Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.93 KB, 66 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, mọi quốc gia trên thế giới đều chú trọng đến mục tiêu tăng trưởng và phát triển
bền vững, Việt Nam đang trong quá trình phát triển nhanh chóng, bắt kịp dần với các nước
trên thế giới. Để tiếp tục duy trì đà tăng trưởng đó cần coi hoạt động đầu tư là ưu tiên hàng
đầu bởi lẽ chỉ có đầu tư mới chuyển hóa được các nguồn lực thành kết quả tăng trưởng.
Đầu tư không chỉ trực tiếp tạo ra của cải vật chất, thúc đẩy tăng trưởng về số lượng mà còn
là cơ sở để nâng cao trình độ khoa học công nghệ, chuyển dịch cơ cấu sản suất, tạo công ăn
việc làm, giải quyết các vấn đề xã hội, qua đó tạo ra mặt chất của tăng trưởng. Đầu tư cũng
là công cụ tăng cường hợp tác kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới, bổ sung vốn cho nhu
cầu đầu tư của các nước đang phát triển. Đối với một nước có xuất phát điểm thấp như
Việt Nam thì hoạt động đầu tư càng trở nên quan trọng vì nó đóng vai trò tạo đà cho sự
tăng trưởng ban đầu.
Bài toán về vốn đầu tư luôn là một vấn đề quan trọng và là mối quan tâm hàng đầu của mọi
quốc gia trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.Trong giai đoạn hiện nay không chỉ
nguồn vốn trong nước mà cả nguồn vốn bên ngoài đều là yếu tố quyết định cho sự thành
công của Việt Nam. Nhưng câu hỏi đặt ra ở đây đó là lấy vốn ở đâu, thu hút nó như thế nào
và làm sao để sử dụng nó có hiệu quả? Đây cũng chính là mục tiêu hàng đầu của Trung
tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội - đơn vị trực thuộc Sở Kế Hoạch – Đầu tư Hà Nội.
Là sinh viên năm cuối Khoa Đầu tư - trường Đại học Kinh tế quốc dân, tôi quyết định
chọn Trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội – thuộc Sở Kế hoạch – Đầu tư Hà Nội làm nơi
thực tập để lấy kinh nghiệm thực tế trước khi ra trường và tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi
trên. Trong quá trình thực tập tổng hợp ở đây, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
lãnh đạo cũng như cán bộ công nhân viên Trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội. Tôi xin chân
thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn TS Nguyễn Hồng Minh và ban
giám đốc cũng như tập thể cán bộ công nhân viên Trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội đã
giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành Chuyên đề thực tập tốt nghiệp “Một số giải pháp
đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội” cũng như trong thời
gian thực tập tổng hợp tại đây.
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÚC TIẾN ĐẦU TƯ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI


1.1 Khái quát tình hình thu hút đầu tư vào Hà Nội
1.1.1 Giới thiệu khái quát về địa phương:
Hà nội thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm đầu não chính trị,
văn hóa khoa học kỹ thuật; đồng thời là trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế lớn
của cả nước.
Trong công cuộc đổi mới và phát triển của đất nước, Hà Nội có sức thu hút các nguồn lực
phát triển trong và ngoài nước, có ảnh hưởng tích cực đến toàn bộ nền kinh tế, trước hết là
đồng bằng Bắc Bộ (tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh).
Hà nội có vị trí địa lý rất thuận lợi, nằm trung tâm đồng bằng sông Hồng, giáp các tỉnh
Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc. Với diện tích
920.97km2, cơ cấu sử dụng đất: đất nông nghiệp 44392ha; lâm nghiệp 6.782ha; đất công
trình xây dựng 20.272 ha; đất dân cư 9.326 ha; đất chưa sử dụng 11.285 ha.
Ngoài 2 sông lớn là sông Hồng và sông Đuống chảy qua, Hà Nội còn có các con sông nhỏ
như: sông Cà Lồ, sông Nhuệ, Kim Ngưu...Hà Nội có 17 hồ lớn nhỏ.
Nguồn nước mặt nước ngầm Hà Nội khá dồi dào, chất lượng tốt đảm bảo sinh hoạt và sản
xuất công nghiệp.
Hệ thống điện ổn định, gần nhà máy điện Hòa Bình và nhà máy điện Phả Lại, mạng lưới
điện rộng khắp, nâng cấp và bảo dưỡng thường xuyên, cung cấp điện liên tục và ổn
định.mạng lưới viễn thông được trang bị hiện đại, hòa mạng với hệ thống viễn thông toàn
cầu.
Hà Nội có hệ thống cơ sở giao thông khá phát triển, các loại hình giao thông như đường
sắt, đường bộ, đường thủy, đường hàng không đồng bộ đã hình thành nên mạng lưới giao
thông vận tải rộng khắp ở vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ, nối liền các tỉnh, các địa
phương trong cả nước và tới các nước trên thế giới.
Quốc lộ qua Hà Nội có: Quốc lộ 1, quốc lộ 5, quốc lộ 3, quốc lộ 2, quốc lộ 4 và quốc lộ
32.
Hà Nội là nơi tập trung các cơ quan ngoại giao, các văn phòng đại diện của các tổ chức
quốc tế và có một lợi thế rất lớn trong hợp tác quốc tế và phát triển kinh tế đối ngoại.
Hà Nội còn là nơi có đội ngũ nhân lực đông đảo, tay nghề khá cao. Trên địa bàn Thành
phố Hà Nội hiện nay có 49 trường Đại học và Cao đẳng, 38 trường trung học chuyên

nghiệp, 21 trường dạy nghề cung cấp lực lượng đứng đầu cả nước với trên 6050 người có
trình độ trên Đại học, 20000 người tốt nghiệp Đại học, 110000 người tốt nghiệp trung cấp,
điều này giúp các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm bớt chi phí đào tạo khi đầu tư vào
Hà Nội.
Tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm của Hà Nội trên 11%, cao hơn 3 % tốc độ tăng trung
bình của cả nước, mức thu nhập của người dân cao, GDP bình quân đầu người là 18,2 triệu
VNĐ/người. Thị trường rộng lớn với dân số 3.118 nghìn người tạo điều kiện thuận lợi tiêu
thụ sản phẩm đầu ra.
Các dịch vụ tài chính ngân hàng cũng khá phát triển cung cấp các dịch vụ nhanh chóng
thuận tiện cho các nhà đầu tư như mở tín dụng, dịch vụ thanh toán quốc tế...
Bên cạnh đó do yếu tố lịch sử để lại và sự phân công lao động xã hội, Hà Nội còn là nơi
tập trung nhiều trung tâm doanh nghiệp, các làng tiểu thủ công nghiệp truyền thống có khả
năng mở rộng phát triển trên cơ sở tăng cường đầu tư và hiện đại háo trang thiết bị.
Có thể nói các lợi thế trên tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư cả đầu vào lẫn đầu ra
khi đầu tư vào Hà Nội.
Quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đòi hỏi Hà Nội cần có một khối lượng
lớn vốn, nếu chỉ huy động các nguồn vốn trong nước thì chưa đủ cho nên Hà Nội cần khai
thác triệt để các nguồn vốn bên ngoài cho phát triển kinh tế trong đó FDI là ngồn vốn rất
quan trọng. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ tạo ra động lực phát triển kinh tế thủ đô.
Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ giúp Hà Nội trở thành trung tâm kinh tế
ngày càng có uy tín trong khu vực nhanh chóng đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
đặt ra.
1.1.2 Khái quát về tình hình thu hút đầu tư vào Hà Nội hiện nay
Hiện nay trên phạm vi cả nước Hà Nội thuộc nhóm thu hút được nhiều nguồn vốn
đầu tư nhất. Đó không chỉ là các nguồn vốn từ trong nước mà còn có lượng vốn từ
bên ngoài đổ vào, lượng vốn này ngày càng gia tăng và đóng vai trò quan trọng
trong sự phát ttrieenr của Thành phố Hà Nội.
Xét trên khía cạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thì đến hết năm 2007, Thành
phố đã thiết lập mối quan hệ hợp tác đầu tư với 42 quốc gia và vùng lãnh thổ. Có
1118 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng kí 12.587 tỷ USD.

Vốn đầu tư thực hiện đạt 5.138 tỷ USD (chiếm 40.8% tổng vốn đăng kí). Kể từ sau
khủng hoảng tài chính năm 1997, đặc biệt là sau năm 2006, Thành phố đã có nhiều
biện pháp đồng bộ, kịp thời để cải thiện môi trường đầu tư, cải tiến quy trình, thủ
tục cấp phép đầu tư, đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, chủ động giải quyết nhanh
những khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư…do đó tình hình thu hút vốn đầu
tư nước ngoài trên địa bàn thành phố được cải thiện đáng kể: năm 2001 lượng vốn
đăng kí đạt 200 triệu USD với 44 dự án thì đến năm 2006 là 1,12 tỷ USD với 194
dự án và đến năm 2007 thì cấp phép đầu tư cho 344 dự án với số vốn đăng kí là
2.535 tỷ USD.
Đến nay nhiều dự án có quy mô vốn đầu tư lớn đã được đưa vào sử dụng thuộc các
lĩnh vực: công nghiệp viễn thông, công nghiệp điện, điện tử, công nghiệp sản xuất
thép, vật liệu… ví dụ như Công ty TNHH dèn hình Orion – Hanel (sản xuất, lắp ráp
đèn hình) với tổng vốn đầu tư 178 triệu USD; Công ty Yamaha Motor Việt Nam
( sản xuất lắp ráp xe máy ) với tổng vốn đầu tư 127 triệu USD; Công ty Canon Việt
Nam ( sản xuất lắp ráp máy in màu ) có tổng vốn đầu tư là 76,7 triệu USD… Các dự
án này có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đổi mới công nghệ, thiết bị tiên tiến,
nâng cao trình độ quản lý và sản xuất, góp phần thay đổi cơ bản bộ mặt công nghiệp
Thủ đô.
Đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung vào lĩnh vực dịch vụ (70%) và công nghiệp
(29,5%). Cơ cấu đầu tư như vậy đã góp phần không nhỏ cho mục tiêu chuyển dịch
cơ cấu kinh tế Thủ đô theo hướng phát triển ngành dịch vụ, công nghiệp. Công nghệ
và các thiết bị sử dụng trong các dự án có vốn đầu tư nước ngoài phần lớn là công
nghệ tiên tiến và thiết bị mới, năng suất lao động cao, sản phẩm sản xuất có chất
lượng quốc tế, nhiều sản phẩm đã xuất khẩu sang các thị trường lớn trên thế giới
(tivi màu, đèn hình, linh kiện máy ảnh, tủ lạnh, máy giặt..).
Loại hình đầu tư chủ yếu là liên doanh (59%) và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư
nước ngoài.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp rất lớn vào tăng trưởng GDP, tạo
việc làm, hội nhập kinh tế của thủ đô. Năm 2007, khu vực này đóng góp hơn 16%
GDP, 15% tổng đầu tư xã hội, 40% gia trị sản xuất công nghiệp, 38% kim ngạch

xuất khẩu, 10% ngân sách và giải quyết cho hơn 71000 lao động Thành phố
Thu hút đầu tư nước ngoài của Hà Nội thời gian qua được đánh giá là rất tích cực
và triển vọng của những năm tới là rất khả quan. Tuy nhiên, so sánh với tình hình cả
nước thì về dự án đầu tư thì tỷ trọng của Hà Nội so với cả nước tăng lên ( từ 6%
giai đoạn 1988 – 1990 lên 22,3% năm 2007 ) nhưng về vốn đầu tư thì lại giảm
xuống từ 21% còn 11% ). Điều đó chứng tỏ quy mô vốn trung bình của các dự án
đầu tư vào Hà Nội giảm.
Hiện nay có nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Hà Nội trên các lĩnh
vực: Khách sạn, căn hộ cho thuê, tài chính, bảo hiểm, sản xuất công nghiệp…Song
thiếu thồng tin chi tiết về dự án kêu gọi đầu tư như: địa điểm, diện tích, quy hoạch,
giá thuê đất… Ngoài ra các nhà đầu tư còn lo ngại về điều kiện hạ tầng giao thông,
bến bãi, cầu cảng và thiếu lao động có tay nghề cao…Nếu Hà Nội khắc phục tốt các
hạn chế này thì việc thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư nước ngoài là rất khả quan.

1.2. Tổng quan về trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội
1.2.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm xúc tiến
đầu tư Hà Nội
Trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội được thành lập theo quyết định số 4676/QĐ-UBND
ngày 22-11-2007 cuẩ UBND thành phố.
- Ngày 17/11/2008 UBND thành phố có quyết định 2101/QĐ-UBND thành lập trung tâm
xúc tiến đầu tư thành phố Hà Nội trên cơ Sở Kế hoach và đầu tư (KH&ĐT) hợp nhất trung
tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội thuộc Sở KH&ĐT Hà Nội (cũ) và trung tâm xúc tiến đầu tư
thuộc Sở KH&ĐT Hà Tây (cũ) thành trung tâm xúc tiến đầu tư thành phố Hà Nội thuộc Sở
KH&ĐT Hà Nội.
- Trước đây hoạt động xúc tiến đầu tư trên địa bàn thành phố không được quy về
một mối như hiện nay mà là tất cả các phòng ban trong Sở KH&ĐT đêù có bộ phận
này để đi thu hút vốn đầu tư cho ngành và lĩnh vực của mình. Các phòng ban hoạt
động độc lập, riêng rẽ không liên kết với nhau tạo ra một sự lãng phí rất lớn, đồng
thời các cấp lãnh đạo của thành phố đã nhận ra lợi ích nếu có hẳn một bộ phận
chuyên trách về xúc tiến đầu tư, chính vì thế mà trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội

đã ra đời.
Hiện nay trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội có ba phòng ban chính là phòng xúc tiến
đầu tư, phòng dịch vụ, phòng tổ chức dưới sự chỉ đạo của một giám đốc và một phó
giám đốc cùng các trưởng phòng tương ứng.








1.2.2.Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu của Trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội
1.2.2.1.1 . Chức năng hoạt động:
Trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội là đơn vị có chức năng tổ chức các hoạt động xúc tiến
đầu tư của Thành phố Hà Nội nhằm huy động các nguồn vốn trong nước và nước ngoài
thực hiện các dự án đầu tư theo định hướng phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn thành phố
Hà Nội.
1.2.2.1.2 . Nhiệm vụ, quyền hạn chính:
- Xây dựng chiến lược, kế hoạch, chính sách, thu hút đầu tư trong và ngoài nước của
Thành phố Hà Nội.
-Thực hiện chương trình tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu, cung cấp thông tin về môi
trường đầu tư, tiềm năng và cơ hội đầu tư của Thành phố Hà Nội.
- Xây dựng các danh mục dự án thu hút vốn đầu tư của Thành phố phù hợp với quy hoạch,
định hướng phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố trong từng thời kì. Giúp giám đốc Sở
thực hiện việc tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với các dự án do UBND Thành
phố giao.
- Tổ chức xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước để vận động hỗ trợ, hướng dẫn các nhà đầu
tư tìm hiểu chính sách, quy định pháp luật về đầu tư và lựa chọn lĩnh vực, địa điểm thực
hiện dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

- Phát triển hợp tác quốc tế với các tổ chức xúc tiến đầu tư trong nước và nước ngòai,
nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư của Thành phố.
- Phối hợp với cơ quan có chức năng tổ chức đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ giúp các doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân nâng cao năng lực trong các hoạt động có liên quan đến chức
năng và nhiệm vụ được giao.
- Trung tâm được cung cấp các dịch vụ có thu, bao gồm: Cung cấp thông tin liên quan đến
dự án đầu tư, tổ chức đón tiếp, tư vấn pháp luật, lập hồ sơ dự án, hỗ trợ các doanh nghiệp,
phiên dịch và các dịch vụ khác theo yêu cầu của nhà đầu tư và các cơ quan liên quan.
- Quản lý cán bộ, viên chức; quản lý tài sản và chi tiêu các nguồn vốn được giao theo đúng
chế độ, chính sách quy định của Nhà nước và Thành phố.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được UBND Thành phố giao và Giám đốc Sở kế hoạch
và Đầu tư phân công.
1.3 .Thực trạng xúc tiến đầu tư vào Hà Nội hiện nay
1.3.1 Khái niệm về xúc tiến đầu tư
Vốn đầu tư FDI không tự nhiên đến với bất kì thành phố, quốc gia nào. Trong bối cảnh các
thành phố đều thực hiện tự do hoá đầu tư, các công ty đa quốc gia chỉ bị hấp dẫn bởi nơi
nào có điều kiện phù hợp nhất. Bởi vậy sự cạnh tranh giữa các thành phố để thu hút nguồn
vốn FDI ngày càng gay gắt, nhất là trong điều kiện đầu tư quốc tế có xu hướng suy giảm
trong những năm sắp tới.
Cũng vì lẽ đó, thay vì đưa ra các quy tắc, luật lệ đối với các nhà đầu tư, các địa phương giờ
đây lại tìm đến giải pháp xúc tiến để thu hút họ. Trọng tâm của giải pháp này là khái niệm
xúc tiến đầu tư và các kĩ thuật xúc tiến đầu tư cũng như việc đưa ra các chiến lược phù hợp
với các yêu cầu và điều kiện đầu tư. Vai trò ngày càng quan trọng của vốn FDI đã khiến
hoạt động xúc tiến đầu tư trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết, không chỉ đối với các nước phát
triển mà đối với cả các nước đang phát triển.
Hoạt động xúc tiến đầu tư ngày càng trở nên phức tạp, nó không chỉ đơn thuần là mở cửa
thị trường nội địa cho các nhà đầu tư nước ngoài và tiến hành vận động chung chung.
Không có một cách định nghĩa nhất quán cho khái niệm xúc tiến đầu tư, song theo nghĩa
hẹp, xúc tiến đầu tư được coi là một loạt các biện pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài thông qua một chiến lược marketing hỗn hợp bao gồm chiến lược sản phẩm (Product

strategy), chiến lược giá cả (Pricing strategy) và chiến lược xúc tiến (Promotional
strategy). Hay nói một cách cụ thể hơn xúc tiến đầu tư là các biện pháp để giới thiệu,
quảng cáo cơ hội đầu tư với bên ngoài, các cơ quan xúc tiến đầu tư địa phương thường tổ
chức các đoàn tham quan, khảo sát ở các địa phương khác và nước ngoài; tham gia, tổ
chức các hội thảo khoa học, diễn đàn đầu tư, kinh tế ở khu vực và quốc tế. Đồng thời, họ
tích cực sử dụng các phương tiện truyền thông, xây dựng mạng lưới các văn phòng đại
diện ở các địa phương khác và nước ngoài để cung cấp các thông tin nhanh chóng và giúp
đỡ kịp thời các nhà đầu tư nước ngoài tìm hiểu cơ hội đầu tư ở địa phương mình.
Mặ khác,còn có quan niệm xúc tiến đầu tư không chỉ là việc quảng bá hình ảnh địa phương
để thu hút đầu tư nước ngoài mà còn thu hút ngay thêm các nguồn vốn trong nước như
nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, vốn đầu tư của Doanh nghiệp Nhà nước và của cả các
thành phần kinh tế ngoài Nhà nước như các Doanh nghiệp tư nhân và nguồn vốn dân cư…
và trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội đi theo quan niệm này.
1.3.2 Khái quát về chương trình xúc tiến đầu tư của Quốc gia và Hà Nội
giai đoạn 2008-2015
1.3.2.1. Khái quát chương trình xúc tiến đầu tư của Quốc gia:
Cùng với quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng, vốn đầu tư
nước ngoài đã phát triển nhanh và trở thành một hình thức quan trọng trong hoạt động đầu
tư của các quốc gia trên thế giới.
Tính cạnh tranh giữa các nước đầu tư và giữa các nước tiếp nhận đầu tư với nhau
ngày càng cao. Sự phát triển của nền kinh tế thế giới và tiến trình toàn cầu hóa làm cho
nguồn vốn FDI ngày càng mở rộng và gia tăng nhưng đồng thời nhu cầu thu hút sử dụng
FDI ở tất cả các nước. Đặc biệt là các nước đang phát triển cũng ngày càng lớn, dẫn đến sự
cạnh tranh quyết liệt giữa các nước và khu vực nhằm thu hút nguồn vốn này. Các nước
nhận FDI - đặc biệt là các nước vừa phục hồi sau khủng hoảng, các nền kinh tế đang
chuyển đổi và các nước đang phát triển khác có xu hướng tập trung nỗ lực đẩy mạnh việc
cải thiện môi trường đầu tư theo hướng thông thoáng, mở cửa rộng hơn, tạo điều kiện kết
cấu hạ tầng ngày càng thuận lợi hơn, kích thích tiêu dùng nội địa, dỡ bỏ bớt những “rào
cản” trong các lĩnh vực, kể cả lĩnh vực nhạy cảm như bảo hiểm, viễn thông, năng lượng...
nhằm thu hút, “lôi kéo” FDI.

Theo các chuyên gia của UNDP : Việt Nam đang tạo được một môi trường đầu tư
rất tốt, đặc biệt là đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư mong muốn đa dạng hoá lĩnh
vực đầu tư để tránh rủi ro. Với trên 80 triệu dân, Việt Nam là một thị trường lớn hấp dẫn
nhà đầu tư. Vào WTO, Việt Nam trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư hơn bao giờ hết vì nó mở
ra khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu cho các nhà đầu tư. Đặc biệt việc trở thành thành
viên không thường trực của hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc đã nâng cao uy tín và vị thế
của Việt nam trên trường quốc tế. Việc tăng cường phân cấp trong khâu quản lí cũng như
có nhiều cải thiện tích cực về môi trường đầu tư đã và đang là tín hiệu tốt mời gọi các nhà
đầu tư.
Các chính sách thể hiện sự đổi mới và những cố gắng của Việt Nam trong việc thu
hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã được thể hiện trong Chương trình xúc tiến đầu tư
Quốc gia với mười điểm chính sau :
Thứ nhất : Tạo dựng, quảng bá hình ảnh Việt Nam; thông tin, tuyên truyền về môi
trường đầu tư, chủ trương và chính sách pháp luật về đầu tư, hiệu quả đầu tư tại Việt Nam;
Thứ hai : Xây dựng, duy trì cơ sở dữ liệu của một số ngành, lĩnh vực, sản phẩm trọng điểm
cần thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài;
Thứ ba : Thu thập dữ liệu, nghiên cứu xây dựng Danh mục dự án trọng điểm quốc gia kêu
gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài phù hợp chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
từng thời kỳ, quy hoạch phát triển ngành kinh tế - kỹ thuật;
Thứ tư : Nâng cấp, duy trì hoạt động có hiệu quả website giới thiệu đầu tư, đặc biệt là đầu
tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, kết nối với các địa chỉ website có uy tín trên thế giới
và các địa chỉ website của các Bộ, ngành, địa phương trong nước;
Thứ năm : Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu, lựa chọn đối
tác và địa bàn đầu tư tiềm năng nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam và thúc đẩy đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;
Thứ sáu : Đào tạo nâng cao năng lực và kỹ năng xúc tiến đầu tư cho các cơ quan quản lý
nhà nước và doanh nghiệp;
Thứ bảy : Tổ chức các chương trình vận động xúc tiến đầu tư tại các địa bàn trọng điểm ở
nước ngoài, các hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư ở trong nước, nhằm thu hút đầu tư vào
các ngành, lĩnh vực, vùng kinh tế trọng điểm, cũng như khuyến khích đầu tư từ Việt Nam

ra nước ngoài;
Thứ tám : Hỗ trợ, tư vấn pháp lý, xúc tiến, quảng bá việc triển khai các dự án có quy mô
lớn, có ảnh hưởng quan trọng đến phát triển kinh tế - xã hội của vùng, miền và đất nước;
Thứ chín : Tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm trong nước và ngoài nước nhằm giới thiệu
môi trường đầu tư và kết quả hoạt động đầu tư tại Việt Nam;
Thứ mười : Các hoạt động xúc tiến đầu tư khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
1.3.2.2 Trọng tâm hoạt động xúc tiến đầu tư của Hà Nội hiện nay
Theo đánh giá của các nhà đầu tư, ngoài các yếu tố hấp dẫn về thị trường, nhân lực,
hạ tầng, trong thời gian gần đây, Hà Nội đã có một bước chuyển biến mạnh mẽ về
thủ tục đầu tư, nhất là thủ tục đất đai, kết nối hạ tầng với các tỉnh miền Bắc đang
được hoàn chỉnh. Nguồn vốn đầu tư vào Hà Nội dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên, hiện
đang có rất nhiều nhà đầu tư lớn đang trình dự án đầu tư tại Hà Nội. Nhiều nhà đầu
tư Nhật Bản và Hàn Quốc đang đua tranh quyết liệt để được đầu tư vào các khu đất
của tại Hà Nội để dựng khách sạn 5 sao, xây dựng tổ hợp văn phòng - nhà ở cao
cấp.
Hướng tới kỉ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, kế thừa những thành tựu phát
triển đã đạt được, thành phố Hà Nội đang hướng tới mục tiêu đẩy nhanh quá trình
công nghiệp hoá- hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Hà Nội đang xây dựng
phương án cao phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2008-2010 phải đạt 12-13%.
Theo đó, tổng đầu tư xã hội phải tăng bình quân 25-30%/ năm, trong đó, vốn FDI
cần huy động từ 2 đến 2,5 tỷ USD vốn đầu tư thực hiện trên tổng vốn đăng ký đầu
tư từ 4 đến 5 tỷ USD.
Để đạt được những con số trên thì Hà Nội đưa ra một số nhiệm vụ trọng tâm :
- Rà soát và xây dựng các cơ chế, chính sách cải thiện môi trường đầu tư, hoàn
thiện thủ tục đăng kí kinh doanh, giám sát doanh nghiệp sau đầu tư.
- Tổng kết thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư hàng năm, xây dựng kế hoạch xúc
tiến đầu tư cho năm kế tiếp,
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về đầu tư. Cập nhật, tổng hợp, cung cấp thông tin liên
quan đến công tác quản lý đầu tư và xây dựng (văn bản pháp luật của nhà nước, quy
định hướng dẫn về quản lý đầu tư, xây dựng; các quy hoạch tổng thể phát triển kinh

tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành). Tổ chức đào tạo, tập huấn đầu tư, in và
phát hành các ấn phẩm quảng bá hình ảnh Hà Nội;
- Tổ chức khảo sát, diến đàn xúc tiến đầu tư ở trong nước và nước ngoài; Hỗ trợ các
doanh nghiệp tham gia các diễn đàn đầu tư trong và ngoài nước, tìm hiểu môi
trường đầu tư, hố trợ nhà đầu tư mở văn phòng giao dịch, văn phòng đại diện,
- Các chương trình hợp tác trong Vùng kinh tế, hợp tác phát triển với các tỉnh thành
phố trong và ngoài nước; Tổng kết tình hình thực hiện hợp tác phát triển với các
Tỉnh, Thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và lân cận,
- Tổng hợp danh mục đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất
theo quyết định 15/2007/QĐ – UBND.
- Hướng dẫn thực hiện “Quy chế xây dựng và thực hiện chương trình xúc tiến đầu
tư quốc gia”; Hướng dẫn các sở, ban, ngành xây dựng và thực hiện kế họach xúc
tiến đầu tư,
- Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư dài hạn, trung hạn và ngắn hạn; xác định các
ngành nghề, lĩnh vực và đối tác cần tập trung kêu gọi đầu tư mang lại hiệu quả cao,
- Đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư đạt tính
chuyên nghiệp.
1.4 . Phân tích thực trạng xúc tiến đầu tư của Hà Nội hiện nay
Trước đây các hoạt động xúc tiến đầu tư thường do các công ty, phòng ban, cơ quan
tự làm lấy, không có một đầu mối thống nhất nào cho hoạt động này. Và dù mới
được thành lập hơn một năm nhưng trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội đã và đang
làm hết sức mình để chứng minh vai trò đầu mối các hoạt động xúc tiến đầu tư trên
địa bàn Hà Nội. Nhận thức rất rõ về vai trò của nguồn vốn đầu tư đối với việc phát
triển kinh tế xã hội của Hà Nội hiện nay thì hoạt động xúc tiến đầu tư của trung tâm
đang được diễn ra theo các bước:
+ Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư
+ Xây dựng các mối quan hệ đối tác
+ Xây dựng hình ảnh Hà Nội trong con mắt của các nhà đầu tư và trên thế giới
+ Cung cấp dịch vụ cho các nhà đầu tư
Các bước trên hiện đang được trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội chia đều cho ba phòng ban

chính trong trung tâm là phòng tổ chức, phòng xúc tiến đầu tư và phòng dịch vụ với nhiệm
vụ và nghĩa vụ cụ thể như sau:
- Phòng Hành chính – Tổ chức:
+ Xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động hàng năm, hàng quý và tổ chức việc thực
hiện kế hoạch.
+ Tham mưu công tác quản lý cán bộ viên chức, quản lý tài sản và chi tiêu các nguồn vốn
được giao của trung tâm theo đúng chế độ, chính sách quy định của Nhà nước, Thành phố
và Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội.
- Phòng xúc tiến đầu tư:
+ Xây dựng chiến lược, kế hoạch, chính sách thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài của
thành phố Hà Nội.
+ Thực hiện chương trình tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu, cung cấp thông tin về môi
trường đầu tư, tiềm năng và cơ hội đầu tư của thành phố Hà Nội/
+ Xây dựng danh mục dự án thu hút vốn đầu tư trong thành phố phù hợp với quy hoạch,
định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kì. Giúp Giám đốc Sở KH&ĐT thực
hiện việc tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối vơi các dự án do UBND thành phố
giao.
+ Tổ chức xúc tiến đầu tư ở trong nước và nước ngoài để vận động, hỗ trợ, hướng dẫn các
nhà đầu tư tìm hiêủ chính sách pháp luật về đầu tư và lựa chọn lĩnh vực, địa điểm thực
hiện dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội.
+ Phát triển hợp tác quốc tế với các tổ chức xúc tiến đầu tư trong nước vừ nước ngoài,
nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư của thành phố.
- Phòng dich vụ:
+ Phối hợp với các cơ quan có chức năng tổ chức đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ giúp các
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nâng cao năng lực trong các hoạt động có lien quan đến
chức năng và nhiệm vụ được giao.
+ Thực hiện viêc cung cấp các dịch vụ, bao gồm: Cung cấp thông tin lien quan đến dự
án đầu tư, tổ chức đón tiếp, tư vẫn pháp luật, lập hồ sơ dự án, hỗ trợ các doanh nghiệp,
phiên dịch và các dịch vụ khác theo yêu cầu của nhà đầu tư và các cơ quan liên quan.
Trên cơ sở phân công nhiệm vụ và trách nhiệm cho các phòng ban thì các bước mà trung

tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội đang thực hiện để trở thành một cơ quan xúc tiến đầu tư hiệu
quả cao được các tổ chức khác thừa nhận đang được tiến hành một cách cụ thể như sau:
• Trước hết về “Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư”
Chiến lược xúc tiến đầu tư là bản đồ chỉ dẫn để các cơ quan xúc tiến đạt được
mục tiêu, vì vậy các hoạt động như chuẩn bị tài liệu, tổ chức hội thảo đầu tư, tổ
chức các chuyến tham quan thực địa cần được sắp xếp trong một kế hoạch tổng
thể để đạt được hiệu quả. Kế hoạch này cần bắt đầu bằng việc tìm hiểu những
điểm gì mà chúng ta có thể đem lại cho các nhà đầu tư nước ngoài và chúng có
lợi thế cạnh tranh gì so với các địa phương khác trong nước và trong khu vực…
Sau đó là phải xác định ngành, lĩnh vực cũng như các nhà đầu tư tiềm năng có
nhiều khả năng đầu tư và các lĩnh vực này.
Khi đã xác định được các ngành nghề, lĩnh vực được nhiều nhà đầu tư quan tâm
chúng ta cần xác định các khu vực trọng điểm của hoạt động xúc tiến đầu tư này.
Vì các đặc tính thường xuyên thay đổi do sự phát triển của môi trường bên trong và
những yếu tố bên ngoài nên cơ quan xúc tiến đầu tư cần phải thấy trước ảnh hưởng
của những sự thay đổi nảy ví dụ những tiến bộ trong giáo dục, cải thiện cơ sở hạ
tầng sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút đẩu tư trong tương lai nên sẽ cần đưa các
lĩnh vực này vào mục tiêu hướng tới.
Một chiến lược xúc tiến đầu tư không chỉ tập trung vào các lĩnh vực, ngành nghề
cần hướng tới trong tương lai gần mà còn phải thể hiện được những lĩnh vực, ngành
nghề cần hướng tới trong trung hạn và dài hạn. Đồng thời các cơ quan xúc tiến đầu
tư phải đóng vai trò trong việc cải thiện môi trường đầu tư của đất nước để các
ngành có trình độ phát triển cao hơn sẽ xem đây là một điểm đến của đầu tư.
Bước cuối cùng của quá trình xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư là lập được một
kế hoạch rõ rang. Trong đó đã lượng hóa các nguồn lực, thời gian thực hiện chiến
lược, và xác định các hoạt động cần thiết để thu hút được các ngành công nghiệp có
trình độ phát triển cao hơn.
Dựa trên những yêu cầu trên trong thời gian qua trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội
đã xây dựng Chương trình xúc tiến đầu tư của Thành phố Hà Nội gia đoạn 2008
-2010, định hướng đến 2015 ( Chương trình 34 của ủy ban nhân dân thành phố Hà

Nội ) trong đó đã nêu rõ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư gia
doạn 2008 – 2010, định hướng đến 2015, các quan điểm và mục tiêu xúc tiến đầu tư
cũng như một số giải pháp chính xúc tiến đầu tư giai đoạn 2008 – 2010.
Cụ thể trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội đã đưa ra danh mục một số ngành, lĩnh vực
kêu gọi đầu tư:
+ Phát triển trung tâm tài chính ngân hàng.
+ Đầu tư phát triển các khu đô thị mới, trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê,
khu triển lãm.
+ Phát triển trung tâm đào tạo – nghiên cứu – phát triển.
+ Đầu tư và hợp tác phát triển khu công nghệ cao tại Hà Nội
+ Cải tạo và phát triển các khu tập thể cũ thành các khu đô thị mới, hiện đại với hạ
tầng hoàn chỉnh.
+ Phát triển các ngành công nghiệp điện tử, tin học, thiết bị điện, cơ – kim khí, vật
liệu xây dựng cao cấp, trang phục thời trang và thể thao…
+ Hình thành và phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao
+ Phát triển các dự án khu du lịch – dịch vụ, khu nghỉ dưỡng cao cấp.
+ Đầu tư phát triển một số lĩnh vực y tế chuyên sâu và một số bệnh viện hiện đại
đạt tiêu chuản quốc tế.
+ Đầu tư vào lĩnh vực giáo dục đào tạo.
+ Đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng.
Bên cạnh đó còn có danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư và đặc biệt ưu đãi đầu tư,
khuyến khích đầu tư như:
Danh mục dự án khuyến khích đầu tư
+ Sản xuất, chế biến xuất khẩu từ 50% sản phẩm trở lên;
+ Sản xuất, chế biến xuất khẩu từ 30% sản phẩm trở lên và sử dụng nhiều nguyên liệu, vật
tư trong nước (có giá trị từ 30% chi phí sản xuất);
+ Sử dụng nhiều lao động và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên sẵn có ở Việt
Nam ;
+ Chế biến nông sản, lâm sản (trừ gỗ), thủy sản;
+ Bảo quản thực phẩm; bảo quản nông sản sau thu hoạch;

+ Thăm dò; khai thác và chế biến sâu khoáng sản;
+ Phát triển công nghiệp hoá dầu; xây dựng, vận hành đường ống dẫn dầu, dẫn khí, kho,
cảng dầu;
+ Sản xuất thiết bị, cụm chi tiết trong khai thác dầu khí, mỏ, năng lượng; sản xuất
thiết bị nâng hạ cỡ lớn;
+ Sản xuất hộp cao cấp, hợp kim, kim loại mầu, kim loại đặc biệt, phôi thép, sắt xốp dùng
trong công nghiệp;
+ Sản xuất các máy công cụ gia công kim loại, thiết bị luyện kim;
Chế tạo thiết bị cơ khí chính xác, thiết bị kiểm tra, kiểm soát an toàn, sản xuất khuôn mẫu
cho các sản phẩm kim loại và phi kim loại;
+ Sản xuất khí cụ điện trung, cao thế;
+ Sản xuất các loại động cơ diezen có công nghệ, kỹ thuật tiên tiến; sản xuất máy, phụ
tùng ngành động lực, thủy lực, máy áp lực;
+ Sản xuất phụ tùng ô tô, phụ tùng xe máy; sản xuất, lắp ráp thiết bị, xe máy thi công xây
dựng; sản xuất thiết bị kỹ thuật cho ngành vận tải;
+ Đóng tàu thủy; sản xuất thiết bị phụ tùng cho các tàu vận tải, tàu đnh cá;
+ Sản xuất thiết bị thông tin, viễn thông;
+ Sản xuất linh kiện, thiết bị điện tử, công nghệ tin học;
+ Sản xuất thiết bị, phụ tùng, máy nông nghiệp, thiết bị tưới tiêu;
+ Sản xuất các loại nguyên liệu thuốc trừ sâu bệnh;
+ Sản xuất các loại hoá chất cơ bản, hoá chất tinh khiết, thuốc nhuộm, các loại hoá chất
chuyên dụng;
+ Sản xuất nguyên liệu chất tẩy rửa, phụ gia cho ngành hóa chất;
+ Sản xuất xi măng đặc chủng, vật liệu composit, vật liệu cách âm, cách điện,

Tuy nhiên, do sự mở rộng địa giới hành chính kết hợp Hà Nội (cũ) và Hà
Tây (cũ) thành Hà Nội (mói hiện nay) thì Chương trình 34 đang được rà soát và
điều chỉnh lại cho phù hợp với sự thay đổi này.
Bên cạnh đó để có được một chiến lược hoàn chỉnh trung tâm xúc tiến đầu tư
Hà Nội cũng đã xác định rõ cơ hội và thách thức đối với Hà Nội trong công tác xúc

tiến đầu tư giai đoạn 2009 – 2015 để từ đó chọn hướng đi sao cho phát huy được
những thuận lợi đang có và khắc phục những nhược điểm còn thiếu sót:
*Tiềm năng và thế mạnh của Hà Nội
+ Thủ đô của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
+ Có lịch sử văn hoá lâu đời
+ Trung tâm giao dịch quốc tế của cả nước
+ Chính trị ổn định, an ninh và trật tự xã hội đảm bảo
+ Nguồn nhân lực dồi dào chất lượng cao, giá rẻ
+ Thị trường lớn, hạ tầng kỹ thuật đô thị phát triển
+ Chi phí hợp lý
+ Diện tích lớn, quy mô dân số lớn và trẻ, lao động có trình độ cao
*Điểm yếu:
+ Mật độ dân số lớn.
+ Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư
+ Các ngành công nghiệp phụ trợ bổ sung cho hoạt động sản xuất còn yếu
+ Mức sống chưa cao so với một số địa phương khác trong nước cũng như trong
khu vực
+ Thị trường hiện tại chưa xứng đáng với tiềm năng thế mạnh của Thủ đô
*Cơ hội:
+ Việt Nam gia nhập WTO, xu hướng đầu tư vào VIỆT NAM tăng mạnh tạo điều
kiện cho Hà Nội được biết đến nhiều hơn với vai trò là trung tâm giao lưu kinh tế -
văn hóa – chính trị của Việt Nam
+ Cơ chế đầu tư ngày càng được cải thiện, hấp dẫn các nhà đầu tư hơn
*Thách thức:
+ Cạnh tranh thu hút đầu tư của các địa phương khác và các nước trong khu vực.
+ Làn sóng di dân dẫn đến thiếu hụt lao động có kỹ năng
• Hai là “Xây dựng các mối quan hệ đối tác hiệu quả”
Để hoạt động xúc tiến đầu tư thành công đòi hỏi sự hợp tác hiệu quả giữa cơ quan
xúc tiến đầu tư với các tổ chức khác trong nước cũng như nước ngoài.Trong quá
trình xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư, quan hệ với các cơ quan Nhà nước và tư

nhân có thể hỗ trợ trong việc xây dựng và truyển bá hình ảnh, tạo ra đầu tư, và phục
vụ nhà đầu tư cũng được xem là các mối quan hệ đối tác tiềm năng. Không phải tất
cả hoạt động đều có thể thu được lợi ích từ các mối quan hệ này, do đó chúng ta cần
xác định hoạt động nào thì nên phối hợp với cơ quan nào là tốt nhất, từ đó ta có thể
tối đa hóa hiệu quả sử dụng các nguồn lực sẵn có và đảm bảo rằng các bên liên quan
đang hoạt động vì một mục đích chung.

Xây dựng ma trận quản lý đối tác
Các lĩnh vực
xúc tiến đầu

Đối tác Vai trò Tác động
Mức độ
quan tâm
Chiến lược
quản lý
xxx A m Cao Cao
yyy B n Thấp Thấp
zzz C p Trung bình Trung bình

Trước hết cơ quan xúc tiến đàu tư cần xác định các loại quan hệ đối tác cần
thiết. Không một cơ quan, đơn vị, các nhân nào có thể nói rằng họ đủ tiền, năng lực
để thực hiện được tất cả các hoạt động chức năng của mình. Do đó các đối tác bên
ngoài được mời cùng đi trên một con thuyền để cung cấp tài chính hay thực hiện
các nhiệm vụ khác vượt quá khả năng của ta. Bên cạnh đó, nhiệm vụ và quyền hạn
của cơ quan xúc tiến đầu tư thường chồng chéo với các Bộ, các cơ quan tư nhân
hoặc các phòng thương mại.Chính bởi sự hạn chế về quyền lực như vậy mà các cơ
quan nên liên kết lại với nhau để làm rõ vai trò và nhiệm vụ cũng như ngĩa vụ của
các bên.
Thêm vào đó các thông tin mà ta lấy được thường chỉ ở dạng sơ khai và

được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau đòi hỏi ta phải xác minh và tổng hợp lại
nhưng nếu có qun hệ với các nhà cung cấp thông tin chuyên nghiệp cũng như các
trung tâm tổng hợp, thống kê thì ta sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí.
Đặc biệt, để tiếp xúc với các nhà đàu tư tiềm năng thì trước tiên ta phải tiếp
xúc với các nhà đầu tư trước đó. Các cơ quan xúc tiến đầu tư cần duy trì mối quan
hệ tốt với các nhà đầu tư đang hoạt động và bất kì thực thể nào vì đó sẽ là cầu nối
cho các nhà đầu tư khác đến với địa phương.
Chính vì những lí do trên mà hiện nay trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội đã,
đang và sẽ tiếp tục duy trì mối quan hệ với các cơ quan xúc tiến đầu tư, các Bộ, Sở
ban ngành khác trong Hà Nội cũng như ở các địa phương khác và Trung ương. Ví
dụ như phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Công Thương tổ chức các buổi hội thảo xúc
tiến đầu tư – thương mại – du lịch.
Không chỉ có vậy, trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội còn duy trì mối quan hệ
với các Đại sứ quán; chi nhánh, văn phòng đại diện của các Tập đoàn, công ty lớn
đặt tại Hà Nội. Trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội là đầu mối cung cấp thông tin đầu
tư, giúp nhà đầu tư có thể hiểu rõ hơn về môi trường đầu tư kinh doanh tại Hà Nội,
tổ chức các chuyến đi thăm thực địa, chỉ ra các ưu đãi mà nhà đầu tư được hưởng..
Trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội còn có mối quan hệ với các văn phòng đặt
tại nước bạn để cung cấp thông tin đầu tư tại Hà Nội, quảng bá về Hà Nội với các
nhà đầu tư như văn phòng tại Nhật.
Đặc biệt khi thiết lập một quan hệ đối tác cần tránh:
+ Thiếu mục tiêu thống nhất, tiềm ẩn sự nhầm lẫn
+ Vai trò, trách nhiệm không rõ ràng.
+ Không có thoả thuận về quy chế hoạt động.
+ Không nêu rõ về khung thời gian.
+ Thiếu rõ ràng về sự đóng góp của các bên
• Ba là “Xây dựng hình ảnh Hà Nội nổi bật hơn, điểm đến lý tưởng
của các nhà dầu tư”
Có thể nói nền tảng của công tác xúc tiến đầu tư chính là các hoạt động xây dựng
nhận thức và hình ảnh về địa phương cũng như quốc gia. Nếu nhà đầu tư có nhận

thức tiêu cực hoặc thiếu hiểu biết về đất nước và các lợi thế so sánh của Hà Nội thì
các cố gắng của cơ quan xúc tiến đầu tư sẽ không đem lại hiệu quả cao. Trong quá
trình ra quyết định của nhà đầu tư, sự nhận thức của họ là quá trình gắn với thực tế.
Thực tế cho thấy các nhà đầu tư thường không có đủ thông tin cần thiết do đó họ
đưa ra các giả định và suy luận dựa trên những thông tin đã có và lời khuyên của
những người đi trước. Với một thông tin không đầy đủ hoặc sai lệch nhà đầu tư có
thể đưa ra một kết luận không chính xác về địa điểm đầu tư. Do đó các trung tâm
xúc tiến đầu tư phải làm sao để luồng thông tin tới các nhà đàu tư được nhanh nhất
và chính xác nhất, đó cũng là lý do tại sao ta phải duy trì tốt và luôn mở rông các
mối quan hệ.
Nắm bắt được tâm lý trên, trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội đã phối hợp cùng các
Ban, ngành có liên quan đang từng bước đẩy mạnh hình ảnh của Hà Nội, để các nhà
đầu tư không chỉ biết rằng Hà Nội là thành phố hòa bình, có môi trường đầu tư
tương đối ổn định mà còn là điểm đến lý tưởng với rất nhiều chính sách hỗ trợ cho
các nhà đầu tư mới.
Để có được một chiến lược xây dựng hình ảnh về Hà Nội trước hết ta phải cho các
nhà đầu tư thấy rõ những lợi thế của Hà Nội, về môi trường đầu tư tại Hà Nội được
đánh giá như thế nào thông qua các báo cáo của các Tổ chức phi chính phủ và chính
phủ như báo cáo của Ngân hàng thế giới, của các công ty tư vấn tư nhân như Price
Waterhouse Coopers, KPMG… Bên cạnh đó trung tâm xúc tiến đầu tư không
những chỉ ra được lợi ích mà Hà Nội mang lại cho các nhà đầu tư mà còn phải gây
ấn tượng rằng ta đang có những thứ mà họ cần. Ví dụ khi ta nhấn mạnh vào chi phí
lao động rẻ thì vẫn phải nhắc tới là lực lượng lao động lành nghề…
Đồng thời ta cũng phải chỉ rõ các thế mạnh, không chỉ là những thế mạnh chung của
Hà Nội như: có tốc độ cải cách nhanh chóng, các vấn đề về môi trường đàu tư đang
được hoàn thiện, có lực lượng lao động trình độ cao với chi phí vừa phải, mạng lưới
cơ sở hạ tầng và viễn thông đã và đang được xây dựng cho phù hợp với mong muốn
của các nhà đầu tư…mà chúng ta còn phải chỉ rõ những thế mạnh của Hà Nội trong
một số ngành nghề, lĩnh vực ví dụ tiềm năng về du lịch của Hà Nội vẫn chưa được
khai thác một cách đúng mức nên khi các nhà đầu tư muốn đầu tư vào đây thì không

chỉ tận dụng được nguồn lao động trình độ cao với chi phí hợp lý mà còn có thể tạo
được vị thế trong ngành du lịch một cáh dễ dàng hơn…
Để đưa được những vấn đề, thông tin trên tới các nhà đầu tư, các trung tâm xúc tiến
đầu tư cần lựa chọn những công cụ marketing phù hợp nhất để truyền thông điệp.
Việc lựa chọn công cụ phù hợp có vai trò quan trọng trong việc tối đa hóa khả năng
tác động của các hoạt động xúc tiến.
Hiện nay trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội đang sử dụng các công cụ như công cụ
truyền tin: bao gồm các cuốn sách mỏng giới thiệu, báo cáo nghiên cứu từng ngành,
CD-Rom…Các buổi triển lãm hội thảo phối hợp với các ban ngành, đoàn thể khác;
và trang web đưa thông tin, các đoạn video giải thích tại sao nên đầu tư vào nước
bạn đang được triển khai.
• Cung cấp dịch vụ cho các nhà đầu tư
Một chiến dịch thu hút đầu tư thành công sẽ mang lại kết quả thu hút sự quan tâm
của nhà đầu tư vào địa phương này, dẫn đến họ sẽ muốn tham quan địa điểm đầu tư.
Đây chính là thời điểm thực hiện các hoạt động hỗ trợ nhà đầu tư. Có thể nói rằng
đây là thời điểm quan trọng đối với các cơ quan xúc tiến đầu tư vì nếu không muốn
các nhà đầu tư sẽ không mất thời gian, chi phí đến nơi tiếp nhận đầu tư làm gì. Nếu
chăm sóc tốt thì khả năng biến chuyến tham quan thực địa thành đầu tư thật là một
điều dễ dàng. Để đạt được vậy cơ quan xúc tiến đầu tư cần chuẩn bị cho chuyến
thăm thực địa một cách chu đáo bằng cách lên kế hoạch chuẩn bị và tổ chức chương
trình cho chuyến đi. Sau đó là các công việc sau chuyến thăm thực địa và khi họ đã
muốn đâu tư thì phải theo dõi và hỗ trợ họ khi cần.
Hiện nay trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội đã phối hợp với các cơ quan có liên
quan để có thể tiếp cận nhà đầu tư một cách sớm nhất, đồng thời tư vấn hỗ trợ các
nhà đầu tư miến phí như đi thăm thực địa, các công tác xin cấp giấy phép kinh
doanh, giải phóng mặt bằng…
Trong thời gian tới khi đã tự chủ về mặt tài chính, thì trung tâm xúc tiến đầu tư Hà
Nội sẽ có thêm các dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư có thu phí.



1.5 Đánh giá thực trạng xúc tiến đầu tư nước ngoài của Hà Nội
1.5.1 Kết quả công tác xúc tiến đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay:
Họat động xúc tiến đầu tư trên địa bàn Thành phố đã được tiến hành từ lâu với sự
tham gia của các Bộ, ngành, Doanh nghiệp TW cũng như doanh nghiệp Thành phố. Tuy
nhiên trước năm 2001 các hoạt động xúc tiến đầu tư chủ yếu do các doanh nghiệp tự thực
hiện hoặc theo các chương trình của TW, Thành phố chưa thực hiện xúc tiến đầu tư một
cách chủ động, chưa có chương trình riêng theo định hướng thu hút đầu tư trong chiến
lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Trong bối cảnh hộ nhập quốc tế sâu rộng. Tình hình chính trị, kinh tế thế giới có nhiều
biến động. Các quốc gia, địa phương cạnh tranh gay gắt nhằm thu được nguồn vốn lớn
nhất, them vào đó là các bí quyết công nghệ và kinh nghiệm quản lý điều hành để phát
triển kinh tế. Tuy nhiên, nguồn vốn nước ngoài vào Việt Nam chưa ổn định do môi trường
đầu tư chưa thực sự thông thoáng và kém cạnh tranh so với một số nước trong khu vực.
Từ năm 2001, Thành phố đã xây dựng và triển khai tích cực hoạt động xúc tiến đầu tư, du
lịch và thương mại. Ngân sách thành phố chi cho xúc tiến đầu tư trong giai đoạn 2001-
2007 là 5 tỉ đồng/năm.
Công tác vận động, thu hút đầu tư nhất là đầu tư nước ngoài đã được tiến hành đồng bộ
hơn, chủ động hơn và hiệu quả hơn.
Thành phố đã tổ chức được nhiều đoàn đi xúc tiến đầu tư, du lịch; trao đổi, học tập kinh
nghiệm với các tổ chức, đơn vị, thành phố trong và ngoài nước…
1.5.1.1 Một số thành tựu trong công tác của trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội
- Trên quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của thủ đô Hà Nội đã xây dựng và
công bố Danh mục các dự án kêu gọi FDI, tập trung vào một số lĩnh vực ưu tiên như phát
triển các nghành công nghiệp chủ lực, phát triển hệ thống dịch vụ hiện đại, phát triển xây
dựng kỹ thuật hạ tầng đô thị. Đồng thời đã thực hiện in ấn, đóng quyển các danh mục các
dự án kêu gọi đầu tư bằng các thứ tiếng: Anh, Nhật, Trung, Nga… để thực hiện công tác
xúc tiến phù hợp với thị trường các nước.
Tổng hợp, rà soát và đề xuất điều chỉnh sửa đổi, bổ sung chương trình 34 của UBND
Thành phố về xúc tiến đầu tư của Thành phố giai đoạn 2008 – 2010, định hướng đến 2015
cho phù hợp với tình hình hiện tại sau khi Hà Nội được mở rộng.

- Hoàn thành xây dựng và chỉnh sửa, bổ sung đĩa CD-ROM giới thiệu về tiềm năng và cơ
hội đầu tư của thành phố phục vụ các đoàn đi xúc tiến, kêu goi đầu tư; biên soạn và in sách
“Hà Nội, tiềm năng và cơ hội đầu tư”; in tờ giấy giới thiệu về tình hình và danh mục các
dự án kêu gọi vốn ODA ...
- Quảng bá và kêu gọi đầu tư trên các phương tiện thông tin đại chúng (Đài truyền hình,
Báo Vietnam Investment Review…) Các nội dung quảng bá trên đã được nhiều nhà đầu tư
nước ngoài quan tâm tìm hiểu và xúc tiến trao đổi, làm việc trực tiếp với các cơ quan chức
năng của Thành phố .
Duy trì thông tin liên lạc với các Đại sứ quán của Việt Nam tại nước ngoài, lãnh sự quán
của Việt Nam tại Trung Quóc, các tổ chức quốc tế, các đại sứ quán nước ngoài tại Hà Nội
cung cấp các thông tin liên quan về chính sách, cơ hội đầu tư.
Phối hợp với trung tâm xúc tiến đầu tư phía Bắc tham gia tiếp đón các đoàn khách, các
nhà đầu tư nước ngoài cũng như việc thiết lập mối quan hệ liên kết trong việc cung cấp
thông tin và trao đổi về các chương trình xúc tiến đầu tư.
Thiết lập mối quan hệ với một số tổ chức, tập đoàn nước ngoài trong việc phối hợp thực
hiện các chương trình xúc tiến đầu tư như cung cấp thông tin đầu tư cho doanh nghiệp, hỗ
trợ tổ chức hội thảo đầu tư.
Phối hợp chặt chẽ với các công ty tư vấn đầu tư trong nước, các công ty tư vấn đầu tư nước
ngoài, các văn phòng tư vấn luật nước ngoài, văn phòng đại diện các tập đoàn đặt tại Hà
Nội trong việc trao đổi thông tin về cơ hội môi trường đầu tư, cơ chế chính sách, thị trường
quốc tế, xu hướng đầu tư quốc tế.
- Tổ chức thành công nhiều hội nghị, diễn đàn, hội thảo giới thiệu tiềm năng, kêu gọi đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam và tại các quốc gia, vùng lãnh thổ có tiềm năng về vốn, công
nghệ, trình độ quản lý (Thụy Sỹ, Hàn Quốc,Nhật Bản ,Trung Quốc…)
Phối hợp với Lãnh sự quán Việt Nam tại Côn Minh, Sở Ngoại vụ, Sở Công Thương, trung
tâm xúc tiến Thương Mại Hà Nội tổ chức Hội thảo giới thiệu về tiềm năng hợp tác xúc tiến
đầu tư, Thương mại Côn Minh tháng 6/2008 trong khuôn khổ chương trình GMS – Những
thành phố tiểu vùng sông Mekong và vùng biên. Hội thảo đã thu hút sự tham gia của trên
150 doanh nghiệp Côn Minh và vùng Vân Nam, thuyết trình và trao đổi hỏi đáp tại hội
thảo đã đáp ứng được một số vấn đề mà nhà đầu tư và các đối tác thương mại quan tâm,

đặc biệt lĩnh vực đầu tư sản xuất, lĩnh vực đầu tư bất động sản và hợp tác trao đổi thương
mại.
Tham gia công tác chuẩn bị và lên kế hoạch triển khai chương trình Những ngày văn
hóa Hà Nội tại Matxcova vào tháng 7, trong đó có Hội thảo xúc tiến đàu tư – thương
mại – du lịch. Hội thảo đã thu hút 200 đại biểu đại diện cho hơn 100 doanh nghiệp, các
hiệp hội, các đơn vị liên quan và chính quyền 2 thành phố tham dự. Hội thảo xúc tiến
đầu tư – thương mại – du lịch Hà Nội đã thành công tốt đẹp, kết thúc hội nghị đã có 9
văn bản hợp tác được kí kết giữa Sở KH&ĐT Hà Nội, các doanh nghiệp thành phố Hà
Nội và các doanh nghiệp Thành phố Matxcova và Liên bang Nga mở ra bước phát triển
mới trong hợp tác đầu tư, thương mại, du lịch giữa Thành phố Hà Nội và Thành phố
Matxcova nói riêng hay giữa Việt Nam – Liên bang Nga nói chung, đồng thời góp phần
vun đắp tình đoàn kết hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước.
- Thực hiện Thỏa thuận hợp tác, nhiều chương trình xúc tiến đầu tư có sự phối hợp với các
tỉnh, Thành phố được triển khai, nhiều buổi trao đổi kinh nghiệm xây dựng quy hoạch,
quản lý đô thị, xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị…được tổ chức.
Giới thiệu một số Doanh nghiệp của Hà Nội và một số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
về đầu tư tại các địa phương lân cận.
Các tỉnh, Thành phố cùng cam kết hợp tác phát triển trong các lĩnh vực đầu tư, thương
mại, du lịch, y tế, giáo dục, trọng tâm là phát triển kết cấu hạ tầng để xây dựng hành lang
giao thông hướng biển Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh – và
Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
- Phối hợp với các Bộ, Sở, Ngành triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ kĩ thuật “ Phát triển
đô thị gắn kết với phát triển UMRT ở Hà Nội “, sử dụng nguồn tài trợ không hoàn lại của
JICA. Tháng 9/2008 đã phối hợp với các Sở Tìa nguyên môi trường, Giao thông vận tải,
các Bộ, ngành lien quan hỗ trợ đoàn chuyên gia nghiên cứu của JICA sang làm việc để đi
đến kí kết” bản phạm vi công việc của dự án “ vào tháng 12/2008.
- Tổ chức nhiều hội thảo trong nước để kêu gọi đầu tư, tổ chức các đoàn công tác để trao
đổi kinh nghiệm kêu gọi đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, quản lý Nhà Nước, triển khai
Luật Doanh nghiệp..
Phối hợp với trung tâm Xúc tiến thương mại – Sở công thương triển khai tổ chức hội thảo

xúc tiến đầu tư tại hội chợ Quốc tế Hà Nội tháng 10/2008. Hội chợ đã thu hút trên 250
doanh nghiệp, các Đại sứ quán, các Tổ chức xúc tiến đầu tư, thương mại đặt tại Hà Nội,
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tại hội thảo nhiều vấn đề mà các nhà đầu tư,
doanh nghiệp nêu ra như vấn đề về định hướng phát triển kinh tế xã hội của Thành phố sau
khi sáp nhập, chủ trương thu hút đầu tư,chính sách hỗ trợ của thành phố trong việc giải
phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư… đã được Phó chủ tịch Thành phố trực tiếp trả lời. Ngoài
ra, Hội thảo cũng tạo cơ hội để một số doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp,
kinh doanh Bất động sản, trung tâm thương mại giới thiệu, thuyết trình một số đự án kêu
gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia..
Phối hợp với Sở ngoại vụ, các Sở KH&ĐT Hải Phòng, Quảng Ninh, Lào Cai ttor chức
thành công tọa đàm doanh nghiệp về triển khai Xúc tiến hợp tác đầu tư – Thương mại với
Vân Nam trong khuôn khổ hội nghị hợp tác kinh tế 5 tỉnh, thành phố Côn Minh – Lào Cai
– Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh lần thứ IV tổ chức tại Quảng Ninh từ ngày 18 đến
20/11/2008.
- Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã phối hợp với Bộ ngoại giao tổ chức báo cáo giới
thiệu về tình hình kinh tế - xã hội của Thủ đô, đồng thời tăng cường hợp tác với các đại
diện ngoại giao của nước ta ở nước ngoài để quảng bá kêu gọi đầu tư…
Tiếp đón và tham gia cùng lãnh đạo Thành phố, lãnh đạo Sở khoảng 50 đoàn khách, nhà
đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu về cơ hội hợp tác đầu tư, thương mại tại Hà Nội, chủ yếu
các nhà đầu tư năm 2008 quan tâm đến lĩnh vực đầu tư bất động sản, dịch vụ công nghiệp
và một số lĩnh vực khác về dịch vụ tài chính, ngân hàng…
1.5.1.2. Một số hạn chế chính trong công tác xúc tiến đầu tư hiện nay:
Công tác xúc tiến đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian qua đã đạt được
nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề sau:
Thứ nhất: Môi trường đầu tư Hà Nội vẫn còn một số hạn chế như chi phí đầu tư, giá thuê
hạ tầng ở Hà Nội còn cao so với một số thành phố khác trong khu vực.
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư dù đã được cải thiện nhưng chưa thật sự thông thoáng.
Công tác giải phòng mặt bằng và giải quyết các thủ tục sau cấp phép chậm, chi phí bồi
thường, giải phóng mặt bằng cao hơn so với các tỉnh khác.
Cơ sở hạ tầng kĩ thuật của các vùng xung quanh chưa đồng bộ đáp ứng yêu cầu của các dự

án đầu tư nhất là các dự án đầu tư nước ngoài.
Hầu hết các ngành công nghiệp bổ trợ ở Hà Nội không thể cung cấp cho các nhà đầu tư
trực tiếp nước ngoài các nguyên liệu thô phục vụ sản xuất đáp ứng các yêu cầu của nhà đầu
tư. Do đó các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài phải nhập nguyên vật liệu sản xuất của họ từ
bên ngoài vào Việt Nam, điều đó làm tăng thêm chi phí vận tải dẫn đến tăng giá thành sản
phẩm, làm giảm tính hấp dẫn đầu tư ở Hà Nội.
Thứ hai: Hoạt động xúc tiến đầu tư còn thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu mục tiêu dài hạn;
còn dàn trải, chưa tập trung vào một số ngành, lĩnh vực và đối tác tiềm năng.
Thứ ba: Các chương trình xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, xúc tiến du lich của thành
phố chưa thực sự gắn kêt, công tác trao đổi thông tin giữa các chương trình thiếu thường
xuyên. Sự phối hợp hoạt động giữa các Bộ, ngành, cơ quan TW và giữa các Sở, ngành,
đơn vị của thành phố chưa đồng bộ, chặt chẽ.
Thứ tư: Viêc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ xúc tiến đầu tư của thành
phố còn hạn chế.
Thứ năm: Xét trên bình diện chung chưa có một chương trình xúc tiến đầu tư thống nhất
trên cả nước nên hoạt động này nhiêu năm qua Hà Nội cũng như các địa phương thực hiện
phân tán rời rạc, thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu mục tiêu dài hạn.
Thứ sáu: Trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội mới được thành lập nên chưa phát huy hết khả
năng, đồng thời điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ.
Thêm vào đó hoạt động xúc tiến đầu tư mới chỉ chú trọng xúc tiến đầu tư ở nước ngoài
chưa tập trung xúc tiến đầu tư, kêu gọi các nhà đẩu tư trong nước. Công tác xúc tiến đầu tư
thường tiến hành riêng rẽ, thiếu sự chỉ đạo thống nhất làm giảm hiệu quả hoạt động xúc
tiến đầu tư…
1.5.2 Đánh giá hiệu quả của công tác xúc tiến đầu tư ở Hà Nội hiện nay
Để có một Hà Nội như ngày hôm nay phải kể đến lượng vốn mà Hà Nội thu hút được
trong các năm qua, không chỉ có nguồn vốn đầu tư xã hội mà còn có đầu tư trực tiếp nước
ngoài, vốn hỗ trợ đầu tư phát triển (ODA) hay nói cách khác gồm vốn đầu tư trong nước và
vốn đầu tư nước ngoài. Đóng góp nhiều nhất phải kể đến nguồn vốn đầu tư trong nước
luôn chiếm trên 80% trong tổng số nguồn vốn Hà Nội có được:









Bảng1: Vốn đầu tư xã hội chia theo nguồn vốn giai đoạn 2001 – 2008
TT 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Tổng số 18.120 22.185 24.957 29.027 35.418 56.953 62.947 70.000
I Vốn trong nước 15.870 19.010 21.457 25.247 28.974 49.164 54.639 60.800
1 Vốn đầu tư của Nhà nước 3.270 4.661 5.357 6.015 6.233 6.402 6.189 6.880
2 Vốn doanh
nghiệp Nhà nước
8.180 8.469 8.800 9.388 11.144 15.817 17000 18.900
3 Các thành phần kinh tế
ngoài Nhà nước
4.420 5.880 7.300 9.844 11.597 26.945 31.450 350020
-DN ngoài NN 3.120 4.450 5.750 8.125 9.697 24.840 29.000 32.170
-Dân tự đầu tư 1.300 1.430 1.550 1.719 1.900 2.105 2.450 2.850
II Vốnnướcngoài 2.250 3.175 3.500 3.780 6.444 7.789 9.380 9.200
1 Vốn FDI 1.925 2.556 2.800 3.280 5.423 7.453 7.877 8.760
2 Vốn ODA 325 619 700 500 1.021 336 431 440

Tỷ trọng 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00
Vốn trong nước 87,58 85,69 85,98 86,98 81,81 86,32 86,8 86,86
I Vốn đầu tư của Nhà
nước
18,05 21,01 21,46 20,72 17,6 11,24 9,83 9,83
1 Vốn doanh

nghiệp Nhà nước
45,14 38,17 35,26 32,34 31,46 27,77 27 27
2 Các thành phần kinh tế
ngoài Nhà nước
24,39 26,5 29,25 33,91 32,74 47,31 50,03 50,03
3 -DN ngoài NN 17,22 20,06 23,04 27,99 27,38 43,61 45,96 45,96
-Dân tự đầu tư 7,17 6,45 6,21 5,92 5,36 3,7 4,07 4,07
II Vốn nước ngoài 12,42 14,31 14,02 13,02 18,19 13,68 13,14 13,14
1 Vốn FDI 10,62 11,52 11,22 11,3 15,31 13,09 12,51 12,51
2 Vốn ODA 1,79 2,79 2.80 1,72 2,88 0,59 0,63 0,63
(Đơn vị: tỷ đồng)

Giai đoạn 2001 – 2007 tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn Hà Nội đạt 246,607 tỷ đồng
(bình quân 35,658 tỷ đồng/năm), với tốc độ tăng trung bình đạt 22,25%. Vốn đầu tư xã hội
tăng từ 18,120 tỷ đồng năm 2001 lên 62,947 tỷ đông fnawm 2007. Tỷ trọng của tổng đàu
tư xã hội trên tổng sản phẩm trong nước ở Hà Nội luôn giữ ở mức cao. Năm 2007, Thành
phố cấp đăng kí kinh doanh cho 10.900 doanh nghiệp thành lập mới với tổng vốn đăng kí
khoảng117.000 tỷ đồng.
Cơ cấu vốn đầu tư xã hội theo ngành phản ứng từ mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế của
Thủ đô theo hướng dịch vụ- công nghiệp – nông nghiệp. Tính chung cả giai đoạn 2001 –
2007, cơ cấu vốn đầu tư xã hội trên địa bàn Thành phố là: công nghiệp, xây dựng 35,74%,
dịch vụ 62,62%, nông lâm thủy sản 1,64%.
Có thể thấy trong các năm qua nguồn vốn từ các doanh nghiệp Nhà nước đang có tỷ trọng
giảm dần trong khi các thành phần kinh tế ngoài nhà nước lại có tỷ trọng vốn tăng dần từ
24,39% năm 2001 lên 49,96 % năm 2007 và còn có xu hướng tăng thêm, điều đó xảy ra do
các doanh nghiệp Nhà nước đang tiến hành cổ phần hóa để nâng cao chất lượng phục vụ
cho người dân, đảm bảo cuộc sống người dân ngày càng tốt lên
Bên cạnh đó, từ bảng trên ta còn thấy khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng
phát triển và đã có những đóng góp quan trọng vào việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh
tế-xã hội Hà Nội. Là một trong những địa phương đứng đầu cả nước về thu hút vốn FDI,

Hà Nội tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư để các nhà đầu
tư có thể thực hiện các dự án một cách thuận lợi và đạt hiệu quả cao nhất.







Bảng2 :Một số số liệu về các dự án FDI trên địa bàn Hà Nội (đến hết 2007)


Tính từ năm 1989 đến 2005, HN là địa phương đứng đầu cả nước về thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký là 11 tỷ USD, 4.3 tỷ USD vốn thực hiện.
Tổng số dự án được cấp giấy
phép
1088 Quan hệ hợp tác đầu tư với
quốc gia và vùng lãnh thổ
41 nước và vùng lãnh
thổ
Số dự án còn hiệu lực 770
Tổng vốn đăng kí đầu tư 13 tỷ USD Doanh thu hàng năm đạt được2.8 tỷ USD
Tổng vốn đầu tư đăng kí còn
hiệu lực
9.65 tỷ USD Kim ngạch xuất khẩu hàng
năm
1.3 tỷ USD
Tổng vốn đầu tư thực hiện 4.4 tỷ USD Tổng số việc làm tạo ra 71000

×