Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên nhiễm hiv

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1003.74 KB, 67 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP.HCM
KHOA CÔNG TÁC HỘI
____________________

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2016
Tên cơng trình:

NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ CỦA
TRẺ VỊ THÀNH NIÊN NHIỄM HIV/AIDS
(Điển cứu: Mái ấm Mai Tâm, Bình Triệu, Thủ Đức, TP.HCM)
Sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm

Hồ Như Ý, lớp K07, khoa Công tác xã hội

Thành viên

Vũ Thị Thu Trâm, lớp K07, khoa Công tác xã hội
Lê Kim Trâm, lớp K07, khoa Công tác xã hội
Đỗ Trinh Trong, lớp K07, khoa Công tác xã hội

Giáo viên hướng dẫn:

Thạc sỹ. Phạm Thị Tâm, Giảng viên khoa Công tác xã hội.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 03 năm 2016


MỤCLỤC


TĨM TẮT CƠNG TRÌNH .................................................................................................. 1
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 7
I.

Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 7

II.

Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 9

1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................................................ 9
2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................................. 9
III.

Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu......................................................... 9

1. Đối tượng ........................................................................................................................ 9
2. Khách thể ....................................................................................................................... 9
3. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 9
IV.

Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn....................................................................... 10

1. Ý nghĩa lý luận ............................................................................................................. 10
2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................................... 10
V.

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 10

1. Phương pháp luận ....................................................................................................... 10

2. Các phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật điều tra. ................................................ 10
2.1.

Phương pháp định lượng ........................................................................................ 10

2.2.

Phương pháp định tính............................................................................................ 11

2.3.

Một số phương pháp xử lý số liệu .......................................................................... 11

VI.

Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................. 12

VII.

Kết cấu bài nghiên cứu: Đề tài gồm có 3 phần .................................................. 12

VIII.

Khung phân tích ................................................................................................... 13

PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................................. 14
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................. 14
1



I.

Tổng quan tình hình nghiên cứu................................................................................ 14

1.1.

Thế giới ..................................................................................................................... 14

1.2.

Việt Nam ................................................................................................................... 16

II.

Lý thuyết ứng dụng.................................................................................................. 20

1. Thuyết nhu cầu Abraham Maslow ............................................................................ 20
2. Thuyết hành động của Max Weber ........................................................................... 22
3. Thuyết hệ thống sinh thái ........................................................................................... 23
III.

Các khái niệm có liên quan ..................................................................................... 23

IV.

Tổng quan cơ sở Mai Tâm ...................................................................................... 25

1. Lịch sử hình thành - quá trình hoạt động. ................................................................ 25
2. Mục đích, sứ mạng ...................................................................................................... 28
2.1.


Mục đích ................................................................................................................... 28

2.2.

Sứ mạng .................................................................................................................... 29

3. Cơ cấu nhân sự ............................................................................................................ 29
4. Sơ đồ tổ chức ................................................................................................................ 30
5. Vốn/ nguồn tài ngun ................................................................................................ 31
6. Các hình thức đóng góp, hỗ trợ ................................................................................. 32
6.1.

Đóng góp hiện kim - hiện vật. ................................................................................. 32

6.2.

Chương trình học bổng. .......................................................................................... 32

7. Các đối tượng và điều kiện hưởng lợi ....................................................................... 32
8. Các hoạt động và dịch vụ đã và đang thực hiện. ...................................................... 33
9. Điểm mạnh và điểm yếu ............................................................................................. 33
10.

Tình nguyện viên và thực tập sinh ......................................................................... 34

V.

Đặc điểm tâm lý chung của trẻ vị thành niên nhiễm HIV. .................................. 34


2


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ CỦA TRẺ
VỊ THÀNH NIÊN NHIỄM HIV/AISD TẠI CƠ SỞ BẢO TRỢ MAI TÂM ................ 36
I.

Thực trạng những khó khăn mà trẻ vị thành niên nhiễm HIV/AIDS gặp phải.... 36

II.

Các cách ứng phó của trẻ khi gặp khó khăn ......................................................... 38

III.

Nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên nhiễm HIV. .............................. 40

1. Mức độ mong muốn được tham vấn tâm lý .............................................................. 40
2. Các lĩnh vực mà trẻ mong muốn được tham vấn tâm lý ......................................... 42
2.1.

Bộc lộ tình trạng nhiễm HIV .................................................................................. 42

2.2.

Chăm sóc thể chất và vệ sinh cá nhân.................................................................... 43

2.3.

Chăm sóc dinh dưỡng. ............................................................................................. 43


2.4.

Giáo dục giới tính cho trẻ. ....................................................................................... 43

3. Hình thức tham vấn tâm lý được trẻ mong đợi ........................................................ 45
Biểu đồ: Hình thức tham vấn tâm lý được trẻ mong đợi .............................................. 45
IV.

Một số rào cản về nhận thức của trẻ và nhân viên trong việc đáp ứng nhu cầu

tham vấn tâm lí của trẻ vị thành niên bị nhiễm HIV tại các mái ấm ............................ 46
1. Rào cản về khả năng tiếp cận các dịch vụ tham vấn tâm lí..................................... 46
2. Rào cản về nhận thức của trẻ và các nhân viên về tầm quan trọng của việc tham
vấn tâm lí cho trẻ vị thành niên nhiễm HIV .................................................................... 48
PHẦN KẾT LUẬN............................................................................................................. 50
I.
II.

Kết luận ........................................................................................................................ 50
Đề xuất giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ nhiễm HIV

tại mái ấm Mai Tâm........................................................................................................... 50
III.

Khuyến nghị ............................................................................................................. 51

1. Đối với bản thân trẻ vị thành niên nhiễm HIV tại Mai Tâm .................................. 51
2. Đối với cơ sở bảo trợ Mai Tâm .................................................................................. 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 52

3


BẢNG HỎI KHẢO SÁT ................................................................................................... 53
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN ................................................................................................. 55 

4


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên nhóm nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý thầy cô giáo khoa
Công tác Xã hội, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM đã tận tình giảng
dạy và truyền đạt kiến thức về chuyên ngành cho chúng em, đặc biệt là cô Ths Phạm Thị
Tâm người đã luôn tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để nhóm có thể hồn
thành đề tài nghiên cứu khoa học này một cách tốt nhất.
Thứ hai, nhóm xin cảm ơn đến Trung tâm Nghiên cứu khoa học trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn đã hỗ trợ nhóm rất nhiều mặt về kiến thức chun mơn cũng như
kinh phí để nhóm có thể thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này.
Ngồi ra, nhóm nghiên cứu chân thành cảm ơn hai Cha điều hành và các cô chú tại Mái
ấm Mai Tâm đã nhiệt tình, tận tâm giúp đỡ , tạo mọi điều kiện tốt nhất để nhóm chúng em
tìm hiểu thực tế ở Mái ấm trong suốt quá trình thực tập và thực hiện đề tài. Đặc biệt chúng
em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cha Sơn - Phó giám đốc Mái ấm Mai Tâm là người trực
tiếp kiểm huấn nhóm trong đợt thực tập và là người cung cấp rất nhiều thông tin cần thiết
về mái ấm và các trẻ để chúng em có thể hồn thành bài nghiên cứu.
Cuối cùng nhóm nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những người b và các
anh chị trong khoa đã giúp đỡ và đóng góp những ý kiến hữu ích cho đề tài.
Với nền kiến thức cịn hạn chế, bài viết khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong
nhận được những góp ý của Quý Thầy cô để đề tài của chúng em được hồn thiện nhất và
có thêm nhiều kinh nghiệm q báu.
Xin kính chúc Q thầy cơ trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn TPHCM,

Quý ban giám đốc và nhân viên tại Mái ấm Mai Tâm lời chúc sức khỏe, thành công, thành
đạt trong công việc cũng như trong cuộc sống.
TPHCM ngày 5 tháng 5 năm 2016
Nhóm sinh viên

5


TĨM TẮT CƠNG TRÌNH
Cơng trình nghiên cứu được chia làm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần tổng
kết và khuyến nghị.
Phần 1: Mở đầu, phần này nhóm nghiên cứu nêu lên lý do chọn đề tài, đối tượng,
phạm vi và khách thể nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, mẫu
nghiên cứu và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài.
Phần 2: Gồm 2 chương. Chương thứ nhất nêu lên cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
Trong phần cơ sở lí luận của đề tài, nhóm đề cập đến các nội dung sau: Tổng quan các
nghiên cứu về nhu cầu tham vấn tâm lý (ở trong và ngồi nước), lí luận về nhu cầu (khái
niệm, đặc điểm, vai trị, sự hình thành, phân loại), lí luận về tham vấn tâm lý (khái niệm,
mục đích, nội dung cơ bản, phân loại), những vấn đề chung về trẻ vị thành niên nhiễm
HIV/AIDS (khái niệm, những đặc điểm tâm lý và nhu cầu tham vấn tâm lý). Một số lý
thuyết công tác xã hội được vận dụng. Chương 2: Thực trạng về nhu cầu tham vấn tâm lý
của trẻ nhiễm HIV/ AIDS tại cơ sở bảo trợ xã hội Mai Tâm nêu lên hững khó khăn mà trẻ
vị thành niên nhiễm HIV/AIDS gặp phải, các cách ứng phó của trẻ khi gặp khó khăn, nhu
cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên nhiễm HIV/AIDS, mức độ mong muốn được
tham vấn tâm lý, các lĩnh vực mà trẻ mong muốn được tham vấn tâm lý, hình thức tham
vấn tâm lý được trẻ mong đợi, thực trạng đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ. Một số
rào cản về nhận thức của trẻ và nhân viên trong việc đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của
trẻ vị thành niên bị nhiễm HIV tại các mái ấm.
Phần 3: Tổng kết và kiến nghị. Trong phần này nhóm tổng kết những kết quả của cuộc
nghiên cứu và đưa ra những đề xuất, giải pháp, mơ hình để góp phần xây dựng dịch tham

vấn tâm lý cho các em được tốt hơn.

6


PHẦN MỞ ĐẦU
I.

Lý do chọn đề tài
Thế giới hiện tại đang đứng trước nhiều thách thức như chiến tranh, đói nghèo, thiên

tai và bệnh tật. Hàng năm hơn 10 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết đi do những căn bệnh mà
chúng ta có thể ngăn ngừa trong đó có HIV/AIDS. HIV đang trở thành mối đe dọa nghiêm
trọng cho nhân loại. Bất cứ ai cũng có thể bị lây nhiễm nếu thiếu sự hiểu biết và phòng
tránh cẩn thận. Trong bối cảnh xã hội đang có những biến đổi sâu sắc như hiện nay thì tỷ lệ
người nhiễm HIV đang ngày càng phức tạp và ở mức báo động. Thêm vào đó tỷ lệ người
hiểu biết về các con đường lây nhiễm và cách phịng tránh lại khơng nhiều. Theo báo cáo
số liệu của Bộ Y tế ngày 31/07/2014 lúc 14:00, tính đến ngày 17/7/2014, số trường hợp
nhiễm HIV hiện còn sống là 218.820 người, số bệnh nhân AIDS hiện tại là 68.882 người,
số người nhiễm HIV đã tử vong 72.293 trường hợp1. Đặc biệt nhất là tỉ lệ đối tượng trẻ em
nhiễm HIV ngày càng cao. Tính đến năm 2007, có khoảng 2,5 triệu trẻ em trên tồn thế
giới chết đi vì AIDS và con số mới nhất hiện nay lên tới 420.000 trẻ. Riêng tại Việt Nam,
giữa năm 1995 - 2002 số lượng trẻ bị nhiễm gia tăng nhanh chóng từ 2 đến 2166 trường
hợp2.
Như bao trẻ em khác cần được sự nuôi dưỡng, che chở của gia đình và xã hội, trẻ bị
nhiễm HIV/AIDS cũng cần có các điều kiện chăm sóc tốt hơn về dinh dưỡng, y tế đặc biệt
là sự nâng đỡ về mặt tinh thần. Thế nhưng những định kiến khắt khe của xã hội, những lo
sợ về căn bệnh đã tạo nên bức tường vơ hình ngăn cản sự hội nhập của trẻ bị nhiễm
HIV/AIDS với cộng đồng. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây trở ngại cho
mọi sự nỗ lực nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch này trên tồn cầu.

Trẻ nhiễm HIV ln phải chịu những thiệt thịi về chăm sóc sức khỏe, học tập và
phương tiện sống. Hơn nữa, trẻ còn phải chịu đựng, chứng kiến sự mất mát của cha mẹ,
người thân. Có khi bị kỳ thị, phân biệt đối xử và xa lánh của cộng đồng xã hội. Điều này
dẫn tới tình trạng trẻ phải chịu cảnh mồ côi, lao động sớm, đời sống bấp bênh, tinh thần dễ
bị tổn thương, làm gián đoạn và ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường và khả năng hội
nhập xã hội của trẻ về sau.

1
2

Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế ().
Đề tài Nhu cầu hội nhập của trẻ nhiễm HIV/AIDS tại trung tâm Mai Hoa (4/2008).

7


Hiện nay ở Việt Nam, nhiều trung tâm chăm sóc trẻ bị nhiễm HIV/AIDS đã được
xây dựng nhằm hỗ trợ các em có một cuộc sống bình thường như bao trẻ em khác. Tuy
nhiên, trên thực tế điều kiện và cơ hội được chăm sóc của trẻ tại các mái ấm, nhà mở ở
Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Với số lượng trẻ em ngày càng tăng do sự bùng phát của
các tệ nạn xã hội, khiến cho việc cung cấp đầy đủ các dịch vụ chăm sóc cho các em cũng
ngày càng bị thu hẹp. Đối với lứa tuổi này, các em cũng có những nhu cầu và biểu hiện
tâm sinh lý như bất cứ bạn trẻ nào cùng trang lứa. Đặc biệt, khi biết mình nhiễm
HIV/AIDS các em lại càng hoang mang, đau khổ dẫn đến nguy cơ lây nhiễm cho người
khác ngày càng cao hơn.
Tham vấn tâm lý là hoạt động cần thiết cho mọi người trong xã hội hiện đại, nhất là
cho đối tượng trẻ nhiễm HIV/AIDS. Do đặc thù của bản thân và môi trường sống, trẻ ở các
trung tâm nuôi dưỡng trẻ nhiễm HIV/AIDS vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi và sự phát triển
về trí tuệ cũng như nhân cách của các em gặp rất nhiều trở ngại. Trong thực tế, hầu hết
những sự trợ giúp đến với trẻ nhiễm HIV/AIDS là sự trợ giúp về vật chất, điều đó là cần

thiết nhưng chưa đủ. Các em cần sự trợ giúp về tinh thần, mà cụ thể ở đây là được tham
vấn tâm lý để đối đầu và vượt qua cuộc sống đặc biệt có nhiều khó khăn thử thách.
Ở nước ta, hoạt động tham vấn tâm lý chuyên biệt cho trẻ trong diện đối tượng này
hầu như cịn mới mẻ và ít được quan tâm nghiên cứu. Đứng trước những mối lo ngại đó thì
bên cạnh việc giáo dục, việc tham vấn và hỗ trợ tâm lý là vấn đề cần thiết cho các em. Có
thể nói, nhu cầu về tình u thương, được chia sẻ, đồng hành và chăm sóc về mặt tâm lý xã
hội là vô cùng thiết yếu nhằm giúp trẻ được sự cân bằng, ổn định về mặt tinh thần, vững
vàng, tự tin hơn trong cuộc sống của mình. Tham vấn tâm lý có thể giúp các em giảm bớt
sự lo lắng, căng thẳng và những nỗi đau tinh thần để cảm thấy tự tin hơn khi đương đầu với
hoàn cảnh sống và nhận thức, phát huy những điểm mạnh của các em. Tham vấn cho trẻ
nhiễm HIV nhằm giúp trẻ đưa ra sự lựa chọn và những quyết định quan trọng, kéo dài và
cải thiện chất lượng sống của bản thân. Tham vấn giúp trẻ đối phó với những cảm xúc và
những thách thức mà trẻ gặp phải khi HIV ảnh hưởng tới trẻ. Một khi được giải quyết
những vấn đề trong cuộc sống thì tinh thần của trẻ sẽ được nâng cao, cùng với việc giáo
dục trong các lĩnh vực khác như kỹ năng sống, kiến thức và nghề nghiệp, các em sẽ cảm
thấy tự tin hơn để tiếp tục sống và sống có ích cho xã hội.
8


Với những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài “Nhu cầu tham vấn tâm lý cho trẻ em
vị thành niên nhiễm HIV/AIDS” là việc làm cần thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý luận và
thực tiễn góp phần khắc phục những khó khăn tâm lý, nâng cao chất lượng cuộc sống, giúp
các em hòa nhập cộng đồng.
II. Mục tiêu nghiên cứu
1. Mục tiêu tổng quát
Đề tài nghiên cứu thực hiện nhằm tìm hiểu nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành
niên nhiễm HIV/AIDS ở mái ấm Mai Tâm. Từ đó đánh giá vai trị của gia đình, cơ sở,
trường học cũng như xã hội về đời sống, tâm lý của các em.
Tập trung làm rõ các vấn đề về lý luận và thực tiễn về nhu cầu tham vấn tâm lý của
trẻ, các yếu tố chủ quan, khách quan tác động đến nhu cầu này.

Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý góp phần
khắc phục khó khăn, tạo điều kiện giải toả tâm lý cho các em.
2. Mục tiêu cụ thể
Đề tài cố gắng tìm hiểu nhận thức, thái độ, nhu cầu của các em về tham vấn tâm lý.
Bên cạnh đó, đề tài tìm hiểu thực trạng tham vấn tâm lý cho các em ở mái ấm Mai
Tâm. Qua đó tìm ra mối tương tác giữa môi trường xã hội trực tiếp là mái ấm, gia đình và
mơi trường văn hóa trực tiếp là trường học đã tác động tới nhận thức, hiểu biết, thái độ tâm
lý của các em.
Đề xuất một số giải pháp về vấn đề tham vấn tâm lý cho các em tại mái ấm và tạo
điều kiện cho các em phát triển.
III.

Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên
nhiễm HIV tại mái ấm Mai Tâm.
2. Khách thể
Khách thể nghiên cứu của là trẻ vị thành niên nhiễm HIV, các cha, các sơ và các dì
ni tại mái ấm Mai Tâm.
3. Phạm vi nghiên cứu
‐ Phạm vi về đối tượng: Trẻ vị thành niên tại mái ấm Mai Tâm.
‐ Phạm vi về không gian, thời gian:
9


+ Về không gian nghiên cứu: Mái ấm Mai Tâm, số 23 đường 15, phường Hiệp Bình
Chánh, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
+ Về thời gian nghiên cứu đề tài: Từ tháng 01/2015 đến tháng 07/2016
IV. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn

1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài bổ sung một số vấn đề lý luận tâm lý học về nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ
vị thành niên bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Phân tích và làm rõ các yếu tố chủ quan và
khách quan tác động đến tâm lý của trẻ.
Kết quả nghiên cứu của đề tài còn xây dựng và bổ sung cơ sở lý luận giúp cho các
nhà hoạch định chính sách tham khảo trong việc đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng và hiệu quả của việc tham vấn tâm lý cho trẻ vị thành niên nhiễm HIV trong các mái
ấm và nhà mở hiện nay.
2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề xuất một số biện pháp tác động nhằm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu tham vấn
tâm lý của trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Kết quả nghiên cứu là nguồn tài liệu tham
khảo bổ ích trong cơng tác giảng dạy cũng như góp phần thiết kế các chương trình tập huấn
tại các cơ sở trợ giúp trẻ em, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ trong diện đối
tượng bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
V.

Phương pháp nghiên cứu

1. Phương pháp luận
Đề tài vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng để xem xét, đánh giá các sự kiện xã
hội trong mối quan hệ biện chứng ở một hoàn cảnh cụ thể dựa trên việc kế thừa quan điểm
của chủ nghĩa Mác - Lê nin. Đồng thời chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng được vận dụng với
tư cách là phương pháp luận khoa học, về nhận thức và giải thích các hiện tượng xã hội, từ
đó giúp chúng ta nhìn nhận một cách khách quan về các mặt trong đời sống xã hội.
2. Các phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật điều tra.
Đề tài sử dụng cả 2 phương pháp nghiên cứu là phương pháp định lượng và định
tính.
2.1.

Phương pháp định lượng


10


Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi khảo sát. Đây là phương pháp sử dụng bảng
câu hỏi dưới dạng viết và các câu trả lời tương ứng.
Nhóm thực hiện 30 bảng hỏi cho những trẻ vị thành niên nhiễm HIV tại mái ấm
(bao gồm mái ấm Mai Tâm ở Bình Triệu và Gị vấp).
Xử lý số liệu bằng thủ cơng và phần mềm Microsoft office excel.
2.2.

Phương pháp định tính
Tìm hiểu nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ bị nhiễm HIV/AIDS tại mái ấm Mai Tâm,

thông qua việc phỏng vấn sâu các em tại mái ấm, các nhân viên, những người trực tiếp
chăm sóc và gần gũi các em. Thơng qua các hoạt động thảo luận nhóm (đối tượng dành cho
các nhân viên, cán bộ của mái ấm). Ngoài ra, đề tài cịn chọn một số trường hợp điển hình
để khai thác sâu hơn thông tin.
 Chọn mẫu
Đối với các trẻ tại mái ấm sẽ chọn 10 em để tiến hành phỏng vấn sâu và các em từ
11 tuổi trở lên có nhận thức khá đầy đủ về tình trạng của bản thân, ý thức được căn bệnh
mà mình đang mang trong người.
Về phía nhân viên của cơ sở thì sẽ tiến hành phỏng vấn tồn bộ để có thể có được
thơng tin một cách tổng quan nhất về nhu cầu tham vấn tâm lý của các em tại cơ sở đặc biệt
là các bé trong tuổi vị thành niên, cũng là đối tượng chính của nghiên cứu.
 Phương pháp chọn mẫu
Vì quy mơ mẫu khơng lớn, nên nhóm sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
đơn giản, sẽ lấy danh sách các em từ 11 tuổi trở lên và tiến hành bốc thăm để có thể chọn
ra được 10 trẻ phù hợp.
Với số lượng nhân viên tương đối ít của cơ sở nên sẽ thực hiện điều tra toàn bộ mà

không tiến hành chọn mẫu.
2.3.

Một số phương pháp xử lý số liệu
Các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm được ghi âm lại và gỡ băng để làm các

dẫn chứng trong phần kết quả.

11


VI. Câu hỏi nghiên cứu
 Nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ nhiễm HIV tại cơ sở bảo trợ xã hội Mai Tâm như thế
nào?
 Có sự khác biệt như thế nào giữa mức độ và biểu hiện nhu cầu tham vấn tâm lý giữa
các nhóm khách thể khảo sát?
 Đã có hình thức tham vấn tâm lý tại cơ sở hay chưa? Nếu có thì đó là hình thức gì?
 Những khó khăn hay rào cản nào trong việc tham vấn tâm lý trẻ vị thành niên nhiễm
HIV?
VII. Kết cấu bài nghiên cứu: Đề tài gồm có 3 phần
 Phần mở đầu.
 Phần nội dung:
 Chương 1: Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
Trong phần cơ sở lí luận của đề tài, nhóm đề cập đến các nội dung sau: Tổng quan
các nghiên cứu về nhu cầu tham vấn tâm lý (ở trong và ngoài nước), lí luận về nhu cầu
(khái niệm, đặc điểm, vai trị, sự hình thành, phân loại), lí luận về tham vấn tâm lý (khái
niệm, mục đích, nội dung cơ bản, phân loại), những vấn đề chung về trẻ vị thành niên
nhiễm HIV/AIDS (khái niệm, những đặc điểm tâm lý và nhu cầu tham vấn tâm lý). Một số
lý thuyết công tác xã hội được vận dụng.
 Chương 2: Thực trạng về nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ nhiễm HIV/ AIDS tại

cơ sở bảo trợ xã hội Mai Tâm.
 Những khó khăn mà trẻ vị thành niên nhiễm HIV/AIDS gặp phải.
 Các cách ứng phó của trẻ khi gặp khó khăn.
 Nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên nhiễm HIV/AIDS.
‐ Mức độ mong muốn được tham vấn tâm lý.
‐ Các lĩnh vực mà trẻ mong muốn được tham vấn tâm lý.
‐ Hình thức tham vấn tâm lý được trẻ mong đợi.
 Thực trạng đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ.
 Một số rào cản về nhận thức của trẻ và nhân viên trong việc đáp ứng nhu cầu tham vấn
tâm lý của trẻ vị thành niên bị nhiễm HIV tại các mái ấm.
‐ Rào cản về khả năng tiếp cận các dịch vụ tham vấn tâm lý.
12


‐ Rào cản về nhận thức của trẻ và các nhân viên, về tầm quan trọng của việc tham vấn
tâm lý của trẻ vị thành niên bị nhiễm HIV.
‐ Rào cản về điều kiện kinh tế.
 Phần kết luận, kiến nghị.

VIII. Khung phân tích

Gia đình

Xã hội

Mơi trường

Trẻ vị thành niên nhiễm HIV/AIDS

Cách hành

xử

Thái độ

Suy nghĩ

Nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên nhiễm

Thực trạng

Giải pháp

13


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.

Thế giới
Dịch vụ tham vấn đã ra đời từ lâu và phát triển mạnh mẽ ở rất nhiều nước trên thế

giới như ở Mỹ, Canađa, Anh, Úc, Philipine, Singapore...Ở các nước này dịch vụ tham vấn
được người dân chấp nhận và xem là cần thiết trong số các dịch vụ xã hội nhằm chăm sóc
sức khỏe tinh thần con người. Ở các nước phương Tây, kể cả một số nước trong khu vực
như Singapo, Thái Lan... trong mỗi khu dân cư với số lượng vài chục nghìn dân, người ta
thường bố trí một trung tâm tham vấn (Counseling Center) hay văn phòng dịch vụ gia đình
(Family Services) để triển khai các hoạt động trợ giúp xã hội. Singapo với số dân chưa đến
4 triệu nhưng có tới trên 300 cơ sở thực hiện dịch vụ này. Hệ thống dịch vụ gia đình hay

trung tâm tham vấn tỏ ra rất hữu hiệu trong giúp đỡ cá nhân và gia đình tháo gỡ những khó
khăn, đặc biệt là trong quan hệ hơn nhân, gia đình, hay trong ni dạy con cái. Cũng khơng
ít các trung tâm hay dịch vụ gia đình sử dụng các hình thức tham vấn cá nhân, tham vấn gia
đình hay tham vấn nhóm để giúp đỡ những người nghiện hút, trẻ em bị phạm pháp, trẻ
nhiễm HIV/AIDS.
Dịch vụ tham vấn còn được đưa vào trong hệ thống các trường học. Tại các trường
phổ thơng, người ta sử dụng mơ hình Cơng tác xã hội học đường (School Social Work)
trong đó có hoạt động tham vấn nhằm giúp đỡ những học sinh, phụ huynh có con có khó
khăn trong hành vi và học tập, giải quyết những mối quan hệ bất đồng giữa thầy cô và học
sinh, giữa học sinh và học sinh. Theo kết quả điều tra của Lim Peng Ann năm 1999, có tới
60% số trường phổ thơng Singapo có triển khai cơng tác xã hội học đường, trong đó có
hoạt động tham vấn tồn thời gian hay bán thời gian. Hầu hết các trường đại học, cao đẳng
ở các nước phát triển đều có trung tâm tham vấn (Student’s Counceling Center).
HIV/AIDS đã và đang trở thành đại dịch của thế giới. Nó tác động và đe dọa đến
mọi mặt trong đời sống kinh tế - xã hội. Đại dịch HIV/AIDS cịn đang từng bước lan ra các
nhóm dân cư trong cộng đồng, trong đó đối tượng phải chịu hậu quả nặng nề nhất chính là
14


trẻ em. Trẻ em nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS có thể tự đương đầu với bệnh tật
nhưng trẻ khó có thể vượt qua được rào cản tâm lý xã hội để có được một cuộc sống bình
thường như mọi người. Vì vậy, cần phải có hoạt động trợ giúp cho nhóm trẻ em này và
tham vấn tâm lý được coi là một cơng cụ hữu ích trong việc trợ giúp tâm lý cho trẻ nhiễm
và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS bởi vì tham vấn tâm lý là 1 trong 4 thành phần quan trọng
của việc trợ giúp, chăm sóc tồn diện trẻ nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS (điều trị,
điều dưỡng, hỗ trợ tâm lý, hỗ trợ xã hội).
Một phân tích quan trọng về đáp ứng của Braxin trước đại dịch HIV/AIDS: “Các
bài học kinh nghiệm về kiểm soát và làm giảm đại dịch ở các nước đang phát triển”.
Nghiên cứu này phân tích những ưu điểm của Chương trình Phịng chống AIDS quốc gia
Braxin (The Brazilian National AIDS Program (NAP)), được xem như điển hình của một

chương trình tồn diện phối hợp giữa dự phịng, chăm sóc và điều trị ở một nước có thu
nhập trung bình và có nhiều bất qn bình trong xã hội. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng các
chỉ số về phát triển con người của Liên hợp quốc liên tục xếp Braxin tới hạng thứ 70 trên
thế giới, thế nhưng thành công của Braxin trong việc đương đầu với đại dịch HIV/AIDS thì
thật là ngoạn mục. Tần suất mới nhiễm HIV ở Braxin hiện thấp hơn nhiều so với dự báo
được đưa ra một thập kỉ trước đây, tỉ lệ tử vong giảm đi một nửa và thời gian nằm viện của
bệnh nhân giảm 70 - 80% trong vòng 7 năm. Các nhà nghiên cứu nêu rằng bài học cuối
cùng của Braxin là chương trình AIDS quốc gia đã trở thành niềm hãnh diện của quốc gia,
“Đoàn kết và niềm hãnh diện dường như là động lực mạnh mẽ nhất để chống lại kỳ thị. Để
kiểm soát HIV, đầu tiên chúng ta phải thừa nhận rằng đó là vấn đề của tồn xã hội chứ
khơng của riêng ai”, các tác giả kết luận.
Phân biệt đối xử với những người có HIV là một hiện tượng xã hội. HIV/AIDS
thường được xem như một căn bệnh chết người và kèm theo đó là việc phân biệt đối xử và
vi phạm nhân quyền. Theo báo cáo “Chung sống với HIV/AIDS ở Ấn Độ: kỳ thị và phân
biệt đối xử trong xã hội”, Joy Elamon nhận xét “Đã có những trường hợp bắt buộc về hưu,
hạn chế quyền lợi hoặc từ chối việc làm với người có HIV. Sự phân biệt đối xử thái quá
còn xảy ra trong cơ sở y tế, các nhân viên y tế đã từ chối điều trị cho những người có HIV,
trách mắng họ và lơ là cơng việc chăm sóc”. Những việc tương tự như vậy cũng xảy ra ở
Thái Lan. Theo báo cáo về “Kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV” ở Thái
15


Lan, Access Foundation qua các nghiên cứu trường hợp cho thấy “Kỳ thị và phân biệt đối
xử với những người có HIV ở Thái Lan đã xảy ra như khơng cho học sinh đến trường hay
đuổi học, xét nghiệm HIV bắt buộc, từ chối điều trị, không tuyển dụng hay đuổi việc chỉ vì
có HIV”.
1.2.

Việt Nam
Trong một vài năm trở lại đây, việc tham vấn tâm lý cho các em vị thành niên nhiễm


HIV/AIDS ngày càng gia tăng nhằm đáp ứng những nhu cầu cũng như những khó khăn để
các em vượt qua rào cản về mặt tâm lý và ứng phó với các tệ nạn trong cuộc sống hằng
ngày. Vấn đề này cũng đang nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội. Bên cạnh đó, có
nhiều quyển sách, cơng trình nghiên cứu liên quan đến nhu cầu tham vấn là cơ sở quan
trọng để tìm hiểu về nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ.
Luận án Tiến sĩ cấp học viện chuyên ngành với chủ đề “Nhu cầu tham vấn tâm lý
của trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS” của nghiên cứu sinh Phạm Văn Tư chuyên ngành
Tâm Lý. Luận án tập trung nghiên cứu làm rõ các vấn đề về lý luận và thực tiễn về nhu cầu
tham vấn tâm lý của trẻ, các yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến nhu cầu này, tác
giả đã đưa ra được một số đề xuất và biện pháp để đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý, góp
phần khắc phục khó khăn và tạo điều kiện thoả mãn tâm lý của các em. Đây là một nhu cầu
thiết thực và cần thiết tuy nhiên vẫn chưa được xã hội quan tâm và mọi người vẫn chưa
nhận thức được tầm quan trọng của việc tham vấn tâm lý cho trẻ vị thành niên bị nhiễm
HIV. Đề tài đã khai thác một cách chi tiết các khía cạnh của việc tham vấn tâm lý cho trẻ vị
thành niên bị nhiễm HIV, nêu ra được tầm quan trọng của việc tham vấn tâm lý; Bổ sung
một số vấn đề lý luận tâm lý học về nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS; Phân tích và làm rõ các yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến tâm lý của
trẻ. Luận án nêu lên một số biện pháp tác động nhằm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu tham
vấn tâm lý của trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Tuy nhiên, vẫn chưa nêu nên được thực
trạng đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý cho trẻ vị thành niên bị nhiễm HIV.
Nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn phục vụ phát triển kinh tế xã hội địa
phương tỉnh An Giang năm 2010 - 2011 của thầy Nguyễn Trúc Lâm đề cập đến nhiều lĩnh
vực của địa phương và có đề xuất một số dự án giúp giải quyết một số vấn đề cịn tồn tại
của địa phương trong đó có dự án “Nâng cao năng lực các dịch vụ tâm lý xã hội cho trẻ
16


em mồ côi nhiễm HIV/AIDS và trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS”. Dự án được tài trợ
bởi quỹ tài trợ tư nhân hoa kì (USAID), và tổ chức cơ nhi quốc tế (WWO). Dự án tập trung

nâng cao năng lực bền vững cho các nhà cung cấp dịch vụ tham vấn tâm lý, thông qua việc
tập huấn nâng cao kiến thức về tham vấn tâm lý cho trẻ mồ côi bị nhiễm HIV trên địa bàn
tỉnh, đáp ứng được nhu cầu tham vấn tâm lý cho các bé bị nhiễm HIV và chịu ảnh của nó,
nâng cao được chất lượng của dịch vụ và bổ sung vào thị trường một bộ phận nhân lực có
trình độ chun mơn cao. Bên cạnh đó, dự án đã một lần nữa khẳng định tầm quan trọng
của việc tham vấn tâm lý cho trẻ mồ côi bị nhiễm HIV. Tuy nhiên dự án mới diễn ra trên
địa bàn nhỏ nên chưa mang tính tổng thể, chỉ mới đáp ứng được nhu cầu tham vấn tâm lý
của gần 100 em trên địạ bàn tỉnh, chưa chỉ ra được các giải pháp cụ thể để giải quyết nhu
cầu của trẻ. Thông qua kết quả đạt được của dự án sẽ giúp đề tài có những tư liệu thực tế
quý giá, nhằm đưa ra những được những hướng giải pháp đi sát với thực tế là nổi bật được
nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ mồ côi bị nhiễm HIV để khắc phục một số hạn chế của
trong quá trình cung cấp dịch vụ.
Ở Việt Nam hiện nay tỉ lệ trẻ em bị nhiễm HIV đã lên con số đáng báo động, các em
cần được chăm sóc về cả thể chất lẫn tinh thần. Hiện nay việc chăm sóc và đảm bảo tuân
thủ ARV cho các em được đáp ứng khá tốt, tuy nhiên về chăm sóc tinh thần cho các em
vẫn chưa được chú trọng, mặc dù vậy có một số tài liệu đề cập đến việc tham vấn tâm lý
cho trẻ bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Theo hướng dẫn tư vấn cho trẻ nhiễm HIV
của bộ y tế - cục phòng chống HIV/AIDS năm 2013 đã nêu lên được một cách toàn diện về
các đặc điểm thể chất cũng như tâm lý của trẻ bị nhiễm HIV, cung cấp những kiến thức cần
thiết khi tiến hành tham vấn cho trẻ bị nhiễm HIV. Trong chương 2 của tài liệu đã đề cập
đến một số nguyên tắc và kĩ năng khi tham vấn cho trẻ nhiễm HIV. Tài liệu đã nêu lên
được tầm quan trọng của việc tham vấn tâm lý cho trẻ, giúp trẻ có thể vượt qua các rào cản
tâm lý tiêu cực. Tham vấn tâm lý còn giúp các em có được bước chuẩn bị về tâm lý qua đó
giúp các em có thể vượt qua được khủng hoảng, hay cũng có thể giúp trẻ tìm cách giải
quyết các tình huống đang băn khoăn, khó xử... một cách đỡ căng thẳng hơn. Ngồi ra tài
liệu cịn đề cập đến các nguyên tắc khi tư vấn tâm lý cho trẻ, một số điều mà các nhân viên
cần chú ý khi tiến hành tham vấn, những nguyên tắc và hình thức khi tham vấn cho trẻ bị
nhiễm HIV/AIDS. Đây sẽ là một tài liệu tham khảo quý báu để đề tài nghiên cứu của nhóm
có thể hồn thiện hơn và dựa vào nội dung của tài liệu nhóm có thể đưa ra nhưng giải pháp
17



phù hợp nhất để đáp ứng được nhu cầu tham vấn tâm lý hiện nay cho trẻ bị nhiễm HIV, đặc
biệt là trẻ trong độ tuổi vị thành niên.
Qua những tài liệu tham khảo như: “Mơ hình chăm sóc và hỗ trợ cho người nhiễm
HIV tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng năm 2006-2008”, Dự án “Tăng cường
năng lực phịng chống HIV/AIDS cho người làm việc tại cơng sở, trường học, cộng
đồng và người có HIV/AIDS tại tỉnh Phú Thọ”, “Các bài học kinh nghiệm về kiểm soát
và làm giảm đại dịch ở các nước đang phát triển”, “Dự án tăng cường sự tham gia của
người sống với HIV/AIDS” đã có những tiến bộ trong việc làm giảm và cải thiện sự phân
biệt đối xử, kỳ thị, xa lánh của mọi người trong xã hội về người nhiễm HIV/AIDS, có
những mơ hình chăm sóc về y tế, sức khỏe, đáp ứng những điều kiện vật chất tối thiểu cho
các đối tượng bị nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam
nói riêng và thế giới nói chung. Nhưng cũng cịn những hạn chế về việc đáp ứng nhu cầu
tinh thần cho người bị nhiễm HIV/AIDS, mà đặc biệt là trẻ em, những nguồn lực tương lai
chủ chốt của đất nước đã và đang hằng ngày gánh chịu những mất mát về vật chất và
những thương tổn về mặt tinh thần một cách âm thầm ít ai biết được. Thơng tin giúp nhóm
nghiên cứu nhận ra những vấn đề nào còn chưa được cập nhật và chưa được đáp ứng trong
cộng đồng và xã hội về vấn đề liên quan đến trẻ nhiễm HIV/AIDS, đặc biệt là trẻ trong độ
tuổi vị thành niên nói riêng, một vấn đề luôn nhận được sự quan tâm của Nhà nước và
chính quyền trong những năm trước đây và cả bây giờ.
Báo cáo “Cập nhật dịch AIDS, 12/2009” của Chương trình phối hợp phịng chống
HIV/AIDS của Liên hợp quốc (UNAIDS) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết có
khoảng 54,4 triệu người đang sống với HIV vào cuối năm 2009. Riêng năm 2008, tồn cầu
có thêm 4,9 triệu người nhiễm mới và 3,1 triệu người chết vì AIDS. Cịn ở nước ta, tính
đến ngày 31/7/2008 đã có 98.124 người được phát hiện là nhiễm HIV, 15.984 bệnh nhân
AIDS và 9.136 người đã chết theo số liệu trích dẫn từ Uỷ ban phịng chống HIV/AIDS.
Tính đến cuối năm 2008, ước tính có khoảng 263.470 người có HIV/AIDS ở Việt Nam và
dịch HIV/AIDS vẫn tiếp tục lan rộng. Báo cáo trên đã cung cấp số liệu chi tiết cho đề tài
của nhóm nghiên cứu để có thêm cái nhìn tổng quát hơn về thực trạng số lượng người

nhiễm HIV/AIDS trên phạm vi tồn cầu, từ đó so sánh với số lượng người nhiễm
HIV/AIDS tại Việt Nam để có những kết luận khách quan hơn.
18


“Mơ hình chăm sóc và hỗ trợ cho người nhiễm HIV tại quận Hải Châu, thành
phố Đà Nẵng năm 2006 - 2008”, được hỗ trợ bởi Hội Y tế công cộng Việt Nam do
Atlantic Philanthropies tài trợ. Chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho những người HIV/AIDS
đóng một vai trị rất quan trọng trong việc giúp họ tích cực đối phó với căn bệnh
HIV/AIDS, tăng cường chất lượng cuộc sống của họ, và ngăn ngừa tình trạng lây truyền
bệnh cho người khác trong cộng đồng. Mơ hình tư vấn, chăm sóc và hỗ trợ cho những
người nhiễm HIV/AIDS đã được Hội Y tế công cộng Đà Nẵng xây dựng và triển khai tại
quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng từ 6/2006. Các nghiên cứu đánh giá trước và sau hai
năm triển khai mơ hình này đã được tiến hành tại quận Hải Châu (địa bàn can thiệp) và
Thanh Khê (địa bàn không can thiệp). Các nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả, tính duy
trì và bài học rút ra từ mơ hình can thiệp. Nghiên cứu đánh giá trước và sau can thiệp đều
sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và điều tra tại cộng đồng với cũng
một bộ công cụ điều tra. Kết quả của các nghiên cứu đánh giá này cho thấy, sau hai năm
hoạt động, mơ hình “Chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại quận Hải Châu” đã
có những thành công trong việc tăng cường nhận thức, mối quan tâm và tham gia của các
ban ngành, đoàn thể và xã hội với việc chăm sóc và hỗ trợ cho người nhiễm HIV/AIDS, từ
đó giảm bớt được sự kỳ thị của cộng đồng và tự kỳ thị của những người nhiễm HIV/AIDS.
Mơ hình đã tạo ra câu lạc bộ “Nhân ái” là một môi trường thân thiện hỗ trợ, giúp cho
những người HIV/AIDS nhận được các chăm sóc tinh thần, hỗ trợ về vật chất và chăm sóc
sức khỏe. Mơ hình cũng đóng vai trị làm cầu nối gắn kết họ với các nguồn hỗ trợ khác trên
địa bàn, đáp ứng được một phần trong mong muốn và nhu cầu của người nhiễm
HIV/AIDS. Tuy nhiên, một số hạn chế trong thiết kế và triển khai mơ hình can thiệp và
nghiên cứu đánh giá trước - sau đã làm cho việc so sánh kết quả giữa địa bàn can thiệp và
không can thiệp không khả thi. Kết quả và hạn chế của mơ hình đã được bàn luận chi tiết
trong báo cáo toàn văn và rút ra bài học kinh nghiệm để mở rộng mơ hình can thiệp trên địa

bàn thành phố Đà Nẵng.
Theo nghiên cứu của dự án “Phòng chống HIV nơi làm việc” của Chemonics, có
đến 90% các dự án can thiệp về sức khỏe ở Việt Nam là liên quan đến HIV và trong số đó
có khoảng 30% là đồng đẳng viên có HIV. Vậy khi các dự án này rút khỏi Việt Nam, người
có HIV sẽ phải làm gì? Đó cũng là chủ đề cuộc họp định kỳ của GIPA “Dự án tăng cường
sự tham gia của người sống với HIV/AIDS”: “Kêu gọi sự hành động của các nhóm khi
19


các nhà tài trợ có thể rút khỏi Việt Nam trong tương lai” được tổ chức vào trong tháng 11
năm 2009 tại Hà Nội. Cuộc họp là dịp để các thành viên đại diện các nhóm chia sẻ về hoạt
động chăm sóc, hỗ trợ người có HIV và trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV (OVC) tại cộng đồng.
Cuộc họp cũng cập nhật tình hình, tiến độ tiến tới thành lập mạng lưới của những người
sống chung với HIV tại Hà Nội. Theo đại diện mạng lưới, nhờ sự hỗ trợ địa điểm và kỹ
thuật của mạng lưới người có HIV tại Việt Nam (VNP+), ban vận động tạm thời đã tổ chức
được 6 cuộc họp với sự tham gia của 20 nhóm tự lực trên địa bàn Hà Nội. Điểm nhấn tại
cuộc họp GIPA lần này là phần thảo luận rất quan trọng về kế hoạch hành động của các
nhóm khi các nhà tài trợ rút khỏi Việt Nam trong tương lai. Các nhóm cần chuẩn bị đối phó
với thực tế này như thế nào? Cần có kế hoạch và chương trình hành động chung ra sao để
đảm bảo hoạt động tốt hơn ở cộng đồng khi khơng có nguồn lực của các tổ chức tài trợ?
Đây là thách thức lớn đặt ra với những người có HIV, bởi khi các nhà tài trợ rút khỏi Việt
Nam, đồng nghĩa với nguồn thuốc, các chương trình can thiệp và nâng cao năng lực bị hạn
chế. Vấn đề khó khăn nhất với người có HIV là việc làm, nguồn tài chính để duy trì cuộc
sống. Tuy nhiên, theo chia sẻ của các tổ chức phi chính phủ trong nước và ngồi nước, mơ
hình để người có HIV vươn lên bằng chính sức lao động của mình rất khó khăn. Phần vì
hạn chế trình độ, phần vì sức khỏe, tinh thần và áp lực cơng việc khiến người có HIV làm
việc trong các cơ quan, nhà máy, cơng xưởng rất ít, hơn nữa, xã hội vẫn cịn kỳ thị người
có HIV. Điều này gây khó khăn cho q trình hịa nhập cộng đồng của đa phần người có
HIV. Rõ ràng, có khơng ít vấn đề đã được các thành viên tham dự kỳ họp định kỳ của
GIPA đưa ra xung quanh việc giải quyết những thách thức của người có HIV sau khi các

nguồn tài trợ nước ngoài rút khỏi Việt Nam.
II. Lý thuyết ứng dụng
Với nhiệm vụ và mục đích tìm hiểu nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên
nhiễm HIV/AIDS. Nhóm áp dụng thuyết nhu cầu của Abraham Maslow và thuyết hành
động của Max Weber để phân tích để hiểu rõ hơn, thuận lợi hơn.
1. Thuyết nhu cầu Abraham Maslow
Năm 1943, Araham Maslow, nhà tâm lý học nhân văn nổi tiếng thế giới đã đưa ra
Tháp nhu cầu của Maslow trong bài viết A Theory of Human Motivation (tạm dịch: Thuyết

20


động cơ con người). Đây là lý thuyết rất quan trọng và được ứng dụng nhiều trong quản trị
nhân sự, quản trị kinh doanh...
+Tầng thứ nhất (Physiological): là các nhu cầu thuộc về “thể lý” bao gồm các nhu cầu
như: Đồ ăn, thức uống, thở, nghỉ ngơi, chỗ ở, quần áo, bài tíêt, tình dục.
+Tầng thứ hai (Safety): nhu cầu an toàn về thân thể, sức khỏe, việc làm, tài sản…
+Tầng thứ ba (Love/belongging): nhu cầu xã hội như tình cảm, tình bạn, muốn được trực
thuộc một nhóm cộng đồng nào đó.
+Tầng thứ tư (Esteem): bao gồm các nhu cầu được kính trọng, được quý mến, tin tưởng,
địa vị, danh tiếng, thành đạt…
+Tầng thứ năm (Self-actualization): là các nhu cầu tự thể hiện bản thân như khả năng
trình diễn, khả năng sáng tạo…
Theo Maslow, nhu cầu con người có nhiều và được phân chia theo 5 tầng như trên,
con người sẽ thỏa mãn các nhu cầu ở tầng thấp hơn trước, sau đó sẽ thỏa mãn những nhu
cầu ở tầng cao hơn. Con người thảo mãn nhu cầu này thì nhu cầu khác hình thành và cứ
tiếp tục như vậy cho tới hết nhu cầu.
Cấp độ thấp nhất và cơ bản nhất là nhu cầu thể chất của con người gồm ăn ở, mặc…
Cấp độ tiếp theo là nhu cầu an toàn hay nhu cầu được bảo vệ. Nhu cầu an tồn về tính
mạng và an tồn về tài sản. Cao hơn nhu cầu an toàn là nhu cầu quan hệ như quan hệ giữa

con người với con người. Thuyết nhu cầu săp xếp nhu cầu con người từ thấp đến cao.
Những nhu cầu ở cấp cao hơn sẽ được thỏa mãn khi nhu cầu thấp hơn được đáp ứng. Theo
đó, tầng thấp nhất là Physiological, đây là những nhu cầu được Maslow cho là những nhu
cầu cơ bản, cấp thiết, khơng thể thiếu, có khả năng thống trị con người khi nhu cầu chưa
được thỏa mãn và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tồn tại của một con người. Do đó, con
người phải ln đấu tranh để thỏa mãn cho bằng được những nhu cầu cơ bản ở tầng thấp
nhất này.
Đề tài sử dụng thuyết này để xem xét các nhu cầu của các em vị thành niên nhiễm
HIV ở mái ấm Mai Tâm. Ngoài những nhu cầu cơ bản các em còn cần những nhu cầu nào
khác như các em mong muốn gì về việc tham vấn tâm lý, những trăn trở cũng như khúc
mắc mà các em đang gặp phải nhờ đó sẽ giúp cho trẻ có được hiểu biết sâu rộng hơn. Việc
vận dụng lý thuyết này sẽ là cơ sở khoa học để nắm bắt và đáp ứng nhu cầu của các em.
21


2. Thuyết hành động của Max Weber
M.Weber cho rằng nếu một lý thuyết tập trung vào các nhân thì khơng thể bỏ qua
các yếu tố chủ quan của các nhân: tình cảm, suy nghĩ tư tưởng. Con người ngồi việc phản
ứng với các kích thích từ mơi trường, cịn suy nghĩ về nó và lựa chọn cách ứng xử một
cách có trí tuệ và tn theo cả tình cảm của mình.
Hồn Cảnh
(điều kiện sống)

Nhu
Cầu

Động


Chủ

Thể

Cơng
Cụ

Mục
Đích

M.Weber đưa ra một hệ thống mang tính khn mẫu bao gồm bốn hành động. Hành
động do cảm xúc đó chính là tính tự phát của hành động theo tình cảm, cùng một hồn
cảnh như người này nhưng hành động lại khác nhau tùy thuộc vào cảm xúc. Hành động
mang tính truyền thống con người thường hành động theo một thói quen, theo một chuẩn
mực của cộng đồng. Hành động hợp lý về giá trị con người, hành động theo những gì ta
cho là đúng. Hành động hợp mục đích, người hành động suy nghĩ về truyền thống xem xét
hành động đó có phù hợp hay khơng, mục đích như thế nào và dùng phương tiện gì để thực
hiện hành động đó.
Dựa vào lý thuyết này ta nhận biết rằng khi tìm hiểu hành động của một đối tượng
nào đó ta phải đặt mình vào hồn cảnh của đối tượng đó, để hiểu được những động cơ đằng
sau hành động của đối tượng.
Nhóm nghiên cứu sử dụng lý thuyết này nhằm giải thích rõ hơn hành động của từng
cá nhân, cũng như hành động xã hội trong của các em. Trong bài nghiên cứu, nói đến thói
quen xã hội. Nhưng hành động xã hội lại mang tính kế thừa và phát triển. Khi cung cấp
được các thông tin và tham vấn tâm lý cho các em sẽ giúp các em dân dần thay đổi những
thói quen tốt thơng qua sự tương tác xã hội. Lý thuyết cịn nhằm xác định hành vi xác định
những điều kiện của môi trường đã ảnh hưởng như thế nào đến các em, từ đó tìm ra cách
can thiệp nhằm duy trì những hành vi tốt và góp phần thay đổi những hành vi không tốt.
22


3. Thuyết hệ thống sinh thái

Hệ thống sinh thái gồm hai ý tưởng: Môi trường sinh thái của cá nhân khi cá nhân
đó đang cố gắng để thích nghi với mơi trường xung quanh; hệ thống khi nhìn vào mối
tương quan của những bộ phận khác nhau. Ta phối hợp hai chữ này thành hệ thống sinh
thái (Ecology systems). Theo quan điểm và cách nhìn hệ của hệ thống sinh thái thì con
người và mơi trường khơng thể tách rời được bởi cả hai tồn tại nhờ những trao đổi không
ngừng qua lại. Chúng ta không thể sử dụng hiểu biết của con người để bổ sung cho hiểu
biết về môi trường, mà chúng ta phải kiểm nghiệm sự tương tác qua lại của cả hai bên.
Thuyết hệ thống sinh thái xem con người như một thể rất phức tạp. Con người là một thực
thể sinh học, tâm lý, tôn giáo, xã hội và văn hóa có suy nghĩ, cảm xúc và những hành động
có thể quan sát được. Chúng ta là những biểu tượng cho môi trường và cũng là người phản
hồi về nó. Chúng ta tự xây dựng nên truyền thống và di sản cũng giống như khi chúng ta
thừa hưởng và phản hồi lại về di sản văn hóa và dân tộc. Con người phản ứng lại một cách
có nhận thức và chủ đích nhưng cũng hành động vô ý thức và một cách vô điều kiện
(automatic respond).
Ứng dụng lý thuyết, nhóm nghiên cứu nhận thấy hệ thống hỗ trợ tham vấn tâm lý
cho trẻ như các cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyên ngành tham vấn. Cá nhân trẻ không tồn
tại độc lập mà tương tác với cả cộng đồng, tập thể nên môi trường xung quanh sẽ tác động
để thay đổi hành vi của trẻ.
III. Các khái niệm có liên quan
Nhu cầu: là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện
vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận
thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác
nhau.
Tham vấn: là q trình tương tác giữa nhà tham vấn (người có chuyên môn, kĩ
trong cuộc sống cần được giúp đỡ) thông qua sự trao đổi, chia sẻ thân mật, chân tình (dựa
vào nguyên tắc đạo đức và mối quan hệ mang tính nghề nghiệp) giúp thân chủ hiểu và chấp
nhận thực tế của mình, tự tìm thấy tiềm năng bản thân để giải quyết vấn đề của chính mình.

23



Tâm lý: là tất cả những hiện tượng tinh thần nảy sinh do tác động của thế giới
khách quan vào não, được não phản ánh, nó gắn liền, điều hành, điều chỉnh mọi hành vi
hoạt động của con người.
Trẻ em: Về mặt sinh học, trẻ em là con người ở giữa giai đoạn từ khi sinh và tuổi
dậy thì. Định nghĩa pháp lý về một “trẻ em” nói chung chỉ tới một đứa trẻ, còn được biết
tới là một người chưa tới tuổi trưởng thành.
Vị thành niên
Vị thành niên là một khái niệm chưa được thống nhất.Theo Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO) lứa tuổi 10 - 19 tuổi là độ tuổi vị thành niên. Thanh niên trẻ là lứa tuổi 19 - 24
tuổi. Chương trình Sức khỏe sinh sản/Sức khỏe tình dục vị thành niên-thanh niên của
khối Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) lấy độ tuổi 15 24 tuổi.
Ở Việt Nam vị thành niên là lứa tuổi từ 10 đến 19 tuổi. Thanh niên là từ 19 - 24
tuổi. Trẻ em được luật pháp bảo vệ chăm sóc giáo dục là dưới 16 tuổi. Về mặt luật pháp vị
thành niên là dưới 18 tuổi.Hội KHHGĐVN xác định vị thành niên - thanh niên là 10 - 24
tuổi.
Vị thành niên: 10 - 19 tuổi, chia làm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn đầu từ 10 - 14 tuổi
+ Giai đoạn sau từ 15 - 19 tuổi
Thanh niên: 19 - 24 tuổi
Thanh thiếu niên: 10 - 24 tuổi
HIV/AIDS: HIV là viết tắt của Human Immuno Dificiency Virus, là loại vi rus gây
suy giảm khả năng miễn dịch ở con người và dẫn đến AIDS.
AIDS là viết tắt của Acquired Immuno Dificiency Syndrom là hội chứng suy giảm
miễn dịch mắc phải. Khi này cá nhân có một loạt các hội chứng do nhiễm trùng nhưng hệ
thống miễn dịch của cơ thể đang bị yếu đi một cách nhanh chóng bởi virus HIV tấn cơng
và cơ thể khơng cịn khả năng đối phó lại với nhiễm trùng đó.
Đặc điểm tâm lý trẻ HIV: Nếu được sống và điều trị hợp lý, trẻ em nhiễm HIV có
thể sống và phát triển bình thường như mọi trẻ khác. Tuy nhiên, trẻ phải chịu một số tác
động liên quan đến nhiễm HIV như:

- Gánh nặng trong tuân thủ uống thuốc và đến bệnh viện.
24


×