Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Những khó khăn trong việc đọc hiểu truyện cười nga của sinh viên chuyên ngành ngữ văn nga trường đại học khoa học xã hội và nhân văn và các biện pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.14 KB, 57 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NGỮ VĂN NGA

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2015

Tên cơng trình:

NHỮNG KHĨ KHĂN TRONG VIỆC ĐỌC HIỂU TRUYỆN
CƯỜI NGA CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH NGỮ VĂN
NGA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
VĂN VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

Sinh viên thực hiện :
Chủ nhiệm: NGUYỄN NGỌC THÙY –Khoa Ngữ văn Nga, Khóa 2010 – 2015
Thành viên : TRẦN THỊ VIỆT NGA – Khoa Ngữ văn Nga, Khóa 2010 – 2015
PHẠM THỊ THƯƠNG – Khoa Ngữ văn Nga, Khóa 2010 – 2015
TRẦN PHƯƠNG THẢO – Khoa Ngữ văn Nga, Khóa 2010 – 2015

Người hướng dẫn: Thạc sĩ Bùi Thị Thúy Nga,
Giảng viên tiếng Nga, Khoa Ngữ văn Nga,
Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM

TP.HCM – Tháng 3/2015.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


TĨM TẮT CƠNG TRÌNH

Trong chương trình học mơn Đọc Tiếng Nga của Khoa Ngữ văn Nga, Trường


Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân văn, sinh viên đã được tiếp cận với thể loại truyện
cười tiếng Nga. Tuy rằng đa số sinh viên cảm thấy hào hứng khi được học, đọc truyện
cười nhưng thực tế cho thấy, các bạn lại vấp phải rất nhiều khó khăn trong việc hiểu
được chúng. Nhằm hỗ trợ sinh viên trong việc khắc phục vấn đề nêu trên, nhóm
nghiên cứu chúng tơi đã thực hiện cơng trình này để vừa bổ trợ kiến thức về thể loại
truyện cười Nga cho các bạn sinh viên, đồng thời tìm ra những ngun nhân gây nên
khó khăn đọc hiểu của các bạn.

Đề tài của nhóm chúng tơi được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau.
Cụ thể hơn, chúng tôi đã thu thập tài liệu từ những nguồn tài liệu số tiếng Nga, Việt,
Anh để đưa ra định nghĩa về thuật ngữ truyện cười (анекдот – шутка); phân tích kỹ
càng cái gây cười trong nhiều truyện được in trong bốn quyển giáo trình Đọc Tiếng
Nga để làm mẫu; và tiến hành khảo sát tình trạng đọc hiểu của sinh viên các khóa để
sinh viên nhìn nhận được những cản trở trong giới hạn nhận thức của chính mình. Bên
cạnh đó, chúng tơi cũng đưa ra một vài phương pháp nhằm cải thiện những khó khăn
nêu trên cho chương trình học.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................. 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................................. 1

2.

Tình hình nghiên cứu đề tài ........................................................................................................ 1

3.


Mục đích và nhiệm vụ của đề tài ................................................................................................ 2

4.

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 2

5.

Giới hạn của đề tài...................................................................................................................... 2

6.

Đóng góp mới của đề tài ............................................................................................................. 2

7.

Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................................................ 3

8.

Kết cấu của đề tài ....................................................................................................................... 3

CHƯƠNG 1: ........................................................................................................................................... 4
1.1 Khái niệm về Truyện cười trong tiếng Nga, Việt và Anh ............................................................ 4
1.2. Đặc trưng của “ Анекдот - Шутка ” trong văn hóa Nga ............................................................ 7
1.2.1 Thủ pháp nghệ thuật ............................................................................................................... 7
1.2.2 Phân loại truyện cười.............................................................................................................. 9
1.2.3 Tính truyền miệng ................................................................................................................ 12
1.2.4 Hình thức .............................................................................................................................. 13
1.3 Phân loại “Анекдот - Шутка” trong văn hóa Nga dựa trên chương trình học của Khoa Ngữ văn

Nga .................................................................................................................................................... 15
1.3.1. Chủ đề “Gia đình” ............................................................................................................... 15
1.3.2. Chủ đề “Phụ nữ” ................................................................................................................. 17
1.3.3. Chủ đề “Đàn ông” ............................................................................................................... 19
1.3.4. Chủ đề “ Trẻ con”................................................................................................................ 21
1.3.5. Chủ đề “Học sinh – sinh viên” ............................................................................................ 23
1.3.6. Chủ đề “Nghề nghiệp”: ....................................................................................................... 25
CHƯƠNG 2: ......................................................................................................................................... 27
2.1 Những khó khăn .......................................................................................................................... 27
2.2 Nguyên nhân ............................................................................................................................... 28
2.1.1 Nguyên nhân khách quan: .................................................................................................... 28
2.1.2 Nguyên nhân chủ quan khiến sinh viên gặp khó khăn trong việc hiểu truyện cười Nga ..... 30
CHƯƠNG 3: ......................................................................................................................................... 32
3.1 Đối với người dạy ....................................................................................................................... 32
3.2 Đối với người học ....................................................................................................................... 33
KẾT LUẬN .......................................................................................................................................... 35
PHỤ LỤC .............................................................................................................................................. 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................................... 54


MỞ ĐẦU

1.

Tính cấp thiết của đề tài
Dựa trên cơ sở thực tiễn của sinh viên Khoa Ngữ văn Nga Trường Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn, chúng tôi nhận thấy cịn nhiều khó khăn về khả năng
đọc hiểu truyện cười tiếng Nga. Truyện cười không chỉ là kho tàng văn hóa, mà cịn
thể hiện bản sắc riêng của đất nước và con người qua các giai đoạn lịch sử khác nhau.

Những khó khăn trong việc đọc hiểu truyện cười sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp cận nền
văn hóa bản ngữ của những sinh viên nghiên cứu ngôn ngữ này. Những truyện cười
được đưa vào chương trình Đọc tiếng Nga của Khoa Ngữ văn Nga là không nhiều,
nhưng nếu như được tìm hiểu cặn kẽ thì các bạn sinh viên sẽ phần nào nắm bắt được
những nét văn hóa đặc trưng cơ bản của người Nga. Không chỉ vậy, truyện cười cịn
giúp ích rất nhiều trong việc trau dồi vốn từ và ngữ pháp tiếng Nga cho các bạn sinh
viên trên tinh thần học tập thoải mái và dễ tiếp thu. Do đó, nhóm chúng tơi nhận thấy
việc thực hiện cơng trình này là cần thiết.

2.

Tình hình nghiên cứu đề tài
Cơng trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài của chúng tôi:

Мягковa E.А. (2011), Нaционaльный aнeкдот c точки зрeния мeжкультурной
коммуникaции (нa примeрe aнглийcкой, руccкой и итaльянcкой культур),
Московский

Государственный

Психолого-Педагогический

Университет,

Моcквa.
Trong nghiên cứu này, tác giả Мягковa E.А. dưới sự hướng dẫn của TS-PGS
Новиковa О.В. đã đưa ra những định nghĩa về aнeкдот mà nhóm nghiên cứu chúng
tơi đã tham khảo và sử dụng làm nền tảng nghiên cứu cho mình.
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cịn tham khảo một số bài viết khác như:
А.С. Архипова Анекдот в зарубежных исследованиях XX века.

В. В. Химик Анекдот как уникальное явление русской речевой культуры, 2002.

1


3.


Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Làm rõ định nghĩa về thuật ngữ анекдот – шутка được sử dụng trong giáo trình
Đọc Tiếng Nga do tác giả Trương Văn Vỹ biên soạn.



Phân tích những ngun nhân dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc đọc hiểu
của sinh viên.



Đưa ra những hướng giải quyết khả thi cho người dạy và người học.

4.
Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Những phương pháp nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng theo từng chương như sau:
Chương 1 (Cơ sở lý luận): Phương pháp tổng hợp, mơ tả, phân tích
Chương 2 (Những khó khăn ảnh hưởng đến khả năng đọc hiểu truyện cười Nga của
sinh viên ngành Ngữ văn Nga): Phương pháp khảo sát, phân tích
Chương 3 (Phương pháp khắc phục): Phương pháp so sánh, phân tích

5.


Giới hạn của đề tài
Trong giới hạn của đề tài, nhóm nghiên cứu chỉ đưa ra những kiến thức tổng

quát chung nhất về truyện cười - anecdote trong tiếng Nga, Việt, Anh và phân loại
chúng dựa trên những câu chuyện cười được in trong bốn quyển giáo trình mơn Đọc
tiếng Nga của tác giả Trương Văn Vỹ. Dựa vào những kiến thức này, chúng tôi hy
vọng sẽ cung cấp thêm tư liệu để các bạn sinh viên khoa Ngữ văn Nga, Trường ĐH
KHXH&NV hiểu hơn về những đặc trưng căn bản và hình thức tổng quát của truyện
cười nói chung và cụ thể là những câu chuyện các bạn sẽ được đọc trong giáo trình của
mình. Truyện cười là một thể loại văn học vô cùng đa dạng, phong phú, nói đến rất
nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống. Như đã nhấn mạnh, trong bài nghiên cứu
này, chúng tơi chỉ chú trọng vào phân tích những truyện cười mà sinh viên sẽ gặp
trong chương trình học, cịn để hiểu sâu hơn về những nét văn hóa Nga được thể hiện
qua truyện cười, cần phải có những nghiên cứu sâu rộng hơn rất nhiều.

6.

Đóng góp mới của đề tài
Hiện tại, với yêu cầu của môn Đọc Tiếng Nga, sách phân tích truyện cười Nga

chưa có đủ để sinh viên có thể tìm hiểu sâu hơn về thể loại văn học này. Nhóm nghiên
2


cứu đã cung cấp cho các bạn sinh viên thêm những kiến thức bổ trợ cho chương trình
học.
7.

Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài của chúng tơi tuy có phạm vi tương đối nhỏ nhưng là một bước đệm cho

sinh viên hiểu hơn về đặc trưng và hình thức của truyện cười. Chúng tơi cũng phân
tích mẫu những truyện cười tiêu biểu thuộc những đề tài phổ biến nhất trong 4 quyển
giáo trình Đọc tiếng Nga, giúp sinh viên dựa theo đó có thể thực hành phân tích các
truyện cười khác trong chương trình học.

8.
Kết cấu của đề tài
Đề tài được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Những khó khăn ảnh hưởng đến khả năng đọc hiểu truyện cười Nga của
sinh viên ngành Ngữ văn Nga
Chương 3: Phương pháp khắc phục

3


CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Khái niệm về Truyện cười trong tiếng Nga, Việt và Anh
Trước khi đi vào tìm hiểu những khó khăn mà sinh viên khoa Ngữ văn Nga
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. HCM gặp phải trong q trình học
mơn Đọc Tiếng Nga, chúng ta cần tìm hiểu và xác định được khái niệm về Truyện
cười. Trong giới hạn tài liệu này, nhóm nghiên cứu chúng tơi sẽ xem xét khái niệm về
Truyện cười trong 03 ngơn ngữ, đó là Tiếng Nga, Tiếng Việt và Tiếng Anh.
Theo “Từ điển Việt - Nga, Вьетнамско-русский словарь” - Nxb Văn hóa
Thơng tin, 2003 của hai tác giả I.I. Gơ-le-bô-va và A.A. Xô-cô-lốp, Truyện cười là
анекдот, забавная история.

Theo “Từ điển Nga - Việt gồm 2 tập” - Nxb “Tiếng Nga”, 1977 của tác giả
Alikanov K. M và Ivanov I. A., thì анекдот là chuyện tiếu lâm, chuyện khôi hài,
chuyện vui, chuyện cười, giai thoại; [việc, chuyện] buồn cười, khôi hài.
Theo “Từ điển giải nghĩa tiếng Nga” của các tác giả Ozhegov S.I. và
Shvedova N. Y, xuất bản năm 1999, thì Анекдот có 02 nghĩa.
Nghĩa thứ nhất, Анекдот là một câu chuyện rất ngắn có nội dung thú vị, hài
hước và một kết thúc bất ngờ. (Aнeкдот – «1. очeнь мaлeнький рaccкaз c зaбaвным,
cмeшным cодeржaниeм и нeожидaнным концом.)
Nghĩa thứ hai của Aнeкдот đó là việc, chuyện khơi hài, buồn cười (Cмeшноe
проиcшecтвиe (рaзг.).) Nghĩa thứ hai này chỉ dùng trong ngôn ngữ giao tiếp hàng
ngày. (“Từ điển giải nghĩa tiếng Nga: 80 000 từ và thành ngữ” - Viện hàn lâm khoa
học Nga. Viện tiếng Nga mang tên V.V. Vinogradova, tái bản lần thứ 4 - Nxb
Azbukovnik, 1999, trang 25)
Theo “Từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia” phiên bản tiếng Nga
( />%BE%D1%82), Truyện cười - Анекдот là một thể loại văn học dân gian, là câu
chuyện ngắn hài hước, thường được lưu truyền qua hình thức truyền miệng. Thơng
thường, Truyện cười được đặc trưng bởi sự giải thích bất ngờ ở cuối chuyện và nó
khiến câu chuyện trở nên hài hước. Truyện cười - Анекдот có thể khơng gây cười, mà
có thể sử dụng sự chơi chữ, từ nhiều nghĩa, mối liên hệ đến những sự vật hiện tượng
4


đương đại địi hỏi phải có kiến thức bổ trợ từ các lĩnh vực khác nhau như: xã hội, văn
học, lịch sử, địa lý, v.v.. Truyện cười - Анекдот phản ánh hầu như tất cả các lĩnh vực
hoạt động của con người. Có loại truyện cười về cuộc sống gia đình, về chính trị xã
hội… Phần lớn các câu chuyện cười đều không xác định được tác giả.
Xem xét các nghiên cứu của các tác giả Việt Nam, nhóm nghiên cứu nhận
thấy, trong các giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, trước kia cũng như hiện nay,
truyện cười được coi là một trong những loại truyện dân gian, nhưng dấu hiệu tiêu
biểu để tách nó ra khỏi những loại truyện dân gian khác (như truyện cổ tích, truyện

ngụ ngơn...), đó là yếu tố gây cười. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó qua định nghĩa và
lý giải của GS Đinh Gia Khánh về Truyện cười trong giáo trình Văn học dân gian
Việt (Nxb Giáo dục - Đinh Gia Khánh (Chủ biên), in lần thứ 10 - 2006): “Truyện cười,
nói một cách đơn giản, là truyện làm cho người ta cười (...). Trong truyện cổ tích cũng
đã có nhiều yếu tố gây ra tiếng cười(...). Song tiếng cười ở đây chỉ có vai trị điểm
xuyết, làm cho truyện thêm duyên dáng, đậm đà mà thôi chứ không chiếm vị trí trung
tâm trong sự phát triển của truyện. Giữa truyện ngụ ngơn và truyện cười thì có sự thâm
nhập sâu hơn. Một số truyện vừa có thể coi là truyện ngụ ngơn mà lại vừa có thể coi là
truyện cười (...). Tuy nhiên, truyện ngụ ngơn khơng nhằm mục đích gây ra tiếng cười.
Truyện cười trái lại bao giờ cũng nhằm mục đích ấy. Đằng sau mục đích gây ra tiếng
cười có thể cịn mục đích khác sâu sắc hơn. Nhưng trước hết phải đạt mục đích gây
cười đã”.
Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” (Nxb Giáo dục, 1997, - Trần Đình Sử, Lê
Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi) thì “Truyện cười dân gian là một thể loại truyện dân gian
chứa đựng cái hài, dùng tiếng cười làm phương tiện chủ yếu để thực hiện chức năng
phê phán, châm biếm, đả kích cái xấu và mua vui giải trí”.
Nghiên cứu các nguồn tài liệu về Truyện cười - Anecdote trong tiếng Anh,
nhóm nghiên cứu tìm được một số khái niệm sau:
Theo Từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia phiên bản tiếng Anh
( Truyện cười - Anecdote là một câu chuyện
ngắn thú vị hoặc mang yếu tố gây cười, kể về một sự việc có tính chất như một tiểu sử,
thường dựa trên một sự việc thực tế, liên quan đến người thật việc thật, nhân vật có thể
là một người có danh tiếng, bối cảnh câu chuyện có thể xác định được. Về hình thức,
Truyện cười - Anecdote có thể ngắn gọn chỉ như một lời nói mang tính dí dỏm.
5


Theo bài viết How

to narrate an


anecdote trên trang

wikiHow

( Truyện cười - Anecdote là một câu
chuyện kể về một tình huống thực tế, thường được dùng để giới thiệu thông tin hay
dùng để tiêu khiển, giải trí cho người nghe, người đọc.
Khi nói đến khái niệm Truyện cười, trong tiếng Nga chúng ta bắt gặp thêm từ
khác ngồi Анекдот, đó là từ Шутка (1.[câu, lời, trị, lối, chuyện] đùa, nói đùa, nói
chơi, nói bỡn, pha trị, bơng lơn, bơng phèng, bỡn cợt, đùa bỡn - Từ điển Nga- Việt
gồm 2 tập - Nxb “Tiếng Nga”, 1977- Alikanov K. M và Ivanov I.A., tập 2, trang 591).
Vậy Анекдот và Шутка trong tiếng Nga khác nhau thế nào?
Theo phiên bản điện tử của “Từ điển giải nghĩa tiếng Nga” của tác giả
Ozhegov S.I thì Шу́тка được hiểu là những điều được phát biểu một cách khơng
nghiêm túc nhằm để giải trí, vui đùa; là những lời nói khơng đáng tin (“То, что
говорится или делается не всерьёз, ради развлечения, веселья; слова, не
заслуживающие доверия.”)
( />Dựa trên những khái niệm về Truyện cười đã nêu ở trên, nhóm nghiên cứu nhận
thấy, khái niệm Truyện cười trong tiếng Việt, tiếng Nga (Анекдот) và tiếng Anh
(Anecdote) khá tương đồng với nhau. Tuy nhiên, trong tiếng Việt, ngoài yếu tố hài
hước, gây cười thì chức năng đả kích, phê phán của Truyện cười được nhấn mạnh ở
nhiều quan điểm. Trong tiếng Nga, yếu tố hài hước và gây cười là yếu tố chủ chốt
trong quan niệm về Truyện cười. Còn trong Tiếng Anh Anecdote thường chú trọng
nhấn mạnh đến yếu tố gắn liền với các sự việc, nhân vật có thật.
Tham khảo những ý kiến trên đây, nhóm nghiên cứu đưa ra định nghĩa của
mình về thuật ngữ Анекдот - Шутка được sử dụng trong giáo trình Đọc tiếng Nga
của tác giả Trương Văn Vỹ như sau: Truyện cười (Анекдот - Шутка) là câu chuyện
ngắn mang yếu tố gây cười, được kể với mục đích giải trí, tiêu khiển hoặc cũng có thể
phê phán những hiện tượng khơng hay trong xã hội. Về hình thức, Анекдот - Шутка

có thể có độ dài giới hạn trong một câu văn, một đoạn văn hoặc một đoạn đối thoại
ngắn.

6


1.2. Đặc trưng của “ Анекдот - Шутка ” trong văn hóa Nga
Trong giới hạn tài liệu của nhóm nghiên cứu, bao gồm các truyện cười
Анекдот - Шутка trong các giáo trình Đọc Tiếng Nga của tác giả Trương Văn Vỹ,
nhóm nghiên cứu nhận thấy, Анекдот - Шутка có những đặc trưng riêng, làm nổi bật
lên cái hay của thể loại này và chúng cũng có những đặc điểm riêng về nội dung, hình
thức.
Xét về khía cạnh nội dung, và để phù hợp với giới hạn của đề tài , nhóm nghiên
cứu tập trung vào ba nội dung chính của phần này: các thủ pháp nghệ thuật để tạo ra
tiếng cười, phân loại Анекдот - Шутка trong văn hóa Nga, và các mối liên kết ý
nghĩa của nó.

1.2.1 Thủ pháp nghệ thuật
Để đạt được hiệu ứng gây cười Анекдот - Шутка có những đặc điểm nhất định
khi sử dụng các thủ pháp nghệ thuật. Trước hết là xét theo khía cạnh ngơn ngữ học
(các hiện tượng của ngơn ngữ) thì các hiện tượng như: chơi chữ, sử dụng từ nhiều
nghĩa (đa nghĩa), từ đồng âm, trái nghĩa, đồng nghĩa được xem là hình thái ngữ
nghĩa chính nhằm làm tăng hiệu quả gây cười của Анекдот - Шутка trong văn hóa
Nga.
Trong cuốn “Từ điển tiếng Việt” (Nxb Khoa học xã hội - Trung tâm từ điển
học, 1994, Hoàng Phê (chủ biên) trang 116), Chơi chữ được hiểu là "lợi dụng các
hiện tượng đồng âm, đa nghĩa,... trong ngôn ngữ nhằm gây một tác dụng nhất định
(như bóng gió, châm biếm, hài hước,...) trong lời nói" ;
Theo “Từ điển văn học tập 1”, (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội , 1983, Nhiều tác
giả, trang 404), thì Chơi chữ là : "một biện pháp tu từ, trong đó ngữ âm, ngữ nghĩa,

văn tự, văn cách,... được vận dụng một cách đặc biệt, nhằm đem lại những liên tưởng
bất ngờ, lí thú".
Trong Анекдот - Шутка, hiện tượng chơi chữ được sử dụng nhiều nhằm mục
đích đạt được hiệu quả nhất định. Yếu tố bất ngờ, khơng đốn trước được là nhân tố
giúp chơi chữ đạt được hiệu quả như vậy, hay còn gọi đó là hiệu quả của tính bất ngờ,
bằng cách sử dụng các từ bên ngoài ngữ cảnh, các dạng so sánh khác nhau, những lời
nói bỏng bẩy, ẩn dụ, nhịp điệu, …. Kết cấu ngôn ngữ của Анекдот - Шутка được xác
định bằng các chức năng của nó như là một phương tiện thông tin về các sự kiện và
7


hoàn cảnh nhất định để tạo ra hiệu ứng gây cười, tác động vào cảm xúc của người đọc.
Điều này giải thích vì sao tác giả của Анекдот - Шутка sử dụng tích cưc các hiện
tượng trùng lặp để tạo ra sự chơi chữ, ví dụ :
Приходит мужчина к психиатру:
- Здравствуйте, я – Наполеон.
- Славно, славно, вы уже второй Наполеон на этой неделе!
- Нет, вы не поняли, доктор, я не император.
- А что, вас в самом деле зовут Наполеон?
- Нет, я – пирожрное!
(Trang 2, Каламбур как прием комического в анекдоте)
Trong ví dụ này, chơi chữ được thể hiện rõ khi người kể chuyện sử dụng hiện
tượng trùng từ “ Наполеон” để chỉ Наполеон là tên riêng , và tên của một loại bánh.
Hay một ví dụ khác cũng về hiện tượng này :
Судья : Подсудимый, вы должны говорить правду и ничего, кроме
правды.
Подсудимый : - Правда, правда, правда!
(Trang 213, Đọc Tiếng Nga III)
Trong ví dụ thứ hai này, mặc dù cùng sử dụng từ “правда”, nhưng mỗi người
lại có mục đích khác nhau. Khi thẩm phán nói với bị cáo rằng anh ta nên nói sự thật,

khơng nên nói gì cả ngồi sự thật (nghĩa của từ “правда”), thì bị cáo cho rằng thẩm
phán bảo mình nói từ “правда”, khơng nói gì cả ngồi từ “правда”. Do đó, bị cáo đã
lặp đi lặp lại 3 lần từ “правда” với nghĩa như anh ta suy nghĩ, và điều trùng lặp này
gây nên tiếng cười cho câu chuyện.
Một mặt sự phát âm giống nhau và gần giống nhau (đặc biệt là cách phát âm
của từ đa nghĩa trong những nghĩa khác nhau), mặt khác là sự không phù hợp giữa các
nghĩa của từ nhiều nghĩa, những thành tố của một đơn vị thành ngữ cũng là những
phương cách khác nhau của lối chơi chữ. Dựa vào dấu hiệu này mà chia ra thành 3
thuộc tính của chơi chữ: kết cấu chơi chữ, sự tác động của nó đến câu chuyện và nội
dung câu chuyện. Từ đó, chia ra thành các loại chơi chữ bằng cách sử dụng: từ đa
nghĩa, đồng nghĩa, trái nghĩa để thực hiện chức năng định ngữ trong câu chuyện. Do
vậy, với sự trợ giúp của lối chơi chữ mà mối quan hệ nguyên nhân- kết quả được xác
định bằng con đường gián tiếp nhằm tiếp nhận ý nghĩa của câu chuyện, ví dụ:
8


Мальчик спрашивает проходящего мимо таможеника:
-

Дядя, а что у вас в дипломате?

-

Дело о мелкой контрабанде, мальчик.

-

А почему оно булькает?

-


Потому, что ещё не раскрыто!
(Trang 213, Đọc Tiếng Nga III)

Trong ví dụ này, lối chơi chữ được thể hiện thông qua việc sử dụng từ “дело”
và “раскрыть”. Nghĩa của từ “раскрыть” khi đi với từ “дело” (vụ án / hồ sơ vụ án) thì
có nghĩa là khám phá và ở đây “дело ещё не раскрыто” nghĩa là vụ án chưa được
phá. Tuy nhiên vì trong câu hỏi của cậu bé có từ “булькает” (chảy ọc ọc, chảy róc
rách), nên bất cứ ai đọc đến đây cũng hiểu rằng, trong vali của nhân viên hải quan này
có một chai chứa chất lỏng (thường là rượu). Và việc sử dụng các từ “дело”,
“раскрыть” với một trong các lớp nghĩa của chúng (ở đây chúng thuộc về thuật ngữ
chuyên ngành pháp luật - hình sự) vào trong một tình huống rất đời thường là điểm nút
gây cười của câu chuyện.
Do đó, thủ pháp nghệ thuật là yếu tố quan trọng nhằm đạt được hiệu quả trong
việc gây tiếng cười.

1.2.2 Phân loại truyện cười
Tất cả Анекдот - Шутка có thể được phân loại dựa trên các tiêu chí khác nhau.
Trong văn hóa Nga, chúng ta thường gặp cách phân loại dựa theo thể loại (ví dụ:
chính trị, hài hước, chuyện cười ngắn quốc tế, chơi chữ). Vấn đề về phân loại các câu
chuyện cười do nhiều yếu tố, vì sự hài hước thấm vào mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Trong thực tế những câu chuyện cùng thể loại có thể kết hợp các đặc tính khác nhau
(ví dụ như, Анекдот - Шутка về chính trị có thể chế nhạo các thanh tra nhà nước, hơn
nữa, có thể là một trò đùa dựa trên sự chơi chữ.)
Theo quan điểm về các đối tượng, mục tiêu, Анекдот - Шутка có thể được chia
thành các nhóm truyện cười với chủ đề về gia đình, trẻ em, đàn ơng, phụ nữ, người
lớn, chỉ có người lớn. Mặc dù phương pháp tiếp cận để phân loại các Анекдот Шутка là rất đa dạng, nhưng trong thực tế, đề tài ln đóng vai trò quan trọng nhằm
9



phù hợp với các dấu hiệu riêng. Yếu tố hài hước hướng đến tất cả các lĩnh vực của
hoạt động con người, do đó đề tài của Анекдот - Шутка trong văn hóa Nga cũng gần
gũi với con người. Theo tài liệu thống kê của báo cáo “Национальный анекдот с
точки зрения межкультурной коммуникации (на примере анлийской, русской и
итальянской культуры)” thì các đề tài chủ yếu của Анекдот - Шутка là gia đình, dân
tộc, cơng việc kinh doanh, nam-nữ. Dưới đây là bảng chi tiết về phần trăm tương ứng
với từng chủ đề, được nghiên cứu trên 6100 câu chuyện Анекдот - Шутка (6100
truyện tiếng Nga và của Nga) được trích từ báo cáo trên.

Категория

Процентное соотношение

Семья

20,24%

Национальные

16, 02%

Интим

13,31%

Бизнес и работа

8,30%

Животные


7,51%

Женщины и мужчины

7,48%

Политика

6,69%

Студенты

6,64%

Новые русские

6,13%

Медицина

5,13%

Криминал

3,54%

Знаменитости

3,53%


Гаишники

3,03%

Военные

2,85%
10


Блондинки

2,72%

Автомобили

2,63%

Спорт

2,50%

Чёрный юмор

2,47%

Компьютеры

2,37%


Вовочкп

2,34%

Школа

2,18%

Туристы

2,02%

Сказки

1,76%

Штирлиц

1,55%

Религия

1,54%

Новый год

1,38%

Милиция


1,28%

Поручик Ржевский

1,26%

Чапаев

0,96%

Свадьба

0,80%

Сочи-2014

0,64%

Строители

0,61%

Праздники

0,58%

Шерлок Холмс

0,54%


Родственники

0,42%
11


Театр

0,35%

Кризис

0,35%

Спецслужбы

0,32%

Рыбаки

0,26%

Охотники

0,19%

Наркоманы

0,16%


Недвижимость

0,10%

Bảng 1: Bảng số liệu về các chủ đề phổ biến của truyện cười (Анекдот –
Шутка)

Trên đây là các chủ đề phổ biến theo thứ tự của Анекдот - Шутка trong phạm
vi 6100 ví dụ. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu là chương trình học của sinh viên
khoa Nga, trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành Phố Hồ Chí Minh,
nhóm nghiên cứu chúng tơi cũng dựa trên quan điểm phân chia theo chủ đề để phân
loại và phân tích. Cụ thể hơn về vấn đề này, nhóm nghiên cứu chúng tơi sẽ trình bày rõ
ràng tại chương sau của báo cáo.

1.2.3 Tính truyền miệng
Giống như tất cả các thể loại dân gian, Анекдот - Шутка liên tục được truyền
từ người này đến người khác. Do đó, chúng thường được kể lại với các dị bản (biến
thể). Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do trong q trình truyền miệng, người
kể chuyện khơng thể đảm bảo chắc chắn sẽ truyền đạt giống như mình được nghe. Vì
vậy có thể dẫn đến tình trạng dị bản, hay cịn gọi là tam sao thất bản. Tuy khơng có sự
thay đổi nhiều về nội dung, những Анекдот - Шутка này vẫn có những điểm chung về
ý nghĩa mà người kể muốn hướng đến, hay cùng nội dung châm biếm. Một nguyên
nhân nữa là do ngẫu hứng có chủ định của người kể chuyện nhằm tăng sự thú vị cho
câu chuyện của mình khi đề cập những vấn đề cấp thiết trong xã hội.
12


Các mối liên kết ý nghĩa trong Анекдот - Шутка
Những câu chữ trong Анекдот - Шутка được liên kết với nhau theo những quy

tắc riêng, nhằm nổi bật lên những lớp ngơn ngữ khác nhau: lớp nghĩa tiên đốn ban
đầu, và lớp nghĩa thực của câu chuyện, hay còn gọi là câu chuyện của tác giả và câu
chuyện của nhân vật trong truyện.
Câu chuyện của tác giả (câu chuyện của người kể chuyện) miêu tả những thứ
đang xảy ra. Còn câu chuyện của nhân vật trong truyện thì chính là từng câu chuyện
mà người kể chuyện miêu tả từng nhân vật theo trình tự. Trong câu chuyện của tác giả,
mọi thứ đều phụ thuộc vào sự tạo hình, mà trong đó khơng có lời mở đầu. Khi đó các
nhân vật trong Анекдот - Шутка khơng cần có lời giới thiệu, mà họ được giả định là
đã quen thuộc, đã nổi tiếng với người nghe là người bản ngữ hay người nghe là đại
diện của bất cứ nền văn hóa nào. Do vậy, câu chuyện của tác giả trong Анекдот Шутка có một loạt đặc trưng. Ví dụ: động từ trong những câu chuyện này hầu hết
được dùng ở thời hiện tại, trong một vài trường hợp nhất định sử dụng động từ thời
quá khứ nhằm thể hiện giá trị hiệu quả rằng hành động, diễn biến của câu chuyện như
đang được phơi bày ra trước mắt khán giả. Đặc trưng này có liên quan đến sự tương
đồng của Анекдот - Шутка với nghệ thuật dân gian. Khi chuyển từ cảnh một đến
hai…., người kể chuyện thường giới thiệu hồi tiếp theo trước khán giả như là đang dẫn
dắt câu chuyện. Liên quan đến các đặc điểm ngôn ngữ được sử dụng trong Анекдот Шутка với "câu chuyện của tác giả", điều quan trọng là họ thấy sự khác biệt cơ bản từ
câu chuyện, nó thuộc thể loại tự sự dân gian hay trong đối thoại, kể về sự kiện có thật.
Nói về “câu chuyện của nhân vật trong truyện”, trái ngược với thực tế biểu diễn
trên sân khấu của các loại hình khác, tất cả các "vai " trong Анекдот - Шутка được
thực hiện bởi một "diễn viên" duy nhất – đó chính là người kể. Khơng có trang phục,
mặt nạ và những con rối…Các nhân vật trong đó thường được nhận diện chỉ bởi giọng
nói, do đó giọng nói đóng vai trị vơ cùng quan trọng khi kể chuyện cười. Một đặc
điểm quan trọng của truyện cười là số lượng nhân vật trong Анекдот - Шутка được
giới hạn, thường là chỉ hai hoặc 3 nhân vật trong với những câu thoại rất ngắn.
1.2.4 Hình thức
Nếu chia theo kết cấu câu chuyện thì Анекдот - Шутка được chia ra thành hai
loại, bao gồm độc thoại và đối thoại.
13



Hình thức độc thoại dùng để chỉ những câu chuyện tiếu lâm, chuyện cười chỉ
có một lời thoại, nhưng người đọc vẫn hiểu được chiều sâu gây cười của nó. Ví dụ
trong giáo trình Đọc tiếng Nga II, tác giả có đưa ra một câu chuyện cười chỉ gói gọn
trong một câu duy nhất:
“ - Мама, когда я родился, откуда ты узнала, что меня зовут Юра?”
(Trang 206, Đọc Tiếng Nga III)
Hình thức đối thoại chỉ những câu chuyện có những lời thoại của các nhân vật.
Và tham gia vào câu chuyện có ít nhất là hai nhân vật. Ví dụ:
Муж: «И ты называешь это шляпой? Я никогда не перестану смеяться.»
Жена: «Перестанешь, когда узнаешь, сколько она стоит.»
(Trang 232, Đọc Tiếng Nga III)
Ví dụ này đưa ra một lượt thoại của hai nhân vật là người chồng và người vợ.
Trong khi người chồng cảm thấy tức cười với “thứ” được người vợ coi là mũ, thì
người vợ đáp lại lời chồng như một tiền giả định: Nếu người chồng biết giá của nó thì
sẽ khơng cười được nữa. Trong trường hợp này, tình huống vẫn thường gặp trong cuộc
sống được sử dụng để làm nền cho câu chuyện là quan niệm khác nhau của đàn ông và
phụ nữ về cái đẹp, hoặc thời trang và điểm mấu chốt gây cười ở đây là sự phản ứng
nhanh nhẹ của người vợ trước sự giễu cợt của chồng bằng việc sử dụng giá trị tiền bạc
của cái mũ để nâng mình lên và hạ chồng xuống. Ai cũng hiểu, phụ nữ thường đo giá
trị của một sản phẩm làm đẹp hoặc thời trang bằng trị giá tiền bạc của nó, cịn đàn ơng
thì thường ln “xót xa” trước số tiền phải bỏ ra để mua sản phẩm đó cho phụ nữ. Ở
đây, tác giả đã sử dụng những quan niệm ngầm và chung trong xã hội về sự khác nhau
giữa đàn ông và đàn bà để tạo tiếng cười trong một đoạn hội thoại cực ngắn.
Sau quá trình tìm hiểu và nghiên cứu như trên đã nêu, chúng tôi xin kết luận
như sau: Анекдот – Шутка là những câu chuyện ngắn mang yếu tố gây cười, được kể
với mục đích giải trí, tiêu khiển hoặc cũng có thể phê phán những hiện tượng khơng
hay trong xã hội. Анекдот – Шутка có những đặc điểm nhất định về nội dung và hình
thức. Trong đó, đặc trưng về nội dung của Анекдот – Шутка gồm: các thủ pháp nghệ
thuật gây cười, phân loại theo chủ đề, tính truyền miệng, và các lớp nghĩa của mỗi câu
chuyện. Bên cạnh đó là các đặc điểm về mặt hình thức, bao gồm: độc thoại và đối

thoại. Mặc dù được chia ra và phân tích theo hai khía cạnh; nội dung và hình thức,
14


nhưng các đặc điểm này kết hợp và thống nhất tạo nên tổng thể hài hòa của mỗi câu
chuyện, tạo ra những tình huống hài hước, gây cười.
1.3 Phân loại “Анекдот - Шутка” trong văn hóa Nga dựa trên chương trình học
của Khoa Ngữ văn Nga
Tất cả Анекдот - Шутка trong văn hóa Nga có thể phân loại theo nhiều tiêu chí
khác nhau. Tuy nhiên, chúng tơi chỉ giới hạn nghiên cứu các câu chuyện trong Giáo
trình “Đọc Tiếng Nga” của tác giả Trương Văn Vỹ, khoa Ngữ Văn Nga, trường Đại
Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, TP. Hồ Chí Minh, vì thế chúng tơi chia Анекдот
- Шутка theo các chủ đề phổ biến như sau:
1.3.1. Chủ đề “Gia đình”
Một trong những chủ đề nhỏ thường được khai thác trong Анекдот – Шутка
của chủ đề gia đình là mối quan hệ về tài chính giữa chồng và vợ. Thông thường trong
Анекдот – Шутка của Nga, vợ là người quản lý tài chính trong gia đình, kể cả tiền
người vợ đó làm ra và tiền lương của người chồng kiếm được. Cịn người chồng thì
cam chịu với việc này, tuy nhiên người chồng vẫn cố gắng giữ lại cho riêng mình một
phần tiền.
Chủ đề nhỏ thứ hai là vấn đề: ai là người nắm quyền trong gia đình. Nói chung,
nếu như chúng ta xem xét vấn đề tổ chức cuộc sống gia đình thơng qua lăng kính của
Анекдот – Шутка Nga nửa cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, thì thế giới của gia đình
chính là thế giới của người phụ nữ. Người vợ là người nắm mọi quyền lực và hoàn
thành tất cả trách nhiệm trong gia đình như: kiếm tiền, dọn dẹp, bếp núc và ni dạy
con cái. Cịn người đàn ơng trong Анекдот – Шутка của Nga lại nhàm chán trong thế
giới nhỏ bé ngột ngạt của mình, ít khi quyết định các cơng việc trong gia đình, khao
khát tự do và gặp gỡ bạn bè để chè chén và bàn luận “chuyện thế giới”.
Ví dụ 1:
Жена говорит мужу:

- Когда я приготовлю ужин, накормлю детей, положу их спать. Мы
сможем пойти в кино.
- Хорошо, но тогда у тебя не будет времени купить билеты! – отвечает
муж.
(Trang 232, Đọc Tiếng Nga III)
(Vợ nói với chồng:
15


-

Khi em nấu bữa tối xong, cho con ăn xong, cho con ngủ xong, chúng ta

có thể đi xem phim rồi.
-

Được thơi, nhưng lúc đó em sẽ khơng có thời gian để mua vé đâu! –

Người chồng trả lời.)
Như đã nói ở trên, người vợ ln là người qn xuyến tất cả mọi việc trong gia
đình và lo cho con cái. Chi tiết gây cười ở đây chính là kế hoạch mà người vợ lập ra
khơng khả thi vì q bận bịu với con cái và cơng việc nhà.
Ví dụ 2:
- Опять наш сын взял деньги от моего кошелька! – сказал муж.
- Почему ты думаешь что, это он взял? Может быть, эти деньги взяла
я. – говорит жена.
- В кашельке немного осталось.
(Trang 109, Đọc Tiếng Nga giai đoạn bắt đầu)
(- Thằng cu nhà mình lại lấy trộm tiền trong ví của anh rồi! – người chồng nói:
- Tại sao anh lại nghĩ đó là con lấy? Nhỡ em lấy thì sao? – Người vợ trả lời

- Vì trong ví vẫn sót lại một ít tiền.)
Chi tiết gây cười ở đây chính là ẩn ý của người chồng về chuyện người vợ lấy
tiền từ ví chồng. Vợ đã khơng móc ví chồng thì thơi, cịn nếu đã móc, thì đến đồng xu
mẻ cũng chẳng sót lại.
Ví dụ 3:
К банкомату подходит женщина с мальчиком примерно пяти лет.
Мама: - Сейчас денежку возьмём и пойдём в магадин...
Всталяет

карту

в

банкомат,

получает

деньги.

Мальчик

тихо

спрашивает: - А там что, папа сидит?
(Trang 209, Đọc Tiếng Nga III)
(Một phụ nữ dẫn theo cậu con trai độ năm tuổi tới một cây ATM.
Người mẹ nói: - Bây giờ chúng ta sẽ rút tiền và đi cửa hàng.
Người phụ nữ nhét thẻ vào máy ATM và nhận tiền. Cậu con trai khẽ hỏi: - Ủa,
cha đang ngồi trong đó hả mẹ?)
Chi tiết gây cười ở đây chính là sự việc ẩn sau đoạn hội thoại của hai mẹ con:

mỗi khi vợ đi cửa hàng, shopping là chồng ln phải đưa tiền cho vợ tiêu xài. Vì thế
16


cậu con trai mới lầm tưởng rằng, cha mình đang ngồi trong cây ATM và đưa tiền cho
mẹ để mẹ đi shopping.
1.3.2. Chủ đề “Phụ nữ”
Trong Анекдот - Шутка hình ảnh người phụ nữ rất đa dạng: khi thì là người
nắm quyền hành cao nhất trong gia đình, khi thì là người phải gánh mọi công việc tủn
mủn trong nhà, khi thì là người phụ nữ khơn khéo thơng minh, lúc lại là người ln
ln cam chịu, khi thì là người đau khổ vì tình phụ, lúc lại là người trơ tráo phụ tình ...
Trong vai trị người mẹ, người phụ nữ Nga dành rất nhiều thời gian chăm sóc
con cái. Họ cũng tự mình dạy con đọc, viết, thường xuyên theo dõi kết quả học tập của
con cái. Khi thì lại thờ ơ, khi lại quá quan tâm tới con cái, khiến người phụ nữ đôi khi
trở nên ngớ ngẩn và khó coi.
Một mối quan hệ xã hội mang đậm dấu ấn Nga đó là mối quan hệ Mẹ vợ - Con
rể. Tương tự như xã hội Việt Nam, mối quan hệ Mẹ chồng - Con dâu phức tạp thế nào,
thì mối quan hệ Mẹ vợ - Con rể trong xã hội Nga cũng phức tạp như thế. Trong xã hội
Nga, mẹ vợ thường không ưa con rể, tuy nhiên họ cũng cố gắng che giấu điều đó.
Trong vai trị là một người con gái trong gia đình, phụ nữ - con gái Nga là trợ
thủ đắc lực của người mẹ, ln thân thiết và có thể chia sẻ tất cả bí mật với mẹ.
Ví dụ 1:
Поймал муж любовника и избивает его.
Жена в отчаянии говорит:
- Что ж ты делаешь, это же отец твоих детей.
(Trang 219, Đọc Tiếng Nga III)

(Người chồng tóm được bồ của vợ và đánh anh ta.
Người vợ nói trong tuyệt vọng:
- Anh đang làm cái quái gì vậy chứ, đấy là cha của các con anh cơ mà.)

Chi tiết gây cười trong câu chuyện này chính là việc người chồng không những
bị vợ cắm sừng, mà còn bị lừa dối về người cha thực sự - cha đẻ - của những đứa con
trong một thời gian dài. Sự thật là gã người tình của vợ mới là cha đẻ của những đứa
con mà anh chồng đang ni, đang coi là con ruột của mình.
Ví dụ 2:
- Твоя жена весь день на кухне. Она любит готовить?
17


- Что ты! Нет, конечно! На кухне телефон.
(Trang 113, Đọc Tiếng Nga giai đoạn bắt đầu)
(- Vợ cậu cả ngày ở trong bếp. Chắc là cơ ấy thích nấu ăn lắm hả?
- Cậu hâm à! Tất nhiên là không rồi. Vì nhà tớ để điện thoại ở trong bếp.)
Chi tiết gây cười ở đây chính là việc người phụ nữ có thói nhiều chuyện, suốt
ngày bn chuyện qua điện thoại, mà điện thoại lại đặt ở trong bếp, nên mới dẫn đến
chuyện người bạn đến chơi phải tò mò tưởng vợ bạn thích nấu ăn.
Ví dụ 3:
- Боюсь, доктор, что у моего мужа серьёзное психическое заболевание.
Иногда я часами рассказываю ему что-нибудь, а затем обнаруживаю,
что он не слышал ни слова.
- Это не заболевание, мадам, - ускопоил женщину доктор. – это дар
божий.
(Trang 199, Đọc Tiếng Nga III)
(- Thưa bác sĩ, tôi e là chồng tôi bị bệnh tâm thần nghiêm trọng. Thỉnh thoảng
tơi kể cho ơng ấy nghe điều gì đó cả vài tiếng đồng hồ, vậy mà sau đó tơi phát hiện ra
ơng ấy khơng nghe thấy từ nào cả.
- Đó không phải bệnh đâu thưa bà, - bác sĩ trấn an bà ta. – Đó là món quà của
Chúa đó.)
Chi tiết gây cười ở đây chính là việc khắc họa tật nói nhiều của phụ nữ và quan
niệm cũng như cách nhìn nhận của đàn ơng về đặc điểm tâm lý này của phụ nữ. Đàn

ơng khơng thích và khơng chịu đựng được phụ nữ nhiều lời. Việc ông chồng của người
phụ nữ này có được “khả năng thiên phú” - bỏ ngồi tai mọi lời nói của vợ - là điều
ước ao của biết bao nhiêu ơng chồng khác.
Ví dụ 4:
Женщина на телеграфе подаёт заполненный бланк со словами:
- «Поздравляю Ниночку, внучку Лялечку, внука Петю с праздником!»
- Вам бы дешевле было записать: «Поздравляю всех».
- Ещё чего! Там же и зять есть!
(Trang 226, Đọc Tiếng Nga III)
(Ở trung tâm điện tín, một phụ nữ nộp tờ phiếu điền thông tin với dòng chữ:
- “Chúc mừng con yêu Nina, cháu gái yêu Lyalya và cháu trai yêu Petya!”
18


- Sẽ rẻ hơn nhiều nếu cô chỉ viết: “Chúc mừng tất cả mọi người”.
- Cịn khuya nhé! Vì ở đó cịn có cả thằng con rể nữa!)
Như đã nói ở trên, trong xã hội Nga, mẹ vợ thường không ưa con rể. Trong tình
huống này người phụ nữ đã thể hiện rõ thái độ không ưa con rể của mình qua việc gửi
điện chúc mừng từng thành viên trong gia đình con gái, trừ chàng rể, dù rằng việc làm
đó khiến bà ta bị tốn nhiều tiền hơn rất nhiều so với một bức điện ngắn chúc mừng
toàn thể gia đình con gái. Chi tiết hài hước của câu chuyện chính là mối quan hệ khơng
mấy tốt đẹp giữa mẹ vợ và con rể.
1.3.3. Chủ đề “Đàn ơng”
Hình tượng người đàn ông trong Анекдот - Шутка của Nga thường là một
người chồng nhu nhược, tầm thường, thô lỗ, hèn nhát, yếu đuối, thích nhậu nhẹt và
phụ thuộc vào gia đình.
Nếu người vợ phản bội, người đàn ơng thường khơng nhận ra, hoặc là khơng
coi đó là vấn đề nghiêm trọng, hoặc là chịu đựng vợ. Trong một số Анекдот - Шутка,
người chồng đôi khi trở nên hung hăng, độc đốn trong gia đình, nhưng vẫn trơng có
vẻ nhu nhược vì nhậu nhẹt nhiều.

Trong vai trị người cha, hình tượng người đàn ơng trong Анекдот - Шутка lại
có vẻ thờ ơ và không quan tâm đến việc nuôi dậy con cái.
Trong vai trị là người con, người đàn ơng lại có một số ưu điểm: tị mị, thơng
minh, năng động, vui vẻ. Tuy nhiên không tránh khỏi việc bắt chước theo những tật
xấu của người lớn.
Còn trong vai trò người tình, người đàn ơng trong Анекдот - Шутка của Nga
ngồi việc được miêu tả với bộ dạng ngu ngốc, hèn nhát, còn khoe khoang vũ lực. Họ
nhận thức được chuẩn mực đạo đức và tội lỗi, nhưng vẫn cố tình phá bỏ và vi phạm
những quy tắc đó.
Ví dụ 1:
- Я не хочу выходить замуж за такого ужасного скупердя, как ты.
Возьми обратно своё обручальное кольцо!
- А где же коробочка, в которой оно лежало, когда я его купил?
(Trang 119, sách Đọc Tiếng Nga I)
(- Tôi không muốn lấy một người bủn xỉn như anh làm chồng. Hãy lấy lại chiếc
nhẫn đính hôn của anh đi!
19


- Vậy còn cái hộp đựng nhẫn đâu rồi?)
Yếu tố gây cười trong truyện này chính là sự keo kiệt quá mức của người đàn
ông. Khi bị người yêu từ chối kết hơn và trả lại nhẫn đính hơn, thì thay vì cố gắng níu
kéo tình cảm, người đàn ơng này lại làm ngược lại. Anh ta hạ dấu chấm hết thực sự
cho mối quan hệ tình cảm này bằng việc đòi lại cả cái hộp đựng nhẫn (một vật khơng
đáng giá là bao).
Ví dụ 2:
- Неужели ты веришь своему мужу, что он ездит ловить рыбу?
Ведь он не разу не пойпал ни одной рыбы.
- Поэтому я и верю ему.
(Trang 232, Đọc Tiếng Nga III)

(- Chẳng lẽ cậu lại tin là chồng cậu đi câu cá thật? Anh ta có bao giờ bắt được
con cá nào đâu.
- Vì vậy nên tớ mới tin.)
Tại sao người vợ lại hoàn toàn tin tưởng người chồng khi biết chồng đi câu cá
nhưng lại không câu được con nào cả? Chi tiết gây cười ở đây chính là sự nghịch lý
trong tình huống này (nói đi câu, mà khơng câu được con cá nào thì thường là nói dối,
nhưng ở đây nó lại là sự thật). Điều này chứng tỏ người vợ hiểu chồng mình đến từng
chân tơ kẽ tóc.
Ví dụ 3:
- Моя жена – настоящий ангел!
- Ты счасливец! А вот моя всё ещё жива.
(Trang 201, Đọc Tiếng Nga III)
(- Vợ tôi là một thiên thần thực sự!
- Cậu thật là hạnh phúc! Còn vợ tớ thì vẫn sống sờ sờ.)
Chi tiết gây cười ở đây chính là việc hiểu lầm ý của nhau. Khi một người nói:
“Vợ tơi là một thiên thần thực sự”, thì ý của anh ta là một người vợ tốt, hiền lành,
thánh thiện. Còn người thứ hai lại hiểu lầm rằng vợ của bạn mình đã mất và thấy ghen
tỵ với bạn, vì anh ta đã “thốt” khỏi vợ, cịn mình thì khơng biết khi nào mới được như
vậy.
Ví dụ 4:
Юноша выбирает поздравительную открытку.
20


-

Вот красивая открытка, - говорит продавщица, - с надписью

«Сердечное поздравление моей единственной».
-


Хорошо. Дайте десяток.
(Trang 130, Đọc Tiếng Nga I)

(Một chàng trai đang chọn thiệp chúc mừng.
-

Cái này đẹp nè anh, - chị bán hàng tư vấn, - có cả dịng chữ “Lời chúc

từ sâu thẳm trái tim dành cho người con gái duy nhất của anh”.
-

Được đấy. Lấy cho tôi 10 cái.)

Chi tiết gây cười ở đây chính là việc người thanh niên mua thiệp chúc mừng có
dịng chữ in trên thiệp với nội dung “dành cho người con gái duy nhất của anh” nhưng
lại mua với số lượng 10 cái. Khơng cần nói, chúng ta cũng hiểu là anh chàng này đang
có đến 10 cơ gái “duy nhất” của mình.

1.3.4. Chủ đề “ Trẻ con”
Анекдот - Шутка đã phá bỏ những khái niệm chuẩn về cuộc sống của những
đứa trẻ. Thường thì, cha mẹ nào cũng mong muốn con cái mình siêng năng học tập và
đạt kết quả cao, thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên để đạt hiệu ứng gây cười các
tình tiết trong Анекдот - Шутка là đã phá vỡ khn mẫu chuẩn bằng những tình tiết đi
ngược lại hồn tồn. Ví dụ: Một người cha thích xem bóng đá và rất thích thú khi thấy
các cầu thủ được trả nhiều tiền. Sau đó người cha đã áp đặt mong muốn của mình lên
đứa con trai. Khi thấy con mình đang siêng năng học bài, thì lại cho là con mình đang
làm điều vơ nghĩa, bắt con ra sân tập đá bóng.
Trong nhiều Анекдот - Шутка, chính sự ngây thơ trong sáng của trẻ con đã
làm cho các câu chuyện thêm phần thú vị, gây cười:

Однажды рано утром маленький мальчик разбудил свою мать.
- Я интересный сон видел, - сказал он.
- Расскажи, что же ты видел? – спросила женщина.
Сын хотел начать рассказ, но потом подумал и сказал:
- Нет, я не умею хорошо рассказывать, лучше ты расскажи.
Мать улыбнулась.
- Но ведь ты видел сон, а не я!
- Но ты тоже была там! – сказал сын.
21


(Trang 107, Đọc Tiếng Nga I)
(Vào một buổi sáng sớm nọ, một cậu bé đánh thức mẹ mình dậy.
- Con mơ một giấc mơ rất thú vị, - cậu bé nói.
- Kể mẹ nghe, con mơ thấy gì? – Người mẹ hỏi.
Cậu bé định kể, nhưng sau đó chợt nghĩ và nói:
- Khơng, con kể chuyện chẳng hay đâu, tốt hơn là mẹ hãy kể đi.
Người mẹ bật cười.
- Nhưng là con mơ mà, đâu phải mẹ mơ!
- Nhưng mẹ cũng ở đó mà! – Cậu bé nói.)
Chi tiết gây cười trong câu chuyện này chính là sự ngây thơ, ngộ nghĩnh
của trẻ con. Cậu bé thấy mẹ trong giấc mơ của mình và nghĩ rằng mẹ cũng có
thể kể về giấc mơ đó.
Câu chuyện tiếp theo cũng cho ta tiếng cười thích thú trước những ngây
ngơ của con trẻ với những tình huống rất bình thường trong cuộc sống:
- Мама, наша учительница никогда не видела собаку!
- Почему ты так думаешь, Вовочка?
- Я нарисовал собаку, а учительница спрашивает, что это такое!
(Trang 99, Đọc Tiếng Nga giai đoạn bắt đầu)
(- Mẹ ơi, cô giáo của con chưa bao giờ thấy con chó mẹ ạ!

- Sao con lại nghĩ vậy, hả Vova?
- Con vẽ con chó mà cơ lại hỏi, cái gì thế này!)
Đơi khi sự thẳng thắn và hóm hỉnh hồn nhiên của đứa trẻ khiến cho chúng ta
phải bật cười thú vị, như trong ví dụ sau:
- Если ты не будешь есть суп, я позову милиционера!
- Мама, неужели ты думаешь, что он будет есть этот суп?
(Trang 102, Đọc Tiếng Nga giai đoạn bắt đầu)
- Nếu con không chịu ăn súp, mẹ sẽ gọi chú cảnh sát đó!
- Mẹ ơi, chẳng lẽ mẹ nghĩ là chú ấy sẽ ăn được thứ súp này sao?
Ẩn ý về việc người mẹ nấu súp quá dở trong câu hỏi ngây thơ của đứa trẻ, khiến
chúng ta thấy bất ngờ thích thú trước sự đối đáp rất dễ thương mà khôn ngoan của bé.

22


×