Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

tim hieu luan giao tho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.45 KB, 16 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b> TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI I CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b> VÀ CƠNG ĐỒN TCĐHH.I Độc lập - Tự do - Hạnh phúc</b>




---Số: /TCĐHH.I-CĐTCĐHH.I Hải phòng, ngày 06 tháng 07 năm 2009


<b>HƯỚNG DẪN THAM GIA CUỘC THI</b>
<b> TÌM HIỂU CÁC LUẬT VỀ GIAO THÔNG</b>


<b> - Căn cứ Công văn hướng dẫn số 334/HD–TLĐ, ngày 13/3/2009 của Tổng</b>
Liên đoàn lao động Việt Nam về việc sơ kết 5 năm (2003 – 2008) thực hiện
Nghị quyết liên tịch số 01/2003/NQLT/TLĐ–UBATGTQG của Tổng liên đoàn
Lao động Việt Nam và Ủy ban An tồn giao thơng quốc gia về công tác phối
hợp tuyên truyền vận động công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) cả nước
tham gia giữ gìn trật tự an tồn giao thơng (ATGT) và thi tìm hiểu Luật về giao
thông;


- Thực hiện Chỉ thị liên tịch số: 1235/CTLT/CHHVN-CĐCHHVN, ngày
19/6/2009 của Cục Hàng hải Việt Nam và Công đồn Cục Hàng hải Việt Nam
phát động cuộc thi tìm hiểu các Luật về giao thông trong CNVCLĐ Cục Hàng
hải Việt Nam năm 2009


Trường Cao đẳng Hàng hải 1 và Công đoàn trường Cao đẳng Hàng hải 1
thống nhất hướng dẫn các đơn vị triển khai cuộc thi như sau:


<b>I. Mục đích, ý nghĩa </b>


1. Làm cho cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ hiểu rõ hơn về Luật giao thông đặc
biệt là luật giao thông đường bộ năm 2008 có hiệu lực thi hành từ ngày
01/7/2009, từ đó gương mẫu thực hiện và tuyên truyền vận động mọi người


thực hiện các biện pháp đảm bảo trật tự ATGT góp phần kiềm chế và đẩy lùi tai
nạn giao thông;


2. Thông qua cuộc thi tìm, phát hiện, biểu dương những tập thể và cá nhân
có thành tích xuất sắc nhằm bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiêu biểu trở thành
báo cáo viên, tuyên truyền viên giỏi về ATGT.


<b>II. Đối tượng tham gia hội thi</b>


- Cán bộ, đồn viên, CNVCLĐ đang cơng tác tại Trường.
<b>III. Nội dung và hình thức hội thi</b>


1. Nội dung thi:


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

a. Phần trả lời các câu hỏi về Luật giao thông đường bộ, Đường sắt,
Đường thủy nội địa, Hàng hải, Hàng không theo đề thi.


b. Phần liên hệ thực tế khoảng 1500 từ phù hợp với nội dung câu hỏi của
đề thi và những đề xuất, đóng góp ý kiến, giải pháp về ATGT, nếp sống văn
hóa trong giao thơng…


<i><b> 2. Hình thức tổ chức thi:</b></i>


- Mỗi người chỉ được gửi tham gia 01 bài dự thi, bài viết tay hoặc đánh máy
vi tính (khơng chấm bài photocopy);


- Bài dự thi phải ghi rõ họ tên, chức vụ, đơn vị đang công tác;


- Cơng đồn phối hợp với Lãnh đạo Nhà trường thành lập Ban tổ chức, Ban
giám khảo nhận bài và chấm thi, tuyển chọn 10 bài xuất sắc gửi về Cơng đồn


Cục Hàng hải Việt Nam để dự thi. Cơng đồn các Bộ phận thành lập Ban chấm
thi của Bộ phận Cơng đồn mình và lựa chọn những bài thi có điểm cao nhất
gửi về Cơng đoàn Trường. Căn cứ số lượng đoàn viên của các Tổ cơng đồn,
Ban tổ chức cuộc thi của Trường CĐHH I quy định: số bài thi các đơn vị phải
gửi về Cơng đồn Trường cụ thể như sau: đơn vị có dưới 10 đồn viên gửi 01
bài; từ 10 đến 20 đoàn viên gửi 02 bài; từ 20 đoàn viên trở lên gửi 03 bài. Các
bài dự thi do Hai cơng đồn Bộ phận lựa chọn gửi về đ/c Nguyễn Văn Tùng
-thường trực Ban tổ chức thi của Trường trước ngày 25/8/2009;


- Các Ban giám khảo không trực tiếp chấm điểm vào bài dự thi mà chỉ gửi bài
dự thi theo phiếu điểm đồng thời báo cáo tổng hợp kết quả cuộc thi của đơn vị
mình về Ban tổ chức thi của Trường;


<b>IV. Quy chế chấm điểm, thang điểm 100 điểm</b>


1. Mỗi đề thi gồm 2 phần: (Có câu hỏi của hai Bộ đề kèm theo)


Phần 1: gồm 6 câu hỏi về Luật giao thông, điểm tối đa là 90 điểm, trả lời
đúng mỗi câu hỏi được 10 điểm, có phân tích logic, chặt chẽ và minh họa sinh
động 5 điểm (15 điểm x 6 câu = 90 điểm)


Phần 2: Liên hệ thực tế, đề xuất các giải pháp tốt, trang trí sạch đẹp, bố
cục bài thi hợp lý: 10 điểm


2. Từng thành viên Ban giám khảo làm việc độc lập, cho điểm các nội dung
dự thi theo quy chế của Ban giám khảo gồm: Đảm bảo nội dung chính xác, bài
viết có lập luận phân tích; giám khảo khơng cho điểm hoặc sửa chữa bài thi của
thí sinh; cho điểm từng bài thi theo mẫu của Ban giám khảo quy định;


3. Các bài thi của thí sinh là điểm trung bình của các thành viên Ban giám


khảo. Điểm chênh lệch các thành viên Ban giám khảo là ± 3 điểm so với điểm
trung bình, nếu qua sai số ± 3 điểm, Trưởng Ban giám khảo cho phúc tra hoặc
khơng tính điểm chênh lệch đó vào điểm trung bình của thí sinh;


4. Điểm tổng hợp của các đơn vị là tổng cộng điểm bình qn của các thí
sinh dự thi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

1.Các Công đoàn Bộ phận kết thúc chấm bài dự thi trước ngày 25/8/2009 và
gửi các bài dự thi có số điểm cao nhất theo số lượng quy định và báo cáo tổng
hợp cuộc thi về Ban tổ chức cuộc thi Trường CĐHH I;


2. Ban chấm thi Trường CĐHH I, tổ chức chấm bài dự thi của các Bộ phận,
lựa chọn 10 bài có kết quả xuất sắc và báo cáo tổng hợp cuộc thi lên Ban tổ
chức cuộc thi Cục Hàng hải Việt Nam vào 30/8/2009.


<b>VI. Khen thưởng</b>


<b> 1. Cơ cấu giải thưởng của Cục Hàng hải Việt Nam</b>
a. Giải tập thể gồm:


- 01 giải nhất: Bằng khen của Cơng đồn Giao thơng vận tải Việt Nam kèm
theo tiền thưởng 3.000.000 đồng;


- 01 giải nhì: Giấy khen của Cơng đồn Cục Hàng hải Việt Nam kèm theo tiền
thưởng 2.000.000 đồng;


- 01 giải ba: Giấy khen của Công đoàn Cục Hàng hải Việt Nam kèm theo tiền
thưởng 1.000.000 đồng;


- 5 giải khuyến khích kèm theo tiền thưởng 500.000 đồng/giải.


b. Giải cá nhân gồm:


- 01 giải nhất: Bằng khen của Cơng đồn Giao thông vận tải Việt Nam kèm
theo tiền thưởng 2.000.000 đồng;


- 02 giải nhì: Giấy khen của Cơng đồn Cục Hàng hải Việt Nam kèm theo tiền
thưởng 1.000.000 đồng;


- 03 giải ba: Giấy khen của Cơng đồn Cục Hàng hải Việt Nam kèm theo tiền
thưởng 500.000 đồng;


- 10 giải khuyến khích kèm theo tiền thưởng 300.000 đồng/giải.
<b> 2. Cơ cấu giải thưởng của Trường CĐHH I</b>


<i><b> a. Giải tập thể gồm:</b></i>


- 01 giải nhất: 1.500.000 đồng/giải;
- 01 giải nhì: 1.000.000 đồng/giải;
- 01 giải ba: 500.000 đồng/giải.


<i><b>b. Giải cá nhân gồm:</b></i>
- 01 giải nhất: 1.000.000 đồng/giải;
- 01 giải nhì: 500.000 đồng/giải;
- 01 giải ba: 300.000 đồng/giải;


- 03 giải khuyến khích : 200.000 đồng/giải.
<b>VII. Hướng dẫn chung</b>


1. Căn cứ kế hoạch, quy chế, câu hỏi thi, BCH các cơng đồn Bộ phận phối
hợp với Ban tổ chức hội thi của Trường chủ động triển khai thực hiện;



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

phổ biến sâu rộng và vận động CNVCLĐ tích cực tham gia tìm hiểu các Luật
về giao thông, giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông;
Trong q trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, đề nghị liên hệ trực tiếp
với Đ/c Nguyễn Văn Tùng thường trực Ban tổ chức Hội thi của Trường để được
giải đáp./.


<b>TM. BCH CĐ TRƯỜNG TRƯỜNG CĐHH.I</b>
<b> CHỦ TỊCH HIỆU TRƯỞNG </b>
<b> ( Đã ký) ( Đã ký)</b>


<b> Hồng Minh Bình Phan Văn Tại </b>
Nơi nhận:


- BCH cơng đồn các Bộ phận;
- Các tổ Cơng đồn trực thuộc;
- Bí thư Đảng ủy (để b/c);


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>BỘ CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN</b>


<b>CUỘC THI TÌM HIỂU CÁC LUẬT VỀ GIAO THÔNG</b>
<b>Bộ đề thi số 1</b>


<b>A. Phần thứ nhất: Trả lời 6 câu hỏi</b>


<b>Câu 1: Hãy nêu những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đường </b>
<b>sắt.</b>


Trả lời:



1. Phá hoại cơng trình đường sắt, phương tiện giao thơng đường sắt;


2. Lấn chiếm hành lang an tồn giao thơng đường sắt, phạm vi bảo vệ cơng
trình đường sắt;


3. Tự ý mở đường ngang, xây dựng cầu vượt, hầm chui, cống hoặc các cơng
trình khác qua đường sắt;


4. Tự ý di chuyển hoặc làm sai lệch các cơng trình, thiết bị báo hiệu, biển
báo hiệu cố định trên đường sắt;


5. Treo, phơi, đặt vật làm che lấp hoặc làm sai lạc tín hiệu giao thơng đường
sắt;


6. Ngăn cản việc chạy tàu, tùy tiện báo hiệu hoặc sử dụng các thiết bị để
dừng tàu, trừ trường hợp phát hiện có sự cố gây mất an tồn giao thơng
đường sắt;


7. Vượt rào, chắn đường ngang, vượt qua đường ngang khi đèn đỏ đã bật
sáng, vượt rào ngăn giữa đường sắt với khu vực xung quanh;


8. Để vật chướng ngại, đổ chất độc hại, chất phế thải lên đường sắt; chất dễ
cháy, chất dễ nổ trong phạm vi bảo vệ cơng trình đường sắt và hành lang
an tồn giao thông đường sắt;


9. Chăn thả súc vật, họp chợ trên đường sắt, trong phạm vi bảo vệ cơng
trình hành lang an tồn giao thơng đường sắt;


10.Đi, đứng, nằm, ngồi trên nóc toa xe, đầu máy, bậc lên xuống toa xe; đu
bám, đứng, ngồi hai bên thành toa xe, đầu máy, nơi nối giữa các toa xe,


đầu máy; mở cửa lên, xuống tàu, đưa đầu, tay, chân và các vật khác ra
ngoài thành toa xe khi tàu đang chạy, trừ nhân viên đường sắt, công an
đang thi hành nhiệm vụ;


11.Đi, đứng, nằm, ngồi trên đường sắt, trừ nhân viên đường sắt đang tuần
đường hoặc đang sửa chữa, bảo trì đường sắt, phương tiện giao thông
đường sắt;


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

13.Mang hàng cấm lưu thông, động vật có dịch bệnh, mang trái phép các
chất phóng xạ, chất dễ cháy, chất dễ nổ, động vật hoang dã vào ga, lên
tàu.


14.Vận chuyển hàng cấm lưu thơng, động vật có dịch bệnh; vận chuyển trái
phép động vật hoang dã;


15.Làm, sử dụng vé giả; bán vé trái quy định nhằm mục đích thu lợi bất
chính;


16.Đưa phương tiện, thiết bị không bảo đảm tiêu chuẩn an tồn kỹ thuật
hoặc phương tiện , thiết bị khơng có giấy chứng nhận đăng ký, giấy
chứng nhận đăng kiểm vào hoạt động trên đường sắt;


17.Điều khiển tàu chạy quá tốc độ quy định;


18.Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trong khi làm nhiệm vụ
có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc 40 miligam/1
lít khí thở;


19.Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, gây phiền hà; thực hiện hoặc
dung túng hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ;



20.Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật về đường
sắt;


<i>(Điều 12 chương 1 Luật Đường sắt ngày27/12/2005)</i>


<b>Câu 2: Hãy nêu những quy định về việc mang chất lỏng theo người và </b>
<b>hành lý xách tay lên tàu bay; Hành khách đi tàu bay phải xuất trình </b>
<b>loại giấy tờ gì?</b>


Trả lời:


 <i>Quy định về việc mang chất lỏng theo người và hành lý xách tay lên tàu </i>


<i>bay:</i>


1. Trừ chất lỏng (các loại nước, (liquids), các chất đặc sánh (gels), dung
dịch xịt (aerosols)) là thuốc chữa bệnh, sữa, thức ăn cho trẻ sơ sinh, mua
tại cửa hàng miễn thuế nằm trong khu cách ly của sân bay và trên tàu
bay, mỗi hành khách chỉ được mang không quá một lít chất lỏng theo
người và hành lý xách tay;


2. Dung tích của mỗi chai, lọ, bình chứa chất lỏng mang theo người và hành
lý xách tay không quá 100 ml và phải được đóng kín hồn tồn. Các chai,
lọ, bình chất lỏng phải để gọn trong một túi nhựa trong suốt; mỗi hành
khách chỉ được phép mang một túi nhựa;


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

dụng thuốc phù hợp với họ và tên trên vé hành khách. Sữa, thức ăn dành
cho trẻ sơ sinh phải có trẻ sơ sinh đi cùng;



4. Chất lỏng hành khách mua tại cửa hàng miễn thuế trong khu cách ly, trên
chuyến bay được phép mang theo người và hành lý xách tay với điều
kiện phải đựng trong túi nhựa trong suốt của người bán có niêm phong
của nơi bán; bên trong có chứng từ ghi rõ nơi bán, ngày bán để ở vị trí
đọc được một cách dễ dàng mà khơng cần mở túi.


<i>(Quyết định số 06/2007/QĐ-BGTVT ngày 5/2/2007 của Bộ trưởng Bộ GTVT</i>
<i>ban hành Chương trình an ninh hàng khơng dân dụng VN.)</i>


 <i>Hành khách đi tàu bay phải xuất trình loại giấy tờ sau:</i>


1. Hành khách khi làm thủ tục đi tàu bay trên các chuyến bay quốc tế phải
xuất trình hộ chiếu, giấy thơng hành hoặc giấy tờ khác có giá trị xuất,
nhập cảnh theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là hộ chiếu);
trường hợp trẻ em khơng có hộ chiếu riêng thì họ tên, ngày tháng năm
sinh và ảnh của trẻ em được ghi và dán vào hộ chiếu của người đại diện
theo pháp luật, bao gồm: cha đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi hoặc người giám hộ;
2. Hành khách từ 14 tuổi trở lên khi làm thủ tục đi tàu bay trên các chuyến


bay nội địa phải xuất trình:


a> Đối với hành khách mang quốc tịch nước ngoài: hộ chiếu;


b> Đối với hành khách mang quốc tịch Việt Nam phải xuất trình một trong
các loại giấy tờ sau: hộ chiếu; Giấy chứng minh nhân dân; Giấy chứng
minh, chứng nhận của các lực lượng vũ trang; Thẻ đại biểu Quốc hội;
Thẻ đảng viên; Thẻ nhà báo; Giấy phép lái xe ơtơ, mơtơ; Thẻ kiểm sốt
an ninh hàng không; Thẻ nhận dạng của các hãng hàng không Việt Nam;
Giấy chứng nhận nhân thân có xác nhận của Công an phường, xã nơi cư
trú;



3. Hành khách dưới 14 tuổi khi làm thủ tục đi tàu bay trên các chuyến bay
nội địa phải xuất trình các loại giấy tờ sau:


a> Giấy khai sinh, trường hợp dưới 1 tháng tuổi chưa có giấy khai sinh thì
có giấy chứng sinh;


b> Giấy xác nhận của tổ chức xã hội đối với trẻ em do tổ chức xã hội đang
ni dưỡng, chỉ có giá trị sử dụng trong thời gian 6 tháng kể từ ngày xác
nhận;


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

4. Hành khách là phạm nhân, bị can, người đang bị di lý, dẫn độ, trục xuất
khi làm thủ tục đi tàu bay, ngoài các giấy tờ quy định tại khoản 1 và
khoản 2 Điều này, phải có quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
5. Giấy tờ của hành khách sử dụng khi đi tàu bay quy định tại khoản 1,2,3


và 4 Điều này phải đảm bảo các điều kiện sau:
a> Còn giá trị sử dụng;


b> Có ảnh đóng dấu giáp lai, trừ giấy khai sinh, giấy chứng sinh của trẻ em,
thẻ kiểm soát an ninh, thẻ nhận dạng của các hãng hàng không;


6. Tại các điểm bán vé hành khách và làm thủ tục hàng không phải niêm yết
công khai quy định về các loại giấy tờ của hành khách sử dụng khi đi tàu
bay.


<i>(Quyết định số 06/2007/QĐ-BGTVT ngày 5/2/2007 của Bộ trưởng Bộ GTVT</i>
<i>ban hành Chương trình an ninh hàng khơng dân dụng VN.)</i>


<b>Câu 3: Hãy nêu các hành vi vi phạm quy định về an toàn, an ninh, trật </b>


<b>tự, vệ sinh đối với tàu thuyền có mức phạt tiền từ trên 3.000.000 đồng </b>
<b>đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm?</b>


Trả lời:


Các hành vi vi phạm sau đây sẽ bị phạt tiền từ trên 3.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm:


a> Điều động tàu ra, vào cảng biển hoặc cập, rời cầu cảng mà thuyền trưởng
khơng có mặt ở buồng lái;


b> Đóng đăng, đáy hoặc đặt các phương tiện đánh bắt, ni trồng thủy sản
trong luồng cảng biển;


c> Đóng đăng, đáy hoặc đặt các phương tiện đánh bắt, nuôi trồng thủy sản
trong vùng nước cảng biển khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải
hoặc đặt không đúng vị trí hoặc thời gian đã ghi trong giấy phép;


d> Tiến hành các hoạt động mị, lặn hoặc các cơng việc ngầm dưới nước tại
vùng nước cảng biển khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải hoặc tiến
hành các cơng việc đó khơng có các báo hiệu cảnh báo theo quy định;
đ>Tổ chức thi đấu thể thao hoặc các hoạt động tập trung nhiều phương tiện
trong vùng nước cảng biển khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải;
e> Sử dụng tàu thuyền thể thao, du lịch hoạt động trong vùng nước cảng


biển khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải;


g> Sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dùng để khảo sát, nạo vét luồng, thả
báo hiệu hàng hải và tiến hành các hoạt động khác trong vùng nước cảng
biển khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải;



</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

i> Tàu chạy không đúng vùng được phép hoạt động theo quy định;


k> Không thông báo cho Cảng vụ hàng hải về sự cố, tai nạn hàng hải do tàu
mình gây ra.


<i>(Khoản 4, Điều 15 – Nghị định số 62/2006/NĐ-CP ngày 21/6/2006 của </i>
<i>Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải).</i>


<b>Câu 4: Hãy nêu và phân tích các hành vi vi phạm quy định về đăng ký, </b>
<b>đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.</b>


Trả lời:


Các hành vi vi phạm quy định về đăng ký, đăng kiểm phương tiện thủy nội
địa bao gồm:


1. <i>Số đăng ký của phương tiện bị mờ hoặc bị che khuất </i>(quy định tại điểm a
Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 09/2005/NĐ-CP ngày 27/01/2005 của
Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường thủy nội địa) là hành vi để bùn, đất, vật khác che khuất
số đăng ký của phương tiện hoặc để số đăng ký của phương tiện bị tróc
sơn, bạc mầu, mất chữ, mất số mà không thể đọc được đầy đủ ký hiệu
chữ, số đăng ký của phương tiện;


2. <i>Kẻ, gắn số đăng ký của phương tiện không đúng quy định </i>(quy định tại
điểm b Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 09/2005/NĐ-CP ngày 27/01/2005
của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thơng đường thủy nội địa) là hành vi kẻ, gắn ký hiệu chữ, số của
số đăng ký phương tiện không đúng vị trí, kiểu chữ, kiểu số hoặc kích


thước, mầu sắc theo quy định của cơ quan có thẩm quyền đăng ký
phương tiện;


3. <i>Kẻ, gắn số đăng ký giả </i>(quy định tài điểm đ Khoản 2 Điều 13 Nghị định
số 09/2005/NĐ-CP ngày 27/01/2005 của Chính phủ về việc quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa) là
hành vi kẻ, gắn số đăng ký cho phương tiện không được cơ quan có thẩm
quyền đăng ký cấp;


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

5. <i>Khơng sơn hoặc sơn không đúng quy định vạch dấu mớn nước an toàn </i>
<i>của phương tiện </i>(quy định tại điểm e Khoản 2 Điều 13 Nghị định số
09/2005/NĐ-CP ngày 27/01/2005 của Chính phủ về việc quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường thủy nội địa) là
hành vi không sơn hoặc sơn vạch dấu mớn nước an tồn trên phương tiện
khơng đúng hình dáng, kích thước, mầu sắc, vị trí theo quy định của cơ
quan đăng kiểm hoặc để vạch dấu mớn nước an tồn bị mờ khơng thể xác
định được vạch sơn;


6. <i>Khơng có bảo hiểm trách nhiệm dân sự hoặc giấy tờ khác theo quy định </i>
<i>cho từng loại phương tiện </i>(quy đinh tại điểm h Khoản 2, điểm h Khoản 3
Điều 13 Nghị định số 09/2005/NĐ-CP ngày 27/01/2005 của Chính phủ
về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng
đường thủy nội địa) là hành vi của người điều khiển phương tiện thủy nội
địa khơng có thêm loại giấy được cấp riêng cho loại phương tiện đó, như
Sổ chứng nhận thể tích chiếm nước, Sổ kiểm tra thiết bị nâng hàng, giấy
vận chuyển vũ khí, chất độc, chất nổ…. hoặc phương tiện vận chuyển
hành khách, phương tiện vận chuyển chất dễ cháy, dễ nổ mà khơng có
Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự hoặc có nhưng khơng cịn
hiệu lực;



7. <i>Tình trạng an tồn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện không</i>
<i>đúng tiêu chuẩn quy định </i>(quy định tại điểm c Khoản 5 Điều 13 Nghị
định số 09/2005/NĐ-CP ngày 27/01/2005 của Chính phủ về việc quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường thủy
nội địa) là hành vi sau khi đăng kiểm, phương tiện không giữ được tình
trạng an tồn kỹ thuật và bảo vệ mơi trường theo quy định, như để nước
rị rỉ vào phương tiện, phương tiện bị nứt, rạn, thủng, vỡ, khơng ăn lái, hệ
thống neo khơng có hiệu lực…


8. <i>Giả mạo hồ sơ để được đăng ký, đăng kiểm phương tiện </i>(quy định tại
điểm d Khoản 5 Điều 13 Nghị định số 09/2005/NĐ-CP ngày 27/01/2005
của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường thủy nội địa) là hành vi sử dụng hồ sơ, giấy tờ của
phương tiện khác hoặc sử dụng hồ sơ, tài liệu chưa được cơ quan đăng
kiểm phê duyệt, giấy tờ không do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp
hoặc xác nhận, để được đăng ký, đăng kiểm phương tiện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>Câu 5: Luật giao thông đường bộ quy định như thế nào về điều kiện </b>
<b>tham gia giao thông của phương tiện giao thông đường bộ? Khi xảy ra </b>
<b>TNGT, cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan đến vụ tai nạn có trách </b>
<b>nhiệm gì?</b>


 <i>Luật Giao thông đường bộ quy định như thế nào về điều kiện tham gia </i>


<i>giao thông của phương tiện giao thông đường bộ?</i>


Trả lời:


- Quy định về điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới:



1. Xe ôtô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các
quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ mơi trường sau đây:
a> Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;


b> Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;


c> Tay lái của xe ơtơ ở bên trái của xe; trường hợp xe ôtô của người nước
ngồi đăng ký tại nước ngồi có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại
Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ;


d> Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín
hiệu;


đ> Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe;
e> Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn


cho người điều khiển;


g> Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an tồn;
h> Có cịi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật;


i> Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo
đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường;


k> Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.
2. Xe môtô hai bánh, xe môtô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được


phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an
toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường quy định tại các điểm a,b,d,đ,e,h,i và
k Khoản 1 Điều này.



3. Xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp;


4. Chính phủ quy định niên hạn sử dụng đối với xe cơ giới;


5. Bộ trưởng Bộ Giao thơng vận tải quy định về chất lượng an tồn kỹ thuật
và bảo vệ môi trường của xe cơ giới được phép tham gia giao thông, trừ
xe cơ giới của qn đội, cơng an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an
ninh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

a> Khi tham gia giao thông, xe thô sơ phải bảo đảm điều kiện an tồn giao
thơng đường bộ;


b> Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể điều kiện, phạm vi hoạt động
của xe thơ sơ tại địa phương mình.


<i>Khi xảy ra tai nạn giao thông, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến </i>
<i>vụ tai nạn có trách nhiệm:</i>


Trả lời:


1. Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ
tai nạn có trách nhiệm sau đây:


a> Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn
và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;


b> Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ
trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp


cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến
tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần
nhất;


c> Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.
2. Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:
a> Bảo vệ hiện trường;


b> Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;


c> Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần
nhất;


d> Bảo vệ tài sản của người bị nạn;


đ> Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có
thẩm quyền.


3. Người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra tai nạn có trách
nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu. Các xe được quyền ưu tiên, xe chở
người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự không bắt
buộc thực hiện quy định tại khoản này;


4. Cơ quan công an khi nhận được tin về vụ tai nạn có trách nhiệm cử người
tới ngay hiện trường để điều tra vụ tai nạn, phối hợp với cơ quan quản lý
đường bộ và Ủy ban nhân dân địa phương bảo đảm giao thơng thơng
suốt, an tồn;


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

thân nhân hoặc thân nhân khơng có khả năng chơn cất thì sau khi cơ quan
nhà nước có thẩm quyền đã hồn tất các cơng việc theo quy định của


pháp luật và đồng ý chôn cất, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ
chức chôn cất.


Trường hợp vụ tai nạn vượt quá khả năng giải quyết, Ủy ban nhân dân
cấp xã phải kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên.


6. Bộ Cơng an có trách nhiệm thống kê, tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu
thông tin về tai nạn giao thông đường bộ, cung cấp cho cơ quan, tổ chức,
cá nhân theo quy định của pháp luật.


<i>(Điều 38,53,56 và Điều 57 Luật Giao thông đường bộ năm 2008)</i>


<b>Câu 6: Ngoài những quy định chung về quy tắc giao thông đường bộ, </b>
<b>người điều khiển, người ngồi trên xe môtô, xe gắn máy, xe đạp, xe thô sơ</b>
<b>khác phải chấp hành những quy định gì? Hãy nêu quy định của Luật </b>
<b>giao thông đường bộ 2008 về những hành vi nghiêm cấm?</b>


Trả lời:


 <i>Ngoài những quy định chung về quy tắc giao thông đường bộ, người điều</i>


<i>khiển, người ngồi trên xe môtô, xe gắn máy, xe đạp, xe thô sơ khác phải </i>
<i>chấp hành những quy định sau:</i>


- Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe môtô, xe gắn máy:


1. Người điều khiển xe môtô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người,
trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:


a> Chở người bệnh đi cấp cứu;



b> Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
c> Trẻ em dưới 14 tuổi;


2. Người điều khiển, người ngồi trên xe môtô hai bánh, xe môtô ba bánh, xe
gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách;


3. Người điều khiển xe môtô hai bánh, xe môtô ba bánh, xe gắn máy không
được thực hiện các hành vi sau đây:


a> Đi xe dàn hàng ngang;


b> Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
c> Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
d> Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng


kềnh;


đ> Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai
bánh đối với xe ba bánh;


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

4. Người ngồi trên xe môtô hai bánh, xe môtô ba bánh, xe gắn máy khi
tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:
a> Mang, vác vật cồng kềnh;


b> Sử dụng ô;


c> Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;


d> Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;


e> Hành vi khác gây mất trật tự, an tồn giao thơng;


- Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe
thô sơ khác:


1. Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở
thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người;


Người điều khiển xe đạp phải thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 30 của
Luật này; người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông phải thực hiện quy
định tại khoản 4 Điều 30 của Luật này;


2. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có
cài quai đúng quy cách;


3. Người điều khiển xe thô sơ khác phải cho xe đi hàng một, nơi có phần
đường dành cho xe thơ sơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi đi
ban đêm phải có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe. Người điều khiển
xe súc vật kéo phải có biện pháp bảo đảm vệ sinh trên đường;


4. Hàng hóa xếp trên xe thơ sơ phải bảo đảm an tồn, khơng gây cản trở
giao thơng và che khuất tầm nhìn của người điều khiển


 <i>Quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 về những hành vi bị </i>


<i>nghiêm cấm:</i>


Trả lời:


1. Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển


báo hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thốt nước và các cơng
trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;


2. Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên
đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật
liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường
chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an
toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc
làm sai lệch cơng trình đường bộ;


3. Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép;


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

5. Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu
chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định;


6. Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng;
7. Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma


túy;


8. Điều khiển xe ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong
máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn;


Điều khiển xe môtô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50
miligam/100 mililit máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở;


9. Điều khiển xe cơ giới khơng có giấy phép lái xe theo quy định.


Điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ khơng có
chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc


chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng;


10.Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để
điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ;


11.Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu;
12.Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm


cịi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đơ thị và khu đông dân cư, trừ các xe
được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này;
13.Lắp đặt, sử dụng cịi, đèn khơng đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với


từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an tồn
giao thơng, trật tự công cộng;


14.Vận chuyển hàng cấm lưu thông, vận chuyển trái phép hoặc không thực
hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm, động vật hoang
dã;


15.Đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử
dụng dịch vụ ngoài ý muốn; chuyển tải, xuống khách hoặc các hành vi
khác nhằm trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá số người quy định;
16.Kinh doanh vận tải bằng xe ôtô khi không đáp ứng đủ điều kiện kinh


doanh theo quy định;


17.Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm;


18.Khi có điều kiện mà cố ý khơng cứu giúp người bị tai nạn giao thơng;
19.Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai



nạn


20.Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục,
gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông;


21.Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp của bản thân hoặc người khác
để vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

23.Hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, hành vi khác gây nguy
hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.


<i>(Điều 8,30,31 Luật Giao thông đường bộ năm 2008)</i>


<b>B. Phần thứ hai: Phần liên hệ</b>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×