Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài giảng Giáo án tự chọn Ngữ Văn 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.07 KB, 3 trang )

Ngày soạn: 30/01/2010 Tuần: 24 + 25
Ngày dạy: 02/02/2010 Tiết: 47,48,49,50
Chủ đề: CÁC KIỂU CÂU
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh: Nắm được kiến thức về các kiểu câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu
cảm than và câu trần thuật (đặc điểm hình thức, chức năng chính).
Phân biệt được các kiểu câu.
Biết vận dụng các kiểu câu vào đặt câu, viết đoạn văn.
II/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Kiểm tra bài cũ:
2.Bài mới:
Hoạt động của thầy - trò Nội dung
Hoạt động 1: Lý thuyết
Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn lại kiến
thức. GV đặt câu hỏi, HS độc lập trả lời.
Hỏi: Hãy cho biết đặc điểm hình thức và
chức năng chính của câu nghi vấn?
Hỏi: Khi viết câu nghi vấn kết thúc bằng
dấu gì? Lấy ví dụ.
Liên hệ với các văn bản có đoạn văn
hỏi, đáp.
Hỏi: Câu cầu khiến có đặc điểm hình thức
gì?
Hỏi: Chức năng chính dùng để làm gì?
Hỏi: Khi viết cuối câu cầu khiến kết thúc
như thế nào? Lấy ví dụ.
Liên hệ với thực tế cuộc sống.
Hỏi: Câu cảm thán có đặc điểm hình thức
và chức năng gì?
1.Câu nghi vấn:
-Câu có những từ nghi vấn (ai, gì, nào,


sao, bao giờ, bao nhiêu, ư, hả,…).
-Có chức năng chính là dung để hỏi.
-Khi viết cuối câu nghi vấn thường kết
thúc bằng dấu chấm hỏi.
Ví dụ: Bạn làm gì vậy?
2.Câu cầu khiến:
-Câu cầu khiến là câu có những từ cầu
khiến như: Hãy, đừng, chớ,… đi, thôi, nào,
…hay ngữ điệu cầu khiến.
-Dùng để ra lệnh, yêu cầu, khuyên bảo sai
khiến, ra lệnh,…
-Khi viết cuối câu cầu khiến để nhấn
mạnh ý thì dùng dấu chấm than (!), không
nhấn mạnh ý thì dùng dấu chấm (.).
Ví dụ: Bạn hãy giúp mình giải bài tập này
với !
3.Câu cảm thán:
-Câu cảm than là câu có những từ ngữ
cảm thán như: Than ôi, ôi, hỡi ơi, chao ôi,
trời ơi,…dùng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp
Hỏi: Khi viết chúng ta trình bày chúng
như thế nào? Lấy ví dụ.
Hỏi: Em hãy cho biết đặc điểm hình thức
và chức năng chính của câu trần thuật?
Hỏi: Ngoài chức năng nêu trên câu trần
thuật còn chức năng gì khác?
Hỏi: Khi viết cuối câu trần thuật thường
được đặt dấu gì?
Hỏi: Kiểu câu trần thuật có gì khác so với
3 kiểu câu nêu trên?

Mở rộng: Cách dùng các kiểu câu theo
lối trực tiếp và theo lối gián tiếp, để học
sinh có cách dùng câu hiệu quả cao.
Trong quá trình trả lời câu hỏi có phần bổ
sung của học sinh và nhận xét, kết luận của
giáo viên.
của người nói (viết), xuất hiện chủ yếu
trong ngôn ngữ nói hàng ngày và ngôn ngữ
trong văn chương.
-Khi viết câu cảm thán thường kết thúc
bằng dấu chấm than (!).
Ví dụ: Ôi, hoa đẹp quá!
4.Câu trần thuật:
-Câu trần thuật không có đặc điểm và hình
thức của câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán.
Thường dùng để kể, thông báo, nhận định,
miêu tả,…
-Ngoài chức năng chính nêu trên, câu trần
thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc
lộ tình cảm, cảm xúc…
-Khi viết câu trần thuật thường kết thúc
bằng dấu chấm. Đôi khi nó có thể kết thúc
bằng dấu chấm than, dấu chấm lửng.
Đây là kiểu câu cơ bản và được dùng
phổ biến trong giao tiếp.
Ví dụ học sinh tự làm
Hoạt động 2: Luyện tập
Giáo viên nêu yêu cầu bài tập. Học sinh tự
làm vào giấy, báo cáo trước lớp.
Hỏi: Đặt câu cho 4 kiểu câu vừa học.

Học sinh và giáo viên sửa chữa, kết luận.
Hỏi: Hãy viết đoạn văn từ 5 đến 10 câu có
sử dụng 4 kiểu câu đã học.
Giáo viên cho đoạn văn.
(1)Một người thở dài. (2)Người khác khẽ
thì thầm hỏi:
Bài 1: Đặt câu
-Câu nghi vấn: Hôm nay, học bài gì?
-Câu cầu khiến: Bạn đừng buồn nữa nhé!
-Câu cảm thán: Trời ơi, bậy quá!
-Câu trần thuật: Hôm nay, tôi đi học.
Bài 2: Viết đoạn văn có sử dụng cả 4 kiểu
câu đã học.
Học sinh tự làm vào giấy.
Bài 3: Xác định kiểu câu đã cho trong
đoạn văn. Rồi điền vào các cột đã cho sao
cho đúng.
(3)- Ai đấy nhỉ?...(4)Hay là người dưới
quê bà cụ Tứ mới lên.
(5)- Chả phải, từ ngày còn mồ ma ông cụ
Tứ có thấy họ Mạc nào lên thăm đâu?
(6)- Qoái nhỉ?
(7)- Im một lúc, có người bỗng lại cười
lên.
CNV CCK CCT CTT
3.Củng cố, dặn dò:
Giáo viên cho học sinh nhắc lại toàn bộ kiến thức đã học.
Học sinh lấy thêm ví dụ các kiểu câu.
Học sinh học thuộc bài.
Học sinh chuẩn bị: Câu phủ định và hành động nói.

KÝ DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG

×