khác đi và
thành ra xa nhau. Nếu như con người ta chẳng được giáo dục, dạy dỗ thì
tánh lành thuở ban đầu ấy sẽ trở nên thay đổi tùy theo môi trường mà họ


11

tiếp xúc. Về đường lối giáo dục, dạy dỗ con cái thì lấy đức chun làm
trọng [88].
Cịn trong tư tưởng triết học Mác - Lê Nin lại nhận định rằng: “Bản chất của
con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”, tức là theo hệ tư tưởng này thì

con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội; mà ở đó mặt
sinh vật bao gồm có cơ thể sống của con người và các nhu cầu cơ bản, những quy
luật sinh học chi phối đến đời sống của cơ thể con người; mặt xã hội là những hoạt
động xã hội, đời sống tinh thần của con người sinh sống trong xã hội đó. Vấn đề
con người và bản chất con người cũng được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm hàng
đầu. Người khẳng định rằng:
“… Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền;
Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn,
Phần nhiều do giáo dục mà nên”. (Nửa đêm – Nhật ký trong tù)
Xét trên tổng thể các hệ tư tưởng lớn như: tư tưởng Phật giáo, Nho giáo, Mác Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh thì vấn đề con người, bản chất con người luôn là
mối quan tâm hàng đầu. Con người là chủ thể của mọi hoạt động sống từ các nhu
cầu cơ bản như ăn, mặc, ở, đi lại, cho đến việc tham gia vào các quá trình học tập,
lao động và giao tiếp hàng ngày mà tính cách con người dần được hình thành và
phát triển.
Về sau này, theo các nhà nghiên cứu của thế kỷ XX cũng đưa ra những nhận
định chung về tính cách con người, như trong Từ điển Bách khoa quyển 4 đã chia
tính cách thành 3 loại:
Tính cách (ở góc độ giáo dục) là sự kết hợp độc đáo các đặc điểm
tâm lý ổn định của từng người. Tính cách có khi gọi là tính nết, là nội
dung của hành vi và quy định phương thức hành vi đặc trưng của người
đó trong những điều kiện và hoàn cảnh sống nhất định, thể hiện thái độ
đã được củng cố trong những phương thức hành vi quen thuộc [14,
tr.427].


12

Tính cách (ở góc độ văn học) là tổng thể những đặc điểm tâm lí của
nhân vật biểu hiện trong đời sống, trong cách xử sự và trong thái độ của
nhân vật ở các tình huống cụ thể. Mỗi nhân vật có một tình cảm riêng

làm cho nhân vật này phân biệt với các nhân vật khác, xác định được vị
trí và chức năng của nó trong cốt truyện của tác phẩm. “Trong tiểu
thuyết, truyện ngắn, kịch, nhân vật phải có tình cảm thì mới bảo đảm
được tính chân thực, tính sinh động và cao hơn nữa là tính điển hình xã
hội sắc nét của nó” [14, tr.427]. Cịn như tính cách được xét ở góc độ sân
khấu thì:
Tính cách (ở góc độ sân khấu) là tổng thể những đặc điểm tâm lí ổn
định trong cách xử sự của nhân vật kịch, biểu hiện thái độ điển hình của
nhân vật trong những hồn cảnh điển hình. Được miêu tả thơng qua hành
động của nhân vật diễn biến trong suốt quá trình xung đột kịch; được cụ
thể hóa thơng qua hành vi ngôn ngữ (điệu bộ, cử chỉ) [14, tr.427].
Các loại tính cách này được sắp xếp theo khuynh hướng loại hình: giáo dục,
văn học và sân khấu, mỗi loại là một hướng nghiên cứu cụ thể và rõ ràng. Tuy
nhiên, một định nghĩa khác về tính cách cũng được nêu ra nhưng không được rõ
ràng và cụ thể như vậy: “Tính cách là đặc điểm của từng người hay từng vật làm
cho phân biệt được với người hay vật khác” [45, tr.791]. Định nghĩa này khá chung
chung và không nêu bật cụ thể là tính cách đó là tính cách của con người hay con
vật.
“Tính cách là những nét riêng nổi bật vốn có ở mỗi con người, mỗi dân tộc:
mỗi con người có một tính cách riêng” [56, tr.1651] hay “Tính cách là tổng thể nói
chung những đặc điểm tâm lí ổn định trong cách ứng xử của mỗi người, biểu hiện
thái độ điển hình của người đó trong những hồn cảnh điển hình. Mỗi người một
tính cách” [55, tr.1278].
“Theo từ điển triết học của Liên Xô định nghĩa, tính cách là tồn bộ các đặc
điểm tâm lý vững bền ở một con người, phụ thuộc vào các điều kiện sinh sống của
anh ta và biểu hiện trong các hành vi” [48, tr.642]. Wikipedia tiếng Nga coi “tính


13


cách là cấu trúc của những tính chất tâm lý bền vững, tương đối ổn định, quy định
những đặc điểm quan hệ và hành vi của con người” [48, tr.642].
Tóm lại, từ những khái niệm mà các nhà nghiên cứu hiện nay nêu ra về tính
cách của con người nói chung có thể thấy rằng, các nhà nghiên cứu này xem tính
cách của con người là những đặc điểm nội tâm riêng của người đó và nó ảnh hưởng
sâu sắc đến tư duy, lời nói, hành động mà người đó thể hiện. Tính cách con người là
một thuộc tính tâm lí của cá nhân con người, bao gồm: thái độ, hành vi của người
đó với hiện thực thể hiện trong cách ứng xử với môi trường xung quanh và trong
giao tiếp hàng ngày.
Tuy nhiên đối với đề tài luận văn này, khơng chỉ khái qt hóa khái niệm
“Tính cách” nói chung mà nghiên cứu đối tượng cụ thể là tính cách của con người
Nam bộ; được xem là tính cách chung của một cộng đồng dân cư cùng cư trú, sinh
hoạt ở vùng Nam bộ. Như nhận định của Trần Ngọc Thêm, tính cách cộng đồng là
“hệ thống các đặc điểm tương đối bền vững của một cộng đồng người (chủ thể)
trong điều kiện không gian và thời gian sinh tồn cụ thể của họ” [47, tr.98].
1.1.2 Tính cách văn hóa vùng đất Nam bộ
Từ trước đến nay, đã có rất nhiều nhà khoa học tiến hành các cơng trình
nghiên cứu lớn, nhỏ khác nhau về văn hóa vùng; mà ở đó, những nhà nghiên cứu
này đã phân tích, đút kết và đưa ra các khái niệm chung, như:
Vùng văn hóa/văn hóa vùng là một thực thể văn hóa bao gồm
những nét đặc trưng, những sắc thái riêng mà các vùng khác khơng có
hoặc có nhưng khơng điển hình, khơng tiêu biểu. Những nét đặc trưng
văn hóa vùng thể hiện trên những lĩnh vực văn hóa vật thể và phi vật thể,
trên các lĩnh vực kinh tế (làm ruộng nước hay nương rẫy, trồng trọt hay
tiến hành kinh tế chiếm đoạt, thừa hưởng của cải sẵn có của thiên nhiên),
văn hóa vật chất (nhà cửa, y phục, trang sức, ăn uống, phương tiện di
chuyển), văn hóa xã hội (các chu kì trong đời người: cưới xin, xin đẻ, ma


14


chay, lối sống, nếp sống), văn hóa tinh thần (tín ngưỡng, lễ hội, văn hóa
dân gian, sinh hoạt cộng đồng) [14, tr.818].
Theo Trần Ngọc Thêm nhận định: “Theo nghĩa rộng, văn hóa vùng
là văn hóa của cộng đồng cư dân sinh tồn trên phạm vi một không gian
giới hạn bởi tiêu chí hành chính, địa lý, văn hóa, hoặc một tiêu chí bất kỳ
nào khác”…Theo nghĩa hẹp, văn hóa vùng là văn hóa của cộng đồng cư
dân sinh tồn trên phạm vi một khơng gian có sự thống nhất về những đặc
trưng văn hóa; nói cách khác, văn hóa vùng là văn hóa của một vùng văn
hóa” [48, tr.37].
Cịn tính cách văn hóa vùng được hiểu là tính cách của con người sinh sống
trên một khu vực mà có thể hiểu là trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia. Theo như
đề tài đang nghiên cứu thì đây là việc nghiên cứu tính cách con người Nam bộ trên
lãnh thổ nước Việt Nam, cịn xét rộng thêm nữa thì đó là việc nghiên cứu tính cách
văn hóa của vùng đất Nam bộ nói chung. Bởi vì, “Văn hóa và tính cách của con
người, một mặt phụ thuộc vào đặc điểm địa lý, sinh thái ở mỗi vùng miền, mặt khác
lại phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể trong từng giai đoạn lịch sử” [18, tr.104].
Ở mức độ cụ thể theo đề tài này, tơi chọn khái niệm văn hóa vùng theo nghĩa
hẹp của Trần Ngọc Thêm để nhấn mạnh tính cách văn hóa vùng đất Nam bộ là
khơng gian mà đề tài nghiên cứu.
Việc nghiên cứu văn hóa Nam bộ và tính cách con người Nam bộ ln là đề
tài nghiên cứu đầy sức lôi cuốn đối với các nhà khoa học và các nhà khảo cứu địa
phương. Trong số đó có nhà văn Sơn Nam (cịn được giới nghiên cứu văn hóa gọi là
ơng già Nam bộ), là một trong những người tiên phong trong việc khảo sát tính cách
con người Nam bộ. Ông đi nhiều, viết nhiều và miêu tả cụ thể về con người và vùng
đất Nam bộ thông qua các tác phẩm như: hương rừng Cà Mau, vọc nước giỡn
trăng, một cuộc biển dâu, bắt sấu rừng U Minh hạ, biển cỏ miền Tây... Các tác
phẩm này miêu tả đậm nét tính chân phương, mộc mạc, chất phác và đầy nghĩa khí,
hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài của con người Nam bộ. Ta có thể thấy điển hình tính
cách của con người Nam bộ thơng qua một đoạn trích như sau:



15

Sự hào hiệp của con người Nam Bộ còn được thể hiện ở chỗ gặp
việc nghĩa phải làm, làm vì bổn phận chứ không phải để cầu vinh. Cho
nên khi chú Tư Đức giết xong con sấu, kiểm lâm Rốp kêu “chú làm chức
“bếp” ăn lương mỗi tháng mười lăm đồng bạc” thì chú Tư Đức cười: “Vì
đất nước chứ đâu phải vì danh vì lợi. Sách có chữ: “Kiến nghĩa bất vi vô
dõng giả, lâm nguy bất cứu mạc anh hùng”” [60].
Người Nam bộ là như vậy, tính cách của họ luôn khẳng khái gặp việc nghĩa là
làm, làm vì trách nhiệm với mọi người xung quanh chứ khơng mưu cầu danh lợi
riêng cho bản thân mình. Cũng vì vậy nên người Nam bộ luôn khẳng khái, ghét
những điều giả dối và khơng chân thật.
Cũng chính vì con người Nam Bộ nghĩa khí như thế nên họ khơng
thể nào chấp nhận được sự lừa lọc, giả dối. Bởi vậy, lúc đầu khi thầy Hai
rắn loan tin là mình có bùa bắt rắn của Phật Thầy Tây An ở núi Sam
truyền lại thì bà con ở rạch Thuồng Luồng phản đối: “Nói dóc! Chân ướt
chân ráo mới tới xứ này mà không để cho người ta thương!” [60].
Người Nam bộ khơng chỉ mộc mạc, chất phác, đầy nghĩa khí, trọng nghĩa
khinh tài mà trong những tác phẩm của nhà văn Sơn Nam, ơng mơ tả người Nam bộ
cịn là những con người giàu lòng yêu quê hương, đất nước.
Con người yêu quê hương, đất nước trong truyện ngắn Sơn Nam
không phải lúc nào cũng trực tiếp cầm súng chiến đấu, mà có khi ở họ
bàng bạc một tấm lịng nhớ quê, khắc khoải khi quê hương rơi vào tay
giặc… Ông già Từ Thơng cảm thấy đau xót, ngậm ngùi như có lỗi với
quê hương, đất nước: “Một nỗi buồn len vào tâm não ơng Từ Thơng.
Ơng nghe gió thổi bốn bề, lạnh lùng. Lương tri như rực sáng nhắc nhở
ông món nợ gì đối với đồng bào, giang sơn. Khơng giúp nước được thì ít
ra ơng cũng cần biết những gì xảy ra đau buồn trong nước. Cây có cội.

Nước có nguồn. Chim có tổ. Cá có hang. Đơi mắt già của ơng Từ Thơng
ngẩn ngơ nhìn mn lớp sóng cồn. Chân trời u ám, mấy đám mây tang


16

bay thấp là đà… Ông hổ thẹn, tủi bấy phận mình khơng bằng con đỗ
qun đêm hè kêu khắc khoải” [60].
Trong giai đoạn hiện nay, cũng có nhiều nhà văn, nhà báo viết về vùng đất
cũng như tính cách con người Nam bộ, nhưng nổi bật có nhà báo Phan Quang. Ơng
đã có cái nhìn cụ thể hơn đối với vùng đất Nam bộ, đặc biệt là trong tác phẩm Đồng
bằng sơng Cửu Long của mình.
Ngịi bút của Phan Quang miêu tả sống động vùng đất mới, giàu
tiềm năng là Đồng bằng sông Cửu Long. Những bài viết đặc sắc, giàu
thơng tin, tự nó đã khẳng định sự phong phú, đa dạng của tập bút ký tràn
đầy hơi thở cuộc sống với nhiều chủ đề phong phú, đa dạng như: Dải đất
đa dạng ẩn giấu nhiều bí tàng của trời đất; Cửu Long sông Mẹ và những
tặng phẩm của thiên nhiên; Vùng lúa hình thành qua nước mắt và mồ
hơi; Ruộng và người làm ruộng; Trong cảnh lúa đầy đồng, cá đầy ruộng;
Một vùng đầy trái ngược; Qua những tên đất, tên sơng; Nghĩ về tính cách
con người [78].
Và cũng trong cơng trình khảo cứu về Đồng bằng sơng Cửu Long, Phan
Quang đã có những ghi chép cụ thể như sau:
Nghĩ về tính cách con người (Nam bộ), Phan Quang khảo cứu, sử
dụng cứ liệu lịch sử, đặc điểm cư dân, xuất phát từ điều kiện tự nhiên xã hội - điều kiện lịch sử một cách biện chứng, từ đó qua phân tích và
cảm nhận của mình vẽ nên tính cách - chân dung con người vùng châu
thổ có chiều sâu. Năm đặc điểm nổi bật trong tính cách của người nơng
dân Nam bộ, theo Phan Quang là:“Lịng u nước nồng nàn và kiên
định; Dũng cảm, ngang tàng, phóng khoáng; Hiếu khách, trọng nghĩa
khinh tài; Sẵn sàng tiếp thu cái mới; Bộc trực, ăn nói thẳng thắn, ít khi

văn hoa, rào đón” [78].
Tóm lại, mỗi con người từ khi được sinh ra cho đến khi trưởng thành thì tính
cách của mỗi con người ấy dần được hình thành và phát triển theo thời gian để từ đó
họ trở thành một cá thể độc lập. Bản thân của mỗi người sẽ có một loại tính cách


17

khác nhau, qua thời gian, khơng gian thì tính cách ấy càng ngày càng phát triển
mạnh mẽ. Tính cách của mỗi con người được nhận biết thông qua việc ứng xử ra
bên ngồi của con người đó. Đặc biệt, ở mỗi vùng lãnh thổ khác nhau, hoàn cảnh
sống khác nhau, tơn giáo, tín ngưỡng cũng như văn hóa khác nhau thì tính cách con
người ở những nơi ấy sẽ khác với con người ở những nơi khác. Tuy nhiên, do có
cùng một khơng gian sống, cùng một điều kiện lịch sử, xã hội cụ thể mà con người
ở những nơi đó có tính cách giống nhau, mà ta tạm gọi là tính cách văn hóa vùng
theo như đề tài này nghiên cứu.
1.2

Cải lương Nam bộ - diễn trình và đặc điểm
Cải lương là một loại hình nghệ thuật sân khấu đặc sắc và mang đậm tính Nam

bộ; ngay từ khi ra đời cải lương đã có nhiều ảnh hưởng đến đời sống, văn hóa, xã
hội của người đương thời. Các tác phẩm mang những thông điệp của cuộc sống; mà
ở đó là những câu chuyện tình u, tình mẫu tử, mối quan hệ gia đình, sự trọng nam
khinh nữ, những vấn đề mang tính lịch sử xã hội chất chứa những tâm tư, nguyện
vọng của người dân yêu nước hay chỉ đơn thuần là nói lên thực trạng xã hội đương
thời... Tuy nhiên trên chặng đường phát triển của mình, nghệ thuật sân khấu cải
lương cũng có những bước thăng trầm cùng năm tháng của lịch sử; có thể tạm chia
thành các giai đoạn sau:
1.2.1 Diễn trình lịch sử Cải lương Nam bộ

1.2.1.1 Giai đoạn hình thành
Những năm đầu của thế kỷ XX, ở Nam bộ trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật
xuất hiện nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau. Mỗi loại hình là một dáng vẻ
riêng biệt, mức độ tồn tại của các loại hình này dựa vào sự đón nhận của cơng
chúng, như hát bội là một ví dụ. Nếu sự đón nhận của cơng chúng thế hệ trước là
nồng nhiệt vì họ cịn mang nhiều tư tưởng phong kiến thì đối với lớp khán giả
của đầu thế kỷ XX, những con người theo tư tưởng phương Tây thì họ hồn tồn
khơng thích ứng được và rất lạ lẫm:


18

Những tích hát ngợi ca trung hiếu, tiết nghĩa, đã làm xúc động
bao nhiêu thế hệ khán giả trước, mang ý thức hệ phong kiến, không
được lớp khán giả mới mang ý thức hệ tư sản tán thưởng, các nhân vật
vua quan, thái sư, phị mã, cơng chúa, ngun sối đối với họ xa lạ.
Những lời văn biền ngẫu tượng trưng, có khi tồn là chữ Nho họ
khơng hiểu nên khơng thích. Những điệu bộ nặng tính ước lệ, họ so
sánh với cách diễn tự nhiên của các đoàn kịch từ Pháp sang trình diễn
và họ thấy vơ lý, buồn cười [12, tr.171].
Còn ở mảng sân khấu:
Những gánh hát Tiều, mang những cái tên gọi như gánh hát Thùng
Xanh, Thùng đen, hoặc Thùng Đỏ, từ Trung Quốc sang lưu diễn, hoặc do
người Hoa ở tại chỗ thành lập. Về kịch nói, chưa có đồn kịch nước
ngồi vào diễn, nhưng đã thấy xuất hiện những kịch bản nổi tiếng thế
giới được lưu hành bằng chữ Pháp. Có tác phẩm đã được dịch, như Ông
Cả Kiết (L’Avare), Trưởng Giả Học Làm Sang (Le Bourgeois gentil
lomme), Người Bịnh Tưởng (Le Malade imaginaire)… đã được một số
sinh viên và cơng chức Sài Gịn dàn dựng và thỉnh thoảng biểu diễn
trước công chúng [50, tr.22].

Khi phong trào ca nhạc tài tử phát triển thì có 2 nhóm tài tử nổi nhất, là
nhóm tài tử miền Tây và nhóm tài tử miền Đơng mà đứng đầu mỗi nhóm là các
ơng Lê Bình An (chủ gánh hát Bầu An), Lê Tài Khị và ông Nguyễn Quang Đại
(tức Ba Đợi). Ngồi ra cịn có các nhóm nhạc sư tài hoa ở Sài Gòn, họ là người
miền Trung vào Sài Gòn và Nam kỳ lục tỉnh để dạy đờn. Vì vậy mà nhạc tài tử
rất phong phú với các bài bản chia thành 10 bộ, như: nhất lý, nhì ngâm, tam
nam, tứ oán, ngũ điểm, lục xuất, thất chánh, bát ngự, cửu nhĩ, thập thủ liên huờn.
Các ban nhạc biểu diễn thường xuyên, sáng tác và thể hiện tài năng thơng qua
nhiều hình thức khác nhau, từ đó mà lối ca ra bộ ra đời. Đây là bước ngoặt quan
trọng để hình thành nghệ thuật sân khấu cải lương.


19

Khoảng năm 1911, ông Trần Chánh Chiếu chủ khách sạn Minh Tân ở Mỹ Tho
(nay là thành phố thuộc tỉnh Tiền Giang) mời ban tài tử Nguyễn Tống Triều biểu
diễn lối ca ra bộ và được khán giả tại khách sạn hoan nghênh nhiệt liệt. Tuy nhiên,
đưa cải lương từ lối hát sơ khai phát triển nhanh thành nghệ thuật sân khấu hồn
chỉnh (từ khơng gian biểu diễn, kỹ thuật diễn xuất, hoàn chỉnh vở diễn và những
phương tiện kỹ thuật hỗ trợ cho biểu diễn) là công gầy dựng của thầy Năm Tú
(Châu Văn Tú). Thầy Năm Tú xây rạp hát như rạp ở Châu Âu, mướn họa sĩ vẽ tranh
phong cảnh như tranh thủy mặc, trang trí phơng màn như các rạp hát Tây ở Sài
Gòn, hợp đồng đào kép biểu diễn, ngồi ra cịn đầu tư mạnh cho các trang phục biểu
diễn và rước ông Trương Duy Toản về soạn tuồng.
Ngoài gánh hát của Thầy Năm Tú thì lúc bấy giờ cũng có những gánh hát lớn,
được đầu tư quy mơ và có tên tuổi như: Tân Phước Nam, Đồng Ban Nam, Nam
Đồng Ban. Các gánh này được thành lập ở các tỉnh và cũng đã lên Sài Gịn trình
diễn. Tuy nhiên, ở Sài Gịn giữa năm 1920 gánh hát Tân Thinh được thành lập.
“Gánh này dùng danh hiệu đoàn hát cải lương và dưới bảng hiệu có đơi liễn nêu
mục đích tơn chỉ của gánh: Cải cách hát ca theo tiến bộ. Lương truyền tuồng tích

sánh văn minh” [12, tr.176].
Ban đầu, các vở cải lương chỉ gồm có: Lục Vân Tiên, Truyện Kiều, Lưu Bình
Dương Lễ… đa phần là những truyện Nôm. Về sau các soạn giả viết thêm các đề tài
về xã hội, gia đình Việt Nam và từ đó cũng chia rạch rịi 2 loại: tuồng Tàu và tuồng
Tây hay còn gọi là tuồng xã hội.
Các vở tuồng này mang đậm tính trữ tình, tự sự và cùng với những lời ca,
tiếng hát cùng điệu bộ đã làm tăng sự kịch tính của nội dung và làm nổi bật tính
cách của nhân vật trong câu chuyện được miêu tả trên sân khấu.
1.2.1.2 Giai đoạn phát triển của nghệ thuật cải lương
Trên chặng đường phát triển của mình, nghệ thuật cải lương có những bước
thăng trầm cùng năm tháng của lịch sử; có thể tạm chia thành các giai đoạn sau:


×