Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Báo cáo " Cơ sở kinh tế của chính sách miễn thuế nông nghiệp, miễn thủy lợi phí , thực tiễn và mối quan hệ với vần đề tam nông "

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.72 KB, 8 trang )

Nguyễn Văn Song. 2010. Tạp chí Kinh & tế Phát triển. Số 155. trang 85 #90. tháng 5/2010 –
Đại học Kinh tế Quốc dân

Cơ sở kinh tế của chính sách miễn thuế nơng nghiệp, miễn thủy lợi phí,
thực tiễn và mối quan hệ với vấn đề tam nông
PGS.TS. Nguyễn Văn Song
Đại học Nơng nghiệp Hà Nội
Tóm tắt
Vấn đề tam nơng đang được Đảng, Nhà nước và ngành nông nghiệp triển khai thực hiện nhằm tăng
cường đầu tư cho lính vực nơng nghiệp, nơng thơn và nơng dân. Chính sách miễn thuế nơng nghiệp,
chính sách miễn thủy lợi phí là những chính sách hướng tới vấn đề này. Bài viết phân tích cơ sở kinh tế
của chính sách miễn thuế nơng nghiệp, chính sách miễn thủy lợi phí đồng thời phân tích các thuận lợi,
khó khăn của q trình thực thi hai chính sách này liên quan tới chủ trương về vấn đề tam nơng.
Từ khóa:cơ sở kinh tế, miễn thuế, miến thủy lợi phí, tam nơng.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nơng nghiệp, nông thôn và nông dân đã được đưa ra bàn thảo nhằm tìm hướng đi “cơng bằng’
và “bền vững cho khu vực đông dân nhất của Việt Nam. “Với 70% dân số, 57% lao động sinh
sống và làm việc ở khu vực nơng thơn và nơng thơn đang đóp góp 20% GDP” (Tăng Minh Lộc.
2007). Theo báo cáo của Bộ Tài Chính cho biết, tổng vốn đầu tư phát triển nơng nghiệp nơng
thơn ước tính chỉ đáp ứng được 17% nhu cầu và chỉ chiếm khoảng 8,7% tổng đầu tư.
Nhìn vào danh mục 94 dự án trọng điểm quốc gia mời gọi vốn FDI trong giai đoạn 2006U2010
(gần 26 tỷ USD) thấy rất rõ sự mất cân đối giữa khu vực công nghiệp U xây dựng với khu vực
nông nghiệp U nơng thơn. Trong danh mục này chỉ có 1 dự án dành cho nông nghiệp Uchăn nuôi U
lâm nghiệp và 4 dự án dành cho thủy sản. Chúng ta chưa sản xuất được sản phẩm nơng nghiệp
chuẩn mực vì chưa có nền sản xuất lớn, tập trung, chưa có các quy trình kỹ thuật chuẩn, chưa
kết nối được sản xuất và tiêu thụ... Cho đến nay, 90% sản phẩm nông nghiệp vẫn bán ra ở dạng
thô và 60% sản phẩm bị bán ép với giá thấp. Sản xuất còn rất manh mún, nhỏ lẻ. Bình qn mỗi
hộ nơng dân chỉ có 2,5 lao động (phần lớn là lao động nữ), và chỉ có khoảng 0,7ha canh tác.
Theo điều tra của Bộ Nơng nghiệp và PTNT, chỉ có khoảng 25% nông dân tiếp cận được với
thông tin thị trường. Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn vừa


chậm vừa không đồng đều, nên đến nay vẫn có tới 77% số hộ nơng nghiệp thuần tuý, chỉ giảm
được 1,6% so với 10 năm trước. (Báo Kinh tế nông thôn tháng 1.2008). Cũng theo báo Kinh tế
nơng thơn cho thấy, các chính sách thuộc nhóm “hộp xanh” của Việt Nam chiếm 84,5% tổng
nhóm hỗ trợ trong nước, tập trung chủ yếu trong xây dựng kết cấu hạ tầng nơng nghiệp, dịch vụ
khuyến nơng, các chương trình hỗ trợ vùng, hỗ trợ khắc phục thiên tai, dự trữ cơng vì mục đích
đảm bảo an ninh lương thực. Các chính sách hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu khoa học, dịch vụ kiểm
tra giám sát dịch bệnh và sâu bệnh, hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong
tổng số chi hỗ trợ trong nhóm “hộp xanh”, 1 U 3%.
Theo Bộ trưởng NN & PTNT, trong 3 vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân, thực tế khó có
thể tách rời hoặc chú trọng một vấn đề nào mà cần có giải pháp tổng thể, tồn diện, trong đó lấy
nơng dân là trung tâm, động lực để giải quyết vấn đề tam nông hiện nay.
GS. Tô Duy Hợp, Viện Xã hội học trong một hội nghị về “Cơng nghiệp hố nơng thơn và phát
triển nơng thôn Việt Nam U Đài Loan", do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Viện Nghiên cứu
Trung ương Đài Loan tổ chức gần đây tại Hà Nội, đưa ra 10 vấn đề xã hội bức xúc, nan giải
trong quá trình đổi mới nơng nghiệp, nơng thơn, nơng dân Việt Nam trong 20 năm qua: Khoảng
cách giàu U nghèo và bất bình đẳng xã hội; tình trạng thiếu việc làm, di dân tự phát, xung đột xã
hội gia tăng; dân trí và quan trí thấp; dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ yếu kém; đời sống văn hố
có nhiều biểu hiện tiêu cực, xuống cấp; năng lực quản lý xã hội, kết cấu hạ tầng thấp kém; môi

1


Nguyễn Văn Song. 2010. Tạp chí Kinh & tế Phát triển. Số 155. trang 85 #90. tháng 5/2010 –
Đại học Kinh tế Quốc dân
trường bị ơ nhiễm và suy thối đến mức báo động. Mức độ giảm nghèo chung của Việt Nam
diễn tiến liên tục, tuy nhiên, xu hướng phân hoá giàu nghèo gia tăng trong nội bộ khu vực nông
thôn, đặc biệt là giữa nông thôn với đô thị do tình trạng luẩn quẩn của sự đói nghèo.
Tại hội thảo về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (tam nông) ở TPHCM (2008), GS Tương Lai
đã đúc kết một cách nghiệt ngã: Lâu nay, nông dân ta phải chịu nhiều cái "nhất": Cống hiến
nhiều nhất, hy sinh nhiều nhất, được giúp đỡ ít nhất, bị mất nhiều nhất, phải cam chịu nhiều

nhất, biết tha thứ nhất...
Thuế nông nghiệp đã được miễn giảm từ tháng 7 năm 2003 cho nông dân. Ngược lại, chính
sách miễn thủy lợi phí mới được thực hiện trong một vài năm gần đây cụ thể hóa bằng Nghị
định 154 (2007) và Nghị định 115 (2008) của Chính phủ. Theo đại diện Bộ Tài chính, việc thu
TLP khơng cịn phát huy tác dụng. Cụ thể: năm 2006, cả nước chỉ thu được hơn 900 triệu đồng
TLP; trong khi tổng nợ đọng TLP trên toàn quốc lên tới 377 tỉ đồng. ước tính, mỗi năm nơng
dân sẽ được hưởng lợi hơn 1.000 tỷ đồng nhờ chính sách này.
Mục đích của bài viết này là nhằm phân tích cơ sở kinh tế của chính sách miễn thuế nơng
nghiệp, miễn thủy lợi phí, thực tiễn thực hiện miễn thủy lợi phí trong hai năm qua đối với nơng
nghiệp và vấn đề tam nơng do hai chính sách này mang lại.
2. NGUỒN SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU
2.1 Nguồn số liệu thứ cấp (đã được cơng bố)
Để phân tích tình hình thực thi chính sách miễn thủy lợi phí ở các cấp nguồn số liệu tổng thể về
thuỷ lợi phí, các hoạt động của các tổ chức dịch vụ thuỷ lợi được điều tra từ các bộ phận như:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh thuộc
Đồng bằng Bắc bộ.
Nguồn số liệu sơ cấp (số liệu mới)
Nhằm phân tích tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của q trình thực thi chính sách miễn thủy lợi
phí tới các cấp địa phương liên quan và hộ nơng dân số liệu được điều tra điển hình thơng qua
phỏng vấn trực tiếp các chủ nhiệm HTX dùng nước, các hộ nông dân thuộc bốn (4) tỉnh Đồng
bằng sông Hồng: Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc và Nam Định. Số mẫu đã điều tra là 32
HTX dùng nước, và 120 hộ nông dân được chọn ngẫu nhiên và phân tổ theo các tiêu chí khác
nhau nhằm phục vụ và làm nổi bật mục tiêu nghiên cứu đã được đề ra
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Phương pháp phân tích được chi làm hai phần: thứ nhất phần cơ sở kinh tế được phân tích dựa
trên các mơ hình tốn học; phần thứ hai, để phân tích tình hình thực thi chính sách miễn thuế,
thủy lợi phí và vấn đề tam nông, nghiên cứu sử dụng chủ yếu các phương pháp điều tra và phân
tích số liệu sau đây: Phương pháp hạch tốn chi phí và tính giá thành sản phẩm, nhằm tính tốn
giá thành một số sản phẩm chủ yếu trong nông nghiệp (lúa, rau màu...) nhằm tính được lợi ích
tăng (giảm) chi phí trong sản xuất khi các sản phẩm nơng nghiệp được hạch tốn trong trường

hợp miễn thuỷ lợi phí; Phương pháp so sánh, nghiên cứu sử dụng phương pháp này nhằm so
sánh lợi ích của những người nông dân trước và sau khi thực thi chính sách miễn thuỷ lợi phí;
Phương pháp phỏng vấn có sự tham gia của người dân, phương pháp này nhằm tìm hiểu những
thuận lợi, khó khăn trực tiếp từ cộng đồng những người dân được hưởng lợi, hoặc không được
hưởng lợi từ chính sách miễn thuỷ lợi phí.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Cơ sở kinh tế của chính sách miễn thuế nơng nghiệp và miễn thủy lợi phí
3.1.1 Ảnh hưởng miễn thuế nơng nghiệp đến nơng nghiệp, nông thôn và nông dân.

2


Nguyễn Văn Song. 2010. Tạp chí Kinh & tế Phát triển. Số 155. trang 85 #90. tháng 5/2010 –
Đại học Kinh tế Quốc dân
Thuế là sự chuyển giao nguồn lực từ khu vực kinh tế tư nhân sang khu vực kinh tế công cộng và
dựa vào nguồn thu ngân sách từ thuế, Chính phủ phân phối lại phúc lợi xã hội.
S UTrước khi miễn

Giá P

Pt
Mức
thuế

thuế nông nghiệp

S sau khi miễn thuế

A


nơng nghiệp

P*
*

PS

Phần mất trắng
phúc lợi xã hội
khơng cịn sau
khi miễn thuế
nơng nghiệp

B
D
C

P
0

QA

Sản lượng ngành
nơng nghiệp

Q*

Hình 1. Miễn thuế nơng nghiệp làm tăng sản lượng và tăng phúc lợi xã hội
Khi thực hiện chính sách miễn thuế nơng nghiệp, đường cung các sản phẩm nông nghiệp sẽ
chuyển từ Sthuế về Ssau khi miễn thuế, mức sản lượng nơng nghiệp vì vậy sẽ tăng lên từ QA đến Q*,

như vậy mức an toàn lương thực sẽ cao hơn, sức cạnh tranh trong của sản phẩm nông nghiệp của
Việt Nam sẽ cao hơn do giá giảm từ Pt về P*. Tỉ lệ thất nghiệp trong khu nông nghiệp và nông
thôn giảm do thu hút lao động vào trong ngành nông nghiệp. Đặc biệt, chính sách miễn thuế
nơng nghiệp sẽ tạo ra phúc lợi xã hội nhiều hơn do giảm được phần mất trắng của xã hội (diện
tích có hình vảy cá). Một hạn chế duy nhất của miễn thuế nông nghiệp là Nhà nước khơng thu
được phần doanh thu thuế (diện tích hình viên gạch).
Như vậy, xét dưới góc độ của chính sách tam nơng, miễn thuế sẽ khuyến khích phát triển nơng
nghiệp, tăng phúc lợi cho khu vực nông thôn và đặc biệt tăng thu nhập cho nơng dân và giảm
bớt tình trạng thiếu việc làm trong khu vực nông nghiệp hiện nay.
3.1.2 Ảnh hưởng thủy lợi phí nơng nghiệp đến nơng nghiệp, nông thôn và nông dân.
Nghị định số 154/2007/NĐUCP (2007), Nghị định số 115/2008/NĐUCP(2008) đã ban hành thống
nhất chính sách miễn thủy lợi phí cho nơng nghiệp trong phạp vi tồn quốc. Trên cơ sở kinh tế
chính sách đã ảnh hưởng tới lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân như thế nào? Hình 2
thể hiện tác động của chính sách miễn thủy lợi phí tới nơng nghiệp, nơng thôn và nông dân như
sau:
S trước

Giá P

khi miễn TLP

C
S sau khi miễn TLP
A
P*

PS
B

0


Q*

D

Qsau miến TLP

Phần mất trắng
phúc lợi hình
thành sau khi
miễn TLP

Sản lượng ngành
nơng nghiệp

Hình 2. Miễn TLP làm tăng sản lượng nông nghiệp nhưng làm giảm phúc lợi
xã hội

3


Nguyễn Văn Song. 2010. Tạp chí Kinh & tế Phát triển. Số 155. trang 85 #90. tháng 5/2010 –
Đại học Kinh tế Quốc dân
Sau khi miến thủy lợi phí được thực hiện, sản lượng nông nghiệp sẽ tăng lên từ Q* (điểm cân
bằng của thị trường) tới Qsau miễn TLP. Điều này sẽ dẫn tới giá nông sản hạ hơn so với giá thị
trường, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp. Cũng như miễn thuế nông nghiệp, một
lực lượng lớn lao động trong khu vực nông thôn sẽ được thu hút vào lao động trong khu vực
nông thôn. Nhưng xét dưới góc độ phúc lợi xã hội thì miễn thủy lợi phí sẽ gây ra tổn thất phúc
lợi cho tồn xã hội với hai lý do chính đó là phải tăng thuế từ các ngành khác để trang trải cho
chi phí thủy lợi phí, thứ nữa là tạo ra mức sản xuất Qsau miễn TLP không hiệu quả do chi phí xã hội

(điểm C) lớn hơn lợi ích xã hội điểm B.
Xét dưới góc độ của chính sách tam nơng, chính sách miễn thủy lợi phí phân phối lại thặng dư
xã hội, tăng cường đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn và tăng thu nhập cho khu vực
nơng thơn. Nhưng xét dưới góc độ cơng bằng trong phân phối thu nhập và giảm khoảng cách
giàu nghèo thì chính sách này cần được nghiên cứu kỹ càng, và sẽ được phân tích trong phần
thực tiễn thực hiện.
3.2 Thực thi chính sách miễn thuế nơng nghiệp, miễn thủy lợi phí và vấn đề tam nơng
3.2.1 Chính sách miễn thuế nông nghiệp và vấn đề tam nông
Miễn thuế nông nghiệp đã được th c hiện từ cuối năm 2003, chính sách này khơng những được
người nơng dân (người được hưởng lợi trực tiếp) hưởng ứng và đồng tình ủng hộ mà cịn tránh
được sự méo mó giá cả do thuế gây ra. Hàng ngàn tỉ thuế nông nghiệp trước đây phải đóng cho
Chính phủ này ở lại tái đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn và tăng thu nhập cho người
nơng dân. Chính sách này đi đúng mong mong muốn của người dân và công bằng trong phân
phối lại phúc lợi xã hội.
3.2.2 Chính sách miến thủy lợi phí nơng nghiệp và vấn đề tam nơng.

3.2.2.1 Chi phí sản xuất của các hộ trước và sau chính sách miễn thuỷ lợi phí
Các hộ nhóm I (xem ghi chú của bảng 1) giảm 2,18% tương đương 20.000 đồng và nhóm II
giảm 17.440,0 đồng (tức giảm 1,81%). Theo kết quả điều tra, mức độ giảm chi phí của các hộ
nằm trong hệ thống tưới của công ty nhiều hơn so với các hộ nằm ngồi hệ thống tưới của
cơng ty.
Trước khi có chính sách, chi phí thuỷ lợi chiếm 3,64% trong tổng CPSX, khi tiến hành miễn
TLP chi phí thuỷ lợi giảm cịn 1,54% trong tổng chi phí sản xuất và chỉ tiêu này ở các hộ nhóm
II lần lượt là 5,10% và 3,38%. Bình quân 1 sào lúa mỗi hộ giảm được 17.420,0 đồng. Tuy đây là
khoản tiền rất nhỏ nhưng đã góp phần giúp các hộ nơng dân giảm được phần nào gánh nặng về
chi phí.
Bảng 1: Chi phí sản xuất lúa của các hộ điều tra vùng đồng bằng sơng Hồng năm
2008 (Tính bình qn cho 1 sào) ĐVT: Đồng
Hộ đầu
Hộ cuối

Nhóm I
Nhóm II
So sánh (lần)
Diễn giải
nguồn
nguồn
(1)
(2)
(3)
(4)
(2)/(1)
(4)/(3)
1.CP vật chất
471.350,0
485.490,5
474.350,1
479.205,6
1,03
1,01
2.CP dịch vụ
430.000,0
447.200,0
442.000,3
430.000,2
1,04
0,97
3.Chi TLP
Chưa miễn TLP
34.080,0
50.078,4

32.000,0
55.364,0
1,47
1,73
Miễn TLP
14.080,0
32.638,4
13.500,0
39.120,5
2,32
2,9

4


Nguyễn Văn Song. 2010. Tạp chí Kinh & tế Phát triển. Số 155. trang 85 #90. tháng 5/2010 –
Đại học Kinh tế Quốc dân
4.Tổng CPSX*
Chưa miễn TLP
Miễn TLP

935.430,0

982.768,9

948.350,4

964.569,8

1,05


1,02

915.430,0

965.328,9

929.850,4

948.326,3

1,05

1,02

Nguồn: Tổng hợp từ điều tra hộ, 2009;
Ghi chú: * Tổng chi phí sản xuất chưa tính lao động gia đình; Nhóm I là nhóm các hộ nơng dân có diện tích canh tác nằm trong vùng
tưới của công ty, “hưởng nước” từ cơng trình thuỷ do cơng ty quản lý; Nhóm II là nhóm các hộ nơng dân có diện tích canh tác nằm
ngồi vùng tưới của cơng ty, “hưởng nước” từ cơng trình thuỷ lợi do HTX quản lý.

Kết quả điều tra và phân tích cũng cho thấy, khi miễn TLP mặc dù chi phí thuỷ lợi giảm nhưng
do chất lượng dịch vụ thuỷ lợi giảm sút dẫn đến các hộ không chủ động được việc tưới tiêu. Và
đây cũng là nguyên nhân làm tăng thêm các chi phí khác của người dân (chi tiền điện bơm nước,
tiền máy bơm dầu). Khoản tăng thêm này đối với nhóm hộ I là 10.000 đồng, nhóm hộ II tăng
12.560 đồng và ở các hộ đầu nguồn, cuối nguồn dao động từ 13.000 đồng đến 16.000 đồng.
Tóm lại: Chính sách miễn thuỷ lợi phí có tác động làm giảm chi phí sản xuất của các hộ nơng
dân. Nhưng chính điều này đã gây ra sự mất cơng bằng giữa các nhóm hộ trong việc hưởng lợi
từ chính sách miễn TLP. Miễn thuỷ lợi phí làm chi phí thuỷ lợi giảm song chất lượng dịch vụ
thuỷ lợi kém đi, gây khó khăn cho người dân trong việc lấy nước, tác động xấu đến năng
suất cây trồng

3.2.2.2 Ảnh hưởng của chính sách miễn thủy lợi phí tới diện tích gieo trồng của các hộ nơng dân
Trong các hộ, nhu cầu mở rộng sản xuất của các hộ đầu nguồn cao hơn các hộ cuối nguồn bởi các
hộ đầu nguồn được cung cấp nước đầy đủ, kịp thời hơn so với các hộ cuối nguồn. Vì khi miễn
TLP, CPSX của nhóm hộ này giảm nhiều hơn và mức tăng thu nhập cũng cao hơn so với các hộ
cuối nguồn. Đặc biệt là số hộ bỏ cây vụ đơng chiếm 28,33% tương đương 34 hộ. Ngun nhân
của tình trạng trên là do cây vụ đông cần nhiều nước và liên tục hơn so với cây lúa nhưng khả
năng cung cấp nước cho vụ đông thấp, nước bơm không đều và liên tục ảnh hưởng tới sự sinh
trưởng phát triển của cây.
Bảng 2. Ảnh hưởng của chính sách miễn TLP đến diện tích gieo trồng lúa của các hộ điều tra

Chỉ tiêu

Số lượng (hộ)

Cơ cấu (%)

120

100,0

Hộ có DT gieo trồng tăng lên

32

26,7

Hộ có DT gieo trồng giảm đi

9


7,5

79

65,8

Số hộ điều tra

Hộ có DT gieo trồng khơng đổi
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2009

Nguyên nhân của tình trạng này là do vì miễn TLP làm giảm ý thức sử dụng tiết kiệm nước của
người dân, gây lãng phí nước và gia tăng sự mất công bằng giữa các nhóm hộ trong việc sử dụng
nước. Những hộ ở đầu nguồn sử dụng lãng phí nước khơng cần biết những hộ cuối nguồn có
được cung cấp nước hay khơng. Ngồi ra, cịn có hiện tượng nước đào xẻ, đắp chặn, dù đó là
kênh bê tơng của một số người dân chỉ vì thiếu nước, thiếu kênh nội đồng; Do sự giảm sút về
thái độ phục vụ cũng như chất lượng phục tưới của các đơn vị cung ứng dịch vụ thủy lợi khi
miễn.
Bên cạnh đó chất lượng phục vụ tưới của các đơn vị cung ứng dịch vụ thuỷ lợi: Kết quả điều tra
cho thấy, khi chưa miễn TLP có 76,35% ý kiến cho rằng được cung cấp nước kịp thời và và
84,33% đầy đủ. Nhưng khi miễn TLP con số này chỉ là 23,65% và 15, 67%.Theo đánh giá của
người dân, nguyên nhân của tình trạng này là do miễn TLP các công ty không phải thu TLP của
dân nên khơng cịn “ràng buộc” với dân nên họ mất “tiếng nói” trong việc đưa ra ý kiến liên

5


Nguyễn Văn Song. 2010. Tạp chí Kinh & tế Phát triển. Số 155. trang 85 #90. tháng 5/2010 –
Đại học Kinh tế Quốc dân
quan đến dịch vụ nước họ được hưởng miễn phí. Gần 42% số hộ nơng dân cho rằng thái độ phục

vụ kém hơn trước trong khi chỉ có 10% cho ý kiến là thái độ phục vụ khơng thay đổi, số cịn lại
khơng cho ý kiến. Đa số cho rằng trước mắt có giảm chi phí sản xuất của hộ nhưng về lâu dài sẽ
sinh ra tiêu cực và năng suất cây trồng và vật nuôi sẽ giảm do lịch tưới không được đảm bảo!
3.2.2.3 Một số thuận lợi và khó khăn trong q trình thực hiện chính sách miễn TLP ở Đồng
bằng Sơng Hồng
Qua q trình điều tra hơn 49% số hộ nông dân (kết quả điều tra ở khu vực đồng bằng sông
Hồng) cho rằng khơng muốn miễn thủy lợi phí! Vì sao gần 1 nửa số người được hưởng lợi trực
tiếp lại không muốn tiếp tục chính sách này, bên cạnh những hạn chế đã được phân tích và nêu ở
phần trên (3.2.2.1 & 3.2.2.2) sau đây là những thuận lợi và khó khăn cơ bản trong q trình thực
thi chính sách miến thủy lợi phí.
Bảng 3. Một số thuận lợi và khó khăn cơ bản trong q trình thực thi
chính sách miễn TLP ở các cấp
Các đối tượng
điều tra
khảo sát

Thuận lợi

Khó khăn

U Quản lý tốt hơn
U Triển khai thực hiện chính sách gặp nhiều
diện tích tưới, tiêu của khó khăn, vướng mắc (thiếu văn bản hướng dẫn,
các đơn vị quản lý và không có sự phối hợp giữa các đơn vị quản lý)
Cơ quan quản
KTCTTL
U Cấp bù thuỷ lợi phí chậm và thiếu, không
lý Nhà nước
U Tỉnh không phải đủ đầu tư cho thuỷ lợi
U Không đảm bảo công bằng giữa các vùng,

cấp kinh phí cho việc cấp
bù sau Nghị định 115
các đối tượng hưởng lợi.
U Diện tích ký hợp
U Khó khăn trong việc giải quyết nợ đọng
đồng dịch vụ với công ty những năm trước
tăng lên, tổng mức đạt
U Cấp bù thuỷ lợi phí chậm và thiếu gây khó
cao và ổn định (trên 90%) khăn cho hoạt động của cơng ty
U Ít phụ thuộc hơn
U Phân cấp quản lý chưa rõ ràng, gây khó
Cơng ty KTCTTL
chính quyền địa phương khăn cho quản lý, bảo vệ và phân bổ kinh phí đầu
U Tạo hành lang tư
pháp lý giúp cơng ty
kiện tồn tổ chức bộ máy
tốt hơn
U Nguồn thu giảm, người dân không nộp TLP
U Không phải thực
hiện thu U nộp thuỷ lợi nội đồng
phí nữa
U Việc chậm trễ trong cấp bù TLP ảnh hưởng
Hợp tác xã
U Khơng cịn sự tranh đến hoạt động tưới, tiêu
chấp về diện tích tưới với
UChưa có văn bản hướng dẫn cụ thể tới HTX
công ty
tạo nhiều vướng mắc trong thực thi
U Mất công bằng giữa các hộ trong sử dụng
U Giảm các khoản nước (hộ giàu trồng nhiều hưởng lợi nhiều và hộ

đóng góp, giảm chi phí nghèo; hộ có nhiều diện tích canh tác ở đầu nguồn
Người nông dân sản xuất
và cuối nguồn
U Tăng thu nhập do
U Hệ thống kênh mương không đảm bảo, chất
giảm chi một phần chi phí lượng dịch vụ nước giảm do cơ chế “xin cho” tái
xuất hiện, yêu cầu (tưới, tiêu) của người dân khó

6


Nguyễn Văn Song. 2010. Tạp chí Kinh & tế Phát triển. Số 155. trang 85 #90. tháng 5/2010 –
Đại học Kinh tế Quốc dân
khăn hơn
U Giảm ý thức của người dân trong việc sử
dụng nước, bảo vệ cơng trình thuỷ lợi và thanh
toán nợ đọng
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra 2009

4. KẾT LUẬN
Trên cơ sở kinh tế, chính sách miễn thuế nông nghiệp mang lại tổng phúc lợi xã hội cao hơn do
loại bỏ được phần mất trắng phúc lợi xã hội do thuế gây ra cho ngành nông nghiệp, nâng cao lợi
thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam đối với khu vực
và quốc tế, tạo ra nhiều cơng ăn việc làm cho khu vực nơng thơn vì vậy mà góp phần giảm
lượng lớn tình trạng thất nghiệp và bán thất nghiệp ở khu vực nông thôn, người nông dân được
tăng thu nhập chuyển nguồn lực nhiều hơn về khu vực nông thôn và người nông dân. Một nhược
duy nhất của chính sách này là nguồn thu ngân sách từ sản xuất nơng nghiệp khơng cịn đối với
Chính phủ. Chính sách này phù hợp với vấn đề tam nơng của Đảng và Nhà nước. Chính sách
này cũng tạo ra được sự công bằng trong phân phối lại thặng dư xã hội
Cơ sở kinh tế của chính sách miễn thủy lợi phí cho thấy rằng, người nơng dân là người được

hưởng lợi, giá cả nông sản sẽ thấp hơn giá thị trường cạnh tranh (do được trợ giá đầu vào), giải
quyết được một phần hiện tượng thất nghiệp trong khu vực nơng thơn. Xet dưới góc độ phúc lợi
của tồn xã hội thì miễn TLP sẽ tạo ra mất mát phúc lợi xã hội (ngược với miễn thuế giảm sự
mất trắng của phúc lợi xã hội), nguyên nhân là do phải dùng ngân sách Chính phủ (từ thuế) bù
cho chi phí thủy lợi, tạo ra sức ì trong sản xuất nơng nghiệp.
Trong thực tế qua nghiên cứu q trình thực thi chính sách miễn TLP có một số hạn chế bước
đầu nhận định như sau: Phân hóa giàu nghèo trong khu vực nông thôn sẽ cao hơn do người giàu
sẽ giàu hơn vì những người nơng dân giàu thường canh tác và sản xuất nhiều hơn, sẽ được
hưởng lợi nhiều hơn từ chính sách này. Diện tích tưới tiêu bình quân tăng 4,6% nhưng chất
lượng phục vụ của các xí nghiệp đối với các hộ dân điều tra lại giảm sút, tưới tiêu đủ và kịp thời
được đạt 85% các hộ điều tra đánh giá là tương đương với trước khi thực thi chính sách.
Miễn thuỷ lợi phí các hộ dân sẽ được lợi là khơng phải đóng TLP nữa và bớt được một khoản chi
phí trong sản xuất (khoảng 3% trong tổng CPSX) và tăng thêm một phần thu nhập cho người dân.
Cụ thể đối với chi phí sản xuất lúa thì nhóm hộ nằm trong hệ thống tưới của cơng ty chi phí giảm
2,18% (giảm từ 935.430đ/sào xuống 915.430 đ/sào), hộ ngồi hệ thống tưới của cơng ty
giảm 1,81%, hộ đầu nguồn giảm 1,99%, hộ cuối nguồn chi phí giảm 1,71%. Và thu nhập của
các nhóm hộ đều tăng lên: Đối với nhóm hộ nằm trong hệ thống tưới của công ty tăng 20.000
đồng tương đương 2,88%, các hộ ngồi hệ thống tưới cơng ty tăng 3,11% (17.440,0 đồng).
Nhóm hộ đầu nguồn tăng 2,28%; nhóm hộ cuối nguồn tăng 3,34%. Tuy được hưởng lợi về một số
mặt nhưng quyết định sản xuất của các nhóm hộ lại có nhiều thay đổi. Đặc biệt đối với kết quả
điều tra về diện tích trồng cây vụ đơng có sự sụt giảm mạnh, nhiều hộ đã giảm hoặc bỏ hẳn việc
trồng cây vụ đơng do khó khăn về nước tưới (chiếm 28% tổng số hộ điều tra). Ngồi ra, chính
sách miễn TLP đã tác động làm giảm ý thức của các hộ nơng dân gây ra tình trạng lãng phí nước,
sự mất cơng bằng giữa các nhóm hộ và làm hệ thống cơng trình thủy nơng bị xuống cấp.
Như vậy, xét dưới góc độ quan điểm tam nơng thì chính sách sách miễn thuế phù hợp hơn, tạo
công bằng hơn, khơng gây tổn thất cho xã hội hơn là chính sách miễn TLP. Chính sách miễn TLP
cần phải được hồn thiện, chi tiết và cụ thể hóa để tránh hiện tượng người giàu trong nông thôn
được hưởng lợi nhiều hơn (do có nhiều vốn, đất đai lao động canh tác nhiều hơn) người nghèo (có
ít vốn, ít đất đai và lao động) điều này tạo ra khoảng cách giàu nghèo lớn hơn. Hiện tượng khơng
cơng bằng giữa các hộ có nhiều diện tích canh tác ở đầu hệ thống kênh mương và cuối hệ thống


7


Nguyễn Văn Song. 2010. Tạp chí Kinh & tế Phát triển. Số 155. trang 85 #90. tháng 5/2010 –
Đại học Kinh tế Quốc dân
kênh mương cũng cần phải giải quyết.
Để giảm thiểu những hạn chế của chính sách và quá trình thực thi chính sách miễn TLP, gắn kết
chính sách này với chương trình chính sách tam nơng của Đảng và nhà nước cần phải có các giải
pháp cụ thể đó là: cụ thể hóa bằng các chỉ thị, nghị quyết và hướng dẫn quá trình thực thi tới tận
các hợp tác xã dịch vụ nơng nghiệp; hồn thiện chính sách cũng như quá trình thực thi theo hướng
tạo sự công bằng trong phân phối lại phúc lợi xã hội, hỗ trợ nâng cao trình độ thâm canh, trình độ
về tiếp cận thị trường hơn là trợ giá đầu vào như miễn TLP; hạn chế tối đa xu hướng và ảnh hưởng
của cơ chế “xin cho” trong dịch vụ tưới tiêu; có biện pháp cụ thể nhằm tránh hiện tượng khai
khống diện tích tưới tiêu và sửa chứa kênh mương nhằm lấy ngân sách của Nhà nước; nâng cao ý
thức của người dân trong tiết kiệm, sử dụng nước, bảo quản, duy trì hệ thống kênh mương các
cấp./.
Tài liệu tham khảo
Báo kinh tế nơng thơn (tháng 1.2008). />Chính phủ (2007). Nghị định số 154/2007/NĐjCP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ j
CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ cơng trình thuỷ lợi, Chính phủ, Hà
Nội.
Chính phủ (2008). Nghị định số 115/2008/NĐjCP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ j
CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, Chính phủ, Hà
Nội.
Liên ngành tài chính U NN &PTNT (2007) Hướng dẫn số 57/HDULN ngày 11/6/2007 liên ngành Tài chính U
NN&PTNT về việc thực hiện miễn giảm TLP NN tỉnh Hưng Yên năm 2007
Tăng Minh Lộc (2008), Phó Cục trưởng Cục Hợp tác xã, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn
Tô Duy Hợp. (12. 2007). Hội thảo về cơng nghiệp hố nơng thơn và phát triển nông thôn Việt Nam U Đài Loan.
Viện Xã hội học
Báo Lao động. (12.6.2008). />xuc/20086/92650.laodong

Tương Lai (2008). Hội thảo về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (tam nông) U TPHCM

8



×