Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Trình bày thực trạng và giải pháp văn hóa của nghệ thuật biểu diễn hôm nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.07 KB, 12 trang )

1

Trình bày thực trạng và giải pháp văn hóa của nghệ thuật biểu
diễn hôm nay
1. Thực trạng quản lý của nghệ thuật biểu diễn Việt Nam hôm nay
1.1. Những thành tựu
Phong phú đa dạng các loại hình loại thể mà trong lịch sử chưa bao giờ có.
Có những bộ phận ngang tầm quốc tế như: piano có Đặng Thái Sơn; sân khấu múa
rối nước, đàn bầu, đàn nón, … nhiều ca sĩ nổi danh với những ca khúc âm hưởng dân tộc
… âm nhạc cung đình, ca trù mang tính độc đáo dân tộc và mang tầm quốc tế.
Góp phần vào thế giới tinh thần của nhân dân Việt Nam.
Góp phần vào thành tựu quân sự, chính trị và kinh tế của cả nước.
1.2. Những tồn tại
Lâu nay, người ta thường ví sân khấu biểu diễn là "thánh đường nghệ thuật".
Nhưng đáng tiếc, khi nhìn vào thực tế hoạt động nghệ thuật biểu diễn ở Việt Nam gần đây,
lại thấy sự tôn nghiêm của "thánh đường" ấy như đang bị các "thảm họa" làm vấy bẩn. Hết
"thảm họa" múa minh họa lại đến "thảm họa" thời trang, hết "thảm họa" nhạc Việt lại đến
"thảm họa" phim Việt,... đã khiến không ít người tâm huyết với nghệ thuật bi quan, lo lắng.
đời sống sân khấu thị trường ca nhạc, phim ảnh, sách báo vừa qua nổi lên khơng ít lời chê
trách về những tác phẩm sáo mòn, cũ kỹ, thiếu hơi thở cuộc sống, chưa chinh phục được
người xem, đặc biệt là khán giả trẻ. Phim trường thì lộn xộn với những trào lưu nhập ngoại
tràn lan, trên TV chiến tràn ngập phim Hàn Quốc và dã sử Trung Hoa. Thị trường âm nhạc
bị thả lỏng với các kiểu cách bắt chước nhạc Rock, Rap và những ca khúc sướt mướt.
Trước hết, với âm nhạc, có thể nói đây là nơi đang nhan nhản các loại nhạc chợ,
nhạc nhái, nhạc chế, lời không ra lời, giai điệu không ra giai điệu. Rồi nhộn nhạo các
chương trình âm nhạc giải trí như đang từng bước kéo thị hiếu nghệ thuật của công chúng
xuống trình độ thấp. Bởi ở đó, yếu tố nhìn lại được đặt cao hơn yếu tố nghe, giá trị thương
mại lại được coi trọng hơn giá trị nghệ thuật
Ðời sống âm nhạc đã thế, đời sống sân khấu cũng chẳng khá hơn. Trong bối cảnh
khủng hoảng thiếu kịch bản hay, thiếu đạo diễn tài năng để làm nên vở diễn hấp dẫn, một
số rạp hát muốn thu hút khán giả buộc phải chạy theo những thị hiếu tầm thường. Bên cạnh


đó, lại có khơng ít vở diễn, khơng rõ để tiết kiệm kinh phí hay xem thường mỹ thuật sân


2

khấu, mà bỏ qua cả thiết kế mỹ thuật, khiến yếu tố thẩm mỹ của vở diễn trở nên đơn điệu,
sơ sài, nghèo nàn, thậm chí là nhếch nhác, phản cảm.
Với múa cũng vậy, cùng với sự lên ngôi của múa minh họa là hàng loạt bất cập
trong nội dung biểu diễn của loại hình nghệ thuật này. Hầu như chương trình giao lưu nghệ
thuật nào cũng sử dụng múa minh họa như là để gia tăng sự hoành tráng của chương trình.
Nhưng ở nhiều màn múa phụ họa, sức thuyết phục và khả năng diễn giải, minh họa thì
chẳng thấy đâu, chỉ thấy diễn viên múa giơ chân, đưa tay bát nháo, tùy tiện. Xuất hiện
nhiều trường hợp hát một đằng mà múa một nẻo, chỉ quan tâm tới trang phục bắt mắt mà
không chú ý đến nội dung, thông điệp mà màn múa phải giúp làm sáng tỏ. Nên mới ra đời
nhiều tiết mục ca nhạc đi cùng với những điệu múa có nội dung từa tựa, na ná nhau, động
tác lặp đi lặp lại; và hễ múa được huy động vào chương trình lễ hội nào đó là lại thấy khăn,
nón, cờ, quạt vung lên tới tấp như để "lừa mắt" người xem. Không hiếm tiết mục mà diễn
viên sử dụng trang phục múa truyền thống của dân tộc nhưng biên đạo lại "sính" kỹ thuật
múa bê đỡ kiểu phương Tây nên nhiều đoạn không phù hợp thơ thiển hóa động tác. Nhưng
chưa có tiết mục ca hát nào bị "đổ" vì múa minh họa cả; phải chăng vì từ trước đến nay, cả
giám khảo lẫn người xem ở Việt Nam vẫn có thói quen bỏ qua những gì được cho là thứ
yếu, chỉ để phụ họa, nên biên đạo và diễn viên múa minh họa càng có điều kiện, cơ hội để
dễ dãi hơn.
Trong lĩnh vực điện ảnh, dường như đang có xu hướng thiếu quan tâm tới giá trị, ý
nghĩa tư tưởng - nghệ thuật của tác phẩm, người làm phim không cần hay, hấp dẫn, cũng
không nhất thiết phải mời bằng được diễn viên có nghề, có kinh nghiệm lâu năm, mà chỉ
cần làm thế nào để hội tụ dàn diễn viên đình đám với nhiều hot boy, hot girl là đã có thể
bảo đảm được hai phần ba doanh thu của phòng vé. Ðể từ đó, tính nhân văn, giá trị chân thiện - mỹ trong tác phẩm điện ảnh bị coi nhẹ, thay vào đó là mọi chiêu thức PR cho phim
bằng sự úp mở của những cảnh nóng, bằng những chuyện "phim giả tình thật".
Văn hóa nghe nhìn lấn át văn hóa đọc, âm nhạc giải trí theo lối tầm thường lấn át

âm nhạc đích thực, hài kịch gây cười nhạt nhẽo lấn át chính kịch,... là thực tế mà qua đó có
thể đặt câu hỏi rằng: Phải chăng, sự lệch lạc về chuẩn mực thẩm mỹ trong biểu diễn nghệ
thuật là một nguyên nhân quan trọng làm cho nghệ thuật nước nhà rơi vào tình trạng mất
cân bằng theo xu hướng tiêu cực? Cùng với đó là sự lệch lạc trong nhận thức, trình độ
thưởng thức nghệ thuật của cơng chúng, và nghịch lý trong công nhận tài năng nghệ sĩ. Có
nghệ sĩ được đào tạo bài bản, có kỹ năng biểu diễn, và có nhiều cống hiến cho nghệ thuật


3

nước nhà lại hưởng mức thu nhập một tháng có khi không bằng một lần xuất hiện của diễn
viên nghiệp dư mới nổi. Tương tự như thế, nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc hàn lâm cũng khơng
được săn đón bằng mấy ngơi sao của dịng nhạc giải trí. Thêm nữa, khơng gian biểu diễn
nghệ thuật hiện nay khơng cịn bó gọn trong các chương trình kỷ niệm hay dịp lễ, Tết, mà
không gian ấy đã mở rộng tới các quán bar, vũ trường, nhà hàng, khách sạn..., nên người tự
cho mình là "sao" càng có điều kiện tiếp cận cơng chúng, PR tên tuổi bằng mọi cách.
Trong khi đó, trên thực tế, các tổ chức văn hóa nghệ thuật của chúng ta đang lâm
vào tình trạng “khủng hoảng về khán giả”: Nghệ thuật biểu diễn truyền thống thiếu vắng
khán giả, đặc biệt là khán giả trẻ, nghệ thuật hiện đại cũng gặp khơng ít khó khăn trên con
đường tiếp cận và chinh phục công chúng. Không chỉ giới hạn ở nghệ thuật biểu diễn, các
loại hình nghệ thuật khác cũng đứng trước những thách thức tương tự.
Chính vì vậy, các tổ chức văn hóa nghệ thuật Việt Nam ngày càng nhận thấy tầm
quan trọng của khán giả và vấn đề phát triển khán giả. Để tồn tại và phát triển trong điều
kiện mới, nhất thiết phải lôi cuốn được khán giả đến với chương trình văn hóa nghệ thuật.
Do đó, vấn đề phát triển khán giả đã và đang trở thành mối quan tâm đặc biệt trong lý luận
và thực tiễn quản lý văn hóa ở nước ta.
Thực trạng chung hiện nay của hoạt động biểu diễn. Ngoài một số ca sĩ, diễn viên,
người mẫu tự do thì hầu hết các văn, nghệ sĩ có tuổi đời và tuổi nghề tương đối cao, đời
sống vật chất hết sức khó khăn, đồng lương khơng đủ trang trải cho gia đình. Điều này đã
ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc khuyến khích sáng tạo nghệ thuật, chưa tạo được những tác

phẩm đỉnh cao và không thu hút được thế hệ trẻ tham gia bổ sung lực lượng nghệ sĩ, dẫn
tới ngày càng khủng hoảng về nguồn nhân lực nghệ thuật, nhất là các bộ mơn nghệ thuật
truyền thống và nghệ thuật mang tính định hướng, cách mạng.
Vở diễn sân khấu là một sản phẩm tinh thần đồng thời là một cơng trình văn hóa
vật chất. Ngồi trình độ tư tưởng và nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm, nhiệt tình sáng tạo…
của người làm nên vở diễn, việc hoàn thành một tác phẩm sân khấu còn phải dựa vào quản
lý, tổ chức và những điều kiện vật chất, kỹ thuật. Một vở đã dàn dựng xong xi, khi đưa
ra trình bày với khán giả lại phải phụ thuộc vào nhiều tổ chức. Vì vậy, cần nghiêm chỉnh
xem xét những điều kiện cần thiết nhưng lại không ở trong tầm quyết định của đạo diễn và
của đồn sân khấu.
Tình trạng vơ cùng bất hợp lý là khơng một đồn sân khấu nào có rạp hát riêng. Cả
trăm năm vẫn một nhà hát Lớn được xây dựng từ thời Pháp thuộc, nay đã cản trở nghiêm


4

trọng về mọi mặt cho sự phát triển của phong trào sân khấu đang bức thiết đòi hỏi vươn tới
những trình độ cao. Thiếu rạp hát riêng cho từng đồn, nghĩa là thiếu hẳn cơ sở vật chất tối
thiểu cho những tìm tịi sáng tạo.
Một thực tế khác, hầu hết các thiết bị máy móc, phương tiện, kho tàng của các Nhà
hát, đoàn nghệ thuật của Nhà nước đều xuống cấp, lạc hậu, khơng cịn phù hợp; Một số
chính sách về xã hội hóa, cải cách hành chính (giảm biên chế), lao động xã hội (chế độ đãi
ngộ), tài chính (cắt giảm chi tiêu công)... chưa phù hợp với lĩnh vực nghệ thuật Việt Nam
(vì đây là hoạt động mang tính đặc thù). Chính sách về bảo hộ (ưu tiên nghệ thuật truyền
thống) chưa được quan tâm đúng mức, nghệ thuật nước ngồi ngày càng có xu hướng lấn
át nghệ thuật Việt Nam, …
1.3. Một số nhược điểm cơ bản của nghệ thuật biểu diễn hiện nay
a. Nhược điểm: nghệ thuật biểu diễn hiện nay đang vắng khán giả
Có thể nói, khán giả là điều kiện đặc biệt quan trọng để các tổ chức văn hóa nghệ
thuật có thể tồn tại và phát triển. Nghệ thuật biểu diễn Việt Nam hiện nay đang vắng khá

giả. Mọi loại hình nghệ thuật, mọi chương trình văn hóa nghệ thuật đều nhằm đến cái đích
là khán giả. Nghệ thuật khơng đến được với khán giả thì khơng thể phát huy những giá trị
và ý nghĩa của nó,trong khi mục tiêu của văn hóa- văn nghệ là gìn giữ và phát huy một loại
hình nghệ thuật, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, hay
đạt được lợi nhuận, phát triển khán giả đều là điều kiện tiên quyết. Chúng ta không thể bảo
tồn và phát triển nghệ thuật chèo một cách bền vững nếu khơng có khán giả cho loại hình
nghệ thuật này, Tuyên truyền chủ trương của nhà nước thơng qua một chương trình nghệ
thuật nhưng nếu khơng ai đến xem thì chắc chắn chủ trương khơng thể đến được người
dân. Trong khi nguồn thu cơ bản của các tổ chức văn hóa nghệ thuật là bán vé mà thiếu
vắng khán giả thì tổ chức khơng thể đảm bảo điều kiện tài chính để tồn tại và phát triển.
* Nguyên nhân khán giả không đến với nghệ thuật biểu diễn
Khán giả thành thị:
Thương nhân: là những người buôn bán, nhiều tiền nhưng rất ít thời gian.
Cán bộ cơng nhân viên chức nhà nước: lương thấp, khơng có thời gian rỗi
Sinh viên: khơng có thời gian rỗi, khơng có tiền
Khán giả nông thôn: nhiều thời gian rỗi nhưng không có tiền
Vùng sâu, vùng xa: khơng có điều kiện để nghệ thuật đến biểu diễn


5

Ngoài ra trong những năm này, ở khu vực khán giả có biến động rất lớn. Do sự
phân hóa xã hội đã hình thành một lớp khán giả đơng đảo mang thị hiếu thấp kém, dễ
dãi… Khán giả đứng đắn khơng thiếu nhưng vì khó khăn về đời sống và cũng vì khơng
muốn hịa mình vào lớp người lộn xộn được gọi là khán giả kia mà họ không đến rạp. Do
tình hình phức tạp của đời sống xã hội, nhiều biểu hiện tiêu cực đã không tránh khỏi ùa vào
sân khấu theo lớp khán giả đông đảo kia đã có tình trạng nhiều đồn sân khấu chạy theo thị
hiếu thấp kém của lớp khán giả khơng tiên tiến nói trên với mục đích doanh thu để “kiếm
sống”. trong nền kinh tế bao cấp trước đây, do cơ chế quản lý cũ nên nhiều tổ chức văn hóa
nghệ thuật chưa quan tâm đầy đủ đến khán giả. Các tổ chức chưa chú ý nghiên cứu, tìm

hiểu khán giả của mình là ai, có đặc điểm gì, nhu cầu về văn hóa nghệ thuật của họ ra sao,
họ thích gì và mong muốn gì ở các chương trình nghệ thuật vv. Nhiều tổ chức còn nhận
định chung chung, mơ hồ về khán giả mà khơng hiểu rằng mỗi nhóm khán giả đều có đặc
điểm và nhu cầu khác nhau.
* Giải pháp cho nhà nước:
Cán bộ công nhân: Cho nghỉ thứ 7, tăng lương
Thương thân: Diễn muộn hơn và thời gian diễn ngắn hơn
Vùng nông thôn: giảm giá vé
Vùng xâu, vùng xa: tài trợ 100%
Ngoài ra đây là thời kỳ sân khấu có sự đấu tranh mạnh mẽ trong nội bộ những
người làm nghề, nhưng vì chưa coi trọng đúng mức vấn đề khán giả cho nên cần tìm ra
một cách chính xác những nguyên nhân đã khiến hoạt động sân khấu gặp nhiều trở ngại.
Trong sự biến động lớn ở khu vực khán giả hơm nay, càng phải biết tìm đúng đối tượng
khán giả cần nhằm tới, từ đó tìm ra những biện pháp để dần dần lôi kéo, hấp dẫn mọi thành
phần khán giả, đạo diễn phải có trách nhiệm với khán giả. Một lớp trẻ đã và đang tiếp cận,
làm chủ những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến của nhân loại. Một lớp trẻ trong thời
đại công nghệ thông tin với mọi khả năng lựa chọn và đương nhiêu sẽ khó tính hơn về mặt
nhu cầu, thị hiếu thưởng thức nghệ thuật với những đòi hỏi ngày càng cao hơn. Và nghệ
thuật để có thể chinh phục được lớp khán giả này sẽ không thể giữ mãi cách làm xưa cũ.
Không thể tiếp tục làm thất vọng những khán giả ấy bởi những vở diễn nhạt nhẽo, tầm
thường, vô nghĩa, giả dối.


6

Giải quyết kiến thức cho khán giả về nghệ thuật biểu diễn:các câu lạc bộ ở các đài
truyền hình, đài tiếng nói, các báo, tạp chí, sân khấu học đường, tổ chức cuộc thi, xây dựng
câu lạc bộ tại địa phương có truyền thống
Thay đổi thẩm mĩ, giảm các tác phẩm đầu rơi máu chảy.
Để phát triển khán giả, các tổ chức văn hóa nghệ thuật cần sử dụng tổng hợp nhiều

biện pháp, từ việc thực hiện các hoạt động marketing đến việc tổ chức các chương trình
giáo dục về nghệ thuật cho cơng chúng. Các hoạt động này địi hỏi sự tham gia của nhiều
thành phần như nghệ sĩ, người làm marketing, người thực hiện hoạt động giáo dục, đồng
thời cần sự phối hợp của tất cả các thành viên khác trong tổ chức. Hơn nữa, cũng như với
bất kỳ một hoạt động quản lý văn hóa nào, phát triển khán giả cần được nghiên cứu kỹ
lưỡng, lập kế hoạch nghiêm túc và đầu tư đủ các nguồn lực thì mới có thể đạt hiệu quả cao.
Hoạt động này cũng cần được tiến hành thường xuyên để đảm bảo việc duy trì và cải thiện
lượng khán giả.
b. Nghệ thuật biểu diễn chưa có tác phẩm đỉnh cao
* Nguyên nhân
Do tác giả không viết được những tác phẩm đỉnh cao nên không diễn được đỉnh
cao, do hai lực lượng. Rồi những vấn nạn bấy lâu, chuyện bản quyền nghệ thuật, sao chép
sáng tác,... Suy cho cùng, các nhức nhối ấy cũng đều do lực lượng tác giả đạo diễn, nhạc sỹ
sáng tác, nghệ sỹ trẻ tài năng đang thiếu tới mức báo động.
Lĩnh vực nghệ thuật, đặc biệt là lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, chưa phải đã có
nhiều các tác phẩm thực sự có chất lượng, đóng góp một cách hữu ích vào việc xây dựng
định hướng thẩm mỹ cho tuổi trẻ.
Văn hóa nghệ thuật giờ đây ngày càng mang tính thơng tấn nhiều hơn, mà một
trong những ngun nhân khơng nhỏ tạo nên điều đó là do chế độ kiểm duyệt giáo điều.
Kiểu kiểm duyệt từ kịch bản văn học rồi mới đến duyệt mộc, duyệt vở diễn vẫn đang duy
trì, và trở thành rào cản đối với sự phát triển của nghệ thuật nước nhà. Chế độ duyệt nhiều
khi làm biến đổi giá trị của một kịch bản văn học, và ý kiến cá nhân ép uổng tác giả phải
sửa chữa đã làm mất đi tính chân thực của tác phẩm.
Thế hệ già là những tác giả ra đời và lớn lên trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân, là những chiến sĩ nghệ sĩ vốn sống, vốn nghề và đam mê nhưng đã già và số lượng
cịn lại khơng nhiều và khơng cịn khả năng cầm bút, khơng cịn thích hợp với nghệ thuật
biểu diễn.


7


Rồi những vấn nạn bấy lâu, chuyện bản quyền nghệ thuật, sao chép sáng tác,... Suy
cho cùng, các nhức nhối ấy cũng đều do lực lượng tác giả đạo diễn, nhạc sỹ sáng tác, nghệ
sỹ trẻ tài năng đang thiếu tới mức báo động.
Thế hệ trẻ sinh ra trong cơ chế thị trường, thiếu vốn sống hoặc có vốn sống nhưng
khơng có vốn nghề nên khơng có những tác phẩm đỉnh cao.
*Giải pháp của nhà nước
Cơ chế thị trường yêu cầu tính thương mại nên khơng có tác phẩm đỉnh cao, đưa đi
thực tế để có vốn sống, giao lưu học hỏi nước ngoài, đi học mở nhà sáng tác, quyền tác giả,
nhuận bút cao. Có các giải thưởng, hành năm tổ chức nhiều cuộc thi.
c. Nguyên nhân Đạo diễn
Đạo diễn gạo cội là những con người sinh ra lớn lên và khẳng định tài năng trong
cuộc CMDTDCND, họ là những ngôi sao của nghệ thuật biểu diễn cách mạng, họ học chủ
yếu ở nước ngoài nhưng hiện nay họ đã già khơng cịn khả năng gánh vác, thiếu vốn sống
đương thời.
Đạo diễn trẻ: sinh ra trong CMDTDCND và cơ chế thị trường nhưng lại thiếu học
tập và kinh nghiệm, chưa khiến các nghệ sĩ tin tưởng vào họ. Sự phối hợp giữ kinh nghiệm
của đạo diễn già vì đã có tên tuổi với sự nhanh nhạy của đạo diễn trẻ cũng không tạo ra
được tác phẩm hay.
Một số vở diễn mà tính tư tưởng khơng cao, phẩm chất thẩm mỹ thấp, tỷ lệ tìm tịi
ít ỏi và bắt đầu thấy có biểu hiện tùy tiện trong sự tìm tịi bởi thế khơng có tác dụng tích
cực đối với khán giả. Tình trạng lo “kiếm sống” vì vậy phải thiên về tính hấp dẫn để chiều
theo những thị hiếu dễ dãi khá rõ rệt. Từ đó nảy sinh đặc điểm của cách chọn kịch bản để
dàn dựng: mối lo lắng đầu tiên của nhiều đoàn khi chọn kịch bản nghiêng hẳn về tiêu
chuẩn “ăn khách”. Có vở được cả chục đồn dựng lại vì đã “ăn khách” ở lần dàn dựng đầu
tiên. Cơ quan tài chính của nhiều địa phương khi quyết định kinh phí dựng vở cho các
đồn sân khấu cũng chỉ đạo theo hướng “ăn khách” này.
Điều rất đáng chú ý là một tình trạng xưa nay chưa từng có: ở khu vực ca kịch dân
tộc lại thấy sử dụng nhiều đề tài nước ngoài, truyện nước ngoài, kịch bản nước ngồi hơn
cả khu vực kịch nói. Cần phải nói rằng, bản thân một số vở đề tài nước ngoài được dàn

dựng trong thời gian này vốn là tốt. Và trong một tình trạng phát triển bình thường của
hoạt động sân khấu, việc sử dụng đề tài và kịch bản nước ngoài là điều tự nhiên. Nhưng


8

trong tình hình sân khấu hiện nay, người đạo diễn không thể không băn khoăn trước một sự
thiên lệch rõ ràng như vậy.
Tốc độ dàn dựng một vở diễn cũng là điều cần phải lưu ý. Nhiều đạo diễn dựng vở
chỉ 10, 15 ngày là coi như đã hoàn thành. Từ đó, cơng tác diễn viên bị coi nhẹ đến mức
đáng sợ. Diễn viên chỉ là công cụ trong tay người đạo diễn, khơng cịn đâu vai trị của
“người sáng tạo”. Trong sự sáng tạo ào ạt đó, chất lượng nghệ thuật biểu diễn của người
diễn viên đã giảm đến mức báo động.
Tính hồn chỉnh tồn vẹn mà sân khấu sau nhiều năm gắng sức cũng không phải
luôn luôn đạt tới, hầu như khơng cịn là nỗi băn khoăn của người làm nên vở diễn với tốc
độ chóng mặt như vậy.
Tác phẩm sân khấu là một cơng trình phức hợp, được tạo nên với sự điều phối của
rất nhiều khâu sáng tạo. Không ai phản đối cách làm khẩn trương, tích cực. Nhưng dù sao
vở diễn cũng địi hỏi một q trình ngấm chín cần thiết
Về mặt tìm tịi hình thức nghệ thuật, có khi vì mục đích hấp dẫn mà người dàn
dựng vở thậm chí đã khơng ngại sử dụng lại một số thủ thuật rất cũ kỹ.
Nhận định và đánh giá tình hình sân khấu một cách chính xác, khoa học thì khơng
thể bắt riêng người đạo diễn phải chịu tất cả những bề bộn kể trên. Nguyên nhân của tình
hình ấy là rất phức tạp, có liên quan tới thực tế kịch bản, thực tế khán giả, diều kiện sinh
sống và hoạt động của các đơn vị nghệ thuật sân khấu, yêu cầu kinh doanh, những yếu tố
kỹ thuật vật chất và những vấn đề quản lý tổ chức, cơ chế, chính sách… Nhưng do vị trí
tác giả vở diễn, người đạo diễn phải gánh phần trách nhiệm nặng. Trách nhiệm đối với
phong trào sân khấu (tạo ra nền sân khấu nào, sân khấu đóng góp gì cho cuộc đấu tranh
chung của xã hội). Trách nhiệm đối với các đơn vị sân khấu (đưa tới cho đơn vị đó tư
tưởng nghệ thuật gì, tác phong nghệ thuật nào).

*Giải pháp của nhà nước:
Đào tạo đạo diễn trẻ dưới hình thức ngắn hạn, tập huấn chuyên tu, tại chức, nhuận
bút cao, tặng danh hiệu nhưng vẫn chưa có tác phẩm đỉnh cao.
d. Nguyên nhân: nghệ sĩ biểu diễn
Lớp già là những nghệ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân. Họ là những người có tài nhưng lại
có tuổi.
Nghệ sĩ trẻ học khơng đi đơi với hành, có nhiệt huyết nhưng khơng thống nhất,
mang tính giả trí và thương mại.


9

Do cách chọn vở thiên lệch hẳn về phía “ăn khách”, cách làm ào ạt không những
khiến cho diễn viên coi thường cơng việc sáng tạo nhân vật mà cịn tạo ra thẩm mỹ lệch lạc
và làm hỏng khả năng đánh giá vở diễn và cách diễn ở người diễn viên.
* Giải pháp của nhà nước:
Tăng lương, tăng tiền bồi dưỡng cho mỗi xuất diễn, tạo nên tình yêu nghề, thi tài năng.
2. Thực trạng của quản lý biểu diễn nghệ thuật.
2.1.

Nhà quản lý chưa đổi mới tư duy

Nghệ thuật biểu diễn đang ở thời kì chuyển hóa, khách quan và tất yếu. Chuyển
nghệ thuật biểu diễn từ CMDTDCND và XHCN sang CMXHCN và cơ chế thị trường hội
nhập quốc tế tức là:
Nếu như trong chiến tranh: ca ngợi chủ nghĩa anh hùng, cách mạng tập thể, hy sinh
và cần độc lập, tự do.
Thời bình: đi vào cuộc sống cá nhân.
Thời bình là cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, cạnh tranh địi hỏi mang tính
thương mại. Nghệ thuật phục vụ chính trị trong chiến tranh, văn hóa văn nghệ đã làm

tròn nhiệm vụ là “ mặt trận văn hóa”, những nhà lãnh đạo văn hóa đã thực sụ là những
“chính ủy” trên mặt trận tinh thần, tư tưởng này. Nhưng ngày nay những thành tựu
trong quá khứ chưa phải đã là những nguyên mẫu của tương lai. Thời buổi kinh tế thị
trường tất yếu sẽ đòi hỏi những sự chuyển đổi quan niệm về cơ chế, chính sách cho sự
phát triển văn hóa, văn nghệ. Hiện nay chúng ta vẫn là bao cấp, phục vụ chính trị. Dẫn
đến trì trệ, khủng hoảng, khơng phát triển.
2.2.

Đề xuất nhiều giải pháp

Những giải pháp trọng tâm để giải quyết những bất cập và khó khăn mà hoạt động
nghệ thuật biểu diễn đang phải đối diện: Cần xây dựng chính sách, giải pháp cụ thể để triển
khai thực hiện việc bảo tồn và phát triển VH-NT, nhất là nghệ thuật truyền thống. Có
những cải cách kịp thời và hữu hiệu khắc phục ngay bất cập liên quan đến chế độ tiền
lương, chế độ phụ cấp ưu đãi nghề, chế độ bồi dưỡng luyện tập và biểu diễn, chế độ ưu đãi
đối với các loại hình nghệ thuật mang tính đặc thù; Chế độ nghỉ hưu đối với các nghệ sĩ đã
hết tuổi làm nghề nhưng vẫn còn nằm trong biên chế. Các danh hiệu như NSƯT, NSND,
Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh cần có cơ chế chuyển bậc, nâng ngạch
về chế độ tiền lương, chế độ phụ cấp ưu đãi nghề mà không cần thông qua thi tuyển Về
thiết chế, cơ sở vật chất, kinh phí, Bộ VHTTDL cũng đề nghị Bộ các cấp có thẩm quyền


10

quan tâm nâng gấp đôi mức đầu tư phát triển hằng năm cho sự nghiệp văn hóa nghệ thuật.
Bố trí kinh phí đầu tư phát triển để xây dựng thiết chế văn hóa hiện đại, đồng bộ có trọng
điểm hệ thống thiết chế văn hóa nghệ thuật như Nhà hát, Trung tâm văn hóa nghệ thuật...
để phổ biến tác phẩm VH-NT phục vụ nhân dân, đồng thời tạo ra thị trường khuyến khích
các đơn vị nghệ thuật. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện cho các đơn vị
nghệ thuật: Trụ sở làm việc, địa điểm luyện tập, biểu diễn, trang thiết bị âm thanh, ánh

sáng, phương tiện phục vụ công tác biểu diễn; Tăng mức đầu tư Chương trình mục tiêu
quốc gia về nghệ thuật biểu diễn; Miễn giảm tiền thuê đất, hạ mức thuế suất của hoạt động
biểu diễn nghệ thuật và dịch vụ liên quan; Hỗ trợ, tạo điều kiện cho công tác quảng bá
nghệ thuật trong nước và nước ngồi...
Đề nghị cấp có thẩm quyền ngành liên quan cho phép Bộ chủ động trong công tác
đào tạo, tuyển chọn, tuyển dụng nhân tài cho lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn; Bổ sung biên
chế, ngân sách cho các đơn vị quản lý và biểu diễn nghệ thuật ở TƯ và địa phương; Có cơ
chế chính sách đầu tư đào tạo nguồn lực con người để khắc phục sự khủng hoảng về lượng
và chất đối với đội ngũ sáng tạo nghệ thuật; Đề nghị ngành giáo dục và các ngành liên
quan quan tâm đến công tác định hướng, giáo dục nâng cao ý thức công dân, nhất là học
sinh, sinh viên trong việc bảo vệ và phát triển VH-NT. Đề nghị Bộ các cấp có thẩm quyền
quan tâm nâng gấp đôi mức đầu tư phát triển hằng năm cho sự nghiệp văn hóa nghệ thuật.
Bố trí kinh phí đầu tư phát triển để xây dựng thiết chế văn hóa hiện đại, đồng bộ có trọng
điểm hệ thống thiết chế văn hóa nghệ thuật như Nhà hát, Trung tâm văn hóa nghệ thuật...
để phổ biến tác phẩm VH-NT phục vụ nhân dân, đồng thời tạo ra thị trường khuyến khích
các đơn vị nghệ thuật. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện cho các đơn vị
nghệ thuật: Trụ sở làm việc, địa điểm luyện tập, biểu diễn, trang thiết bị âm thanh, ánh
sáng, phương tiện phục vụ công tác biểu diễn; Tăng mức đầu tư Chương trình mục tiêu
quốc gia về nghệ thuật biểu diễn; Miễn giảm tiền thuê đất, hạ mức thuế suất của hoạt động
biểu diễn nghệ thuật và dịch vụ liên quan; Hỗ trợ, tạo điều kiện cho công tác quảng bá
nghệ thuật trong nước và nước ngồi...
Xã hội hố sân khấu biểu diễn với những hình thức kêu gọi tài trợ, đầu tư từ các
nguồn vốn. Tăng cường hơn nữa cơng tác phê bình lý luận - đây được coi là "cái roi" để tác
động cho sự sáng tạo. Đầu tư hơn nữa cho nghệ sĩ, cho sáng tác, cho những chương trình
dàn dựng tiết mục cũng như tổ chức những hội thi, hội diễn, những cuộc liên hoan, có
những cuộc giao lưu, nhằm nâng cao chất lượng nghệ thuật. Nâng cao cơ chế chính sách


11


đối với diễn viên, chế độ nhuận bút vì đó là yếu tố kích cầu; quan tâm tới lĩnh vực đào tạo,
nâng cao trình độ chun mơn cho diễn viên, đạo diễn; xã hội hóa nghệ thuật bằng nhiều
hình thức
Chế độ chính sách trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật cần phù hợp với tình hình
thực tiễn Thay đổi tư duy làm nghệ thuật thích ứng với cơ chế thị trường
Xây dựng thương hiệu bằng việc khẳng định chất lượng nghệ thuật
Đổi mới nghệ thuật diễn. Đổi mới nghệ thuật diễn sân khấu tuồng, chèo, cải lương,
kịch nói, kịch dân ca, múa rối … là đổi mới ngôn ngữ nghệ thuật diễn: ngôn ngữ hành
động tâm lý, hành động ngoại hình, ca từ, ca bộ … Thể loại nào ra thể loại ấy, có cách tân,
hiện đại, đổi mới cần giữ vững bản sắc sân khấu từng thể loại. Mặc dù xu hướng giao lưu,
hội nhập nghệ thuật hậu hiện đại, nhưng không thể đánh mất ngôn ngữ biểu diễn mỗi thể
loại sân khấu dân tộc.
Cần đổi mới sân khấu: Sân khấu đổi mới, đòi hỏi nền sân khấu hiện nay phải đổi
mới: đổi mới nội dung đề tài vở diễn, đổi mới kịch bản. Đổi mới kịch bản đòi hỏi đội ngũ
tác giả đổi mới cấu trúc hình thức kịch bản, đổi mới nội dung phản ánh hiện thực cuộc
sống đề tài vở diễn. Đổi mới toàn diện thi pháp kịch, hình thức thể hiện.
3. Kết luận
Thời đại hiện nay là thời đại bùng nổ thông tin, phương tiện nghe nhìn, với chiếc
máy vi tính người ta có thể nắm bắt và hiểu được những gì đang xảy ra trên thế giới, với
chiếc ti vi người ta có thể ở nhà xem được nhiều chương trình với nhiều thể loại, hình thức
nghệ thuật khác nhau. Vì vậy, loại hình sân khấu Ca Múa Nhạc khơng cịn chiếm tỷ lệ cao
đối với nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật của công chúng như trước đây. Tuy nhiên chúng ta
cũng cần đánh giá khách quan rằng dẫu sao sân khấu ca múa nhạc vẫn có những ưu thế
riêng của nó, bởi tính nghệ thuật và tài năng biểu diễn của các nghệ sĩ cũng như hình thức
thể hiện. Sân khấu ca múa nhạc không thể thiếu được đối với đời sống tinh thần của nhân
dân. Nói đến sân khấu ca múa nhạc khơng thể khơng nói đến vai trị của ngườinghệ sĩ, diễn
viên. Những tác phẩm nghệ thuật tốt ra đời từ những sáng tạo của nhạc sĩ, biên đạo, đạo
diễn và các yếu tố được đánh giá sáng tạo khác lại không được phát sáng lên từ người diễn
viên, bên cạnh các tác phẩm nghệ thuật muốn đến với công chúng phải qua hoạt động biểu
diễn của người diễn viên. Từ đó, vấn đề đặt ra là muốn nâng cao chất lượng hoạt động biểu

diễn thì con người hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo và biểu diễn nghệ thuật cần được kích
thích, động viên bằng lợi ích vật chất lẫn tinh thần, bởi lợi ích cá nhân bao giờ cũng là


12

động lực thúc đẩy con người trong mọi hoạt động sáng tạo. Nếu có chính sách hỗ trợ tốt thì
những tài năng nghệ sĩ của chúng ta sẽ phát triển mạnh và những người hoạt động nghệ
thuật biểu diễn sẽ yên tâm công tác, cống hiến ngày càng nhiều hơn cho sự nghiệp phát
triển nghệ thuật, khắc phục hiện tượng làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, chân trong,
chân ngoài, và khơng có mục tiêu phấn đấu. Từ những lý do nêu trên, cần quan tâm đến
một số vấn đề sau:
Khán giả là một yếu tố cơ hữu trong hoạt động nghệ thuật. Nhiều ý kiến cho rằng
chỉ khi công chúng trải nghiệm những gì nghệ sỹ muốn chuyển tải qua các tác phẩm thì
quá trình sáng tạo nghệ thuật mới được coi là hồn thành. Khán giả cũng có ý nghĩa rất
thực tế đối với các tổ chức văn hóa nghệ thuật vì một tổ chức khơng thu hút được khán giả
thì khó có thể có thu nhập dù là từ bán vé hay từ các nhà tài trợ Chính vì vậy, phát triển
khán giả là một nhiệm vụ quan trọng trong quản lý văn hóa nói chung và đối với các tổ
chức văn hóa nghệ thuật nói riêng. Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay của nước ta, vấn đề
này càng mang tính thực tiễn và cấp bách.
Phát triển khán giả chính là việc tìm cách tháo rỡ những rào cản hay nói cách khác tạo
điều kiện tiếp cận văn hóa nghệ thuật cho cơng chúng. Các điều kiện tiếp cận này bao hàm cả
khía cạnh vật chất, địa lý lẫn khía cạnh xã hội và tâm lý. Phát triển khán giả cần duy trì những
khán giả hiện có và khuyến khích họ đến với các chương trình văn hóa nghệ thuật thường xuyên
hơn, đồng thời phải chú ý thu hút những khán giả mới. Như vậy, phát triển khán giả cần làm tăng
về số lượng đồng thời đạt đến sự đa dạng của các nhóm khán giả.
Các hoạt động marketing và giáo dục nghệ thuật là những giải pháp quan trọng cho
phát triển khán giả, cần được phối hợp để có thể đạt hiệu quả cao và bền vững. Ở các nước
phát triển, những hoạt động này đã được các tổ chức văn hóa nghệ thuật thực hiện một
cách chuyên nghiệp, trong khi đây vẫn còn là điều mới mẻ ở Việt Nam. Để giải quyết tình

trạng “khủng hoảng khán giả”, góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực văn
hóa nghệ thuật, các tổ chức văn hóa nghệ thuật nước ta cần nghiên cứu và triển khai một
cách sáng tạo các hoạt động này. Đây là hướng đi đầy triển vọng có thể đem lại những thay
đổi có tính cách mạng cho hoạt động quản lý văn hóa của nước nhà.



×