Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Bộ 4 đề thi HK1 môn Ngữ văn 11 năm 2020 Trường THPT Phùng Hưng có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (922.09 KB, 17 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TRƯỜNG THPT PHÙNG HƯNG </b> <b>ĐỀ THI HK1 </b>
<b>MÔN: NGỮ VĂN 11 </b>
<b>NĂM HỌC: 2020 – 2021 </b>
<b>(Thời gian làm bài: 90 phút) </b>


<b>ĐỀ SỐ 1 </b>


<b>I. PHẦN ĐỌC – HIỂU </b>


Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu :


<i>…(1) Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy </i>
<i>cũng khơng vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi </i>
<i>pha. Sách in nhiều nơi khơng bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách </i>
<i>bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ </i>
<i>thống sách báo điện tử trên Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ rượu các loại. </i>
<i>Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự </i>
<i>tồn tại. </i>


<i>…(2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tơi có thể đọc sách </i>
<i>khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ </i>
<i>xe bus… Hay hình ảnh những cơng dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi </i>
<i>chờ tàu xe, xem hát, v.v… càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình </i>
<i>ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy t nh hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn </i>
<i>luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay… </i>


(Trích Suy nghĩ về đọc sách – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, Thứ hai ngày
13.4.2015)


<b>Câu 1.</b> Ghi lại câu văn khái quát chủ đề của đoạn văn bản (1).



<b>Câu 2</b>. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Bỗng


<i>chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tơi có thể đọc sách khi chờ mẹ </i>
<i>về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus… </i>


<b>Câu 3.</b> Có ý kiến cho rằng: Thời nay, đọc sách là lạc hậu. Sống trong thời đại công nghệ thơng


<i>tin thì phải lên mạng đọc vừa nhanh, vừa dễ, vừa đỡ tốn kém. </i>Anh/ chị có đồng tình với ý kiến
đó khơng? Vì sao?


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b> </b>Cảm nhận của anh/chị về bức tranh mùa thu trong bài thơ <i>Câu cá mùa thu </i>của Nguyễn
Khuyến.


<b>- Hết- </b>


<b>ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 </b>
<b>I. PHẦN ĐỌC – HIỂU </b>


<b>Câu 1. </b>


Câu văn khái quát chủ đề đoạn (1): <i>Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc </i>
<i>sách cũng dần phôi pha. </i>


<b>Câu 2. </b>


+ Liệt kê: <i>khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn </i>
<i>trâu, lúc chờ xe bus… </i>


<i>+ Điệp cấu trúc: lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus… </i>
+ Tác dụng: Nhấn mạnh sự gắn bó của tác giả, của tuổi thơ mỗi con người đối với sách.


<b>Câu 3. </b>


Hs bày tỏ ý kiến đồng tình hoặc khơng đồng tình-Lí giải thuyết phục.


<b> II. LÀM VĂN </b><i><b>(7.0 điểm) </b></i>


a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài triển khai vấn đề,
kết bài khái quát được toàn bộ nội dung nghị luận.


b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận về bức tranh mùa thu làng quê trong bài thơ <i>Câu </i>
<i>cá mùa thu</i> của Nguyễn Khuyến.


c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm; thể hiện được sự cảm nhận và vận dụng
được các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.


- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận.
- Cảm nhận bức tranh thu:


+ Điểm nhìn khơng cố định mà linh hoạt, gắn với không gian quê nhà - một vùng đồng bằng
chiêm trũng tỉnh Hà Nam, thời điểm mùa thu .


+ Cảnh đơn sơ, thanh nhẹ chỉ được phác vẽ bằng vài nét chấm phá như trong tranh thủy mặc:
ao thu nước trong veo, thuyền câu bé tẻo teo, sóng gợn tí, mây lơ lửng, trời xanh ngắt, ngõ
trúc quanh co khơng bóng người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Thủ pháp lấy động tả tĩnh truyền thống của Đường thi. – Nghệ thuật Đối giữa làn sóng gợn và
chiếc lá thu rơi, giữa màu xanh và màu vàng, giữa từ t và từ vèo. Hiệu quả tô đậm sự tĩnh lặng,
nhẹ nhàng, hài hòa của bức tranh mùa thu . – Vần eo đặc tả được sự vật bé, thu nhỏ lại. Tả
được những nét điển hình của cảnh thu ở làng quê Việt Nam vùng đồng bằng



<b>ĐỀ SỐ 2 </b>


<b>I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) </b>


Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới:
<b>MÙA HẠ </b>


<i>Đó là mùa của những tiếng chim reo </i>
<i>Trời xanh biếc, nắng tràn trên khắp ngả </i>


<i>Đất thành cây, mật trào lên vị quả </i>
<i>Bước chân người bỗng mở những đường đi </i>


<i>Đó là mùa khơng thể giấu che </i>
<i>Cả vạn vật đều phơi trần dưới nắng </i>
<i>Biển xanh thẳm, cánh buồm lồng lộng trắng </i>


<i>Từ những miền cay đắng hoá thành thơ. </i>


<i>Đó là mùa của những ước mơ </i>
<i>Những dục vọng mn đời khơng xiết kể </i>


<i>Gió bão hồ, mưa thành sơng thành bể </i>
<i>Một thống nhìn có thể hố tình u </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>Tiếng dế thức suốt đêm dài oi bức </i>
<i>Tiếng cuốc dồn thúc giục nắng đang trưa </i>


<i>Mùa hạ của tôi, mùa hạ đã đi chưa </i>
<i>Ơi tuổi trẻ bao khát khao cịn, hết? </i>


<i>Mà mặt đất màu xanh là vẫn biển </i>
<i>Quả ngọt ngào thắm thiết vẫn màu hoa. </i>


28-6-1986


(Thơ Xuân Quỳnh, Kiều Văn chủ biên, NXB Đồng Nai, 1997)
<b>Câu 1 (1.0 điểm) :</b> Tìm những từ ngữ, hình ảnh gợi tả bức tranh mùa hè rực rỡ, căng tràn nhựa
sống.


<b>Câu 2 (1.0 điểm):</b> Tìm và phân tích hiệu quả biểu đạt của một biện pháp tu từ chủ yếu được sử
dụng trong bốn khổ thơ đầu.


<b>Câu 3 (1.0 điểm): </b>Anh/ chị hiểu như thế nào về ý thơ: Mùa hạ của tơi, mùa hạ đã đi chưa/
Ơi tuổi trẻ bao khát khao còn, hết?/ Mà mặt đất màu xanh là vẫn biển / Quả ngọt ngào thắm thiết
vẫn màu hoa ?


<b>II. LÀM VĂN (7.0 điểm) </b>


Hình tượng người phụ nữ trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương.
<b>---Hết--- </b>


<b>ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 </b>
<b>I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) </b>


<b>Câu 1. </b>Những từ ngữ, hình ảnh gợi tả một mùa hè rực rỡ, căng tràn nhựa sống:


tiếng chim reo, trời xanh biếc, nắng tràn, mật trào lên vị quả, vạn vật phơi trần dưới nắng, biển
xanh thẳm, cánh buồm lồng lộng trắng, cánh diều giấy nghiêng, vòm trời cao vút…


<b>Câu 2. </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

+ Gợi tả cụ thể, sinh động những nét đặc trưng rất riêng của mùa hè trong cảm nhận của nhà
thơ. + Tăng tính biểu cảm cho lời thơ.


<b>Câu 3. </b>


- Ý thơ thể hiện sự ngỡ ngàng của một “cái tôi” âu lo Xuân Quỳnh trước dòng chảy của tháng
năm và mùa hạ - tuổi trẻ của chính mình. Hỏi nhưng đồng thời là sự khẳng định: mặt đất chỗ nào
màu xanh chỗ đó vẫn là biển, quả ngọt ngào vẫn thắm thiết mang sắc màu của hoa; con người
cũng thế, dù năm tháng đã đi qua nhưng những khát khao, những mơ ước mãi vẫn cịn khơng
thể mất.


- Lời thơ giàu chất triết lí: sự sống là vĩnh hằng, bất diệt khi biết cháy hết mình những khát vọng
tuổi trẻ; sống có ý nghĩa, thì mùa Hạ vẫn mãi bên ta...


<b>II. LÀM VĂN (7.0 điểm) </b>


<i><b>a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận </b></i>


Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
<i><b>b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận </b></i>


Cảm nhận vẻ đẹp của hình tượng người vợ trong tác phẩm Thương vợ
<i><b>c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm </b></i>


Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp
chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:


- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận.
- Cảm nhận



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

 Thời gian và không gian - Gợi sự vất vả triền miên, không ngơi nghỉ và khơi gợi tư thế
cheo leo, chênh vênh tgrong địa thế bn bán từ đó nhấn mạnh cuộc sống bấp bênh, cực
khổ của bà Tú.


 Tác giả so sánh, đồng nhất con cị với hình ảnh bà Tú với hình ảnh con cị trong ca dao:
Thui thủi, lam lũ, bươn chải từ đó gợi nỗi đau thân phận, tô đậm sự đơn chiếc, nắng sương
tất cả, cực nhọc, đầy bất trắc của bà Tú.


 Hoàn cảnh sống cơ cực lại là cơ hội thử thách vẻ đẹp tâm hồn và đức hi sinh của bà Tú:
đảm đang, chịu thương, chịu khó; đầu tắt mặt tối để chăm sóc đầy đủ về mặt vật chất lẫn
tinh thần cho chồng và con; cam chịu, chấp nhận hi sinh mà không hề kêu ca hay phàn
nàn; vị tha, bao dung, nhân hậu; sâu sắc và thấu hiểu chồng.


 Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam điển hình của thời phong kiến.
<i><b>d. Chính tả, ngữ pháp </b></i>


Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
<i><b>e. Sáng tạo </b></i>


Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
<b>ĐỀ SỐ 3 </b>


<b>Phần I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)</b>


<i><b>Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 3:</b></i>


<i>Huyền b và mênh mơng đủ làm chống ngợp, vẻ đẹp của Sơn Đng được báo chí quốc </i>
<i>tế cho rằng xứng đáng với số tiền mà du khách đã bỏ ra khi khám phá nơi đây. Hang Sơn </i>
<i>Đoòng dài khoảng 9km, có rừng rậm nhiệt đới và dịng sơng. Khơng gian bên trong hang </i>


<i>có thể chứa được... một tòa nhà 40 tầng.</i>


<i>Nhưng điều quan trọng mà nhiều người chưa biết đến là việc hình thành hang động Sơn </i>
<i>Đng khơng phải theo cách truyền thống - đá vơi bị hồ tan bởi nước mưa, lâu dần theo </i>
<i>thời gian hàng triệu năm, nước bào mòn các hoà tan thành hang động vĩ đại. Với "siêu hang </i>
<i>động" Sơn Đoòng, câu chuyện ở một hướng khác. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

(Theo dulich.dantri.com.vn ngày 17/05/2015)


<i><b>Câu 1</b></i>. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên (0,5đ)


<i><b>Câu 2.</b></i> Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích (1đ)


<i><b>Câu 3.</b></i> Từ nội dung của đoạn trích trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn bày tỏ cảm xúc


và suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân đối với các danh thắng thiên nhiên của đất nước
(1,5đ)


<b>Phần II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm)</b>


Chất thơ trong truyện ngắn <i>Hai đứa trẻ </i>của Thạch Lam.
<b>- Hết- </b>


<b>ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 </b>
<b>Phần I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) </b>


<b>Câu 1. </b>Câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích là: <i>“Huyền bí và mênh mơng đủ làm chống </i>


<i>ngợp, vẻ đẹp của Sơn Đng được báo chí quốc tế cho rằng xứng đáng với số tiền mà du khách </i>
<i>đã bỏ ra khi khám phá nơi đây.”</i>



<b>Câu 2. </b>Phương thức biểu đạt chủ yếu: thuyết minh.


Cảm
xúc yêu mến, tự hào trước vẻ đẹp của hang Sơn Đoòng cũng như những danh thắng thiên nhiên
khác có trên đất nước. Từ đó, nhận thức sâu sắc về trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và
phát huy những vẻ đẹp đó; đồng thời, phải có những hành động thiết thực để bảo tồn cũng như
quảng bá các di sản thiên nhiên của đất nước.


<b>Phần II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm)</b>


<i>a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận </i>


Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.


<i>b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:</i> chất thơ trong truyện ngắn<i> Hai đứa trẻ. </i>
<i>c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm </i>


Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết
hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:


<b>Giới thiệu vấn đề cần nghị luận</b>
<b>Giải thích khái niệm "chất thơ" </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Là vẻ đẹp chất trữ tình thi vị tốt ra từ tác phẩm, tạo nên sức hấp dẫn riêng, thường đem lại cảm
giác man mác, nhẹ nhàng, nhiều dư vị cho người đọc.


<b> Chất thơ trong truyện ngắn Hai đứa trẻ</b>


- Ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh, nhịp điệu và cảm xúc. - Âm điệu buồn và những cảm xúc mơ


hồ thường gặp trong thơ. - Chất thơ được tái hiện qua bức tranh thiên nhiên lãng mạn và cảnh
đoàn tàu.


- Chất thơ thể hiện qua vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Liên.


- Chất thơ còn ẩn trong những vẻ đẹp hồn nhiên của cuộc sống đời thường bình dị mà trái tim
nhạy cảm của nhà văn đã thâu nhận, dựng lên một khơng gian trữ tình mang hồn quê Việt.
<b>Đánh giá</b>


- Chất thơ trong truyện ngắn <i>Hai đứa trẻ </i>tạo là một phương diện hấp dẫn của truyện ngắn này.
- Chất thơ ấy là biểu hiện đặc sắc trong bút pháp nghệ thuật và cách xây dựng nội dung tác
phẩm của Thạch Lam.


<b>ĐỀ SỐ 4 </b>


<b>Ph</b>ầ<b>n I. </b>Đọ<b>c hi</b>ể<b>u (3,0 </b>đ<b>i</b>ể<b>m) </b>


<b> </b>Đọc lời bài hát Khát vọng – Phạm Minh Tuấn và thực hiện các yêu cầu sau:


<i>Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội </i>
<i>Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao </i>


<i>Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ biển rộng </i>
<i>Hãy sống như uớc vọng để thấy đời mênh mông </i>


<i>Và sao khơng là gió, là mây để thấy trời bao la </i>
<i>Và sao khơng là phù sa rót mỡ màu cho hoa </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<i>Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông </i>
<i>Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung </i>



<i>Sao khơng là đàn chim gọi bình minh thức giấc </i>
<i>Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư.</i>


<b>1</b>. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào ? ( Nghệ thuật) <i>(0,25 điểm) </i>
Chủ đề của văn bản trên: Lối sống có trách nhiệm, có ước mơ, có ý nghiĩa


<b>2</b>. Nêu biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn ca từ trên? Tác dụng
điệp cú pháp( điệp ngữ) Hãy sống như


Và sao không là


Sao không là


Tác dụng: Phép điệp tạo âm hưởng du dương, nhẹ nhàng, bay bổng cho bài hát, nhấn mạnh về
ý biểu đạt cảm xúc.


<i>(0,25 điểm) </i>


<b>3</b>.Những câu nào trong lời bài hát để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất <i>(0,5 điểm)</i>
<b>4</b>. Lời bài hát đem đến cho mọi người cảm xúc gì?


Hs nêu cảm nhận cá nhân về thông điệp của bài hát, tuy nhiên cảm xúc phải chân thành, không
khuôn sáo gượng ép.


Hãy sống thật lịng mình


Sau khi đọc lời bài hát anh, chị hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 8-10 dòng) về lối sống ước
mơ của tuổi trẻ học đường ngày hôm nay.<i> (0,5 điểm) </i>



Lối sống của tuổi trẻ học đường ngày nay


Làm rõ thông điệp từ lời bài hát: lời nhắn nhủ mọi người phải sống có ý nghĩa, có ích , sống có
ước mơ hồi bão, phải cống hiến cho đời, giúp ích cho người khác


<b> Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu từ 5 đến 8: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<i>Những chàng trai ra đảo đã quên mình </i>
<i>Một sắc chỉ về Hồng Sa thuở trước </i>
<i>Cịn truyền đời con cháu mãi đinh ninh </i>


<i>Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát </i>
<i>Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời </i>
<i>Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất </i>


<i>Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi" </i>


(Trích <i><b>Tổ quốc nhìn từ biển</b></i> - Nguyễn Việt Chiến)
<b>5</b>. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên.? <i>( 0,25 điểm</i>)


<b>6.</b> Nhân vật trữ tình đã gửi gắm cảm xúc, tâm tư gì vào đoạn thơ? <i>( 0,25 điểm) </i>


<b>7</b>. Tìm và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn
thơ? ( <i>0,5điểm)</i>


<b>8</b>. Đoạn thơ mang đến cho người đọc nhận thức gì về Tổ quốc xưa và nay? <i>( 0,5 điểm) </i>
<b>Ph</b>ầ<b>n II. ( 7, 0 điểm) </b>


<b>Câu 1 (3,0 điểm)</b>



Nhà văn Nguyễn Khải cho rằng: “<i>Để sống được hàng ngày tất nhiên phải nhờ vào những "giá trị </i>
<i>tức thời". Nhưng sống cho có phẩm hạnh, có cốt cách nhất định phải dựa vào những "giá trị bền </i>
<i>vững". </i>


Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.<b> </b>
<b>Câu 2</b><i> </i>(<b>4,0 điểm)</b>


Trong “ Chữ người tử tù” Nguyễn Tuân đã để cho viên Quản ngục nghĩ ngợi về thầy thơ
lại “ <i>Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài hẳn khơng phải là kẻ </i>
<i>xấu hay vơ tình</i>…” Và ơng cũng để nhân vật Huấn Cao thổ lộ <i>“ Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn </i>
<i>liên tài của các ngươi. Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích </i>
<i>cao quý như vậy. Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. </i>


Anh/chị cảm nhận được gì từ suy nghĩ của hai nhân vật trên?


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 </b>


<b>Ph</b>ầ<b>n I. </b>Đọ<b>c hi</b>ể<b>u (3,0 </b>đ<b>i</b>ể<b>m) </b>


<b>Câu 1. </b>Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
<b>Câu 2. </b> Đoạn văn viết về cây tre Việt Nam..


<b>Câu 3.</b> Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa,ẩn dụ,diệp từ, lặp cấu trúc ngữ pháp…=> Khẳng
định, ngợi ca sức mạnh, ý chí kiên cường của cây tre – > hình ảnh tượng trưng cho con người
Việt Nam


<b>Câu 4.</b> Đảm bảo yêu cầu một đoạn văn và nêu cảm nhận về: Cách ngắt nhịp độc đáo, cách sử
dụng biện pháp nhân hóa, lặp cấu trúc, cách dùng động từ, cách tạo âm hưởng,…-> <i>Ngợi ca vẻ </i>
<i>đẹp con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược bảo vệ đất nước.</i>



<b>Câu 5. </b>Phương thức biểu đạt: Biểu cảm


<b>Câu 6. </b>Nhân vật trữ tình đã gửi gắm những suy ngẫm, tự hào về lịch sử dân tộc, nhìn từ góc độ
cơng cuộc giữ gìn biển đảo, trách nhiệm của mỗi con người trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc
hôm nay.


<b>Câu 7.</b> Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ là: phép điệp cú pháp (<i>Nếu Tổ quốc neo </i>


<i>mình đầu sóng cả/ Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát). </i>Hiệu quả nhấn mạnh cảm xúc tự hào, suy
ngẫm lắng đọng về lịch sử đau thương mà hùng tráng của dân tộc.


<b>Câu 8. </b> Đoạn thơ mang đến cho người đọc nhận thức về Tổ quốc xưa và nay: Một đất
nước luôn phải đối đầu với nạn ngoại xâm, nhân dân phải hi sinh máu xương để bảo vệ từng tấc
đất, thước biển nhưng vẫn bất khuất, hiên ngang


<b>Ph</b>ầ<b>n II. ( 7, 0 điểm) </b>
<b>Câu 1. </b>


<b>1.Giải thích: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

- <i>Giá trị bền vững</i>: Chỉ những giá trị tinh thần đã trải qua thử thách, sàng lọc của thời gian, có
ý nghĩa lâu bền, trở thành nền tảng văn hố, đạo lí của dân tộc và nhân loại như: tinh thần u
nước, lịng nhân ái, tình cảm tri ân, sự ngay thẳng trong sạch, thẩm mỹ tinh tế,....Đây là những
giá trị quan trọng giúp con người sống có phẩm hạnh, cốt cách.


- Mối quan hệ giữa hai giá trị: Vừa đối lập vừa thống nhất. Con người cần có những <i>giá trị tức </i>
<i>thời </i>để duy trì cuộc sống, cũng rất cần những <i>giá trị bền vững</i> để sống có ý nghĩa.


<b>2. Bàn luận về ý kiến: </b>



- Muốn tồn tại con người cần phải tạo ra và nhờ vào những <i>giá trị tức thời</i> (dẫn chứng). Tuy nhiên
nếu quá coi trọng những giá trị đó, con người.


sẽ bị chi phối bởi lối sống thực dụng, coi trọng vật chất, chỉ nhìn thấy những lợi ích trước mắt
(dẫn chứng).


- Để cuộc sống thật sự có ý nghĩa, con người nhất định phải vươn tới những giá trị tinh thần
tốt đẹp (dẫn chứng). Tuy nhiên, cốt cách, phẩm giá con người không thể có tức thời trong ngày
một ngày hai, mà đó là kết quả của q trình học tập, rèn luyện, bồi đắp lâu dài về tâm hồn, trí
tuệ, hành động...Đó cũng là cách để con người có một cuộc sống bền vững, không chỉ giới hạn
trong thời gian đời người mà còn trong sự ghi nhận lâu dài của cộng đồng (dẫn chứng).


- Những <i>giá trị tức thời</i>, nếu có ý nghĩa tích cực, được xã hội đón nhận, gìn giữ, lưu truyền sẽ
trở thành những <i>giá trị bền vững</i> (dẫn chứng). Trong khi đó, có những giá trị đã được hình thành
từ lâu, qua thực tiễn khơng cịn phù hợp, trở nên lạc hậu, lỗi thời sẽ bị đào thải (dẫn chứng). Cứ
thế, các giá trị được sàng lọc, chuyển hoá, làm cho cuộc sống con người ngày càng tốt đẹp hơn.
<b>Bài học nhận thức và hành động </b>


- Nhận thức được vai trò, ý nghĩa của mỗi giá trị.


- Hình thành kĩ năng sống, biết tiếp nhận hợp lí trước các giá trị của cuộc sống.


- Phải có bản lĩnh để sống có phẩm giá, cốt cách dựa theo nền tảng những giá trị bền vững về
văn hóa, đạo lí...của dân tộc và nhân loại.


<b>Câu 2. </b>


<i><b>1. Giới thiệu tác giả và tác phẩm: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

- Tác phẩm “ Chữ người tử tù” là viên ngọc sáng trong tập “ Vang bóng một thời”, Nguyễn Tuân


đã xây dựng hai nhân vật: Quản Ngục và Huấn Cao; ở 2 vị trí khác nhau nhưng lại giống nhau ở
phương diện cái đẹp trong cuộc đời cũng như nhân cách con người.


<i><b>2. Nội dung </b></i>
2.1: Giải thích


- Viên Quản ngục nghĩ ngợi về thầy thơ lại “<i>Một kẻ biết kính mến khí phách,một kẻ biết tiếc, biết </i>
<i>trọng người có tài, hắn khơng phải là kẻ xấu hay vơ tình…” </i>


+ Câu văn xuất hiện trong tình huống khi họ đang bàn về tên tử tù mà họ sắp tiếp quản. Thầy
thơ lại đã tỏ ra tiêng tiếc cho một tài năng và khí phách như Huấn Cao mà phải đi làm giặc, mà
phải bị chém vì tội làm giặc.


+ Suy nghĩ của viên Quản ngục thể hiện ơng xác định được tính cách của thầy thơ lại : Đây
“không phải là kẻ xấu hay vơ tình”.


- Nhân vật Huấn Cao thổ lộ “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta biết
đâu một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao q như vậy. Thiếu chút nữa ta
đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.


+ Câu văn xuất hiện trong tình huống khi Huấn Cao nghe ước nguyện của Viên quản ngục
muốn xin chữ của Huấn Cao trước khi Huấn Cao bị điều lên kinh chờ xử hình.


+ Lời nói của Huấn Cao thể hiện Huấn Cao <i><b>thấu hiểu và trân trọng</b></i> trước tấm lòng trân trọng
và sở nguyện cao đẹp của viên Quản ngục. Hơn thế nữa Huấn Cao thể hiện thái độ vui vẻ chấp
nhận cho chữ của mình. Huấn Caothốt lên lời ân hận và xúc động của bản thân mình vì “Thiếu
chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.


<i><b>=> Như vậy cả Huấn Cao và viên Quản ngục đều nhìn ra vẻ đẹp con người thông qua thái </b></i>
<i><b>độ của con người đối với cái đẹp và nhân cách.2.2 So sánh hai nhân vật: </b></i>



- <i><b>Điểm khác nhau</b></i>: hai nhận vật đối lập nhau về vị thế trong xã hội: một người là quản ngục-
đại diện của bộ máy chính quyền mục rỗng, thối nát; một người là tử tù- phản động của xã hội.
- <i><b>Giống nhau</b></i>: Hai người đều có thiên lương trong sáng, một lòng yêu cái đẹp biết trân trọng
người ngay.


+ Nhận xét của hai nhân vật, trong hai tình huống khác nhau nhưng họ đều có con mắt, trái tim
biết phát hiện và trân trọng cái đẹp.


+ Khi phát hiện ra sở thích cao q và tấm lịng biệt nhỡn liên tài của viên Quản ngục Huấn
Cao đã khẳng khái nhận lời cho chữ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

chữ; đặc biệt là chấp nhận từ bỏ quyền hành, địa vị, tiền bạc để giữ thiên lương (dẫn chứng cụ
thể)


<i><b>=> Chính vì có thiên lương, nhân cách cao đẹp nên hai con người này từ thế đối nghịch </b></i>
<i><b>trở thành những con người tri kỉ.3. Đánh giá: </b></i>


- Qua tác phẩm cũng như tình huống của truyện ta thấy được cái tài của Nguyễn Tuân trong
việc xây dựng cốt truyện, tạo tình huống, xây dựng nhân vật đặc biệt thể hiện tính cách nhân vật.
- Qua hai lời thoại, qua hai nhân vật và qua tác phẩm, Nguyễn Tuân đã thể hiện được niềm
tin vững chắc vào con người. Nhà văn muốn khẳng định: thiên lương và bản tính tự nhiên của
con người dù trong hồn cảnh nào con người vẫn hướng tới chân- thiện - mĩ. Đây chính là chiều
sâu giá trị nhân văn của tác phẩm.<b>1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, trích ý kiến </b>


- Tác phẩm ra đời năm 1971, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang rất ác liệt. Sống trong đô thị
miền Nam, dưới ách đô hộ của đế quốc Mĩ khơng phải ai cũng có nhận thức đúng đắn về đất
nước.


- Tác phẩm nói về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đơ thị miền Nam về non sông đất nước, về sứ mệnh


của mỗi người đối với dân tộc.


<b>2. Phân tích, chứng minh </b>


a. Hình ảnh đất nước đã được nhiều nhà thơ khắc hoạ. Hình ảnh đất nước tươi đẹp, hiền hòa,
đất nước đau thương mà anh dũng. (Hs điểm tên một số tác giả, tác phẩm)


b. <i><b>Cách riêng</b></i> của Nguyễn Khoa Điềm là thể hiện hình ảnh Đất Nước giản dị, gần gũi.


- Hình ảnh Đất Nước gần gũi, bình dị, lam lũ mà cao cả.


+ Đất Nước có từ rất lâu. Đất Nước có trong câu chuyện mẹ kể bên nôi, trong miếng trầu bà ăn,
trong lối sống, trong phong tục tập quán.


+ Đất Nước là những gì gần gũi. Là không gian riêng tư, nơi khắc ghi kỉ niệm thiêng liêng của
đời người. Là chiều dài của lịch sử, là chiều rộng của không gian. Đất Nước là cội nguồn dân
tộc.


+ Đất Nước là của chúng ta.
- Nhân dân đã làm nên Đất Nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

+ Nhân dân là người lưu giữ và làm nên văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc.
- Sử dụng chất liệu văn hoá dân gian, giọng điệu tâm sự.


+ Chất liệu văn hóa dân gian ( ca dao, truyện cổ, lời ăn tiếng nói của nhân dân…) vừa tạo ra một
không gian nghệ thuật thấm đẫm huyền thoại, vừa khơi dậy được những gì sâu xa nhất trong
tâm hồn của con người.


+ Cách tổ chức theo lời tâm tình của đơi trai gái. Lời thơ vừa trang trọng vừu trữ tình lắng đọng.
<b>3. Đánh giá </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Website HOC247 cung cấp một môi trường học trực tuyến sinh động, nhiều tiện ích thơng minh,
nội dung bài giảng được biên soạn công phu và giảng dạy bởi những giáo viên nhiều năm kinh
nghiệm, giỏi về kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng sư phạm đến từ các trường Đại học và các
trường chuyên danh tiếng.


Luyện Thi Online


Luyên thi ĐH, THPT QG: Đội ngũ GV Giỏi, Kinh nghiệm từ các Trường ĐH và THPT danh tiếng
xây dựng các khóa luyện thi THPTQG các mơn: Tốn, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Vật Lý, Hóa Học và
Sinh Học.


Luyện thi vào lớp 10 chun Tốn: Ơn thi HSG lớp 9 và luyện thi vào lớp 10 chuyên Toán các
trường PTNK, Chuyên HCM (LHP-TĐN-NTH-GĐ), Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An và các
trường Chuyên khác cùng TS.Tràn Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Trịnh Thanh Đèo và Thày
Nguyễn Đức Tấn.


Khoá Học Nâng Cao và HSG


Toán Nâng Cao THCS: Cung cấp chương trình Tốn Nâng Cao, Tốn Chun dành cho các em
HS THCS lớp 6, 7, 8, 9 yêu thích mơn Tốn phát triển tư duy, nâng cao thành tích học tập ở
trường và đạt điểm tốt ở các kỳ thi HSG.


Bồi dưỡng HSG Toán: Bồi dưỡng 5 phân mơn Đại Số, Số Học, Giải Tích, Hình Học và Tổ Hợp
dành cho học sinh các khối lớp 10, 11, 12. Đội ngũ Giảng Viên giàu kinh nghiệm: TS. Lê Bá


<i>Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai </i>



<i> Học mọi lúc, mọi nơi, mọi thiết bi – Tiết kiệm 90% </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Khánh Trình, TS. Tràn Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Lưu Bá Thắng, Thày Lê Phúc Lữ,
Thày Võ Quốc Bá Cẩn cùng đơi HLV đạt thành tích cao HSG Quốc Gia.


Kênh học tập miễn phí


HOC247 NET: Website hoc miễn phí các bài học theo chương trình SGK từ lớp 1 đến lớp 12 tất
cả các môn học với nội dung bài giảng chi tiết, sửa bài tập SGK, luyện tập trắc nghiệm mễn phí,
kho tư liệu tham khảo phong phú và cộng đồng hỏi đáp sôi động nhất.


HOC247 TV: Kênh Youtube cung cấp các Video bài giảng, chuyên đề, ôn tập, sửa bài tập, sửa
đề thi miễn phí từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các mơn Tốn- Lý - Hoá, Sinh- Sử - Địa, Ngữ Văn, Tin
Học và Tiếng Anh.


</div>

<!--links-->

×