Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Một số giải pháp tăng cường phản biện xã hội của liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.17 KB, 13 trang )

TĨM TẮT LUẬN VĂN
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Qua hơn 30 năm hoạt động và phát triển, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật
Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, tính đến cuối năm 2013 LHH Việt Nam có 140
hội thành viên, gồm 63 LHH tỉnh, địa phương, thành phố trực thuộc Trung ương và 77 hội,
tổng hội các ngành, nghề toàn quốc. LHH Việt Nam đã thu hút được trên 1.5 triệu trí thức
KH&CN, chiếm khoảng 1/3 trí thức hiện có của cả nước.
Trong những năm qua, hoạt động phản biện xã hội của LHH Khoa học và Kỹ thuật
Việt Nam ngày càng tích cực, phản ánh trung thực, khách quan ý kiến của đội ngũ trí
thức khoa học và cơng nghệ (KH&CN). LHH Khoa học và kỹ thuật Việt Nam và các hội
thành viên từ Trung ương đến địa phương là tổ chức tư vấn đáng tin cậy của lãnh đạo
Đảng và chính quyền các cấp. Một số hoạt động nổi bật như: Tư vấn, phản biện Dự án
thuỷ điện Sơn La; tư vấn phản biện dự án đường Hồ Chí Minh đoạn qua vườn quốc gia
Cúc Phương; đánh giá hiệu quả khu cơng nghệ cao TP Hồ Chí Minh; đánh giá chương
trình đào tạo nghề 1 tỷ USD của Thủ tướng Chính phủ; góp ý dự án “Quy hoạch hai bờ
sông Hồng đọan qua Hà Nội”; Các kết quả của hoạt động phản biện xã hội của LHH Việt
Nam đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân đánh giá cao, góp phần thiết thực vào sự phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời nâng cao vị thế và vai trò của Liên hiệp hội
Việt Nam.
Tuy nhiên phản biện xã hội của LHH Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, vướng
mắc như: Các cơ chế, chính sách thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện xã hội đối với
Liên Hiệp hội chưa đầy đủ, mối liên hệ với các cơ quan quản lý Nhà nước chưa chặt chẽ,
các thơng tin từ phía cơ quan quản lý Nhà nước chưa được cung cấp đầy đủ, kinh phí cho
hoạt động cịn thiếu…
Vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu hoạt động phản biện xã hội của LHH, từ đó đưa
ra một số giải pháp căn bản đẩy mạnh hoạt động, để đưa tiếng nói của của đội ngũ các


nhà khoa học của Liên Hiệp hội ngày càng mạnh mẽ. Trong điều kiện đó, việc nghiên


cứu đề tài: “ Một số giải pháp tăng cường phản biện xã hội của Liên hiệp các hội khoa
học và kỹ thuật Việt Nam” là cần thiết, nhằm phát huy vai trò của các nhà khoa học của
VUSTA vì sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
2. Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động phản biện xã hội của Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật
Việt Nam (VUSTA).
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Xác định khung lý thuyết về phản biện xã hội của các hội; Phân tích thực trạng hoạt
động phản biện xã hội của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam giai đoạn
2010- 2015; Đề xuất định hướng và giải pháp tăng cường phản biện xã hội của Liên hiệp các
hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam đến năm 2020.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về không giạn: hoạt động phản biện xã hội tại Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật
Việt Nam các hội thành viên và các tổ chức KH&CN trực thuộc VUSTA;
- Về thời gian: Từ 2010 – 2015 và định hướng đến 2020.
- Về Nội dung: Tìm ra điểm mạnh, yếu, từ đó đưa ra giải pháp tăng cường PBXH
của LHH VN
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
5.1 Phương pháp thu thập số liệu và nguồn tư liệu:
- Các Văn kiện của Đảng, thể hiện đường lối, chủ trương và chiến lược phát triển
phản biện xã hội, cũng như cơ chế chính sách đẩy mạnh hoạt động này
- Các văn bản chính sách và pháp luật của nhà nước thể chế hóa đường lối, chủ
trương của Đảng;
- Các cơng trình, các bài viết của các nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài;
- Các nghiên cứu, báo cáo về các điển hình và bài học kinh nghiệm về vấn đề
nghiên cứu của các nước tiên tiến trên thế giới, đặc biệc các nước có những chia sẻ nhiều
đặc điểm trong quá trình phát triển với Việt Nam như Anh, Pháp, Mỹ và Trung Quốc….
- Các bài báo, nguồn dữ liệu trên internet.



5.2. Phương pháp điều tra xã hội học và phỏng vấn sâu
+ Một là đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ đang thực hiện hoạt động PBXH
của LHH VN với số phiếu là 100 phiếu;
+ Hai là các Bộ, ngành sử dụng PBXH với số phiếu là 100 phiếu;
5.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu:
- Sử dụng phần mềm EXCEL nhằm định lượng các kết quả đánh giá.
6. Kết cấu luận văn.
Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận văn gồm 3 chương
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA CÁC
HỘI VÀ HIỆP HỘI
1.1. Hội và hiệp hội
1.1.1. Khái niệm hội và hiệp hội
Các hội, hiệp hội, được gọi chung là Hội được quy định trong Nghị định
45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản
lý hội này được hiểu là “tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành
nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đồn kết hội viên, hoạt động
thường xun, khơng vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên; hỗ trợ
nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác
có liên quan. Hội có tên gọi khác nhau: hội, liên hiệp hội, tổng hội, liên đoàn, hiệp hội,
câu lạc bộ có tư cách pháp nhân và các tên gọi khác theo quy định của pháp luật (sau
đây gọi chung là hội)".
1.1.2. Chức năng của hội
Tập hợp các nhu cầu cá nhân, nhóm, tổ chức, cộng đồng để hình thành nên các
nhu cầu xã hội, nhu cầu chính sách, tạo mơi trường xã hội thuận lợi để hội viên, thành
viên hình thành và phát triển tri thức, kỹ năng quản lý xã hội; Bảo vệ các quyền, lợi ích
chính đáng, hợp pháp của hội viên, thành viên; Phát huy và thực hành dân chủ, tham gia
xây dựng, giám sát, phản biện xã hội đối với cơ chế, chính sách, pháp luật của nhà nước;



Tham gia cung ứng dịch vụ công, hoạt động từ thiện, nhân đạo, khắc phục những hậu quả
thiên tai, bảo vệ mơi trường,… góp phần khắc phục hạn chế của cơ chế thị trường; Thực
hiện đối ngoại nhân dân, tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong việc
giải quyết các vấn đề có tính chất tồn cầu như bảo vệ mơi trường sinh thái, chống đói
nghèo, giảm nhẹ thiên tai.
1.1.3. Đặc điểm của hội
Một là các hội hoạt động ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, hoạt động ở
khắp mọi miền Tổ quốc. Hai là: hoạt động của hội không lấy mục tiêu lợi nhuận làm
chính mà ln ln lấy mục tiêu hướng tới cuộc sống tốt đẹp, văn minh và công bằng hơn
cho người dân. Ba là: Các hoạt động của hội không phân chia phạm vi địa danh, giới,
lĩnh vực. Có lĩnh vực nhiều hội cùng hoạt động khơng câu nệ là hội mang tên gì, hội
ngành, giới, tầng lớp nào. Bốn là: Các hoạt động của hội hoạt động được nhiều lực lượng,
tầng lớp nhân dân tham gia. Khả năng tài chính, các điều kiện hoạt động thường thiếu
thốn, thậm chí là trình độ những người tham gia cũng không đồng đều. Năm là: Các hoạt
động của hội thường được xuất phát từ ý tưởng, sáng kiến của người dân, của hội viên,
do vậy tồn bộ cơng việc được công khai, minh bạch, ai ai cũng biết.
1.1.4. Phân loại hội
Tổ chức chính trị;Tổ chức chính trị - xã hội; Các tổ chức chính trị - xã hội - nghề
nghiệp; Các tổ chức xã hội – nghề nghiệp
1.2. Hoạt động phản biện xã hội của các hội và hiệp hội
1.2.1 Khái niệm về phản biện xã hội
Tuy nhiên thì khái niệm phản biện theo cách hiểu của quyết định 14/2014/QĐTTg về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các hội khoa học
kỹ thuật Việt Nam có một chút thay đổi so với trước đó là “Phản biện là hoạt động đưa
ra và nhận xét, đánh giá phê bình và các khuyến nghị về sự phù hợp của nội dung đề án
với mục tiêu và các điều kiện đã quy định hoặc thực trạng đặt ra” .
1.2.2. Vai trị và tiêu chí đánh giá phản biện xã hội
1.2.2.1. Vai trò
Một là, phản biện xã hội là việc phát huy dân chủ, lắng nghe tiếng nói của người



dân từ phía nhà nước; Hai là, Phản biện xã hội là phương thức tiếp cận, đánh giá vấn
đề một cách đa diện, nhiều chiều, phát huy trí tuệ cộng đồng, có tác dụng sát với sự
thật và chân lý; Ba là, phản biện xã hội sẽ là cách thức chống lại tệ nạn tham nhũng,
quan liêu, cửa quyền và hạn chế nhóm lợi ích trong các quyết định của cơ quan nhà nước;
Bốn là, phản biện xã hội góp phần xây dựng nhà nước, tạo nên động lực phát triển kinh tế
- xã hội bền vững; Năm là, phản biện xã hội là một bộ phận trong quy trình hoạt động
quản lý xã hội và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhất là khi thực hiện chế độ một
Đảng duy nhất cầm quyền.
1.2.2.3. Tiêu chí đánh giá phản biện xã hội
Thông qua số lượng các nhiệm vụ phản biện xã hội được Nhà nước giao, do đấu
thầu được hoặc tự đặt vấn đề phản biện trong một năm ; Đánh giá về chất lượng các phản
biện xã hội thông qua sự phản hồi của các các cơ quan nhà nước, các chủ đầu tư giao
nhiệm vụ phản biện (có thể là cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức…); Thơng qua số
lượng các ý kiến đóng góp của các hiệp hội được các cơ quan quản lý nhà nước đưa vào
để thay đổi chính sách hoặc dự án.
1.2.3. Quy trình phản biện xã hội
Xác định, lựa chọn vấn đề cần tư vấn, phản biện ; Xây dựng mục tiêu và kế hoạch
cho phản biện xã hội ; Thu thập số liệu ; Thực hiện bảng hỏi và tổ chức khảo sát ; Phân
tích và xử lý số liệu và viết báo cáo ; Truyền đạt kết quả (thơng tin) cho cá nhân và tổ
chức có thẩm quyền.
1.2.4. Các hình thức phản biện xã hội
Nhóm các hình thức tập hợp ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học
Nhóm các hình thức tập hợp ý kiến từ nhân dân (hoặc đại diện cho nhân dân)


1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới phản biện xã hội của các hội
1.2.5.1. Nhân tố ảnh hưởng ở bên ngồi hội: Có chế chính sách, trình độ dân trí, trình độ
Khoa học.
1.2.5.2. Nhân tố ảnh hưởng thuộc về các hội: Vai trò của bộ máy lãnh đạo của hội Nguồn
nhân lực của các hội; Năng lực liên kết với các cơ quan quản lý nhà nước; Nguồn lực tài

chính cho việc thực hiện phản biện xã hội.
CHƢƠNG 2:ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA LIÊN HIỆP
CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật việt Nam
2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển
Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (gọi tắt là Liên hiệp hội Việt
Nam) được thành lập theo Quyết định số 121/HĐBT ngày 29/7/1983 của Hội đồng Bộ.
Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tập hợp trên 2,8 triệu người, tăng thêm
gần một triệu so với nhiệm kỳ trước, trong đó có trên 1,5 triệu trí thức chiếm gần 1/3 tổng số
trí thức hiện có của cả nước đây. Hiện nay, Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt
Nam có 140 hội thành viên, trong đó có 63 liên hiệp hội tỉnh, thành phố và 77 hội ngành
toàn quốc.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Liên hiệp hội Việt Nam
2.1.2.1. Chức năng
- Tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thức khoa học và cơng nghệ ở trong nước, trí thức
khoa học và cơng nghệ người Việt Nam ở nước ngoài; điều hoà, phối hợp hoạt động của
các hội thành viên; Làm đầu mối giữa các hội thành viên và các cơ quan Đảng, Nhà
nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức khác nhằm giải quyết những vấn đề
chung trong hoạt động của Liệp hiệp Hội Việt Nam; Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của các hội viên, hội thành viên, của trí thức khoa học và cơng nghệ Việt Nam.
2.1.2.2. Nhiệm vụ
- Củng cố, phát triển tổ chức và đẩy mạnh hoạt động của các hội thành viên; Tham
gia thực hiện xã hội hoá hoạt động khoa học và cơng nghệ, giáo dục và đào tạo, chăm sóc
sức khoẻ nhân dân, phát triển cộng đồng, xóa đói giảm nghèo; Phát triển công tác vận


động trí thức khoa học và cơng nghệ; Thực hiện vai trò thành viên của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam; Tăng cường hợp tác với các hội, các tổ chức phi chính phủ của các nước, tham
gia các tổ chức khoa học và công nghệ của khu vực và quốc tế.
2.1.3. Bộ máy quản lý của Liên hiệp hội

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam lần thứ VII, nhiệm kỳ 20152020 có 140 hội thành viên, gồm 63 liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương và 77 hội, tổng hội ngành toàn quốc. Thường trực Đoàn Chủ
tịch gồm Chủ tịch và 4 Phó Chủ tịch, trong đó có 01 Phó Chủ tịch kiêm nhiệm (đại diện
lãnh đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương)
Ngoài ra, Liên hiệp hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam có 06 dơn vị trực thuộc,
01 Tạp chí, 1 Nhà xuất bản, 02 tờ báo và 01 Quỹ trực thuộc Trung ương Liên hiệp hội có
nhiệm vụ tương ứng với các nhiệm vụ mà Liên hiệp hội hiện nay đang hoạt động.
2.2.Kết quả PBXH của Liên hiệp hội Việt Nam
2.2.1. Hoạt động phản biện xã hội của Liên Hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
ở Trung ương
Theo điều tra, chỉ có 10/77 hội tồn quốc có báo cáo thực hiện các nhiệm vụ PBXH
với số lượng trong 05 năm là 152 nhiệm vụ và tương ứng với số kinh phí là 7.087.000.000
(bảy tỉ không trăm tám mươi bảy triệu đồng). Số lượng các nhiệm vụ tăng lên hàng năm
tương đồng với số kinh phí cho PBXH cũng được nâng lên cho thấy sự phát triển mạnh mẽ
hoạt động PBXH của Liên Hiệp hội Việt Nam.
2.2.2. Hoạt động phản biện xã hội của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt
Nam tại địa phương
Trong các báo cáo, Liên hiệp Hội địa phương được nhà nước giao biên chế, cơ sở
vật chất và kinh phí để thực hiện thì nhiều khi lại thiếu chuyên gia giỏi. Để thực hiện nhiệm
vụ này, liên hiệp hội địa phương phải tập hợp chuyên gia của các hội thành viên hoặc
chuyên gia của các hội ngành Trung ương. Theo điều tra, có 33/62 các Liên hiệp Hội địa
phương có thực hiện các nhiệm vụ PBXH trong những năm 2010 -2015
2.3 Thực trạng hoạt động phản biện xã hội của Liên hiệp hội Khoa học và kỹ thuật
Việt Nam


2.3.1 Qúa trình phản biện xã hội của Liên Hiệp hội Việt Nam
- Lựa chọn vấn đề cần phản biện
- Xây dựng các mục tiêu và xây dựng kế hoạch thực hiện cho phản biện xã hội
- Thu thập tài liệu:

- Thực hiện bảng hỏi và tổ chức khảo sát: Thực hiện bảng hỏi; Tổ chức khảo sát:
- Viết báo cáo:
- Truyền đạt thông tin phản biện tới các cấp có thẩm quyền
2.3.2 Thực trạng các hình thức PBXH của Liên hiệp
Giới thiệu chuyên gia tham gia thực hiện Phản biện xã hội; Tổ chức hội thảo, tọa
đàm, lấy ý kiến chuyên gia về các vấn đề cần phản biện xã hội. Tổ chức nghiên cứu các
vấn đề phục vụ cho hoạt động PBXH dưới dạng đề tài hoặc đề án; Tổ chức diễn đàn
KH&CN hoạt động định kỳ theo chuyên đề; Trực tiếp chủ trì hoặc tham gia vào các bước
trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề án kinh tế - xã hội.
2.4.2 Đánh giá thực hiện hoạt động phản biện xã hội của LHH Việt Nam
2.4.2.1. Điểm mạnh
Thứ nhất, về quy trình phản biện xã hội đã được thay đổi, thiết kế phù hợp với tính
chất, yêu cầu của nhiệm vụ phản biện xã hội và khác một cuộc nghiên cứu thông thường.
Nổi bật trong đó là việc thực hiện bảng hỏi điều tra, khảo sát, tổ chức hội thảo và viết báo
cáo do có sự tập trung của các chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực
Thứ hai, về nội dung phản biện đã được LHH Việt Nam thực hiện đảm bảo các
yếu tố về tính thời sự của vấn đề, đúng luật, đúng yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước
nhưng vẫn có tính khách quan, minh bạch.
Thứ ba, về hình thức phản biện xã hội khá đa dạng, đáp ứng được các đòi hỏi khác
nhau cho hoạt động phản biện xã hội hiện nay.
2.4.2.2 Điểm yếu
Thứ nhất, quy trình thực hiện hoạt động phản biện xã hội cịn nhiều lỗ hổng trong
việc quản lý dẫn đến mất khá nhiều thời gian và kinh phí thực hiện. Cách thức thực hiện
trong quy trình cịn chưa có sự phối hợp giữa các bước một cách hợp lý, dẫn đến cách
thức thực hiện lộn xộn, còn nhiều sai lầm.


Thứ hai, các hình thức phản biện xã hội hiện nay chưa được nhiều sự đánh giá, quan
tâm từ phía các cơ quan quản lý nhà nước. Một số hình thức phản biện xã hội cịn mang nặng
tính hình thức chứ chưa thực sự mang lại hiệu quả cho hoạt động.

Thứ ba, hoạt động PBXH của LHH Việt Nam vẫn còn bị chi phối bởi yếu tố nhà
nước nên vẫn cịn tâm lý bao cấp, trơng chờ được giao nhiệm vụ
2.4.2.3. Nguyên nhân các điểm yếu bên trong của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ
thuật Việt Nam
a. Bộ máy lãnh đạo của Hiệp hội hiện nay chưa thúc đẩy được hoạt động của Liên
Hiệp hội Việt Nam
Tuổi đời của đa số các lãnh đạo của LHH Việt Nam thường quá cao và sức khỏe
không ổn định; Tâm lý chưa kiên định, e ngại, tránh né đối đầu trong bộ máy lãnh đạo
Liên Hiệp hội Việt Nam; Chưa có các chiến lược, tầm nhìn và định hướng thúc đẩy hoạt
động phản biện xã hội; Chưa chủ động đề nghị với các cơ quan quản lý nhà nước để cho
LHH được phối hợp, tham gia các nhiệm vụ xây dựng chính sách pháp luật; Vẫn cịn
mang nặng tính bao cấp.
b. Nguồn nhân lực cho hoạt động phản biện xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu
phản biện xã hội hiện nay.
* Về nhân lực thực hiện PBXH
Số lượng cán bộ, nhân viên của LHH Việt Nam đặc biệt là các LHH tại các địa
phương khơng nhiều, trong đó lại phải đảm nhận nhiều cơng việc khác nhau, vì vậy có rất
ít cán bộ chun trách cho hoạt động PBXH. Trình độ chuyên môn của cán bộ tại Liên
hiệp Hội địa phương còn hạn chế


* Về chuyên gia thực hiện PBXH
Hầu hết các chuyên gia tham gia hoạt động PBXH đều thông qua mối quan hệ cá
nhân chứ chưa phải xuất phát từ cơ chế phối hợp cơng việc mang tính chất chung giữa
các cơ quan, điều này làm cho tính gắn kết giữa các chuyên gia từ các viện nghiên cứu và
trường đại học với Liên hiệp Hội Việt Nam khá lỏng lẻo.
c. Năng lực liên kết với các cơ quan quản lý nhà nước chưa cao
Tuy nhiên, số lượng các PBXH có sự liên kết với các Bộ, ngành chưa nhiều. Tính
đến hết 2015 thì LHH Việt Nam mới kí được 06 hiệp định hợp tác hoạt động với các Bộ,
ban, ngành, đây là một con số còn quá nhỏ bé.

d. Nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động PBXH cịn thấp và thiếu linh hoạt.
Thủ tục thu chi tài chính dành cho hoạt động PBXH còn nhiều vướng mắc, cách
thức thanh tốn cịn cần sự đồng ý từ nhiều ban, ngành khiến cho Liên hiệp hội Việt Nam
khơng có sự linh hoạt và thụ động khi thực hiện nhiệm vụ. Điều này dẫn đến sự chậm trễ
khi thực hiện hoạt động PBXH do kinh phí chưa về, hoặc quá thấp dẫn đến mất tính thời
sự của vấn đề cần phản biện.
2.4.2.3. Nguyên nhân các điểm yếu bên ngoài Liên hiệp hội Việt Nam
a. Cơ chế chính sách của Nhà nước cho hoạt động PBXH hiện nay cịn thiếu, chưa
có sự đồng bộ và chưa phù hợp với tình hình hoạt động và phát triển hiện nay
- Thiếu các cơ chế đặc thù về cung cấp thông tin PBXH và cơ chế tiếp nhận và
phản hồi các kết quả PBXH
b. Trình độ dân trí chưa đồng đều, chưa có nhận thức sâu sắc về lợi ích mà PBXH
đem lại
Trình độ dân trí của nước ta cịn chưa đồng đều, những nơi có dân trí cao thường
tập trung tại các thành phố lớn của cả nước như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.
c. Chưa có cơ chế lấy ý kiến đánh giá phản biện của LHH Việt Nam về các chính
sách trước khi ban hành.
Đối với các đề án, dự án, chương trình đã được Liên hiệp Hội địa phương tham gia
góp ý và tổ chức phản biện và gửi văn kiện phản biện tới các cơ quan, tổ chức (đặt hàng,
yêu cầu…), do chưa có quy định rõ ràng về việc phản hồi các ý kiến phản biện, nên có


nhiều cơ quan chưa có trách nhiệm phản hồi khi họ nhận được văn kiện phản biện của
LHH các cấp (đặc biệt là ở LHH địa phương).
d. Chưa có cơ chế cung cấp thông tin đầu vào cho LHH Việt Nam khi thực hiện
PBXH.
Cơ quan, tổ chức (đặt hàng, yêu cầu), cơ quan chủ đầu tư thậm chí là cả các Bộ,
ngành thường cung cấp không đầy đủ, kịp thời hồ sơ, tài liệu cho cơ quan phản biện làm
cho thời gian thực hiê ̣n PBXH quá ngắ n ; việc thực hiện PBXH nhiều khi còn bị động và
bị thúc ép về thời gian bởi cách làm việc kiểu cũ của một số cơ quan hành chính nhà

nước.
e. Trình độ khoa học và cơng nghệ vẫn cịn hạn chế, chưa thể làm nền tảng để phát
triển PBXH.
Trình độ khoa học và công nghệ hiện nay chưa đồng đều, hầu hết tập trung ở các
thành phố lớn, đại đa số người dân cịn chưa có kiến thức về KH&CN.
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT
VIỆT NAM
3.1. Một số quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước về phản biện xã hội hiện
nay.
3.1.1. Về văn bản của Đảng
Thứ nhất, các bộ, ngành, các cơ quan hữu quan có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ
với LHH Việt Nam, và tạo điều kiện để LHH Việt Nam kết nối các hoạt động với Nhà
nước:
Thứ hai là yêu cầu Ban cán sự Đảng Chính phủ lãnh đạo việc thể chế hóa chức
năng PBXH về khoa học và kỹ thuật của các hội.
Thứ ba, Ban Bí thư và Bộ Chính trị cũng yêu cầu LHH Việt Nam thực hiện tốt
chức năng PBXH trong hoạt động KH&CN


3.1.2. Về văn bản của nhà nước
Nhằm thể chế hóa những chủ trương, chính sách của Đảng về hoạt đơng TV,
PB&GĐXH của LHHVN, Thủ tướng Chính phủ đã lần lượt ban hành các văn bản như,
Nghị định số 45/2010/NĐ/CP ngày 21/4/2010 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý
hội; Quyết định số 650/QĐ-TTg ngày 24/4/2006 về việc phê chuẩn Điều lệ của LHH Việt
Nam
3.2. Định hƣớng tăng cƣờng hoạt động phản biện xã hội của Liên hiệp các hội khoa
học và kỹ thuật Việt Nam khóa VII (nhiệm kì 2015 – 2020).
Tăng cường hoạt động PBXH, bản thân LHH Việt Nam cũng cần đề xuất, tham
mưu cho Đảng, Nhà nước những vấn đề quan trọng về chủ trương, chính sách phát triển

đất nước, trước hết là những vấn đề liên quan đến KH&CN, giáo dục và đào tạo, chính
sách đối với trí thức; huy động đơng đảo các nhà khoa học đầu ngành, chuyên ngành
tham gia tích cực xây dựng các văn bản pháp luật của Đảng và Nhà nước
Xây dựng mạng lưới chuyên gia và quy chế sử dụng chuyên gia đủ năng lực và
điều kiện thực hiện nhiệm vụ PBXH
Xây dựng chương trình và tài liệu tập huấn về PBXH và vận động chính sách;
cung cấp các dịch vụ đào tạo nâng cao năng lực tổ chức thực hiện và chất lượng PBXH
Tăng cường hoạt động điều tra, khảo sát, nghiên cứu nhằm cung cấp các cơ sở
khoa học và thực tiễn phục vụ cho công tác PBXH và vận động chính sách.
3.3. Một số giải pháp và kiến nghị tăng cường phản biện xã hội của Liên hiệp các hội
khoa học và kỹ thuật Việt Nam
3.3.1 Giải pháp tăng cường phản biện xã hội của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ
thuật Việt Nam
- Giải pháp về nâng cao vai trò người lãnh đạo của Liên Hiệp hội Khoa học và Kỹ
thuật Việt Nam
- Giải pháp về tăng cường liên kết với các cơ quan quản lý Nhà nước, vận động sự
ủng hộ của những đơn vị này.
- Giải pháp về hoàn thiện bộ máy và nhân sự thực hiện hoạt động Phản biện xã
- Giải pháp về tăng cường nguồn tài chính


- Một số giải pháp khác
3.3.2. Một số giải pháp từ phía cơ quan quản lý nhà nước
- Giải pháp về tăng cường nhận thức của các cấp chính quyền, các Bộ, ban, ngành về
PBXH của Liên Hiệp hội Việt Nam
- Giải pháp giúp rà soát, bổ sung và chỉnh sửa các văn bản chính sách khơng phù
hợp với tình hình hoạt động PBXH hiện nay.
Đổi mới cơ chế trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có dự án phản biện xã hội:
- Giải pháp về xây dựng cơ chế giao nhiệm vụ cho Liên hiệp hội trong công tác
tham mưu, hoạt động phản biện xã hội:

- Giải pháp nhằm làm giảm thủ tục hành chính và tăng cường tài chính cho hoạt
động PBXH của LHH Việt Nam
- Giải pháp giúp nâng cao trình độ dân trí một cách đồng đều để tạo điều kiện cho
PBXH được phát triển.
- Giải pháp giúp nâng cao trình độ khoa học và cơng nghệ để theo kịp với tiến bộ
xã hội hiện nay.



×