Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Liên minh sức mạnh hay cầu nối ngoại giao đánh giá vai trò của trung cường qua trường hợp australia và indonesia trong tranh chấp tại biển đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884.79 KB, 79 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƢỜNG
NĂM HỌC 2013-2014
Tên cơng trình:

Liên minh sức mạnh hay cầu nối ngoại
giao? - Đánh giá vai trò của trung cƣờng
qua trƣờng hợp Australia và Indonesia
trong tranh chấp tại Biển Đông

Ngƣời hƣớng dẫn:

PGS. TS. Trần Nam Tiến

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Vũ Nhật Anh (chủ nhiệm đề tài)
Lê Thanh Danh
Hồng Cơng Vân Hạ

-----o0o----TP. HCM, tháng 3/2014


MỤC LỤC
TĨM TẮT CƠNG TRÌNH ---------------------------------------------------------------------------------------------- - 2 PHẦN MỞ ĐẦU ----------------------------------------------------------------------------------------------------------- - 4 ĐẶT VẤN ĐỀ ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- - 14 CHƢƠNG I: TRUNG CƢỜNG TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ ---------------------------------------------- - 19 1.1.
NHẬN THỨC VỀ QUYỀN LỰC.......................................................................................................... - 19 1.2.
KHÁI NIỆM VỀ TRUNG CƢỜNG TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ ........................................................... - 21 1.3.
VAI TRÕ CỦA TRUNG CƢỜNG TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ ........................................................... - 25 1.3.1. Trung cường và liên minh sức mạnh ..................................................................................... - 25 1.3.2. Trung cường và cầu nối ngoại giao ....................................................................................... - 31 CHƢƠNG II: AUSTRALIA VÀ VAI TRÒ LIÊN MINH SỨC MẠNH -------------------------------------- - 36 2.1.


AUSTRALIA VỚI VỊ THẾ LÀ MỘT TRUNG CƯỜNG .............................................................................. - 36 2.1.1. Thành tố cấu thành nên quyền lực của trung cường ............................................................ - 36 2.1.2. Đặc trưng kinh tế của một trung cường củaAustralia .......................................................... - 37 2.2.
CÁCH TIẾP CẬN CỦA AUSTRALIA VỚI VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG .............................................................. - 41 2.3.
VAI TRÒ LIÊN MINH SỨC MẠNH ....................................................................................................... - 43 CHƢƠNG III: INDONESIA VÀ VAI TRÕ CẦU NỐI NGOẠI GIAO --------------------------------------- - 50 3.1.
3.1.
3.2.

INDONESIA VỚI TƯ CÁCH LÀ MỘT TRUNG CƯỜNG ........................................................................... - 50 CÁCH TIẾP CẬN CỦA INDONESIA VỚI VẤN ĐỀ TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG .......................................... - 53 VAI TRÒ CẦU NỐI NGOẠI GIAO ........................................................................................................ - 61 -

TỔNG KẾT --------------------------------------------------------------------------------------------------------------- - 68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO----------------------------------------------------------------------------- - 71 -

-1-


TĨM TẮT CƠNG TRÌNH
Vấn đề biển Đơng có thể được xem là một trong những mối quan tâm về an
ninh hàng đầu của Việt Nam hiện nay. Kéo dài qua nhiều giai đoạn lịch sử kể từ năm
1974, vấn đề biển Đơng đến nay đã khơng cịn có thể chỉ được nhìn nhận là tranh chấp
Việt-Trung, mà đã mở rộng cho sự tham gia của nhiều chủ thể, như ASEAN, Hoa Kỳ
và một số quốc gia khác tại châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Indonesia và
Australia.
Ở cấp độ cao nhất, an ninh tại biển Đơng có thể được xem là gắn liền với an
ninh châu Á – Thái Bình Dương, và do đó khơng thể loại trừ vai trò của cặp quan hệ
Mỹ-Trung tại khu vực này. Theo cách hiểu nêu trên, Việt Nam về mặt chiến lược rõ
ràng đang ở vào thế khó. Việt Nam đương nhiên muốn hướng đến các quốc gia khác
nhằm cân bằng lại thế áp đảo của Trung Quốc.Tuy nhiên, một lựa chọn như Mỹ sẽ chỉ
đưa Việt Nam vào thế khó hơn trong quan hệ vốn đã không mấy tốt đẹp với Trung
Quốc khi xét đến tam giác chiến lược Việt-Trung-Mỹ. Việc đưa ra các lựa chọn gián
tiếp, hướng đến các cường quốc bậc trung vào thời điểm này do đó là lựa chọn tốt hơn
cả.
Điểm qua các quốc gia tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, có nhiều chủ

thể có thể xem là phù hợp với mục tiêu nói trên, như Nga, Ấn Độ, Nhật Bản… Trong
-2-


nghiên cứu này, hai đối tượng được lựa chọn xem xét là Australia và Indonesia, thông
qua cách phân loại mối quan hệ chiến lược tương ứng lần lượt là“liên minh sức mạnh”
và “cầu nối ngoạigiao”.
Trong khuôn khổ nghiên cứu, bài viết lập luận rằng trong trường hợp của tranh
chấp trên biển Đơng, Australia và Indonesia sẽ đóng vai trị xúc tác thơng qua hai hình
thức chính, đó là: liên minh sức mạnh và cầu nối ngoại giao. Cả hai vai trò này sẽ
được thể hiện lần lượt bởi hai quốc gia dưới nhiều hình thức ở các tình huống khác
nhau và trong những điều kiện khác nhau. Cuối cùng, một số hàm ý đến đối ngoại
Việt Nam sẽ được nhóm thảo luận với các kết luận được đưa ra trong đề tài.

-3-


PHẦN MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây, biển Đôngđã nổi lên với tư cách là
một điểm nóng địa chính trị với nhiều diễn biến phức tạpvà căng thẳng. Mức độ phức
tạp tại khu vực này xuất phát từ sự đa dạng trong mục tiêu, cũng như bản chất của các
chủ thể chính trong khu vực như ASEAN, Trung Quốc và Hoa Kỳ. Những chủ thể
trên đóng một vai trị to lớn trong việc định hình quan hệ quốc tế ở khu vực Châu Á –
Thái Bình Dương nói chung, cũng như khu vực biển Đơng nói riêng. Tuy nhiên, việc
nhìn nhậntổng quát bối cảnh quan hệ quốc tế tại biển Đông sẽ trở nên khơng thật sự
đầy đủ nếu khơng tính đến vai trò của các cường quốc bậc trung trong và ngoài khu
vực.
Như vậy, bài nghiên cứu này sẽ xem xét vị trí hai trung cường có mức độ liên
quan được nhóm cho là có quan hệ mật thiết đến diễn biến tại biển Đơng là Australia

và Indonesia.Vai trị của hai quốc gia này được nhìn nhận ở hai góc độ: “cầu nối ngoại
giao” và “liên minh sức mạnh”. Australia và Indonesia, mặc dù có thể khơng phải là
chủ thể tranh chấp trực tiếp, nhưng vẫn chia sẻ những lợi ích địa – kinh tế tại khu vực
này. Với vị thế hiện tại, trong các tổ chức kinh tế - chính trị khu vực, hai quốc gia này
cũng sẽ có tác động khơng nhỏ đến tình hình tranh chấp biển Đơng. Họ sẽ có những
đóng góp như thế nào đến khu vực này là câu hỏi mà nghiên cứu này nỗ lực trả lời.
Cuối cùng, dựa trên các kết luận tìm được, nhóm nghiên cứu hi vọng có thể
đưa ra các hàm ý rằng Việt Nam sẽ phải tận dụng vai trò của hai quốc gia trênnhư thế
nào trong việc lựa chọn con đường của mình trước tranh chấp tại biển Đơng.Điều này
được nhóm xem là cấp thiết, là động lực nghiên cứu của nhóm đối với đề tài.
Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Đối với riêng khái niệm trung cường, đã có nhiều tài liệu nghiên cứu đề cập
đến. Có thể kể đến trong số đó là tác phẩm “The concept of “Middle Powers” and the
recent Turkish foreign policy activision” (Hasan Basri Yalcin, Afro Eurasian Studies,
Vol. 1, Issue 1, Spring 2012) hay tác phẩm “South Korea as New Middle Power
seeking complex diplomacy” (Sook Jong Lee, EAI Asia Security Initiative, September
2012). Hai tác phẩm này đều đề cập đến khái niệm thế nào là một cường quốc bậc
-4-


trung và khả năng tác động của các trung cường đến quan hệ quốc tế là như thế nào.
Ngoài ra, cịn có một số tác phẩm khác cũng nhắc đến khái niệm và vai trò của cường
quốc bậc trung như: “Middle power leadership in arms control and disarmament:
Canada, Mexico and the cases Ottowa and Tlatelolco” (Vladimir Cirovski, The
Norman Paterson School of International Affairs, Ontario, 2012); hay “Middle Powers
as Norm Entrepreneurs: Comparative Diplomatic Strategies for the promotion of the
norm of nuclear disarmament” (Natasha Barnes, University of Canterbury, 2010).
Nhìn chung tại Việt Nam, việc nghiên cứu về nước Australia và các vấn đề liên
quan đã khơng cịn xa lạ với giới nghiên cứu quan hệ quốc tế. Đến nay, đã có rất nhiều
những cơng trình nghiên cứu, tài liệu tham khảo về chính sách đối ngoại của

Australia, tiêu biểu là quyển “Chính sách của Australia đối với ASEAN (từ 1991 đến
nay): Hiện trạng và Triển vọng” của tác giả Vũ Tuyết Loan, nhà xuất bản Khoa họcxã hội, 2005. Sách g m 3 chương với tổng cộng 306 trang, chủ yếu nói về mối quan
hệ giữa Australia và ASEAN, sự điều chỉnh chính sách của Australia đối với ASEAN
từ năm 1991 đến nay cũng như chính sách của Australia đối với ASEAN trong những
thập niên đầu thế k XXI.Trong tác phẩm Australia as an Asia-Pacific regional power
(tạm dịch: Australia với tư cách là một thế lực tại châu Á – Thái Bình Dương) xuất
bản năm 2007 do Brendan Taylor chủ biên, nhóm tác giả đã cung cấp một cái nhìn
tương đối tổng quan về một loạt các mối quan hệ của Australia với các cường quốc
trong khu vực, trong đó tiêu biểu là quan hệ Australia – Hoa Kỳ và quan hệ Australia
– Trung Quốc. Đáng chú ý đối với nhóm nghiên cứu là nhận định của nhóm tác giả
cho rằng,Australia đang được hưởng lợi trước sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc,
trong khi vẫn khẳng định tính mật thiết của quan hệ đ ng minh truyền thống giữa
Australia và Hoa Kỳ. Điều đó cũng đ ng nghĩa với việc Australia sẽ cần phải có
những lựa chọn khơn ngoan trong việc hoạch định đường lối đối ngoại với cả Hoa Kỳ
và Trung Quốc.
Có thể nói, tác phẩm đã tập trung làm nổi bật được tính phức tạp của những
mối quan hệ ch ng chéo ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, qua đó thể hiện những
lựa chọn khó khăn mà Australia phải đối mặt để đảm bảo lợi ích quốc gia – điều cốt
lõi được thể hiện trong chính sách đối ngoại nói chung của hầu hết các nước hiện nay.
Tuy vậy, phạm vi nghiên cứu của tác phẩm vẫn chỉ dừng lại một cách chung nhất về
-5-


chính sách đối ngoại của Australia ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương mà chưa tập
trung vào khu vực biển Đơng. Ngồi ra, thơng tin mà tác phẩm cung cấp chưa được
cập nhật mà chỉ dừng lại vào khoảng 5 năm đầu thế kỉ XXI, khiến cho những biến
động đáng chú ý từ năm 2010 trở lại đây ở châu Á – Thái Bình Dương chưa được đưa
vàonghiên cứu và phân tích.
Một bài viết đáng chú ý nữa là“Power shift: rethinking Australia’s place in the
Asian century” (tạm dịch: Chuyển dịch quyền lịch: nhìn lại vai trị của Australia trong

thế kỉ châu Á) của tác giả Hugh White, được đăng trên tạp chí Australian Journal of
International Affairs, ấn phẩm số 65, từ trang 81 đến trang 93, xuất bản trong tháng
2/2011. Bài viết điểm lại quá trình chuyển dịch quyền lực tại châu Á, khi Trung Quốc
đang vươn lên để trở thành cường quốc lớn nhất khu vực. Trong khi đó, Hoa Kỳ vẫn
đóng vai trị là một chủ thể nổi bật ở châu Á – Thái Bình Dương trong việc chia sẻ các
lợi ích khu vực. Nói cách khác, bài viết cho thấy bối cảnh quyền lực ở châu Á đang
đứng trước hai xu hướng chính: 1)Trung Quốc tiến tới xác lập vai trò lãnh đạo khu
vực; 2)Hoa Kỳ tiến hành tái khẳng định vai trị kiểm sốt ở châu Á – Thái Bình
Dương. Trong khi trật tự quyền lực đang có những thay đổi căn bản, Australia, một
trong hai quốc gia mà nhóm nghiên cứu nhắm đến, buộc phải đưa ra lựa chọn giữa
Hoa Kỳ và Trung Quốc. Giải pháp mà bài viết đưa ra là châu Á nên đưa ra một mơ
hình như “The Concert of Europe” vào thế kỉ XIX. Hình mẫu này đã giúp châu Âu
cân bằng quyền lực giữa các cường quốc, hạn chế xung đột, tạo điều kiện cho châu Âu
phát triển rực rỡ sau Cách mạng công nghiệp. Bài viết nhấn mạnh rằng cân bằng
quyền lực là sự dung hòa lợi ích giữa các cường quốc, tránh sự ra đời của một bá
quyền trong khu vực.
Theo tư duy đó, sự lựa chọn của Australia có ý nghĩa quan trọng trong việc
thiết lập một trật tự cân bằng quyền lực mới ở khu vực. Đáng chú ý là những kịch bản
mà bài viết đưa ra về những lựa chọn của Australia trong tương lai ứng với từng kịch
bản cụ thể. Mặc dù chưa giải thích rõ việc áp dụng mơ hình tương tự với “The Concert
of Europe” tại châu Á phải diễn ra như thế nào, những giả định mà bài viết đưa ra
dưới hình thức các lựa chọn về đường lối đối ngoại của Australia là một ngu n tham
khảo đáng giá, mang tính gợi mở cao cho nhóm nghiên cứu.Những tác phẩm này là
một phần trong số rất nhiều tác phẩm nghiên cứu về chính sách đối ngoại của
-6-


Canberra đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là với những nước lớn
trong khu vực, mà quan trọng nhất là Mỹ và phần nào đó là Trung Quốc. Tuy nhiên,
nhìn chung những tác phẩm này chỉ phân tích được chính sách đối ngoại của Canberra

đặt trong bối cảnh quốc tế và khu vực từ những năm 1990 cho đến vài năm đầu thế k
XXI. Trong khi đó, những tác phẩm phân tích về tình hình thế giới và khu vực Châu Á
– Thái Bình Dương hiện tại, về những động thái mới của Trung Quốc và Mỹ cũng như
việc chúng có ảnh hưởng như thế nào đến chính sách đối ngoại của chính quyền
Australia trong giai đoạn từ thập niên đầu của thế k XXI trở lại đây, trong số đó có
việc giải quyết tranh chấp tại biển Đơng, vẫn cịn khá ít tại Việt Nam. Phần lớn các tài
liệu nghiên cứu này chỉ dừng lại ở dạng các bài báo khoa học hay vẫn còn là tác phẩm
nghiên cứu bằng tiếng Anh mà vẫn chưa được dịch hay được tiếp cận. Tiêu biểu là bài
viết “Viet Nam eyeson middle powers” (tạm dịch: Việt Nam quan tâm đến các trung
cường) của Thạc sĩ Lê H ng Hiệp, hiện đang là nghiên cứu sinh về Quan hệ Quốc tế
tại Australia, được đăng tải trên tờ The – Diplomat vào tháng 03/2012 vừa r i, hay tác
phẩm “Australian as an Asia – Pacific regional power” tập hợp những bài viết của
những học giả nước ngồi.
Bên cạnh đó, đối với mảng nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Indonesia
cũng như vai trò và tác động của chúng đối với tinh hình khu vực vẫn cịn rất hiếm tại
Việt Nam. Gần như nhóm vẫn chưa thể tìm được một tác phẩm sách chính thức nào
nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, vẫn có những tài liệu nước ngồi thảo luận về
vai trị đang lên của Indonesia đối với tình hình khu vực. Tiêu biểu trong số đó là bài
viết: “Jakarta’s Juggling Act: Balancing China and America in the Asia – Pacific”
(Jessica Brown, Foreign Policy Analysis, The Centre for Independent Studies, 2011).
Bài viết đề cập trực tiếp đến sự trỗi dậy về vị thế của Indonesia trong khu vực, dần trở
thành một trong những nhân tố quan trọng đối với hai cường quốc Trung Quốc và Hoa
Kỳ trong khu vực. Khơng những thế, bài viết cịn cho thấy vai trò cầu nối ngoại giao
của Indonesiagiữa Trung Quốc, Hoa Kỳ và các nước trong khu vực. Ngồi ra cịn có
các bài viết khác đề cập đến vai trị của Indonesia trong khu vực như: “Indonesia and
the ASEAN 2011 Chairmanship: Priorities and Prospects” (tạm dịch: “Indonesia và
quyền chủ tịch ASEAN 2011: Ưu tiên và triển vọng”)(RSIS Policy Report,
S.Rajaratnam School of International Studies, 2011) hay bài viết “Indonesia’s respone
-7-



to the rise of China: Growing comfort amid uncertainties”của học giả Rizal Kuma.
Chính vì những lý do như trên, nhóm cũng sẽ tìm hiểu về mơ hình sử dụng đối thoại
hướng đến giải quyết xung đột trong khu vực mà Indonesia đang nỗ lực thúc đẩy như
trường hợp “Workshop on managing potential conflicts in the South China Sea” mà
Indonesia thường xun tổ chức.
Việc tìm kiếm tư liệu về chính sách đối ngoại của Indonesia là một khó khăn
khơng nhỏ đối với nhóm để có thể nghiên cứu sâu hơn. Tuy nhiên, đây cũng là một
thuận lợi để chúng tơi có thể tìm ra những góc nhìn mới về vấn đề mà mình nghiên
cứu.
Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích của đề tài nghiên cứu là hướng tới việc trả lời các câu hỏi:
(1) Hai trung cường này có tác động gì đối với khu vực biển Đơng?
(2) Vai trò của Indonesia - Australiađối với khu vực giống và khác nhau như
thế nào?
Bài viết sẽ áp dụng các khái niệm lý thuyết về trung cường để đánh giá thực tế
vị trí của Australia và Indonesia đối với những diễn biến trong vấn đề tranh chấp tại
biển Đơng. Qua đó, bài nghiên cứu sẽ đưa ra được nhận xét về mức độ ảnh hưởng từ
những chính sách của hai cường quốc bậc trung này đối với tình hình biển Đơng.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Tùy theo từng chương, từng phần cụ thể mà nhóm chúng tơi sẽ áp dụng các
phương pháp nghiên cứu khác nhau. Cụ thể, những phương pháp nghiên cứu chúng tơi
sử dụng g m có:
Phương pháp nghiên cứu dựa trên nền tảng lý thuyết:nhóm sẽ áp dụng phương
pháp nghiên cứu này vào chương I của đề tài. Theo đó, nhóm dựa trên một khung lý
thuyết có sẵn về trung cường trong Quan hệ Quốc tế, tìm hiểu về khái niệm và vai trị
của các trung cường nói chung, sau đó vận dụng vào đối tượng nghiên cứu của nhóm.
Phương pháp này mang tính định hướng nghiên cứu, nhằm làm nền tảng hỗ trợ cho
lập luận của cơng trình nghiên cứu được vững chắc.
Phương pháp nghiên cứu lịch sử:là phương pháp chủ yếu được nhóm sử dụng

trong các phần chính của nghiên cứu, cụ thể là trong chương II và chương III. Cụ thể,
-8-


nhóm nghiên cứu tập trung sưu tầm và tổng hợp thơng tin từ nhiều ngu n như báo chí,
internet, sách được xuất bản… nhằm tìm hiểu quá trình phát triển vấn đề, từ đó rút ra
những cơ sở lịch sử cho những kết luận hay suy đoán về vấn đề. Phương pháp nghiên
cứu lịch sử được nhóm cho là sẽ giúp đưa ra một cái nhìn tổng quan về chính sách,
động thái và các mối quan hệ của hai trung cường này (Australia và Indonesia) với các
chủ thể có liên quan đến tranh chấp biển Đơng.
Phương pháp nghiên cứu tình huống (case-study):Đối tượng được nhóm lựa
chọn làm tình huống nghiên cứu như đã đề cập là hai quốc gia: Australia và Indonesia.
Dựa vào nền tảng lý thuyết có từ chương I, nhóm sẽ áp dụng vào phân tích và chứng
minh các vai trò, tác động của trung cường đối với tranh chấp tại biển Đông qua hai
trường hợp: (1) Vai trò liên minh sức mạnh của Australia, và (2) Vai trò cầu nối ngoại
giao của Indonesia.
Phạm vi nghiên cứu và giới hạn của đề tài
Về đối tượng nghiên cứu
Trước hết, nhóm ý thức được rằng, phù hợp với khái niệm “trung cường” tại
biển Đơng cịn một số chủ thể khác, như Ấn Độ, Nhật Bản, Nga… Vì thế, nhóm hiểu
rằng nghiên cứu này chưa thể bao quan hết tình hình thực tế với đối tượng nghiên cứu
được xác định là “đánh giá vai trị của trung cường tại biển Đơng”. Việc lựa chọn hai
đối tượng như đã nêu là Australia và Indonesia mang tính bước đệm. Nhóm hi vọng
các nghiên cứu tiếp theo với chủ đề liên quan có thể tiếp tục xem xét vai trò của các
trung cường khác trong khu vực.
Như vậy, đề tài nghiên cứu về vai trị và tác động của hai trung cường
Indonesia và Australiathơng qua việctổng hợp và phân tích chính sách, động thái và
mối quan hệ của hai quốc gia này trong với các quốc gia có tranh chấp trong khu vực
biển Đơng. Đối với các quốc gia bên ngồi biển Đơng nhưng có hiện diện lợi ích trong
khu vực như: Nhật Bản, Ấn Độ, và đặc biệt là Hoa Kỳ, đề tài sẽ chỉ xét đến các động

thái từ góc độ củahaitrung cường nàyđối với các quốc gia này trên các sự kiện, vấn đề
có tác động đến tranh chấp biển Đơng.
Về phạm vi thời gian của nghiên cứu

-9-


Nhóm sẽ tổng hợp và phân tích các chính sách, động thái và mối quan hệ của
hai quốc gia này với các chủ thể có liên quan đến tranh chấp biển Đơng tính từ khoảng
thời gian đầu năm 2008 đến nay. Đây là thời điểm tranh chấp biển Đông bắt đầu trở
nên căng thẳng và vẫn tiếp tục kéo dài cho đến nay.
Đóng góp mới của đề tài
Đã có nhiều nghiên cứu về quan hệ quốc tế về biển Đông có liên quan đến
cường quốc bậc trung nói chung cũng như Australia và Indonesia nói riêng. Trong bối
cảnh đó, nghiên cứu này hi vọng đóng góp thêm hai cách nhìn nhận vai tròtrung
cường, cụ thể là “liên minh sức mạnh” hay “cầu nối ngoại giao”.
Trên thực tế, hai cách sắp xếp này có sự ảnh hưởng rất lớn từ các lý thuyết lớn
trong quan hệ quốc tế như chủ nghĩa hiện thực mà chủ yếu là chủ nghĩa hiện thực
phòng thủ (đối với khái niệm “liên minh sức mạnh”) và chủ nghĩa kiến tạo (đối với
khái niệm “cầu nối ngoại giao”). Tuy nhiên, theo những gì nhóm biết, các lí thuyết lớn
này, tiêu biểu như chủ nghĩa hiện thực, phần lớn không chú trọng đến việc lý thuyết sẽ
được áp dụng ra sao ở nhiều cấp độ phân loại quốc gia, đặc biệt là ở cấp độ quốc gia
tầm trung trở xuống. Đây là điểm mà nhóm hi vọng sẽ đóng góp bổ sung thêm thơng
qua nghiên cứu này.
Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa lý luận
Do bản chất nghiên cứu này có phần cơ sở lí luận phần lớn được tổng hợp từ
các lý thuyết cũng như quan điểm có sẵn của các học giả trong và ngoài nước, ý nghĩa
lý luận của nghiên cứu là khơng lớn. Nếu có, nhóm hi vọng qua nghiên cứu này có thể
tìm ra được cơ sở lý luận về trung cường nào là có ý nghĩa trong nghiên cứu học thuật

về biển Đơng tại Việt Nam. Ngồi ra, cũng với bản chất tổng hợp, nhóm cũng hi vọng
nghiên cứu sẽ có thể đóng vai trị như một ngu n tài liệu tham khảo hữu ích đối với
các đối tượng nghiên cứu có liên quan như trung cường, chính sách đối ngoại
Australia, chính sách đối ngoại Indonesia…

- 10 -


Ý nghĩa thực tiễn
Với bản chất là một bài nghiên cứu khoa học ở cấp độ sinh viên, đề tài được
cho là có một số đóng góp sau. Thứ nhất, đề tài sẽ góp phần nâng cao nhận thức của
sinh viên về tình hình tranh chấp tại biển Đơng, cũng như vai trò của hai nước
Indonesia và Australia đối với khu vực. Bên cạnh đó, nhóm mong muốn thơng qua đề
tài này tạo ra một nền tảng về tư liệu tham khảo cho các bạn sinh viên trong các hoạt
động nghiên cứu khoa học sinh viên sau này cũng như các hoạt động học thuật, báo
chí khác.
Đ ng thời, đây cịn có thể là ngu n tài liệu tham khảo, phục vụ cho các cá nhân
tham gia quá trình học tập và giảng dạy các môn học về Khu vực Châu á – Thái Bình
Dương, nghiên cứu về chính sách đối ngoại Trung Quốc, chính sách đối ngoại Hoa Kỳ
và nghiên cứu về ASEAN, các môn học quan trọng liên quan đến chuyên ngành Chính
trị - Ngoại giao của Khoa Quan hệ Quốc tế cũng như đóng góp cho việc giảng dạy
nghiên cứu của các khoa và bộ môn như Đông Phương học, Australia học, v.v...
Kết cấu của đề tài
Đề tài bao g m các nội dung chính sau:
Đặt vấn đề
Nhận định về thực trạng tranh chấp tại biển Đông
Tranh chấp (hay mâu thuẫn) tại biển Đông ở đây được nhận thức g m 2 dạng:


Tranh chấp về lãnh thổ giữa Trung Quốc và ASEAN về vấn đề chủ

quyền đối với Hoàng Sa - Trường Sa.



Tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc và ASEAN, cùng Mỹ và các nước
khác xoay quanh đường lưỡi bò. Cụ thể ở đây là vấn đề tự do hàng hải.

Trong đó, Indonesia và Australia đều là những chủ thể có liên quan và có khả
năng tác động đến tình hình tranh chấp tại biển Đơng (cả về lãnh thổ lẫn lãnh hải).
Chƣơng I: Trung cƣờng trong quan hệ quốc tế
Trung cường trong quan hệ quốc tế: Vai trò về liên minh sức mạnh và cầu nối
ngoại giao

- 11 -


Phần này thảo luận các lý thuyết và các nghiên cứu đi trước về vai trị và lựa
chọn chính sách của cường quốc bậc trung, hướng đến kết luận 2 góc nhìn về vai trị
của trung cường là:


Liên minh sức mạnh: nếu trung cường ủng hộ hay chọn phe liên minh
thì có thể xem là một lợi thế về sức mạnh chính trị/qn sự cho bên đó.



Cầu nối ngoạigiao: trung cường khơng nhất thiết đứng về phía bên nào
(gia nhập liên minh). Thay vào đó, quốc gia này có thể đóng vai trị cầu
nối ngoại giao để tìm kiếm các giải pháp giải quyết tranh chấp thông qua
luật lệ, chuẩn tắc và các cơ chế hợp tác quốc tế.


Từ đó, nhóm đưa ra kết luận: Cả hai nước Australia và Indonesia xoay quanh
hai vai trị chính giữa liên minh sức mạnh và cầu nối ngoại giao. Hai vai trò này sẽ
được thể hiện qua nhiều hình thức, ở các tình huống và dưới những điều kiện khác
nhau.
Chƣơng II: Australia và vai trị liên minh sức mạnh
Phần nghiên cứu tình huống này sẽ trả lời 3 câu hỏi sau:


Cách tiếp cận của Australia trong tranh chấp tại biển Đông (cả lảnh thổ
và lãnh hải) là gì?



Quan điểm này tương đ ng hoặc đứng về phe bên nào hơn (lãnh thổ:
ASEAN-TQ; lãnh hãi: Mỹ-TQ), hay đứng trung lập?



Để thực hiện quan điểm này thì Australia thể hiện ra sao (ủng hộ thiên
về quân sự, trừng phạt chínhtrị, hay thiên về các biện pháp ngoại giao,
đề cao chuẩn tắc)?

Kết luận hướng đến:Australia mặc dù ngày càng gắn bó với Trung Quốc về mặt
kinh tế, nhưng vẫn có thiên hướng giữ vai trị liên minh sức mạnh trong khu vực với
Hoa Kỳ.
Chƣơng III: Indonesia và vai trị cầu nối ngoại giao
Phần nghiên cứu tình huống này sẽ trả lời 3 câu hỏi sau:



Cách tiếp cận của Indonesia trong tranh chấp tại biển Đông (cả lãnh thổ
và lãnh hải) là gì?

- 12 -




Quan điểm này tương đ ng hoặc đứng về phe bên nào hơn (lãnh thổ:
ASEAN-Trung Quốc hay lãnh hãi: Mỹ-Trung Quốc), hay đứng trung
lập?



Để thực hiện quan điểm này thì Indonesia thể hiện ra sao (ủng hộ thiên
về quân sự, trừng phạt trính trị, hay thiên về các biện pháp ngoại giao,
đề cao chuẩn tắc)?

Kết luận hướng đến: Indonesia đang khẳng định vị trí đầu tàu tại ASEAN, thể
hiện rõ vai trò làm cầu nối ngoại giao trong tranh chấp biển Đông giữa các chủ thể
liên quan.
Tổng kết
So sánh về vai trị với tranh chấp biển Đơng giữa hai trung cường này.
Thảo luận kết quả nghiên cứu tìm được và các hàm ý chính sách của nó với vấn
đềbiển Đơng của Việt Nam.

- 13 -


ĐẶT VẤN ĐỀ

Thế kỉ XXI đã chứng kiến việc khu vực châu Á – Thái Bình Dương trở thành
tâm điểm của thế giới, với tốc độ phát triển nhanh chóng cả về văn hóa, xã hội, chính
trị và kinh tế. Mặc dù vậy, đi kèm với mức phát triển nóng, khu vực này cũng đ ng
thời phải giải quyết những bất ổn liên tục nảy sinh từ chính sự phát triển đó.
BiểnĐơng (South China Sea theo cách gọi quốc tế) trong vòng 10 năm đầu của
thế kỉ XXI đã trở thành một trong những điểm nóng địa chính trị đáng chú ý nhất khu
vực châu Á – Thái Bình Dương. Điểm tựa đưa khu vực này đến với tầm cỡ mà nó
đang có hiện nay chú yếu nằm ở trữ lượng dầu mỏlớn, cùng với hàng loạt các tuyến
đường vận tải hàng hải trọng yếu nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Bên
cạnh đó, tốc độ phát triển kinh tế đáng kinh ngạc của các quốc gia thuộc khu vực châu
Á – Thái Bình Dương mà đáng chú ý nhất là trường hợp của Trung Quốc đã tạo tiền
đề cho sự chuyển dịch cán cân quyền lực khu vực cũng như toàn cầu, là cơ sở cho
hàng loạt những biến động địa chính trị diễn ra liên tục trong thời gian gần đây mà
một trong số đó chính là tranh chấp biển Đông.
Một đặc điểm quan trọng của tranh chấp biển Đơng (hay mâu thuẫn biển Đơng)
đó là mức độ đa dạng và phức tạp của nó so với những tranh chấp khác hiện cũng
đang diễn ra trong khu vực. Trước hết, tranh chấp biển Đơng có một bộ phận không
nhỏ là tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng
Sa.Quần đảo Trường Sa trong khi đó có sự tham gia tuyên bố chủ quyền toàn bộ hoặc
một phần bởi Brunei, Trung Quốc/Đài Loan, Malaysia, Philippines và Việt Nam. Bên
cạnh đó, tranh chấp biển Đơng cịn là tranh chấp về lãnh hải giữa Trung Quốc và một
số quốc gia ASEAN, bao g m Việt Nam, Philippines, Indonesia, Brunei và Malaysia.
Nhìn dưới góc độ tự do hàng hải, số lượng chủ thể liên quanlại tiếp tục được mở rộng,
có thể kể đến Australia, Nga, Nhật Bản hayđáng chú ý nhất là Hoa Kỳ. Có thể thấy, sự
đa dạng và phức tạp của tranh chấp biển Đông nằm ở rất nhiều yếu tố: số lượng chủ
thể trực tiếp tham gia hay có liên quan lớn; có nhiều dạng chủ thể tham gia – trường
hợp bên tham gia tranh chấp vừa với vai trò là quốc gia đơn lẻ, vừa là thành phần của
một chủ thể bao trùm là ASEAN; sự khác biệt về đối tượng tranh chấp, hay có thể nói
là việc xác định lợi ích, như tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải, vấn đề tự do hàng hải,…
Chính vì lẽ đó, việc phân chia tranh chấp biển Đông thành 2 dạng như trên là cần thiết

- 14 -


trong việc nhìn nhận bản chất của từng diễn biến cụ thể, cũng như việc xem xét tranh
chấp này dưới góc độ tổng thể.
Dưới góc độ tổng hợp bao hàm cả hai dạng phân loại nêu trên, bài viết hướng
đến việc phân tích vai trị của các cường quốc bậc trung (trung cường) thơng qua việc
xem xét chính sách và động thái của họ, đ ng thời xác định ảnh hưởng của các yếu tố
đó đối với tranh chấp tại biển Đơng. Theo Robert Keohane, trung cường có thể được
nhận dạng là các quốc gia khơng có đủ tiềm lực kinh tế và quân sự để định đoạt cấu
trúc hệ thống quốc tế hay đơn phương gây ảnh hưởng đến cách mà hệ thống vận
hành.1 Tuy nhiên, định nghĩa trung cường thực tế rất đa dạng, phụ thuộc vào các cách
đánh giá khác nhau. Thảo luận cụ thể hơn sẽ được trình bày trong chương I của nghiên
cứu.
Hai trường hợp mà bài viết lựa chọn làm đối tượng nghiên cứu là Australia và
Indonesia. Lí do khiến Australia và Indonesia nắm giữ vai trò quan trọng trong việc
định đoạt cục diện bàn cờ tranh chấp tại biển Đông được bài viết giới thiệu qua 3 lập
luận chủ đạo:
Thứ nhất, dù không là một bên trực tiếp tham gia vào các tranh chấp lãnh thổ,
cả hai quốc gia này đều được xác định là có chia sẻ những lợi ích nhất định, cả về kinh
tế lẫn địa chiến lược tại biển Đông.
Indonesia rõ ràng không phải là một bên tranh chấp về lãnh thổ liên quan đến
cả hai quần đảo Hoàng Sa hay Trường Sa, mặc dù vùng đặc quyền kinh tế của nước
này có ch ng lấn với vùng nước mà Trung Quốc hiện đang đòi chủ quyền chiếu theo
bản đệ trình năm 2009. Tuy nhiên, có thể xác định được hai lí do chính khiến
Indonesia mong muốn xác định vai trị của mình trong các tranh chấp tại biển Đơng.
Lí do đầu tiên nằm chính ở mối quan ngại của Jakarta đối với ý nghĩa và vị trí của cái
gọi là Đường chín đoạn (đường chữ U) mà Trung Quốc viện dẫn để địi quyền kiểm
sốt trên biển Đơng và nguy cơ từ lập luận này về một cuộc tranh chấp lãnh thổ có thể
xảy ra. Một cách cụ thể, Indonesia xem đó là lí do để lo ngại rằng Trung Quốc có khả

năng sẽ địi chủ quyền đối với nhóm đảo Natuna cùng với các vùng nước lân cận, nơi

1

Robert O. Keohane, ―Lilliputians‟ Dilemmas: Small States in International Politics, International
Organization, 23, 2 (Spring, 1969), pp. 291 -310.

- 15 -


đang là khu vực sản xuất ra phần lớn lượng khí đốt xuất khẩu của Indonesia.2 Lí do
tiếp theo nằm trong tầm nhìn chiến lược tại khu vực của Indonesia. Trong niềm tin của
Jakarta, sự phát triển bền vững và lâu dài của khu vực và trong đó là của bản thân
Indonesia chỉ có thể được đảm bảo khi hịa bình và ổn định an ninh tại khu vực vẫn
tiếp tục duy trì. Trong trường hợp này, tranh chấp biển Đơng đóng vai trị là mối đe
dọa trực tiếp đến môi trường an ninh khu vực Đông Nam Á và kéo theo đó là khả
năng phát triển của Indonesia. Nói cách khác, “ổn định khu vực” hay “ổn định quốc
gia” đối với Jakarta là hai mặt của một vấn đề, và Indonesia nhận ra sự cần thiết của
việc bình ổn các tranh chấp trên biển Đông.
Trong trường hợp của Australia, mọi thứ cũng diễn ra gần như tương tự. Điểm
khác biệt quan trọng giữa Australia so với trường hợp của Indonesia đó là nước này
hồn tồn khơng có bất cứ tranh chấp nào tại biển Đông. Mặc dù vậy, các u sách
của Trung Quốc về Đường chín đoạn vơ hình chung đã đe dọa đến tự do hàng hải trên
biển Đơng, vốn là tuyến giao thương cực kì quan trọng đối với Australia. Cụ thể hơn,
lợi ích của Australia có mối liên kết mật thiết với vấn đề tự do hàng hải trên tuyến
đường từ Ấn Độ Dương, sang eo Malacca tới Thái Bình Dương và sau đó là khu vực
Đông Bắc Á trị giá 200 tỉ USD3 thương mại hàng năm, kết nối nước này với các bạn
hàng lớn nhất của mình. Mâu thuẫn trên biển Đơng đe dọa đến tự do hàng hải trên
tuyến đường quan trọng này và do vậy Australia đặt nhiều ưu tiên đối với việc giải
quyết các tranh chấp diễn ra tại đây. Dẫn lời của ngoại trưởng Australia Bob Carr4 vào

tháng 9/2012: “Lợi ích quốc gia của chúng ta nằm ở việc đảm bảo rằng thắng lợi của
của thể k này, tức sự chuyển mình của nền kinh tế châu Á, khơng bị cản trở bởi cuộc
đua chiến lược tại biển Đơng”. Có thể thấy, Australia có lí do để coi việc giải quyết
các tranh chấp ở biển Đông nằm trong mối quan tâm của mình.
Ở lập luận thứ hai, với tư cách là các cường quốc bậc trung, sức mạnh của hai
quốc gia này cả về các yếu tố như kinh tế, quân sự và ngoại giao tạo cho Australia và
cả Indonesia khả năng gây tác động đến cục diện tranh chấp với các quyết sách của
2

Global Times (20/9/2012), “Indonesia seeks active role in sea disputes,” baltimes.
cn/content/734379.shtml, retrieved 20/6/2013.
3
The Conversation (7/6/2012), “Toeing the U-shaped line in the South China Sea,”
retrieved 25/6/2013.
4
The Wall Street Journal (13/9/2012), “Australia Has Role in China Sea Dispute,”
retrieved 25/6/2013.

- 16 -


mình. Bên cạnh đó, vị trị và vai trị của họ ở các thể chế trong khu vực khiến cho vai
các lựa chọn chính sách của Australia lẫn Indonesia có khả năng ảnh hưởng đến bàn
cờ tranh chấp ở biển Đông ở phạm vi rộng hơn.
Kể từ khi giữ vị trí Chủ tịch ASEAN từ năm 2011, Indonesia đã thể hiện rất tốt
vai trị của mình trong việc thúc đẩy sự gắn kết khu vực trên các mặt chính trị, kinh tế
và văn hóa-xã hội. Khơng chỉ vậy, vị trí của Indonesia còn mang tầm quan trọng chiến
lược, khi nước này là thành viên của ASEAN, Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS)
và cả G20. Indonesia với tư cách là quốc gia lớn nhất Đơng Nam Á cịn được trơng
đợi sẽ tiếp tục thể hiện vai trò liên lạc, hòa giải các mâu thuẫn trên biển Đông.

Australia với tư cách là thành viên của APEC, một tổ chức có vai trị tăng
cường các mối quan hệ kinh tế và chính trị của các quốc gia trong khu vực châu Á –
Thái Bình Dương, nơi có sự tham gia của Hoa Kỳ và Trung Quốc, có thể đóng vai trị
khơng nhỏ trong việc định hình các lực lượng tham gia vào các diễn biến ở biển Đông.
Mặt khác, mối liên hệ mật thiết của liên minh Australia – Hoa Kỳ cũng là một nhân tố
khiến các lựa chọn chính sách của Australia đối với vấn đề biển Đơng có được sức
ảnh hưởng đáng kể.
Trong lập luận cuối cùng, bài viết muốn chỉ ra rằng cường quốc bậc trung nói
chung thường được nhắc đến trong việc thúc đẩy các sáng kiến ngoại giao mới, hay
đóng vai trị là các kênh giải quyết tranh chấp và xung đột. Về cơ bản, cách mà các
trung cường sử dụng để khẳng định tầm ảnh hưởng của mình trong các thể chế khu
vực hay quốc tế, thường được thể hiện qua việc theo đuổi các vai trị như dìn giữ hịa
bình,5 hịa giải xung đột giữa các cường quốc6 hay thúc đẩy các chuẩn tắc đạo đức
trong quan hệ quốc tế.7 Đơn cử trường hợp của Canada, được biết đến dưới vai trò tiên
phong trong việc dìn giữ hịa bình và các nỗ lực của nước này dưới vai trò cầu nối
trong các đàm phán đa phương.8 Mexico cũng đã rất tích cực trong q trình thương

5

John W. Holmes, Most Safely in the Middle, International Journal, 39, 2, Twenty-Five Years: 1959-1984, pp.
366-388.
6
Richard A. Higgott; Andrew Fenton Cooper, Middle Power Leadership and Coalition Building: Australia, the
Cairns Group, and the Uruguay Round of Trade Negotiations, International Organization, 44, 4, pp. 589-632.
7
John Ravenhill, Cycles of Middle Power Activism: Constraint and Choice in Australian and Canadian
Foreign Policies, Australian Journal of International Affairs, 52, 3, 1998, pp. 309-327.
8
John W. Holmes, tlđd, pp. 366-388.


- 17 -


lượng của Hiệp ước chống phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) dưới vai trò là cầu nối
ngoại giao cũng như hịa giải.9
Như vậy, trong khn khổ nghiên cứu, bài viết lập luận rằng trong trường hợp
của tranh chấp trên biển Đơng, Australia và Indonesia sẽ đóng vai trị xúc tác thơng
qua hai hình thức chính, đó là: liên minh sức mạnh và cầu nối ngoại giao. Cả hai vai
trò này sẽ được thể hiện lần lượt bởi hai quốc gia dưới nhiều hình thức ở các tình
huống khác nhau và trong những điều kiện khác nhau.

9

Vladimir Cirovski, Middle Power Leadership in Arms Control and Disarmament: Canada, Mexico and the
Cases of Ottawa and Tlatelolco, Carleton University, 2011, pp. 2-3.

- 18 -


CHƢƠNG I: TRUNG CƢỜNG TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ
1.1.

Nhận thức về quyền lực
Trước nhất, khi tiếp cận khái niệm trung cường, ta cần đặt khái niệm này trong

không gian nhận thức của chủ nghĩa hiện thực cùng với giả định tiên quyết của chủ
nghĩa này cho rằng: thế giới là một hệ thống mang tính chất vơ chính phủ. Chính trong
khơng gian vơ chính phủ này, vị trí của các quốc gia trong hệ thống được quyết định
bởi yếu tố quyền lực tạo thành trật tự. T n tại trong trật tự này có 3 nhóm nước: cường
quốc (major powers), trung cường (middle powers), và phần còn lại là các nước nhỏ

(minors).10 Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều tranh cãi xoay quanh thang đo về quyền lực
giữa các quốc gia với nhau. Khơng có một tiêu chí rõ ràng nào phân định được đâu là
một cường quốc, trung cường và các nước nhỏ. Chính vì thế việc xác định được đâu là
một trung cường cũng gặp nhiều khó khăn. Sự nhập nhằng này là do cách nhìn nhận
về khái niệm quyền lực vẫn còn chưa thống nhất, t n tại dưới nhiều trường phái, nhiều
góc độ nhìn nhận khác nhau.
Có nhiều cách để đánh giá quyền lực của một quốc gia.Phổ biến và xuất hiện
sớm nhất trong nghiên cứu quan hệ quốc tế là cách đánh giá quyền lực dựa trên các
ngu n lực của một quốc gia. Việc ngu n lực nào được lựa chọn cũng tùy vào quan
điểm của từng học giả, trong đó có thể kể đến một số thành tố thường thấy như: dân
cư, lãnh thổ, quân sự, kinh tế, công nghệ và các yếu tố tinh thần của một quốc gia...11
Hiểu một cách đơn giản, nắm giữ quyền lực có nghĩa là sở hữu một hay nhiều trong số
các ngu n lực nhiều hơn các chủ thể khác.Theo tư duy này, một quốc gia được xem là
trung cường có thể vượt trội hơn các nước nhỏ về các yếu tố trên, tuy nhiên chỉ mới
đạt đến ngưỡng vừa đủ mạnh, chưa đạt đến tầm mức của một cường quốc. Hoặc có
thể có năng lực vượt trội trong phần lớn các yếu tố, nhưng vẫn còn một số yếu tố cịn
lại chưa hồn thiện. Nhìn chung, cách nhìn này tập trung chủ yếu vào cá yếu tố sức
mạnh nội tại của một quốc gia. Tuy nhiên, cách nhìn nhận này vẫn có khả năng gây ra
mơ h khi xác định một trung cường. Ví dụ như trường hợp nước Nga sa hoàng vào
thế k thứ XVI khi bước vào giai đoạn suy giảm quốc lực với những chính sách kém

10

Bernard Wood, Middle Powers in the International System: A Preliminary Assessment of Potential, Wider
Working papers, Director North – South Institute, Ottawa, Canada, p. 3.
11
Hoàng Khắc Nam (2011), Quyền lực trong quan hệ quốc tế, Nxb Văn hóa-Thơng tin, Hà Nội, p. 11.

- 19 -



hiệu quả. Tuy nhiên, nước Nga luôn được nhận thức là một phần của nhóm các cường
quốc tại châu Âu trong thời gian này.12 Tương tự là trường hợp của nước Áo trong
giai đoạn trật tự Viena, với sức mạnh quân sự thua kém Anh, Pháp, Phổ, Nga, nhưng
vẫn giữ được vị thế cường quốc bằng các chính sách ngoại giao đúng đắn. Trái lại
trong thời đại những năm 1990, nước Nhật tuy luôn được xem như một nền kinh tế
lớn mạnh của thế giới, nhưng vẫn bị đánh giá thấp về mặt chính trị trên trường quốc
tế.13 Như vậy, việc đánh giá một quốc gia có là trung cường hay khơng dưới góc nhìn
sức mạnh quốc gia là chưa tồn diện và cịn rất khó để xác định.
Cách tiếp cận tiếp theo được dựa trên việc quan niệm quyền lực có tính quan hệ
(relational power). Cách tiếp cận này phát triển so với cách tiếp cận dựa trên các thành
tố quyền lực khi đặt quyền lực vào trong mối quan hệ tương quan giữa hai hay nhiều
chủ thể, thay vì chỉ xét riêng từng chủ thể độc lập. Theo lời của David Balwin, “quyền
lực được coi như một quan hệ trong đó hành vi của chủ thể A ít nhất phần nào gây ra
được sự thay đổi trong hành vi của chủ thể B”.14 Việc tiếp cận quyền lực ở góc độ
thực tại lẫn tiềm năng, cũng như khả năng tác động đến chủ thể khác có nhiều ý nghĩa
trong thực tiễn. Thực tế cho thấy không phải cứ có nhiều ngu n lực hơn là lập tức áp
đặt được quyền lực.
Ở một góc độ khác, Susan Strange nhìn nhận năng lực một quốc gia với khái
niệm “quyền lực cấu trúc”.15 Đây là khái niệm định nghĩa về quyền lực một quốc gia ở
tầm cao hơn so với cách tiếp cận dựa trên các thành tố quyền lực lẫn quyền lực đặt
trong mối quan hệ, nhưng cũng không hẳn là phủ định hồn tồn mà mang tính kế
thừa, bổ sung. Bằng khái niệm này, quyền lực của một quốc gia được đánh giá bằng
cách xem xét khả năng định hình cấu trúc của mơi trường quốc tế dựa trên bốn
phương diện là cấu trúc về sản xuất, cấu trúc về an ninh, cấu trúc về tài chính và cấu
trúc về tri thức.16 Có thể dễ dàng nhận ra khái niệm quyền lực cấu trúc này phù hợp để

12

Iver B. Neumann và Sieglinde Gstohl, Lilliputians in Gullier’s World? Small states in international Relations,

Working paper 01/2004, Centre for Small State Studies, Institute of International Affairs, University of Iceland,
p. 5.
13
Iver B. Neumann và Sieglinde Gstohl, tlđd, p. 6.
14
David Balwin (2005), Power and International Relations, Walter Carlsnaes, Thomas Risse & Beth Simmons,
Handbook of International Relations, Sage Puclications, London, p. 178.
15
Susan Strange, States and Markets, London: Printer, 1988, p. 25.
16
Susan Strange, The Retreat of The State: The Diffusion of Power in the World Economy, Cambridge
University, Cambridge, 1996.

- 20 -


đánh giá về sức mạnh của một quốc gia đã được hiển nhiên công nhận là cường quốc,
hơn là để nhận diện ra quốc gia nào được xem là một quốc gia tầm trung.
Lại có một cách nhìn nhận quyền lực khác khi chia quyền lực thành hai khái
niệm “quyền lực mềm” và “quyền lực cứng”. Quyền lực cứng ở đây có thể hiểu một
cách tuyền thống bao g m khả năng tác động lên quốc gia khác bằng các sức mạnh
quân sự hay kinh tế. Tác động ở đây có thể hiểu là các hành vi thể hiện sức mạnh của
mình như răn đe, trừng phạt, bao vây, cấm vận, hay thậm chí là tiến hành chiến tranh.
Ở khái niệm còn lại, thuật ngữ “quyền lực mềm” được sử dụng bởi học giả Joseph
Nye. Với góc nhìn này, một quốc gia có thể tác động lên một quốc gia khác bằng
những con đường “mềm” hơn sức mạnh truyền thống như truyền bá văn hóa, giá trị,
chính trị trong nước và chính sách đối ngoại.17Nói một cách khái qt, “quyền lực
mềm” là khả năng của một quốc gia trong việc thu hút và hợp tác với các chủ thể khác
thay vì dùng vũ lực cưỡng ép nhằm đạt được mục tiêu.18 Như vậy, một cường quốc có
thể được hiểu là quốc gia vượt trội hơn phần còn lại của hệ thống trên cả hai phương

diện “quyền lực mềm” và “quyền lực cứng”.19
Trong bài viết này, nhóm sẽ chủ yếu sử dụng các cách nhìn nhận nêu trên về
quyền lực để nhận diện các đặc tính của một trung cường trong hai quốc gia Indonesia
và Australia, đ ng thời phân tích làm rõ về vai trò của hai quốc gia này đối với vấn đề
tranh chấp biển Đông.
1.2.

Khái niệm về trung cƣờng trong quan hệ quốc tế

Theo Holbraad, khái niệm “trung cường” bắt đầu được nhắc đến trong một số
nghiên cứu vào thế k thứ XV, tuy nhiên vẫn còn rời rạc và chưa được hệ thống hóa
một cách cụ thể thành lý thuyết.20 Bước sang thế k thứ XVIII, một số nghiên cứu về
quan hệ quốc tế tại châu Âu đã bắt đầu sử dụng đến khái niệm này khi cố gắng chia
trật tự quan hệ quốc tế trong thời gian đó thành ba nhóm quốc gia: lớn (major), vừa
(middle) và nhỏ (minor).21 Trong một số nghiên cứu khác vào thế k XIX, khái niệm
trung cường từng được sử dụng để định nghĩa vị thế quyền lực của nước Đức tại thời
17

Joseph Nye (2011),The Future of Power, New York: PublicAffairs, p. 84.
Joseph Nye, Bound to Lead: The Changing Nature of American Power, New York: Basic Books, 1990.
19
Joseph Nye, Soft Power: The means to Success in World Politics, Public Affairs, New York, 2005.
20
Carsten Holbraad, Middle Powers in International Politics, McMillan, London, 1984, p. 3.
21
Hiroshi Momose, International Politics among European Small Countries (Europe syoukoku no kokusai seiji),
Tokyo University Publishers, Tokyo, 1990, p. 3.
18

- 21 -



điểm đó, hàm ý đến vị trí địa lý trung tâm châu Âu cũng như sức mạnh quân sự rơi
vào tầm trung của khu vực.22 Một quốc gia ở vào vị thế tầm trung trong thời gian này,
như Holbraad đã nhận định, có thể là một cường quốc bị suy yếu, hay là một nước nhỏ
đang trỗi dậy.23Như vậy, trong cách nhìn truyền thống, việc xác định một quốc gia có
là trung cường hay khơng sẽ dựa chủ yếu vào việc đánh giá sức mạnh quốc gia đó lớn
đến mức độ nào.
Trước hai cuộc Thế chiến, các cường quốc tầm trung được định nghĩa là các
quốc gia có sức mạnh rơi vào mức độ trung bình của bình diện quyền lực các nước
phương Tây. Với nhận thức này, một “trung cường” buộc phải hành động một cách
khơn ngoan và có chiến lược do thực trạng tầm trung của mình. Trong một trật tự thế
giới vơ chính phủ, một quốc gia ở tầm trung, đ ng nghĩa với việc quốc gia này yếu
hơn một cường quốc và giàu có hơn một nước nhỏ. Xâm chiếm một quốc gia được
đánh giá là trung cường sẽ dễ dàng hơn việc phát động chiến tranh với một cường
quốc; và dĩ nhiên, lợi ích thu được từ việc xâm chiếm này sẽ lớn hơn nhiều so với xâm
chiếm một nước nhỏ.24Các quốc gia tầm trung buộc phải lo lắng và tính tốn chiến
lược rất nhiều để đảm bảo tình trạng an ninh của mình.
Sau Thế chiến thứ hai, cùng với tình trạng đối đầu Xơ – Mỹ, sự ra đời Liên
Hiệp Quốc và các thể chế đảm bảo hạn chế các hành động tấn công đơn phương bằng
vũ lực, các nhận thức về trung cường có nhiều thay đổi. Sự biến chuyển về nhận thức
đối với khái niệm này được cho rằng đã bắt đầu từ Canada.25Trong hai thập k đầu
tiên sau khi Thế chiến lần thứ hai kết thúc, giới học giả và những nhà ngoại giao của
Canada đã nỗ lực nghiên cứu và đưa ra những khái niệm mới hơn về trung cường.
Điển hình nhất trong các cơng trình nghiên cứu đó có thể kể đến tác phẩm “Canada: A
Middle Aged Power”26viết bởi John H.Holmes xác định vị thế quốc tế của Canada
như một trung cường, hay “Canada and the Quest for Peace” 27 của Paul Martin khẳng
định vai trò của Canada trong các chiến dịch dìn giữ hịa bình thế giới, ví dụ như vấn

22


Carsten Holbraad, “The Role of Middle Powers”, Coopertion and Conflict, 1971, p. 78.
Sđd, p. 69.
24
Michi Yamasaki, A Study Of Middle Power Diplomacy: As A Stratergy Of Leadership And Influence, Thesis
Requirement for the Degree of Master of Arts in Political Science, Ontario, Canada, 2009, pp. 36-37.
25
Kirton, Canadian Foreign Policy in a Changing World, Thomson Nelson, Toronto, 2007, p. 39.
26
John Holmes, Canada: A Middle Aged Power, McClelland and Stewart, Canada, 1967.
27
Paul Martin, Canada and the Quest for Peace, Colombia University Press, New York, 1957.
23

- 22 -


đề khủng hoảng kênh đào Suez. Cách tiếp cận này khi định nghĩa một trung cường
được gọi là “mơ hình chức năng” (functional/ role model).28
“Mơ hình chức năng” của một trung cường được nhìn nhận dưới 3 khía cạnh
căn bản: chủ nghĩa chức năng (functionalism), vai trò trong thể chế quốc tế, và khả
năng điều phối quốc tế. Nói một cách tổng quát, cách tiếp cận này nhấn mạnh về vai
trị mà các quốc gia được định hình là trung cường gánh vác trên vai trong cộng đ ng
quốc tế. Có thể thấy, cách nhìn nhận này thốt ra khỏi mơ hình truyền thống trong
thang đo về vị thế quốc gia dựa trên đánh giá quyền lực. Việc xác định một quốc gia
là trung cường khơng cịn được xem xét thuần túy dưới góc nhìn sức mạnh quốc gia,
mà cịn phải xác định cả những vai trò mà quốc gia đóng góp trong các thể chế và
cộng đ ng quốc tế.
Cũng từ cách nhìn này, khái niệm trung cường thường gắn liền với việc “vai trò
bảo đảm trật tự quốc tế”.29 Cũng trong mơ hình này, việc tham gia tích cực vào trong

các hoạt động quốc tế được xem như là một trong những đặc tính tiêu biểu của một
trung cường.30 Mặc dù cách nhìn nhận này về mặt lịch sử được đánh giá như một cách
thức để Canada khẳng định vị thế chính trị của mình sau Thế chiến thứ hai hơn là một
nghiên cứu khoa học thuần túy.31 Cách tiếp cận này này vẫn mang ý nghĩa nền tảng
quan trọng đối với việc nghiên cứu về “trung cường” trong thời đại ngày nay.
Khác với cách tiếp cận nặng về thiên hướng chính trị trên, việc nghiên cứu một
trung cường cịn được tiếp cận dưới ba góc độ khác mang đậm tính khoa học hơn:
“mơ hình thứ bậc”, “mơ hình chuẩn tắc”, và “mơ hình hành vi”. Mơ hình thứ nhất,
“mơ hình thứ bậc”, mang đậm tính truyền thống khi xác định vị thế trung cường dựa
trên đánh giá sức mạnh quốc gia. Một số nhà nghiên cứu đã cố gắng đưa ra một số chỉ
dấu cụ thể để đánh giá về sức mạnh một quốc gia, ví dụ như cách đánh giá dựa trên
dân số và chỉ số GNP của Carsten Halbraad32; hay cách định nghĩa cịn có phần trừu
tượng của R.G Ridell khi xác định trung cường dựa trên “kích thước, ngu n tài
28

Michi Yamasaki, tlđd, p. 38.
Mark Neufeld, “Hegemony and Foreign Policy Analysis: The Case of Canada as Middle Power”, Readings in
Candian Foreign Policy, Oxford University Press, Oxford, 2009, p. 99.
30
Michel Tucker, Canadian Foreign Policy: Contemporary Issues and Themes, MCGraw-Hill Ryerson Limited,
Toronto, 1980, p. 1.
31
Michael F. Hawes, Principal Power, Middle Power or Satellite, Canadian Institue of Strategic Studies,
Canada, 1984, p. 4.
32
Carsten Holbraad (1984), tlđd, pp. 89-90.
29

- 23 -



nguyên, tinh thần trách nhiệm quốc tế, sức ảnh hưởng và sự ổn định của một quốc
gia”.33 Tuy nhiên, như đã trình bày trong cách nhìn nhận về quyền lực, cách định
nghĩa này khơng đảm bảo được tính cụ thể khi xác định một trung cường, do thang đo
về sức mạnh quốc gia vẫn còn nhiều sự mơ h , khác biệt và mâu thuẫn.
Một nhóm các học giả khác nỗ lực định nghĩa trung cường thơng qua “mơ hình
chuẩn tắc”. Nhóm học giả này xác định một trung cường thơng qua việc xem xét văn
hóa chính trị nội tại một quốc gia và góc độ chuẩn tắc trong chính sách đối ngoại của
quốc gia đó.34 Theo cách tiếp cận này, những nước được xác định là trung cường
thường có xu hướng tôn trọng và thúc đẩy các giá trị mang tính nhân văn, mà điển
hình là các hình thức viện trợ nước ngồi.35Mơ thức chung này của nhóm các cường
quốc tầm trung được các học giả gọi là đặc tính “cơng dân gương mẫu” (good
citizenship).36Theo đó, nhóm các cường quốc tầm trung sẽ thường xuyên xuất hiện
trong việc xây dựng các thể chế, đảm bảo luật pháp quốc tế, viện trợ phát triển hay hỗ
trợ nhân đạo cho các vấn đề về an ninh con người.
Như vậy, cách nhìn nhận này t n tại nhiều nét tương đ ng với góc nhìn mang
tính chính trị mà các nhà hoạch định chính sách Canada từng đưa ra ngay sau thế
chiến lần thứ hai kết thúc. Nhưng khác với góc nhìn của Canada, nhấn mạnh nhiều
hơn về sự đóng góp của các quốc gia, “mơ hình chuẩn tắc” nhấn mạnh rằng từ các yếu
tố văn hóa chính trị nội tại, đặc tính “cơng dân gương mẫu” của các trung cường đã
được cụ thể hóa thành chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, vẫn cịn rất ít nghiên cứu lý
giải được một cách thuyết phục mối liên hệ giữa các chuẩn tắc nội bộ của trung cường
và chính sách đối ngoại của chúng.
“Mơ hình hành vi” là cách nhìn thứ ba của các học giả để xác định trung cường
thông qua những hành động của nhóm các quốc gia này khi tham gia vào thể chế. Vấn
đề lớn nhất mà các học giả theo đuổi góc nhìn này đặt ra là khái nhiệm “lãnh đạo” của
một trung cường.37 Bằng cách dựa vào định nghĩa phổ biến rằng khả năng lãnh đạo là
“quyền lực của một cá thể hay một thiểu số để khiến tồn tập thể thơng qua một chính
33


R. G. Riddell, “The Role of Middle Powers in the United Nations”, Statements and Speeches 48, 1948, p. 40.
Michi Yamasaki, tlđd, p. 42.
35
David R. Black và Heather A. Smith, “Notable Exceptions?”, Canadian Journal of Political Science 26, 1993,
p. 763.
36
Stephane Roussel và Charles-Philippe David, “Middle power blues: Canadian Policy and International
Security after the Cold War”, American Review of Canadian Studies 28, 1998, p. 8.
37
Andrew F. Cooper, Niche diplomacy: Middle Powers after the Cold War, Macmillan Press, London, 1997
34

- 24 -


×