LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan những gì mà tơi viết ra trong luận văn này là do sự tìm
hiểu và nghiên cứu của bản than. Mọi kết quả nghiên cứu cũng như ý tưởng của
cá tác giả khác nếu có đều được trích dẫn cụ thể và đầy đủ.
Luận văn này cho đến nay vẫn chưa hề được bảo vệ tại bất kỳ một hội
động bảo vệ luận văn thạc sĩ nào trên toàn quốc cũng như nước ngoài và cho đến
nay chưa hề được công bố trên bất kỳ phương tiện thơng tin, truyền thơng nào.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về những gì mà tơi đã cam đoan trên
đây.
Vĩnh Phúc, ngày ….. tháng ….năm 2013
Tác giả
Hoàng Đắc Mạnh
Trang 1
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................1
MỤC LỤC............................................................................................................2
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT..........................................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU........................................................................5
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ..............................................................6
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................7
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................7
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài:..................................................7
2. Mục đích của đề tài (các kết quả cần đạt được):..........................................8
3. Nội dung của đề tài, các vấn đề cần giải quyết:............................................8
3.1. Nhiệm vụ của đề tài..................................................................................8
3.2. Phương pháp nghiên cứu:........................................................................8
3.3. Giả thuyết khoa học................................................................................9
3.4. Điểm mới của luận văn:...........................................................................9
3.5. Cấu trúc của luận văn............................................................................10
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG
BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TƯƠNG TÁC............................................................11
1.1. Tương tác.................................................................................................11
1.2. Dạy học tương tác...................................................................................11
1.3. Lý luận dạy học tương tác.....................................................................12
1.3.1. Bộ ba tác nhân.................................................................................13
1.3.2 Bộ ba thao tác...................................................................................15
1.3.3. Định hướng tương tác.....................................................................18
1.3.4. Bộ ba tương tác................................................................................20
1.3.5 Các liên đới của phương pháp dạy học tương tác.........................24
1.4. Công nghệ dạy học tương tác................................................................27
1.4.1. Công nghệ dạy học tương tác..........................................................27
1.4.2. Tương tác người - máy....................................................................28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY MƠN KỸ THUẬT LẬP
TRÌNH TẠI KHOA CNTT - TRƯỜNG CĐN VIỆT - ĐỨC.........................35
2.1. Giới thiệu về trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh phúc...............35
2.2. Thực trạng cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên của khoa CNTT.......37
2.2. Thực trạng dạy học mơn Kỹ thuật lập trình........................................39
2.2.1. Chương trình môn học....................................................................39
2.2.2. Mục tiêu của môn học.....................................................................41
Trang 2
2.2.3. Đặc điểm của mơn học Kỹ thuật lập trình....................................42
2.2.4. Thực trạng dạy học mơn Kỹ thuật lập trình tại khoa CNTT
trường CĐN Việt - Đức Vĩnh Phúc..........................................................43
2.3. Khảo sát thực trạng áp dụng các phương pháp giảng dạy ở khoa
CNTT..............................................................................................................43
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CÁC BÀI GIẢNG TƯƠNG TÁC ĐỐI VỚI
MƠN HỌC KỸ THUẬT LẬP TRÌNH GIẢNG DẠY TRONG TRƯỜNG
CĐN VIỆT - ĐỨC VĨNH PHÚC......................................................................45
3.1. Xây dựng quy trình tổ chức dạy học tương tác...................................45
3.2. Xây dựng bài giảng môn học “ Kỹ thuật lập trình” theo quan điểm
dạy học tương tác..........................................................................................52
3.2.1. Yêu cầu.............................................................................................52
3.2.2. Phần nội dung lý thuyết..................................................................52
3.2.3. Phần ôn tập, kiểm tra, đánh giá.....................................................55
3.2.4. Sản phẩm..........................................................................................56
CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM....................................................58
4.1. Mục đích của việc thực nghiệm sư phạm.............................................58
4.2. Đối tượng và thời gian tiến hành thực nghiệm....................................58
4.3. Cách thức tiến hành thực nghiệm.........................................................59
4.4. Các bài thực nghiệm...............................................................................60
4.5. Kết quả thực nghiệm..............................................................................60
4.5.1. Kết quả điều tra giáo viên...............................................................60
4.5.2. Kết quả điều tra của học sinh.........................................................65
4.5.3. Kết quả các bài kiểm tra của quá trình thực nghiệm..................66
4.6. Xử lý kết quả thực nghiệm....................................................................66
4.7. Phân tích kết quả thực nghiệm.............................................................71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................73
A. Kết luận.....................................................................................................73
B. Kiến nghị....................................................................................................74
C. Hướng phát triển của đề tài.....................................................................74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................76
PHỤ LỤC...........................................................................................................77
Trang 3
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt
BGĐT
CĐN
CNTT
CNDH
CNDHTT
ĐHBK
ĐHSP
ĐC
HCTC
LLDH
LLDHTT
LĐTB & XH
NDLTT
NHLTT
PPDH
PTDH
SP
SPTT
TN
QTDH
Tên đầy đủ
Bài giảng điện tử
Cao đẳng nghề
Công nghệ thông tin
Công nghệ dạy học
Công nghệ dạy học tương tác
Đại học bách khoa
Đại học sư phạm
Đối chứng
Học chế tín chỉ
Lí luận dạy học
Lí luận dạy học tương tác
Lao động thương binh và Xã hội
Người dạy làm trung tâm
Người học làm trung tâm
Phương pháp dạy học
Phương tiện dạy học
Sư phạm
Sư phạm tương tác
Thực nghiệm
Quá trình dạy học
Trang 4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
Danh mục các bảng
Bảng 2.1: Cơ cấu tổ chức của trường CĐN Việt - Đức Vĩnh Phúc
Bảng 2.2: Nội dung và phân phối môn học Kỹ thuật lập trình
Bảng 4.1: Cặp lớp thực nghiệm - Đối chứng
Bảng 4.2: Các bài dạy thực nghiệm đánh giá
Bảng 4.3: Kết quả câu 1.1
Bảng 4.4: Kết quả câu 1.2
Bảng 4.5: Kết quả câu 1.3
Bảng 4.6: Kết quả câu 1.4
Bảng 4.7: Kết quả câu 1.5
Bảng 4.8: Kết quả câu 2.1
Bảng 4.9: Kết quả câu 2.2
Bảng 4.10: Kết quả câu 2.3
Bảng 4.11: Kết quả câu 2.4
Bảng 4.12: Kết quả câu 2.5
Bảng 4.13: Kết quả câu 2.6
Bảng 4.14: Kết quả câu 1
Bảng 4.15: Kết quả câu 2
Bảng 4.16: Kết quả của 3 bài kiểm tra
Bảng 4.17: Bảng phân phối tần số, tần suất của các bài kiểm tra
Bảng 4.18: Bảng tổng hợp phân loại học sinh
Bảng 4.19: Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng
Trang 5
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Danh mục các bảng
Hình 1.1: Bộ ba tác nhân và bộ ba thao tác của chúng
Hình 1.2: Các tương tác và tương hỗ của chúng ( 1 )
Hình 1.3: Các tương tác và tương hỗ của chúng ( 2 )
Hình 1.4 : Các liên đới của phương pháp giảng dạy tương tác
Hinh 1.5 : Giao tiếp kiểu dịng lệnh
Hình 1.6: Giao tiếp kiểu bảng chọn trong Word 2003
Hình 1.7: Giao tiếp kiểu truy vấn cơ sở dữ liệu trong Access 2003
Hình 1.8: Giao tiếp Form điền trong visual basic
Hình 1.9: Giao tiếp WIMP
Hình 3.1: Mơ hình dạy học tương tác
Hình 3.2: Quy trình tổ chức dạy học tương tác
Hình 3.3: Giao diện phần mềm Macromedia Dreamweaver 8
Hình 3.4: Giao diện Snagit
Hình 4.1: Đồ thị phân loại kết quả học tập của học sinh
Hình 4.2: Đồ thị các tham số thống kê
Trang 6
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài:
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn tồn cầu hóa kinh tế, giai đoạn mà
tri thức và kỹ năng của con người được xem là yếu tố quyết định đến sự phát
triển của xã hội. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, đổi mới nền giáo
dục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Chiến lược phát triển giáo dục và
đào tạo trong báo cáo chính trị của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã xác
định: “Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao thực sự là quốc sách hàng đầu. Biện pháp cụ thể là đổi mới tư duy
giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp
đến cơ cấu và hệ thống tổ chức…”
Để đổi mới giáo dục cần đổi mới về chương trình, nội dung, sách giáo
khoa, phương pháp kiếm tra, đánh giá kiến thức kỹ năng của sinh viên và đặc
biệt là đổi mới phương pháp dạy học.
Trong những năm gần đây, dạy học tương tác là xu hướng lựa chọn hàng
đầu của việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Hình thức dạy học này mang đến
cho người học một môi trường lý tưởng để kiến tạo và tự chiếm lĩnh kiến thức
và kỹ năng thông qua các hoạt động được thiết kế bởi người dạy. Trong các hình
thức dạy học tương tác, việc sử dụng phần mềm và các phòng học đa chức năng
nối nạng internet hoặc mạng nội bộ tỏ ra có nhiều ưu điểm và được nhiều cơ sở
đào tạo quan tâm.
Mơn học "Kỹ thuật lập trình" là một môn học rất quan trọng đối với các
chuyên ngành cao đẳng Công nghệ phần mềm, cao đẳng Quản trị mạng. Môn
học này được giảng dạy ở các lớp Cao đẳng nghề....của trường Cao đẳng nghề
Việt Đức - Vĩnh Phúc với thời lượng 90 tiết. Tuy nhiên việc ứng dụng Công
nghệ thông tin kết hợp với Phương pháp dạy học tương tác nhằm nâng cao chất
Trang 7
lượng giảng dạy môn học này tại trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc
chưa được quan tâm đúng mức.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài "Ứng dụng phương
pháp dạy học tương tác trong giảng dạy mơn Kỹ thuật lập trình cho học
sinh Trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc".
2. Mục đích của đề tài (các kết quả cần đạt được):
Nghiên cứu Lý luận và công nghệ dạy học tương tác, ứng dụng cơng
nghệ thơng tin, các phần mềm tích hợp để xây dựng Bài giảng điện tử tương tác
đối với môn học "Kỹ thuật lập trình" nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo
hướng phát huy tư duy sáng tạo, tính tích cự chủ động của người học, góp phần
đổi mới phương pháp dạy học mơn " Kỹ thuật lập trình"
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Xây dựng Bài giảng điện tử tương tác
đối với môn học "Kỹ thuật lập trình" nhằm nâng cao hiệu quả dạy học mơn học
này tại trường Cao đẳng nghề Việt Đức, Vĩnh Phúc.
3. Nội dung của đề tài, các vấn đề cần giải quyết:
3.1. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu lý luận về dạy học tương tác, đặc biệt là tương tác người máy;
- Nghiên cứu lý luận về bài giảng điện tử;
- Nghiên cứu ứng dụng các phần mềm để xây dựng, quản lý, khai thác Bài
giảng điện tử tương tác đối với mơn học "Kỹ thuật lập trình".
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm. Xử lý kết quả thực nghiệm để xác định
độ tin cậy của hệ thống bài giảng tương tác, tính khả thi và hiệu quả của đề tài.
3.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Trang 8
+ Nghiên cứu các vấn đề lý luận (lý luận dạy học liên quan đến phương
pháp dạy học, tâm lý học, giáo dục học....) thông qua các kết quả đã cơng bố có
liên quan đến đề tài.
+ Nghiên cứu thơng qua nội dung sách giáo khoa, sách bài tập, sách và tài
liệu tham khảo của mơn Kỹ thuật lập trình giảng dạy cho hệ cao đẳng, đại học.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Xây dựng nội dung, kiến thức, kỹ năng cần thiết cho việc xây dựng Bài
giảng điện tử tương tác đối với môn học "Kỹ thuật lập trình".
+ Thực nghiệm sư phạm: kiểm tra, đánh giá độ tin cậy của hệ thống bài
giảng tương tác đối với mơn học "Kỹ thuật lập trình" giảng dạy trong trường cao
đẳng, đại học.
- Phương pháp toán học:
+ Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả thực nghiệm.
+ Sử dụng một số phần mềm để lưu trữ, quản lý, khai thác bài giảng.
3.3. Giả thuyết khoa học
Có thể biên soạn được một hệ thống bài giảng tương tác đối với mơn học
"Kỹ thuật lập trình" giảng dạy trong trường cao đẳng nghề và nếu vận dụng tốt
hệ thống đó thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy môn học này
tại trường Cao đẳng nghề Việt Đúc, Vĩnh Phúc, đồng thời góp phần xây dựng và
bổ sung vào ngân hàng Bài giảng điện tử theo hình thức dạy học tương tác nói
chung.
3.4. Điểm mới của luận văn:
- Xây dựng hệ thống bài giảng tương tác đối với mơn học "Kỹ thuật lập
trình", giảng dạy trong trường cao đẳng nghề nhằm nâng cao hiệu quả dạy học
Trang 9
theo hướng phát huy tư duy sáng tạo, tính tích cực chủ động của người học, góp
phần đổi mới phương pháp dạy học mơn " Kỹ thuật lập trình".
- Hệ thống bài giảng tương tác đối với môn học "Kỹ thuật lập trình" được
thực nghiệm phân tích xử lý để có độ tin cậy cao, có thể đưa vào áp dụng để
giảng dạy mơn học "Kỹ thuật lập trình" trong các trường cao đẳng, đại học nói
chung và ở trường Cao đẳng nghề Việt Đức - Vĩnh Phúc nói riêng.
3.5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 4 chương:
- Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng Bài giảng điện tử
tương tác.
- Chương II: Thực trạng Giảng dạy mơn "Kỹ thuật lập trình" tại Khoa
Cơng nghệ thơng tin - trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc.
- Chương III: Xây dựng các bài giảng tương tác đối với mơn học "Kỹ
thuật lập trình" giảng dạy trong trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc.
- Chương IV: Thực nghiệm sư phạm.
Trang 10
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY
DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TƯƠNG TÁC
1.1. Tương tác
Tương tác là quá trình tác động qua lại giữa các yếu tố với nhau nhằm tạo
ra sự trao đổi giữa các yếu tố và biến đổi của mỗi yếu tố đó. Vì vậy với mỗi
chun ngành khác nhau thì khái niệm tương tác cũng khác nhau, ví dụ như:
- Tương tác dạy học: đó là tác động của giáo viên, học sinh và môi trường
thể hiện qua hoạt động dạy và học
- Tương tác cơ học: đó là tác động qua lại của hai hay nhiều vật thể hiện
qua lực tương tác.
- Tương tác truyền hình: Người xem và nguồn phát có thể trao đổi thơng
tin với nhau thường xun trong quá trình chương trình được thực hiện.
1.2. Dạy học tương tác.
Quá trình dạy học (QTDH) là một quá trình xã hội. Về hình thức đó là q
trình hoạt động tương tác giữa người dạy và người học. Về bản chất, QTDH là
quá trình học tập (nhận thức và thực hành) độc đáo của người học được tiến
hành ưới sự tổ chức, hướng dẫn của người dạy nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ dạy
học [13].
Tương tác giữa người dạy và người học tồn tại tất yếu trong quá trình dạy
học. Khơng có tương tác sẽ khơng tạo nên q trình dạy học. Tương tác tạo nên
tình huống và tình huống lại nảy sinh tương tác. Dạy học sẽ mất định hướng và
không đạt kết quả nếu để các tương tác trong quá trình dạy học diễn ra một cách
tự nhiên.
Trang 11
Dạy học tương tác (DHTT) là quá trình dạy học dựa trên sự tác động qua
lại giữa người ba tác nhân cơ bản/; người dạy, người học, môi trường và sự
tương tác giữa các phần tử nội bộ trong ba tác nhân đó.
1.3. Lý luận dạy học tương tác
Tất cả các phương pháp dạy học truyền thống từ xưa tới nay đều có tương
tác, vấn đề này ai cũng biết và sử dụng. Từ phương thức dạy học truyền khẩu
của các cụ đồ nho đến việc giảng dạy sử dụng các phương tiện hiện đại để tăng
tính tương tác trong dạy học. Nhưng việc sử dụng tương tác trong dạy học chỉ là
khả năng tích lũy được trong các quá trình nghiên cứu về các phương pháp dạy
học mà chưa dựa trên một cơ sở khoa học. Phải đến khi tác phẩm “ Sự phạm
tương tác - Một tiếp cận thần kinh trong học và dạy ” của hai nhà khoa học giáo
dục Canada - Jean - Marc Denommé và Madelein Roy, mới trình bày cách tiếp
cận khoa học thần kinh nhận thức của việc học và dạy dựa trên sự vận hành
năng động của hệ thần kinh trong quá trình tiếp thu và xử lý thơng tin.
Lý luận dạy học tương tác (LLDHTT) là lý luận dạy học theo quan
điểm(hay tiếp cận) sư phạm tương tác (SPTT), coi quá trình dạy học là quá trình
tương tác đặc thù giữa bộ ba tác nhân - Người học, người dạy và mơi trường –
trong đó, người học là trung tâm, là người thợ chính, người dạy là người hướng
dẫn và giúp đỡ [10].
Luận điểm SPTT được đề xuâts và trình bày trong tác phẩm “Tiến tới một
phương pháp sư phạm tương tác” của Jean - Marc Denommé và Madelein Roy
năm 1998. Trong đó nêu bật những vấn đề cơ bản đó là:
- Bộ ba tác nhân (3E): Người học, người dạy và môi trường.
- Bộ ba thao tác (3A): Học, giúp đỡ và tác động.
- Bộ ba tương tác: Người học - Người dạy - Môi trường và tương hỗ giữa
chúng.
Trang 12
- Định hướng tương tác: coi người học là trung tâm, là tác nhân chính của
q trình đào tạo và nhấn mạnh các tác động qua lại giữa người học, người dạy
và môi trường.
Sau đây chúng ta đi sâu vào phân tích từng vấn đề về lý luận dạy học
tương tác mà hai nhà khoa học Jean - Marc Denommé và Madelein Roy đã xây
dựng.
1.3.1. Bộ ba tác nhân
- Người học : có nguồn gốc từ tiếng la tinh (studium) với ý nghĩa là “cố
gắng và học tập”. Theo nghĩa rộng, thuật ngữ này có hàm nghĩa là cam kết và
trách nhiệm. Trong quan điểm SPTT, khái niệm người học dung để chỉ tất cả
những ai có tham gia (thực hiện) hoạt động học.
Người học là người tìm cách hiểu tri thức và chiếm lĩnh nó. Người học
trước hết là người đi học mà không phải là người được dạy.
- Người dạy:
Người dạy là người được xã hội ủy thác chuyên trách trong chứ năng
chuyển giao chi thức, kinh nghiệm xã hội cho người học. Người dạy là người
được đào tạo, huấn luyện với những chuyên môn nhất định nên có đủ các phẩm
chất và năng lực để thực hiện được chứ năng nói trên.
Người dạy chỉ cho người học cái đích cần phải đạt, giúp đỡ, làm cho
người học hứng thú và đưa họ tới đích. Chức năng chính của người dạy đó là
giúp đỡ người học học và hiểu. Theo phương pháp DHTT thì người dạy phải
làm nảy sinh tri thức ở người học theo cách của người dạy. Người dạy phục vụ
người học.
- Môi trường:
+ Hoạt động của người dạy và người học diễn ra trong không gian và thời
gian xác định với ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài khác
Trang 13
nhau. Đó là mơi trường dạy học, mơi trường dạy học do cả người dạy và người
học cùng nhau phối hợp và tổ chức.
+ Theo quan điểm tương tác ”Người dạy và người học không phải là
những sinh vật trừu tượng, xung quanh họ là thế giới vật chất văn hóa. Cả người
học và người dạy đều có một tính cách rõ rệt và các giá trị cá nhân được phát
triển trong một đất nước có các thể chế, chính trị, gia đình và nhà trường mà
chúng tất yếu có ảnh hưởng đến họ. Tất cả những yếu tố này bên trong cũng như
bên ngồi tạo thành mơi trường dạy và học ”[7].
+ Có thể hiểu mơi trường dạy học là những điều kiện cụ thể, đa dạng do
người dạy tạo ra và tổ chức cho người học hoạt động, phù hợp với người học
nhằm đạt tới mục tiêu của nhiệm vụ dạy học. Mơi trường có thể là phương tiện
dạy học, môi trường học tập (cơ sở vật chất nhà trường, khơng khí lớp học,…)
đến các phạm trù lớn hơn như gia đình, nhà trường và xã hội,…
+ Trong mơi trường dạy học thì phương tiện đóng một vai trị khơng kém
phần quan trọng. Phương tiện trực tiếp để dạy học bao gồm những phương tiện
chứa các thông tin về các sự vật, hiện tượng và các quá trình xảy ra trong tự
nhiên như: sách giáo khoa, giáo trình, chương trình mơn học, sổ tay, vở ghi
chép…Ngồi ra cịn có các phương tiện mang tin thính giác như: Băng, đĩa; các
phương tiện mang tin thị giác như: bản vẽ, bản đồ, biểu đồ, …; Các phương tiện
mang tin nghe nhìn như: Audio, Video, Máy vi tính,…; Các phương tiện mang
tin dùng cho sự hình thành khái niệm và thao tác như: Mơ hình, đồ vật, thiết
bị…
Lưu ý: Vấn đề dặt ra là tại sao trong LLDHTT, khi đề cập đến các thành
tố của QTDH, người ta chỉ quan tâm đến ba nhân tố: người dạy, người học và
môi trường. Phải chăng yếu tố nội dung dạy học đã không chú trọng đến?. Có
thể khẳng định rằng LLDHTT khơng bỏ qua yếu tố nội dung dạy học mà ngược
lại đề cao yếu tố này như một tất yếu trong phương pháp dạy, phương pháp học
và gắn chặt với giáo viên và học sinh. Bời vì:
Trang 14
- Với người học, nội dung dạy học là điểm kết thúc đối với hoạt động của
chính họ và do đó có ý nghĩa của yếu tố định hướng kích thích đối với người
học.
- Hoạt động của người dạy gắn liền đối với nội dụng dạy học và nội dung
dạy học được xem là điểm xuất phát đối với hoạt động của người dạy. Người
dạy phải xây dựng kế hoạch dạy học, tổ chức các hoạt động và hợp tác với
người học trong giờ học. Tất cả các hoạt động này đều được gắn kết với nội
dung dạy học trong đó kế hoạch dạy học (giáo án) là một sự thể hiện tiêu biểu
của mối quan hệ này.
Những phân tích trên cho thấy lý thuyết DHTT không hề phủ nhận yếu tố
nội dung dạy học trong QTDH. Thông qua các nội dung cụ thể hoạt động của
giáo viên và học sinh, DHTT đã gắn kết chặt chẽ phương pháp dạy và phương
pháp học với nội dung dạy học, coi đó là những yếu tố đương nhiên trong hoạt
động của hai nhân tố người dạy và người học.
1.3.2 Bộ ba thao tác
Hoạt động dạy học bao gồm toàn bộ các hành động của người học khi
học và của người dạy khi giúp đỡ người học trong quá trình học. Thực tế hoạt
động dạy học gồm ba thao tác cơ bản sau:
- Học
Học là hoạt động của chủ thể nhằm biến đổi bản than. Học được hiểu theo
nhiều cách tiếp cận khác nhau. Theo tâm lí học nhận thức: “Học là quá trình
biến đổi và cân bằng cấu trúc nhận thức để thích nghi với mơi trường” ; Theo lí
thuyết thơng tin: “ Học là q trình thu nhận và xử lí thông tin từ môi trường
sống của chủ thể, làm cho chủ thể tự biến đổi”.Từ đó học được hiểu là “q
trình chuyển hóa tri thức của nhân loại thành tri thức của cá nhân”.
Trang 15
Người học sử dụng nội lực để kiểm định kiến thức và kỹ năng nảy sinh
trong mình theo một phương pháp học nào đó. “ Phương pháp học là khái niệm
miêu tả con đường mà người học phải theo bằng cách đưa ra hành động học”[7].
Phương pháp học tập phụ thuộc rất nhiều vào ý thức học tập của từng
người học, người học phải biết tự vượt qua chính mình. Sự say mê, hứng thú,
quyết tâm, sự tập trung chú ý vào các nhiệm vụ học tập sẽ tạo ra một kết quả học
tập rất tốt. Phương pháp học còn phụ thuộc vào năng lực, kinh nghiệm, thói
quen, kỹ năng học tập và tính khoa học của từng người học. Kết quả học tập
quyết định bởi năng lực tự học, kỹ năng thu thập, xử ý, trình bày thơng tin của
từng cá nhân của người học.
- Giúp đỡ
Theo C.Margolinas, dạy là làm sống lại kiến thức, làm cho kiến thức được
tạo ra bởi chính người học như là câu trả lời cho tình huống; giúp đỡ người học
đạt đến một sự hiểu biết cá nhân và chính xác hóa hiểu biết cá nhân thành kiến
thức khoa học.
Người dạy can thiệp vào tất cả các yếu tố của hoạt động dạy học một cách
có chủ đích (người dạy là người quyết định tri thức nào cần dạy và dạy như thế
nào; tri thức nào mà người học cần học và học như thế nào). Người dạy là người
lựa chọn và tổ chức nội dung thành các tình huống dạy học và áp dụng các cách
thức hành động phù hợp và tạo điều kiện để người học tích cực tham gia vào
hoạt động lĩnh hội tri thức, kĩ năng và các giá trị mới.
Phương pháp dạy thể hiện trình độ nghiệ vụ sư phạm của giáo viên, nó
biểu hiện rõ nét nhất tính khoa học, tính kỹ thuật, tính nghệ thuật và đạo đức sư
phạm. Phương pháp dạy của người dạy còn bao hàm cả các yếu tố của phương
pháp giáo dục như: khích lệ, động viên, khơi dậy tính tích cực, sang tạo, hứng
thú, kiên trì và quyết tâm học tập của người học.
- Tác động
Trang 16
Trong quá trình diễn ra hoạt động sư phạm, thì các yếu tố của mơi trường
cũng có ảnh hưởng rất lớn tới cả việc dạy và việc học vì người dạy và người học
đều là những nhân cách được hình thành và phát triển trong những điều kiện tự
nhiên, vật chất, xã hội và văn hóa nhất định.
Các yếu tố bên ngồi như mơi trường vật chất, nhà trường, địa hình, xã
hội và người học và người dạy gây ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động sư phạm. Ví
dụ: như điều kiện về khơng khí, thời tiết cũng tác động khơng ít đến hiệu quả
học tập. Khơng khí, thời tiêt mát mẻ sẽ tạo ra tâm lý thoải mái cho người học,
ngược lại nếu không, thời tiết nặn nề, ẩm thấp , nóng bức thì nhanh chóng làm
cho người học cảm thấy mệt mỏi, chán nản điều đó gây bất lợi cho kết quả học
tập của người học.
Các yếu tố bên trong như tiềm năng trí tuệ, xúc cảm, giá trị, vốn sống,
phong cách dạy, phong cách học cũng như tính cách đều có khả năng làm dễ
dàng hoặc cản trở đến hoạt động dạy học.
Để phối hợp chặt chẽ ba tác nhân với các thao tác của họ và thu hút sự
chú ý vào sự kết hợp này, bộ ba thao tác A ( Học - Giúp đỡ - Tác động ) giống
như một hồi âm trả lời bộ ba tác nhân E ( Người học - Người dạy - Môi trường ).
TAM E
Người học
Học
Người dạy
Giúp đỡ
Môi trường
Tác động
TAM A
Hình 1.1: Bộ ba tác nhân và bộ ba thao tác của chúng
Trang 17
1.3.3. Định hướng tương tác
Ngoài việc dựa trên các tác nhân, các thao tác rất chính xác, phương pháp
DHTT cũng tự xác định cho mình những định hướng rất rõ rang. Để thấy rõ
những định hướng của sư phạm tương tác đã lựa chọn chúng ta tìm hiểu các trào
lưu sư phạm và định hướng của chúng.
Theo [12], người ta thừa nhận trong giới sư phạm ( SP ) đã tồn tại bốn
trào lưu SP chính sau đây:
- Trào lưu SP tự do: dựa hoàn toàn vào người học, tất cả phải xuất phát tư
người học và lợi ích của họ. Người học tự chọn mục tiêu, thời gian và phương
thức học tùy kinh nghiệm hoặc cơ may.
- Trào lưu SP đóng: dựa vào chương trình học, người học được được đánh
giá theo mục tiêu qui định. Việc học lại tuân theo một trật tự logic so với môn
học chứ không phải so với phương pháp học.
- Trào lưu SP mở: đặc biệt nhấn mạnh sự tác động qua lại giữa người học,
người dạy và mơi trường. Người học có đủ tiềm năng để hoàn thành một phương
pháp học ự chủ, tuy nhiên phương pháp này được tiến hành nhờ vào người dạy
là người đóng vai trị hàng đầu.
- Trào lưu SP bách khoa: dựa hoàn toàn vào người dạy, người dạy đề ra
mục tiêu, thời gian và phương thức học theo chủ quan của mình. Người học
ngoan ngỗn nghe theo và bằng lòng với kiến thức và kỹ năng được truyền thụ.
Bốn trào lưu SP này không tạo thành những ngăn kín. Mỗi trào lưu đều có
những điểm mạnh của mình và thường vay mượn ít nhiều yếu tố của nhau.
SPTT thuộc trào lưu SP mở dựa vào tương tác giữa ba tác nhân, nó kết hợp một
đặc tính của SP tự do, tận dụng ưu điểm của SP bách khoa và cuối cùng nó chấp
nhận SP đóng.
Trang 18
Tóm lại, SPTT trước hết coi người học là trung tâm, là người thợ chính
của q trình học và căn bản dựa trên các tác động qua lại giữa người học,
người dạy và mơi trường. Đó chính là hai định hướng lớn của SPTT.
Dạy học với với người học là trung tâm ( NHLTT) là định hướng giáo dục
tập trung vào nhu cầu của người học, hơn là những yếu tố khác trong q trình
giảng dạy. Nó hồn tồn trái ngược với định hướng người dạy là trung tâm
( NDLTT) dã tồn tại và phổ biến từ trước đến nay. Các phương pháp giảng dạy
lấy định hướng NDLTT, người dạy ln giữ vai trị trung tâm trong việc giảng
dạy, coi nhẹ hoạt động tích cực, chủ động của người học, người học chỉ có vai
trị thụ động tiếp nhận kiến thức.
Với định hướng lấy NHLTT, dạy học tương tác sẽ là lựa chọn hàng đầu
trong việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay đặc biệt trong việc chuyển từ
đào tạo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ (HCTC) bởi vì:
- HCTC là phương thức đào tạo trong đó sinh viên chủ động lựa chọn
từng mơn học theo một số dàng buộc qui định trước nhằm tích lũy từng phần và
tiến tới hoàn tất toàn bộ chương trình đào tạo để được cấp bằng tốt nghiệp.
- HCTC sẽ tạo điều kiện tối đa để cá nhân hóa qui trình đào tạo, trao
quyền chủ động cho sinh viên trong việc đăng ký sắp xếp lịch học, kể cả sắp xếp
thời gian học ở trường, thời gia tốt nghiệp,…
- HCTC đáp ứng nhu cầu chủ động của sinh viên trong học tập và cũng
địi hỏi tính chủ động rất cao của sinh viên trong việc lập kế hoạch dự kiến đăng
ký các môn học, chọn lựa môn học ngày từ đầu cho cả khóa học. Sinh viên phải
chủ động tìm hiểu đề cương các mơn học, từ dó chuẩn bị đọc tài liệu trước giờ
học, tích cực chủ động tham gia các thảo luận trong lớp, cũng như làm bài tập,
viết tiểu luận,…
- HCTC với định hướng lấy NHLTT được quán triệt từ khâu thiết kế
chương trình, biên soạn nội dung giảng dạy và sử dụng phương pháp giảng dạy.
Trang 19
Tóm lại: với HCTC sinh viên thực sự là trung tâm của quá trình học tập,
họ tự thiết kế lộ trình học tập theo khả năng của mình. Chính vì vậy mà DHTT
với định hướng NHLTT sẽ đặc biệt thích hợp với phương thức đào tạo theo tín
chỉ.
1.3.4. Bộ ba tương tác
LLDHTT đề cập đến khái niệm SPTT dựa trên mối quan hệ tương hỗ lẫn
nhau giữa ba tác nhân: người dạy, người học và môi trường. Ba tác nhân này
luôn quan hệ chặt chẽ với nhau sao cho mỗi tác nhân hoạt động và phản ứng
trong sự ảnh hưởng của hai tác nhân kia. Trong [7] tương tác giữa ba tác nhân
người dạy, người học, môi trường được biểu diễn bởi một đa –graph có hướng
gồm ba đỉnh và ba cặp cạnh, khơng có khun. Các đường thẳng ( cặp cạnh ) chỉ
ra mối quan hệ giữa các tác nhân, trong khi hai đầu của các đường thẳng dưới
hình thức các mũi tên ( cạnh có hướng ) minh họa sự trao đổi giữa chúng
Người học
Người dạy
Mơi trường
Hình 1.2: Các tương tác và tương hỗ của chúng ( 1 )
Người học với phương pháp học của mình sẽ truyền thơng tới người dạy
hệ thơng tin dưới nhiều hình thức khác nhau: ví dụ bằng câu hỏi, lời bình luận
hoặc một suy nghĩ,… Phương tiện để truyền thơng tin đó có thể là thái độ, cử
chỉ, cách ứng xử hay lời nói. Người dạy sẽ tương tác lại với các thông tin từ
người học bằng các câu trả lời, gợi ý, gợi mở, các hướng dẫn, động viên, khích
lệ,… Từ đó người học tự điều chỉnh một cách phù hợp để có kết quả cao.
Trang 20
Người dạy bằng phương pháp sư phạm ( PPSP ) của mình sẽ giúp cho
người học một hướng đi thuận lợi cho việc học, trong cách dạy này người dạy
phải chỉ ra các giai đoạn phải vượt qua, các phương tiện cần sử dụng và các kết
quả phải đạt được. Đáp lại các tác động của người dạy thì người học đi theo con
đường mà người dạy đã định hướng. Trong quan hệ này “ Người dạ là hành
động, nhười học là phản ứng”.
Môi trường với tư cách là một tác nhân sẽ tác động đến người dạy và
người học thông qua sự tác động đến phương pháp hoạt động của họ. sự tác
động của môi trường đồng thời với cả người dạy và người học vì họ cùng tiến
hành hoạt động và khi đó PPSP của người dạy và phương pháp học của người
học được triển khai trong quan hệ mật thiết với nhau. Ngược lại , người dạy và
người học cũng tác động trở lại với môi trường thông qua sự tác động làm thay
đổi các yếu tố ( bên trong hoặc bên ngồi ) của mơi trường khiến cho môi trường
được biến đổi.
Mỗi tác nhân trong bộ ba tương tác trên đây khi thực hiện thao tác của
mình đều thể hiện một ứng xử, dẫn đến đáp ứng của hai tác nhân kia.
* Vấn đề tương tác giữa các phần tử trong nội bộ tác nhân
Trong [14] GS.TS Nguyễn Xuân Lạc đã khẳng định các tương tác và các
tương hỗ giữa chúng phải là một đa - graph có hướng và có khun ở đỉnh.
Người học
Người dạy
Mơi trường
Hình 1.3: Các tương tác và tương hỗ của chúng ( 2 )
Trang 21
- Tương tác người học - người học
Tương tác giữa người học - người học trong dạy học sẽ thực hiện hai chức
năng căn bản là tạo nên quy trình nhận thức của người học và tạo ra quy trình xã
hội và tình cảm của người học.
Trong quá trình dạy học tương tác, nếu người dạy không ủy nhiệm ( trao
quyền cho người học sự chủ động trong khám phá itri thức và ứng dụng ) thì
người học sẽ có sự lệ thuộc thụ động vào người dạy và vào mơi trường học tập.
Khi người dạy ủy nhiệm đến nhóm người học, khi đó sẽ bắt đầu nảy sinh q
trình tương tác giữa người học - người học và bắt đầu diễn ra sự cộng tác lẫn
nhau trong học tập. Cộng tác trong tương tác của người học là khả năng chia sẻ
tri thức và phương pháp hành động mới cho nhau.
- Tương tác giữa các yếu tố trong môi trường
Cơng tác phối hợp với nhà trường, gia đình và xã hội có ý nghĩa quan
trọng đối với chất lượng giáo dục. Hiện nay công tác phối hợp nhà trường, gia
đình và xã hội đã đạt được những kết quả nhất định, phát huy được sức mạnh
tổng hợp và huy động được các nguồn lực trong xã hội tham gia ngày càng tích
cực vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Một xu thế mới của đào tạo nghề đang được đặt ra hiện nay đó là đào tạo
đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi cấp thiết là
phải giải quyết mối quan hệ giữa một bên là nhà trường, với một bên là nhu cầu
xã hội để nhằm đạt được mục đích chung là cung gặp cầu, hướng đào tạo gằn
với thị trường lao động.
Liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp là nhu cầu
khách quan xuất phát tự lợi ích từ hai phía. Các doanh nghiệp sẽ đóng vai trị à
các nhà cung cấp thơng tin để các cơ sở đào tạo nắm được nhu cầu của thị
trường lao động. Vì lợi ích của chính mình, hoạt động đào tạo của nhà trường
luôn hướng tới nhu cầu xã hội, trong đó có nhu cầu doanh nghiệp. Mặt khác, nếu
Trang 22
cơ sở đào tạo đảm bảo cung cấp những lao động đáp ứng nhu cầu của doanh
nghiệp, thì đối với doanh nghiệp đó là điều lý tưởng nhất.
- Tương tác người dạy - người dạy
Trong khi những phát triển mới đây về phương pháp dạy học theo dự án,
cộng tác nhóm, đào tạo gắn với thi trường lao động,… nêu cao ý nghĩa khoa học
và thực tiễn của các khuyên tương ứng người học, mơi trường, thì khun người
dạy ít được quan tâm hơn, nếu khơng muốn nói là chỉ dừng lại ở vài hình thức
truyền thống, như với một mơn học nào đó, có thể có sự cộng tác giữa giảng
viên với trợ lí, giữa giáo viên dạy lý thuyết với giáo viên dạy thực hành cịn thì
nói chung hiếm có sự làm việc nhóm giữa những giáo viên dạy các học phần
khác nhau, thậm trí có cả trường hợp thiếu nhất quán, thiếu phối hợp giữa các
giáo viên ở các môn học khác nhau. Dẫn đến học sinh khó biết sự tương quan
giữa kiến thức các mơn học.
* Vấn đề : Lúc, chỗ và độ của tương tác.
Trong [7], các tác giả chỉ mới dừng lại ở vấn đề xác định được định
hướng của dạy học tương tác mà chưa đặt ra vấn đề lúc, hỗ và độ của tương tác.
Việc ứng dụng CNTT vào giáo dục và đào tạo, đã tạo ra sự thay đổi mang
tính đột phá về mối quan hệ tương tác giữa người dạy và người học trong quá
trình dạy học, tạo ra những khả năng tương tác mới, như:
- Môi trường trong lớp học là môi trường ảo, thực nghiệm ảo, tương tác
ảo nhờ ứng dụng các phần mềm dạy học, CNTT và truyền thong.
- Sự tương tác giữa giáo viên và học sinh khơng nhất thiết phải “giáp mặt”
mà có thể “gián tiếp” thơng qua các hình thức đào tạo từ xa nhờ ứng dụng
CNTT và truyền thơng. Khi đó máy tính và các phần mềm dạy học sẽ đóng vai
trị như một giáo viên thực hiện chức năng điều khiển việc học của học sinh,
truyền đạt kiến thức và tiến hành kiểm tra đánh giá.
Trang 23
- Các phần mềm dạy học kiểu trò chơi tương tác, tương tác với giao diện
kéo - thả và tương tác tham số nhất là tương tác ảo đã cho phép tạo dựng và thực
hiện những thao tác ảo “như thật” trên đối tượng khảo sát.
Hiện nay công nghệ phần cứng và các phần mềm đã cho phép con người
có khả năng tương tác linh động hơn rất nhiều. Ví dụ: chúng ta không cần phải
sử dụng các thiết bị trỏ phức tạp mà sử dụng ngay các thao tác bằng tay, chúng
ta chỉ việc chiếu giao diện nên một màn hình lớn sau đó dùng tay thao tác ngay
trên màn hình chiếu như là chúng ta đang sử dụng chuột để điều khiển các chức
năng của máy. Như vậy máy tính khơng những tương tác với chúng ta qua màn
hình và các thiết bị trỏ mà cịn tương tác với người dung trong một khơng gian
thực. Với hình thức tương tác này rất hiệu quả trong quá trình giảng dạy và trình
diễn một nội dung nào đó.
Như vậy tương tác sư phạm với sự trợ giúp của đa phương tiện (máy
tính, máy chiếu, internet,…) đã làm cho tính tương tác trong quá trình dạy
học được nâng lên nhiều, tương tác giữa thầy và trị khơng chỉ tại những giờ
học trên lớp mà tại mọi lúc, mọi chỗ, mọi độ.
1.3.5 Các liên đới của phương pháp dạy học tương tác
Dạy học tương tác nhằm tạo ra ở người học sự tham gia, hứng thú và trách
nhiệm. Nó gắn cho người dạy vai trò xây dựng kế hoạch, hướng dẫn hoạt động
và hợp tác. Nó gắn cho mơi trường ảnh hưởng quan trọng đến các phương pháp
riêng của người học và người dạy (Hình 1.4)
Trang 24
Lập kế hoạch
Hứng thú
Người học
Hướng dẫn
Tham gia
Người dạy
Hợp tác
Trách nhiệm
Ảnh hưởng
Mơi trường
Thích nghi
Hình 1.4 : Các liên đới của phương pháp giảng dạy tương tác
* Các liên đới đối với người học.
Quan điểm sư phạm trương tác khẳng định dứt khốt người học là người
tham gia chính trong phương pháp học. Người học đảm nhiệm vai trò mấu chốt
này bằng cách thể hiện ngay từ khi bắt đầu học một sự hứng thú hiển nhiên và
trong suốt quá trình học một sự tham gia tích cực liên tục, có trách nhiệm.
* Các liên đới đối với người dạy
Người dạy đóng vai trị quan trọng trong q trình sư phạm. Trong quan
điểm sư phạm tương tác đối với người dạy đặc biệt có các hoạt động sau:
- Xây dựng kế hoạch: Để đạt hiệu quả cao người dạy cần phải biết rõ mục
tiêu người học cần phải đạt được khi kết thúc việc học của mình và xác định các
phương pháp dạy có khả năng giúp người học đạt được mục đích một cách chắt
chắn nhất. Nhiệm vụ xây dựng kế hoạch là xác định trước một định hướng cả về
quá trình học của người học cũng như phương pháp sư phạm của người dạy.
Việc xây dựng kế hoạch chặt chẽ góp phần làm an tồn hơn cho người dạy và
kích thích người học nhiều hơn.
Trang 25