Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy - Từ thực tiễn thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (872.96 KB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

MAI LÊ KHANH

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG
LĨNH VỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

HÀ NỘI - 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

MAI LÊ KHANH

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG
LĨNH VỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY


TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số

: 8 38 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUANG THÁI

HÀ NỘI - 2021


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn về đề tài “Xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực phịng cháy, chữa cháy - từ thực tiễn thành phố Hà Nội” trước hết
tôi xin đặc biệt cảm ơn tới TS. Nguyễn Quang Thái đã quan tâm chỉ bảo,
hướng dẫn và giúp đỡ tận tình về nội dung và phương pháp nghiên cứu khoa
học trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Với lịng biết ơn sâu sắc nhất, tơi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám
đốc, Khoa Sau đại học, cùng các q thầy, cơ trong Học viện Hành chính
Quốc gia, đã tạo những điều kiện tốt nhất, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học
tập và thực hiện đề tài luận văn.
Xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã ln hỗ trợ, động viên, chia sẻ và tạo điều kiện thuận lợi giúp tơi
vượt qua những khó khăn để hồn thành luận văn này.
Do những điều kiện chủ quan, khách quan, chắc chắn kết quả nghiên
cứu của Luận văn còn những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được những ý kiến

đóng góp của q thầy cơ và bạn đọc để luận văn được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 01 tháng 3 năm 2021
HỌC VIÊN

Mai Lê Khanh


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên
cứu nào khác. Các số liệu, ví dụ, trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính
xác, tin cậy và trung thực.

Hà Nội, ngày 01 tháng 3 năm 2021
HỌC VIÊN

Mai Lê Khanh


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

PCCC : Phòng cháy, chữa cháy
PCCC&CNCH : Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
QLNN : Quản lý nhà nước
UBND : Ủy ban nhân dân
VPHC : Vi phạm hành chính
XP VPHC: Xử phạt vi phạm hành chính



DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ thống kê tình hình cháy nổ xảy ra từ năm 2015-2019 trên
địa bàn thành phố Hà Nội…............................................................................. 47
Biểu đồ 2.2. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ nguyên nhân các vụ cháy nổ xảy ra trên địa
bàn thành phố Hà Nội........................................................................................48
Biểu đồ 2.3. Biểu đồ thể hiện kết quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực phịng cháy, chữa cháy qua các năm 2015-2019 trên địa bàn thành phố Hà
Nội.......................................................................................................................51


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH
CHÍNH TRONG LĨNH VỰC PHỊNG CHÁY, CHỮA CHÁYTRÊN
ĐỊA BÀN CẤP TỈNH ................................................................................... 7
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực phịng cháy, chữa cháy trên địa bàn cấp tỉnh.................................. 7
1.1.1. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phịng
cháy, chữa cháy ........................................................................................ 7
1.1.2. Đặc điểm của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng
cháy, chữa cháy trên địa bàn cấp tỉnh ..................................................... 15
1.1.3. Vai trị của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng
cháy, chữa cháy trên địa bàn cấp tỉnh ..................................................... 19
1.2. Nội dung của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phịng
cháy, chữa cháy trên địa bàn cấp tỉnh ........................................................ 22
1.2.1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phịng
cháy, chữa cháy ...................................................................................... 22

1.2.2. Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
phịng cháy, chữa cháy ........................................................................... 27
1.2.3. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc
phục hậu quả trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy .............................. 28
1.3. Các điều kiện bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
phịng cháy, chữa cháy .............................................................................. 30
1.3.1. Về pháp lý .................................................................................... 30
1.3.2. Về chính trị................................................................................... 33
1.3.3. Về nhân lực .................................................................................. 34
1.3.4. Về tài chính, cơ sở vật chất ........................................................... 35
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................... 38


Chương 2:XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC
PHỊNG CHÁY, CHỮA CHÁY TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI .. 39
2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực phịng cháy, chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội ....................... 39
2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện kinh tế, xã hội thành phố Hà Nội ............... 39
2.1.2. Tình hình cháy nổ xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm
2015-2019 .............................................................................................. 41
2.2. Tình hình vi phạm và việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực phịng cháy, chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội ....................... 46
2.2.1. Tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực phịng cháy, chữa
cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội ....................................................... 46
2.2.2. Kết quả đạt được trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực phịng cháy, chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội .................... 49
2.2.3. Hạn chế trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phịng
cháy, chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội ...................................... 59
2.2.4. Nguyên nhân của hạn chế trong xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực phịng cháy, chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội .... 60

Tiểu kết chương 2 ....................................................................................... 65
Chương 3:QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM XỬ PHẠT VI
PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC PHỊNG CHÁY, CHỮA
CHÁY TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................... 66
3.1. Quan điểm .......................................................................................... 66
3.2. Giải pháp ............................................................................................ 67
3.2.1. Giải pháp chung ........................................................................... 67
3.2.2. Giải pháp đối với thành phố Hà Nội ............................................. 76
Tiểu kết chương 3 ....................................................................................... 80
KẾT LUẬN ................................................................................................. 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 83


MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài luận văn
Trong những năm trở lại đây, nền kinh tế của đất nước có sự phát triển
vượt bậc, tốc độ tăng trưởng GDP bình qn đạt 6,55%/năm, q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày một phát triển, số lượng các cơ sở, cơng trình,
khu cơng nghiệp, khu dân cư, chung cư, nhà cao tầng, nhà siêu cao tầng, chợ,
trung tâm thương mại và các cơ sở khác ngày càng gia tăng cả về số lượng và
quy mơ. Trong khi đó, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ; tình
trạng ùn tắc giao thơng ở các đơ thị; phong tục tập quán sinh hoạt, việc sản
xuất manh mún, nhỏ lẻ ở nhiều nơi; biến đổi khí hậu đã tác động khơng nhỏ
đến tình hình cháy, nổ trên cả nước. Trong những năm vừa qua, tình hình
cháy, nổ ở nước ta diễn biến hết sức phức tạp, xảy ra ở nhiều lĩnh vực, nhiều
địa bàn, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, lao động và sản xuất cũng như gây
tổn hại lớn đến vật chất, kinh tế, tinh thần của người dân. Nếu như khơng làm
tốt cơng tác phịng cháy, chữa cháy(PCCC) sẽ gây ra những hậu quả nghiêm
trọng tới tính mạng và tài sản của con người, do đó,địi hỏi sự quản lý chặt

chẽ của Nhà nước thông qua Luật và các văn bản dưới Luật, các thể chế văn
bản quy phạm pháp luật, các quy định, hướng dẫn…Một trong những hình
thức quản lý nhà nước về PCCC phổ biến chính là xử phạt vi phạm hành
chính. Đây là biện pháp mang tính chất răn đe, cảnh cáo, xử lý đúng đối
tượng, đúng mức độ, giúp công tác PCCC đạt hiệu quả cao, giảm thiểu những
vụ việc cháy nổ nghiêm trọng xảy ra.
Cơng tác phịng cháy, chữa cháy đã được Đảng, Nhà nước và các cấp
chính quyền quan tâm, chú trọng. Điều này thể hiện ở chỗ, nhiều văn bản
quan trọng về PCCC và quản lý về PCCC được ban hành như: Luật Phòng
cháy, chữa cháy năm 2001 (được sửa đổi, bổ sung năm 2013); Luật Xử lý vi

1


phạm hành chính năm 2012; Nghị định số 79/2014/NĐCP ngày 31/7/2014
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy,
chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy, chữa
cháy. Theo thống kê, giai đoạn 2015 - 2019, Chính phủ đã ban hành 09
Nghị định, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 05 Quyết định liên quan đến
công tác PCCC, CNCH…Pháp luật ngày càng hoàn thiện quy định chặt chẽ
hơn các yếu tố cấu thành vi phạm PCCC, mức xử phạt tương xứng, các điều
kiện bắt buộc trong PCCC… Bên cạnh kết quả đạt được, công tác xử phạt
VPHC trong lĩnh vực PCCC cịn gặp khơng ít những hạn chế thể hiện thông
qua cùng kiểm tra công tác
PCCC tại một cơ sở, phối hợp thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt
VPHC trong lĩnh vực PCCC, xây dựng chế tài chung giữa lực lượng Cảnh sát
PCCC với các lực lượng khác trong công tác QLNN về PCCC, khi kiểm tra,
phát hiện sai phạm cần tiến hành lập biên bản, khi tiến hành xử phạt một hành
vi vi phạm quy định về PCCC, cơ quan Cảnh sát PCCC có thơng báo, phối hợp
các lựa lượng khác, đảm bảo việc chấp hành các hình thức xử phạt của các cơ

sở được thực hiện một cách nghiêm chỉnh.
Ba là,Cảnh sát PCCC thành phố Hà Nội cần phối hợp chặt chẽ với các
cơ quan thơng tin, phát thanh, truyền hình trên địa bàn thành phố tổ chức nhiều
các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCC như các
cuộc thi tìm hiểu về các quy định về PCCC trong đời sống và cơng việc hằng
ngày; các buổi nói chuyện chuyên đề, hỏi và đáp về pháp luật PCCC; đặc biệt
chú trọng, đẩy mạnh việc tuyên truyền giải thích pháp luật về PCCC thông qua
các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, đài truyền hình, pa nơ,
áp phích, khẩu hiệu, thơng qua các trang thơng tin điện tử của các cơ quan
QLNN về PCCC, các doanh nghiệp, kinh doanh dịch vụ về PCCC. Đa dạng
hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCC nghĩa là
cần phải có những nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối
tượng, từng thời điểm, từng cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.
Phối hợp với Sở giáo dục và đào tạo thành phố Hà Nội xây dựng chương
trình học tập về PCCC, từng bước đưa việc dạy và học pháp luật PCCC nói
chung và pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC nói riêng vào các mơn
học trong hệ thống giáo dục, theo quy định tại Khoản 2a, Điều 6, Luật Phòng
cháy, chữa cháy “Cơ quan QLNN về giáo dục và đào tạo trong phạm vi nhiệm
vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quy định việc lồng ghép các kiến thức và

77


kỹ năng về PCCC vào chương trình giảng dạy, hoạt động ngoại khóa trong nhà
trường và cơ sở giáo dục khác phù hợp với từng ngành học, cấp học”.
Lực lượng Cảnh sát PCCC Hà Nội phải tích cực, chủ động trong việc
tuyên truyền, giáo dục pháp luật PCCC bằng khuyến khích tham gia góp ý
kiến của người đứng đầu các cơ sở, người lao động, quần chúng nhân dân,
báo chí… tạo thành dư luận xã hội phê phán mạnh mẽ các hành vi vi phạm
pháp luật PCCC gây mất trật tự an toàn xã hội, đe dọa hoặc gây thiệt hại đến

tính mạng, tài sản của nhân dân. Đồng thời, kịp thời động viên, nêu gương và
đề xuất khen thưởng xứng đáng đối với các tổ chức, cá nhân dũng cảm đấu
tranh chống hành vi VPHC trong lĩnh vực PCCC.
UBND thành phố Hà Nội tăng cường tổ chức tuyên truyền về
PCCC&CNCH đến từng khu chung cư, nhà cao tầng trên địa bàn, đảm bảo
mỗi tòa nhà chung cư, nhà cao tầng tối thiểu 1 buổi tuyên truyền; đồng thời
kết hợp các hình thức tuyên truyền khác, đảm bảo 100% người dân sinh sống,
làm việc tại tòa nhà chung cư, nhà cao tầng trên địa bàn được tuyên truyền về
PCCC&CNCH như sử dụng hệ thống âm thanh thông báo, hệ thống màn hình
quảng cáo đã được trang bị sẵn tại tịa nhà...
Bốn là,Tăng cường xử phạt nghiêm minh, triệt để đối với mọi hành vi
vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC, từ đó làm cho các chủ thể xử phạt
cũng như các chủ thể vi phạm nhận thức rõ mục đích của việc xử phạt VPHC
trong lĩnh vực PCCC là để giữ vững “kỷ cương phép nước”, bảo vệ lợi ích
chung của cộng đồng, bảo vệ sự tôn nghiêm và cơng bằng của pháp luật, răn
đe và phịng ngừa tội phạm. Khi thực hiện pháp luật xử phạt VPHC cần phải
kết hợp giáo dục thuyết phục và cưỡng chế, coi trọng thuyết phục trong xử lý
VPHC, điều này có tác dụng rất lớn đến nhận thức của các chủ thể vi phạm
trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC. [14, tr.30]

78


Thực hiện nghiêm túc chế độ thường trực, tiếp nhận và xử lý thông tin báo cháy
24/24h, chuẩn bị sẵn sàng về lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện
để xử lý kịp thời khi xảy ra cháy, nổ, tai nạn, sự cố. Chủ trì, phối hợp với các
đơn vị tham mưu xây dựng và tổ chức diễn tập các phương án chữa cháy, CNCH
tại các cơ sở trọng điểm, cơ sở có nguy hiểm cháy, nổ cao. Tham mưu tổ chức
diễn tập ít nhất 1 phương án chữa cháy và CNCH cấp thành phố tại 1 công trình
nhà cao tầng, có huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia.

Năm là, áp dụng và duy trì nghiêm túc chế độ luân chuyển, điều động cán
bộ làm công tác kiểm tra, xử lý nhằm tránh tình trạng cán bộ phụ trách quản lý
địa bàn, các cơ sở trong thời gian quá lâu; không phân công công tác cho những
cán bộ làm việc cầm chừng, thiếu tinh thần trách nhiệm, kém hiệu quả, năng lực
và trình độ chun mơn kém, thiếu kinh nghiệm trong thực tiễn xử phạt VPHC
phụ trách những địa điểm trọng điểm về PCCC, có tính chất nguy hiểm, phức
tạp. Bên cạnh đó, thường xuyên tổ chức các đợt thanh tra, đánh giá nghiệp vụ
cán bộ làm công tác thanh, kiểm tra công tác PCCC để đội ngũ cán bộ vận dụng
thành thạo trình tự, thủ tục các văn bản quy phạm pháp luật về PCCC đồng thời
đáng giá phân loại cán bộ để có các phương án đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ
hợp lý… tạo điều kiện về cơ sở vật chất, chế độ chính sách, đãi ngộ phù hợp cho
những cán bộ phụ trách các điểm nóng về PCCC [14].
Sáu là, đối với Hà Nội, một nơi địa bàn rộng và đông dân cư, nguy cơ
cháy nổ lớn hàng đầu trên cả nước, chỉ dựa vào lực lượng cảnh sát PCCC thì sẽ
không đủ để đảm bảo công tác PCCC và việc thực hiện xử phạt VPHC trong
lĩnh vực PCCC được đảm bảo hiệu quả, do đó, cần tăng cường mở rộng hệ
thống cộng tác viên, huy động sức mạnh của nhân dân, mở kênh đường dây
nóng hoặc hộp thư để tố giác tội phạm, qua đó sớm phát hiện những cá nhân, tổ
chức vi phạm, những cơng trình chưa đảm bảo an tồn PCCC để đảm bảo cơng
tác xử phạt VPHC đạt được hiệu quả cao nhất.

79


Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở thực trạng các vấn đề nảy sinh trong công tác xử phạt VPHC
trong lĩnh vực PCCC ở địa bàn thành phố Hà Nội, Chương 3 của Luận Văn đã
đưa ra các giải pháp bảo đảm xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC trên địa bàn
thành phố Hà Nội trong thời gian tới, như bổ sung, hoàn thiện cơ sở pháp lý về

xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC, giải pháp về chính trị, nhân lực, tài lực;
nêu cao vai trò của người đứng đầu cơ sở trong quản lý, thực hiện các quy định
của pháp luật về xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC tại cơ sở, nâng cao năng
lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở, địa bàn về xử phạt VPHC
trong lĩnh vực PCCC; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động xử
phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC đối với lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa
cháy và nâng cao hiệu quả mối quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát
Phòng cháy, chữa cháy thành phố với các cơ quan quản lý nhà nước trong công
tác xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC.

80


KẾT LUẬN

Những năm gần đây, công tác PCCC đã được Đảng, Nhà nước và Chính
phủ hết sức quan tâm; tuy nhiên, công tác tổ chức thực hiện việc QLNN về
PCCC và xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC trên địa bàn cả nước nói chung
và Hà Nội nói riêng vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế, các hành vi vi phạm về
an tồn PCCC cịn nhiều và diễn ra ở hầu khắp các lĩnh vực trong đời sống xã
hội. Nguyên nhân khách quan là do sự phát triển nhanh chóng của kinh tế xã
hội, tốc độ đơ thị hóa gia tăng nhanh chóng, song hạ tầng cơ sở phát triển
không đồng bộ, chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tế. Bên cạnh đó, q trình
phát triển của nền kinh tế, xã hội cũng đã kéo theo việc sử dụng nhiều các hàng
hóa, vật tư, nguyên vật liệu có tính chất nguy hiểm, có nguy cơ cháy nổ cao.
Mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng đã có tác động nhất định đến quan
điểm đầu tư của các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh như
việc hạn chế quỹ đất và xuất đầu tư trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất
phục vụ sản xuất kinh doanh, chỉ tính đến những lợi ích trước mắt, điều đó đã
ảnh hưởng khơng nhỏ tới các điều kiện về an toàn PCCC của các cơ sở. Về

nguyên nhân chủ quan đó là sự thiếu kiên quyết của các cơ quan QLNN về
PCCC trong việc xử lý các vi phạm pháp luật về PCCC; việc xây dựng và ban
hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của Luật PCCC còn chậm,
chưa kịp thời, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về PCCC còn
mang tính giải quyết tình thế. Có thể khẳng định rằng pháp luật về xử phạt
VPHC trong lĩnh vực PCCC đóng vai trị đặc biệt trong cơng tác QLNN về
PCCC. Tuy nhiên hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này cịn
chưa đồng bộ, chưa hồn chỉnh, hiệu quả trong thực tiễn chưa cao, tính nhất
quán chưa chặt chẽ gây ra những khó khăn trong việc áp dụng cũng như thực

81


hiện. Qua quá trình nghiên cứu đề tài đã giải quyết được những nội dung cơ
bản sau đây:
Về mặt lý luận, luận văn đã nêu được khái niệm, đặc điểm, cấu thành vi
phạm hành chính; khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC,
thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC, các quy định của pháp luật
hiện hành về xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC; trình tự, thủ tục xử phạt VPHC.
Về thực tiễn, trên cơ sở phân tích các số liệu và khảo sát thực tế tác giả
đã đánh giá thực trạng xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC trên địa bàn thành
phố Hà Nội. Từ những tồn tại trong công tác xử phạt các VPHC trong thực
tiễn, đề tài đã đưa ra một số giải pháp bảo đảm xử phạt VPHC trong lĩnh vực
PCCC trên địa bàn thành phố Hà Nội như:
+Bổ sung, hoàn thiện các cơ sở pháp lý về xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực PCCC;
+Đẩy mạnh tuyên truyền thay đổi nhận thức, hành vi cho các đối tượng;
+Nâng cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu;
+Tăng cường công tác thanh, kiểm tra hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh
vực PCCC trên địa bàn thành phố Hà Nội;

+Nâng cao chất lượng đội ngũ thực hiện xử phạt VPHC trong lĩnh vực
PCCC của Cảnh sát PCCC thành phố Hà Nội.

82


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành trung ương (2015), Chỉ thị số 47-CT/TW ngày
25/6/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác phịng cháy, chữa cháy, Hà Nội;
2. Bộ Cơng an (2010), Quyết định số 586/QĐ-BCA ngày 23/02/2010
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Cục Cảnh sát
PCCC&CNCH, Hà Nội;
3. Bộ Công an (2011), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng
cháy, chữa cháy 2001, Hà Nội;
4. Bộ Công an (2013), Thông tư số 63/2013/TT-BCA ngày 21/11/2013
quy định điều lệnh Cảnh sát kiểm tra an toàn PCCC, Hà Nội;
5. Bộ Công an (2014), Thông tư số 11/2014-BCA ngày 12/3/2014 quy
định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày
04/4/2003 và Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/2012 quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật phòng cháy, chữa cháy, Hà Nội;
6. Bộ Công an (2014), Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014
quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày
31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy, chữa
cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy, chữa cháy,
Hà Nội;
7. Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy thành phố Hà Nội (2015), Báo cáo
kết quả điều tra cơ bản, đánh giá thực trạng tình hình cơng tác phòng cháy,
chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hà Nội;
8. Công an thành phố Hà Nội, (2018)“Báo cáo Hội nghị tổng kết công

tác kiểm tra liên ngành về PCCC đối với nhà chung cư, nhà cao tầng và các

83


cơ sở tập trung đơng người có nguy cơ cháy nổ cao trên địa bàn thành phố
Hà Nội”, Hà Nội;
9. Công an thành phố Hà Nội, (2019), Báo cáo về cơng tác xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực phịng cháy chữa cháy giai đoạn 2015-2019,
Hà Nội;
10. Chính phủ (2013), Nghị định số167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an tồn, xã hội; phòng,
chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; phịng, chống bạo lực gia đình;
11. Chính phủ (2014), Nghị định số 79/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và cữa cháy và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Phòng cháy, chữa cháy;
12. Học viện Hành chính quốc gia (2009),Giáo trình Lý luận nhà nước
và pháp luật, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội;
13. Lê Lan (2015), “Xử lý vi phạm hành chính phịng cháy, chữa cháy:
cịn nhiều bất cập”, baogialai.com.vn, ngày truy cập: 05/6/2015;
14. Lê Như Cường (2014), Giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực phịng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học PCCC, Hà Nội;
15. Mai Phương Lan (2013), Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng
cháy, chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Luật học,
Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội;
16. Nguyễn Cửu Việt (2010), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội;
17. Nguyễn Ngọc Anh (2016), Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp
luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ

trong tình hình mới, Kỷ yếu hội thảo khoa học “55 năm lực lượng Cảnh sát

84


phòng cháy chữa cháy xây dựng, chiến đấu và phát triển; 15 năm ngày tồn
dân phịng cháy, chữa cháy”, Hà Nội;
18. Quốc Hội (2001),Luật Phòng cháy, chữa cháy, Hà Nội;
19. Quốc Hội (2012),Luật xử lý viphạm hành chính, Hà Nội;
20. Quốc hội (2013), Luật Phòng cháy, chữa cháy (sửa đổi), Hà Nội;
21. Quốc hội khóa XIV, báo cáo kết quả giám sát về “Việcthực
hiệnchính sách, pháp luật về phịng cháy, chữa cháygiai đoạn 2014 - 2018”;
22. Sở Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy thành phố Hà Nội, Báo cáo
tổng kết công tác năm 2015, năm 2016, năm 2017;
23. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật Hành chính
Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội;
24. Trường Đại học PCCC (2004), Giáo trình Xử lý vi phạm quy định
về phòng cháy, chữa cháy, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội;
25. Trường Đại học PCCC (2014), Giáo trình Luật phịng cháy, chữa
cháy, Nxb Giao thơng vận tải, Hà Nội;
26. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2011), Báo cáo tổng hợp quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030, Hà Nội;
27. Viện Ngôn ngữ học (2015), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Hồng Đức;
28. Vụ Pháp chế, Bộ Cơng an (2002), Tìm hiểu pháp lệnh xử lý vi phạm
hành chính năm 2002, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

85




×