Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.74 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

PHẦN I. MỞ ĐẦU
A. Lý do chọn đề tài

Trang 3

I. Cơ sở lý luận

Trang 3 – 4

II. Cơ sở thực tiễn

Trang 5 - 6

B. Giới hạn đề tài

Trang 6

PHẦN II. NỘI DUNG

Trang 6

I. Thực trạng vấn đề

Tran 6

II. Những giải pháp thực hiện


P
III. Những kết quả đạt được

Trang 8 - 22

PHẦN III. KẾT LUẬN

Trang 23

1.Hiệu quả mang lại khi thực hiện đề tài

Trang 23

2. Ý nghĩa, kiến nghị

Trang 24

IV. DANH MỤC TẠI LIỆU THAM KHẢO

Trang 25

Trang 22

1


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Cụm từ đầy đủ
1 Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học

2 Tổng số học sinh
3
4
5
6

Phần I: MỞ ĐẦU

2

Ký hiệu và chữ cái viết tắt
PTDTBT TH
TSHS


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ
CHO HỌC SINH LỚP 2”
A. Lí do chọn đề tài:
I. Cơ sở lí luận:
Ở bậc tiểu học, phân mơn Chính tả có vị trí quan trọng. Bởi vì, giai đoạn
tiểu học là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kĩ năng chính tả cho
học sinh. Khơng phải ngẫu nhiên mà ở tiểu học, chính tả được bố trí thành một
phân mơn độc lập (thuộc mơn Tiếng Việt), có tiết dạy riêng. Trong khi đó, ở
trung học cơ sở và trung học phổ thơng, Chính tả chỉ được dạy xen kẽ trong các
tiết thực hành ở phân môn Tập làm văn chứ không tồn tại với tư cách là một
phân môn độc lập như ở tiểu học. Trong năm học qua, tôi được nhà trường phân
công chủ nhiệm lớp 2, tơi nhận thấy việc viết chính tả của học sinh rất khó khăn,
học sinh viết sai lỗi rất nhiều. Qua các kì kiểm tra chất lượng đầu năm đều thể
hiện điều đó. Vậy làm thế nào để học sinh viết đúng chính tả, câu hỏi đó ln
ln đặt ra trong đầu óc tơi và đã thơi thúc tơi tìm giải pháp rèn viết đúng cho

học sinh.
Trong quá trình tìm tịi, nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu cách viết của học sinh qua
các tiết dạy cùng với sự nhiệt tình trong công tác giảng dạy Đổi mới phương
pháp dạy học Tiếng Việt nói chung và nâng cao hiệu quả giảng dạy Chính tả là
một vấn đề liên tục. Xuất phát từ những lí do trên. Tơi quyết định chọn sáng
kiến “Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2 ” Trường PTDTBT TH
Sín Chải. Là người Việt Nam, mỗi chúng ta ai cũng tự nhận thấy rằng chữ viết
chúng ta hết sức phong phú và đa dạng. Mỗi con người ngay từ khi sinh ra đến
tuổi đi học đều hình thành cho mình vốn chữ viết. Bởi vậy, để tăng nhanh được
chữ nghĩa, để chính xác hóa nội dung chính tả cũng như thúc đẩy việc hình
thành kĩ xảo viết đúng diễn ra một cách nhanh chóng, thuận lợi không thể không
chú ý đến việc rèn luyện, trau dồi cho các em vốn kiến thức về Tiếng Việt qua
phân mơn chính tả. Kế thừa và phát huy những ưu điểm của chương trình cũ
đồng thời cũng để tạo ra phong thái mới trong dạy và học hiện nay, chương trình

3


sách hướng dẫn mới ra đời với mong muốn sẽ giúp cho học sinh tiếp cận một
cách dễ dàng hơn với mơn tri thức mới. Với phân mơn chính tả sẽ giúp học sinh:
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết đúng và sử dụng chữ viết. Bồi dưỡng cho
học sinh thói quen viết đúng cỡ chữ; rèn
Với mục đích như vậy, việc dạy học chính tả chiếm vị trí hết sức to lớn trong
nhà trường cũng như cung cấp cho các em những tri thức cần thiết để đi sâu vào
tìm hiểu các lĩnh vực khác.Cùng với sự thay đổi về chương trình sách hướng dẫn
thì việc đổi mới về phương pháp dạy học cũng là điềm tất yếu. Sự đổi mới này
phải theo hướng tăng cường tổ chức hướng dẫn học sinh luyện tập thực hành là
một trong những mục tiêu quan trọng của chương trình Tiểu học mới.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới chương trình và sách
hướng dẫn lần này là đổi mới phương pháp dạy và học: Chuyển từ phương pháp

truyền thụ sang phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học trong đó
người dạy đóng vai trị tổ chức hoạt động của học sinh, mỗi học sinh đều được
hoạt động, bộc lộ mình và được phát triển. Đó cũng chính là bản chất của
phương pháp dạy học mới. Theo phương pháp tích cực hóa hoạt động học tập
của học sinh, sách hướng dẫn Tiếng Việt nói chung, phân mơn chính tả nói
riêng khơng trình bày kiến thức như là những kết quả có sẵn mà xây hệ thống
câu hỏi, bài tập hướng dẫn học sinh tự học.
Phương pháp dạy học chính tả hiện nay kế thừa và phát huy các ưu điểm
của cách dạy trước đây. Tổ chức dạy học Chính tả theo phương pháp day học
hiện nay có nhiều điểm mới. Đó là tăng cường luyện tập thực hành, tổ chức
nhiều hình thức làm bài tập khác nhau. Học sinh có điều kiện bộc lộ năng lực,
khả năng sử dụng và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Học sinh là người
đóng vai trị chủ đạo, làm trung tâm, tự chiếm lĩnh tri thức dưới sự tổ chức
hướng dẫn của giáo viên. Mỗi học sinh đều được hoạt động, bộc lộ mình và
được phát triển. Học sinh được hoạt động trong môi trường giao tiếp dưới sự
hướng dẫn của thầy, cơ giáo. Học sinh được rèn luyện thói quen viết thành thạo
và ý thức sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp phù hợp với chuẩn mực văn hóa.
Trang bị cho học sinh phương pháp học tập để học sinh có thể tự học sau này.
4


II. Cơ sở thực tiễn:
Trong quá trình giảng dạy nhiều năm ở Tiểu học, đặc biệt ở các lớp 2, tôi nhận
thấy học sinh trong trường và học sinh lớp tơi phụ trách, q trình giảng dạy,
thực tế cho thấy " Chính tả" trong Tiếng Việt ở lớp 2 thực sự là phức tạp. Bởi
việc nắm chắc được cách viết "Chính tả" ở lớp sẽ làm tiền đề tạo điều kiện
thuận lợi cho việc nắm bắt, sử dụng chữ viết hơn nữa ở lớp 3..
Vào đầu năm học 2017 - 2018, tôi thấy học sinh trong lớp chất lượng chưa
cao ở môn Tiếng Việt. Tôi nhận thấy cách viết tên riêng, tên địa lí, viết hoa, cịn
gặp nhiều khó khăn. Chính tả thực sự cần thiết đối với mọi người, không chỉ đối

với học sinh tiểu học. Đọc một văn bản được viết đúng chính tả, người đọc có cơ
sở để hiểu đúng nội dung văn bản đó. Trái lại đọc một văn bản mắc nhiều sai sót
về chính tả, người đọc khó nắm bắt nội dung và có thể hiểu sai hoặc không hiểu
được đầy đủ văn bản. Với đề tài này, tơi muốn học sinh của mình sẽ viết đúng
chính tả nhằm phục vụ việc học tập sau này ở các cấp học và vận dụng trong
cuộc sống thường ngày.
Thơng qua các bài tập chính tả, học sinh được rèn luyện kĩ năng viết, củng
cố
Thông qua nội dung các bài tập chính tả, mở rộng vốn hiểu biết về cuộc
sống, con người cho học sinh.
Thông qua cách tổ chức thực hiện các bài tập chính tả, bồi dưỡng cho học
sinh một số đức tính và thái độ cần thiết trong cơng việc như: cẩn thận, chính
xác, có óc thẩm mĩ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm.
Muốn viết đúng cần phải có những giải pháp cụ thể được đặt ra mà cụ thể
hơn là phải cung cấp cho học sinh một số quy tắc chính tả cơ bản và một số thủ
thuật viết đúng.
Từ thực tế học sinh trong lớp chủ yếu là con em xuất thân từ những gia đình
sản xuất nơng nghiệp, một số gia đình có hồn cảnh khó khăn: Bố mẹ ly hơn, bố
mẹ không biết chữ... cho nên việc sử dụng ngôn ngữ trong hồn cảnh là hết sức
khó khăn.
B. Giới hạn đề tài:
5


Phạm vi triển khai thực hiện tại lớp 2A1 Trường PTDTBTTH Sín Chải nói
riêng và học sinh bậc tiểu học nói chung. Đưa ra một số giải pháp nâng cao chất
lượng hiệu quả rèn vở sạch chữ đẹp cho học sinh lớp 2. Dạy cho học sinh viết
đúng Tiếng Việt từ đó dần nâng cao chất lượng chữ viết: viết đúng chính tả,
khoảng cách nét chữ, đúng chiều cao, cỡ chữ, viết đẹp và ý thức giữ gìn sách vở.
Phần II: NỘI DUNG

I. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
Qua khảo sát, theo dõi, kiểm tra học sinh của lớp do tơi chủ nhiệm, cho thấy
tình hình chung như sau :
a. Thuận lợi:
Trường được đặt ở khu trung tâm xã thuận tiện cho việc đi lại. Cơ sở vật
chất tương đối đầy đủ, có khu tập thể cho các em điểm bản xa ăn ở tại chỗ, khôn
viên nhà trường khang trang đảm bảo xanh - sạch - đẹp. Trường có đời sống văn
hóa tốt. Giáo viên có chun mơn, nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cao trong
cơng tác.
Nhìn chung các em học sinh đã nắm được quy trình viết chính tả, biết cách
viết hoa chữ cái đầu câu, chấm hết câu...
b. Khó khăn:
Bên cạnh mặt thuận lợi cịn một số khó khăn khi thực hiện: Đó là, có một
bộ phận không nhỏ học sinh chưa nhận diện được khi sử dụng chữ viết,… phần
lớn học sinh trường PTDTBT TH Sín Chải đều thuộc các gia đình nơng thơn, có
hồn cảnh gia đình khó khăn phụ huynh chưa quan tâm tới việc học của các em,
tính chủ động của các em chưa cao. Trường thuộc xã miền núi đặc biệt khó
khăn, đời sống nhân dân cịn nhiều thiếu thốn. Cha mẹ các em hầu hết là làm
nghề nơng, trình độ dân trí thấp nên việc quan tâm, chăm lo đến việc học hành,
đặc biệt việc quan tâm đến việc chữ viết cho con em còn nhiều hạn chế. Chất
lượng chữ viết của nhà trường trong những năm gần đây đã được nâng lên
nhưng chưa ổn định, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu hiện nay. Cha mẹ và bản
thân các em còn xem nhẹ khi viết, thường chỉ quan tâm đến tốn, Tiếng việt.
Một số em chưa chịu khó học tập, chữ viết không đúng cỡ chữ, kiểu chữ.
6


Trao đổi với các em thì biết rằng các em khơng nhớ quy tắc chính tả cơ bản.
Khảo sát việc viết chính tả của học sinh qua kết quả thi chất lượng đầu năm
như sau:

c. Hạn chế:
Chữ viết của các em chưa đều, chưa đúng mẫu cỡ chữ các em cịn mắc lỗi
chính tả nhiều, tỷ lệ cao ở các phụ âm điều rễ lẫn l/n, tr /ch, s/x, ng/ ngh do phát
âm dẫn đến viết sai nhưng một số giáo viên chưa thực sự quan tâm sửa sai cho
học sinh.
Ví dụ:
Bài : Ngơi trường mới ( tiếng việt 2 tập 1)
Giáo viên chỉ yêu cầu học sinh viết đúng chữ lấp,sao,Trống chứ chưa hướng dẫn
học sinh tìm từ để phân biệt cặp từ:
Lấp - nấp
Sao – xao
Trống – chống
Do vậy học sinh nhanh quên. Đối với những học sinh thường xuyên phát âm sai
và viết sai.
d. Những yêu cầu đặt ra, cần đặt được:
Chúng ta đã biết rằng rèn viết chính tả cho học sinh lớp 2 là một phân mơn
chính tả tương đối khó, vì vậy để học sinh tiếp cận và vận dụng được vào viết
bài đúng thì người thầy khơng phải cứ hướng dẫn học sinh viết chính tả theo
kiểu dạy nhồi nhét thụ động. Dạy như vậy thì học sinh học đâu qn đó. Các em
viết chính tả bài nào chỉ biết bài đó, viết hết bài này đến bài chính tả khác. Mất
rất nhiều thời gian mà không đọng trong đầu các em đều gì đáng kể. Ngay cả
những học sinh khá giỏi cũng vậy. Bên cạnh đó các em chưa ý thức được tầm
quan trọng của mơn chính tả nên các em chưa có sự chuẩn bị và phương pháp
học tơt, có em tư duy còn hạn chế chưa nắm bắt được nội dung bài chính tả cũng
như luật chính tả.
Sau nhiều năm giảng dạy tôi xin đưa ra biện pháp của bản thân về: “ một
vài biện pháp giúp học sinh lớp 2 rèn kĩ năng viết đúng chính tả”, nhằm góp
7



phần nâng cao chất lượng học tập của các em nói riêng và chất lượng học tập
trong trường nói chung theo mơ hình VNEN
II. Những giải pháp thực hiện.
Vào đầu năm học 2017 – 2018, tôi thấy học sinh trong lớp chất lượng chưa
cao ở phân mơn Chính tả. Tơi nhận thấy việc sử dụng "chữ viết" của học sinh
còn rất lộn xộn, nghệch ngoặc không đúng cỡ chữ.. Chất lượng về chữ viết của
nhà trường trong những năm gần đây đã được nâng lên nhưng thực sự đáp ứng
yêu cầu hiện nay. Học sinh chưa hiểu nghĩa được cần rèn chữ viết , các em cịn
ngại khó, ngại khổ. Cha mẹ và bản thân các em còn xem nhẹ chữ viết, thường
chỉ quan tâm đến kết quả học của các em.
a.Qua khảo sát đầu năm học, kết quả như sau:
Tổng số học sinh : 24/24

Năm học

TSHS

Bảng chất lượng
Hoàn thành
Hoàn thành
tốt
TS
TL
TS
TL

Chưa hồn
thành
TS


TL

11

46%

Thời gian thực
hiện:

24

1

4%

12

50%

08/09/2017
Qua kết quả trên tơi đặt câu hỏi tại sao mà học sinh lại không tập trung vào
viết bài nhiều thế? Tơi đã đi tìm ngun nhân.
* Nguyên nhân các em không tập trung vào chữ viết :
Một số học sinh do độ tuổi Tiểu học còn mải chơi, nên chưa chú ý vào việc
rèn chữ viết, chưa xác định được động cơ viết chữ đẹp để làm gì, dẫn đến chữ
viết của các em cịn hạn chế. Các em cứ viết cẩu thả , viết được chữ là được chứ
không hề viết cẩn thận và nắn nót .
Bất đồng ngơn ngữ giữa giáo viên và học sinh, vốn ngôn ngữ của các em
hạn chế không hiểu cô giáo hướng dẫn viết con chữ này cao mấy li, và khoảng
cách giữa các con chữ là bao nhiêu, tính cẩn thận của các em chưa cao.

Trình độ học sinh trong lớp không đồng đều. Bên cạnh những em phát triển,
học tốt, tiếp thu nhanh vẫn còn 1 số em yếu về mặt thể chất, bé nhỏ hơn so với
8


các bạn bình thường kèm theo phát triển chậm về trí nhớ, học trước quên sau,
chậm tiến. Giáo viên phải mất thời gian kèm thêm những đối tượng yếu.
Các em nắm kiến thức chưa chắc chắn việc đầu tư cho học tập ở nhà còn
hạn chế, các em chưa xác định rõ mục đích của việc rèn chữ viết để làm gì? Đẹp
cho ai? Hoặc điều kiện kinh tế gia đình các em cịn gặp nhiều khó khăn, bản
thân cha mẹ các em cũng chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình và
do các em ở lứa tuổi này cịn thích chơi hơn học.
Chính vì kết quả và nguyên nhân trên ngay từ đầu năm học giáo viên cần
phải có kế hoạch và biện pháp cụ thể để nhằm giúp học sinh tập trung ngay vào
rèn chữ viết của mình để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.
Căn cứ vào những nguyên nhân nêu trên nên bản thân tôi đưa ra một số
giải pháp, biện pháp và việc làm cụ thể để khắc phục kịp thời:
Trước tiên muốn đạt được vấn đề trên một cách có hiệu quả, bản thân giáo
viên phải là người tâm huyết với nghề, yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình trong cơng
việc có sự chuẩn bị chu đáo và nhận thức rõ vấn đề cần thực hiện, có như vậy
chất lượng mới được từng bước nâng lên. Tôi luôn ý thức được rằng chữ viết
của giáo viên là rất quan trọng vì nó là mẫu để các em học tập và viết theo. Vì
vậy, tơi ln có ý thức rèn luyện để chữ viết của bản thân rõ ràng, đúng mẫu và
tương đối đẹp. Giáo viên phải mẫu mực về chữ viết ở bảng lớp, ở lời phê, điểm
số trong vở học sinh, làm gương cho học sinh học tập và noi theo.
Tơi thường xun nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu tham khảo như dạy viết
ở Tiểu học…
Mẫu chữ viết trong trường Tiểu học.
Ngồi ra tơi cịn tham quan, tham khảo, học hỏi kinh nghiệm của đồng
nghiệp trong việc rèn chữ viết cho học sinh.

Tôi thường xuyên động viên tuyên dương những học sinh có tiến bộ về
chữ viết, có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
Giáo viên cần có nhận thức đúng đắn về mơn Chính tả, tạo nhận thức đúng
cho các bậc phụ huynh và cả học sinh.

9


Thống nhất cách trình bày bài vở cho học sinh cả lớp, tập thói quen tốt, cần
lưu ý chi tiết như : gạch chân, gạch hết bài, lề để ghi thứ, gạch hết ngày, môn,
bài …Là nền tảng vững chắc để duy trì phong trào “Vở sạch, chữ đẹp”. Mỗi
tuần dành thời gian trong tiết sinh hoạt lớp để kiểm tra, đánh giá chất lượng chữ
viết của học sinh.
Khắc phục tình trạng viết sai mà học sinh thường mắc phải, người giáo
viên cần chú trọng đến việc rèn chữ bằng cách hướng dẫn tỉ mỉ, kiên trì, uốn
nắn, sửa sai chữ viết cho học sinh trong tất cả các môn học. Thông qua việc rèn
chữ viết cần nhắc nhở học sinh có ý thức giữ sách vở bằng cách: Có giấy lót tay
khi viết, để tay cẩn thận khơng làm quăn, cong góc vở.
Muốn viết chữ đẹp cần có tư thế ngồi đúng, cần viết đúng. Giáo viên phải
luôn hướng dẫn và sửa sai tư thế để học sinh ngồi viết thoải mái, không nghiêng
vai, rụt cổ, cúi đầu sát vở.
b. Nội dung thực hiện:
* Chuẩn bị đồ dùng:
Việc dạy học theo phương pháp mới hiện nay đòi hỏi giáo viên phải năng
động, sáng tạo tìm tịi học hỏi để làm tăng hiệu quả giờ dạy đồng thời nâng cao
chất lượng học tập của học sinh. Vì vậy, việc chuẩn bị đồ dùng dạy học cho mỗi
bài dạy là khâu quan trọng, mỗi bài yêu cầu mỗi loại đồ dùng riêng như: Phiếu
học tập, bảng phụ, hình ảnh trực quan…Đồ dùng dạy học sẽ đóng góp phần lớn
cho hiệu quả cũng như thành cơng của tiết dạy. Từ đó, tơi xác định cần phải rèn
cho học sinh cách viết đúng chính tả. Và việc làm đầu tiên là phải xác định trọng

điểm chính tả cần dạy trong lớp. Trong số bài viết đó, tơi đã lọc ra những bài
điểm yếu tìm những lỗi chính tả mà học sinh mắc phải, cụ thể như sau:
Học sinh không viết hoa các chữ đầu câu, tên riêng.
Học sinh viết lẫn lộn các phụ âm đầu: d/gi; ch/tr; ng/ngh; s/x: Nam, Lan,
Hùng (qu/kh); Quốc (ch/tr; ng/ngh); Đức (n/l; ch/tr;ng/ngh); Quang (d/gi; ch/tr;
ng/ngh); Dũng (ch/tr; ng/ngh)
Học sinh viết lẫn lộn các vần: un/ung; ăn/ăng; ac/ăc; ăc/ăp: (oat/oăt); Quốc

10


(uôt/uât; ai/ay; anh/ăng); Đức (anh/ăn; ang/ăng; ôt/ut; viết thiếu nét); Quang
(an/ăn;
at/ăt; ao/oa); Dũng (an/ăn; at/ăt; oat/oăt).
Học sinh viết lẫn lộn dấu thanh: Thành viết lẫn lộn thanh hỏi với thanh
nặng, thanh sắc với thanh ngã, viết thiếu nét, viết hoa tuỳ tiện, lẫn lộn các âm
đầu l/n; ch/tr; d/gi; q/c.
Đây là điều kiện cần cho một giờ Tiếng Việt nói chung và chính tả nói riêng. Có
thể có nhiều hình thức tổ chức khác nhau để thực hiện bài tập:
Làm việc độc lập.
Làm việc theo cặp, theo nhóm.
Làm việc theo lớp.
Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả làm việc bằng nhiều hình thức khác nhau
và phải luân phiên nó bằng phiếu bài tập, có khi là phiếu học tập, có khi là bằng
bảng giấy hay bảng lớp, có khi trình bày bằng miệng. Ngồi ra cịn có thể cho
thi đua giữa các nhóm.
* Những giải pháp đề ra nhằm tác động vào thực tế để tạo ra những
hiệu quả chất lượng mới.
Trước tiên tôi xác định trọng điểm chính tả cần dạy trong lớp.
Trong buổi học chính, khi đến tiết chính tả, tơi giảng dạy theo quy trình và

phương pháp dạy học chính tả..
Bài cũ: Cho học sinh nghe - viết những từ ngữ đã được luyện tập ở tiết
trước bằng bảng con, chú ý những học sinh yếu: lỗi ở từ ngữ nào thì cho viết
theo từ ngữ ấy (đưa ra từ ngữ phù hợp với từng đối tượng học sinh: chia lớp theo
nhóm đối tượng hoặc đưa ra một số từ ngữ sai cho học sinh sửa lại cho đúng).
Ví dụ: Tìm ngun nhân sai và cách chữa lỗi chính tả trong các chữ dưới đây:
Hóa, hóan, thúy, míên, thoaị: Ngun nhân: đặt dấu thanh chưa đúng vị trí, dấu
thanh phải được đặt trên hoặc dưới vị trí của âm chính. Chữa: hố, hốn, th,
miến, thoại.

11


Phan Định Giót, Tủa Chùa, nguyên nhân: Viết hoa tên riêng khơng đúng quy tắc
chính tả. Tên người, tên địa lí Việt Nam phải viết hoa tất cả các chữ cái đầu của
các tiếng trong tên riêng đó. Chữa: Nguyễn Văn Trỗi, Điện Biên.
Mở màng, suy nghỉ, nhá nhăn, nguyên nhân: do không phân biệt được thanh hỏi
và thanh ngã nên viết lẫn lộn. Chữa lại: mỡ màng, suy nghĩ, nhã nhặn.
Bài mới:
Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của bài tập chính tả.
Hướng dẫn học sinh viết chính tả.
Chính tả nghe - viết:
Giáo viên đọc toàn bài một lượt cho học sinh nghe trước khi viết. Khi đọc, giáo
viên phát âm đúng, rõ ràng, tốc độ vừa phải, tạo điều kiện cho học sinh chú ý
đến những hiện tượng chính tả cần viết đúng.
Dùng phương pháp đàm thoại giúp học sinh hiểu nội dung bài chính tả.
Hướng dẫn học sinh nhận xét các hiện tượng chính tả cần chú ý trong bài: chú ý
những lỗi mà học sinh thường mắc phải.
Tổ chức cho học sinh tập viết trước vào bảng con những từ ngữ dễ viết sai chính
tả, tập trung sửa lỗi chính tả và sửa lỗi độ cao con chữ, khoảng cách chữ giữa

các tiếng, các từ. Nhắc lại quy tắc chính tả phù hợp với nội dung cần truyền đạt.
Đọc cho học sinh nghe - viết từng cụm từ, câu. Mỗi cụm từ đọc 2-3 lần: đọc lượt
đầu chậm rãi cho học sinh nghe - viết, đọc nhắc lại 1 lần cho học sinh kịp viết
theo tốc độ viết quy định ở lớp 2. Lưu ý: Cả việc đọc (của giáo viên) và việc viết
(của học sinh) đều không theo từng từ riêng lẻ mà phải gắn với cả câu (hoặc
cụm từ) trọn nghĩa.
Đọc toàn bài lần cuối cho học sinh soát lại, yêu cầu học sinh tập trung dị bài.
* Chính tả nhớ - viết:
1 – 2 học sinh đọc thuộc lòng trước lớp, các HS khác nhẩm theo.
Hướng dẫn học sinh nhận xét các hiện tượng chính tả cần chú ý trong bài.
Tổ chức cho học sinh tập viết trước vào bảng con những từ ngữ dễ viết sai
chính tả.
Tổ chức cho học sinh viết theo tốc độ viết quy định ở lớp 2.
12


Học sinh tự soát lại bài viết.
Chấm và chữa bài chính tả:
Chọn chấm 1/3 số bài tại lớp: những học sinh hay mắc lỗi và những học sinh
đến lượt được chấm bài. Trong khi đó học sinh dưới lớp đổi vở cho nhau rà soát
lại bài dựa vào bài viết của giáo viên trên bảng phụ, gạch lỗi của bạn bằng bút
chì (nếu có) sau đó thống kê số lỗi bằng bút chì vào góc trái của bài. Cịn 2/3 số
bài còn lại giáo viên mang về nhà chấm.
Sau khi chấm bài xong, giáo viên đưa ra một số lỗi mà học sinh mắc phải, yêu
cầu học sinh nhận xét và nêu cách sửa. Giáo viên nêu hướng khắc phục lỗi cho
cả lớp. Vị trí của từng thành phần trong âm tiết; nếu viết sai do viết theo lỗi phát
âm địa phương thì cho học sinh phát âm đúng chuẩn, tập viết nhiều lần những
lỗi đó và giáo viên xây dựng “mẹo” chính tả để giúp học sinh viết đúng.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Các loại bài tập:

Bài tập lựa chọn cho từng vùng phương ngữ: Trong sách giáo khoa, số hiệu của
các bài tập được đặt trong ngoặc đơn, mỗi bài tập lựa chọn bao gồm các bài tập
nhỏ, mỗi bài tập nhỏ dành cho một vùng phương ngữ. Giáo viên căn cứ vào tình
hình phát âm và viết chính tả của lớp để chọn bài tập thích hợp.
Cách hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả:
Đọc yêu cầu, giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập.
Giúp học sinh chữa một phần của bài tập làm mẫu. Có thể tổ chức dưới nhiều
hình thức khác nhau, ví dụ: Với dạng bài phân biệt phụ âm đầu và phụ âm cuối
nên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”: giáo viên chuẩn bị
phiếu sẵn, chia nhóm rồi cho học sinh lần lượt bốc thăm, mở thăm đọc to trước
lớp cặp tiếng ghi trên phiếu rồi viết lên bảng từ ngữ có chứa cặp tiếng đó, rồi
đọc lên. Cả lớp cùng nhận xét rồi đưa
ra quy tắc chung; có thể cho học sinh thi tiếp sức.
Tổ chức cho học sinh làm bài và báo cáo kết quả.
Chữa bài.
* Củng cố, dặn dò:
13


Tổ chức trị chơi có liên quan đến nội dung bài vừa học. Chú ý sửa sai lỗi
cho học sinh cần rèn viết đúng (thống kê theo từng thời điểm và trong quá trình
dạy học).
Nhận xét tiết học. Lưu ý những trường hợp dễ viết sai chính tả trong bài và
nêu yêu cầu luyện tập ở nhà.
* Trong buổi học phụ:
Với tiết Tiếng Việt bổ sung, tôi luôn dành thời gian mỗi tuần 1 tiết chính tả:
cho học sinh viết chính tả một đoạn trong bài tập đọc vừa học, sau đó cho học
sinh làm bài tập theo yêu cầu đặt ra của giáo viên (Bài tập mà giáo viên đưa ra
thường sát với chương trình học của học sinh và có kế hoạch cụ thể từ đầu năm
học. Trong phần hướng dẫn làm bài tập, trước hết là dạy hay ơn lại quy tắc, sau

đó giao bài tập cho học sinh làm hoặc làm ngược lại, hình thức thì tuỳ theo dạng
bài mà thay đổi cho phù hợp), lấy ví dụ về cách thiết kế và thực hiện giáo án
trong 2 tuần như sau:
Tiếng Việt (Chính tả - Nghe – viết )
“MỘT SỐ NGÀY LỄ TRONG NĂM”
Quy tắc viết hoa tên ngày lễ
* Mục đích, yêu cầu: Giúp học sinh:
Nghe - viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp một đoạn trong bài “Một số
ngày lễ trong năm”.
Làm đúng các bài tập về quy tắc viết hoa tên ngày lễ.
* Các hoạt động dạy học:
Hướng dẫn học sinh viết đúng chính tả:
Giáo viên đọc đoạn cần viết, yêu cầu học sinh đọc lại. Tìm các hiện tượng
chính tả có trong bài.
Học sinh viết từ khó.
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài, đọc cho học sinh soát lỗi.
Chấm, chữa bài.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả: (có thể tổ chức cho học sinh
chơi trò chơi)
14


Bài tập 1. Chọn câu trả lời đúng.
A. Ngày Quốc tế lao động

B. Ngày Quốc tế Lao động

C. Ngày quốc tế lao động

D. Ngày Quốc tế lao động


Tên người Việt Nam được viết hoa chữ cái đầu ở mỗi tiếng.
Riêng tên người một số dân tộc trong nước nếu được phiên âm thì chỉ viết
hoa chữ cái đầu ở mỗi bộ phận của tên, giữa các tiếng trong cùng một bộ
phận có dấu gạch nối.
Ví dụ: Phan Đình Giót - Kơ-pa Kơ-lơng,….
Bài tập 2. Hãy viết tên 4 bạn cùng tổ em (họ, tên đệm, tên riêng).
Bài tập 3. trong câu sau viết đúng chưa? Nếu sai em hãy sửa lại cho đúng:
Đác-Uyn là nhà sinh vật học nổi tiếng người Anh. (Đác-uyn)
Vô lô đi a là tên riêng Lê-nin lúc cịn nhỏ. (Vơ-lơ-đi-a)
Tên người nước ngồi phiên âm ra tiếng Việt được viết hoa chữ cái đầu ở
mỗi bộ phận của tên , giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối.
Ví dụ: Tơ-mat Ê-đi-xơn, Pa – xtơ.
Riêng những tên người nước ngoài được phiên âm Hán - Việt thì viết
hoa như tên người Việt Nam.

Ví dụ: Lí Bạch, Nguyễn Du

* Nhận xét tiết học, dặn dò.
Hệ thống quy tắc viết hoa tên người.
Dặn dò ghi quy tắc vào sổ tay chính tả.
Tiếng Việt (Chính tả - Nghe - viết )
“NHỮNG QUẢ ĐÀO”
PHÂN BIỆT S/X
* Mục đích, yêu cầu:
Học sinh nghe - viết đúng một đoạn trong bài “Những quả đào”.
Làm đúng các bài tập phân biệt s/x.
* Các hoạt động dạy học:
Hướng dẫn học sinh nghe - viết đúng chính tả.
Giáo viên đọc mẫu đoạn cần viết. Học sinh đọc thầm sách giáo khoa.

Nêu các hiện tượng chính tả có trong bài.
15


Họ c sinhviết từ ngữ khó.
Giáo viên đọc cho học sinh viết, đọc cho học sinh soát bài. Chấm, chữa
lỗi.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
Giáo viên hướng dẫn quy tắc viết:
x kết hợp với các vần bắt đầu bằng oa, oă, oe, uê - xuất hiện trong các tiếng có
âm đệm. (trừ các trường hợp: sốt, sột soạt, (sờ ) soạng. Ví dụ: xuề xồ, xoay
Pxở, xoen xoét, xoắn,…
Từ láy phụ âm đầu có tất cả các tiếng đều là s hay x.. Ví dụ: san sát, sục
sạo, sung sướng, sỗ sàng, sáng sủa, sừng sững, sụt sịt,… ; xanh xao, xào xạc,
xấp xỉ, xao xuyến, xăm xắp, xồng xỉnh, xí xố,….
BT1. Điền vào chỗ trống: s hay x.
Sơ xuất, sơ sài, xơ xác, sơ sinh, xuất xứ, xứ sở, xao xuyến, sinh sơi, xót xa, xa
xơi.
BT2. Điền vào chỗ trống: s hay x.
Đang học bài, Sơn bỗng nghe thấy tiếng lạch cạch. Nhìn chiếc lồng sáo treo
trước cửa sổ, em thấy lồng trống không. Chú sáo nhỏ tinh nhanh đã sổ lồng. Chú
đang nhảy trước sân. Bỗng mèo mướp xồ tới. Mướp định vồ sáo nhưng sáo
nhanh hơn, đã vụt bay lên và đậu trên một cành soan rất cao
BT3. Tìm 5 từ láy có phụ âm đầu s (x) ; 5 từ ghép có phụ âm đầu s đi với x: sản
xuất, sơ xuất, xuất sắc, sâu xa, soi xét, xứ sở, …
* Củng cố, dặn dò:
Củng cố quy tắc vừa học. Yêu cầu HS về nhà viết lại vào sổ tay chính tả.
Nhận xét tiết học, dặn dị.
* Kế hoạch dạy hay ơn quy tắc cụ thể trong năm học lớp 2, tôi thực hiện
theo thứ tự:

QUY TẮC VIẾT PHỤ ÂM ĐẦU “CỜ”
Âm đầu “cờ” được ghi bằng các chữa cái: c, k, q.+ Viết q trước vần có âm điệm
ghi bằng chữ cái u.
+ Viết k trước các nguyên âm e, ê, i.
16


Viết c trước các nguyên âm khác còn lại.
QUY TẮC VIẾT PHỤ ÂM ĐẦU “GỜ”, “NGỜ”
* Âm đầu “gờ” được ghi bằng chữa cái: g và gh.
Viết gh trước các nguyên âm e, ê, i, iê.
Viết g trước các nguyên âm khác còn lại.
* Âm đầu “ngờ” được ghi bằng chữa cái: ng và ngh.
Viết ngh trước các nguyên âm e, ê, i, iê, (ia).
Viết ng trước các nguyên âm khác cịn lại.
MƠ HÌNH CẤU TẠO VẦN
Phần vần của tất cả các tiếng đều có âm chính.
Ngồi âm chính, một số vần cịn có thêm âm cuối, âm đệm. các âm đệm
được ghi bằng chữ cái o hoặc u.
Có những vần có đủ cả, âm đệm, âm chính và âm cuối.
Trong thơ lục bát, tiếng thứ 6 của dòng 6 bắt vần với tiếng thứ 6 của dòng
8.
QUY TẮC ĐÁNH DẤU THANH
Dấu thanh đặt ở âm chính (dấu nặng đặt bên dưới, các dấu khác đặt ở trên).
Trong tiếng có âm chính là ngun âm đơi mà khơng có âm cuối (có âm
cuối) thì đặt dấu thanh ở chữ cái đầu ghi trên nguyên âm đôi (chữ cái thứ hai ghi
trên ngun âm đơi). Ví dụ: mùa, mía - đường, chiến
Với những tiếng kết thúc bằng oa, oe, uy, uê, uơ dấu thanh sẽ được đặt vào
con chữ nguyên âm cuối. Ví dụ: hồ, h, thuỷ, huệ, thuở.
Vị trí các dấu ghi thanh điệu huyền, sắc, hỏi, ngã đặt hơi lệch về bên phải

dấu phụ
hoặc đặt giữa phần phía trên chữ nguyên âm (cẩn, cửa,…)
PHÂN BIỆT THANH HỎI, THANH NGÃ, THANH SẮC, THANH
NẶNG.
Trong cấu tạo từ láy, thanh điệu kết hợp theo hai nhóm: nhóm huyền – ngã nặng và nhóm sắc - hỏi – khơng. Ví dụ: nghỉ ngơi / nghĩ ngợi; mở mang / mỡ
màng/ Nói chuyện…
17


PHÂN BIỆT L/N
Phụ âm đầu n không kết hợp với âm đệm (trừ noãn). Trái lại phụ âm đầu l
thường kết hợp với âm đệm (trừ nỗn). Ví dụ: loang loáng, luẩn quẩn, loè loẹt,

Trong cấu tạo từ láy, n thường cấu tạo các từ láy âm, chỉ cần biết một
tiếng bắt
đầu bằng l hay n thì suy ra được tiếng kia. Ví dụ: nặng nề, nơn nao, nóng nảy,
lung linh, lác lư, lúc lửu
thường cấu tạo các từ láy vần, Ví dụ: lim dim, lơ mơ, lan man….
Trong từ láy bộ phận vần: phụ âm đầu của tiếng thứ nhất là gi hoặc thiếu
phụ âm
đầu thì âm đầu của tiếng thứ hai là n (trừ khúm núm, khệ nệ). Ví dụ: gieo neo,
gian
nan, ảo nảo, áy náy,…
Những từ có từ đồng nghĩa bắt đầu là nh từ đó viết l. Ví dụ: nhài – lài,
nhỡ - lỡ , nhố nhăng - lố lăng, nhấp nháy - lấp láy, nhem nhuốc – lem luốc;
những từ có từ gần nghĩa bắt đầu là đ (c/k) từ đó viết bằng n. Ví dụ: đây , đó ,
đâu – này , nấy, nào, nãy, nao,…; cạy, kéo, cạo, kèo - nạy, néo, nạo, nèo.
Những từ chỉ hành động ẩn náu, chỉ phương hướng thường viết n. Ví dụ:
náu, né, nép, nấp, nương; nam, nồm.
PHÂN BIỆT S/X

x kết hợp với các vần bắt đầu bằng oa, oă, oe, uê - xuất hiện trong các
tiếng có âm đệm. (trừ các trường hợp: sốt, sột soạt, (sờ ) soạng. Ví dụ: xuề xồ,
xoay xở, xoen xt, xoắn,…
Từ láy phụ âm đầu có tất cả các tiếng đều là s hay x.. Ví dụ: san sát, sục
sạo, sung sướng, sỗ sàng, sáng sủa, sừng sững, sụt sịt,… ; xanh xao, xào xạc,
xấp xỉ, xao xuyến, xăm xắp, xồng xỉnh, xí xố,….
Từ láy bộ phận vần thường là chữ x.. Vdí dụ: lồ xồ, lao xao, lộn xộn,
bờm xờm, xoi mói, xích mích,…(trừ các trường hợp: cục súc, đồ sộ, sáng láng,
lụp xụp - lụp sụp).
18


Về nghĩa:
Tên thức ăn thường viết với x. Ví dụ: xơi, xúc xích, lạp xưởng, xa xíu.
Tên các con vật, các lồi cây thường viết s. Ví dụ: sẻ, sóc, sói, sên, sam;
sung, sim, sắn, sâm, sồi, sấu, sậy, sen…
Những từ chỉ hơi đi ra viết với x. Ví dụ: xì, xổ, xỉu, xọp, xẹp.
Những từ chỉ nghĩa sụp xuống viết s. Ví dụ: sụt, sụp, sẩy chân, kém sút.
Những từ chỉ quan hệ ngữ pháp phần lớn đi với s. Ví dụ: sự, sẽ, sắp, sao,
sẵn, song.
* Cách sửa lỗi duy nhất là nắm nghĩa của từ, rèn luyện trí nhớ bằng cách
đọc và
viết nhiều.
PHÂN BIỆT TR/CH
ch kết hợp với các vần bắt đầu bằng oa, oă, oe, uê - xuất hiện trong các
tiếng có
âm đệm. Ví dụ: chống mắt, loắt choắt, choai choai,...
Từ láy phụ âm đầu có tất cả các tiếng đều là ch hay tr. Từ láy phụ âm đầu
phần lớn là ch. những từ láy phụ âm đầu tr rất ít: có nghĩa là trơ: trơ tráo, trơ
trẽn, trơ trụi, trống trải, trần truồng, trùng trục, trâng tráo, trợn trạo, trừng trộ;

hay có nghĩa là chậm trễ: trễ tràng, trì trệ, trù trừ, trúc trắc, trục trặc và khoảng
10 từ: trối trăng, trà trộn, tròn trịa, trai tráng, trầm trồ (trằm trồ), trăn trở, trằn
trọc, tròn trặn, trong
trẻo, trắng trẻo.
Từ láy bộ phận vần thường là chữ ch. (trừ 4 trường hợp: tróc lóc, trẹt lét,
trót lọt,
trụi lũi). Ví dụ: Quả chanh, cheo leo, chênh vênh, lã chã,…
Về nghĩa:
Những từ chỉ quan hệ gia đình viết bằng ch. Ví dụ: cha, chú, cháu, chị,
chồng,..
chắt, chút, chít.

19


Những từ chỉ đồ dùng trong nhà viết bằng ch. Ví dụ: chai, chạn, chén,
chõ, chõng,
chiếu, chăn, chày, chảo, chậu, chổi, chuồng, chum, chĩnh…
Những từ chỉ quan hệ ngữ pháp phủ định viết bằng ch.. Ví dụ: chẳng,
chăng, chưa, chớ, chả,…
Những từ chỉ quan hệ ngữ pháp vị trí viết bằng tr. Ví dụ; trên, trong,
trước.
Những từ âm đầu đồng nghĩa với âm đầu th, t thì viết bằng ch; gi và các
âm đầu khác thì viết bằng tr. Ví dụ: thọc - chọc, thun – chun , chữ - tự,
chùa - tự, tải - chở; tiếp - chắp, thị - chợ; giai – trai, giăng – trăng, giầu trầu, giồng - trồng, giối giăng - trối trăng, giáo giở - tráo trở, giề môi - trề
môi; lánh – tránh, leo – trèo, đúng- trúng,…
Những tiếng trong từ Hán - Việt mang thanh nặng và thanh huyền viết
bằng tr. Ví dụ: trịnh trọng, truyền thống, lập trường,…
PHÂN BIỆT IÊU/IU/ƯU
Một số từ viết với iu có nét nghĩa cong lại, khơng phẳng: líu (lưỡi), khíu

(trán), địu (con), ỉu xìu. Ngoại lệ: chịu (đựng).
Từ láy có tiếng chứa vần iu: hẩm hiu, hắt hiu, đìu hiu, chắt chiu, ngượng
nghịu,
khẳng khiu, phụng phịu, thiu thiu, kĩu kịt, dịu dàng, hiu hiu, ỉu xìu, liu điu.
Từ Hán Việt có yếu tố viết với ưu, khơng viết với iu: hưu trí, nghiên cứu,
tra cứu, sưu tập, lưu lạc, trừu tượng, bưu cục, kì cựu, trường cửu,…
Từ Hán Việt có yếu tố viết với iêu: chi tiêu, mĩ miều, trọng yếu, biểu
cảm, diễu
hành, kì diệu, điều độ, hiếu hỉ, nhãn hiệu, giới thiệu, cổ phiếu,…
PHÂN BIỆT IÊU/ƯƠU/ƯU
* Ở phương ngữ miền Bắc thường phát âm ươu thành iêu. Ở phương ngữ
miền Nam thường phát âm ươu thành ưu.
Số lượng từ tiếng Việt viết với vần ươu: bướu, hươu, rượu, khướu, tườu
(con khỉ), (đầu bò, đầu) bướu.
20


Khơng có yếu tố Hán Việt nào viết với ươu.
QUY TẮC VIẾT HOA TÊN NGƯỜI
Tên người Việt Nam được viết hoa chữ cái đầu ở mỗi tiếng. Riêng tên
người một
số dân tộc trong nước nếu được phiên âm thì chỉ viết hoa chữ cái đầ ở mỗi bộ
phận của tên, giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối.
Ví dụ: - Kơ-pa Kơ-lơng, Vla-đi-Mia-Lích-Lê-Nin.
Tên người nước ngồi phiên âm ra tiếng Việt được viết hoa chữ cái đầu ở
mỗi bộ phận của tên , giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối.
Ví dụ: Tơ-mat Ê-đi-xơn,….
Riêng những tên người nước ngồi được phiên âm Hán - Việt thì viết
hoa như tên người Việt Nam.


VD: Nguyễn Du, Xuân Diệu...

QUY TẮC VIẾT HOA ĐỊA DANH
-> Tên núi, sông, tỉnh, thành phố, quận, huyện,… của Việt Nam được viết hoa
chữ cái đầu ở mỗi tiếng. Ví dụ: Điện Biên, Hà Nội,..
Riêng một số tên phiên âm từ tiếng dân tộc ít người thì chỉ viết hoa chữ cái
đầu ở mỗi bộ phận của tên, giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch
nối.
Ví dụ: Pa-Ven, Đăm-Bri, Pắc-bó,…
-> Tên núi, sơng, tỉnh, thành phố, quận, huyện,… của nước ngoài phiên âm ra
tiếng Việt được viết hoa chữ cái đầu ở mỗi bộ phận , giữa các tiếng trong cùng
một bộ phận có dấu gạch nối.

Ví dụ: Mê-kông, Ki-ép, Vôn-ga,…

Riêng những tên được phiên âm Hán - Việt thì viết hoa như tên địa danh
Việt Nam.

Ví dụ: Trung Quốc, Ấn Độ…

QUY TẮC VIẾT HOA TÊN CÁC HUÂN CHƯƠNG, DANH HIỆU,
GIẢI THƯỞNG
Tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng được viết hoa chữ cái đầu
của mỗi
bộ phận tạo thành tên đó: Huân chương Lao động, Quả bóng Vàng,…
đúng.
21


c. Thời gian :

Thời gian thực từ 8.09.2016-2017- 04.2018 ( Triển khai cơng văn ,đăng kí
tham gia viết sáng kiến)
Từ tháng 10.2017 (tìm hiểu thực trạng, thực tế ở địa phương)
Từ tháng 11. 2017 đến tháng 4.2018 (viết bài sáng kiến)
d. Quy trình:
Trang thiết bị những kiến thức cơ bản về rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho
học sinh lớp 2.
Một số quy luật viết chính tả những dạng luật chính tả cho học sinh lớp 2.
Một số quy tắc viết chính tả cần nhớ
III. Kết quả đạt được:
Với một số biện pháp đã đưa ra và thực hiện trong năm tôi đã thu được kết
quả như sau:
Năm học

Bảng chất lượng
Hoàn thành tốt Hoàn thành
TSHS
TS
TL
TS
TL

Chưa hoàn thành
TS
TL

Thời gian
thực hiện

24


4

17%

18

75%

2

8%

02/04/2018
a.Qua khảo sát đầu năm học, kết quả như sau:
Tổng số học sinh : 24/24
Năm học

TSHS

Bảng chất lượng
Hoàn thành tốt Hoàn thành
TS
TL
TS
TL

Chưa hoàn thành
TS
TL


Thời gian
thực hiện:

24

1

4%

12

50%

11

46%

08/09/2017
* Như vậy so với đầu năm học, cuối năm việc viết đúng chính tả của lớp có
sự tiến bộ rõ rệt. Tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt cũng tăng lên so với đầu năm.

Phần III
KẾT LUẬN
1. Hiệu quả mang lại khi thực hiện đề tài.
22


2. Để nâng cao hiệu quả giảng dạy phân môn Chính tả lớp 2 trước hết
giáo viên phải làm cho học sinh thấy rõ Tiếng Việt rất lý thú và bổ ích.

Phân mơn Chính tả giúp học sinh hiểu được sự phong phú cái hay, cái
đẹp của tiếng Việt, nâng cao cảm thụ thẫm mĩ.Với vai trò quan trọng
như vậy, bản thân tơi trong q trình làm đề tài cũng có nhiều trăn trở,
tìm tịi để làm sao tìm được phương pháp tối ưu nhất để nâng cao hiệu
quả dạy học Chính tả. Đây cịn là vấn đề bức thiết để đáp ứng nhu cầu
học tập cho bản thân học sinh ngay từ bậc học đầu tiên các em mới
bước vào ngưỡng của văn hóa giáo dục, phải trang bị cho các em vốn
từ phong phú, chính xác để giúp các em đi vào cuộc sống, tạo cho các
em thói quen biết sử dụng tiếng Việt có văn hóa.Tiếng Việt rất giàu và
rất đẹp có thể diễn tả được tất cả các sắc thái tình cảm rất tinh tế trong
suy nghĩ của mỗi người. Chúng ta sẽ khơng hài lịng khi đọc một bài
văn, một suy nghĩ, ý kiến của các em mà vốn từ còn nghèo nàn, cách
diễn đạt thiếu trôi chảy, mạch lạc.
Rèn kĩ năng hiểu về chữ viết khơng chỉ địi hỏi u cầu ở người thầy hướng
dẫn, mà phần quyết định đó chính là học sinh. Học sinh phải biết lắng nghe, biết
tiếp thu ý kiến đóng góp của bạn, của thầy; chịu khó tự giác rèn luyên dưới sự
hướng dẫn của thầy cô.
Rèn chữ viết là một q trình lâu dài, địi hỏi sự kiên trì bền bỉ vận dụng
nhiều phương pháp để nâng cao chất lượng dạy và học. Bản thân mỗi giáo viên
chúng ta là người hướng dẫn các em vươn tới tương lai thì trước hết chúng ta
phải xác định rõ mục tiêu, vai trò của người thầy, vận dụng các phương pháp
tích cực để nâng cao chất lượng ở tất cả các môn học.
Như chúng ta đã biết giúp các em hiểu về chính tả là một việc làm hết sức
quan trọng trong giai đoạn hiện nay.
2. Ý nghĩa, dự đoán những vấn đề sẽ nảy sinh, những kiến nghị.
Qua một thời gian ngắn áp dụng sáng kiến này tôi thấy hiệu quả đem lại rất
cao và rất dễ thực hiện.Vì vậy kính đề nghị chun mơn nhà trường cần lấy đây
để nhân rộng ra trong toàn trường thực hiện nhằm góp phần nâng cao chất
23



lượng giáo dục tồn diện trong nhà trường. Từ tình hình thực tế học
sinh trong lớp tơi giảng dạy nói riêng và học sinh tiểu học hiện nay nói chung,
điều đầu tiên là người giáo viên. Sản phẩm học tập của học sinh cao hay thấp là
nhờ vào năng lực, trình độ của người thầy. Vì vậy để giúp giáo viên tiểu học
vững vàng hơn trong công tác giảng dạy, giáo dục: hàng năm Phòng, Sở Giáo
dục và Đào tạo cần tăng thêm các tài liệu về dạy học môn Tiếng Việt để bồi
dưỡng thêm về kiến thức, nâng cao tay nghề cho người giáo viên giúp họ vững
vàng hơn trong công tác giảng dạy, đáp ứng được yêu cầu mới của giáo dục Tiểu
học hiện nay.
Trên đây là một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đúng chính tả của bản
thân tôi trong năm học vừa qua, đã thử nghiệm và đạt được kết quả bước đầu để
đồng nghiêp cùng tham khảo. Theo tơi các biện pháp trên có thể áp dụng rộng
rãi trong việc sử dụng chữ viết cho học sinh ở tất cả các lớp tiểu học và có thể áp
dụng được đối với tất cả các vùng miền khác nhau.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí, bạn bè đồng nghiệp đã
giúp đỡ tơi hồn thành đề tài này. Rất mong nhận được sự bổ sung góp ý của ban
lãnh đạo để đề tài được hoàn thiện và được áp dụng rộng rãi hơn
Từ những kết luận trên, bản thân tôi khi thực hiện đề tài “ Rèn kĩ năng
viết đúng Chính tả cho học sinh lớp 2” có những đề xuất sau:
Qua nhiều năm tận tụy với nghề, hết lòng yêu nghề, mến trẻ. Thực hiện phương
châm "Tất cả vì học sinh thân yêu". Không những thế mà giáo viên chủ nhiệm
phải có kế hoạch cụ thể cho từng tuần, từng tháng và cho cả năm học. Phải xây
dựng đội ngũ cán sự cốt cán rèn ý thức tự quản tốt cho học sinh. Giáo viên cần
phải nắm bắt được hoàn cảnh gia đình của từng em và đặc điểm tâm sinh lý của
từng em để có biện pháp giáo dục học sinh, hướng các em đi vào nề nếp tốt và
luôn có ý thức giữ tập trung trật tự trong giờ học. Giáo viên luôn luôn gần gũi
với học sinh, vừa là người thầy, vừa là người cha mẹ, cũng có lúc phải đóng vai
là bạn của các em. Ngồi ra còn phải kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, phối hợp
với các ban ngành đoàn thể trong nhà trường, địa phương nhằm thắt chặt mối

quan hệ giữa gia đình với nhà trường và xã hội. Kết hợp với kinh nghiệm của
24


bản thân và sự chia sẻ của bạn bè đồng nghiệp, bản thân tơi ln hồn thành tốt
việc giáo dục học sinh. Đây là một trong những tác động lớn đưa bản thân tôi
đến việc nghiên cứu đề tài thiết thực hơn và thực hiện viết sáng kiến kinh
nghiệm đạt kết quả cao nhất.
Trên đây là một số kinh nghiệm trong việc “Rẻn kĩ năng viết đúng chính
tả cho học sinh lớp 2” Trong bài viết chắc không tránh khỏi thiếu sót. Kính
mong q thầy, cơ đóng góp, sửa chữa để tơi hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn.
PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Điều lệ trường Tiểu học
2. Chuẩn kiến thức, kĩ năng lớp 2.
3. Văn bản hướng dấn thực hiện nhiệm vụ năm học.
4. Sách giáo viên, thiết kế Tiếng Việt lớp 2.
5. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2.
6. Phương pháp dạy Tiếng Việt Tiểu học.
7. Tạp chí Tiểu học.
8.Trang web:tailie
Sín Chải, 2 tháng 04 ăm 2018
Người viết
( ký, ghi rõ họ tên)

Lò Văn Lé

25



×