Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Đánh giá tài nguyên và giá trị kinh tế đá hoa khu vực xã tân hợp, tân kỳ, nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

NGUYỄN ĐỨC HÒA

ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN VÀ GIÁ TRỊ KINH TẾ ĐÁ HOA
KHU VỰC TÂN HỢP, TÂN KỲ, NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

NGUYỄN ĐỨC HÒA

ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN VÀ GIÁ TRỊ KINH TẾ ĐÁ HOA
KHU VỰC TÂN HỢP, TÂN KỲ, NGHỆ AN

Ngành: Kỹ thuật địa chất
Mã số: 8520501

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Lương Quang Khang
TS. Phan Viết Sơn

HÀ NỘI - 2018




1

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các
số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng 10 năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Hòa


2

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................... 3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN ..................................... 4
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... 6
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 7
CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN KHU VỰC TÂN
HỢP ...................................................................................................................... 13
1.1. Khái quát vị trí địa lý và lịch sử nghiên cứu địa chất khu vực Tân Hợp ......13
1.2. Đặc điểm địa chất khu vực Tân Hợp.............................................................18
1.3. Đặc điểm phân bố, chất lượng, tính chất kỹ thuật đá hoa khu vực Tân Hợp..

..............................................................................................................................25
1.4. Hiện trạng thăm dò, khai thác và sử dụng đá hoa khu vực Tân Hợp ............31
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ ĐÁ HOA VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .....................................................................................................................36
2.1. Tổng quan về đá hoa và lĩnh vực sử dụng ....................................................36
2.2. Các phương pháp nghiên cứu ........................................................................55
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN VÀ GIÁ TRỊ KINH TẾ ĐÁ HOA .. 66
KHU VỰC TÂN HỢP ......................................................................................... 66
3.1. Đặt vấn đề......................................................................................................66
3.2.Lựa chọn phương pháp đánh giá kính tế tài nguyên đá hoa khu vực Tân Hợp
..............................................................................................................................67
3.3. Kết quả đánh giá tài nguyên và giá trị kinh tế đá hoa khu vực Tân Hợp ......73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................. 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 93


3

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Diến giải

1

BTNMT

Bộ Tài ngun và Mơi trường

2


BTC

Bộ Tài chính

3

CP

Chính Phủ

4

GP

Giấy phép

5

GTKVĐV

Giá trị khu vực đơn vị

6

GTSXKVĐV

Giá trị sản xuất khu vực đơn vị

7


KS

Khoáng sản

8



Nghị định

9

NM

Nhà máy

10

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

11

TL

Trữ lượng

12


TN

Tài nguyên

13

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

14

TT

Thông tư

15

VLXD

Vật liệu xây dựng

STT


4

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN
STT


Nội dung

1

Bảng 1.1. Danh sách các mỏ đá hoa trắng đã được cấp phép thăm
dò trên địa bàn xã Tân Hợp, huyện Tân Kỳ

31

2

Bảng 2.1. Một số loại đá hoa đặc trưng trên thế giới

37

Trang

3

Bảng 2.2: Phân loại nhóm đá theo thể tích (Độ nguyên khối)
(TCVN 5642 - 1992)

40

4

Bảng 2.3: Yêu cầu về kích thước các nhóm đá theo TCVN 5642 1992

40


5

Bảng 2.4: Yêu cầu về sức tô điểm của đá theo TCVN 5642 - 1992

40

6

Bảng 2.5: Quy định độ sai lệch về kích thước của tấm đá

41

7

Bảng 2.6: Quy định về khuyết tật của đá ốp lát (TCVN 5642 :
1992)

41

8

Bảng 2.7. Các tiêu chuẩn kỹ thuật của đá hoa trong lĩnh vực làm
đá ốp lát và đồ mỹ nghệ

42

9

Bảng 2.8: Chỉ tiêu chất lượng của bột nhẹ cho công nghiệp giấy

(TCVN 7066 : 2002)

44

10

Bảng 2.9: Yêu cầu chất lượng của bột nhẹ sử dụng trong sản xuất
cao su theo TCVN 7067:2002

45

11

Bảng 2.10: Chỉ tiêu chất lượng bột nhẹ dùng trong công nghiệp
nhựa PVC theo TCVN 6151 : 2002

46

12

Bảng 2.11: Yêu cầu chất lượng của đá carbonat calci sử dụng để
sản xuất bột nặng làm chất độn theo TCVN 4350 : 1986

47

13

Bảng 2.12: Độ nén dập của đá dăm cho xây dựng theo TCVN
7570 : 2006


48

14

Bảng 2.13: Tiêu chuẩn về kích thước đá dăm

49

15

Bảng 2.14. Kim ngạch xuất nhập khẩu đá ốp lát toàn cầu

51


5

Nội dung

STT

Trang

16

Bảng 2.15. Tổng hợp nhu cầu sử bột carbonat calci trên thế giới

53

17


Bảng 2.16. Tổng hợp nhu cầu sử bột carbonat calci ở Việt Nam

54

18

Bảng 3.1. Bảng tổng hợp tài nguyên dự báo đá hoa trắng khu vực
Tân Hợp theo phương pháp phác thảo đường biên

74

19

Bảng 3.2. Tổng hợp giá trị khu vực đơn vị và lợi nhuận tổng đá
hoa theo lĩnh vực sử dụng khu vực Tân Hợp

75

20

Bảng 3.3. Bảng tổng hợp trữ lượng - tài nguyên đá hoa trắng khu
vực Tân Hợp theo các báo cáo thăm dò trữ lượng một phần đã
được huy động vào khai thác

76

21

Bảng 3.4. Tọa độ khu mỏ Thung Vượt, xã Tân Hợp


77

22

Bảng 3.5. Tổng hợp trữ lượng - tài nguyên mỏ đá Thung vượt, xã
Tân Hợp

80

23

Bảng 3.6. Hiệu quả kinh tế của dự án mỏ đá Thung Vượt, xã Tân
Hợp

82

24

Bảng 3.7. Tọa độ khu mỏ Thung Có, xã Tân Hợp

84

25

Bảng 3.8. Tổng hợp trữ lượng - tài nguyên mỏ đá Thung Có

85

26


Bảng 3.9. Hiệu quả kinh tế của mỏ Thung Có

88


6

DANH MỤC CÁC HÌNH
STT

Nội dung

Trang

1

Hình 1.1 Sơ đồ vị trí giao thơng vùng Tân Hợp, huyện Tân Kỳ

15

2

Hình 1.2 Sơ đồ địa chất khu vực Tân Hợp, Tân Kỳ, Nghệ An

23

3

Hình 1.3 và 1.4: Đá khối tại moong khai thác khu mỏ đá hoa

32
Thung Có

4

Hình 1.5; hình 1.6. Khảo sát thực địa tại mỏ đá hoa Thung Mây

5

Hình 1.7 và 1.8: Sản phẩm đá vôi trắng và dây chuyền SX bột
33
siêu mịn

6

Hình 3.1: Hệ số hồn vốn nội bộ (IRR) của dự án Thung Vượt

83

7

Hình 3.2: Hệ số hồn vốn nội bộ (IRR) của dự án Thung Có

88

33


7


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN VĂN
Hiện nay đá hoa được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như sản
xuất đá ốp lát, mỹ nghệ, chất độn cao cấp (trong công nghiệp sơn, giấy, nhựa,
mỹ phẩm, cao su, chất dẻo...). Ở Việt Nam, đá hoa tập trung chủ yếu ở các tỉnh
Nghệ An, Yên Bái, Bắc Kạn, Tuyên Quang,…
Ở Nghệ An, đá hoa phân bố chủ yếu ở các huyện Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Quỳ
Châu, Con Cuông, Anh Sơn và được đánh giá là tỉnh có tiềm năng lớn về đá hoa.
Mặc dù cơng tác khảo sát, tìm kiếm đánh giá đã được các Nhà nước quan tâm,
một số diện tích đã được các doanh nghiệp đầu tư thăm dò, đánh giá chất lượng
và trữ lượng phục vụ cho khai thác. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có cơng trình
nghiên cứu đánh giá tổng thể về tiềm năng và giá trị kinh tế của đá hoa trên
phạm vi toàn tỉnh và cụ thể là khu vực Tân Hợp. Điều này đã dẫn đến việc khai
thác và sử dụng đá hoa chưa hợp lý, gây lãng phí lớn về tài nguyên. Một số khu
vực đá hoa có chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu sản xuất đá khối làm ốp lát, sản
xuất bột carbonat calci, đồ mỹ nghệ nhưng lại được khai thác làm vật liệu xây
dựng thông thường. Vì vậy, để định hướng cơng tác thăm dị, khai thác, sử dụng
có hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá này thì việc đánh giá tổng thể tiềm năng
tài nguyên và giá trị kinh tế của chúng là hết sức cần thiết làm cơ sở phục vụ cho
quy hoạch khai thác, sử dụng hợp lý, kinh tế và có hiệu quả nguồn tài nguyên đá
hoa của tỉnh Nghệ An nói chung và khu vực Tân Hợp nói riêng. Xuất phát từ
những luận cứ trên học viên chọn đề tài: "Đánh giá tài nguyên và giá trị kinh tế
đá hoa khu vực Tân Hợp, Tân Kỳ, Nghệ An" làm đề tài luận văn tốt nghiệp với

mong muốn được góp phần vào giải quyết nhiệm vụ do thực tế đòi hỏi.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá tài nguyên và giá trị kinh tế đá hoa khu vực Tân Hợp làm cơ sở
định hướng cơng tác đầu tư thăm dị, khai thác và sử dụng hợp lý, kinh tế và có
hiệu quả nguồn tài nguyên đá hoa phục vụ phát triển bền vững.



8

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu là các thành tạo chứa đá hoa, các mỏ, điểm mỏ đá
hoa trong khu vực Tân Hợp.
- Phạm vi nghiên cứu: diện tích phân bố đá hoa trong hệ tầng Bắc Sơn
thuộc xã Tân Hợp, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để đạt mục tiêu trên, luận văn đã tập trung giải quyết các nội dung sau:
- Nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm cấu trúc địa chất địa chất, chất lượng và tài
nguyên, trữ lượng đá hoa khu vực Tân Hợp, Tân Kỳ, Nghệ An theo các lĩnh vực sử
dụng chủ yếu.
- Nghiên cứu đánh giá tiềm năng tài nguyên và giá trị kinh tế đá hoa khu
vực Tân Hợp, Tân Kỳ, Nghệ An.
- Đề xuất định hướng cơng tác đầu tư thăm dị, khai thác và sử dụng hợp
lý tài nguyên đá hoa trong khu vực nghiên cứu.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Tổng hợp, phân tích và xử lý tài liệu từ các cơng trình nghiên cứu đã có
như: tài liệu đo vẽ bản đồ địa chất, các báo cáo thăm dò, các dự án khai thác mỏ,
tài liệu kinh tế xã hội,...
- Lộ trình khảo sát địa chất bổ sung tại một số mỏ, điểm mỏ đang thăm dò
hoặc khai thác trong khu vực nghiên cứu.
- Áp dụng phương pháp tiệm cận hệ thống kết hợp phương pháp đối sánh
để khoanh định diện tích phân bố đá hoa trong khu vực nghiên cứu.
- Áp dụng phương pháp dự báo định lượng và phương pháp mơ hình hóa
để đánh giá tài ngun trữ lượng đá hoa theo lĩnh vực sử dụng.
- Nghiên cứu lựa chọn chỉ tiêu trong đánh giá giá trị kinh tế tài nguyên đá
hoa theo lĩnh vực sử dụng, tiến hành đánh giá chi tiết cho một số mỏ đặc trưng
(mỏ đá hoa làm ốp lát, đá hoa sản xuất bột carbonat calci, ...).



9

- Ứng dụng phần mềm chuyên dụng (Excel, Autocar, Mapinfo,...) trong
thành lập bản đồ, xử lý kết quả phân tích, tính tốn tài ngun, trữ lượng và giá
trị kinh tế tài nguyên đá hoa trên khu vực nghiên cứu.
6. ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN VĂN
6.1. Các thành tạo đá hoa hệ tầng Bắc Sơn khu vực Tân Hợp có chất
lượng khá tốt được sử dụng làm đá ốp lát và một phần đá hoa trắng không đạt
chỉ tiêu làm ốp lát được sử dụng để sản xuất bột carbonat calci mịn và siêu mịn.
6.2. Khu vực Tân Hợp, Tân Kỳ, Nghệ An có tiềm năng tài nguyên đá hoa
là khá lớn, đặc biệt là đá hoa trắng có giá trị kinh tế và giá trị sử dụng cao. Kết
quả nghiên cứu đã chỉ rõ trong khai thác đá khối làm ốp lát, nên kết hợp thu hồi
đá hoa trắng để sản xuất bột carbonat calci và tận dụng một phần làm đá vật liệu
xây dựng thông thường sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn khi chỉ khai thác
thu hồi đá hoa làm ốp lát hoặc chỉ thu hồi đá hoa trắng làm bột carbonat calci.
7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ GIÁ TRỊ THỰC TẾ CỦA ĐỀ TÀI
7.1. Ý nghĩa khoa học:
- Kết quả nghiên cứu góp phần hồn thiện phương pháp luận trong thăm
dò, đánh giá giá trị kinh tế tài ngun khống sản nói chung và đá hoa nói riêng.
- Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ đặc điểm cấu trúc địa chất,
chất lượng, tiềm năng tài nguyên và giá trị kinh tế đá hoa theo lĩnh vực sử dụng
khu vực Tân Hợp, Tân Kỳ, Nghệ An.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn:
- Các kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà quản
lý, các doanh nghiệp, góp phần định hướng đầu tư thăm dò, khai thác và sử dụng
hợp lý nguồn tài nguyên đá hoa khu vực Tân Hợp, Tân Kỳ, Nghệ An.
- Các phương pháp nghiên cứu trong luận văn có thể áp dụng cho các khu
vực có điều kiện địa chất khoáng sản và kinh tế xã hội tương tự.



10

8. CƠ SỞ TÀI LIỆU
Luận văn được hoàn thành trên cơ sở nguồn tài liệu thực tế thu thập trong
công tác đo vẽ bản đồ và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000. Các báo cáo kết quả
tìm kiếm, thăm dò đá hoa trong khu vực nghiên cứu:
- Báo cáo địa chất vùng Bắc Quỳ Hợp tờ E48-19-C (Nậm Tửu), tỷ lệ
1:50.000, Đinh Minh Mộng, 1971.
- Báo cáo địa chất nhóm tờ Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp E48-31-A (Quỳ Hợp),
E48-31-B (Thái Hoà), tỷ lệ 1:50.000, Trần Hữu Thung, 1979.
- Báo cáo địa chất vùng Bắc Nghĩa Đàn E48-19-A (Quỳ Châu), E48-19-D
(Đông Hưng), tỷ lệ 1:50.000, Phan Mạnh Dũng, 1983.
- Báo cáo địa chất vùng Phu Loi, Tân Kỳ E48-31-C (Thái Minh), tỷ lệ
1:50.000, Nguyễn Đình Năm, 1974.
- Báo cáo thăm dị địa chất đá hoa tỉnh Nghệ An, Lê Thạc Chiến, 1994.
- Nguyễn Văn Hoành và nnk. Bản đồ địa chất và khoáng sản vùng Nghệ
An, tỷ lệ 1:200.000. Lưu trữ địa chất, 1996.
- Đề án quy hoạch phát triển công nghiệp khai thác, chế biến đá vôi trắng
tỉnh Nghệ An thời kỳ 2005-2010 có tính đến năm 2015. Sở Cơng nghiệp Nghệ
An, 2004.
- Luận chứng kinh tế kỹ thuật của Công ty TNHH kinh doanh khai thác,
chế biến đá vôi trắng Nghệ An, 2001.
- Hồ Duy Thanh và nnk. Báo cáo khảo sát, tổng hợp đá hoa trắng vùng
Quỳ Hợp, Nghệ An. Lưu trữ địa chất, 2002.
- Báo cáo xây dựng luận cứ cho công tác quy hoạch vùng đá hoa trắng
Quỳ Hợp, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng về khoáng sản, Hội Khoa học
Việt Nam, Đỗ Cảnh Dương, 2004.
- Báo cáo kết quả đề án điều tra đánh giá chất lượng, trữ lượng và quy

hoạch thăm dò, khai thác đá vôi trắng vùng Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Tân Kỳ và Con
Cng, tỉnh Nghệ An, Liên đồn địa chất Bắc Trung Bộ, 2006.


11

- Báo cáo kết quả thăm dò mỏ đá hoa Thung Mây, xã Tân Hợp, huyện Tân
Kỳ, tỉnh Nghệ An của Cơng ty TNHH Hồng Danh.
- Báo cáo kết quả thăm dị mỏ đá hoa Thung Có, xã Tân Hợp, huyện Tân
Kỳ, tỉnh Nghệ An của Công ty CP Thương Mại Kim Vinh.
- Báo cáo kết quả thăm dò đá hoa Thung Vượt, xã Tân Hợp, huyện Tân
Kỳ, tỉnh Nghệ An của Cơng ty CP Sơn Nam.
Ngồi ra, tác giả còn được tham khảo các tài liệu về kết quả thăm dò, thiết
kế khai thác và dự án đầu tư của một số mỏ khai thác đá hoa thuộc khu vực Tân
Hợp, huyện Tân Kỳ,... và đặc biệt là các tài liệu thực tế khai thác và chế biến đá
hoa tại các mỏ trong khu vực nghiên cứu.

9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương được trình bày trong
93 trang đánh máy vi tính, với 10 hình, 36 bảng.

Chương 1. Đặc điểm địa chất và khoáng sản khu vực Tân Hợp
Chương 2. Tổng quan về đá hoa và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Đánh giá tài nguyên và giá trị kinh tế đá hoa khu vực Tân Hợp
Luận văn được hoàn thành tại Bộ mơn Tìm kiếm - Thăm dị, Khoa
Khoa học và Kỹ thuật Địa chất, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Lương Quang Khang và TS. Phan Viết
Sơn.
Trong quá trình thu thập tài liệu nghiên cứu hoàn thành luận văn, học viên
đã nhận được sự giúp đỡ, góp ý tận tình của các thầy cơ giáo Bộ mơn Tìm kiếm Thăm dò, khoa Khoa học và Kỹ thuật Địa chất, phòng Đào tạo sau đại học,

trường Đại học Mỏ - Địa, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An, sự quan
tâm của Liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ và các bạn đồng nghiệp.


12

Học viên cảm ơn các nhà khoa học, các nhà địa chất đã có những cơng
trình nghiên cứu, cho phép học viên tham khảo và kế thừa để hoàn thành luận
văn đúng thời gian quy định.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!.


13

CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN KHU VỰC TÂN HỢP
1.1. KHÁI QUÁT VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA
CHẤT KHU VỰC TÂN HỢP
1.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên và kinh tế nhân văn
a. Vị trí địa lý
Khu vực nghiên cứu thuộc địa phận xã Tân Hợp, huyện Tân Kỳ, tỉnh
Nghệ An, thuộc tờ bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 hệ VN2000 tờ Tân Kỳ có số
hiệu E-48-19-C. Khu vực nghiên cứu có diện tích khoảng 20 km2 và được giới
hạn bởi tọa độ địa lý:
Từ 19o09’45” đến 19o12’18” kinh độ bắc
Từ 105o08’17” đến 105o10’47” kinh độ đơng
b. Đặc điểm địa hình
Khu vực nghiên cứu thuộc vùng núi cao trung bình, các đỉnh núi có độ
cao tuyệt đối khoảng từ 250m đến 400m. Đỉnh cao nhất 414m. Vùng nghiên cứu
là một phần dãy núi đá vôi chủ yếu kéo dài theo phương tây bắc đông nam gần

trùng với cấu trúc chung của vùng, 1 phần kéo dài theo phương đơng bắc tây
nam. Địa hình phân cắt mạnh, bề mặt dạng tai mèo lởm chởm, có nhiều khe hẻm
skarst, nhiều vách dựng đứng, đi lại khó khăn.
c. Đặc điểm khí hậu
Khu vực nghiên cứu nằm ở vùng núi phía Bắc Trung Bộ có chế độ khí
hậu chia làm 2 mùa rõ rệt.
- Mùa khơ từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, chịu ảnh hưởng
của gió mùa đơng bắc, lượng mưa thấp, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 12 và tháng
1, có năm tới 1 ÷ 2oC (vùng núi).
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Trong mùa này, khí hậu chịu ảnh
hưởng của gió tây nam khơ nóng (từ tháng 5 đến tháng 7). Mưa lớn tập trung vào


14

tháng 7, tháng 8. Lượng mưa lớn nhất trong một đợt là 619mm. Tổng lượng mưa
trung bình hàng năm là 1.194 ÷ 1.681mm.
d. Đặc điểm mạng sơng, suối
Trong vùng nghiên cứu mạng sông suối khá phát triển gồm 2 khe chính là
khe đá mài và khe Hoa lưu lượng nước khá lớn, ngồi ra cịn có các khe nhánh
phụ lưu lượng nhỏ và phụ thuộc theo mùa nhưng ít ảnh hưởng các khu vực khai
thác.
e. Đặc điểm giao thông
Đường vào khu vực nghiên cứu tương đối thuận lợi. Từ Vinh đi Tân Kỳ
80km và từ thị trấn Tân Kỳ vào khu vực nghiên cứu khoảng 20-25km, hầu như
toàn đường nhựa. Từ trung tâm xã vào các khu vực có đá vơi trắng phần lớn đã
có đường nhựa hoặc đường cấp phối, xe ơ tơ tải trọng lớn có thể đi được dễ
dàng. Tóm lại giao thơng khá thuận lợi cho công tác khai thác và vận chuyển
nguyên vật liệu và sản phẩm khai thác sau này. (Hình 1.1)
f. Đặc điểm kinh tế xã hội

Dân cư trong vùng còn tương đối thưa thớt, trình độ văn hố trung bình,
chủ yếu người kinh, họ sống tập trung thành thôn bản nằm hai bên đường tỉnh lộ,
đường liên thôn, liên xã và một ít sống trong các thung lũng giữa núi.
Khu vực nghiên cứu cách thị trấn Tân Kỳ khoảng 27km về phía tây bắc.
Tại đây hiện đang có Cơng ty TNHH Hồng Danh, Công ty CP Thương mại
Kim Vinh, Công ty CP Sơn Nam, … đang tiến hành khai thác đá hoa làm ốp lát
và bột carbonat calci. Điện lưới Quốc gia đã phủ lên tồn vùng, nói chung cơng
nghiệp trong vùng đang trên đà phát triển, đặc biệt là ngành công nghiệp khai
khống.
Nơng nghiệp trong vùng cịn kém phát triển, năng suất thấp, chủ yếu là
trồng lúa, khoai, sắn, đậu, lạc.


15


16

1.1.2. Lịch sử nghiên cứu địa chất và khoáng sản khu vực Tân Hợp
Khu vực Tân Hợp thuộc miền Bắc Trung Bộ từ lâu đã được nhiều nhà địa
chất trong và ngồi nước quan tâm nghiên cứu. Theo dịng lịch sử có thể chia
thành hai giai đoạn.
a. Giai đoạn trước cách mạng tháng 8 năm 1945
Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, các nhà địa chất Pháp đã nghiên cứu địa
chất vùng Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Tân Kỳ... Song việc nghiên cứu còn rất sơ lược.
b. Giai đoạn từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến nay
Thời gian từ 1945 đến 1954, công tác nghiên cứu địa chất bị đình trệ do
chiến tranh. Sau ngày hồ bình lập lại trên miền Bắc, công tác nghiên cứu địa
chất trong vùng được thực hiện toàn diện và chi tiết hơn.
- Năm 1965, cơng trình nghiên cứu bản đồ địa chất 1:500.000 của A.E.

Dovjicov và tập thể tác giả Đoàn Địa chất 20. Trong cơng trình trên, cấu trúc địa
chất và khống sản vùng Tân Kỳ, trong đó có khu vực nghiên cứu cũng đã được
các ông quan tâm đúng mức.
- Năm 1966 -1968, trên lãnh thổ vùng Tân Kỳ đã tiến hành lập bản đồ địa
chất tỷ lệ 1:200.000 do Lê Duy Bách làm chủ biên. Trong giai đoạn này, Lê Duy
Bách xếp vùng nghiên cứu vào khối trung tâm Phu Hoạt. Các thành tạo trầm tích
được tách ra, một phần vẫn để tuổi Proterozoi mang tên loạt Bù Khạng với hệ
tầng Bản Khạng và hệ tầng Đèo Sen, một phần được xếp vào tuổi Proterozoi (hệ
tầng Suối Mai). Các thành tạo lục nguyên chứa than được xếp vào Paleozoi dưới,
hệ tầng Lèn Bục (PZ1lb) nay xếp vào hệ tầng Bắc Sơn (C-Pbs) trên cơ sở quan
sát quan hệ giữa đá phiến chứa than và đá hoa ở vùng Bản Nát. Các thành tạo
magma xâm nhập được nghiên cứu và xếp vào Paleozoi sớm.
Công tác lập bản đồ địa chất 1:50.000 được tiến hành năm 1971 do Đinh
Minh Mộng làm chủ biên. Việc phân chia địa tầng và magma hầu như lặp lại
cách phân chia bản đồ tỷ lệ 1:200.000 có chi tiết hơn ở một số phần.


17

- Năm 1985, bản đồ địa chất Việt Nam 1:500.000 do Trần Đức Lương,
Nguyễn Xuân Bao chủ biên đã hoàn thành.
- Trong cơng trình bản đồ địa chất miền Bắc Việt Nam 1:500.000 của
A.E.Dovjicov làm chủ biên đã xếp vùng Tân Kỳ nằm trong đới nâng Phu Hoạt.
Các thành tạo biến chất cao phía bắc được xếp vào tuổi Proterozoi - Hệ
tầng Na Hang, các thành tạo biến chất yếu hơn ở phía nam vùng được xếp vào
tuổi Paleozoi giữa không phân chia. Các thành tạo lục nguyên carbonat và
carbonat được xếp và tuổi Cacbon dưới (hệ tầng La Khê) và Cacbon - Pecmi.
Các trầm tích lục nguyên và phun trào không biến chất được xếp vào Mezozoi hệ
Trias và hệ Jura.
Các thành tạo magma xâm nhập trong vùng được E.PIZok, Lê Đình Hữu

và các tác giả khác nghiên cứu khá kỹ, các loại granit biotit được xếp vào phức
hệ Yeyêsun tuổi Kreta - Paleogen.
Cho đến nay với một số liệu bổ sung rất lớn, những vấn đề cơ bản về cấu
trúc địa chất vùng trong bản đồ này tương đối phù hợp.
Cơng tác tìm kiếm thăm dị và lập bản đồ địa chất 1:10.000 được tiến
hành từ năm 1980 - 1994 bởi Đoàn Địa chất 403 (từ năm 1982 là đồn số 1 Liên đồn Thiếc), trong đó có vùng nghiên cứu.
Năm 1984, Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Bắc đã xuất bản bản đồ địa
chất tỷ lệ 1:200.000 lắp ghép. Trên bản đồ này đã có nhiều thay đổi cơ bản thang
địa tầng khu vực.
Năm 2008 Công ty TNHH Hồng Danh thăm dị mỏ đá hoa trắng Thung
Mây, xóm Hồng Sơn, xã Tân Hợp, huyện Tân Kỳ diện tích 17,31 ha đã tính
được trữ lượng: 150.000 m3 đá vôi trắng đạt tiêu chuẩn làm ốp lát và 500.000 tấn
đá vôi trắng đủ tiêu chuẩn làm bột siêu mịn carbonat calci.
Năm 2009 Công ty TNHH Phú Thương thăm dò mỏ đá hoa trắng tại khu
vục Thung Tờm, xã Tân Hợp, huyện Tân Kỳ diện tích 7,29 ha đã tính được trữ


18

lượng: 1.164,8 ngàn m3 đá vôi trắng đạt tiêu chuẩn làm ốp lát và 6.913,2 ngàn
tấn đá vôi trắng đủ tiêu chuẩn làm bột siêu mịn carbonat calci.
Năm 2009, Công ty Cổ phần Sơn Nam thăm dò mỏ đá hoa tại khu vục
Thung Vượt, xã Tân Hợp, huyện Tân Kỳ diện tích 12,07 ha đã tính được trữ
lượng: 3.040,8 ngàn m3 đá hoa trắng đạt tiêu chuẩn làm ốp lát và 18.105,6 ngàn
tấn đá hoa trắng đủ tiêu chuẩn làm bột siêu mịn carbonat calci. Hiện nay m ỏ
đang tạm ngừng khai thác.

Năm 2011, Công ty Cổ phần Thương Mại Kim Vinh thăm dò mỏ đá hoa
tại khu vục Thung Có, xã Tân Hợp, huyện Tân Kỳ diện tích 22,65 ha đã tính
được trữ lượng: 3.141,0 ngàn m3 đá hoa trắng đạt tiêu chuẩn làm ốp lát và

9.878,0 ngàn tấn đá hoa trắng đủ tiêu chuẩn làm bột siêu mịn carbonat calci.
Nhìn chung, phần lớn các cơng trình trên đã được đưa vào khai thác, chất
lượng và trữ lượng khá tốt. Độ nguyên khối cũng như chất lượng làm bột siêu
mịn tốt đáp ứng được nhu cầu sử dụng của nền kinh tế quốc dân. Tổng trữ lượng
đá vôi trắng đủ tiêu chuẩn làm ốp lát khu vực Tân Hợp, huyện Tân Kỳ đạt:
7.496,6 ngàn m3, trữ lượng đá vôi trắng đủ tiêu chuẩn và chất lượng làm bột siêu
mịn carbonat calci đạt: 35.396,8 ngàn tấn.
1.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT V KHONG SN KHU VựC TÂN HợP
Tham gia vo cu trúc địa chất khu vực có các phân vị địa tầng tuổi từ
Paleozoi đến Kainozoi.
1.2.1. Địa tầng
Giới Paleozoi
Hệ Carbon, thống dưới
Hệ tầng La Khê (C1 lk)
Hệ tầng La Khê do A.E.Dovjicov xác lập (1965) khi đo vẽ bản đồ địa chất
miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1:500.000


19

Các đá của hệ tầng La Khê lộ ra thành dải kéo dài theo phương đông bắc tây nam. Thành phần thạch học bao gồm: phần dưới là cát kết màu xám sáng, sét
kết, sét silic, đá phiến sét than dạng filit, chuyển dần lên là các lớp bột kết, sét
kết chứa vật chất than, sét than. Phần trên gồm đá vôi silic màu xám đen, đá
phiến sét vôi.
Chiều dày của hệ tầng 250 - 400m.
Hệ Carbon - Hệ Permi
Hệ tầng Bắc Sơn (C - Pbs)
Năm 1994, khi hiệu đính loạt bản đồ Bắc Trung Bộ tỷ lệ 1:200.000
Nguyễn Văn Hồnh, Lê Duy Bách đã xếp các trầm tích carbonat vào hệ tầng Bắc
Sơn (C - Pbs). Các đá hệ tầng Bắc Sơn nằm chuyển tiếp chỉnh hợp trên các đá

lục nguyên hệ tầng La Khê (C1lk) và có quan hệ kiến tạo với các đá thuộc các hệ
tầng Bù Khạng (PR3 - 1bk), Sông Cả (O3 - S1sc). Thành phần thạch học của hệ
tầng gồm đá vôi bị hoa hoá tạo thành đá hoa hạt nhỏ đến lớn. Đá màu trắng,
phân lớp dày đến dạng khối. Đá hoa là khống sản đang được nhiều Cơng ty đầu
tư thăm dị và khai thác. Phần trên gồm đá hoa dạng khối, hạt từ trung bình đến
lớn, màu trắng, đơi chỗ xám trắng. Thế nằm chung 140 - 145  20 - 250, có nơi
dốc đến 300. Theo tài liệu đo vẽ địa chất trước đây, căn cứ vào màu sắc, đặc
điểm thạch học, các đá hoa hệ tầng Bắc Sơn được phân thành 3 tập từ dưới lên:
- Tập 1: Đá hoa dolomit, đá dolomit màu trắng, trắng xám, hạt mịn đều, có
quy mơ phân bố hẹp, chỉ gặp ở một số khu vực và thường tạo thành các lớp mỏng
có chiều dày 5 - 25m. Các đá của tập có ranh giới chuyển tiếp lên các đá hệ tầng La
Khê. Chiều dày tập: 50 - 300m.
- Tập 2: Các đá của tập 2 phân bố rộng rãi trong vùng nghiên cứu gồm: đá
hoa trắng, trắng xám tạo thành lớp, thấu kính dày 5 - 25m, có nơi tập đá hoa trắng
dày đến 50 - 100m xen kẹp không đồng đều các lớp, thấu kính đá hoa xám, xám
trắng dày 2 - 10m. Đặc trưng của tập là đá hoa bị hoa hóa mạnh, cấu tạo khối hoặc


20

phân lớp dày, kiến trúc hạt nhỏ đến lớn. Trong tập nhiều khi cịn gặp ít lớp mỏng
đá hoa sét màu xám sáng xen kẹp. Chiều dày tập 300 - 350m.
- Tập 3: Đá hoa tồn tại dưới dạng là các chỏm sót cắm đơn nghiêng hoặc
dưới dạng là phần nhân của nếp lõm. Đá hoa của tập thường có màu xám, xám
tro đen, cấu tạo khối đến phân lớp dày, kiến trúc hạt nhỏ đến hạt lớn. Chiều dày
tập: 170 - 200 m.
Chiều dày hệ tầng 600 - 1000m.
Hệ Đệ Tứ (Q)
Các trầm tích hệ Đệ Tứ phân bố khá rộng rãi ở phía nam, đơng nam và
một diện nhỏ ở phía bắc khu vực nghiên cứu, nằm phủ lên các thành tạo của các

hệ tầng La Khê, Bắc Sơn. Thành phần bao gồm: cuội, sỏi, sạn, cát, sét bở rời
màu xám, nâu vàng.
1.2.2. Magma xâm nhập
Trong khu vực nghiên cứu xuất hiện thành tạo magma xâm nhập axit phức
hệ granit á núi lửa Sông Mã (T2sm) và granit porphyr của phức hệ Bản Chiềng
và một phức hệ magma chưa xác định tuổi.
- Phức hệ Sông Mã (T2sm)
Phân bố rải rác phía tây, tây bắc khu vực nghiên cứu, kích thước nhỏ,
chúng xuyên cắt các thành tạo của hệ tầng La Khê và hệ tầng Bắc Sơn. Thành
phần thạch học của các khối khá giống nhau, gồm có granit porphyr, ít
granodiorit porphyr (pha 1), đá mạch aplit (pha 2).
Các đá của phức hệ thường có màu xám nhạt đến xám sáng, hạt nhỏ, trung
bình đến lớn, kiến trúc porphyr điển hình với ban tinh là felspat kali, thạch anh,
ít khi gặp plagioclas (chiếm 15-20% khối lượng của đá), nền hạt nửa tự hình đến
granophyr.
Các đá mạch có màu xám sáng, giàu thạch anh felspat.
- Phức hệ Bản Chiềng (bc)


21

Phức hệ Bản Chiềng phân bố ở phía nam khu vực nghiên cứu, có phương
kéo dài theo phương đơng bắc - tây nam. Chúng chủ yếu xuyên cắt qua các thành
tạo của hệ tầng Bắc Sơn. Thành phần gồm granit, granit porphyr, granit felspat
kiềm dạng porphyr chứa fluorit, đá mạch aplit, pegmatit.
Phức hệ Bản Chiềng xuất hiện gồm 3 pha.
- Pha 1 (bc1): Thành phần gồm granit, granit porphyr granit felspat
kiềm dạng porphyr chứa fluorit, phân bố ở phía nam khu vực nghiên cứu.
- Pha 2 (bc2): Thành phần gồm đá mạch aplit, pegmatit, phân bố ở phía
tây nam khu vực nghiên cứu.

- Pha 3 (bc3): Thành phần gồm đá mạch aplit, pegmatit, phân bố ở phía
nam, tây nam khu vực nghiên cứu.
1.2.3. Kiến tạo
a. Đặc điểm uốn nếp
Nhìn tổng quan khu vực nghiên cứu có cấu trúc là một nếp lõm lớn có
trục nếp uốn kéo dài theo phương tây bắc - đông nam. Nhân của nếp lõm là các
thành tạo của hệ tầng Bắc Sơn và hệ tầng La Khê bao gồm các trầm tích bột kết,
sét kết và các thành tạo trầm tích carbonat. Đồng thời nhân nếp lõm bị các thành
tạo magma xâm nhập của phức hệ Bản Chiềng xuyên cắt. Hai cánh của nếp lõm
là các thành tạo có tuổi già hơn của hệ tầng Nậm Tầm.
b. Đặc điểm đứt gãy
Trong khu vực chủ yếu phát triển 2 hệ thống đứt gãy:
- Hệ thống đứt gãy phát triển theo phương đông bắc - tây nam: hệ thống
này phát triển chủ yếu ở phần đông bắc khu vực. Dọc theo các đứt gãy này
thường xuất hiện các thành tạo magma của phức hệ Sông Mã và phức hệ Bản
Chiềng.


22

- Hệ thống đứt gãy á vĩ tuyến: hệ thống này phát triển chủ yếu ở phía bắc
khu vực. Chúng thường nằm trùng với ranh giới địa chất của các hệ tầng Nậm
Tầm, La Khê và Đồng Trầu.
1.2.4. Đặc điểm địa mạo
Khu vực nghiên cứu có cấu trúc địa chất phức tạp, cộng với yếu tố khí hậu
đã tạo nên bề mặt địa hình - địa mạo khá phức tạp. Các yếu tố địa hình đặc trưng
cho khu vực nghiên cứu thể hiện khá rõ cả về hình thái và nguồn gốc thành tạo.
Trên diện tích nghiên cứu phát triển chủ yếu là kiểu địa hình karst. Kiểu địa hình
này phát triển trên các khối núi đá hoa trắng, sườn dốc, dốc đứng, nhiều nơi tạo
thành vách dựng đứng, phát triển nhiều hang hốc karst, đường đỉnh nhấp nhô

dạng tai mèo hoặc răng cưa, đường phân thủy kéo dài phương tây bắc đơng nam.
Dạng địa hình tích tụ phân bố dọc các suối lớn, trong các thung lũng giữa núi.


23

1.2.5. Đặc điểm khống sản
Trong khu vực có mặt các khoáng sản kim loại và phi kim loại như thiếc,
đá quý, sét, đá hoa. Tuy nhiên, về khoáng sản kim loại trong khu vực chỉ là
những điểm khoáng hoá nhỏ chỉ có ý nghĩa cơng nghiệp địa phương. Khống sản
nổi bật nhất của khu vực là đá hoa trắng. Dưới đây trình bày tóm tắt một số
khống sản chính đã xác nhận trong phạm vi khu vực nghiên cứu.


×