Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Khai thác nghệ thuật múa rối nước trong việc phát triển du lịch tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 98 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN DU LỊCH






CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƢỜNG NĂM 2015

Tên cơng trình:

KHAI THÁC NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƢỚC
TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Ngô Thanh Loan
Sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm: Hồng Văn Lợi (MSSV: 1356180043, Khóa 2013 – 2017)
Thành viên: Ngơ Huỳnh Thủy Tiên (MSSV: 1356180092, Khóa 2013 – 2017)
Nguyễn Phước Tiến (MSSV: 1356180094, Khóa 2013 – 2017)
Phan Thị Ý Nhi (MSSV: 1256180075, Khóa 2012 – 2016)

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2015


i

MỤC LỤC


Trang
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................... v
TĨM TẮT ............................................................................................................... 1
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 2
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 2
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài........................................................................ 3
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................ 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 4
5. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ............................................................ 5
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................................................... 7
7. Kết cấu đề tài ...................................................................................................... 8
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN............................................................................. 9
1.1. Cơ sở lí luận về du lịch .................................................................................... 9
1.1.1. Khái niệm du lịch ............................................................................................................... 9
1.1.2. Khái niệm khách du lịch................................................................................................... 10
1.1.3. Tài nguyên du lịch............................................................................................................ 12

1.2. Nghệ thuật múa rối nƣớc .............................................................................. 15
1.2.1. Khái niệm múa rối nước ................................................................................................... 15
1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của nghệ thuật múa rối nước Việt Nam ........................ 16
1.2.3. Đặc điểm của nghệ thuật múa rối nước Việt Nam............................................................... 18
1.2.3.1. Nghệ thuật tạo hình con rối trong múa rối nước Việt Nam ……………………….. 18
1.2.3.2. Thiết kế mỹ thuật sân khấu trong múa rối nước dân gian ………………………… 19
1.2.3.3. Kỹ thuật máy móc điều khiển trong múa rối nước ………………………………... 22
1.2.4. Giá trị của múa rối nước Việt Nam ...................................................................................... 24
1.2.4.1. Giá trị giáo dục ……………………………………………………………………. 24
1.2.4.2. Giá trị nhận thức…………………………………………………………………… 24
1.2.4.3. Giá trị thẩm mĩ ……………………………………………………………………. 24
1.2.4.4. Giá trị giải trí ……………………………………………………………………… 25



ii

CHƢƠNG 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT ................................................................ 27
2.1. Tổng quan về Thành phố Hồ Chí Minh ...................................................... 27
2.1.1. Vị trí địa lý ....................................................................................................................... 27
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................................ 28
2.1.3. Đặc điểm về kinh tế xã hội ............................................................................................... 29
2.1.4. Thực trạng phát triển du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh ............................................... 29

2.2. Kết quả phân tích nội dung phỏng vấn sâu ................................................. 30
2.2.1. Quá trình du nhập, phát triển và duy trì nghệ thuật múa rối nước tại thành phố Hồ Chí
Minh 31
2.2.2. Các trị diễn ...................................................................................................................... 32
2.2.3. Đối tượng khách ............................................................................................................... 33
2.2.4. Tổ chức hoạt động biểu diễn ............................................................................................ 33

2.3. Kết quả việc khảo sát ý kiến khách du lịch về múa rối nƣớc ..................... 35
2.3.1. Đặc điểm của khách du lịch được khảo sát ...................................................................... 37
2.3.1.1. Quốc tịch của khách du lịch ………………………………………………………. 37
2.3.1.2. Nhóm tuổi và giới tính ……………………………………………………………. 39
2.3.1.3. Thời gian lưu trú tại Thành phố Hồ Chí Minh ……………………………………. 41
2.3.1.4. Hình thức tiếp cận nghệ thuật múa rối nước ……………………………………… 42
2.3.2. Đánh giá của khách du lịch về chất lượng cơ sở vật chất – kỹ thuật ................................ 43
2.3.2.1. Chất lượng âm thanh ……………………………………………………………….44
2.3.2.2. Chất lượng ánh sáng ………………………………………………………………. 46
2.3.2.3. Chất lượng sân khấu ………………………………………………………………. 48
2.3.2.4. Chất lượng chung về cơ sở vật chất – kỹ thuật …………………………………….50
2.3.3. Mong muốn của khách du lịch ......................................................................................... 51

2.3.3.1. Dịch cốt truyện, lời thoại ………………………………………………………….. 51
2.3.3.2. Mua quà lưu niệm (con rối) ……………………………………………………….. 53
2.3.3.3. Tham quan địa điểm chế tạo rối nước …………………………………………….. 56
2.3.4. Ý định của khách du lịch .................................................................................................. 58
2.3.4.1. Xem lại biểu diễn múa rối nước ……………………………………………………58
2.3.4.2. Giới thiệu múa rối nước đến bạn bè, gia đình,… …………………………………. 60

CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHAI THÁC HIỆU QUẢ MÚA RỐI
NƢỚC .................................................................................................................................... 63


3

3.1. Nhận xét chung thực tế khai thác múa rối nƣớc tại hai địa điểm nghiên
cứu 63
3.2. Giải pháp khai thác hiệu quả múa rối nƣớc ............................................... 65
3.2.1. Giải pháp về cơng tác tổ chức – quản lí ........................................................................... 65
3.2.1.1. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức ………………………………….. 65
3.2.1.2. Nguồn nhân lực …………………………………………………………………… 67
3.2.1.3. Tổ chức các hoạt động giao lưu …………………………………………………… 68
3.2.1.4. Chính sách hỗ trợ của nhà nước ……………………………………………………69
3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ............................................................................ 70
3.2.2.1. Giải pháp phục hồi các trò cổ, đồng thời sáng tạo nên trò mới …………………… 70
3.2.2.2. Mơ hình xã hội hóa tổ chức biểu diễn múa rối nước ……………………………… 71
3.2.3. Giải pháp quảng bá múa rối nước..................................................................................... 72

3.3. Đề xuất một số mơ hình kết hợp múa rối nƣớc........................................... 75
3.3.1. Mơ hình tham quan các di tích ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh kết hợp thưởng thức
biểu diễn múa rối nước............................................................................................................... 75
3.3.2. Mô hình kết hợp Nhà hát múa rối nước và nhà trưng bày nghệ thuật múa rối nước ........ 77


KẾT LUẬN ........................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 84
PHỤ LỤC 1 .............................................................................................................85
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................ 86


4

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1: Số lượng khách du lịch phân theo khu vực............................................... 37
Bảng 2: Nhóm tuổi và giới tính............................................................................... 39
Bảng 3: Hình thức tiếp cận nghệ thuật múa rối nước ............................................. 42
Bảng 4: Đánh giá chất lượng âm thanh ................................................................... 44
Bảng 5: Đánh giá chất lượng ánh sáng ................................................................... 46
Bảng 6: Đánh giá chất lượng sân khấu ................................................................... 48
Bảng 7: Đánh giá chung chất lượng cơ sở vật chất – kỹ thuật ................................ 50
Bảng 8: Mong muốn dịch cốt truyện, lời thoại ....................................................... 52
Bảng 9: Mong muốn mua quà lưu niệm (con rối) ................................................... 54
Bảng 10: Mong muốn tham quan địa điểm chế tạo rối ........................................... 57
Bảng 11: Ý định xem lại biểu diễn múa rối nước ................................................... 58
Bảng 12: Ý định giới thiệu múa rối nước đến bạn bè, gia đình,… ......................... 61


5

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang
Hình 1: Cơ cấu khách du lịch phân theo khu vực................................................... 37

Hình 2: Thời gian lưu trú tại TP.HCM ................................................................... 41
Hình 3: Âm thanh trình diễn tại Sân khấu Rồng Vàng ........................................... 45
Hình 4: Ánh sáng tại Bảo tàng Lịch sử .................................................................. 47
Hình 5: Ánh sáng tại Sân khấu Rồng Vàng ............................................................ 47
Hình 6: Sân khấu tại Bảo tàng Lịch sử ................................................................... 49
Hình 7: Sân khấu tại Sân khấu Rồng Vàng ............................................................ 49
Hình 8: Brochure giới thiệu múa rối nước tại Sân khấu Rồng Vàng ...................... 53
Hình 9: Trưng bày rối nước ở Bảo tàng Lịch sử .................................................... 56
Hình 10: Trưng bày rối nước ở Sân khấu Rồng Vàng............................................ 56
Hình 11: Sơ đồ nhà trưng bày nghệ thuật múa rối nước tại sân khấu Rồng Vàng
(đề xuất của nhóm tác giả)...................................................................................... 79


Trang |1

TĨM TẮT
Nhóm tác giả thực hiện đề tài “Khai thác nghệ thuật múa rối nước trong
phát triển du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh” với mong muốn tìm hiểu về nét
độc đáo của loại hình nghệ thuật dân gian này và tìm kiếm những cơ hội thuận lợi
cho múa rối nước đến với khách du lịch. Chúng tôi đã thực hiện đề tài ở thành phố
Hồ Chí Minh, tại hai điểm đặc trưng là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (số 02 đường
Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1) và Sân khấu múa rối nước Rồng Vàng trong khuôn
viên của Cung văn hóa lao động (55B, Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1).
Khi tiến hành q trình nghiên cứu, chúng tơi đã tiến hành đi thực tế đến
hai điểm múa rối nước điển hình ở thành phố Hồ Chí Minh, khảo sát khách du lịch
quốc tế thông qua bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp với quản lý của đoàn múa rối
nước. Chúng tơi đã có được những thơng tin đánh giá về hoạt động múa rối nước
từ phía khách du lịch, lắng nghe chia sẻ của họ sau khi xem múa rối nước tại thành
phố Hồ Chí Minh. Từ kết quả khảo sát, chúng tôi đưa ra nhận xét của mình về kết
quả đó cũng như những điều ghi chú được trong quá trình đi thực tế đến các cơ sở

múa rối nước. Bên cạnh đó, những thơng tin từ quản lý của các đồn múa rối nước
là những thơng tin quan trọng và cần thiết cho chúng tôi hiểu sâu hơn về công tác
tổ chức cũng như cách thức hoạt động của từng đoàn múa rối nước.
Kết quả chúng tơi có được từ khảo sát thực tế trở thành nguồn tư liệu bổ
ích, đồng thời dựa trên thơng tin thu được từ hai đồn múa rối nước, chúng tơi đưa
ra nhận xét chung về hoạt động múa rối nước trong việc thu hút khách du lịch.
Ngồi ra, chúng tơi cũng so sánh thông tin thu được từ hai địa điểm khảo sát để
thấy được điểm mạnh, điểm yếu của từng nơi. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đưa ra
những kiến giải khai thác múa rối nước phục vụ du lịch và trình bày những ý
tưởng trong việc khai thác múa rối nước như xây dựng chương trình tour, kết hợp
trình diễn múa rối nước trong khu phức hợp nhằm khai thác nghệ thuật múa rối
nước trong phát triển du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh hiệu quả hơn.


Trang |2

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Du lịch được xem là ngành cơng nghiệp khơng khói, là “con gà đẻ trứng
vàng” của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ngày nay, du lịch đã trở thành một
hoạt động không thể thiếu, trở thành một phần trong cuộc sống hiện đại của con
người. Sự phát triển của ngành du lịch gắn liền với sự phát triển của xã hội loài
người. Khi hoạt động du lịch trở nên phổ biến thì việc đa dạng hóa sản phẩm du
lịch là một điều cần thiết. Du lịch không chỉ đơn thuần là tham quan ngắm cảnh
mà còn là việc đi đến và thẩm thấu những giá trị văn hóa tinh thần tại điểm đến.
Múa rối nước (hay còn gọi là trò rối nước) là một loại hình nghệ thuật sân
khấu dân gian độc đáo, ra đời từ nền văn minh lúa nước. Nghệ thuật múa rối nước
đã trở thành một nét đặc sắc trong văn hóa của Việt Nam, ngày càng thu hút sự
quan tâm của bạn bè quốc tế. Phát triển múa rối nước gắn với hoạt động du lịch
không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế mà cịn góp phần vào việc giữ gìn và bảo tồn

các giá trị văn hóa của dân tộc.
Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là một trong những trung tâm kinh tế chính trị đồng thời cũng chính là một trung tâm du lịch lớn của cả nước. TP.HCM
hội tụ đầy đủ những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Bên cạnh việc tham
quan các cơng trình kiến trúc, bảo tàng hay những di tích lịch sử thời kháng chiến
chống Pháp – Mĩ; thì hiện nay, thành phố cịn chú trọng việc khai thác các giá trị
văn hóa truyền thống. Trong đó, việc khai thác nghệ thuật múa rối nước trong hoạt
động du lịch đang là một trong những hướng phát triển sản phẩm du lịch của thành
phố. Xuất phát từ hướng nghiên cứu trên, đề tài “Khai thác nghệ thuật múa rối
nước trong việc phát triển du lịch tại TP.HCM” được thực hiện với mục đích
giới thiệu bộ mơn nghệ thuật múa rối nước và qua đó tìm hiểu về thực trạng khai
thác loại hình nghệ thuật này trong hoạt động du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh,
đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm khai thác các giá trị đặc trưng của nghệ thuật


Trang |3

múa rối nước phục vụ phát triển du lịch và góp phần vào việc đa dạng hóa sản
phẩm du lịch tại TP.HCM.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
 Mục tiêu:
- Tìm hiểu nghệ thuật múa rối nước Việt Nam và hoạt động múa rối nước
tại TP.HCM.
- Tìm hiểu thực trạng khai thác các giá trị văn hóa của múa rối nước phục
vụ trong hoạt động du lịch.
- Dựa vào thực trạng, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng khai
thác nghệ thuật múa rối nước phục vụ phát triển du lịch. Thông qua phát triển du
lịch cịn gắn với mục đích bảo tồn các giá trị truyền thống vốn có của loại hình
nghệ thuật này.
 Nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa một cách chọn lọc khái niệm về múa rối nước và những vấn

đề lí luận liên quan đến múa rối nước để làm cơ sở cho việc tiếp cận đối tượng
nghiên cứu.
- Tổng quan tình hình nghiên cứu múa rối nước và tình hình khai thác nghệ
thuật múa rối nước phục vụ phát triển du lịch tại TP.HCM.
- Khảo sát thực tế, phỏng vấn sâu các trưởng đoàn múa rối chuyên nghiệp
tại hai địa điểm nghiên cứu (Cung Văn hóa lao động và Bảo tàng Lịch sử Việt
Nam); điều tra bảng hỏi khách du lịch quốc tế về thị hiếu, nhu cầu và đánh giá của
họ về hoạt động múa rối nước tại hai địa điểm nghiên cứu nói trên.
- Đánh giá, nêu được điểm mạnh, điểm yếu của từng địa điểm nghiên cứu
và đề xuất những giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả nghệ thuật múa rối nước
trong phát triển du lịch ở TP.HCM hiện nay.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài
 Đối tƣợng nghiên cứu:


Trang |4

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động múa rối nước trên địa bàn TP.
HCM, đặc biệt chú trọng đến giá trị văn hóa – nghệ thuật của loại hình múa rối
nước trong phục vụ phát triển du lịch.
 Phạm vi nghiên cứu:
Múa rối nước có nguồn gốc từ Bắc bộ và được du nhập vào miền Nam,
hiện nay ở TP. HCM có rất nhiều điểm tổ chức biểu diễn múa rối nước chính thức
như Cung văn hóa lao động (55B, Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1), Bảo tàng Lịch
sử Việt Nam (số 02, Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1) và Nhà hát Thành phố (công
trường Lam Sơn, quận 1),… Với khả năng và trong giới hạn không gian, thời gian
cho phép, chúng tôi thực hiện đề tài tại 2 điểm được xem là tiêu biểu nhất và mang
nét đặc thù về cách quản lý và hoạt động là: Cung văn hóa lao động và Bảo tàng
Lịch sử Việt Nam. Trong đó, chúng tơi sẽ tập trung khai thác thông tin về mức độ
hoạt động tại 2 điểm trong việc biểu diễn múa rối nước phục vụ khách du lịch, khả

năng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch về nghệ thuật truyền thống – múa rối
nước (lực lượng nghệ nhân, trang bị về cơ sở vật chất kỹ thuật,…), mức đánh giá
của khách du lịch quốc tế về loại hình nghệ thuật truyền thống này của Việt Nam.
Từ đó, chúng tơi sẽ có cái nhìn cụ thể, nhận biết được thị hiếu của khách du lịch,
xem xét khả năng hoạt động tại các điểm trình diễn và đề xuất những ý kiến cho
việc bảo tồn, phát huy và giới thiệu múa rối nước thông qua phát triển du lịch tại
TP. HCM.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài thực hiện dựa trên các phương pháp sau:
 Thu thập và phân tích dữ liệu từ các cơ quan ban ngành có liên quan, bao
gồm:
-

Nhà hát múa rối nước Rồng Vàng, số 55B Nguyễn Thị Minh Khai,
phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM.

-

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – chi nhánh TP.HCM, số 2 Nguyễn Bỉnh
Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM.


Trang |5

-

Đoàn nghệ thuật Phương Nam, 372 - 374 Trần Phú, phường 7, quận 5,
TP.HCM.

 Khảo sát thực tế:

Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát thực tế tại địa bàn nghiên cứu là hai
nơi biểu diễn múa rối nước lớn tại TP.HCM:
-

Nhà hát múa rối nước Rồng Vàng, số 55B Nguyễn Thị Minh Khai,
phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM.

-

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – chi nhánh TP.HCM, số 2 Nguyễn Bỉnh
Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM.

 Phương pháp điều tra bảng hỏi được thực hiện tại hai nơi khảo sát là Bảo
tàng Lịch sử Việt Nam và Nhà hát múa rối nước Rồng Vàng.
Nhóm nghiên cứu tiến hành phát bảng hỏi với cỡ mẫu là 200 bảng
hỏi, mỗi địa điểm được phát 100 mẫu. Nội dung câu hỏi được thiết kế phù
hợp với mục đích nghiên cứu. Kết quả: Chúng tôi phát ra tổng số 200 mẫu,
thu về tổng cộng 175 mẫu (trong đó tại Bảo tàng Lịch sử là 84 mẫu, nhà hát
múa rối nước Rồng Vàng là 91 mẫu).
 Phương pháp phỏng vấn sâu cán bộ quản lí đồn múa rối nước tại Bảo tàng
Lịch sử và tại nhà hát múa rối nước Rồng Vàng. Buổi phỏng vấn được thực
hiện vào tháng 12 năm 2014 và tháng 1 năm 2015.
-

Ơng Thái Ngọc Hải – Trưởng đồn phụ trách biểu diễn múa rối nước
tại Bảo tàng Lịch sử.

-

Ơng Châu Huỳnh Lâm – Trưởng đồn quản lí nhà hát múa rối nước

Rồng Vàng.

5. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Múa rối nước (hay còn gọi là trò rối nước) là một loại hình nghệ thuật sân
khấu dân gian độc đáo, ra đời từ nền văn minh lúa nước. Có nguồn gốc từ các tỉnh
Bắc Bộ và được du nhập vào miền Nam, đặc biệt là TP.HCM, ngày nay múa rối
nước đã trở thành một sản phẩm nghệ thuật vơ cùng độc đáo. Chính vì lẽ đó có rất


Trang |6

nhiều đề tài nghiên cứu múa rối nước với rất nhiều khía cạnh khác nhau khơng
phải là điều q mới lạ.
Về cơ sở hình thành và giá trị văn hóa của múa rối nước Việt Nam, luận án
tiến sĩ văn hóa học của Lê Thị Thu Hiền - trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội – “Cơ
sở hình thành và giá trị văn hóa của Múa rối nước Việt Nam” năm 2014 đã phản
biện thành công và được đánh giá cao. Luận án đã lý giải sự hình thành, tồn tại,
phát triển của múa rối nước trong tiến trình lịch sử xuất phát từ cơ sở văn hóa Việt
Nam; phân tích, hệ thống những giá trị văn hóa của múa rối nước Việt Nam.
Đồng thời luận án đã đưa ra quan điểm, định hướng, giải pháp, khuyến nghị bảo
tồn và phát triển múa rối nước, giúp cho các nghệ sĩ, nhà quản lý, các đơn vị nghệ
thuật có được những suy nghĩ, lựa chọn đúng đắn về đường lối phát triển của nghệ
thuật múa rối nước phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước.
Cơng trình nghiên cứu cấp Bộ (năm 2005 – 2006) của GS. Hoàng Chương
“Nghiên cứu các giải pháp bảo tồn và phát triển múa rối nước dân gian”, cơng
trình đã khái qt một cách chi tiết đặc điểm múa rối nước dân gian; hệ thống các
giá trị thẩm mĩ được cấu thành trong từng thành tố múa rối nước (mỹ thuật sân
khấu múa rối nước, tạo hình múa rối nước dân gian, kỹ thuật máy móc điều khiển
múa rối nước). Giáo sư đã nêu rõ thực trạng khai thác múa rối nước dân gian ở các
phường múa rối nước, đặc biệt là Bắc Bộ, đồng thời phân tích rõ đóng góp của

múa rối chun nghiệp đối với múa rối dân gian. Quan trọng hơn hết, cơng trình
đã định hướng phát triển múa rối nước và đưa ra nhiều giải pháp hiệu quả để bảo
tồn và phát huy múa rối nước.
Nói riêng về các đề tài nghiên cứu cụ thể về mối quan hệ giữa múa rối nước
và du lịch; khai thác múa rối nước phục vụ trong du lịch; đã có các đề tài xoay
quanh về nhà hát múa rối Thăng Long, Nhà hát múa rối Việt Nam, bảo tàng dân
tộc học và cả trên phạm vi Bắc Bộ. Đặc biệt đề tài: “Khai thác các giá trị văn hóa
của nghệ thuật múa rối nước ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam phục vụ phát
triển du lịch” của Trần Thị Minh, năm 2012 đã làm rõ thực trạng khai thác các giá
trị văn hóa của múa rối nước phục vụ phát triển du lịch tại Bắc Bộ. Dựa vào những


Trang |7

thành tựu, thực trạng, phân tích kiến giải, đề tài đã đề xuất nhiều giải pháp bảo tồn
múa rối nước nhưng dưới góc nhìn khai thác và phục vụ trong du lịch.
Tuy nhiên phần nhiều các đề tài nêu trên đều tập trung khai thác múa rối
nước dưới góc nhìn là múa rối nước dân gian hay chỉ tập trung nghiên cứu tại
đồng bằng Bắc Bộ. Các đề tài nghiên cứu về nghệ thuật múa rối nước dưới góc độ
khai thác vào hoạt động du lịch tại TP.HCM chưa có nghiên cứu cụ thể. Đề tài
“Khai thác nghệ thuật múa rối nước trong việc phát triển du lịch tại thành phố
Hồ Chí Minh” là đề tài mới, chưa có nghiên cứu trước đây, hy vọng sẽ trở thành
nguồn tư liệu bổ ích cho các nghiên cứu tiếp theo.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
 Ý nghĩa khoa học:
Trong xu thế tồn cầu hóa, đứng trước vấn đề các giá trị văn hóa dân tộc
ngày càng bị lãng quên. Vì vậy việc nghiên cứu các giá trị văn hóa của dân tộc là
hết sức cần thiết. Đề tài “Khai thác nghệ thuật múa rối nước trong việc phát
triển du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện nhằm nghiên cứu sâu
về nghệ thuật múa rối nước trên địa bàn TP.HCM. Việc phát triển hoạt động du

lịch gắn với nghệ thuật múa rối nước là một trong hướng đi mới trong việc đa
dạng hóa sản phẩm du lịch, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống
dân tộc. Vì vậy, việc nghiên cứu để xây dựng các chương trình kế hoạch phát triển
cũng là vấn đề rất quan trọng. Với những kiến thức đã được học, những tài liệu và
tham khảo ý kiến của các chuyên gia, đề tài mong muốn sẽ đóng góp vào khối
kiến thức chung cho loại hình du lịch này. Hi vọng đề tài có thể trở thành tài liệu
tham khảo bổ ích trong việc nghiên cứu, tiếp cận nghệ thuật múa rối nước tại
TP.HCM.
 Ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài nghiên cứu được thực hiện với mong muốn tìm hiểu thực trạng khai
thác nghệ thuật múa rối nước trên địa bàn TP.HCM. Thơng qua đó cung cấp một
số thơng tin cơ bản về múa rối nước, đồng thời đề xuất một số giải pháp phát triển


Trang |8

loại hình nghệ thuật này trong thời gian tới, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du
lịch từ múa rối nước, không chỉ đơn thuần xem biểu diễn mà khách du lịch còn
được tham quan phòng trưng bày, nghe giới thiệu về sự hình thành và phát triển
của nghệ thuật múa rối nước Việt Nam.
Hy vọng những đề xuất của đề tài sẽ là nền tảng cho việc nghiên cứu, phát
triển đi lên để ứng dụng vào thực tiễn, góp phần đưa nghệ thuật múa rối nước đến
nhiều hơn với khách du lịch trong nước và quốc tế.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung đề tài được phát triển trong ba
chương với những nội dung chính sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận
Ở chương này chúng tơi sẽ trình bày những khái niệm, cơ sở lí thuyết về du
lịch và múa rối nước cũng như những đặc trưng liên quan; tổng quan về TP.HCM
và thực trạng khai thác du lịch tại thành phố để làm nền tảng, cơ sở lí luận khoa

học cho việc nghiên cứu đề tài.
Chƣơng 2: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu
Ở chương này, chúng tơi sẽ trình bài kết quả khảo sát tại hai địa điểm
nghiên cứu thơng qua phỏng vấn sâu quản lí và khảo sát ý kiến của khách du lịch
quốc tế về múa rối nước.
Chƣơng 3: Đề xuất giải pháp khai thác hiệu quả nghệ thuật múa rối nƣớc
Tập trung trình bày những giải pháp để khai thác hiệu quả nghệ thuật múa
rối nước trong việc phát triển du lịch tại TP.HCM.


Trang |9

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
Trong chương này, chúng tơi trình bày những khái niệm về du lịch, khách du lịch,
các tài nguyên du lịch và mối liên hệ của hoạt động múa rối nước với du lịch.
1.1. Cơ sở lí luận về du lịch
1.1.1. Khái niệm du lịch
Du lịch là hoạt động đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của xã hội
loài người. Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời
sống của con người và ngành du lịch đang phát triển một cách mạnh mẽ ở nhiều
quốc gia trên thế giới. Mặc dù thế, du lịch vẫn chưa có một khái niệm thống nhất
do hồn cảnh và góc độ nghiên cứu khác nhau của những nhà nghiên cứu.
Theo nhà kinh tế học Kalfiotis: “Du lịch là sự di chuyển tạm thời của cá
nhân hay tập thể từ nơi ở đến một nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, đạo
đức, do đó tạo nên các hoạt động kinh tế”
Theo Viện sĩ Nguyễn Khắc Viện và PGS. Trần Nhạn, trong cuốn “Du lịch
và kinh doanh du lịch” thì: “Du lịch là quá trình hoạt động của con người rời khỏi
quê hương đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là được thẩm nhận những giá
trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo, khác lạ với q hương, khơng nhằm mục
đích sinh lời được tính bằng đồng tiền”.

Định nghĩa của Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa, Canada diễn
ra vào tháng 6/1991: “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngồi mơi
trường thường xun (nơi ở thường xun của mình) trong một khoảng thời gian ít
hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của
chuyến đi khơng phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng
tới thăm”
Tổ chức Du lịch Thế giới cũng có định nghĩa: “Du lịch bao gồm tất cả các
hoạt động của một cá nhân đi đến là lưu trú tại những điểm ngoài nơi ở


T r a n g | 10

thường xuyên của họ trong thời gian không dài hơn một năm với mục đích
nghỉ ngơi, cơng vụ và mục đích khác”
Theo Luật du lịch Việt Nam ban hành vào năm 2005: “Du lịch là các hoạt
động có liên quan đến chuyến đi của con người ngồi nơi cư trú thường xun của
mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghĩ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định” (điều 4, chương 1, Luật du lịch Việt Nam 2005).1
Có thể nói một cách khái quát, du lịch là sự di chuyển và lưu trú qua đêm
tạm thời trong thời gian rãnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cử trú thường
xun nhằm mục đích riêng, có hoặc khơng kèm theo việc tiêu thụ các dịch vụ do
các cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch cung ứng. Tuy nhiên, qua các góc độ tiếp nhận
định nghĩa về du lịch, đề tài dựa vào định nghĩa du lịch được ban hành trong Luật
du lịch Việt Nam để làm cơ sở lí luận bổ trợ cho việc đi sâu nghiên cứu về các vấn
đề liên quan đến hoạt động du lịch.
1.1.2. Khái niệm khách du lịch
Khái niệm
Do cách tiếp cận và tình hình thực tế ở mỗi quốc gia mà lại có một cách
hiểu, định nghĩa khác nhau về khái niệm khách du lịch. Ở nước ta theo Luật du
lịch được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thơng qua,

khách du lịch có thể được hiểu như sau:
Khách du lịch là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước
ngoài vào việc Việt Nam du lịch. Khách du lịch là công dân Việt Nam, người
nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngồi du lịch.
Như vậy có thể hiểu khách du lịch là người từ nơi khác đến vào thời gian
rãnh rỗi của họ với nhiều mục đích khác nhau và kèm theo đó là việc tiêu thụ các
dịch vụ do các cở sở kinh doanh dịch vụ du lịch cung ứng.

1

Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thơng, Vũ Đình Hịa, Lê Mỹ Dung, Nguyễn Trọng Đức, Lê Văn Tin, Trần Ngọc
Điệp (2011), Địa lí du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam, tr. 5-6.


T r a n g | 11

Phân loại khách du lịch
Ngày 4/3/1993 theo đề nghị của Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), Hội
nghị thống kê Liên hợp quốc (United Nations Statistical Commission) đã công
nhận những thuật ngữ sau để thống nhất việc soạn thảo thống kê du lịch:
a. Khách du lịch quốc tế (International Tourist) bao gồm:
 Khách du lịch quốc tế đến (Inbound Tourist): gồm những người từ
nước ngoài đến du lịch một quốc gia.
 Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbound Tourist): gồm những
người đang sống trong một quốc gia đi du lịch ra nước ngoài.
b. Khách du lịch trong nước (Internal Tourist) bao gồm:
 Khách du lịch nội địa (Domestic Tourist): gồm khách du lịch trong
nước và khách du lịch quốc tế đến.
 Khách du lịch quốc gia (National Tourist): gồm khách du lịch trong
nước và khách du lịch quốc tế ra nước ngoài.

Theo Luật du lịch Việt Nam ban hành năm 2005: Khách du lịch bao gồm
khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế:
 Khách du lịch nội địa là cơng dân Việt Nam và người nước ngồi cư
trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
 Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư
ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và cơng dân Việt Nam, người
nước ngồi cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
Ngoài ra cịn có các cách phân loại khác:
 Phân loại khách du lịch theo nguồn gốc dân tộc.
 Phân loại theo độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp.
 Phân loại khách theo khả năng thanh toán.
Đề tài chỉ giới thiệu một số cách phân loại thông dụng. Tùy theo điều kiện
và hình thức mà khách du lịch được phân loại khác nhau theo nhóm. Mỗi cách
phân loại đều có ưu nhược điểm riêng vì vậy khi nghiên cứu khách du lịch cần kết
hợp nhiều cách phân loại, việc phân loại khách du lịch một cách đầy đủ, chính xác


T r a n g | 12

sẽ tạo tiền đề cho việc hoạch định các chiến lược, chính sách kinh doanh từ đó
việc kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hơn.
1.1.3. Tài nguyên du lịch
Khái niệm:
Du lịch là một ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du
lịch là một trong những yếu tố cơ bản, điều kiện tiên quyết để hình thành và phát
triển du lịch của một địa phương. Số lượng tài nguyên vốn có, chất lượng của
chúng và mức độ kết hợp các loại tài nguyên trên cùng địa bàn có ý nghĩa đặc biệt
đối với sự phát triển du lịch. Vì vậy, sức hấp dẫn du lịch của một địa phương phụ
thuộc rất nhiều vào nguồn tài nguyên du lịch của địa phương đó.
Tài nguyên du lịch theo Pirojnik: “Là những tổng thể tự nhiên, văn hóa –

lịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho sự phục hồi và phát triển
thể lực tinh thần của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, trong cấu
trúc du lịch hiện đại và tương lai, trong khả năng kinh tế, kỹ thuật cho phép, chúng
được dùng để trực tiếp và gián tiếp sản xuất ra dịch vụ du lịch và nghỉ ngơi”2
Theo các nhà khoa học du lịch Trung Quốc định nghĩa là: “Tất cả giới tự
nhiên và xã hội lồi người có sức hấp dẫn khách du lịch, có thể sử dụng cho ngành
du lịch, có thể sản sinh ra hiệu quả kinh tế- xã hội và mơi trường đầu có thể gọi là
tài ngun du lịch”3
Theo khoản 4 (điều 4, chương 1) Luật Du lịch Việt Nam (2005) thì “Tài
nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hố,
cơng trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể
được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các
khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”

2

Pirojnik, Cơ sở địa lí dịch vụ và du lịch (Trần Đức Thanh và Nguyễn Thị Hải biên dịch), 1985, tr.57
Ngô Tất Hổ (Trần Đức Thanh, Bùi Thanh Hương biên dịch), Phát triển và quản lí du lịch địa phương,
Nxb khoa học Bắc Kinh, 2000, tr.41
3


T r a n g | 13

Như vậy, tài nguyên du lịch được xem là tiền đề để phát triển du lịch. Tài
nguyên du lịch càng phong phú đặc sắc có mức độ tập trung cao thì có sức hấp dẫn
với khách du lịch và có hiệu quả kinh doanh du lịch cao.
Từ những nhận xét trên, ThS. Bùi Thị Hải Yến cho rằng tài nguyên du lịch:
“Là tất cả những gì thuộc về tự nhiên và các giá trị văn hóa do con người sáng tạo
ra có sức hấp dẫn khách du lịch, có thể được bảo vệ, tơn tạo và sử dụng cho ngành

Du lịch mang lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường”4
Phân loại tài nguyên du lịch:
Để tiến hành nghiên cứu, quản lý, bảo tồn, tôn tạo, phát triển và khai thác
tài nguyên du lịch có hiệu quả theo hướng bền vững, cần phải tiến hành phân loại
tài nguyên du lịch khoa học và phù hợp. Việc phân loại tài nguyên du lịch tuân
theo những tiêu chí nhất định, tùy theo mỗi quốc gia có nhiều cách phân loại khác
nhau, đảm bảo cân bằng giữa quy hoạch bảo tồn và phát triển du lịch.
Tổ chức Du lịch thế giới (1997) đã xây dựng hệ thống phân loại tài nguyên
du lịch thành 3 loại, 9 nhóm gồm: Loại cung cấp tiềm tàng (3 nhóm: văn hóa kinh
điển, tự nhiên kinh điển, vạn động); loại cung cấp hiện tại (gồm 3 loại và 9 nhóm:
đường sá, thiết bị, hình tượng tổng thể) và loại tài ngun kỹ thuật gồm 3 nhóm
tính năng: hoạt động du lịch, cách thức và tiềm lực khu vực.
Tuy nhiên, ở đề tài này, tác giả căn cứ vào Luật du lịch Việt Nam để phân
loại tài nguyên du lịch. Theo đó, tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự
nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác.
-

Tài nguyên du lịch tự nhiên

Khái niệm: Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình,
địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên đang được khai thác
hoặc có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. (Khoản 1, Điều 13, Chương
2, Luật Du Lịch Việt Nam năm 2005)

4

Bùi Thị Hải Yến (chủ biên), Phạm Hồng Long, Tài nguyên du lịch, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.1920


T r a n g | 14


Đặc điểm:
 Tài nguyên du lịch tự nhiên có thể được xếp vào loại tài ngun vơ tận,
tài ngun có khả năng tái tạo hoặc có q trình suy thối chậm nếu q
trình quy hoạch bảo vệ, khai thác hợp lí và hướng tới sự phát triển du
lịch bền vững.
 Tài nguyên du lịch thiên nhiên chịu ảnh hưởng và bị chi phối bởi đặc
điểm thời tiết và khí hậu.
 Nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên thường nằm cách xa khu dân cư.
-

Tài nguyên du lịch nhân văn

Khái niệm: Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu
tố văn hố, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các
cơng trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật
thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. (Khoản 2, Điều 13,
Chương 2, Luật Du Lịch Việt Nam năm 2005).
Phân loại: Tài nguyên du lịch nhân văn được chia làm 2 loại là tài nguyên
du lịch nhân văn vật thể (các di tích lịch sử, các di tích lịch sử văn hóa, các cơng
trình đương đại, vật kỷ niệm, bảo vật quốc gia). Tài nguyên du lịch nhân văn phi
vật thể (các lễ hội, nghề và làng nghề truyền thống, văn hóa nghệ thuật, văn hóa
ẩm thực, phong tục tập quán,…)
Đặc điểm:
 Tài nguyên du lịch nhân văn do con người tạo ra nên chịu tác động của
thời gian, thiên nhiên và do chính con người. Vì vậy dễ bị suy thối,
hủy hoại và khơng có khả năng tự phục hồi ngay cả khi khơng có sự tác
động của con người.
 Tài nguyên du lịch nhân văn ở mỗi vùng, mỗi quốc gia thường mang
những đặc sắc riêng tạo nên sức hấp dãn đối với khách du lịch.

 Tài nguyên du lịch nhân văn là sản phẩm do con người tạo ra nên phân
bố gần khu dân cư gắn liền với sản xuất và sinh hoạt của cộng đồng.


T r a n g | 15

Tiểu kết: Với đề tài của chúng tơi tập trung tìm hiểu về múa rối nước – một
loại hình sân khấu dân gian đặc sắc của Việt Nam. Theo định nghĩa trên về tài
nguyên du lịch, đặc biệt tài nguyên du lịch nhân văn, chúng tôi nhận thấy rằng
múa rối nước là một sản phẩm tuyệt vời do người Việt sáng tạo ra, là một nét đặc
trưng của Việt Nam hấp dẫn khách du lịch. Vì vậy, chúng tơi làm đề tài về khai
thác múa rối nước trong hoạt động kinh doanh du lịch sẽ góp phần khai thác có
hiệu quả một loại hình nghệ thuật dân gian và giới thiệu về múa rối nước đến với
bạn bè quốc tế.
1.2. Nghệ thuật múa rối nƣớc
1.2.1. Khái niệm múa rối nƣớc
Múa rối nước có nhiều cách hiểu, cách giải thích khác nhau, tùy thuộc vào
quan niệm và cách tiếp cận mà nảy sinh các quan niệm, khái niệm khác nhau về
múa rối nước. Dưới đây là khái niệm của một số tác giả mà nhóm nghiên cứu đã
tìm hiểu và nghiên cứu được:
Theo Tơ Sanh: “Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật sân khấu mà chỗ
diễn của con rối là mặt nước ao, hồ hay bể rộng. Buồng trò của người điều khiển
là một cái nhà cất giữa ao hồ hoặc sát một mé hồ. Người điều khiển ngâm mình
dưới nước nấp sau bức mành điều khiển con rối, thông thường bằng gỗ hoặc bằng
chất liệu không thấm nước, bằng cách giật dây hoặc khua sào có đính con rối ở
dây và đầu sào. Nước che kín các loại que, dây, máy điều khiển bên dưới nước.
Múa rối nước là một bộ môn nghệ thuật sân khấu nước kỳ lạ chỉ còn thấy ở Việt
Nam” 5
Theo Hoàng Kim Dung: “Rối nước thực chất là loại rối máy, rối dây diễn
trên mặt nước, là một nghệ thuật độc đáo của Việt Nam. Chỉ có ở Việt Nam mới

có loại hình nghệ thuật này” 6

5
6

Tơ Sanh, Nghệ thuật múa rối nước, Nxb Văn hóa Hà Nội, 1976, tr. 37.
Hoàng Kim Dung, Về nghệ thuật múa rối, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 3/1993.


T r a n g | 16

Theo Lý Khắc Cung: “Múa rối nước là sản phẩm của nhân dân lao động
Việt Nam trong một thời gian lịch sử nhất định. Nó thuộc loại hình nghệ thuật dân
gian truyền thống phản ánh tâm tư, tình cảm của cộng đồng” 7
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả chấp nhận khái niệm múa rối nước của
Tơ Sanh, như một khái niệm mang tính tương đối hoàn chỉnh để làm căn cứ tiếp
tục phát triển những lí luận của mình.
1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của nghệ thuật múa rối nƣớc Việt
Nam
Ngược dịng lịch sử tìm hiểu về sự ra đời và phát triển của loại hình nghệ
thuật này, qua một số những cơng trình nghiên cứu của những nghệ sĩ, nhà nghiên
cứu về nghệ thuật múa rối nước thì múa rối nước ở Việt Nam đã có từ lâu đời
trong lịch sử, gắn liền với nền văn minh lúa nước ở đồng bằng Bắc Bộ.
Theo GS. Trần Văn Khê và nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Hồng thì nguồn
gốc xuất xứ múa rối nước cho đến nay chưa ai biết chính xác. Nhiều nghệ nhân lão
thành đã có nhắc lại theo trí nhớ về nguồn gốc ra đời của múa rối nước nhưng
chưa có đủ căn cứ và số liệu chính xác để khẳng định tính đúng đắn của nó. Tuy
nhiên một căn cứ mà thường hay nhắc đến khi nói về nguồn gốc múa rối nước đó
là từ bia “Sùng Thiện Diên Linh” của thời đại nhà Lý mà hiện nay đang được đặt
tại chùa Long Đọi, xã Đội Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Bia “Sùng Thiện

Diên Linh” tên đầy đủ là tấm bia “Đại Việt quốc đương gia đệ tứ đế Sùng Thiện
Diên Linh” do Nguyễn Công Bật – Thượng thư bộ hình của vua Lý Nhân Tơng
viết ra và dâng lên vua năm 1121. Nếu căn cứ vào bia đó thì múa rối nước ra đời
vào thế kỉ XII, nhưng lại mâu thuẫn với lời văn trong bia “sau khi thể nghiệm lâu
đời, thấy trò này rất vui nên mới dâng lên vua xem ở tại sông Lơ”, nếu đã thể
nghiệm lâu đời thì múa rối nước có thể có trước thế kỉ XI hoặc XII.8

7

Lý Khắc Cung, Chân dung nghệ thuật múa rối nước Việt Nam, Nxb Văn hóa thơng tin, 2006.
Hồng Chương, Nghiên cứu các giải pháp bảo tồn và phát triển múa rối nước dân gian, Cơng trình
NCKH cấp Bộ, 2005 – 2006.
8


T r a n g | 17

Trong khi ở Trung Quốc có cuốn sách nói về các loại múa rối nước mà
người Trung Quốc gọi là “Xuẩy quẩy lỳ” và kết luận rằng hình thức múa rối nước
này xuất hiện từ thời nhà Tống (thế kỉ IX), trước thời nhà Lý ở Đại Việt. Chính vì
thế có nhiều người lập luận rằng múa rối nước của Việt Nam bắt nguồn từ Trung
Quốc. Nhưng có một điều cần phải khẳng định, nếu múa rối nước từ Trung Quốc
truyền sang Việt Nam thì phải thơng qua triều đình rồi mới đưa xuống dân gian
nhưng ở đây ngược lại, múa rối nước Viêt Nam lại từ dân gian dâng lên cho vua,
tức gốc là từ dân gian, mà trong dân gian thì khơng thể nhập từ Trung Quốc sang
được. Chính vì lẽ đó múa rối nước chỉ có thể là do người nơng dân Việt Nam sáng
tạo ra rồi dâng truyền lên cho nhà vua, không thể nào do người Trung Quốc sáng
tạo ra rồi truyền sang nước ta. Do đó chúng ta thấy rằng quan niệm múa rối nước
sinh ra ở Việt Nam từ trong dân gian rồi dâng lên cho nhà vua từ thế kỉ XI, XII ở
thời nhà Lý kéo dài đến tận bây giờ vẫn tồn tại trên đất nước Viêt Nam là hồn

tồn hợp lí.9
Trong những năm gần đây, múa rối nước Việt Nam đã đi trình diễn nhiều
nơi trên thế giới, đến đâu cũng được người xem u thích và đánh giá cao. Năm
2007, đồn múa rối Việt Nam tham gia Liên hoan sân khấu Santa Lucia lần thứ
nhất để lại nhiều ấn tượng và kỷ niệm đẹp trong lòng khán giả thành phố
Monterrey. Theo bà Liliana Melo de Sada - Trưởng ban tổ chức Liên hoan sân
khấu quốc tế Santa Lucia tại Mexico, múa rối nước Việt Nam ln hấp dẫn khán
giả Monterrey nói riêng và Mexico nói chung, đặc biệt là khán giả trẻ, vì tính độc
đáo và sáng tạo của loại hình sân khấu này. Tại lễ hội Văn hóa Darwin ở Australia,
chỉ trong bốn đêm diễn từ 21 - 24/8/2014 tại sân khấu nước Darwin Waterfront,
các nghệ sĩ Việt Nam đã đem đến cho khách du lịch và người dân vùng Bắc
Australia những màn biểu diễn tuyệt vời và nhận được vô vàng lời khen ngợi từ
khách du lịch. Đặc biệt các nghệ sĩ đã truyền tải được thơng điệp văn hóa vơ cùng

9

Hoàng Chương, tài liệu đã dẫn


T r a n g | 18

đặc sắc, ấn tượng về một đất nước Việt Nam năng động và giàu truyền thống văn
hóa qua những màn trình diễn vơ cùng chuyên nghiệp và tâm huyết.10
Nghệ thuật múa rối nước truyền thống của dân tộc Việt Nam gắn liền với
những điều kiện tự nhiên, điều kiện sinh hoạt của người nông dân nông nghiệp
trồng lúa nước ở đồng bằng Bắc Bộ cùng với một trí tưởng tượng phong phú và óc
sáng tạo thông minh của cha ông đã tạo nên một nét đặc trưng sâu sắc của loại
hình nghệ thuật này. Đây là một nét văn hóa truyền thống riêng biệt của dân tộc
Việt Nam so với nền nghệ thuật múa rối của các quốc gia trên toàn thế giới.
1.2.3. Đặc điểm của nghệ thuật múa rối nƣớc Việt Nam

1.2.3.1. Nghệ thuật tạo hình con rối trong múa rối nƣớc Việt Nam
Thiết kế tạo hình mỹ thuật rối là phần cơ bản và quan trọng của sân khấu
múa rối nước. Ở các bộ môn sân khấu khác, việc sáng tạo nhân vật kịch do diễn
viên đảm nhiệm còn với sân khấu múa rối nước thì việc tạo hình nhân vật (qn
trị) và bộ máy điều khiển rối lại do họa sĩ thiết kế tạo hình mỹ thuật thể hiện. Với
múa rối nước dân gian việc tạo quân rối do các nghệ nhân điêu khắc thực hiện.
Rối là quân trò để biểu diễn múa rối trên sân khấu nên có hình khối nhỏ, có
khớp để rối cử động được khi nghệ nhân điều khiển máy. Rối được làm bằng gỗ
sung, loại gỗ nhẹ nổi trên mặt nước, được đục cốt, đẽo với những đường nét cách
điệu riêng sau đó gọt giũa, đánh bóng và trang trí với nhiều màu sơn khác nhau để
làm tơn thêm đường nét, tính cách cho từng nhân vật. Hình thù của con rối thường
tươi tắn, ngộ nghĩnh, tính hài và tính tượng trưng cao. Qn trị múa rối nước dân
gian tạo tạc một khối liền gồm phần thân rối và đế rối. Cấu tạo phần thân rối theo
u cầu của trị diễn thì được chia cách thành các phần riêng biệt, nói chung là rối
muốn cử động chỗ nào thì tạo khớp chỗ đó. Phần thân rối là phần nổi lên mặt nước
thể hiện nhân vật, còn phần đế là phần chìm dưới mặt nước giữ cho rối nổi bên
trên và là nơi lắp máy điều khiển cho quân rối cử động.
10

Tổng hợp từ các đường link của và />

T r a n g | 19

Về kích cỡ của rối, rối dân gian nhỏ hơn nhiều so với rối của các trò múa
rối nước đang được biểu diễn ở các đơn vị múa rối nước chuyên nghiệp hiện nay.
Các phường múa rối nước có xu thế tạc rối lớn hơn trước đây. Tỷ lệ các quân trò
múa rối nước dân gian không phụ thuộc vào tự nhiên, lệ thực mà được tạo theo
cảm hứng của nghệ nhân. Thông thường rối cao từ 30cm đến 40cm là quân trò
người. Một số rối tạc lớn hơn như rối Tễu, rối Tiên là do yêu cầu và bố cục của trò
diễn (để gây ấn tượng và sự thu hút của khán giả).

Với mỗi phường múa rối nước dân gian, họ đều có cách thiết kế tạo hình
con rối với dáng vẻ riêng và bản sắc riêng đã tạo nên sự đa dạng và sống động
trong tạo hình của rối. Và điều này phụ thuộc vào sự sáng tạo của nghệ nhân tạo
tác quân trò rối nước. Rối nước dân gian chịu ảnh hưởng của điêu khắc đình làng
về bố cục như cách chạm đục, qn trị rối mang tính khái qt cao và rất đơn
giản, mộc mạc song cũng rất uyển chuyển và duyên dáng. Tinh thần nhân vật được
thể hiên khá sinh động. Hình khối của rối phóng khống, mạnh và giản lược tối đa
các chi tiết. Điêu khắc cho rối thể hiện tinh thần vai diễn của quân trò để khi trên
sàn biểu diễn, diễn tả được xúc cảm, tạo sự đồng cảm cho khán giả.
Nhìn chung thiết kế tạo hình múa rối nước dân gian chú trọng đến tồn cục,
đến hình dạng tổng thể, khái qt của qn trị diễn (động thái của nhân vật) chứ
không lột tả trạng thái cụ thể, nội tâm, tính cách của nhân vật như đối với hội họa
hay điêu khắc. Các nghệ nhân từ làng quê, đồng ruộng đã tự tạo tác ra những con
rối nước rất hóm hỉnh, hài hước với những cảm xúc chân thực từ cuộc sống. Ngồi
vai trị là quân trò biểu diễn múa rối nước, rối còn là sản phẩm điêu khắc khá sinh
động.11
1.2.3.2. Thiết kế mỹ thuật sân khấu trong múa rối nƣớc dân gian
Nghệ thuật múa rối nước được xếp vào loại hình nghệ thuật sân khấu, một
loại hình nghệ thuật mang tính tổng hợp. Trong các bộ môn mỹ thuật cấu thành ở
múa rối nước, có đủ các thành phần: địa điểm biểu diển, trang trí - bày trí sân
11

Hồng Chương, tài liệu đã dẫn


×