Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại tại trung tâm khuyến công và xúc tiến thương mại tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 114 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
..

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến
thương mại tại Trung tâm Khuyến công
và Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang

VŨ TRÍ KHƯƠNG
Ngành: Quản lý kinh tế

Giảng viên hướng dẫn:

TS. Nguyễn Hữu Xuyên

Viện:

Kinh tế và Quản lý

HÀ NỘI, 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến
thương mại tại Trung tâm Khuyến công
và Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang

VŨ TRÍ KHƯƠNG
Ngành: Quản lý kinh tế



Giảng viên hướng dẫn:

TS. Nguyễn Hữu Xuyên
Chữ ký của GVHD

Viện:

Kinh tế và Quản lý

HÀ NỘI, 2020



LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này tơi đã nhận được sự hướng dẫn rất tận tình của
TS. Nguyễn Hữu Xuyên cùng với những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy,
cô giáo ở Viện Kinh tế & Quản lý - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Tơi xin
bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc tới những sự giúp đỡ đó.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ, công chức, viên chức và người
lao động của Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang đã
quan tâm, tạo điều kiện, giúp đỡ cho tôi trong suốt thời gian học tập và công tác;
xin chân thành cảm ơn các đơn vị, phòng ban thuộc Trung tâm đã cung cấp
nguồn số liệu được đề cập trong luận văn.
Xin cảm ơn sự động viên, hỗ trợ của gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn./.
Bắc Giang, ngày 25 tháng 6 năm 2020
Tác giả


Vũ Trí Khương


MỤC LỤC

MỤC LỤC ............................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG, BIỂU .................................................................................. v
DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ ........................................................................... vi
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ......................................................... 2
3. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài ...................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ..................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3
6. Kết cấu của luận văn .......................................................................................... 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
................................................................................................................................ 5
1.1 Bản chất và vai trò của xúc tiến thương mại ................................................ 5
1.1.1 Khái niệm cơ bản về xúc tiến thương mại ............................................. 5
1.1.2 Các đặc trưng cơ bản của hoạt động xúc tiến thương mại................... 10
1.1.3 Vai trò của xúc tiến thương mại .......................................................... 11
1.2 Xúc tiến thương mại ở Việt Nam ............................................................... 17
1.2.1 Các chính sách xúc tiến thương mại ở Việt Nam ................................ 17
1.2.2 Các chương trình xúc tiến thương mại ở Việt Nam ............................ 19
1.3 Nội dung hoạt động của tổ chức xúc tiến thương mại của các địa phương 21
1.3.1 Xác định nhu cầu xúc tiến thương mại của doanh nghiệp ................... 21
1.3.2 Xây dựng các chương trình, kế hoạch xúc tiến thương mại ................ 21
1.3.3 Lựa chọn các hình thức xúc tiến thương mại ...................................... 22
1.3.4 Triển khai thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại .................... 22

1.3.5 Kiểm tra, đánh giá hiệu quả thực hiện chương trình ........................... 23
1.4 Các yêu cầu đối với hoạt động xúc tiến thương mại của một địa phương . 23
1.4.1 Có mục tiêu rõ ràng, có khả năng lượng hóa, tính khả thi cao ............ 24
1.4.2 Nội dung hoạt động rõ ràng, có kế hoạch cụ thể ................................. 24
1.4.3 Chủ thể thực hiện có năng lực triển khai ............................................. 24
1.4.4 Đánh giá được hiệu quả của hoạt động xúc tiến thương mại .............. 24
1.5 Kinh nghiệm về xúc tiến thương mại của một số tỉnh miền Bắc ............... 24
1.5.1 Kinh nghiệm về xúc tiến thương mại của tỉnh Vĩnh Phúc .................. 24
1.5.2 Kinh nghiệm về xúc tiến thương mại của tỉnh Yên Bái ...................... 26
i


1.5.3 Bài học kinh nghiệm về hoạt động xúc tiến thương mại cho tỉnh Bắc
Giang ............................................................................................................ 28
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 29
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TẠI
TRUNG TÂM KHUYẾN CÔNG VÀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TỈNH BẮC
GIANG ................................................................................................................. 30
2.1 Giới thiệu khái quát về tỉnh Bắc Giang và cơ quan thực hiện xúc tiến
thương mại ....................................................................................................... 30
2.1.1 Giới thiệu khái quát về tỉnh Bắc Giang ............................................... 30
2.1.2 Giới thiệu khái quát cơ quan thực hiện xúc tiến thương mại tỉnh Bắc
Giang ............................................................................................................ 35
2.2 Thực trạng công tác xúc tiến thương mại tại Trung tâm Khuyến công và
Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang ............................................................... 40
2.2.1 Các chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang ....................... 40
2.2.2 Xác định nhu cầu xúc tiến thương mại của doanh nghiệp .................. 45
2.2.3 Xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại ................................ 51
2.2.4 Triển khai thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại đã được
UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt. ................................................................ 52

2.2.5 Kiểm tra, đánh giá hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại .......... 66
2.3 Thực trạng công tác quản lý xúc tiến thương mại tại Trung tâm khuyến
công và Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang .................................................. 66
2.3.1 Lập kế hoạch xúc tiến thương mại tại Trung tâm ............................... 66
2.3.2 Tổ chức thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại tại Trung tâm
...................................................................................................................... 68
2.3.3 Giám sát thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại tại trung tâm
...................................................................................................................... 70
2.4 Đánh giá hoạt động xúc tiến thương mại tại Trung tâm Khuyến công và
Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang ............................................................... 73
2.4.1 Tác động của hoạt động xúc tiến thương mại đến phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh ................................................................................................... 73
2.4.2 Những tồn tại, hạn chế......................................................................... 74
2.4.3 Nguyên nhân khách quan .................................................................... 75
2.4.4 Nguyên nhân chủ quan ........................................................................ 77
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 79
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG
MẠI TẠI TRUNG TÂM KHUYẾN CÔNG VÀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
TỈNH BẮC GIANG ............................................................................................. 80
ii


3.1 Bối cảnh hoạt động xúc tiến thương mại của tỉnh Bắc Giang từ nay đến
2025 .................................................................................................................. 80
3.1.1 Những nhân tố tác động đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc
Giang ............................................................................................................. 80
3.1.2 Định hướng, mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại của
Việt Nam từ nay đến 2025 ............................................................................ 81
3.2 Mục tiêu và kế hoạch thực hiện công tác xúc tiến thương mại của Trung
tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang từ nay đến 2025 .. 84

3.2.1 Hỗ trợ thông tin về thị trường, sản phẩm cho doanh nghiệp ............... 84
3.2.2 Tham gia hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế ............................. 84
3.2.3 Tổ chức các đoàn nghiên cứu, khảo sát thị trường nước ngoài, gặp gỡ,
giao thương ................................................................................................... 85
3.2.4 Tổ chức các hội nghị, hội thảo về Xúc tiến thương mại...................... 86
3.2.5 Đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ...................... 86
3.3 Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại tại Trung tâm
khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang từ nay đến năm 2025 .. 86
3.3.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về pháp luật, thị trường, khách hàng
và cung cấp dịch vụ công cho các doanh nghiệp .......................................... 86
3.3.2 Phối hợp chặt chẽ giữa Trung tâm khuyến công và Xúc tiến thương
mại tỉnh Bắc Giang và các doanh nghiệp ..................................................... 88
3.3.3 Đổi mới nội dung và hình thức xúc tiến thương mại phù hợp với đặc
điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang ..................................................... 89
3.3.4 Tăng cường nguồn lực cho hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang .............................................................................................. 92
3.4 Một số kiến nghị ......................................................................................... 93
3.4.1 Đối với Nhà nước ................................................................................ 93
3.4.2 Đối với tỉnh Bắc Giang ........................................................................ 94
3.4.3 Đối với các doanh nghiệp .................................................................... 94
3.4.4 Đối với các hiệp hội, ngành nghề ........................................................ 95
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3....................................................................................... 96
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 99
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 101

iii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BCT

Bộ Công Thương

CCN

Cụm công nghiệp

KCN

Khu công nghiệp

SP

Sản phẩm

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân

XTTM


Xúc tiến thương mại

XTTMQG

Xúc tiến thương mại quốc gia

TMĐT

Thương mại điện tử

XTXK

Xúc tiến xuất khẩu

DN

Doanh nghiệp

KD

Kinh doanh

XNK

Xuất nhập khẩu

iv


DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng 2. 1.Kế hoạch xúc tiến thương mại của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2017 –
2019 ...................................................................................................................... 42
Bảng 2.2.Mục tiêu xúc tiến thương mại của doanh nghiệp ................................. 46
Bảng 2.3.Nguồn tìm hiểu thơng tin về thị trường và đối tác kinh doanh ............ 47
Bảng 2.4.Tỷ lệ doanh nghiệp khảo sát thị trường ................................................ 48
Bảng 2.5.Các kênh giới thiệu sản phẩm, hàng hóa .............................................. 48
Bảng 2.6.Các kênh tổ chức hoạt động tiếp thị, quảng cáo ................................... 49
Bảng 2.7.Mục tiêu tìm kiếm khách hàng, đối tác ................................................ 49
Bảng 2.8.Nội dung các chương trình đào tạo, tập huấn tham gia ........................ 50
Bảng 2. 9.Hình thức doanh nghiệp cần hỗ trợ khi đi xúc tiến thương mại ở nước
ngoài ..................................................................................................................... 51
Bảng 2. 10.Thông tin thương mại và tuyên truyền để tiêu thụ hàng hóa ở trong
nước và nước ngồi .............................................................................................. 53
Bảng 2.11.Kinh phí hỗ trợ tham gia hội chợ - triển lãm ở trong nước, nước ngoài
.............................................................................................................................. 54
Bảng 2.12.Chi tổ chức đoàn khảo sát thị trường, giao dịch thương mại ở trong
nước và nước ngoài .............................................................................................. 55
Bảng 2.13.Kết quả hoạt động nghiên cứu, khảo sát thị trường (2017 - 2019)..... 56
Bảng 2.14.Quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, hỗ trợ thâm nhập
thị trường. ............................................................................................................. 57
Bảng 2.15.Số ấn phẩm cung cấp thông tin cho doanh nghiệp (2017-2019) ........ 58
Bảng 2.16.Hỗ trợ kinh phí xây dựng và ứng dụng thương mại điện tử ............... 59
Bảng 2.17.Kinh phí bồi dưỡng, nâng cao năng lực kỹ năng kinh doanh ............. 60
Bảng 2.18.Kinh phí hỗ trợ tiêu thụ vải thiều và các sản phẩm chủ lực ............... 64

v


DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
Hình 2.1.Bộ máy tổ chức của Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại

tỉnh Bắc Giang ..................................................................................................... 37
Hình 2.2.Cơ cấu đào tạo của cả Sở Công Thương (2017 - 2019) ....................... 62

vi


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động xúc tiến thương mại đang đóng một vai trị rất quan trọng trong
việc thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đẩy mạnh
xuất khẩu nói riêng; đây là hoạt động trao đổi và hỗ trợ trao đổi thông tin giữa
bên bán và bên mua để thúc đẩy việc mua bán, trao đổi hàng hóa dịch vụ nhằm
mở rộng và phát triển thị trường hay nói cách khác xúc tiến thương mại là một
phần của phát triển thương mại; hoạt động này đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu ngành kinh tế phát triển theo hướng cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy lợi thế so sánh ngành và vùng lãnh thổ; thực
hiện chiến lược xuất khẩu quốc gia, phát triển và tăng cường mối quan hệ hợp tác
với các nước; tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận và khai thác các thị trường
mới, liên kết, hợp tác, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm, tạo tiếng nói chung trên
trường quốc tế, tạo điều kiện học hỏi nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ,
chuyển giao công nghệ tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý và triển khai các
hoạt động xúc tiến thương mại của các quốc gia phát triển, nâng cao sức cạnh
tranh trên khu vực và thế giới. Do vậy, trong những năm gần đây UBND tỉnh
Bắc Giang rất quan tâm đến các hoạt động xúc tiến thương mại của địa phương
nên hàng năm đã giao Sở Công Thương Bắc Giang tham mưu xây dựng, triển
khai thực hiện có hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại. Qua đó, giúp
các doanh nghiệp nâng cao được năng lực cạnh tranh và kịp thời tháo gỡ những
vướng mắc, khó khăn cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh;
phát huy lợi thế so sánh của địa phương, đặc biệt là lợi thế về các sản phẩm nông
sản chủ lực, đặc trưng, tiềm năng của tỉnh Bắc Giang; UBND tỉnh Bắc Giang

luôn xác định đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại là nội dung ưu tiên thực
hiện trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hàng năm.
Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang là đơn vị
sự nghiệp cơng lập có thu, trực thuộc Sở Công Thương Bắc Giang; được thành
lập theo Quyết định số 560/QĐ-UBND ngày 24/9/2018 của UBND tỉnh Bắc
Giang về việc sáp nhập Trung tâm Xúc tiến thương mại vào Trung tâm Khuyến
công và Tư vấn phát triển công nghiệp kể từ ngày 01/10/2018; Trung tâm có
chức năng phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước của Sở Công Thương về hoạt
động khuyến công, xúc tiến thương mại, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả; cung cấp các dịch vụ công trong lĩnh vực khuyến công, xúc tiến thương mại,
tư vấn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Trong đó nội dung của hoạt
động xúc tiến thương mại, gồm có: Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình,

1


kế hoạch, đề án xúc tiến thương mại của tỉnh, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin
quảng bá tiềm năng của tỉnh về hàng hóa, thị trường, xuất nhập khẩu; phát hành
bản tin, các ấn phẩm về thương mại, công nghiệp, xây dựng các báo cáo chuyên
đề xúc tiến thương mại của tỉnh đối với từng thị trường, ngành hàng, sản phẩm
trong nước để cung cấp cho các hiệp hội, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và đối
tác trong và ngoài nước, tuyên truyền, phổ biến các quy định của nhà nước về
phát triển thương mại và hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức, tham gia các
đoàn khảo sát tìm kiếm thị trường, các hội chợ triển lãm trong và ngồi nước, các
phiên chợ hàng Việt về nơng thôn trên địa bàn tỉnh, tổ chức các hội nghị, hội
thảo, diễn đàn, các lớp đào tạo, tập huấn về thương mại, xúc tiến thương mại;
phát triển thương mại điện tử…
Trong những năm qua, các hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang được Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc
Giang triển khai thực hiện đúng theo kế hoạch phê duyệt của UBND tỉnh Bắc

Giang, Sở Công Thương giao nhiệm vụ; tuy nhiên, các chương trình xúc tiến
thương mại do Trung tâm triển khai thực hiện chưa có nhiều đổi mới, nội dung
các hoạt động xúc tiến chưa gắn với nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh. Vì vậy, sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và thực tế công tác
tại Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang, kết hợp với
những kiến thức đã được học ở Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, tôi quyết
định chọn đề tài “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại tại
Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang” làm luận
văn tốt nghiệp của mình. Mục đích chính của luận văn là nêu lên bức tranh tổng
thể về thực trạng triển khai các nội dung, chương trình xúc tiến thương mại
chung của Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang; đồng
thời, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến
thương mại của Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang
trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Luận văn đã sưu tầm và nghiên cứu nhiều tài liệu tham khảo như các luận
văn tốt nghiệp cao học, các báo khoa học hay các nghiên cứu khoa học đã được
công bố liên quan đến vấn đề mà luận văn đang nghiên cứu, như sau:
- Hoàng Thị Loan (2018), Hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ xuất khẩu
hàng hoá của Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ, Đại học
Thương mại Hà Nội.

2


- Nguyễn Thị Quyên (2018), Phát triển hoạt động xúc tiến thương mại sản
phẩm đèn trang trí nội thất của Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Giao Hòa
trên thị trường Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Viện Đại học Mở Hà Nội.
- Nguyễn Thành Luân (2018), Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến
thương mại tỉnh Bến Tre, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

Qua các cơng trình nghiên cứu trên luận văn đã kế thừa được cơ sở lý
thuyết về hoạt động xúc tiến thương mại. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào
nghiên cứu về hoạt động xúc tiến thương mại ở tỉnh Bắc Giang, do vậy luận văn
muốn nghiên cứu và đưa ra những giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương
mại tại Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang.
3. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chung: Xây dựng những giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến
thương mại tại Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang,
phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện
nay.
Để thực hiện được mục tiêu đó, luận văn có những nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về hoạt động xúc tiến thương mại.
- Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động xúc tiến thương mại tại
Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang, hạn chế và
những nguyên nhân của hạn chế.
- Xây dựng giải pháp và đề xuất những kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt
động xúc tiến thương mại tại Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại
tỉnh Bắc Giang.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động xúc tiến thương mại tại
Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Thời gian dữ liệu của đề tài: Tổng hợp số liệu nghiên cứu từ năm 2017
đến hết năm 2019, giải pháp đề xuất hướng đến năm 2025.
+ Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu tại Trung tâm Khuyến công và Xúc
tiến thương mại thuộc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Luận văn sử dụng phương pháp này

nhằm làm rõ cơ sở lý luận về hoạt động xúc tiến thương mại để phục vụ cho việc
phân tích và đánh giá được thực trạng hoạt động xúc tiến thương mại tại Trung

3


tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang giai đoạn từ năm 2017
đến 2019.
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Luận văn dựa trên kết quả khảo sát
của Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang về nhu cầu
xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, mục đích của phiếu
khảo sát là nhằm tìm kiếm giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang phát triển kinh doanh, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường dưới
hình thức phát phiếu khảo sát.
+ Hình thức khảo sát: Phát phiếu khảo sát đến Ban giám đốc của một số
doanh nghiệp tiêu biểu; hầu hết tập trung vào các doanh nghiệp đã từng tham gia
và có cơ hội tiếp xúc và tham gia vào các chương trình xúc tiến thương mại do
Sở Cơng Thương tổ chức.
+ Xác định số lượng mẫu khảo sát: Trung tâm đã khảo sát 150 doanh
nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang.
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp trong luận văn
được tổng hợp từ số liệu của các báo cáo tài liệu của Trung tâm, Sở Công
Thương Bắc Giang và Bộ Cơng Thương như: Chương trình xúc tiến thương mại
tỉnh Bắc Giang các năm 2017, 2018, 2019; báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ
các năm 2017, 2018, 2019 của Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại
tỉnh Bắc Giang, Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang; Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu
2017, 2018, 2019 Của Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương…
- Phương pháp thống kê, so sánh: Luận văn sử dụng các số liệu thống kê
để phân tích, so sánh…thực trạng hoạt động xúc tiến thương mại tại Trung tâm

Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang là cơ sở để đề xuất các giải
pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại tại Trung tâm Khuyến công và
Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hoạt động xúc tiến thương mại
Chương 2: Thực trạng hoạt động xúc tiến thương mại tại Trung tâm
Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại tại Trung
tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang.

4


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
1.1 Bản chất và vai trò của xúc tiến thương mại
1.1.1 Khái niệm cơ bản về xúc tiến thương mại
Xúc tiến thương mại là thuật ngữ xuất hiện trong kinh tế học từ những
năm đầu của thế kỷ 20 cùng với sự hình thành và phát triển của khái niệm
marketing; gắn liền với hoạt động của thị trường và marketing vì xúc tiến thương
mại là một bộ phận khơng thể tách rời trong mơ hình marketing hỗn hợp của bất
cứ doanh nghiệp nào, bất cứ nền kinh tế nào.
Xúc tiến là một thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Anh, đến nay có rất nhiều
các định nghĩa khác nhau về thuật ngữ này. Theo các nhà lý luận của các nước tư
bản thì xúc tiến là hình thái quan hệ xác định giữa người bán và người mua, là
một lĩnh vực hoạt động định hướng vào việc chào hàng một cách năng động và
có hiệu quả nhất.
Các nhà kinh tế ở các nước Đông Âu cho rằng: Xúc tiến là một cơng cụ,

một chính sách thương mại nhằm làm năng động và gây ảnh hưởng định hướng
giữa người bán và người mua, là hoạt động tuyên truyền nhằm mục tiêu đạt được
sự chú ý và chỉ ra những lợi ích của khách hàng tiềm năng về hàng hoá, dịch vụ.
Theo giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại của Nhà xuất bản Lao
động - Xã hội: “Xúc tiến là một tham số của marketing hỗn hợp được dịch từ
tiếng Anh “Promotion” với nghĩa chung là thúc đẩy một lĩnh vực nào đó như xúc
tiến đầu tư, xúc tiến việc làm, xúc tiến bán hàng, xúc tiến xuất khẩu.” [1].
Trong các khái niệm trên, mỗi một khái niệm đều được các tác giả trình
bày một cách chung nhất về xúc tiến tuy nhiên, mỗi lĩnh vực khác nhau, mỗi
ngành nghề lại có đặc tính khác nhau. Do đó để hoạt động xúc tiến ở mỗi lĩnh
vực, mỗi ngành nghề phát huy được tác dụng của mình thì mỗi lĩnh vực, mỗi
ngành nghề cần có những quan điểm riêng, những đặc trưng riêng và thường kèm
theo tên lĩnh vực, ngành nghề đó sao cho phù hợp.
Thuật ngữ “thương mại” cũng có nhiều cách hiểu: Theo nghĩa hẹp, thương
mại là hoạt động mua, bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường; có nghĩa thương
mại chỉ bao gồm hai lĩnh vực phân phối và lưu thông. Theo nghĩa rộng, thương
mại là hoạt động bao gồm toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị trường.
Theo đó, có nhiều định nghĩa khác nhau về xúc tiến thương mại như:

5


- Phillip Kotler định nghĩa: “Xúc tiến thương mại là hoạt động chuyển tải
tới khách hàng tiềm năng thông tin cần thiết về doanh nghiệp, phương thức phục
vụ và những lợi ích khác mà khác hàng có thể có được từ việc mua sản phẩm hay
dịch vụ của doanh nghiệp, đồng thời thu thập thơng tin phản hồi từ phía khách
hàng để từ đó doanh nghiệp có thể thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách
tốt nhất”.[5].
- Trong cuốn Essentials of Marketing Jerome và William định nghĩa như
sau: “Xúc tiến thương mại là việc truyền tin giữa người bán và người mua hay

những khách hàng tiềm năng khác nhằm tác động vào hành vi và quan điểm của
người mua hàng. Chức năng xúc tiến thương mại chính của nhà quản trị
marketing là mách bảo cho khách hàng mục tiêu biết đúng sản phẩm, đúng chỗ
và đúng giá”.[6].
- Tạp chí Bussiness Today định nghĩa một cách đơn giản nhưng không
kém phần xác đáng rằng: “Xúc tiến thương mại và hỗ trợ kinh doanh là việc
doanh nghiệp sử dụng rộng rãi các kỹ thuật thuyết phục khách hàng khác nhau
để liên hệ được với thị trường mục tiêu và tất cả cơng chúng”.
- Cũng có quan điểm cho rằng: “Xúc tiến thương mại là các hoạt động
nghiên cứu bàn giấy, khảo sát và các dịch vụ liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới
các hành vi mua bán nhưng không thuộc hành vi mua bán mà chỉ hỗ trợ nhằm
đem lại hiệu quả cao nhất” hay “Xúc tiến thương mại là những hoạt động hỗ trợ
kinh doanh thiết yếu, tác động trực tiếp hay gián tiếp đến quá trình sản xuất và
phân phối lưu thơng hàng hóa hay cung ứng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu
thông thương ngày càng cao của xã hội”.
- Văn bản hợp nhất số 17/VBHN-VPQH ngày 05/7/2019 của Văn phòng
Quốc hội quy định về hoạt động thương mại thì khái niệm xúc tiến thương mại
như sau: “Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán
hàng hóa và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo
thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương
mại” [2].
Xúc tiến thương mại được thể hiện ở đây là những hoạt động như: Khuyến
mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ,
triển lãm thương mại. Sau đây là một vài phân tích cụ thể để phân biệt và làm rõ
về các hoạt động xúc tiến thương mại này.
Thứ nhất, thực hiện bằng hoạt động khuyến mại:
Văn bản hợp nhất số 17/VBHN-VPQH ngày 05/7/2019 quy định về
khuyến mại như sau: “Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương

6



nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành
cho khách hàng những lợi ích nhất định” (Điều 88).
Khuyến mại là mục tiêu được nhà kinh doanh nhắm tới là tiêu dùng, khuyến
khích những người có khả năng mua sản phẩm. Hình thức khuyến mại phổ biến
là giảm giá trực tiếp, kèm tặng phẩm, hàng cũ đổi hàng mới, rút thăm trúng
thưởng... Người hưởng lợi trực tiếp trong hoạt động khuyến mại chính là người
tiêu dùng. Đại lý bán được hàng nhiều nhưng không giải quyết được hàng tồn
kho sẵn có của mình.
Trong hoạt động khuyến mại có một số hành vi bị cấm theo quy định tại
Điều 100, Văn bản hợp nhất số 17/VBHN-VPQH ngày 05/7/2019, ví dụ
như: Khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn
chế kinh doanh; hàng hóa chưa được phép lưu thơng, dịch vụ chưa được phép
cung ứng; sử dụng hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ
cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa chưa được
phép lưu thơng, dịch vụ chưa được phép cung ứng; khuyến mại hoặc sử dụng
rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi; khuyến mại thiếu trung thực
hoặc gây hiểu lầm về hàng hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng; khuyến mại để
tiêu thụ hàng hóa kém chất lượng, làm phương hại đến mơi trường, sức khỏe con
người và lợi ích cơng cộng khác….
Ngồi ra, thương nhân Việt Nam, chi nhánh của thương nhân Việt Nam, chi
nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có quyền tự do tổ chức khuyến
mại hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện việc
khuyến mại cho mình. Tuy nhiên cần lưu ý rằng văn phịng đại diện của thương
nhân khơng được khuyến mại hay thuê thương nhân khác thực hiện việc khuyến
mại tại Việt Nam cho thương nhân mà mình đại diện (điều này xuất phát từ tư
cách pháp lý của văn phòng đại diện).
Thứ hai, hoạt động quảng cáo thương mại:
Văn bản hợp nhất số 17/VBHN-VPQH ngày 05/7/2019 quy định về quảng

cáo thương mại như sau: “Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương
mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng
hoá, dịch vụ của mình” (Điều 102).
Hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp là những nỗ lực nhằm tác động đến
hành vi, thói quen mua hàng của người tiêu dùng hay khách hàng bằng cách cung
cấp những thông điệp bán hàng theo cách thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ
của người bán nhằm thu được lợi nhuận một cách hiệu quả nhất. Như vậy, có thể
hiểu hoạt động của thương nhân sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến

7


cơng chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; hoạt động quảng
cáo cho thương nhân khác để thu phí dịch vụ là hoạt động quảng cáo thương mại.
Ngoài ra, thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam,
Chi nhánh của thương nhân nước ngoài được phép hoạt động thương mại tại Việt
Nam có quyền quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình
hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiện việc quảng cáo
thương mại cho mình. Văn phịng đại diện của thương nhân khơng được trực tiếp
thực hiện hoạt động quảng cáo thương mại. Trong trường hợp được thương nhân
ủy quyền, Văn phịng đại diện có quyền ký hợp đồng với thương nhân kinh
doanh dịch vụ quảng cáo thương mại để thực hiện quảng cáo cho thương nhân
mà mình đại diện. Thương nhân nước ngồi muốn quảng cáo thương mại về hoạt
động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình tại Việt Nam phải thuê thương nhân
kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại Việt Nam thực hiện.
Thứ ba, hoạt động trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ:
Văn bản hợp nhất số 17/VBHN-VPQH ngày 05/7/2019 quy định về trưng
bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ, cụ thể: “Trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch
vụ là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân dùng hàng hoá, dịch vụ và
tài liệu về hàng hoá, dịch vụ để giới thiệu với khách hàng về hàng hoá, dịch vụ

đó” (Điều 117).
Hàng hóa, dịch vụ trưng bày, giới thiệu phải là những hàng hóa, dịch vụ
kinh doanh hợp pháp trên thị trường, phải tuân thủ các quy định về chất lượng
hàng hóa và ghi nhãn hàng hóa. Riêng đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu
vào Việt Nam phải là hàng hóa được phép nhập khẩu vào Việt Nam; hàng hóa
tạm nhập khẩu trên trưng bày, giới thiệu phải tái xuất khẩu sau khi kết thúc
nhưng không quá sáu tháng, kể từ ngày tạm nhập khẩu, nếu quá thời hạn trên thì
phải làm thủ tục gia hạn tại hải quan nơi tạm nhập khẩu; hàng hóa tạm nhập khẩu
để trưng bày, giới thiệu nếu tiêu thụ tại Việt Nam thì phải tuân thủ các quy định
của pháp luật Việt Nam đối với hàng hóa nhập khẩu.
Trong hoạt động trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ thương nhân Việt
Nam, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân nước
ngồi tại Việt Nam có quyền trưng bày, giới thiệu hàng hố, dịch vụ; lựa chọn
các hình thức trưng bày, giới thiệu phù hợp; tự mình tổ chức hoặc thuê thương
nhân kinh doanh dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ để trưng bày,
giới thiệu hàng hố, dịch vụ của mình.Văn phịng đại diện của thương nhân
không được trực tiếp trưng bày, giới thiệu hàng hố, dịch vụ của thương nhân do
mình đại diện, trừ việc trưng bày, giới thiệu tại trụ sở của Văn phịng đại diện đó.

8


Trong trường hợp được thương nhân ủy quyền, Văn phòng đại diện có quyền ký
hợp đồng với thương nhân kinh doanh dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hóa,
dịch vụ để thực hiện trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ cho thương nhân mà
mình đại diện. Thương nhân nước ngoài chưa được phép hoạt động thương mại
tại Việt Nam muốn trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ của mình tại Việt
Nam phải thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hoá,
dịch vụ Việt Nam thực hiện.
Thứ tư, hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại:

Văn bản hợp nhất số 17/VBHN-VPQH ngày 05/7/2019 quy định về hội
chợ, triển lãm thương mại như sau: “Hội chợ, triển lãm thương mại là hoạt động
xúc tiến thương mại được thực hiện tập trung trong một thời gian và tại một địa
điểm nhất định để thương nhân trưng bày, giới thiệu hàng hố, dịch vụ nhằm
mục đích thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp
đồng dịch vụ” (Điều 129).
Như vậy, hội chợ, triển lãm thương mại có thể được tổ chức tại Việt Nam
hoặc ở nước ngoài. Trường hợp thương nhân trực tiếp tổ chức hoặc tham gia hội
chợ, triển lãm tại nước ngoài phải tuân theo các quy định về xuất khẩu hàng hóa.
Hội chợ, lãm thương mại cổ chức tại Việt Nam phải đăng ký và phải được xác
nhận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước.
Ngoài ra, Văn bản hợp nhất số 17/VBHN-VPQH ngày 05/7/2019 quy định
về quyền tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại như sau: “1. Thương
nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương
nhân nước ngoài tại Việt Nam có quyền trực tiếp tổ chức, tham gia hội chợ, triển
lãm thương mại về hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh hoặc thuê thương
nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại thực hiện. 2. Văn phịng
đại diện của thương nhân khơng được trực tiếp tổ chức, tham gia hội chợ, triển
lãm thương mại. Trong trường hợp được thương nhân ủy quyền, Văn phòng đại
diện có quyền ký hợp đồng với thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển
lãm thương mại để tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại cho thương
nhân mà mình đại diện. 3. Thương nhân nước ngồi có quyền trực tiếp tham gia
hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại Việt
Nam thay mặt mình tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam. Trong
trường hợp muốn tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam thì thương
nhân nước ngoài phải thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm
thương mại Việt Nam thực hiện”.

9



Hoạt động xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp đã và đang phát triển
với tốc độ nhanh chóng cả về chất lượng cũng như số lượng. Xúc tiến thương
mại đã đóng góp một phần khơng nhỏ vào thành quả của các doanh nghiệp trong
việc gia tăng doanh số bán hàng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng; việc tiến
hành các hoạt động xúc tiến thương mại thì thương hiệu và hình ảnh của doanh
nghiệp sẽ được nhiều người biết đến hơn, tạo điều kiện thúc đẩy việc kinh doanh
được tốt nhất.
Như vậy, thực chất xúc tiến thương mại là cầu nối giữa cung và cầu, cho
phép người bán có thể thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của người mua. Mặc dù cách
diễn đạt khác nhau, song có thể nói xúc tiến thương mại là tổng thể các hoạt động
của các chủ thể có liên quan nhằm nghiên cứu, nhận dạng, khai thác và phát triển
các cơ hội thương mại trên thị trường trong nước và quốc tế thông qua các biện
pháp, cách thức giới thiệu, trưng bày, quảng cáo sản phẩm và dịch vụ khuyến
mại, tổ chức hội chợ, triển lãm nhằm thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho các
giao dịch thương mại.
Xúc tiến thương mại được chia thành 02 mảng là: Xúc tiến thương mại trên
thị trường nội địa và xúc tiến xuất khẩu (XTXK) ra thị trường nước ngoài. XTXK
là một mảng của xúc tiến thương mại nhưng trên thực tế, các hoạt động xúc tiến
thương mại, đặc biệt là xúc tiến thương mại ở tầm vĩ mô chủ yếu tập trung vào
thúc đẩy xuất khẩu nên xúc tiến thương mại nhiều khi được hiểu như đồng nghĩa
với XTXK.
* Các hoạt động xúc tiến thương mại bị cấm thực hiện:
- Xúc tiến thương mại với các sản phẩm bị cấm kinh doanh, hạn chế kinh
doanh, hàng hóa cấm lưu thơng, hạn chế lưu thơng, dịch vụ chưa được phép cung
ứng.
- Xúc tiến thương mại làm phương hại đến an ninh quốc gia, đến thuần
phong mỹ tục, truyền thống văn hóa, mơi trường…nói chung là các lợi ích của
cộng đồng.
- Xúc tiến thương mại một cách gian dối (quảng cáo, trưng bày, giới thiệu

sản phẩm không đúng với chất lượng thật).
- Xúc tiến thương mại tạo sự cạnh tranh không lành mạnh.
- Các trường hợp khác bị pháp luật cấm (cụ thể với từng hoạt động đều có
điều luật quy định cụ thể).
1.1.2 Các đặc trưng cơ bản của hoạt động xúc tiến thương mại
- Xúc tiến thương mại là một bộ phận của chiến lược phát triển kinh tế:
Xúc tiến thương mại phát huy tác động tích cực đến hoạt động sản xuất, kinh
10


doanh, đặc biệt là xuất khẩu nếu nó được tiến hành một cách có hệ thống, có
chiến lược cụ thể.
- Xúc tiến thương mại là chất xúc tác thúc đẩy kinh tế phát triển: Xúc tiến
thương mại không chỉ đơn thuần là việc tìm kiếm và khuếch trương sản phẩm ra
thị trường nước ngồi, mà cịn phải được xem xét trong mối quan hệ với sản xuất
trong nước và thúc đẩy sản xuất.
- Xúc tiến thương mại có sự phối hợp của Nhà nước và doanh nghiệp: Xúc
tiến thương mại khơng phải là trách nhiệm riêng của Nhà nước, nó cịn phải có sự
kết hợp một cách nhuần nhuyễn, hiệu quả giữa bộ máy của cơ quan quản lý nhà
nước với doanh nghiệp.
- Xúc tiến thương mại bao hàm trong đó sự đối thoại, liên kết giữa các tổ
chức đơn lẻ cùng tham gia vào một chu trình khép kín của hoạt động sản xuất,
kinh doanh: Từ đầu tư - sản xuất - phân phối - tiêu dùng, nhà sản xuất gặp rất
nhiều rào cản, vai trò của hoạt động xúc tiến là hỗ trợ, xúc tác cho chu trình đó
diễn ra được trơi chảy. Vì vậy, xúc tiến thương mại bao hàm sự tiếp nối liên kết
của rất nhiều công đoạn, của nhiều tổ chức cùng tham gia.
- Xúc tiến thương mại bao gồm cả việc đào tạo và nâng cao nhận thức cũng
như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, của sản phẩm cụ thể trên một thị
trường cụ thể: Mục tiêu của các chương trình xúc tiến thương mại là nâng cao
năng lực cho các doanh nghiệp, cung cấp cho họ các dịch vụ cần thiết, làm chất

xúc tác, thuận lợi hóa cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ.
1.1.3 Vai trò của xúc tiến thương mại
* Đối với tổng thể nền kinh tế vĩ mô:
- Tạo cầu nối giữa các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp; thúc đẩy các
thành phần kinh tế phát triển và đẩy nhanh sự phát triển của nền kinh tế thị
trường:
Tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu đều phải
quan tâm tới công tác xúc tiến. Doanh nghiệp vừa phải chú trọng đến công tác
phát triển sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thay đổi từng ngày của thị trường, vừa
phải tiến hành các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, hàng
hóa, dịch vụ của mình. Xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp, trong bất kỳ nền
kinh tế thị trường nào cũng có các hiệp hội, các tổ chức, các công ty dịch vụ
thông tin, nghiên cứu thị trường, tư vấn kinh doanh, quảng cáo hỗ trợ và cung
cấp dịch vụ xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp.
Ở cấp độ quốc gia, Chính phủ trực tiếp tiến hành các hoạt động xúc tiến
thương mại, nhất là hoạt động thông tin. Chính phủ thu thập, phân tích thơng tin,

11


chuyển tải thông tin về môi trường, cơ hội kinh doanh trong và ngồi nước, dự
đốn xu hướng thay đổi của thị trường cho các doanh nghiệp.
Do vậy, vơ hình chung xúc tiến thương mại đã trở thành cầu nối giữa các tổ
chức, cơ quan và doanh nghiệp, đặt ra những yêu cầu và cơ hội cho các thành
phần kinh tế phát triển dưới sự điều tiết chung của Nhà nước thơng qua Chính
phủ.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế: Chính sách phát triển kinh tế,
phát triển xuất khẩu của một quốc gia, cơ cấu các ngành kinh tế được quyết định
trên cơ sở cân đối giữa năng lực sản xuất và nhu cầu của thị trường. Cơ cấu các
ngành sản xuất cũng theo đó bị chi phối, chuyển dịch theo hướng hiện đại, phù

hợp với xu thế phát triển của sự phân công lao động.
- Thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển: Xúc tiến thương mại là một trong
những giải pháp nhằm giải quyết đầu ra cho nhiều ngành sản xuất, đặc biệt là cho
những mặt hàng xuất khẩu trong lúc thị trường nội địa còn nhiều hạn chế, cũng là
để khai thác triệt để năng lực sản xuất trong nước. Giải quyết tốt đầu ra, tạo điều
kiện và thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển; các ngành dịch vụ khác có thêm
thị trường để tăng quy mô, nâng cao năng suất và hiệu quả.
- Góp phần quan trọng trong việc thực hiện chiến lược xuất khẩu quốc gia:
Xu hướng xuất khẩu đang là xu hướng được nhiều quốc gia lựa chọn. Phát triển
xuất khẩu sẽ có tác động to lớn tới tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, nhất là
trong giai đoạn hiện nay khi mà nước ta đang trong giai đoạn đầu của q trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xúc tiến thương mại đóng vai trị quan trọng trong
việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
- Phát triển và tăng cường mối quan hệ hợp tác với các nước:
Hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt là xúc tiến xuất khẩu ngày càng
đóng một vai trị quan trọng trong việc thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội nói chung và đẩy mạnh xuất khẩu nói riêng. Bên cạnh đó, nền kinh tế thị
trường và sự mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cho các doanh nghiệp những
cơ hội to lớn để phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường và đẩy mạnh xuất
khẩu. Việc chuyển đổi và mở cửa này cũng đặt ra cho các doanh nghiệp những
thách thức không nhỏ, bởi họ sẽ phải cạnh tranh gay gắt với doanh nghiệp nước
ngoài.
Do vậy, xúc tiến thương mại đóng một vai trị quan trọng trong việc nâng
cao sức cạnh tranh quốc tế của cả nền kinh tế cũng như của từng doanh nghiệp
góp phần vào sự thành cơng của q trình hội nhập kinh tế quốc tế nước ta. Đồng
thời, xúc tiến thương mại cũng giúp xây dựng hình ảnh Việt Nam như là một thị

12


trường tiềm năng về thương mại, đầu tư, giúp tuyên truyền, giới thiệu về hàng

hóa của Việt Nam trên thị trường thế giới. Hơn nữa, thu nhập bình quân theo đầu
người của nước ta hiện nay tương đối thấp, sức mua trong nước chưa cao. Việc
tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại sẽ góp phần quan trọng vào việc giải
quyết đầu ra cho sản xuất; đặc biệt là đối với một số ngành hiện đang có nguy cơ
dư thừa năng lực sản xuất như: Hàng nông sản, may mặc, giày dép, thủ công, mỹ
nghệ...
* Đối với các doanh nghiệp:
- Xúc tiến thương mại tạo cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận và khai thác thị
các trường mới: Thị trường mới, đặc biệt là thị trường nước ngồi ln tiềm ẩn
những cơ hội và rủi ro cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp quy mô
nhỏ. Việc tham gia vào các chương trình xúc tiến thương mại của các cơ quan
quản lý nhà nước và các tổ chức xúc tiến sẽ giúp doanh nghiệp có thêm nhiều
thơng tin, cơ hội tiếp cận, nghiên cứu và tìm hiểu kỹ thị trường với chi phí thấp.
Những thay đổi trong nhu cầu hay cơ cấu thị trường cũng sẽ nhanh chóng được
truyền tải tới các doanh nghiệp để có thể thay đổi hay thích ứng theo một cách
linh hoạt, chủ động.
- Tạo diễn đàn để các doanh nghiệp liên kết, hợp tác, trao đổi và học hỏi
kinh nghiệm, tạo tiếng nói chung trên trường quốc tế: Xúc tiến thương mại
không chỉ là cầu nối giữa các doanh nghiệp trong nước với thị trường quốc tế mà
còn tạo cơ hội để các doanh nghiệp trong nước gặp gỡ, giao lưu, trao đổi, tọa
đàm, học hỏi kinh nghiệm, hợp tác cùng nhau, góp phần nâng cao vị thế của cộng
đồng các doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế.
- Tạo điều kiện học hỏi nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, chuyển
giao cơng nghệ tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý và triển khai các hoạt
động xúc tiến thương mại cua các quốc gia phát triển, nâng cao sức cạnh tranh
trên trường quốc tế.
Thị trường nước ngoài, đặc biệt là thị trường ở các nước tiên tiến trên thế
giới ln có những đòi hỏi cao đối với sản phẩm nhập khẩu về công nghệ, các
tiêu chuẩn ký thuật, vệ sinh môi trường.... Một số sản phẩm đòi hỏi phải được
sản xuất theo tiêu chuẩn cơng nghệ chuyển giao của nước ngồi. Xúc tiến thương

mại chính là cầu nối, là nguồn cung cấp thông tin để các doanh nghiệp trong
nước tiếp cận nguồn cơng nghệ và trình độ quản lý tiên tiến đó.

13


1.1.4 Các hình thức xúc tiến thương mại
Hoạt động xúc tiến thương mại được thực hiện cả ở tầm vĩ mô và vi mô.
* Xúc tiến thương mại ở tầm vĩ mơ: Là hoạt động do Chính phủ, các tổ chức
phi Chính phủ hoặc các hiệp hội, ngành nghệ thực hiện nhằm hỗ trợ, hàng hóa,
dịch vụ của các doanh nghiệp, quốc gia đó thâm nhập vào thị trường các nước.
Đến nay, vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau về xúc tiến thương mại ở tầm vĩ mô,
điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Trình độ phát triển kinh tế của từng
quốc gia, từng khu vực, mức độ mở cửa nền kinh tế, hệ thống pháp luật, kinh tế,
văn hóa, tập quán kinh doanh... Theo đó, mỗi quốc gia có thể có phương pháp tổ
chức hoạt động xúc tiến thương mại khác nhau; ở Việt Nam, xúc tiến thương mại
ở tầm vĩ mô bao gồm các hoạt động sau:
- Tổ chức các phòng trưng bày để các doanh nghiệp tham gia giới thiệu sản
phẩm của mình.
- Tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo, hội nghị, chuyên đề có sự tham gia
của các đại biểu hay thương nhân nước ngoài.
- Tổ chức các đoàn nghiên cứu thị trường nước ngồi; đón tiếp các đồn
doanh nghiệp nước ngồi tới Việt Nam nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh
doanh.
- Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn về kỹ năng, cách thức tiếp cận thị
trường nước ngoài cho các doanh nghiệp.
- Giới thiệu hoặc tổ chức (hay phối hợp tổ chức) các hội chợ, triển lãm quốc
tế, tạo điều kiện cho các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngồi nước cùng giao
lưu, tiếp xúc, mua bán hàng hóa.
- Hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp bằng việc xây dựng các website,

sàn giao dịch thương mại điện tử, gắn logo quảng cáo; phổ biến thông tin về các
văn bản pháp quy mới, các thông tin thị trường trong và ngoài nước.
* Xúc tiến thương mại ở tầm vi mô: Là các hoạt động xúc tiến thương mại
do các doanh nghiệp thực hiện. Về thực chất, đó chính là các hoạt động nhằm tìm
kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp.
Xúc tiến thương mại ở tầm vi mô thường bị hạn chế, bởi các nguồn lực doanh
nghiệp đầu tư cho hoạt động xúc tiến có hạn. Chính vì thế hình thức này rất cần
sự hỗ trợ của xúc tiến thương mại ở tâm vĩ mô. Xúc tiến thương mại ở tầm vi mơ
bao gồm các hình thức chủ yếu sau:

14


- Quảng cáo thương mại.
Điều 102, Văn bản hợp nhất số 17/VBHN-VPQH ngày 05/7/2019 quy định:
“Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để
giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của
mình”.[2].
Đối tượng của quảng cáo thương mại là người tiêu dùng cuối cùng, khách
hàng công nghiệp, khách hàng thương mại. Nội dung của quảng cáo nhằm thông
tin về hàng hóa, dịch vụ, doanh nghiệp kinh doanh. Mục đích của quảng cáo
nhằm tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ, qua đó thu lợi nhuận.
- Khuyến mại.
Điều 88, Văn bản hợp nhất số 17/VBHN-VPQH ngày 05/7/2019 quy định:
Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến
việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng
những lợi ích nhất định.[2].
Khuyến mại là hình thức xúc tiến nhằm kích thích khách hàng tiến tới hành
vi mua sắm trong một thời gian ngắn. Thông qua khuyến mại, doanh nghiệp thu
hút thêm được những khách hàng mới, đồng thời khuyến khích khách hàng trung

thành.
Các hình thức chủ yếu của khuyến mại là: Đưa hàng hóa mẫu, cung ứng
dịch vụ mẫu cho khách hàng dùng thử không phải trả tiền, tặng quà, bán hàng,
cung ứng dịch vụ với giá trị thấp hơn giá trước đó, phiếu mua hàng, phiếu sử
dụng dịch vụ, phiếu dự thưởng, phiếu tham dự trò chơi, tặng quà cho khách hàng
thường xun, tổ chức các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí nhằm mục
đích khuyến mại.
- Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ.
Điều 117, Văn bản hợp nhất số 17/VBHN-VPQH ngày 05/7/2019 quy định:
“Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ là hoạt động xúc tiến thương mại của
thương nhân dùng hàng hóa, dịch vụ và tài liệu về hàng hóa, dịch vụ để giới
thiệu với khách hàng về hàng hóa, dịch vụ đó.”[2].
Các hình thức trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ gồm: Mở phịng trưng
bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ; trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ tại các
trung tâm thương mại hoặc trong các hoạt động giải trí, thể thao, văn hóa nghệ
thuật; tổ chức hội nghị, hội thảo có trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ; trưng
bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ trên internet...
- Hội chợ, triển lãm thương mại.

15


×