Tải bản đầy đủ (.pdf) (182 trang)

Vai trò của australia trong diễn đàn hợp tác kinh tế châu á thái bình dương (apec)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.33 MB, 182 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
**********

ĐOÀN DUYÊN ANH

VAI TRÒ CỦA AUSTRALIA
TRONG DIỄN ĐÀN HỢP TÁC KINH TẾ
CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG (APEC)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHÂU Á HỌC
MÃ SỐ: 60.31.50

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. NGUYỄN VĂN LỊCH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là kết quả cơng trình nghiên cứu của cá nhân
tơi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Văn Lịch. Các tài liệu được
trích dẫn trong luận văn đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Tác giả

Đoàn Duyên Anh



LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập và nghiên cứu chuyên ngành Châu Á học, nay luận
văn cao học “Vai trò của Australia trong Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á–
Thái Bình Dương (APEC)” đã được hồn thành.
Tơi xin trân trọng cám ơn PSG.TS. Nguyễn Văn Lịch đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin trân trọng gửi lời cám ơn chân thành đến Ban Chủ nhiệm Khoa
Đông phương học, Phịng Cơng tác sinh viên, Đồn Thanh niên-Hội Sinh viên
Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG-HCM đã luôn tạo điều kiện tốt nhất trong q
trình tơi học tập, cơng tác và thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cám ơn Giáo sư Peter Drysdale và Giáo sư Adrew Elek
– Đại học Quốc gia Australia - đã dành thời gian quý báu trao đổi và cung cấp
những tài liệu quan trọng liên quan đến đề tài.
Tơi xin cám ơn gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên tinh thần và
luôn bên cạnh giúp tơi vượt qua tất cả những khó khăn.
Tơi sẽ không thể thực hiện thành công luận văn nếu khơng có những sự
giúp đỡ trên.
Xin chân thành cám ơn.
Học viên
Đoàn Duyên Anh


1

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... 1
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................................ 3
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 4

1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 4
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................................ 5
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................................................... 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 9
5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 10
6. Kết cấu .................................................................................................................. 10
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ QUỐC GIA TẦM TRUNG VÀ TRƯỜNG HỢP
CỦA AUSTRALIA .................................................................................................... 12
1.1 Lý luận về quốc gia tầm trung ............................................................................ 12
1.1.1 Cơ sở lý thuyết về quốc gia tầm trung ......................................................... 12
1.1.2 Khái niệm “quốc gia tầm trung” ................................................................. 14
1.1.3 Đặc thù về chính sách của quốc gia tầm trung............................................ 16
1.2. Australia với vị thế là một quốc gia tầm trung .................................................. 17
1.2.1 Khái niệm “quốc gia tầm trung” trong chính sách đối ngoại Australia ..... 17
1.2.2 Thành tố cấu thành nên quyền lực trung cường của Australia ................... 19
1.2.2.1 Địa lý tự nhiên ...................................................................................... 19
1.2.2.2 Đặc trưng kinh tế .................................................................................. 20
1.2.2.3 Quan điểm quốc phòng ......................................................................... 21
1.2.2.4 Quan hệ đối ngoại ................................................................................. 23
1.2.3 Khái quát về chính sách đối ngoại của Australia ........................................ 25
Tiểu kết ..................................................................................................................... 32
CHƯƠNG 2: TIẾN TRÌNH THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DIỄN ĐÀN
HỢP TÁC KINH TẾ CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG (APEC) ........................... 34
2.1 Sự ra đời và phát triển của APEC ...................................................................... 34
2.1.1 Bối cảnh lịch sử ra đời của APEC ............................................................... 34
2.1.1.1 Xu thế hợp tác của thế giới và các khu vực .......................................... 34
2.1.1.2 Sự trỗi dậy của khu vực châu Á-Thái Bình Dương .............................. 35
2.1.1.3 Sự thay đổi cấu trúc quyền lực thế giới sau Chiến tranh lạnh .............. 37
2.1.2 Quá trình thành lập và phát triển APEC ..................................................... 38
2.2 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của APEC ............................................................ 42

2.2.1 Cơ cấu tổ chức ............................................................................................. 42
2.2.2 Thành viên và quan sát viên ......................................................................... 46


2

2.2.3 Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động ............................................................... 48
2.2.3.1 Mục tiêu ................................................................................................ 48
2.2.3.2 Nguyên tắc ............................................................................................ 49
2.2.4 Các lĩnh vực hoạt động ................................................................................ 52
2.2.4.1 Tự do và thuận lợi hóa thương mại và đầu tư....................................... 52
2.2.4.2 Hợp tác kinh tế và kỹ thuật (ECOTECH) ............................................. 54
2.2.4.3 Những lĩnh vực khác ............................................................................ 54
2.3 Kết quả hoạt động và đóng góp của APEC ........................................................ 56
Tiểu kết .................................................................................................................. 61
CHƯƠNG 3: CHÍNH SÁCH VÀ VAI TRÒ CỦA AUSTRALIA TRONG APEC.. 62
3.1 Lập trường và chính sách của Australia đối với APEC trong thời kỳ đầu ......... 62
3.1.1 Lập trường đối với APEC ............................................................................ 62
3.1.2 Chính sách đối với APEC ............................................................................ 65
3.2 Sự tham gia và vai trò của Australia trong APEC .............................................. 66
3.2.1 Vai trò là thành viên tiên phong sáng lập và phát triển APEC ................... 67
3.2.2 Vai trò là thành viên thực hiện hiệu quả các mục tiêu của APEC .............. 73
3.2.2.1 Kết quả thực hiện Mục tiêu Bogor ....................................................... 73
3.2.2.2 Hợp tác thương mại của Australia trong APEC .................................. 77
3.2.3 Vai trị là thành viên đóng góp tích cực trong hoạt động của APEC .......... 83
3.3 Triển vọng về vai trò của Australia trong APEC ............................................... 87
3.3.1 Xu thế phát triển của APEC ......................................................................... 87
3.3.1.1 Thách thức đặt ra cho APEC ................................................................ 87
3.3.1.2 Nỗ lực phát triển của APEC ................................................................. 89
3.3.2 Đánh giá và dự báo về vai trò của Australia trong APEC .......................... 93

Tiểu kết ..................................................................................................................... 96
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................101
PHỤ LỤC..................................................................................................................109


1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADF

Australian Defence Force
Lực lượng phòng thủ Australia

ANZUS

Security Treaty between Australia, New Zealand and the
United States of America
Hiệp định an ninh giữa Australia-New Zealand-Mỹ

APEC

Asia-Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

ASEAN

Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á


AUSMIN

Australia-United States Ministerial Consultations
Hội nghị tham vấn cấp bộ trưởng Australia – Mỹ

CAP

Collective Action Plan
Kế hoạch Hành động tập thể

ECOTECH

Economic and Technical Cooperation
Hợp tác kinh tế và kỹ thuật

EPA

Economic Partnership Agreement
Hiệp định đối tác kinh tế

FTA

Free Trade Agreement
Hiệp định thương mại tự do

FTAAP

Free Trade Area of the Asia Pacific
Khu vực thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương


GATT

General Agreement on Tariffs and Trade
Hiệp ước chung về thuế quan và thương mại

IAP

Individual Action Plan
Kế hoạch Hành động Quốc gia


2

OAEC

Organization of Asian Economic Cooperation
Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương

PAFTA

Pacific-Asian Free Trade Area
Khu vực thương mại tự do Thái Bình Dương

PAFTAD Conference

Pacific Trade and Development Conference
Hội nghị thương mại và phát triển Thái Bình Dương

PBEC


Pacific Basin Economic Council
Ủy ban kinh tế lòng chảo khu vực Thái Bình Dương

PECC

Pacific Economic Cooperation Council
Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương

RCEP

Regional Comprehensive Economic Partnership
Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực

TPP

Trans-Pacific Partnership
Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình
Dương

WTO

World Trade Organization
Tổ chức Thương mại Thế giới


3

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Hình 1.1: Vị trí địa lý và bản đồ Australia ......................................................... 20
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của APEC .................................................................. 43

Hình 2.2: Các nền kinh tế thành viên APEC ...................................................... 46
Biểu đồ 2.1: Những số liệu nổi bật của APEC so với Thế giới (năm 2013) ....... 56
Biểu đồ 3.1: Thương mại Australia về hàng hóa và dịch vụ trong APEC .......... 77
Biểu đồ 3.2: Các hàng hóa và dịch vụ của Australia xuất khẩu vào thị trường
APEC ............................................................................................................ 78
Biểu đồ 3.3: Hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu của Australia từ APEC ................ 78
Bảng 3.1: Giá trị thương mại giữa Australia và các thành viên APEC trong năm
2005 và 2014 ................................................................................................. 79


4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ những năm 1980, tình hình thế giới đã có sự thay đổi sâu sắc về mọi mặt.
Chiến tranh lạnh kết thúc là cơ sở căn bản cho tiến trình đa dạng hóa, đa phương hóa
các hoạt động đối ngoại của thế giới và mở ra sự gia tăng ngày càng mạnh mẽ của đặc
tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, trước hết là trong lĩnh vực kinh tế. Nhu
cầu hội nhập, liên kết của tất cả các nền kinh tế và xu hướng tăng cường hợp tác khu
vực, lập ra các khối kinh tế - kỹ thuật đã trở nên cần thiết hơn hết.
Trong thời kỳ này, Australia cũng thực hiện những bước tiến của riêng mình
trên lĩnh vực kinh tế và đối ngoại với vị thế là một quốc gia tầm trung sáng tạo. Ngay
từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, Chính phủ Australia đã xác định mục tiêu
phát triển đất nước độc lập hơn về mọi mặt. Trong đó, Australia đã xác lập ưu tiên
trong xây dựng quan hệ gần gũi hơn với các nước châu Á và từng bước hoạch định
chiến lược đối ngoại hướng về châu Á. Đặc biệt từ sau Chiến tranh lạnh, khi khu vực
châu Á-Thái Bình Dương trên đà trở thành khu vực kinh tế quan trọng, phát triển
năng động nhất trên thế giới thì Australia đã triển khai mạnh mẽ chiến lược hội nhập
vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương như bước đi đầu trong chính sách gắn kết với
châu Á

Suốt những năm 1980, Australia đã tiên phong tham gia nghiên cứu và thuyết
phục các quốc gia trong khu vực về việc hiện thực hóa sáng kiến thành lập một diễn
đàn kinh tế cấp Bộ trưởng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương với mục đích phối
hợp hoạt động giữa các chính phủ, nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế ở khu vực và hỗ
trợ hệ thống thương mại đa phương. Đến tháng 11/1989, các Bộ trưởng kinh tế và
thương mại của 12 nước gồm Australia, Brunei, Canada, Hàn Quốc, Indonesia,
Malaysia, New Zealand, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Thái Lan và Mỹ đã
họp lần đầu tiên tại Thủ đô Canberra, Australia, từ đó quyết định chính thức thành lập
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (Asia-Pacific Economic
Cooperation - APEC). Đến nay, qua hơn 25 phát triển, APEC hiện nay có 21 thành
viên và là một diễn đàn kinh tế lớn nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương.


5

Sự tham gia và đóng góp tích cực của Australia đối với APEC đã thúc đẩy
APEC phát triển trên các mặt hoạt động và cơ cấu tổ chức. Bên cạnh đó, chính sự
phát triển của APEC cũng mang lại những lợi ích thiết thực cho Australia về mặt kinh
tế, đối ngoại, an ninh và quan trọng hơn là giúp Australia khẳng định vị thế là một
quốc gia tầm trung qua việc phát huy vai trị của mình trong một tổ chức quốc tế.
Có thể nói, vai trị tiên phong sáng lập APEC của Australia có thể được nhìn
nhận và đánh giá rõ ràng. Trong khi đó, q trình tham gia và những đóng góp của
Australia trong APEC thời gian về sau khơng được đề cập nhiều và nếu có đề cập thì
cũng chỉ như vị trí của các thành viên khác. Do đó, câu hỏi nghiên cứu mà tác giả đặt
ra là: Vai trò của Australia trong APEC ở thời kỳ đầu và hiện nay thay đổi như thế
nào? Vai trị tăng hay giảm?; Chính sách của Chính phủ Australia từ q trình sáng
lập và tham gia vào APEC có chuyển biến như thế nào?; Định hướng tham gia của
Australia trong APEC sắp tới ra sao?
Với mong muốn tìm hiểu và làm rõ các vai trò của quốc gia tầm trung
Australia trong Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương từ khi thành lập

đến nay, tác giả đã chọn thực hiện đề tài “Vai trò của Australia trong Diễn đàn Hợp
tác Kinh tế châu Á–Thái Bình Dương (APEC)” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn
Thạc sĩ, chuyên ngành Châu Á học của mình.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học
Đề tài làm rõ và phân tích về chính sách và sự tham gia của Australia trong
APEC. Theo hướng nghiên cứu này, đề tài đóng góp một cách thức nghiên cứu
trường hợp điển hình về vai trò của một quốc gia tầm trung (cụ thể là Australia)
trong một tổ chức đa phương quốc tế (cụ thể là APEC). Từ đó, cách thức này có thể
áp dụng để nghiên cứu trường hợp của một số quốc gia tầm trung khác trong phạm
vi APEC như Indonesia hay Hàn Quốc, hoặc rộng hơn là nghiên cứu vai trò của
quốc gia có vị thế khác nhau (cường quốc, trung cường, các quốc gia nhỏ) trong các
tổ chức quốc tế.
Đối với Việt Nam, ngày 15/6/1996 Việt Nam đã gửi đơn xin gia nhập APEC
và tháng 11/1998 đã chính thức được công nhận là thành viên của APEC. Đến năm


6

2017, Việt Nam sẽ đăng cai Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 25, sau thành công của
Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 14 tổ chức tại Hà Nội tháng 11/2006. Việc lần thứ
hai đăng cai Năm APEC là đóng góp quan trọng của Việt Nam đối với Diễn đàn
trong bối cảnh mới. Và Bộ Ngoại giao Việt Nam đã xác định: “Năm APEC 2017 là
một trọng tâm đối ngoại của Việt Nam đến năm 2020”. Do vậy, việc thực hiện đề tài
trong thời gian này có thể đóng góp phần nào trong hướng nghiên cứu về sự tham gia
và vai trò Việt Nam trong APEC.
Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài có thể cung cấp thêm cứ liệu cho lĩnh vực quan hệ chính trị quốc tế,
nhất là các vấn đề có liên quan đến Australia vốn ít được nghiên cứu tại Việt Nam và
góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu nghiên cứu về Australia cho ngành Úc

học, Khoa Đông phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn –
ĐHQG-HCM.
Ngồi ra, đề tài cũng có thể làm nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho những
đối tượng muốn tìm hiểu, nghiên cứu về APEC.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Với nội dung mà luận văn tiếp cận, các hướng nghiên cứu riêng rẽ đã tiến hành
từ trước và có liên quan đến đề tài bao gồm: nghiên cứu về tình hình khu vực châu ÁThái Bình Dương từ đầu thế kỷ XXI đến nay; nghiên cứu riêng về APEC và quan hệ
giữa APEC với một số thành viên chủ yếu; nghiên cứu về Australia với vị thế là một
quốc gia tầm trung và chính sách của Australia trước các vấn đề chính trị quốc tế;
nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Australia, trong đó tập trung vào chính sách
hướng về châu Á của Australia từ sau Chiến tranh lạnh.
Liên quan đến tình hình thế giới và khu vực châu Á-Thái Bình Dương từ sau
Chiến tranh lạnh đến nay, các tài liệu trong nước như Kinh tế các nước châu Á-Thái
Bình Dương (2005) của Hồng Thị Chỉnh, Cục diện châu Á-Thái Bình Dương (2006)
do Dương Phú Hiệp, Vũ Văn Hà chủ biên và tài liệu nước ngoài như Institution of the
Asia Pacific: ASEAN, APEC and beyond (2009) của Mark Beeson đã đề cập và phân
tích những thay đổi trong chính sách đối ngoại của những nước lớn và tầm trung,
đồng thời phác họa tình hình tồn cảnh của khu vực. Ngồi ra, cịn rất nhiều công


7

trình và bài viết khác phân tích về mơi trường quốc tế và khu vực trong thời kỳ này.
Tuy nhiên, vấn đề về mối quan hệ của Australia trong APEC chưa được đề cập.
Liên quan đến nghiên cứu về APEC và các nền kinh tế thành viên thì tại Việt
Nam có nhiều nghiên cứu xuất bản, tập trung trong thời gian Việt Nam mới tham gia
APEC và khi Việt Nam là nước Chủ tịch APEC vào năm 2006. Diễn đàn hợp tác
kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (1998) của Bộ Ngoại giao Việt Nam; Diễn đàn
hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) (2003) của Vụ Hợp tác Kinh tế
đa phương, Vụ Chính sách Thương mại đa biên; Đánh giá tiến trình APEC và tác

động đối với Việt Nam (2007) của Hoàng Anh Tuấn đã cung cấp những kiến thức cơ
bản về lịch sử, quá trình thành lập và hoạt động của APEC. Đặc biệt, bộ 5 cuốn sách
Asia-Pacific Economic Cooperation – Critical Perpectives on the World Economy
(2007) của Peter Drysdale và Takashi Terada đã tập hợp các bài viết nghiên cứu sâu
sắc và có giá trị của nhiều nhà nghiên cứu và chính trị gia uy tín về APEC trên nhiều
góc độ, cũng như tác động của APEC đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Liên quan đến nghiên cứu về Australia với vị thế là một quốc gia tầm trung,
trong nước đã có các bài viết Khái niệm “cường quốc tầm trung” trong chính sách
đối ngoại Úc (2011) của Nguyễn Tuấn Khanh, Biển Đơng trong Chính sách hướng Á
của Australia từ góc nhìn của một trung cường (2015) của Trần Nam Tiến. Ngoài
nước đã có các bài viết Australia as a Middle Power: Ambiguous of Role and
Identities (2013) của David Scott và Is Australia a middle power? A symatic impact
approach (2014) của Andrew Carr. Các bài viết này cùng các cơng trình khác đã
phân tích về các yếu tố cấu thành nên vị thế quốc gia tầm trung của Australia và các
chính sách của Australia để khẳng định vị thế này trên trường quốc tế. Tuy nhiên, vẫn
chưa có nội dung nào nghiên cứu về vị trí và ảnh hưởng của Australia như một quốc
gia tầm trung trong một tổ chức quốc tế mà Australia đã tham gia, điển hình như
APEC.
Liên quan đến chính sách đối ngoại của Australia từ sau Chiến tranh lạnh thì
hiện có rất nhiều nghiên cứu trong nước và nước ngồi. Quan hệ của Australia với
Đơng Nam Á từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai (1999) của Đỗ Thị Hạnh và
Chính sách của Australia với ASEAN từ 1991 đến nay (2004) của Vũ Tuyết Loan là
hai công trình bổ sung cho nhau, cung cấp nhiều nội dung có giá trị về chính sách đối


8

ngoại, quan hệ giữa Australia và ASEAN trên các lĩnh vực an ninh-chính trị, kinh tế
và văn hóa xã hội. Các bài viết Australia và chiến lược châu Á – Thái Bình Dương
trong thập niên 90 của Trần Tịnh Đức (1999), Australia hướng về châu Á: Tìm hiểu

lịch sử phát triển của một định hướng đối ngoại (2000) và Australia tham dự cùng
Đông Á-Lịch sử phát triển của một định hướng đối ngoại (2015) của Trịnh Thị Định,
Châu Á trong chính sách đối ngoại của Australia – Lịch sử và hiện tại của Trần Nam
Tiến (2011) đã cung cấp rất nhiều kiến thức và lý luận quý giá về nội dung chính sách
hướng Á, trong đó mục tiêu thành lập và tham gia APEC là một hành động cụ thể hóa
chính sách này của Australia. Đối với các cơng trình ở nước ngoài, Living with
dragons (1995) của Greg Sheridan là sách tập hợp các bài viết của nhiều nhà nghiên
cứu khác nhau phân tích sự ràng buộc của Australia với châu Á trên nhiều khía cạnh
phong phú, đề cập đến các quyết định của Chính phủ trong chiến lược hịa nhập châu
Á. Sách Is Australia an Asian country? (1997) của Stephen Fitzgerald đề cập rõ ràng
về thực tế vị trí của Australia gần gũi với châu Á và đưa ra các lập luận thúc đẩy
Australia cần thiết lập quan hệ tốt đẹp với khu vực châu Á. Quan hệ quốc tế của
Australia trong những năm 90 (1999) của Gareth Evans và Bruce Grant đã nghiên
cứu và phân tích trực tiếp tình hình quan hệ quốc tế cũng như chính sách đối ngoại
của chính phủ Australia trong những 1990. Đặc biệt là Sách trắng Australia in the
Asian Century (2010) của Chính phủ Australia đã tổng kết lại chính sách hướng về
châu Á của Australia qua quá trình 20 năm và hoạch định ra kế hoạch thực hiện chính
sách đến năm 2025.
Ngồi các báo cáo của Chính phủ Australia và Ban Thư ký APEC về chính
sách và việc tham gia, đóng góp của Australia trong APEC, cũng có một số nghiên
cứu về mối quan hệ giữa Australia và APEC. APEC với Trung Quốc và các thành
viên chủ yếu khác (1999) của Lục Kiến Nhân (Trung Quốc) đã phần nào đề cập và
phân tích về chính sách APEC của các thành viên chủ chốt, trong đó có Australia,
nhưng các phân tích này cịn rất sơ sài. Các bài viết Australia, APEC and the Politics
of Regional Economic Integration (1995) của Mark Beeson, Back to Canberra:
Founding APEC (2005) của Andrew Elek, đặc biệt là báo cáo của Quốc hội Australia
về Australia and APEC-A Review of Asia Pacific Economic Cooperation (2000) đã


9


làm rõ các yếu tố lịch sử trong quá trình Australia tiến hành nghiên cứu và vận động
thành lập APEC, cũng như quá trình tham gia APEC đến năm 2010.
Như vậy, hiện đã có rất nhiều sách, cơng trình và các bài viết nghiên cứu về
các khía cạnh liên quan đến đề tài. Tuy nhiên, các tài liệu này còn tiếp cận theo
hướng nghiên cứu về Australia và APEC riêng biệt: một là nghiên cứu về Australia
trên nhiều lĩnh vực (kinh tế, chính sách đối ngoại, quan hệ quốc tế…) và hai về tổ
chức APEC (lịch sử, quá trình hình thành, hoạt động và phát triển). Các nghiên cứu
liên quan đến mối quan hệ giữa Australia và APEC thì cịn hạn chế và rời rạc; cho
đến nay, vẫn chưa có tài liệu phân tích và đánh giá tồn diện vai trị của Australia
trong q trình thành lập và phát triển APEC.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Chủ thể nghiên cứu của đề tài là mối quan hệ giữa Australia và APEC, cụ thể
là vai trò (những đóng góp và tầm ảnh hưởng) của Australia đối với APEC trong quá
trình thành lập và phát triển Diễn đàn này. Khách thể nghiên cứu của đề tài chính là
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Vì vậy, đề tài cần
nghiên cứu một cách bài bản các chính sách của Australia đối với APEC từ tiến trình
đề xuất thành lập, đến quá trình vận động thành lập và tham gia trực tiếp.
* Phạm vi nghiên cứu
Về mặt nội dung, tác giả tập trung nghiên cứu các nhân tố dẫn đến nhu cầu hội
nhập của Austraia đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương; bối cảnh tiến trình sáng
lập APEC của Australia nhằm lý giải nguyên nhân vì sao Australia cố gắng chủ động
xúc tiến thành lập APEC; cuối cùng chính là khẳng định vai trị sáng lập và thành
viên tích cực trong q trình tham gia APEC của Australia. Ngoài ra, đề tài bao quát
tất cả các nội dung hoạt động của Australia trong quá trình thành lập và tham gia phát
triển APEC.
Về mặt khơng gian, đề tài có phạm vi nghiên cứu trong khu vực châu Á-Thái
Bình Dương, bao gồm các nước vừa nằm ở châu Á vừa tiếp xúc với sóng nước Thái
Bình Dương (Nhật Bản, Trung Quốc, các nước NICs, các nước ASEAN) và các nước



10

khơng nằm ở châu Á nhưng tiếp xúc với sóng nước Thái Bình Dương (một số nước
châu Mỹ và các nước Nam Thái Bình Dương) [1, tr.15].
Về mặt thời gian, đề tài tập trung chủ yếu vào mốc thời gian từ những năm
1980, khi xuất hiện những ý tưởng thành lập các tổ chức hợp tác khu vực châu ÁThái Bình Dương. Và tác giả tiến hành phân tích vai trò là thành viên sáng lập và
tham gia phát triển APEC của Australia trong khoảng thời gian từ năm 1989 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Là một đề tài nghiên cứu về liên ngành về lịch sử, khu vực học, quan hệ quốc tế nên
phương pháp nghiên cứu mà tác giả sử dụng bao gồm các phương pháp nghiên cứu cụ thể
như sau:
Về phương pháp luận, luận văn dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin để phân tích khách quan các nội dung của đề tài.
Về phương pháp nghiên cứu khoa học, tác giả tập trung áp dụng phương pháp nghiên
cứu lịch sử - logic nhằm làm rõ tiến trình phát triển chính sách đối ngoại của Australia, từ đó
chỉ ra xuất phát điểm và sự phát triển Chính sách hướng về châu Á của Australia trong quy
luật phát triển của chính sách đối ngoại. Đây là tiền đề trong định hướng sáng lập APEC của
Chính phủ Australia. Ngồi ra, phương pháp này cịn hỗ trợ phân tích tiến trình thành lập và
phát triển APEC trong bối cảnh lịch sử của khu vực và quốc tế.
Bên cạnh đó, tác giả vận dụng các phương pháp nghiên cứu khác:
- Phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế: phân tích hợp lý chính sách đối ngoại
của Australia đối với APEC vì đề tài nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực quan hệ quốc tế.
- Phương pháp phân tích đối chiếu, phương pháp hệ thống hóa: đi sâu vào phân tích
lý thuyết về quốc gia tầm trung và làm rõ mục tiêu, phương thức, nội dung hoạt động của
APEC.
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: được sử dụng xuyên suốt trong các nội
dung của luận văn. Tác giả tập hợp và xử lý các nguồn tài liệu có nội dung liên quan đến đề
tài để sử dụng bao gồm: các văn bản do Ban Thư ký APEC ban hành; các văn kiện, quyết

định của Chính phủ và các bộ ban ngành; các bài phát biểu của các nhà lãnh đạo Australia
liên quan đến quá trình thành lập và tham gia vào APEC; các sách đã xuất bản; các cơng
trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam, Australia và quốc tế; các bài báo, tạp chí khoa


11
học trên các chuyên san nghiên cứu và tài liệu trên internet liên quan đến Australia và đến
APEC.

6. Kết cấu
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề tài được chia thành ba chương:
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ QUỐC GIA TẦM TRUNG VÀ TRƯỜNG
HỢP CỦA AUSTRALIA
Chương một khái quát lý thuyết về quốc gia tầm trung và phân tích vị thế quốc
gia tầm trung của Australia, đặc biệt trong hoạt động đối ngoại.
CHƯƠNG 2: TIẾN TRÌNH THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DIỄN
ĐÀN HỢP TÁC KINH TẾ CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG (APEC)
Chương hai giới thiệu tổng quan về sự ra đời và phát triển, cơ cấu tổ chức và
vận hành của APEC, cũng như phân tích các kết quả hoạt động của APEC.
CHƯƠNG 3: CHÍNH SÁCH VÀ VAI TRỊ CỦA AUSTRALIA TRONG
APEC
Chương ba là chương trọng tâm của luận văn, nhằm làm rõ lập trường, chính
sách cơ bản của Australia khi tham gia APEC; phân tích vai trị của Australia trong
APEC và thơng qua q trình phát triển của APEC để đưa ra dự báo về triển vọng
mối quan hệ giữa Australia và APEC.


12

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ QUỐC GIA TẦM TRUNG VÀ

TRƯỜNG HỢP CỦA AUSTRALIA
1.1 Lý luận về quốc gia tầm trung
1.1.1 Cơ sở lý thuyết về quốc gia tầm trung
Việc tiếp cận với khái niệm “quốc gia tầm trung” cần đặt trong nội dung của
Chủ nghĩa Hiện thực (Realism). Khái niệm này phần nào được phát triển từ cách giải
thích về nước nhỏ hay nước yếu của trường phái lý thuyết nền tảng Chủ nghĩa Hiện
thực mới (Neorealism). Đồng thời, Chủ nghĩa thể chế Tự do mới (Neo-Liberal
Institutionalism) có thể giải thích các chính sách và hành vi của quốc gia tầm trung.
[29, tr.111]
Theo Hoàng Khắc Nam [10, tr.70-75], trong quan hệ quốc tế, Chủ nghĩa Hiện
thực có nguồn gốc khá lâu đời. Chủ nghĩa hiện thực kinh điển bắt nguồn từ triết học
Hy Lạp, trong tác phẩm “Lịch sử chiến tranh Peloponnese” (Peloponnesian War) của
Thucydides (471 - 401 TCN). Trọng tâm của Chủ nghĩa Hiện thực là quốc gia và
quan hệ giữa các quốc gia với nhau. Trong Chiến tranh lạnh, Chủ nghĩa Hiện thực
đóng vai trị lớn trong việc giải thích về các vấn đề quốc tế của thời kỳ này (chiến
tranh, liên minh, chủ nghĩa đế quốc, chạy đua vũ trang) và đặc biệt là quan hệ đối đầu
căng thẳng giữa Liên Xô và Mỹ. Thời kỳ này, hai nhà lý luận là Hans Morgenthau
(1904 - 1980) và Reinhold Niebuhr (1892 - 1971) đã bổ sung một số nội dung quan
trọng vào lý thuyết của Chủ nghĩa Hiện thực. Các quốc gia, với vị thế là chủ thể quan
trọng nhất, đều có tham vọng muốn thống trị và tác động sức ảnh hưởng lên cục diện
thế giới. Chiến tranh, cạnh tranh và xung đột là không thể tránh khỏi. Đối với quốc
gia, chủ quyền quốc gia là tối cao, lợi ích của quốc gia là quan trọng nhất. Từ đó, mỗi
quốc gia cần có quyền lực để đảm bảo chủ quyền và lợi ích của mình. Quyền lực là
mục tiêu cơ bản và động cơ chi phối chính sách, hành vi đối ngoại của quốc gia. Hệ
thống quốc tế là hệ thống thứ bậc dựa trên sự phân bố quyền lực và hệ thống cân bằng
quyền lực là cách duy trì trật tự trong mơi trường vơ chính phủ.
Chủ nghĩa Hiện thực mới ra đời và có những bước tiến khắc phục những
nhược điểm của Chủ nghĩa Hiện thực truyền thống. Năm 1979, Kenneth N. Waltz,
trong tác phẩm “Lý thuyết chính trị quốc tế” (Theory of International Politics), đã



13

phác thảo nên lý thuyết Chủ nghĩa Hiện thực Mới [10, tr.79]. Kenneth Waltz cho rằng
môi trường quan hệ quốc tế là vơ chính phủ và giả định rằng quốc gia ở mức tối thiểu
sẽ tập trung tìm kiếm sự bảo đảm an ninh quốc gia; từ đó có thể giải thích về cân
bằng quyền lực, thiên hướng chiến tranh và việc hình thành các liên minh. Chủ nghĩa
Hiện thực Cấu trúc chia theo hai hướng: hiện thực tấn công và hiện thực phịng thủ.
Trong đó, Chủ nghĩa Hiện thực tấn công thường được áp dụng cho các cường quốc
xem quyền lực là mục đích quyết định và vị trí thống trị là mục tiêu cao nhất. Chủ
nghĩa Hiện thực phòng thủ thường áp dụng cho các quốc gia nhỏ và tầm trung xem
lợi ích quốc gia trước hết là đảm bảo an ninh quốc gia, sau đó là theo đuổi các mục
tiêu về lợi ích khác.
Từ việc nhìn nhận: thế giới là một hệ thống mang tính chất vơ chính phủ, vị trí
của các quốc gia trong hệ thống được quyết định bởi yếu tố quyền lực tạo thành trật
tự và trật tự này gồm 3 nhóm nước: cường quốc (great powers), quốc gia tầm trung
(middle powers) và các nước nhỏ (minors) [59, tr.72]. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có
tiêu chí rõ ràng về thang đo quyền lực giữa các quốc gia để phân định đâu là cường
quốc, quốc gia tầm trung hay các nước nhỏ. Vì vậy, khơng dễ dàng để xác định nước
nào là quốc gia tầm trung do cịn nhiều trường phái, góc nhìn nhận khác nhau. Việc
đánh giá quyền lực của quốc gia có thể dựa trên hai yếu tố: điều kiện cần là các
nguồn lực của một quốc gia và điều kiện đủ là các chính sách đặc thù của quốc gia
này.
Về nguồn lực của quốc gia có thể kể đến một số thành tố như: dân số, lãnh thổ,
quân sự, kinh tế, công nghệ và các yếu tố tinh thần [10, tr.11]. Như vậy, quyền lực mà
quốc gia nắm giữ có thể hiểu là sở hữu một hay một số các nguồn lực nhiều hơn các
quốc gia khác. Một quốc gia được xem là quốc gia tầm trung có thể vượt trội hơn các
nước nhỏ về các nguồn lực trên, tuy nhiên chỉ ở mức vừa đủ mạnh, chưa đạt đến tầm
của một cường quốc. Cách đánh giá này tập trung chủ yếu vào yếu tố sức mạnh nội
tại của một quốc gia. Xu hướng hiện nay là các quốc gia quan tâm hơn đến việc kết

hợp một cách hiệu quả nhất các sức mạnh, nguồn lực sẵn có để tạo nên một nguồn
sức mạnh tổng hợp mới gọi là “sức mạnh thông minh” (smart power), qua đó giúp đạt
được các mục tiêu chính sách một cách tối ưu [29, tr.117].


14

Về chính sách đặc thù của quốc gia, việc đánh giá một nước là quốc gia tầm
trung không chỉ phụ thuộc vào đánh giá khả năng sức mạnh của quốc gia, mà còn
phải chú ý đến hành vi đối ngoại của quốc gia đó [31, tr.10]. Trong đó, đặc biệt là về
phương thức ngoại giao đa phương trong chính sách đối ngoại thể hiện qua số lượng
các tổ chức, cơ chế hợp tác quốc tế và khu vực mà quốc gia tham gia; mức độ đóng
góp tài chính và các đóng góp vào các hoạt động ngoại giao đa phương như số lượng
sáng kiến, hoạt động viện trợ nhân đạo quốc tế, vai trò hòa giải - trung gian trong
tranh chấp quốc tế, vai trò sáng lập các cơ chế đa phương... Kiểu đánh giá này thể
hiện tư duy “sức mạnh thông minh” của quốc gia nhằm khắc phục những hạn chế,
khiếm khuyết khó thay đổi của sức mạnh cứng (khả năng tác động lên các quốc gia
khác bằng sức mạnh quân sự hay kinh tế), đồng thời phát huy những sức mạnh mềm
(khả năng tác động lên các quốc gia khác bằng các cách thức như đầu tư và hợp tác
kinh tế, truyền bá văn hóa và các giá trị tinh thần) cùng những lợi thế cạnh tranh riêng
nhằm có được sự độc lập, chủ động tương đối trong hoạch định, triển khai chính sách
đối ngoại, xác lập chỗ đứng trong hệ thống quốc tế vẫn bị chi phối chủ yếu bởi các
cường quốc.
Ngoài ra, theo Tiến sĩ Andrew Carr - nghiên cứu viên thuộc Trung tâm nghiên
cứu Chiến lược và Phòng thủ của Đại học Quốc gia Australia, việc xem xét quyền lực
nói chung nên được xem xét trong phạm vi những mối quan hệ [59, tr.78]. Đây là
những mối quan hệ đã hình thành từ trước hoặc có tiềm năng giữa hai hay nhiều chủ
thể, có thể là giữa các cá nhân, nhóm người hoặc giữa các quốc gia.
1.1.2 Khái niệm “quốc gia tầm trung”
Khái niệm chính xác về “quốc gia tầm trung” hiện vẫn khó xác định và vẫn là

vấn đề gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, việc đưa ra khái niệm này được tổng hợp dựa
trên quan điểm của nhiều học giả quốc tế. Vũ Lê Thái Hồng và Lê Linh Lan đã phân
tích một số quan điểm về khái niệm “quốc gia tầm trung” của một số nhà nghiên cứu
[29, tr.119-121]. Theo Robert Keohane, quốc gia tầm trung là một nước mà theo quan
điểm của giới lãnh đạo nước đó khơng thể hành động riêng lẻ một cách hiệu quả
nhưng có thể phát huy ảnh hưởng trong một nhóm nhỏ các quốc gia hay thông qua
một thể chế quốc tế. Andrew Cooper cho rằng các quốc gia tầm trung có xu hướng
theo đuổi các giải pháp đa phương cho các vấn đề quốc tế, ủng hộ các lập trường


15

mang tính thỏa hiệp trong tranh chấp quốc tế và ủng hộ quan niệm “công dân quốc tế
mẫu mực” trong chính sách ngoại giao. Robert Cox nhấn mạnh quốc gia tầm trung có
lợi ích trong việc ủng hộ các tiến trình, tổ chức hợp tác quốc tế vì sẽ tạo nên một môi
trường quốc tế trật tự và ổn định hơn là trật tự thế giới do bất kỳ một quốc gia nào áp
đặt lên toàn hệ thống quốc tế. Như vậy, Vũ Lê Thái Hoàng và Lê Linh Lan đã tổng
kết điểm chung của các định nghĩa về quốc gia tầm trung là: “Quốc gia tầm trung
xuất phát từ lợi ích quốc gia – dân tộc của mình ln có ý thức về trách nhiệm quốc
tế, có vai trị tích cực, chủ động trong các thể chế hợp tác quốc tế, ủng hộ các mục
tiêu hịa bình, an ninh và phát triển quốc tế vì một trật tự thế giới ổn định hơn.” [29,
tr.120]
Trong khi đó, Andrew Carr xem xét một số quan điểm của các học giả khác
[59, tr.78,79]. Theo Giovanni Botero, quốc gia tầm trung có thể chủ động bảo vệ lợi
ích quốc gia cũng như tác động vào trật tự chính trị thế giới trên diện rộng. Robert
Keohane đã đưa ra định nghĩa về quốc gia tầm trung là “quốc gia mà lãnh đạo nhận
thức là họ không thể hành động riêng rẽ một cách hiệu quả nhưng có thể đạt được
một tác động tổng thể (systemic impact) lên một nhóm nhỏ hoặc một tổ chức quốc
tế.” [59, tr.78] Từ cách tiếp cận phân tích tác động tổng thể (systemic impact
approach), việc định nghĩa sẽ tập trung vào kết quả mà các quốc gia đã tác động vào

hệ thống quốc tế, thay vì chỉ phân tích các ý định hành động của các quốc gia này.
Theo cựu Ngoại trưởng Australia Gareth Evans, do nguồn lực có hạn nên các
quốc gia tầm trung triển khai một mô hình ngoại giao mới thực tế và hiệu quả với ba
vai trị chính: một là, vai trị xúc tác thơng qua các sáng kiến ngoại giao; hai là, vai
trò điều phối, hỗ trợ thơng qua xây dựng các chương trình nghị sự, xây dựng đồng
thuận, xây dựng lòng tin; và ba là, vai trị quản lý thơng qua hỗ trợ xây dựng thể chế
đa phương [59, tr.124]. Theo quan điểm này, các quốc gia tầm trung có ưu thế đóng
vai trị lãnh đạo về ý tưởng thơng qua khả năng tổ chức, xây dựng chương trình nghị
sự cho các diễn đàn đa phương; đưa ra các sáng kiến để giải quyết các vấn đề quốc tế,
xây dựng lòng tin hay xây dựng những cơ chế đa phương mới. Thông qua kênh ngoại
giao đa phương, các nước tầm trung có thể nâng cao vị thế ở tầm khu vực và quốc tế.
Các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế là nơi các quốc gia tầm trung có lợi thế tạo
dựng được sự tin cậy của các bên tham gia và là nơi cạnh tranh, liên kết, phối hợp với


16

nhau và với các nước khác để cùng đưa ra ý tưởng, triển khai các nỗ lực giải quyết
các vấn đề chung tồn cầu.
1.1.3 Đặc thù về chính sách của quốc gia tầm trung
Suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh, vai trò của các quốc gia tầm trung trong các vấn
đề quốc tế không thể hiện rõ ràng do những hạn chế của trật tự thế giới hai cực và sự
đối đầu trực tiếp giữa Liên Xô và Mỹ. Thời kỳ này, các quốc gia tầm trung lựa chọn
một trong ba cách thức chủ yếu để đảm bảo lợi ích:
- Hướng về một cực quyền lực bằng hình thức liên minh, liên kết;
- Xây dựng vị thế trung lập;
- Đóng vai trị trung gian, cầu nối.
Trong đó, cách thức nổi trội là xu hướng theo đuổi các giải pháp đa phương
cho các vấn đề kinh tế, xã hội quốc tế và đứng ở vị trí trung gian trong các xung đột
an ninh, chính trị của khu vực và thế giới.

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, dưới tác động của quá trình tồn cầu hóa và
cuộc cách mạng khoa học cơng nghệ, tương quan so sánh giữa các nhóm nước trên
thế giới thay đổi nhanh; các nền kinh tế mới nổi, các quốc gia tầm trung vươn lên
mạnh mẽ. Các quốc gia chuyển hướng sang xây dựng chính sách đối ngoại giảm đối
đầu, tăng cường đối thoại và hợp tác đa phương. Các tổ chức quốc tế liên quốc
gia/diễn đàn của khu vực, quốc tế và các tổ chức phi quốc gia (tổ chức phi chính phủ,
các tập đồn tồn cầu) phát triển mạnh và có vai trị quan trọng trong giải quyết các
vấn đề chung của thế giới. Trong cục diện quốc tế đang thay đổi này, một số nét đặc
thù về chính sách của các quốc gia tầm trung có thể xác định là: [36, tr.124,125]
- Đề cao định hướng quốc tế hóa, đa dạng hóa, đa phương hóa trong chính
sách đối ngoại; chú trọng thúc đẩy ngoại giao đa phương, hài hịa hóa giữa lợi ích
quốc gia và lợi ích tập thể, chia sẻ những giá trị, nguyên tắc, chuẩn mực chung;
- Cố gắng giữ vai trò lãnh đạo/đi đầu ở khu vực/tiểu khu vực (có thể thơng qua
các cơ chế hợp tác đa phương) hoặc trong một số vấn đề cụ thể mà nước đó có lợi ích
và lợi thế;


17

- Giữ cân bằng (ở mức cao nhất có thể) trong quan hệ với các nước lớn và
đóng góp vào duy trì sự cân bằng quyền lực giữa các nước lớn;
- Đóng vai trị trung gian hịa giải trong các tranh chấp, xung đột giữa các nước
lớn và các nước nhỏ, thúc đẩy các biện pháp xây dựng lòng tin;
- Thúc đẩy, mở rộng các khái niệm mới về an ninh như an ninh phi truyền
thống, an ninh con người, an ninh hợp tác, an ninh toàn diện…; phát triển các nguyên
tắc, sáng kiến an ninh đa phương; thúc đẩy thể chế hóa đối thoại, liên kết giữa giới
hoạch định chính sách (kênh 1) và giới học giả (kênh 2); tăng cường khuyến khích,
đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu của kênh 2 làm nguồn cung ý tưởng dồi dào cho
kênh 1.
- Tham gia tích cực vào các hoạt động ngoại giao đa phương (ở các cấp độ)

thông qua việc đưa ra sáng kiến giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, sáng
lập các cơ chế đa phương, tham gia hoạt động gìn giữ hịa bình của Liên Hiệp Quốc,
hoạt động hỗ trợ nhân đạo quốc tế…
1.2. Australia với vị thế là một quốc gia tầm trung
1.2.1 Khái niệm “quốc gia tầm trung” trong chính sách đối ngoại Australia
Việc xác định Australia là một quốc gia tầm trung đã được đề cập từ những
năm 1940 với điển hình là đánh giá của Tiến sĩ Herbert Vere Evatt (Ngoại trưởng
Australia giai đoạn 1941-1949) khi đưa ra các đặc tính về vai trị của quốc gia tầm
trung, bao gồm:[31, tr.11]
- Chủ nghĩa dân tộc (nationalism): thể hiện qua việc Australia phấn đấu xây
dựng chính sách đối ngoại độc lập hơn so với mẫu quốc Anh từ thời kỳ hậu chiến;
- Chủ nghĩa quốc tế (internationalism): thơng qua chính sách đối ngoại độc lập
hơn, Australia đã tiến hành thúc đẩy đối ngoại đa phương. Qua đó, Australia có thể
gia tăng sự tham gia và đóng góp vào các chương trình nghị sự quốc tế.
- Chủ nghĩa tích cực (activism): đây là đặc tính quan trọng hơn cả. Australia
trong thời kỳ hậu chiến bị hạn chế về sức mạnh kinh tế, quân sự và tầm ảnh hưởng
quốc tế thì kỹ năng ngoại giao và mức độ tích cực ngoại giao chính là những yếu tố
giúp Australia đạt được lợi ích quốc gia.


18

Đến năm 1945, Herbert Evatt – Chủ tịch Đảng Lao động Australia – đã lần
đầu tiên đề cập Australia là một quốc gia tầm trung tại Hội nghị San Francisco và
phát biểu về các quốc gia tầm trung là: “những quốc gia, dựa vào các nguồn lực và vị
trí địa lý, sẽ đóng vai trị quan trọng trong việc gìn giữ an ninh ở nhiều khu vực khác
nhau trên thế giới” [87, tr.113].
Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, chính sách đối ngoại của Australia trở nên bảo
thủ. Và các nhà lãnh đạo cấp cao thời kỳ này không tán thành chính sách ngoại giao
độc lập của Australia. Tuy nhiên, trong những nỗ lực định hình Chính sách hướng về

châu Á, nhiều Ngoại trưởng Australia đã tiếp tục ủng hộ và phát triển quan điểm quốc
gia tầm trung của Evatt. Garfield Barwick (Ngoại trưởng Australia giai đoạn 19611964) đã tuyên bố trước Quốc hội vào năm 1964: “Có nhiều lý do hợp lý để Australia
trở thành một cường quốc tầm trung. Australia mang trên mình lợi ích tương đồng
vừa với những nước phát triển và vừa với những nước nghèo. Sự thịnh vượng của
Australia được xếp giữa hai nhóm giàu có và nghèo khó. Australia có nền tảng phát
triển của châu Âu. Bối cảnh này tạo điều kiện thuận lợi cho Australia trong tương lai.
Australia sẽ tự tin hơn và gia tăng được ảnh hưởng trên trường quốc tế” [31, tr.12]
Paul Hasluck (Ngoại trưởng giai đoạn 1964-1969) đưa ra quan điểm Australia phải
tận dụng các nguồn lực đối ngoại nhằm đảm bảo vai trò là cầu nối giữa những nước
châu Á và cả những nước khơng thuộc châu Á. Ơng tun bố: “Chúng ta nhận thức
một cách đúng đắn vai trò của các siêu cường như Hiến chương Liên Hiệp Quốc đã
đề cập, tuy nhiên chúng ta cũng phải nhận định một vai trị nghiêm túc và khơng thể
chối bỏ được của các cường quốc tầm trung và cường quốc nhỏ khác.” [31, tr.13]
Trong thập niên 1970, hai Thủ tướng Gough Whitlam (giai đoạn 1972-1975) và
Malcom Fraser (giai đoạn 1975-1983) đều có lập trường và chính sách nhằm tăng
cường vị thế quốc gia tầm trung của Australia.
Australia đạt được tầm cao của một quốc gia tầm trung vào giữa thập niên
1990 với những hoạt động đối ngoại rất đa dạng dưới thời Ngoại trưởng Gareth
Evans (giai đoạn 1988-1996). Ông đã nêu lên quan điểm về khái niệm quốc gia tầm
trung: “như một dạng cường quốc, tuy không đủ khả năng lớn để áp đặt ý chí trong
quan hệ quốc tế nhưng vẫn có đủ khả năng xây dựng quan điểm và thuyết phục, lôi
kéo những quốc gia chia sẻ quan điểm và cùng hành động.” [31, tr.13]


19

Trong những năm gần đây, khái niệm này đã được nhiều nhà nghiên cứu và
chính khách, đặc biệt là Thủ tướng Australia Kevin Rudd (giai đoạn 2013) và Ngoại
trưởng Australia Bob Carr (giai đoạn 2012-2013), sử dụng trong việc nghiên cứu và
hoạch định chính sách đối ngoại của Australia theo hướng “chính sách quốc gia tầm

trung sáng tạo” [87, tr.113,114].
1.2.2 Thành tố cấu thành nên quyền lực trung cường của Australia
Có thể khái quát các điều kiện cấu thành nên quyền lực trung cường của
Australia bao gồm: địa lý tự nhiên, đặc trưng kinh tế, quan điểm quốc phòng và quan
hệ đối ngoại.
1.2.2.1 Địa lý tự nhiên
Australia là nước lớn thứ sáu trên thế giới với diện tích đất đai 7,692,024 km2,
(đứng sau Nga, Canada, Mỹ, Trung Quốc và Braxin). Dân số Australia chỉ vào
khoảng 23 triệu người (tính đến tháng 12/2013), là quốc gia có dân số đơng xếp thứ
55 trên thế giới. Các thành phố lớn và vùng dân cư đều phân bố tập trung dọc đường
bờ biển dài hơn 36,000 km. Phần lớn còn lại của lãnh thổ Australia là sa mạc khơ cằn,
hiếm khi có mưa và rất ít dân cư. Do vậy, mật độ dân số của Australia thấp, gần 3
người/km2. Xét trên phương diện sức mạnh về lãnh thổ và dân số (dân số càng đơng
thì lực lượng lao động càng mạnh và nhân lực quốc phịng dồi dào) thì với thực tế đất
rộng nhưng dân cư thưa thớt, Australia khó có thể so sánh với các cường quốc có
diện tích lớn và dân số đơng như Nga (diện tích: 16,377,200 km², dân số: 146 triệu),
Mỹ (diện tích: 9,147,630 km², dân số: 319.1 triệu), Trung Quốc (diện tích: 9,388,161
km², dân số: 1 tỷ 367 triệu ), Ấn Độ (diện tích: 3,287,590 km², dân số: 1 tỷ 221 triệu)
hay ngay cả với nước láng giềng Indonesia (diện tích: 1,812,569 km2, dân số: 252
triệu).
Tuy nhiên, Australia có ưu thế là quốc gia duy nhất chiếm tồn bộ một lục địa,
và cũng là nước lớn nhất trong khu vực Australia-Á (Australasia)/châu Đại Dương.
Các nước láng giềng của Australia gồm có New Zealand về phía đơng nam và
Indonesia, Đơng Timor và Papua New Guinea về phía bắc. Australia nằm rất xa so
với các châu lục khác: từ đông Australia đến Nam Mỹ cách nhau 15,000 km, từ
Australia đến Châu Phi cách nhau 8,500 km, từ Australia đến nước láng giềng


20


Indonesia cách nhau 1,400 km. Trong một thời gian dài người Australia vẫn xem
mình là một quốc gia châu Âu nằm ở Nam Thái Bình Dương nhưng nằm gần châu Á
nhất, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Sự cách biệt của thiên nhiên đã được các nhà
sử học Australia gọi là “nền chuyên chế của khoảng cách” [27, tr.185].

Hình 1.1: Vị trí địa lý và bản đồ Australia1
Trong khi đó, châu Á, đặc biệt là khu vực châu Á-Thái Bình Dương, có các
tiềm lực mạnh mẽ, đã trở thành một châu lục luôn thu hút sự hợp tác, đầu tư của từ
các quốc gia và châu lục khác trên thế giới. Từ sau Chiến tranh lạnh, khu vực châu ÁThái Bình Dương trên đà trở thành khu vực kinh tế phát triển năng động nhất trên thế
giới và thu hút sự chuyển hướng chiến lược an ninh của nhiều quốc gia. Điều này
càng khiến Australia xúc tiến mạnh mẽ hơn chiến lược hòa nhập vào khu vực. Và với
vị thế địa lý, kinh tế và chính trị, Australia ngày càng giữ vai trò quan trọng đặc biệt ở
khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
1.2.2.2 Đặc trưng kinh tế
Nền kinh tế của Australia xuất phát từ điểm khởi đầu chỉ là nền kinh tế chiếm
đoạt, tự cung tự cấp của thổ dân. Sau năm 1788, nền kinh tế của Australia phát triển
theo hình thức trang trại nhỏ của Anh trong thời gian đầu. Từ sau thập niên 1850,
kinh tế Australia phát triển mạnh mẽ, hình thành nền kinh tế tư bản chủ nghĩa với lực

1

Nguồn: />

×