BC: VŨ VĂN ÚY
Tính cấp thiết cần phải giáo dục
pháp luật trong nhà trường:
Hiện nay tình trạng thanh thiếu niên phạm
tội rất nhiều, đặc biệt là lứa tuổi học sinh
đã cho thấy cần phải coi trọng giáo dục đạo
đức, giáo dục pháp luật cho học sinh
Nhiệm vụ:
Trả lời câu hỏi: Thầy/cô hãy cho
biết, có thể sử dụng những phương
pháp nào để dạy học tích hợp nội dung
giáo dục pháp luật trong môn Giáo dục
công dân THCS?
-
Các phương pháp truyền thống:
Thuyết trình, Đàm thoại, Sử dụng đồ
dùng trực quan.
-
Các phương pháp hiện đại: Thảo luận
nhóm, Động não, Nghiên cứu trường
hợp điển hình, Xử lí tình huống, đóng
vai, tổ chức trò chơi, dự án…
I. PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
(XỬ LÝ TÌNH HUỐNG)
1.Cách thực hiện
-
GV nêu tình huống với các biểu hiện hành vi khác
nhau để HS phân tích, xử lí.
-
HS xác định, nhận dạng tình huống.
-
HS tìm cách giải quyết tình huống:
•
HS liệt kê các cách giải quyết.
•
HS lựa chọn và đưa ra cách giải quyết.
•
GV kết luận, đưa ra cách giải quyết đúng và phù
hợp nhất với nội dung bài học.
2. Lưu ý khi sử dụng PP này
- Tình huống phải phù hợp với nội dung bài
học, với địa chỉ tích hợp và không được vượt
ra ngoài chuẩn kiến thức, kĩ năng.
- Tình huống phải phù hợp với trình độ nhận
thức của HS.
- Tình huống phải gần gũi với đời sống thực
tiễn xã hội, với cuộc sống của HS.
- Tình huống cần có độ dài vừa phải.
- Tình huống phải chứa đựng mâu thuẫn cần giải
quyết, gợi ra cho HS các cách suy nghĩ và các
cách giải quyết khác nhau.
- Các nhóm HS có thể cùng nhau giải quyết một
vấn đề/ tình huống hoặc các vấn đề/ tình huống
khác nhau, tùy theo mục đích của hoạt động.
3. Ví dụ minh họa
Khi dạy tích hợp giáo dục pháp luật ở chủ đề “Bảo vệ môi trường
và tài nguyên thiên nhiên” GDCD 7 tiết 15
GV nêu tình huống sau:
Nhà trường có nơi để xe thu gom rác cho lớp trong toàn trường.
Đến phiên trực nhật của Hoàng và Thái lớp 7A, khi trực nhật
xong hai bạn không mang rác về đổ nơi quy định mà đã đổ ngay
ở một góc khuất trong trường. Hà nhìn thấy đã khuyên hai bạn
không nên làm như vậy. Hoàng và Thái bỏ ngoài tai, không
thèm tiếp thu ý kiến của Hà.
CÂU HỎI
1. Em có đồng tình với việc làm của Hoàng và Thái không? Vì
sao?
2. Nếu ở vào trường hợp của bạn Hà, em sẽ xử lí thế nào? Vì sao?
II. PHƯƠNG PHÁP ĐỘNG NÃO
1. Cách thực hiện
-
Nêu câu hỏi hoặc vấn đề, trong đó có nhiều
cách trả lời, cần được tìm hiểu trước cả lớp
hoặc trước nhóm.
-
Khích lệ HS phát biểu.
-
Liệt kê các ý kiến lên bảng hoặc giấy to.
-
Phân loại các ý kiến; làm sáng tỏ những ý
kiến chưa rõ.
-
Tổng hợp ý kiến của HS và rút ra kết luận.