Tải bản đầy đủ (.pdf) (238 trang)

Khảo sát các ý niệm tim , lòng , bụng , dạ trong thơ mới (thông qua tác phẩm thơ của nguyễn bính, huy cận, xuân diệu, hàn mặc tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.28 MB, 238 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------

TRẦN NỮ HẠNH NHÂN

KHẢO SÁT CÁC Ý NIỆM “TIM”, “LỊNG”,
“BỤNG”, “DẠ” TRONG THƠ MỚI
(Thơng qua tác phẩm thơ của Nguyễn Bính, Huy Cận,
Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------

TRẦN NỮ HẠNH NHÂN

KHẢO SÁT CÁC Ý NIỆM “TIM”, “LỊNG”,
“BỤNG”, “DẠ” TRONG THƠ MỚI
(Thơng qua tác phẩm thơ của Nguyễn Bính, Huy Cận,
Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 66.22.01


NGƢỜI HƢỚNG DẪN

TS. LÊ THỊ KIỀU VÂN

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2015

i


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ hướng dẫn TS. Lê Thị Kiều Vân đã tận
tình chỉ bảo, hướng dẫn và động viên tơi hồn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Khoa Văn học – Ngôn ngữ, Trường
Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn gia đình và bạn bè cũng đã động viên, tạo điều kiện và giúp đỡ
tôi rất nhiều trong quá trình làm luận văn.
Tác giả luận văn

Trần Nữ Hạnh Nhân

ii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN
Bảng biểu 2.1 : Tần suất sử dụng “tim” của bốn tác giả .............................................. 61
Bảng biểu 2.2 : Tần suất sử dụng ý niệm “tim” ........................................................... 62
Bảng biểu 2.3 : So sánh chéo tần suất sử dụng ý niệm “tim” của bốn tác giả ............. 63
Bảng biểu 3.1 : Tần suất sử dụng “lòng” của bốn tác giả ....................................... 92-93

Bảng biểu 3.2 : Tần suất sử dụng ý niệm “lòng” .................................................... 93-94
Bảng biểu 3.3 : So sánh chéo tần suất sử dụng ý niệm “lòng” của bốn tác giả ...... 94-95
Bảng biểu 3.4 : Bảng kiểm định giả thuyết thống kê Chi-square ........................... 96-97
Bảng biểu 4.1 : Nét nghĩa của “bụng”, “ruột”, “gan”, “dạ” trong các từ điển .... 112-114
Bảng biểu 4.2 : Bảng so sánh tần suất sử dụng ý niệm “bụng”, “ruột”, “gan”, “dạ”
phân loại theo tác giả và phân loại theo ý niệm......................... 124-125

iii


MỘT SỐ QUY ƢỚC VIẾT TẮT
ADYN

:

Ẩn dụ ý niệm (conceptual metaphor)

KHTN

:

Khoa học tri nhận (cognitive science)

KN

:

Khái niệm (concept)

NNHTN


:

Ngôn ngữ học tri nhận (cognitive linguistics)

SPSS

:

Thống kê xã hội học (Statistical Package for the Social
Sciences)

YN

:

Ý niệm (concept)

YNH

:

Ý niệm hóa (conceptualization)

YNHVH

:

Ý niệm hóa văn hóa (cultural conceptualization)


iv


NGUỒN NGỮ LIỆU
1. Vũ Quốc Ái, Quang Huy, Đỗ Đình Thọ, Kim Ngọc Diệu, Tuyển tập Nguyễn
Bính, Nxb Văn học, 1986.
2. Hồng Xn, Nguyễn Bính, Thơ và Đời, Nxb Văn học, 2008.
3. Xuân Diệu, Nguyễn Xuân Nam, Tuyển tập Huy Cận, Nxb Văn học, Hà Nội
1986.
4. Hữu Nhuận, Vũ Quần Phương, Tuyển tập Xuân Diệu, Nxb Văn học, 1986.
5. Lữ Huy Nguyên,

ệ , Thơ và Đời, Nxb Văn học, 2008.

6. Chế Lan Viên, Tuyển tập Hàn Mặc Tử, Nxb Văn học, Hà Nội, 1987.
7. Lữ Huy Nguyên, à

Tử, Thơ và Đời, Nxb Văn học, 2005.

8. Nguyễn Du, Truyện Kiều, Nxb Trẻ, tái bản 2016.
9. Hoàng Phê, Từ đ ển tiếng Việt, Nxb Từ Điển Bách Khoa, 2012.
10. Huỳnh Tịnh Paulus Của, Đ i Nam Quấc Âm Tự Vị, Nxb Sài Gịn, 1896.
11. Hội Khai Trí Tiến Đức, Việt-Nam Tự-Đ ển, Nxb Trung Bắc Tân Văn, 1931.
12. Việt Chương, Từ đ ển Thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam, Quyển Thượng và
Quyển Hạ, Nxb Tổng hợp Đồng Nai, 2007.
13. Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá và cộng sự, Từ đ ể vă học
(Bộ mới), Nxb Thế giới, 2003.

v



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
QUY ƢỚC VIẾT TẮT
NGUỒN NGỮ LIỆU

MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................................................................ 3
3. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................................................... 6
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 7
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu .......................................................................... 8
6. Ý nghĩa khoa học của luận văn ...................................................................................................... 9
7. Bố cục của luận văn ........................................................................................................................... 10

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................ 12
1.1. Ngôn ngữ học tri nhận – hƣớng nghiên cứu ngôn ngữ hiện đại ..................... 12
1.1.1. Tổng quan ......................................................................................................... 12
1.1.2. Ẩn dụ ý niệm - q trình ý niệm hóa và cơ chế tri nhận .................................. 17
1.1.3. Phân biệt “ý niệm” và “khái niệm” .................................................................. 20
1.1.4. Ý niệm hóa và ý niệm hóa văn hóa .................................................................. 25
1.2. Phong trào Thơ mới ............................................................................................ 28
1.2.1. Tiền đề hình thành và các đặc điểm nổi bật của Phong trào Thơ mới ............. 28
1.2.2. Phong cách thơ của các nhà thơ Nguyễn Bính, Huy Cận, Xuân Diệu, Hàn
Mặc Tử trên bình diện văn chƣơng ................................................................. 31
1.3. Đặc điểm tri nhận của ngƣời Việt qua các từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời
„tim‟, „lòng‟, „bụng‟, „dạ‟ .................................................................................... 36
vi



1.4. Tiểu kết ................................................................................................................ 39

CHƢƠNG 2: Ý NIỆM “TIM” TRONG THƠ MỚI ...................... 42
2.1. Những đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của “TIM” trong tiếng Việt ............ 45
2.1.1. Đặc điểm cấu trúc ............................................................................................. 45
2.1.2. Đặc điểm ngữ nghĩa.......................................................................................... 47
2.2. Ý niệm “TIM” trong Thơ mới ........................................................................... 50
2.2.1. Tim là vật chứa ................................................................................................. 50
2.2.2. Tim là thực thể.................................................................................................. 53
2.2.3. Tim biểu trƣng cho con ngƣời .......................................................................... 55
2.3. Phân tích ngữ liệu và đánh giá .......................................................................... 57
2.3.1. Phân tích ngữ liệu ............................................................................................. 57
2.3.2. Cách thức tiến hành .......................................................................................... 58
2.3.3. Đánh giá kết quả ............................................................................................... 62
2.4. Tiểu kết ................................................................................................................ 67

CHƢƠNG 3: Ý NIỆM “LÒNG” TRONG THƠ MỚI .................. 70
3.1. Những đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của “LÒNG” trong tiếng Việt ........ 71
3.1.1. Đặc điểm cấu trúc ............................................................................................. 71
3.1.2. Đặc điểm ngữ nghĩa.......................................................................................... 76
3.2. Ý niệm “LÒNG” trong Thơ mới ....................................................................... 79
3.2.1. Lòng là vật chứa cảm xúc................................................................................. 79
3.2.2. Lòng là thực thể ................................................................................................ 82
3.2.3. Lòng biểu trƣng cho con ngƣời ........................................................................ 85
3.3. Phân tích ngữ liệu và đánh giá .......................................................................... 89
3.3.1. Phân tích ngữ liệu ............................................................................................. 89
3.3.2. Cách thức tiến hành .......................................................................................... 89

vii



3.3.3. Đánh giá kết quả ............................................................................................... 95
3.4. Tiểu kết .............................................................................................................. 101

CHƢƠNG 4: Ý NIỆM “BỤNG”, “DẠ” TRONG THƠ MỚI ..... 104
4.1. Những đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của “BỤNG”, “DẠ” trong tiếng
Việt ..................................................................................................................... 109
4.1.1. Đặc điểm cấu trúc ........................................................................................... 109
4.1.2. Đặc điểm ngữ nghĩa........................................................................................ 111
4.2. Ý niệm “BỤNG”, “DẠ” trong Thơ Mới ......................................................... 117
4.2.1. Ý niệm “bụng” ................................................................................................ 117
4.2.2. Ý niệm “ruột” ................................................................................................. 118
4.2.3. Ý niệm “gan” .................................................................................................. 120
4.2.4. Ý niệm “dạ” .................................................................................................... 120
4.3. Phân tích ngữ liệu và đánh giá ........................................................................ 123
4.3.1. Phân tích ngữ liệu ........................................................................................... 123
4.3.2. Cách thức tiến hành ........................................................................................ 123
4.3.3. Đánh giá kết quả ............................................................................................. 125
4.4. Tiểu kết .............................................................................................................. 127

KẾT LUẬN ...................................................................................... 129
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 134
PHỤ LỤC ......................................................................................... 140

viii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Lâu nay, việc nghiên cứu ngơn ngữ từ góc nhìn của ngơn ngữ học truyền
thống là mảnh đất màu mỡ đƣợc khai phá dẫn đến hàng loạt những cơng trình
nghiên cứu ngơn ngữ nói chung ra đời và đem lại nhiều kết quả trong kho tàng
nghiên cứu ngơn ngữ. Hơn nữa, phải nhìn nhận rằng ngôn ngữ học tri nhận
(NNHTN) ra đời từ những năm 1980 của thế kỷ XX đã đánh dấu bƣớc đột phá đáng
kinh ngạc cho ngành ngôn ngữ học trên thế giới nói chung và Việt ngữ học nói
riêng. Có thể kể đến các cơng trình tiêu biểu nhƣ Metaphors we live by (Lakoff &
Johnson, 1980); The contemporary theory of metaphor: A perspective from Chinese
(Ning Yu, 1998); Grammar and Conceptualization (Ronald W. Langager, 2000);
Cutural Conceptualisations and Language (Farzad Sharifian, 2011) v.v. Hơn nữa,
các cơng trình cịn đi sâu vào nghiên cứu vấn đề cụ thể về bộ phận cơ thể ngƣời
dƣới góc nhìn của NNHTN của các cộng đồng dân tộc để tìm ra những nét tri nhận
phổ quát cùng với những nét tri nhận đặc thù tùy từng nền văn hóa nhất định, nhƣ
“Culture, Body, and Language: Conceptualizations of Internal Body Organs across
Cultures and Languages” (Farzad Sharifian, René Dirven, Ning Yu, Susanne
Niemeier, 2008); The Chinese HEART in a Cognitive Perspective: Culture, Body,
and Language (Ning Yu, 2009) v.v…
Những nghiên cứu mang tính mới mẻ của NNHTN ứng dụng vào phân tích
tiếng Việt nhƣ cơng trình Ngơn ngữ học tri nhận - Từ lý thuyết đại cƣơng đến thực
tiễn tiếng Việt (Lý Tồn Thắng, 2005); Ngơn ngữ học tri nhận, chép và suy nghĩ
(Trần Văn Cơ, 2007) đã đƣa Việt ngữ học tiến đƣợc những bƣớc dài. Theo đà phát
triển đó, hàng loạt các cơng trình nghiên cứu NNHTN cũng lần lƣợt ra đời, đáp ứng
đƣợc xu hƣớng nghiên cứu của ngôn ngữ học hiện đại nhƣ “Những đơn vị từ vựng
biểu thị tâm lí, ý chí, tình cảm có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể ngƣời trong tiếng Việt”
(Vũ Đức Nghiệu, 2007); “Cái bụng chứa tinh thần” (Nguyễn Đức Dân, 2010);
“Một số vấn đề ngơn ngữ và văn hóa thơng qua ý niệm lịng, ruột, bụng, dạ trong
tiếng Việt” (Trần Thị Hồng Hạnh, 2012) hay một số luận án tiến sĩ thuộc lĩnh vực
NNHTN nhƣ Thành ngữ tiếng Anh và thành ngữ tiếng Việt có yếu tố chỉ bộ phận cơ
thể ngƣời dƣới góc nhìn của ngơn ngữ học tri nhận (Nguyễn Ngọc Vũ, 2008); “Ẩn
1



dụ dƣới góc độ tri nhận (trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh)” (Phan Thế Hƣng,
2009); “Tìm hiểu đặc trƣng văn hóa và tri nhận của ngƣời Việt thơng qua một số từ
khóa (So sánh đối chiếu tiếng Việt với tiếng Anh và tiếng Nga)” (Lê Thị Kiều Vân,
2011).
Có thể nói rằng, các cơng trình kể trên đã đạt những thành công đáng kể, chỉ
ra đƣợc những hƣớng nghiên cứu đi từ khung lý thuyết của NNHTN đến phân tích
hay so sánh đối chiếu giữa tiếng Việt với tiếng Anh hoặc tiếng Nga. Kế thừa những
thành công này, việc nghiên cứu hệ thống các ý niệm về bộ phận cơ thể trong giai
đoạn Phong trào Thơ Mới (1932 – 1945) là nội dung mang tính khả thi và cần thiết
để tìm ra những vấn đề cốt lõi ngơn ngữ và văn hóa của cộng đồng.
Bởi vì NNHTN đƣợc xem là một “nét đặc trƣng của ngôn ngữ học thế giới ở
giai đoạn hiện nay” [29] với cánh cửa đi vào hoạt động giao tiếp và nhận thức của
con ngƣời đƣợc định hƣớng vào đời sống thực tiễn, cho nên NNHTN giúp chúng ta
khám phá những đặc thù về văn hóa cùng với những đặc trƣng tƣ duy của ngƣời bản
ngữ một cách cụ thể. Cùng với tƣ tƣởng lấy con ngƣời làm trung tâm (dĩ nhân vi
trung), NNHTN dần dần khẳng định vị trí quan trọng trong ngành nghiên cứu ngôn
ngữ.
Nghiên cứu bộ phận cơ thể ngƣời trong ngôn ngữ thơ trên nền tảng của
NNHTN hiện đại là một hƣớng nghiên cứu mới, phức tạp và đầy thử thách. Q
trình nghiên cứu này khơng đi vào con đƣờng phân tích văn chƣơng thuần túy, mà
phải dựa trên nền tảng văn hóa và ngơn ngữ của ngƣời bản ngữ, đồng thời sự trải
nghiệm của con ngƣời về thế giới khách quan và tƣ duy của dân tộc cũng sẽ đƣợc
đề cập đến. Kết quả từ sự nghiên cứu ngôn ngữ dƣới góc nhìn mới sẽ giúp chúng ta
tìm ra bản chất mối quan hệ bộ ba: ngôn ngữ – văn hóa – tri nhận, để tìm hiểu tâm
tƣ, tình cảm cũng nhƣ cách thức tri nhận của ngƣời Việt gắn với những trải nghiệm
qua thời gian. Cụ thể, việc khảo sát hệ thống các ý niệm “TIM”, “LÒNG”, “BỤNG”,
“DẠ” đƣợc thể hiện qua các tác phẩm thơ sẽ mang lại nhiều khám phá thú vị đồng
thời giải quyết nhiều vấn đề mà ngơn ngữ học truyền thống vẫn đang cịn bỏ ngỏ.

Tất cả những yêu cầu trên chính là lý do chúng tôi chọn đề tài: “Khảo sát
các ý niệm “TIM”, “LỊNG”, “BỤNG”, “DẠ” trong Thơ mới (Thơng qua tác
phẩm

Nguyễn Bính, Huy Cận, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử) để nghiên cứu.
2


2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trên thế giới, ngành khoa học tri nhận ra đời vào những năm đầu của thập
niên 60, 70 của thế kỉ XX song song với một khuynh hƣớng mới có tên gọi là ngữ
pháp cải biến (muộn hơn là ngữ pháp tạo sinh) do nhà ngơn ngữ học, tốn học nổi
tiếng – Noam Chomsky khởi xƣớng cùng với nhà tâm lý học Miler. Đến cuối những
năm 70, ngôn ngữ học bắt đầu xuất hiện những nghiên cứu mang hơi hƣớng tri nhận.
Thời điểm chính thức thừa nhận sự xuất hiện của NNHTN chính là thời điểm diễn
ra cuộc Hội thảo tại Duisburg (Đức) vào năm 1989 thơng qua việc cơng bố Tạp chí
có tên “Cognitive Linguistics” [29]. Sự ra đời của tạp chí này đã mở ra một con
đƣờng mới chứa đựng nhiều điều bất ngờ và thú vị cho ngành ngôn ngữ học nói
chung trên thế giới.
Cho đến nay, NNHTN có hai hƣớng nghiên cứu nổi trội:
(i) Về ngữ nghĩa học tri nhận: có các học giả vốn từ ngữ pháp học và ngữ
nghĩa học tạo sinh nhƣng đã ly khai hoặc đối lập nhƣ Lakoff, Fillmore… hay các
nhà triết học và tâm lý học quan tâm nghiên cứu về tri nhận điển hình: Johnson,
Rosch, Fauconier…
(ii) Về ngữ pháp học tri nhận: có các nhà ngôn ngữ học chức năng nghiên
cứu về các phổ niệm và loại hình ngơn ngữ nhƣ: Talmy, Langacker, Goldberg…
Do ảnh hƣởng bởi xu hƣớng của NNHTN, ngành ngôn ngữ học đã xuất hiện
những cơng trình nghiên cứu về các bộ phận cơ thể ngƣời, điển hình là tác giả Ning
Yu với các cơng trình nổi tiếng: “What does our face mean to us?”, Pragmatics and
Cognition (2001); “Body and emotion: Body parts in Chinese expression of

emotion”, Pragmatics and Cognition (2002); “Heart and cognition in ancient
Chinese philosophy”, Journal of Cognition and Culture (2007); “From Body to
Meaning in Culture”, Papers on Cognitive Semantic Studies of Chinese (2009).
Cùng hƣớng nghiên cứu với Ning Yu có tác giả Farzad Sharifian với cơng trình
“Culture, Body, and Language: Conceptualizations of Internal BodyOrgans across
Cultures and Languages” (2008).
Ở Việt Nam, tuy NNHTN là một ngành nghiên cứu khá mới mẻ nhƣng từ khi
xuất hiện đến nay đã nhận đƣợc nhiều sự quan tâm của giới Việt ngữ, có thể kể đến

3


đầu tiên là tác giả Lý Tồn Thắng với cơng trình: “Ngơn ngữ học tri nhận - từ lí
thuyết đại cƣơng đến thực tiễn tiếng Việt, Nxb Phƣơng Đông (2005), tái bản năm
2009. Trong cơng trình này, tác giả đã miêu tả NNHTN từ lịch sử hình thành cho
đến những thành tựu tiêu biểu, các vấn đề điển dạng và các phạm trù tri nhận. Phần
nổi bật nhất trong nghiên cứu này là kết quả về mơ hình tri nhận không gian của
ngƣời Việt, mở ra một hƣớng nghiên cứu sâu rộng từ thực tiễn tiếng Việt.
Tiếp theo là tác giả Trần Văn Cơ với hai cơng trình: “Ngơn ngữ học tri nhận
(ghi chép và suy ngẫm)”, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội (2007) và “Khảo luận về
ẩn dụ tri nhận”, Nxb Lao động Xã hội, (2009). Hai công trình này đã nghiên cứu
những lý thuyết cơ bản về NNHTN, đặc biệt là các vấn đề xung quanh Ẩn dụ tri
nhận và Hốn dụ tri nhận.
Những cơng trình trên đã mở ra một hƣớng đi mang tính thời đại trong
nghiên cứu tiếng Việt, có thể kể đến tác giả Nguyễn Đức Tồn với cơng trình Tìm
hiểu đặc trƣng văn hố – dân tộc của ngơn ngữ và tƣ duy ngƣời Việt, Nxb
ĐHQGHN (2009) đã đạt nhiều bƣớc tiến trong việc tìm ra mối liên hệ giữa ngơn
ngữ và tƣ duy đƣợc phản ánh dựa trên nền văn hóa đậm màu sắc của ngƣời Việt; và
các cơng trình khác: “Cấu trúc ngữ nghĩa của nhóm từ biểu thị cảm giác trong
tiếng Việt”, Tạp chí Ngơn ngữ (2008); “Đặc trƣng tƣ duy ngƣời Việt qua ẩn dụ tri

nhận trong thành ngữ”, Tạp chí Ngơn ngữ (2009), cũng góp phần đặt nền móng đầu
tiên trong việc ứng dụng NNHTN vào thực tiễn tiếng Việt; cùng một số học giả
khác quan tâm đến xu hƣớng NNHTN với những cơng trình nghiên cứu cụ thể liên
quan đến NNHTN nhƣ: Bùi Thị Dung với “Ẩn dụ tri nhận trong ca dao” (2008);
Nguyễn Ngọc Vũ với đề tài “Thành ngữ tiếng Anh và thành ngữ tiếng Việt có yếu
tố chỉ bộ phận cơ thể ngƣời dƣới góc độ ngơn ngữ học tri nhận” (2008); Phan Thế
Hƣng với “Ẩn dụ dƣới góc độ tri nhận (trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh)”
(2009); Nguyễn Thị Thanh Huyền với “Ẩn dụ tri nhận, mơ hình cấu trúc trên ngữ
liệu ca từ Trịnh Công Sơn” (2009); Lê Thị Kiều Vân với bài “Về miền ý niệm
“MẶT” trong giao tiếp của ngƣời Việt từ góc nhìn của Ngơn Ngữ học tri nhận”,
Tập san Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học KHXH & NV – ĐHQG TP. HCM,
số 47 (6/2009) đã phân tích khá kỹ lƣỡng những ý niệm đƣợc biểu đạt qua từ “mặt”,
làm rõ nét dấu ấn văn hóa và đặc điểm tri nhận của ngƣời Việt. Ly Lan cũng nghiên

4


cứu về NNHTN qua cơng trình “Ý niệm biểu đạt trong biểu thức có từ “mặt”, từ
“anger” của tiếng Việt và tiếng Anh: một khảo sát ẩn dụ tri nhận”, Tạp chí Ngơn
ngữ (2009), đã phân tích cách thức tri nhận của ngƣời Việt qua từ “mặt” thể hiện
trong tiếng Việt và so sánh với tiếng Anh. Lê Thị Kiều Vân với cơng trình “Tìm
hiểu đặc trƣng văn hóa và tri nhận của ngƣời Việt thông qua một số từ khóa (So
sánh đối chiếu tiếng Việt với tiếng Anh và tiếng Nga)” (2011).
Tiếp theo là các cơng trình nghiên cứu xoay quanh những từ ngữ chỉ bộ phận
bên trong cơ thể con ngƣời. Tác giả Vũ Đức Nghiệu (2007) với bài báo “Những
đơn vị từ vựng biểu thị tâm lí, ý chí, tình cảm có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể ngƣời
trong tiếng Việt” đã đi sâu vào khảo sát 198 đơn vị từ vựng biểu thị các trạng thái
tâm lí, ý chí, tình cảm của con ngƣời. Tác giả đã đƣa ra những kết luận khá sâu sắc
về khả năng biểu nghĩa của các đơn vị từ vựng này và về đặc trƣng tri nhận của
ngƣời Việt dƣới góc nhìn của ngữ nghĩa tri nhận, văn hóa và sự nghiệm thân. Các

tác giả có các cơng trình nghiên cứu từ chỉ bộ phận cơ thể cụ thể, đặc biệt là từ chỉ
“bụng” đã nhận đƣợc nhiều sự quan tâm, có thể kể đến tác giả Nguyễn Đức Dân với
cơng trình gây tiếng vang mang tựa đề “Cái bụng chứa tinh thần” (2010), lần đầu
tiên tác giả khai thác từ “bụng” và “lục phủ ngũ tạng” trong tri giác của ngƣời Việt
trên nền tảng của NNHTN và nhận định rằng: “cái bụng là một vật chứa tiêu biểu,
nó chứa đựng và thể hiện những gì thuộc về phạm trù tinh thần” mang dấu ấn riêng
của ngƣời Việt; tác giả Tạ Đức Tú có bài nghiên cứu “bụng” dựa trên ngữ liệu
thành ngữ Việt Nam – “Một số thành ngữ có từ bụng”, Tạp chí Ngơn ngữ và đời
sống (số 3, 2005); tác giả Hồng Dĩ Đình với “Tản mạn về từ bụng của ngƣời Việt”,
Tạp chí Ngơn ngữ và đời sống (số 1, 2000).
Ngoài yếu tố “bụng”, các yếu tố khác nhƣ “tim”, “lòng”, “ruột”, “tay”, “chân”
cũng đƣợc các nhà Việt ngữ học nghiên cứu. Tác giả Lý Toàn Thắng với cơng trình
“Ý niệm LỊNG trong tiếng Việt: từ góc nhìn của lí thuyết giảng dạy ngoại ngữ; The
Vietnamese expression of BODY and SOUL: A cognitive and cultural linguistic
study” [52] đã đi sâu phân tích cơ sở ngữ nghĩa và tri nhận của các ý niệm nhƣ
LÒNG, HỒN (SOUL) và XÁC (BODY) … dựa trên mối quan hệ bộ ba ngơn ngữ –
văn hóa – tri nhận, đã mở ra một lối đi, một hƣớng tiếp cận mới cho ngôn ngữ học
tri nhận ở Việt Nam; tác giả Trịnh Sâm với cơng trình “Một vài nhận xét về ý niệm

5


tim” (Tạp chí Tự Điển Học & Bách Khoa Thƣ số 4, 2014), dựa trên lý thuyết của
NNHTN tác giả đã phân tích khá sâu sắc về “tim” và “tâm” trong suy nghĩ và tƣ
duy của ngƣời Việt; tác giả Phan Thị Hồng Xuân với“Vài nét về hình ảnh trái tim
trong tiếng Việt, Tạp chí Ngơn ngữ và đời sống (số 4, 2000); tác giả Nguyễn Thanh
Thủy có cơng trình nghiên cứu “ruột” với đề tài “Về thành ngữ có chứa yếu tố ruột
trong tiếng Việt”, Tạp chí Khoa học Đại học Sƣ phạm Tp.HCM (số 17); tác giả
Nguyễn Thị Thu nghiên cứu từ chỉ bộ phận bên ngoài cơ thể “chân”, “tay” với cơng
trình “Thành ngữ chỉ tay, chân với đặc trƣng văn hóa dân tộc”, Tạp chí Ngơn ngữ

và đời sống (số 3, 2006); tác giả Trần Thị Hồng Hạnh với cơng trình nghiên cứu
tổng hợp những từ chỉ bộ phận bên trong cơ thể ngƣời: “Một số vấn đề ngơn ngữ và
văn hóa thơng qua ý niệm lịng, ruột, bụng, dạ trong tiếng Việt”, Tạp chí Ngơn ngữ
(số 11, 2012), tác giả đồng thời so sánh các từ chỉ bộ phận này với tiếng Trung, một
ngôn ngữ có nhiều điểm tƣơng đồng với tiếng Việt; tác giả Trịnh Đức Hiển – Lâm
Thu Hƣơng với cơng trình“Cấu trúc hai bậc trong ngữ nghĩa của thành ngữ có từ
chỉ bộ phận cơ thể”, Văn hóa dân gian (số 5, 2003).
Một cách khái quát, chúng tôi nhận thấy những công trình nghiên cứu về từ
chỉ bộ phận bên trong cơ thể ngƣời tuy có nhiều thành cơng nhƣng chỉ dừng lại ở
phạm vi thuộc về tâm lý tri nhận và mang tính riêng lẻ. Kế thừa những thành tựu
này, việc nghiên cứu hệ thống ý niệm các từ chỉ bộ phận bên trong cơ thể ngƣời là
điều cần thiết, đặc biệt hơn khi khảo sát dựa trên ngữ liệu chúng tơi giới hạn “tim”,
“lịng”, “bụng”, “dạ” tại thời điểm lịch sử là Phong trào Thơ mới, để từ đó tìm ra
đặc điểm tri nhận của ngƣời Việt qua các tác phẩm thơ của các nhà thơ tiêu biểu.
Cơng trình này đã giúp chúng tôi đi đến gần hơn với hƣớng nghiên cứu ngôn ngữ
học hiện đại và làm nền tảng cho các cơng trình nghiên cứu tiếp theo.
Kế thừa những nghiên cứu của các tác giả trên, chúng tôi tiến hành khảo sát
ý niệm “TIM”, “LÒNG”, “BỤNG”, “DẠ” qua các tác phẩm – tác giả tiêu biểu của
phong trào Thơ mới, với hy vọng góp thêm tiếng nói vào việc nghiên cứu tiếng Việt
theo xu hƣớng của NNHTN.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu các ý niệm “TIM”, “LÒNG”, “BỤNG”, “DẠ” trong Thơ mới
(thông qua tác phẩm của những nhà thơ tiêu biểu: Nguyễn Bính, Huy Cận, Xuân
6


Diệu, Hàn Mặc Tử) xét từ góc nhìn của tri nhận và văn hóa – theo nhìn nhận của
chúng tơi, là hƣớng đi mang tính khả thi và giá trị thực tiễn cao khi nghiên cứu tiếng
Việt.
Mục đích cơ bản của việc nghiên cứu đề tài này là ứng dụng khung lý thuyết

trong phân tích ngơn ngữ vào thực tiễn tiếng Việt. Từ đó, rút ra đƣợc đặc trƣng tri
nhận, lối tƣ duy về “cách nhìn” và “nếp nghĩ” của ngƣời Việt sống trong giai đoạn
Thơ mới, dƣới sự ảnh hƣởng của nền văn hóa mang tính đặc thù dân tộc.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là “Khảo sát các ý niệm “TIM”, “LỊNG”,
“BỤNG”, “DẠ” trong Thơ mới (thơng qua tác phẩm của Nguyễn Bính, Huy Cận,
Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử)”. Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi lấy lý thuyết khái
quát của NNHTN, ý niệm và ý niệm hóa văn hóa làm cơ sở lý luận để triển khai đề
tài.
Từ góc độ ngơn ngữ học, các từ chỉ bộ phận bên trong cơ thể “TIM”,
“LÒNG”, “BỤNG”, “DẠ” đƣợc sử dụng nhiều trong văn chƣơng, thành ngữ, tục
ngữ, ca dao, trong các văn cảnh cụ thể, trong giao tiếp tiếng Việt hiện đại. Ở mức độ
luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ xem xét các yếu tố này đƣợc thể hiện trong tác phẩm
của bốn nhà thơ tiêu biểu: Nguyễn Bính, Huy Cận, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử để giới
hạn hƣớng nghiên cứu và sƣu tầm tƣ liệu của mình. Hi vọng trong những nghiên
cứu tiếp theo ở mức độ cao hơn, chúng tôi sẽ lần lƣợt khảo sát những ý niệm của
các từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời trong các tác phẩm văn chƣơng khác.
4.2. Phạm vi
Phạm vi ngữ liệu của luận văn đƣợc chúng tôi chọn từ các tập thơ chính của
các tác giả trong giai đoạn Phong trào Thơ mới nhƣ sau:
- Nguyễn Bính gồm 7 tập thơ: Lỡ bƣớc sang ngang (1940); Tâm hồn tôi
(1940); Hƣơng, cố nhân (1941); Một nghìn cửa sổ (1941); Ngƣời con gái ở lầu hoa
(1942); Mƣời hai bến nƣớc (1942); Mây Tần (1942).
- Huy Cận gồm 2 tập thơ: Lửa thiêng (1940); Vũ trụ ca (1940 – 1942).
7


- Xuân Diệu gồm 2 tập thơ: Thơ thơ (1938); Gửi hƣơng cho gió (1945).
- Hàn Mặc Tử gồm các tập thơ: Gái quê (1936); Thơ điên (tức Đau thƣơng,

1938); Xuân nhƣ ý (1939); Thƣợng thanh khí; Cẩm châu duyên (1939 – 1940).
Ngoài các tập thơ nổi tiếng trong Phong trào Thơ mới, chúng tôi cũng khảo
sát thêm những tác phẩm khác của bốn tác giả trƣớc giai đoạn 1945 từ sách, báo, tạp
chí, v.v (bản in và bản điện tử) để minh họa cho những vấn đề đặt ra trong luận văn.
Để bảo đảm nội dung của luận văn, chúng tôi thống kê những từ chỉ “TIM”
(và “TRÁI TIM”), “LÒNG”, “BỤNG”, “DẠ” đƣợc thể hiện trong các tác phẩm thơ
của Phong trào Thơ mới và phân tích chúng dựa trên mối quan hệ giữa ngôn ngữ –
tri nhận – văn hóa.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
5.1. Phương pháp nghiên ứu
Trong q trình nghiên cứu, ngồi việc phối hợp nhiều phƣơng pháp khác
nhau, chúng tôi đặc biệt quan tâm tới một số phƣơng pháp cụ thể nhƣ:
(i) Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp
Muốn có những nhận xét mang tính tổng hợp, chúng tơi phải đi vào từng yếu
tố của ngơn ngữ để xác minh vấn đề, đó là việc phân tích tất cả đặc điểm cấu trúc
cũng nhƣ đặc trƣng ngữ nghĩa và con đƣờng chuyển hóa nghĩa của các từ chỉ các bộ
phận bên trong cơ thể ngƣời nhìn từ góc độ của ngơn ngữ học. Phƣơng pháp này
bƣớc đầu giúp chúng tôi xây dựng rõ hơn bản chất của đối tƣợng nghiên cứu.
(ii) Phƣơng pháp thống kê, phân loại
Muốn đƣa ra đƣợc những chứng cứ cụ thể, chính xác trong q trình nghiên
cứu chúng tơi sử dụng phƣơng pháp này để liệt kê và phân loại các từ “TIM”,
“LÒNG”, “BỤNG”, “DẠ” đƣợc thể hiện trong các tác phẩm thơ của các nhà thơ
tiêu biểu: Huy Cận, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính. Phƣơng pháp này giúp
cho việc trình bày vấn đề của luận văn tăng thêm tính thuyết phục.
(iii) Phƣơng pháp so sánh

8


Chúng tôi tiến hành so sánh các ý niệm chứa TIM, LÒNG, BỤNG, DẠ và so

sánh tần suất xuất hiện của các yếu tố trong tác phẩm thơ của bốn tác giả tiêu biểu.
Từ đó chỉ ra những đặc điểm tri nhận chung và riêng của mỗi tác giả tại thời điểm
lịch sử của phong trào Thơ mới.
Tất nhiên, các phƣơng pháp trên đây không phải thực hiện riêng lẻ, biệt lập
mà phối hợp với nhau trong suốt quá trình nghiên cứu, giải quyết vấn đề luận văn
đƣa ra.
5.2. Nguồn ngữ liệu nghiên cứu
Để tiến hành khảo sát ngữ liệu về các tập thơ chính và các tác phẩm riêng lẻ
khác nằm trong giai đoạn Thơ mới của các tác giả và nghiên cứu nội dung của đề tài,
chúng tôi sử dụng các nguồn tài liệu chủ yếu nhƣ đã liệt kê ở mục Nguồn ngữ liệu
(trang v).
6. Ý nghĩa khoa học của luận văn
6.1. Về mặt lý luận
Việc khảo sát đề tài luận văn dƣới góc nhìn của NNHTN hi vọng sẽ góp
thêm tiếng nói vào việc nghiên cứu văn hóa và đặc trƣng tri nhận của ngƣời Việt.
Đồng thời, nghiên cứu ngôn ngữ trong giai đoạn Phong trào Thơ mới dựa trên mối
tƣơng quan giữa tƣ duy và ngơn ngữ cũng góp phần lý giải nét đặc thù văn hóa, q
trình tƣ duy và những cảm xúc của cộng đồng ngƣời Việt.
6.2. Về mặt thực tiễn
Chúng tôi hy vọng kết quả đạt đƣợc của luận văn sẽ giúp ích cho việc học
tập, nghiên cứu, giảng dạy tiếng Việt trong và ngồi nƣớc. Đồng thời, q trình
chọn lọc, thống kê, phân tích những từ chỉ bộ phận bên trong cơ thể ngƣời “TIM”,
“LÒNG”, “BỤNG”, “DẠ” qua các tác phẩm thơ vang bóng một thời của nền văn
học Việt Nam sẽ mang lại nguồn tài liệu phong phú cho những học giả quan tâm
nghiên cứu ngơn ngữ học.
Từ đó giúp ngƣời nghiên cứu có thể lý giải đặc điểm tri nhận của những
ngƣời sống trong giai đoạn biến động của xã hội (1932 – 1945) nói riêng, cũng nhƣ
cung cấp thêm kiến thức để phân tích, xử lý hiệu quả hơn những vấn đề liên quan

9



đến ngơn ngữ học nói chung của cộng đồng ngƣời Việt. Mặt khác, kết quả này cũng
có thể giúp cho ngƣời nƣớc ngồi học tiếng Việt có thể cảm thụ và nhận biết đƣợc
những đặc trƣng tri nhận qua cách sử dụng các từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời đƣợc xét
từ góc độ văn hóa và tƣ duy của ngƣời bản ngữ.
Hƣớng nghiên cứu đi từ khung lý thuyết cơ bản của NNHTN đến việc ứng
dụng vào nghiên cứu cụ thể các bộ phận cơ thể ngƣời trong giai đoạn Thơ mới là
hƣớng đi mang tính khả thi và có ý nghĩa nhất định đối với thực tiễn tiếng Việt.
7. Bố cục của luận văn
Luận văn gồm ba phần: mở đầu, nội dung và kết luận. Ngoài phần mở đầu và
kết luận, nội dung đƣợc trình bày trong 4 chƣơng cụ thể:
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chƣơng này chúng tơi đƣa ra ba vấn đề lý thuyết chính có liên quan đến đề
tài của luận văn. Vấn đề thứ nhất là sự khái quát về NNHTN, về khái niệm và cơ sở
hình thành “ẩn dụ ý niệm” cũng nhƣ cách phân biệt hai thuật ngữ “ý niệm” trong
NNHTN và “khái niệm” trong ngôn ngữ học truyền thống. Đặc biệt là lý thuyết về
sự “ý niệm hóa” và “ý niệm hóa văn hóa”, cơ sở lý luận chính để chúng tơi có thể
để đƣa ra những ý niệm đáng tin cậy đƣợc hình thành trong tƣ duy của những tác
giả trong Phong trào Thơ mới. Vấn đề thứ hai là những đặc điểm về Phong trào Thơ
mới cũng nhƣ đặc điểm phong cách thơ nổi bật tạo nên những hình tƣợng tiêu biểu
nhƣ Nguyễn Bính, Huy Cận, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử trên diễn đàn Thơ mới cũng
nhƣ trong lịch sử văn học của nƣớc nhà. Vấn đề thứ ba là đặc điểm tri nhận chung
của ngƣời Việt qua các từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời “TIM”, “LÒNG”, “BỤNG”,
“DẠ”. Từ cái nhìn khái qt đó, chúng tơi sẽ tiến hành khảo sát cụ thể các ý niệm
chứa từng bộ phận này trong giai đoạn Thơ mới.
Chƣơng 2: Ý NIỆM “TIM” TRONG THƠ MỚI
Ở chƣơng này chúng tôi giải quyết nội dung đầu tiên cần nghiên cứu, đó là
khảo sát các ý niệm đƣợc thể hiện thông qua bộ phận TIM xuất hiện trong các tác
phẩm thơ của Nguyễn Bính, Huy Cận, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử. Trƣớc khi đi vào

khảo sát trong Thơ mới, chúng tôi cũng đƣa ra các đặc điểm về cấu trúc và ngữ
nghĩa của từ “tim” (và từ “trái tim”) cũng nhƣ những quan điểm “tim”/ “trái tim”
10


của các nhà Việt ngữ học để có cái nhìn tồn diện hơn về “tim” của ngƣời Việt. Từ
đó có thể tiến hành khảo sát các ý niệm đƣợc nổi bật trong thơ của các tác giả và
đƣa ra những nhận định cụ thể trong quá trình nghiên cứu.
Chƣơng 3: Ý NIỆM “LỊNG” TRONG THƠ MỚI
Để luận văn mang tính nhất quán, ở chƣơng 3 này chúng tôi tiến hành khảo
sát các đặc điểm về cấu trúc và ngữ nghĩa của từ “lòng” cũng nhƣ những quan điểm
xoay quanh bộ phận “lịng” của các nhà Việt ngữ học. Sau đó tiến hành nghiên cứu,
phân tích và giải quyết vấn đề đặt ra là, “lòng” đƣợc các nhà thơ “ý niệm hóa” thế
nào trong Thơ mới, từ đó đƣa ra những nhận định về đặc điểm tri nhận dƣới sự ảnh
hƣởng văn hóa của những ngƣời sống trong thời kỳ Thơ mới nói riêng cũng nhƣ của
cộng đồng ngƣời Việt nói chung.
Chƣơng 4: Ý NIỆM “BỤNG”, “DẠ” TRONG THƠ MỚI
Ở chƣơng 4 chúng tôi khảo sát ý niệm của các bộ phận còn lại “bụng”, “dạ”.
Tuy nhiên, ngữ liệu về hai yếu tố này quá ít, hơn nữa những tài liệu nghiên cứu
“bụng” của ngƣời Việt cho thấy “ruột”, “gan” cũng là các yếu tố ln đƣợc đề cập
đến, chính vì thế chúng tôi tiến hành khảo sát ý niệm của 4 yếu tố “bụng”, “ruột”,
“gan”, “dạ” xuất hiện trong các tác phẩm của các nhà thơ tiêu biểu. Dựa trên đặc
điểm tổng quát về cấu trúc, đặc điểm ngữ nghĩa của “bụng”, “ruột”, “gan”, “dạ”, và
những ý niệm nổi bật, chúng tôi đã đƣa ra những nhận xét về đặc trƣng tri nhận
dƣới góc nhìn văn hóa của ngƣời Việt ở giai đoạn đầy biến cố của xã hội 1932 –
1945, cũng nhƣ những trải nghiệm trong tƣ duy của họ về con ngƣời và về thế giới
khách quan đƣợc thể hiện thông qua bộ phận cơ thể “bụng”, “ruột”, “gan”, “dạ”.

Ngồi ra, luận văn cịn có thêm Tài liệu tham khảo (tiếng Việt, tiếng Anh),
và 89 trang Phụ lục đính kèm, minh họa cho nội dung của luận văn.


11


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Ngôn ngữ học tri nhận – hƣớng nghiên cứu ngôn ngữ hiện đại
1.1.1. Tổng quan
Ngôn ngữ học tri nhận (NNHTN) đã nổi lên trong vòng hơn ba thập kỷ qua
với nhiều sự quan tâm, tranh cãi của giới nghiên cứu ngơn ngữ trên tồn thế giới, và
đã vƣợt qua ranh giới thông thƣờng của ngôn ngữ học truyền thống để phát triển
những bƣớc dài trong phân tích ngơn ngữ. Trong khi ngơn ngữ học truyền thống
nghiên cứu cấu trúc của ngơn ngữ thì NNHTN nghiên cứu ngôn ngữ trên cơ sở vốn
kinh nghiệm và sự tri giác của con ngƣời về thế giới khách quan cũng nhƣ quan tâm
đến cách thức mà con ngƣời ý niệm hóa và phạm trù hóa các sự vật và sự tình của
thế giới khách quan đó.
NNHTN xuất hiện đầu tiên vào những năm 1960, 1970 (Fillmore, 1975;
Lakoff & Thompson, 1975; Rosch, 1975) ngay tại thời điểm ngôn ngữ học và triết
học đang chiếm ƣu thế. Lúc này, NNHTN luôn bị ảnh hƣởng bởi lý thuyết và những
phát minh của các ngành tri nhận khác, đặc biệt là tâm lý học tri nhận. Tâm lý học
tri nhận đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu nghiên cứu về con ngƣời, bao gồm những trạng
thái có thể quan sát trực tiếp đƣợc nhƣ hành vi và các trạng thái bên trong của con
ngƣời nhƣ những hiện tƣợng tâm lý, tinh thần... Tác giả R.L.Solso viết: “Tâm lý
học tri nhận nghiên cứu xem con ngƣời tiếp nhận các thông tin về thế giới nhƣ thế
nào, những thơng tin đó đƣợc con ngƣời hình dung ra sao, chúng đƣợc lƣu trữ
trong kí ức và đƣợc cải biến thành các tri thức nhƣ thế nào và các tri thức này ảnh
hƣởng ra sao đến sự chú ý và hành vi của chúng ta” [61]. Quan niệm mới này đã
làm thay đổi không chỉ cách tiếp cận nghiên cứu con ngƣời mà cả bản thân quan
niệm về con ngƣời – con ngƣời phải đƣợc nghiên cứu nhƣ một “hệ thống xử lý các
thông tin” mà nó tiếp nhận.
Dƣới sự ảnh hƣởng mạnh mẽ của tâm lý học tri nhận, các học giả đã bắt đầu

nghiên cứu về NNHTN và số lƣợng này càng ngày càng tăng lên vào những năm
1980 – 1990, thậm chí xuất hiện nhóm các nhà nghiên cứu tự xác định mình là
những nhà “ngôn ngữ học tri nhận”. Điều này đã dẫn đến sự ra đời chính thức của
NNHTN tại cuộc hội thảo ở Duisburg (Đức) vào năm 1989, cùng với việc hình

12


thành các Hiệp hội ngôn ngữ học tri nhận quốc tế (International Cognitive
Linguistics Association) và sự ra đời của tạp chí “Ngơn ngữ học tri nhận”
(Cognitive Linguistics).
NNHTN nghiên cứu ngơn ngữ, hệ thống ý niệm, tri nhận con ngƣời, và sự
giải thích cấu trúc nghĩa khái qt. Nói cách khác, NNHTN đề cập đến các phạm trù
khái niệm cơ bản trong cấu trúc ngôn ngữ nhƣ không gian và thời gian, cảnh vật và
sự kiện, các thực thể và các q trình, sự chuyển di, vị trí, sự tác động và kết quả; và
đề cập đến sự hình thành phạm trù tƣ tƣởng và tình cảm liên quan đến hoạt động tri
nhận chẳng hạn nhƣ sự quan tâm, quan điểm, ý chí và dự định (Encyclopedia of

Cognitive Science – Cognitive Linguistic, Gills Fauconnier).
Một số học giả nhƣ Vyvyan Evans và Melanie Green nhận định: “Ngôn ngữ
mở ra cánh cửa đi vào chức năng tri nhận, cung cấp cái nhìn đi sâu vào bản chất,
cấu trúc, và tổ chức tƣ duy. Cách quan trọng nhất làm nên sự khác biệt giữa ngôn
ngữ học tri nhận với các ngành khác khi nghiên cứu ngôn ngữ, là ngôn ngữ đƣợc
thừa nhận để phản ánh những thuộc tính cơ bản và đặc trƣng kết cấu của tâm trí
con ngƣời.” [62]. Dirk Geeraerts và Herbert Cuyckens cũng cho rằng: “Ngôn ngữ
học tri nhận là nghiên cứu ngơn ngữ trong chức năng tri nhận của nó, nơi mà tri
nhận đề cập đến vai trò chủ yếu của kết cấu thông tin trung gian trong sự tƣơng tác
của chúng ta với thế giới.” [44]
Đón nhận xu hƣớng nghiên cứu ngôn ngữ mới trên thế giới, các nhà Việt ngữ
học đã đƣa NNHTN ứng dụng vào tiếng Việt. Có thể kể đến là tác giả Lý Tồn

Thắng (2005, 2009) và Trần Văn Cơ (2007, 2010). Lý Toàn Thắng chỉ ra rằng,
“NNHTN là một trƣờng phái mới của ngôn ngữ học hiện đại, tiến hành nghiên cứu
ngôn ngữ trên cơ sở vốn kinh nghiệm và sự tri giác của con ngƣời về thế giới khách
quan cũng nhƣ cái cách thức mà con ngƣời ý niệm hóa và phạm trù hóa các sự vật
và sự tình của thế giới khách quan đó” [29, tr.279]. Từ định nghĩa này, tác giả phân
tích NNHTN mang những luận điểm sau:
i) Mục đích của NNHTN là nghiên cứu một cách bao quát và toàn diện chức
năng tri nhận của ngôn ngữ, vốn trƣớc đây chỉ đƣợc xem xét nhƣ gắn với việc biểu
hiện thế giới trong ngơn ngữ và với nhiệm vụ của trí não là thực hiện tƣ duy. Do đó,
ngơn ngữ vừa là sản phẩm vừa là công cụ của hoạt động tri nhận của con ngƣời.
13


ii) NNHTN cho rằng ngơn ngữ chính là cánh cửa đi vào thế giới tinh thần
của con ngƣời thay vì trƣớc kia NNHTN quan niệm ngơn ngữ chính là cánh cửa dẫn
vào thế giới khách quan. Hƣớng tiếp cận mới này yêu cầu các nhà nghiên cứu phải
chuyển trọng tâm nghiên cứu ngôn ngữ từ tƣ duy sang ý thức, với cách hiểu ý thức
là nơi tập trung tất cả vốn kinh nghiệm tinh thần mà một con ngƣời tích lũy đƣợc
trong suốt đời mình và nó phản ánh những ấn tƣợng, những cảm giác, những biểu
tƣợng và những hình ảnh dƣới dạng các ý niệm hay các ý của các ý niệm thống nhất.
Trong quá trình nghiên cứu ý thức ngôn ngữ, việc cần thiết là phải khảo sát mối liên
hệ của nó với hiện thực đƣợc lĩnh hội qua các ý niệm và khảo sát bản chất của các ý
niệm đặc trƣng cho ý thức này, nói cách khác, NNHTN cần phải quan tâm đến các
quá trình ý niệm hóa và phạm trù hóa thế giới khách quan.
Có thể nói một cách khác, NNHTN cho phép chúng ta nói đến “cái cách
thức mà con ngƣời tri giác và ý niệm hóa”. Bởi vì, các dân tộc nói các thứ tiếng
khác nhau có thể “nhìn” và “nghĩ” về thế giới hiện thực là không giống nhau ở một
chừng mực nào đó. Thơng qua ngơn ngữ, chúng ta có thể tìm hiểu cái cách thức
khác nhau trong sự tri giác nói riêng và sự tri nhận thế giới nói chung của ngƣời bản
ngữ.

iii) Ngữ nghĩa mà NNHTN nghiên cứu không hề đối ứng với thế giới khách
quan bên ngoài (là thế giới khách quan tồn tại trong sự phụ thuộc vào ý thức của
con ngƣời) mà đối ứng với thế giới phi khách quan đƣợc phóng chiếu lại trong ý
thức đồng thời ngữ nghĩa cũng có quan hệ trực tiếp với cấu trúc ý niệm đƣợc ƣớc
định trong đó.
iv) Trong khi nghiên cứu ngữ nghĩa khơng nên hồn tồn tách rời tri thức
ngữ nghĩa “đời thƣờng” với tri thức bách khoa, bởi vì ý nghĩa của ngơn ngữ khơng
những bao hàm trong nội bộ hệ thống ngơn ngữ mà nó cũng có nguồn gốc sâu xa từ
kinh nghiệm đƣợc hình thành trong quá trình tƣơng tác giữa con ngƣời và thế giới,
từ tri thức, hệ thống niềm tin của con ngƣời.
Luận điểm này đƣợc hiểu rằng NNHTN đề cập đến “vốn kinh nghiệm” và
“sự cảm thụ của con ngƣời về thế giới khách quan”. Vốn kinh nghiệm cho chúng ta
đầy đủ các thông tin, tri thức, ý niệm để tri nhận về thế giới khách quan. Đồng thời,

14


thơng qua sự tri nhận đó, cách nhìn, cách nghĩ của ngƣời bản ngữ về thế giới khách
quan sẽ đƣợc nổi bật.
v) Trong khi nghiên cứu NNHTN, ngữ pháp nên đƣợc coi là không phải là
một hệ thống quy tắc mà là một bảng danh mục các biểu hiện (symbol) có cấu trúc
nội tại đƣợc tạo thành bởi sự kết hợp giữa ý nghĩa và hình thức. Có nghĩa là, cú
pháp khơng tự trị và độc lập mà nó phải chịu sự tác động của nhiều nhân tố nhƣ ngữ
nghĩa, ngữ dụng, tri nhận... hoặc cấu trúc cú pháp bề mặt có quan hệ đối ứng trực
tiếp với cấu trúc cú pháp chiều sâu v.v…
Tác giả Trần Văn Cơ cho rằng NNHTN là khuynh hƣớng trong khoa học về
ngôn ngữ ra đời vào nửa sau thế kỷ XX có đối tƣợng nghiên cứu đặc thù là mối
quan hệ giữa ngôn ngữ và các quá trình tƣ duy của con ngƣời (bao gồm trí tuệ, sự
hiểu biết – kiến thức, sự thơng hiểu, trí nhớ, ý niệm hóa thế giới v.v) trên cơ sở kinh
nghiệm và suy luận logic. Tác giả nhấn mạnh hai nguyên lý cơ bản của NNHTN, đó

là:
(i) Nguyên lý 1: NNHTN nghiên cứu ngôn ngữ trong mối quan hệ với con
ngƣời (“dĩ nhân vi trung”), bởi vì đối tƣợng của NNHTN là ngôn ngữ tự nhiên của
con ngƣời với tƣ cách là một bộ phận cấu thành của nhận thức.
(ii) Nguyên lý 2: Ngôn ngữ phản ánh mối tƣơng tác giữa những nhân tố tâm
lý, giao tiếp, chức năng và văn hóa. Điều này có nghĩa là: cấu trúc của ngơn ngữ
phản ánh những tiêu chí chức năng dựa trên sự sử dụng ngôn ngữ nhƣ một cơng cụ
giao tiếp, nó chỉ rõ trí tuệ của con ngƣời làm việc nhƣ thế nào. Hơn nữa, cấu trúc
ngôn ngữ cũng đƣợc cấu tạo bởi hai nhân tố quan trọng: nhân tố bên trong - trí tuệ
của cá thể ngƣời nói, nhân tố bên ngồi – nền văn hóa chung cho nhiều ngƣời nói
cùng một thứ tiếng, do đó, ngơn ngữ phản ánh nhiều bình diện của một nền văn hóa
nhất định.
Ngồi ra, tác giả Trần Văn Cơ đặc biệt quan tâm đến lý thuyết về ẩn dụ tri
nhận, là một trong những hình thức ý niệm hóa, một quá trình tri nhận biểu hiện và
hình thành những khái niệm mới. Ẩn dụ trong NNHTN đƣợc xem là một trong
những phƣơng thức biểu thị tri thức dƣới dạng ngôn ngữ, với đối tƣợng là những
không gian tƣ duy phức tạp. Trong q trình nhận thức, những khơng gian tƣ duy

15


không thể quan sát trực tiếp sẽ đƣợc ý niệm hóa thành những khơng gian tƣ duy đơn
giản hơn hay những khơng gian tƣ duy có thể quan sát đƣợc. Các ý niệm này sẽ
nhập vào trong một hệ thống ý niệm chung của một cộng đồng ngôn ngữ nhất định
[9, tr.39, tr.41, tr. 53].
Nói chung khi nghiên cứu NNHTN, trƣớc hết, chúng ta phải hiểu một cách
sâu sắc về quan điểm “tri nhận”. Theo P.Houston, “tri nhận” đƣợc định nghĩa: (i) xử
lý thơng tin; (ii) tính tốn các ký hiệu tâm lý; (iii) giải quyết vấn đề; (iv) tƣ duy; (v)
nhóm hoạt động có liên quan nhƣ tri giác, ký ức, phán đốn, suy luận, hình thành ý
niệm, sử dụng ngôn ngữ v.v. Năm định nghĩa này bao hàm một cách hiểu chung: tƣ

duy là hạt nhân của tri nhận.
Nhƣ vậy, có thể hiểu “tri nhận” là tất cả các q trình thu nhận, tàng trữ, xử
lý thơng tin, chế biến thành các tri thức bằng sự tri giác và kinh nghiệm, bao gồm
các đặc trƣng: (i) Các nhà ngôn ngữ học tri nhận đều bác bỏ tƣ tƣởng cho rằng ngôn
ngữ là một cơ chế tự trị (autonomy), và khẳng định rằng không thể miêu tả ngôn
ngữ nếu khơng dựa vào q trình tri nhận; (ii) Ngữ nghĩa, ngữ pháp là sự ý niệm
hóa; (iii) Đối với ngơn ngữ học tri nhận, tri thức ngôn ngữ nảy sinh từ sự sử dụng
ngơn ngữ. Ngun lí này cho rằng các phạm trù và các cấu trúc trong ngữ nghĩa,
ngữ pháp, từ pháp và âm vị đều đƣợc xây dựng trên cơ sở sự tri nhận của chúng ta
về các phát ngôn riêng biệt trong khi sử dụng chúng.
Sau khi nắm vững quan điểm “tri nhận”, ngƣời nghiên cứu phải tiếp cận
ngôn ngữ thông qua chức năng tri nhận, cơ chế tri nhận hay q trình tri nhận của
nó – giống nhƣ những dạng thức tƣơng tự khác trong hoạt động tri nhận của con
ngƣời – dựa trên lý thuyết và ứng dụng thực tế của ngơn ngữ.
Có ba xu hƣớng tiếp cận khi nghiên cứu ngơn ngữ dƣới góc độ ngơn ngữ học
tri nhận, đó là: (i) sự tiếp cận có tính chất kinh nghiệm (experiential); (ii) sự tiếp cận
có tính chất chọn lựa – tức tính nổi trội (prominence); (iii) sự tiếp cận có tính chất
thu hút sự chú ý (attentional). Hơn nữa, nguyên lí “dĩ nhân vi trung”
(anthropocentric) là cơ sở phƣơng pháp luận của ngành ngôn ngữ học tri nhận khi
nghiên cứu ngơn ngữ lồi ngƣời nói chung và ngơn ngữ của mỗi dân tộc nói riêng.
Các ngơn ngữ tự nhiên đều có những cách thức riêng trong việc tổ chức các tài liệu
ngữ nghĩa. Ngôn ngữ là sự phản ánh hoạt động tri nhận của con ngƣời.
16


×