Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Nghiên cứu sự phát triển thể lực chuyên môn của vận động viên đội tuyển bóng chuyền nữ trường đại học khoa học xã hội và nhân văn thành phố hồ chí minh sau một năm tập luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.67 KB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TDTT TP.HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN THỂ DỤC THỂ THAO
QUẢNG CHÂU

---XW---

CAO HỒNG CHÂU

NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUN
MƠN CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN ĐỘI TUYỂN BĨNG
CHUYỀN NỮ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ
HỘI VÀ NHÂN VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SAU MỘT NĂM TẬP LUYỆN

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TDTT TP.HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN THỂ DỤC THỂ THAO
QUẢNG CHÂU

---XW---

CAO HỒNG CHÂU


NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUN
MƠN CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN ĐỘI TUYỂN BĨNG
CHUYỀN NỮ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ
HỘI VÀ NHÂN VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SAU MỘT NĂM TẬP LUYỆN

Chuyên ngành : Giáo dục thể chất
Mã ngành : 60140103

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Nguyễn Quang Vinh

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu mang tính độc lập của cá
nhân. Luận văn được hồn thành sau q trình học tập, nghiên cứu thực tiễn,
kinh nghiệm của bản thân và sự hướng dẫn tận tình của P.GS Nguyễn Quang
Vinh.
Các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực và kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nghiên cứu nào.
Người thực hiện

Cao Hồng Châu


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .......................................................................... 5 
1.1 ĐẶC ĐIỂM MƠN BĨNG CHUYỀN..................................................... 5 
1.1.1. Đặc điểm mơn bóng chuyền: .......................................................... 5 
1.1.2. Xu hướng phát triển bóng chuyền hiện đại: .................................... 7 
1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỂ LỰC TRONG MƠN BĨNG CHUYỀN ... 9 
1.2.1. Khái niệm: ........................................................................................ 9 
1.2.2. Huấn luyện thể lực cho VĐV bóng chuyền trẻ: ................................ 11 
1.3  CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN ................... 14 
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ............. 17 
2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................ 17 
2.1.1. Phương pháp tham khảo tài liệu.................................................... 17 
2.1.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu phỏng vấn ................................ 17 
2.1.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm .................................................... 18 
2.1.4. Phương pháp thống kê toán........................................................... 22 
2.2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU .................................................................. 24 
2.2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .............................................. 24 
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 24 
2.2.3. Thiết bị nghiên cứu ....................................................................... 25 
2.2.4. Thời gian nghiên cứu .................................................................... 25 
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ....................... 26 
3.1. XÁC ĐỊNH CÁC TEST ĐÁNH GIÁ THỂ LỰC CHUYÊN MƠN
CỦA VĐV ĐỘI TUYỂN BĨNG CHUYỀN NỮ TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP.HCM. ................................... 26 
3.1.1. Tổng hợp các test đánh giá thể lực chuyên môn của VĐV bóng
chuyền của các tác giả trong và ngồi nước ........................................... 26 
3.1.2. Phỏng vấn các chuyên gia, huấn luyện viên, nhà chuyên môn..... 33 
3.1.3. Kiểm tra độ tin cậy của test ........................................................... 35 
3.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN THỂ LỰC
CHUN MƠN CỦA VĐV ĐỘI TUYỂN BĨNG CHUYỀN NỮ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP.HCM
SAU MỘT NĂM TẬP LUYỆN. ................................................................ 42 
3.2.1. Đánh giá thực trạng thể lực chun mơn của VĐV đội tuyển bóng
chuyền nữ trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.HCM. .... 42 
3.2.2. Đánh giá sự phát triển thể lực chun mơn của VĐV đội tuyển
bóng chuyền nữ trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.HCM
sau một năm tập luyện............................................................................. 43 


3.3. XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN THỂ
LỰC CHUN MƠN CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN ĐỘI TUYỂN BĨNG
CHUYỀN NỮ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
VĂN TP.HCM. ........................................................................................... 47 
3.3.1. Xây dựng thang điểm C ................................................................ 47 
3.3.2. Xây dựng tiêu chuẩn phân loại ..................................................... 49 
3.3.3. Ứng dụng tiêu chuẩn đánh giá thể lực chuyên môn của vận động
viên đội tuyển bóng chuyền nữ trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn Tp.HCM ........................................................................................... 51 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 54 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 56 


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới P.GS Nguyễn Quang Vinh đã
tận tình hướng dẫn tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn:
- Ban giám hiệu, Phịng đào tạo, các thầy cơ của trường Đại học Sư
phạm Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy,
hướng dẫn tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
- Ban giám hiệu,Trưởng Bộ môn GDTC đồng nghiệp ở Trường Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.HCM đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tơi
hồn thành luận văn.
- Các VĐV nữ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.HCM
đã nhiệt tình cộng tác trong cơng việc tập luyện và lấy số liệu.

Người thực hiện

Cao Hồng Châu


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Chữ viết tắt
VĐV
KHXH&NV
Tp.HCM
FIVB
BCTG
NXB

TDTT
ĐHSP
KHKT
GDTC

Nội dung
Vận động viên
Khoa học Xã hội và Nhân văn
Thành phố Hồ Chí Minh
Liên đồn bóng chuyền thế giới
Bóng chuyền thế giới
Nhà xuất bản
Thể dục thể thao
Đại học sư phạm
Khoa học kỹ thuật
Giáo dục thể chất


DANH MỤC BẢNG TRÌNH BÀY TRONG LUẬN VĂN
STT
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9


TÊN BẢNG
Trang
Kết quả phỏng vấn các test đánh giá các tố chất thể lực chun
34
mơn của VĐV đội tuyển bóng chuyền nữ trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn Tp.HCM
Hệ số tin cậy các test đánh giá thể lực chuyên môn VĐV đội
36
tuyển bóng chuyền nữ trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn Tp.HCM
Thực trạng tố chất thể lực chun mơn của VĐV đội tuyển
42
bóng chuyền nữ trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Tp.HCM
Nhịp tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực chun
44
mơn của vđv đội tuyển bóng chuyền nữ trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn Tp.HCM sau 1 năm tập luyện
Thang điểm đánh giá thể lực chuyên môn VĐV đội tuyển
48
bóng chuyền nữ trường ĐHKHXH&NV giai đoạn ban đầu
Thang điểm đánh giá thể lực chun mơn VĐV đội tuyển bóng
49
chuyền nữ trường ĐHKHXH&NV sau một năm tập luyện
Tổng điểm phân loại tổng hợp đánh giá thể lực chuyên môn
51
các VĐV bóng chuyền nữ đội tuyển trường ĐHKHXH&NV
52
Tổng điểm phân loại đánh giá thể lực chun mơn các VĐV
bóng chuyền nữ đội tuyển trường ĐHKHXH&NV giai đoạn

ban đầu
Tổng điểm phân loại đánh giá thể lực chun mơn các VĐV
53
bóng chuyền nữ đội tuyển trường ĐHKHXH&NV sau 1 năm
tập luyện


DANH MỤC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN
STT
3.1

NỘI DUNG
Nhịp tăng trưởng các test đánh giá thể lực chun mơn đội

Trang
46

tuyển bóng chuyền nữ Trường ĐHKHXH&NV sau 1 năm tập
luyện

DANH MỤC HÌNH VẼ TRONG LUẬN VĂN
Hình
2.1 Chạy 30m (9-3-6-3-9)
2.2

Chạy cây thơng

NỘI DUNG

Trang

20
21


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa xã hội, nó được hình
thành và phát triển trong cuộc sống lao động sản xuất và chiến đấu nên Đảng
và nhà nước ta luôn quan tâm đến thể dục thể thao đặc biệt là trong sự rèn
luyện sức khỏe và nâng cao thể lực.
Ngày nay đất nước ta đang chuyển mình, để bước vào nền kinh tế tri
thức, thì nhân tố sức khỏe của nhân dân nói chung và của học sinh nói riêng
lại càng phải được các cấp, các ngành cũng như toàn bộ xã hội quan tâm hơn
nữa. Vì muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, cơng bằng, dân chủ văn minh,
thì khơng chỉ có phát triển con người về mặt trí tuệ, trong sáng về đạo đức,
lành mạnh về lối sống mà cần phải có con người cường tráng về thể chất.
Thời đại mới bên cạnh sự hội nhập của nền kinh tế, là các hoạt động giao
hữu văn hóa – thể thao để tăng cường thêm tình đồn kết, hữu nghị, sự học
hỏi lẫn nhau giữa các trường, địa phương, quốc gia hay các châu lục. Cùng
với sự phát triển mạnh mẽ của các mơn thể thao như bóng đá, bóng bàn, cầu
lơng, điền kinh, … Mơn bóng chuyền là một trong những mơn thể thao phong
trào phát triển rất mạnh, có mặt tất cả mọi nơi trong nước và thế giới và văn
hóa thể thao của tuổi trẻ góp phần giáo dục người tập về các mặt: đạo đức, ý
chí, thẩm mỹ, tính trung thực và lịng dũng cảm, đặc biệt là nâng cao tinh thần
đồn kết, tính trách nhiệm, tính tập thể gắn bó.
Bóng chuyền là mơn thể thao giàu tính cảm xúc, thơng minh và sáng tạo
đầy sự hưng phấn và sôi nổi, nhịp độ trận đấu cao, thời gian kéo dài, sự căng
thẳng của thi đấu đối kháng sự chuẩn bị các hoạt động ứng phó trong điều
kiện thời gian rất ngắn địi hỏi phải duy trì thể lực.



2

Thể lực là cơ sở để thực hiện kỹ – chiến thuật mà nếu khơng có những
yếu tố đó thì kết quả thực hiện sẽ không cao. Vậy trong quá trình học tập và
thi đấu bóng chuyền, người học, vận động viên không chỉ tiếp thu, nắm vững
các kỹ thuật cơ bản, làm nền tảng vững chắc, để giúp sử dụng hồn hảo các
động tác kỹ thuật ở mọi tình huống, mà cịn phải có thể lực dồi dào, do đó thể
lực nổi lên như một yếu tố hàng đầu.
Có thể nói thể lực của vận động viên bóng chuyền là cơ sở để thực hiện
các kỹ thuật, chiến thuật trong cả trận đấu.
Bản thân vấn đề đánh giá sự phát triển thể lực vận động viên là một vấn
đề phức tạp. Vấn đề đó càng khó, càng phức tạp hơn đối với các mơn thể thao
khơng có chu kỳ, đặc biệt là các mơn bóng, vì tính chất đa nhân tố, đa biến
của nó. Mặc dù có ý nghĩa thực tiễn và được các nhà nghiên cứu, các huấn
luyện viên quan tâm rất nhiều nhưng vấn đề đánh giá sự phát triển thể lực của
các vận động viên bóng chuyền vẫn còn là đòi hỏi bức thiết của phong trào
bóng chuyền Việt Nam. Từ xuất phát thực tiễn đã dẫn dắt tôi đến với đề tài:
“Nghiên cứu sự phát triển thể lực chuyên môn của vận động viên đội
tuyển bóng chuyền nữ trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Tp.HCM sau một năm tập luyện”.
Mục đích nghiên cứu
Xác định các test, đánh giá thực trạng và sự phát triển thể lực chuyên
môn của vận động viên đội tuyển bóng chuyền nữ trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn Tp.HCM sau một năm tập luyện. Qua đó xây dựng tiêu
chuẩn đánh giá sự phát triển chuyên môn thể lực của khách thể nghiên cứu
trên. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các huấn luyện viên,
chuyên gia, giảng viên; góp phần nâng cao chất lượng hoạt động thể dục thể
thao ngoại khóa trong nhà trường.

Mục tiêu nghiên cứu:


3

Mục tiêu 1: Xác định các test đánh giá thể lực chun mơn của VĐV
đội tuyển bóng chuyền nữ trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Tp.HCM.
- Tổng hợp các test đánh giá thể lực chuyên môn của VĐV bóng chuyền
của các tác giả trong và ngồi nước.
- Phỏng vấn các chuyên gia, huấn luyện viên, nhà chuyên môn.
- Kiểm tra độ tin cậy của test.
Mục tiêu 2: Đánh giá thực trạng và sự phát triển thể lực chun mơn của
VĐV đội tuyển bóng chuyền nữ trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn Tp.HCM sau một năm tập luyện.
- Đánh giá thực trạng thể lực chuyên mơn của VĐV đội tuyển bóng
chuyền nữ trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.HCM.
- Đánh giá sự phát triển thể lực chuyên môn của VĐV đội tuyển bóng
chuyền nữ trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.HCM sau một
năm tập luyện.
Mục tiêu 3: Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển thể lực chun
mơn của vận động viên đội tuyển bóng chuyền nữ trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn Tp.HCM.
- Xây dựng thang điểm C.
- Xây dựng tiêu chuẩn phân loại.
- Xây dựng tiêu chuẩn tổng hợp.
- Ứng dụng tiêu chuẩn đánh giá thể lực chuyên môn của vận động viên
đội tuyển bóng chuyền nữ trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Tp.HCM.
Giả thuyết khoa học:

Trong quy trình huấn luyện vận động viên, việc kiểm tra đánh giá thể lực
là một khâu rất quan trọng. Ngày nay, quá trình huấn luyện và đào tạo vận


4

động viên được xem như một quá trình điều khiển. Q trình điều khiển
khơng thể thành cơng nếu khơng có những thông tin “ngược” phản ánh hiệu
quả điều khiển. Mặt khác nhờ có những thơng tin chính xác về thể lực của vận
động viên nguời huấn luyện viên mới điều chỉnh kế hoạch huấn luyện, điều
chỉnh lượng vận động một cách hợp lý, mới có thể đưa ra những dự báo đáng
tin cậy về tiềm năng và khả năng phát triển của các vận động viên do mình
huấn luyện. Điều đó làm cho q trình huấn luyện đạt hiệu quả cao hơn. Để
đánh giá chính xác thể lực chun mơn của VĐV bóng chuyền cần có hệ
thống test và tiêu chuẩn đánh giá toàn diện, khoa học và phù hợp với điều
kiện thực tế.


5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 ĐẶC ĐIỂM MƠN BĨNG CHUYỀN
1.1.1. Đặc điểm mơn bóng chuyền:
Bóng chuyền là mơn thể thao đối kháng khơng cùng sân, thời gian chạm
bóng ngắn, địi hỏi VĐV linh hoạt nhanh nhẹn dựa trên cơ sở điêu luyện kỹ thuật,
vận dụng chiến thuật nhiều loại, xử lý tình huống với trạng thái tâm lý, ý thức
chiến thuật cá nhân và đồng đội ăn ý…nên đòi hỏi VĐV phải có trình độ thể lực
tốt để di chuyển và điều khiển khống chế xử lý thông tin hiệu quả cao.
Bóng chuyền là mơn tập thể mang tính đối kháng khơng trực tiếp, VĐV bóng
chuyền khơng cần có sức mạnh, cân nặng, khả năng chiến đấu đặc biệt để thi đấu.

Quá trình thi đấu chủ yếu liên quan đến tinh thần đồng đội, sự phối hợp tập thể,
kết quả của sự phối hợp toàn đội, năng lực thi đấu toàn diện của từng cá nhân
VĐV. Thể lực của VĐV bóng chuyền là những nhân tố rất quan trọng để tạo ra
hiệu quả trong thi đấu và giành thắng lợi cuối cùng. Quá trình thi đấu hình thành
hai đội hai bên sân, mỗi đội gồm 6 người có lưới và vạch ngăn giữa sân. Số lần
chạm bóng của mỗi đội khơng quá 3 lần, thời gian thi đấu không hạn chế, đội
thắng 3 ván trước là thắng trận, số điểm thắng tối thiểu ở 4 ván đầu là 25, riêng
ván 5 chỉ đánh tới 15 điểm.
Hoạt động thi đấu mơn bóng chuyền là hoạt động khơng có chu kỳ. Tình
huống trên sân diễn ra liên tục giữa hai mặt tấn công và phịng thủ. Các kỹ thuật
tùy theo từng tình huống thi đấu cụ thể trên sân mang tính chất đối lập nhau và
hình thành một hệ thống liên hồn giữa tấn cơng và phịng thủ như: phát bóng - đỡ
chuyền một, đập - chắn, đập - phòng thủ hàng sau.
Một đặc trưng rất quan trọng của bóng chuyền là vị trí các VĐV trong q
trình thi đấu ln có sự thay đổi theo thứ tự xoay vòng đến các khu vực quy định
theo chiều kim đồng hồ. Các VĐV hàng sau khơng được tấn cơng hay chắn bóng


6

trên vạch 3m (nghĩa là các VĐV phải thi đấu cả hàng trước cũng như hàng sau
trong tấn công cũng như trong phòng thủ). Do vậy, yêu cầu năng lực tồn diện về
tấn cơng về phịng thủ của các vận động viên ảnh hưởng đến hiệu quả thành tích
thi đấu tồn đội.
Đặc điểm tiếp xúc bóng trong bóng chuyền là khơng giữ bóng tồn thân,
tiếp xúc bóng chủ yếu bằng tay, các ngón tay. Do vậy việc điều khiển bóng chuẩn
xác và đúng mục tiêu là một kỹ năng của các VĐV bóng chuyền trình độ cao để
tạo ra lối chơi hiệu quả.
Bóng chuyền là mơn thi đấu trên một diện tích sân nhỏ, có số lượng VĐV
nhiều, khoảng cách di chuyển của các VĐV ngắn, tốc độ đường bóng bay trong

sân biến hóa và rất nhanh, tốc độ của đường bóng đập có thể đạt đến 28-30m/s,
nhảy phát 30m/s do vậy tốc dộ và độ chuẩn xác trong các hoạt động chiến thuật là
nhân tố chính cho sự thành cơng, điều này có liên quan đến u cầu phát triển
năng lực trí tuệ phán đốn nhanh các hoạt động của đồng đội cũng như của đối
phương, tốc độ di chuyển trên sân.
Thời gian thi đấu bóng chuyền khơng hạn chế, tốc độ thi đấu nhanh, hệ
thống tính điểm trực tiếp, thông thường các trận đấu diễn ra căng thẳng, ở trình độ
cao điểm cách biệt thắng thua chỉ từ 4-5 điểm, như vậy để đáp ứng yêu cầu thi đấu
các VĐV bóng chuyền ngồi u cầu trình độ chuẩn bị thể lực cao, cịn có năng
lực về tâm lý, ý chí và sự nổ lực cao trong suốt quá trình thi đấu.
Bản chất thi đấu bóng chuyền là dành thắng lợi từng hiệp và cả trận đấu, cụ
thể là dành từng điểm và không cho đối phương lên điểm.
Trong thi đấu bóng chuyền, tấn cơng mang tính vượt trội so với hoạt động
phịng thủ do luật thi đấu có phần ưu tiên hơn cho tấn công (nhiều VĐV đập bóng
so với ba VĐV chắn bóng) tốc độ đập bóng ngày càng mạnh, nhanh vượt quá thời
gian phản xạ của con người, sự vượt trội của hoạt động tấn công dẫn đến trận đấu
sẽ bị ngắt quãng rất nhiều lần, thời gian bóng trong cuộc ngắn.


7

Từ năm 1999 FIVB chính thức áp dụng luật thi đấu mới, đã mang lại sự
thay đổi trong hoạt động thi đấu. Trong đó có các thay đổi làm ảnh hưởng đến tính
chất thi đấu.
Áp dụng hệ thống tính điểm trực tiếp: hệ thống này làm trận đấu diễn ra
căng thẳng, quyết liệt, thời gian trung bình một trận đấu chỉ 60 phút so với hơn 90
phút như trước đây.
Thêm VĐV LiBeRo có thể thay bất kỳ VĐV nào ở hàng sau.
Dựa vào đặc điểm đội hình chiến thuật thi đấu các VĐV bóng chuyền được
phân ra thành các nhóm chun mơn hóa theo chức năng thi đấu như sau:

Nhóm VĐV chủ cơng.
Nhóm VĐV phụ cơng.
Nhóm VĐV chuyền hai.
Nhóm VĐV Libero.
1.1.2. Xu hướng phát triển bóng chuyền hiện đại:
Ngày nay bóng chuyền thế giới (BCTG) phát triển rất da đạng và phong
phú. Hầu hết các VĐV đều có những tiến bộ lớn về kỹ-chiến thuật và thể lực cũng
như phong cách lối đánh.
Bóng chuyền hiện đại địi hỏi VĐV phải có kỹ thuật và thể lực tồn diện
kết hợp giữa sức bật, sức mạnh, và điểm rơi một cách hợp lý cùng với tư tưởng
chỉ đạo của chiến thuật là tích cực chủ động tấn cơng tồn diện, cao, nhanh , biến,
linh hoạt và nhanh chóng dứt điểm.
Trên thực tế giữa những xu thế của bóng chuyền hiện đại khơng có ranh
giới rõ ràng, hầu hết các VĐV đều được trang bị các kỹ thuật, chiến thuật tương
đối toàn diện các VĐV có lối đánh tấn cơng khi gặp các tình huống phải phịng
thủ họ cũng phịng thủ vững vàng và ngược lại các VĐV phịng thủ có điều kiện
họ cũng tấn công rất sắc sảo và ăn điểm. Qua quan sát phong cách lối đánh của


8

các VĐV suất sắc trên thế giới, đại diện cho các trường phái khác nhau có thể khái
quát được những đặc điểm tiêu biểu của bóng chuyền hiện đại.
Sự gắn kết thể lực trong kỹ thuật theo mục đích chiến thuật trên nền tảng
tâm lý, trí lực vững, nếu VĐV bóng chuyền hiện đại đơn thuần dựa vào một mặt
về năng lực thi đấu đơn độc hoặc một yếu tố nào đó của kết cấu tài năng kém hơn
thì các mặt khác sẽ bị giảm hiệu suất, hạn chế kết quả. Mơ hình tồn diện hiện đại,
u cầu quan hệ hữu cơ để đạt năng lực sử dụng cao hiệu quả chiếm lĩnh không
gian, thời gian hợp lý trong thi đấu đó là điều quan trọng để phát triển nhanh các
mơn thể thao nói chung và mơn bóng chuyền nói riêng. Bóng chuyền hiện đại

hiện đang đi sâu vào khoa học hóa trong q trình hồn thiện kỹ thuật, chiến thuật,
tâm lý cũng như mục đích của nó.
Theo quy luật của bóng chuyền hiện đại, ln lấy việc sáng tạo lợi dụng
khống chế không gian, thời gian làm cơ sở chủ yếu cho huấn luyện, như nguyên
tắc tấn công với độ rộng hẹp, tầm cao thấp, độ gần xa, ứng biến để có động tác
nhanh, chậm, cân bằng, tập trung hay phân tán, khống chế hay điều khiển. Các
nguyên tắc tấn cơng phịng thủ thì tấn cơng phải lợi dụng tối đa thời gian trên cơ
sở không gian, các VĐV từ yếu tố thời gian tranh thủ hết mức không gian có được
(như chiều cao, sức bật, tốc độ động tác, linh hoạt khống chế trên không) mở rộng
cơ hội cho không gian tấn công nhưng phải co giãn thời gian tấn cơng. Nói cho
cùng sử dụng thời gian hợp lý nhằm tạo ra ưu thế khống chế không gian cao hơn,
lâu hơn, thực hiện động tác nhanh mạnh.
Trong tấn cơng, VĐV bao giờ cũng tìm mọi cách vận dụng trí thơng minh
linh hoạt nhanh nhẹn nhất, mở rộng khơng gian do mình khống chế để tạo cơ hội
tấn cơng có hiệu quả. Khi xuất hiện chỗ trống trong khơng gian thì VĐV phải
chiếm ngay thời cơ thực hiện kỹ thuật tấn công để giành thắng lợi.
Từ quy luật và luật mới của bóng chuyền, tính đối kháng trong diễn biến
chiến thuật, giành điểm là mục đích, thể lực là cơ sở, kỹ thuật là giải pháp kết hợp


9

chặt chẽ các mặt trên với trình độ tâm lý, trí lực là mục đích thành tài của từng
người. Bóng chuyền cũng như các mơn thể thao tương tự có những khác biệt đáng
kể, buộc phải tìm ra các đặc điểm riêng, các khâu chính yếu, các tố chất trội để
điểu khiển quá trình đào tạo, giáo dục và huấn luyện tài năng cho VĐV. Vì vậy,
bóng chuyền cần phải huấn luyện, đào tạo nâng cao trình độ theo hướng kỹ thuật
cao, cơng thủ tồn diện, biến hóa nhiều trên cơ sở tâm lý ổn định, động tác đánh
bóng nhanh, linh hoạt, phản ứng nhanh, thể lực nổi trội đặc biệt là kỹ thuật.
Chiến thuật trong bóng chuyền hiện đại cũng vơ cùng đa dạng và biến

hóa... Các chun gia bóng chuyền đã nghiên cứu từng chiến thuật của từng lối
đánh, việc áp dụng chiến thuật của các VĐV mỗi nước mỗi khu vực cũng có
những đặc điểm riêng được thể hiện rất rõ ở các Châu lục.
Đối với bóng chuyền hiện đại địi hỏi có thể lực bền bỉ, dẻo dai kết hợp với
nhiều yếu tố kỹ - chiến thuật, sức mạnh, sức bật, sự khéo léo và tâm lý thi đấu thì
sẽ giành chiến thắng.
1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỂ LỰC TRONG MƠN BĨNG CHUYỀN
1.2.1. Khái niệm:

Trình độ thể lực mơn bóng chuyền là duy trì sức bật, sức nhanh và sức
mạnh luôn đạt hiệu quả cao nhất, thông qua kỹ năng kỹ xảo điêu luyện.
Phát triển tố chất nhanh, mạnh, sức mạnh tốc độ là vấn đề quan trọng trong
huấn luyện thể lực chuyên môn cho vận động viên bóng chuyền. Sức mạnh là tố
chất tổng hợp bao gồm: sức nhanh, phản xạ, phản ứng tốc độ của động tác, động
tác độc lập tần số động tác với đặc thù chức năng của cầu thủ đón đỡ bóng
Cơ sở lý luận của việc đánh giá trình độ thể lực mơn bóng chuyền.
Trong tập luyện và thi đấu mơn bóng chuyền: Tấn cơng và phịng thủ là hai mặt
mâu thuẫn của một thể thống nhất. Chúng có mối quan hệ biện chứng, cái này là
cơ sở, là tiền đề của cái kia, hai mặt ấy dựa vào nhau, thúc đẩy nhau phát triển. Vì


10

vậy trong việc bố trí các bài tập kỹ- chiến thuật, thể lực, người giáo viên, huấn
luyện viên phải đặc biệt quan tâm tới việc thúc đẩy các mối quan hệ giữa tấn cơng
và phịng thủ và ngược lại nâng cao trình độ phịng thủ là tiền đề đưa khả năng
tấn cơng lên một bước cao hơn.
Đối với mơn bóng chuyền có bốn dạng kỹ thuật đặc trưng đó là phát bóng,
chuyền bóng, đập bóng, đỡ bóng bước một. Những loại hình kỹ thuật này có mối
quan hệ biện chứng với nhau như một mối quan hệ giữa chuyền bóng và đập

bóng.
Thi đấu bóng chuyền khác với mơn thể thao khác là VĐV khi phối hợp với
các đồng đội không được giữ bóng lâu trong tay. Đặc điểm này đặt ra cho người
tập phải thực hiện động tác chuyền bóng trong thời gian ngắn và tuyệt đối không
được mắc lỗi kỹ thuật, như dính bóng, bóng lăn tay, thời gian thi đấu mỗi hiệp mỗi
trận khơng cố định có thể kéo dài hoặc ngắn hơn tùy thuộc vào sự cân bằng hay
chêch lệch trình độ giữa hai đội. Trong suốt thời gian thi đấu VĐV phải thực hiện
động tác liên tục. Lượng vận động rất lớn, nhịp độ trận đấu cao, phán đốn bóng
nhanh có một vài yếu tố khác nhau như diện tích sân khơng rộng, tốc độ bóng đi
nhanh, các tình huống thi đấu thay đổi liên tục trên sân làm cho trận đấu thực sự
gây cấn, quyết liệt tạo cho VĐV tập trung chú ý cao độ, hoạt động của thần kinh
căng thẳng.
Từ những đặc điểm trên địi hỏi VĐV bóng chuyền phải có sự chuẩn bị
tồn diện về thể lực, tâm lý tổng hợp sự di chuyển nhanh từ các tư thế xuất phát
khác nhau để thực hiện tất cả các kỹ thuật tấn công và phịng thủ. Cơ sở đánh giá
trình độ thể lực phải dựa trên một số yếu tố như di chuyển nhanh linh hoạt, sức bật
đập bóng, xử lý kịp thời tình huống trận đấu như: bóng chuyền trên khơng, sự di
chuyển phối hợp của đồng đội và của đối phương, luôn tập trung quan sát chú ý
trong thi đấu, biết duy trì trạng thái tâm lý của đội bằng những hoạt động cá nhân
và duy trì trận đấu.


11

1.2.2. Huấn luyện thể lực cho VĐV bóng chuyền trẻ:
Huấn luyện thể lực có một vai trị đặc biệc trong huấn luyện VĐV bóng
chuyền trẻ. Thứ nhất là việc nắm vững các động tác kỹ thuật và hoạt động
Vai trò của huấn luyện thể lực cho VĐV bóng chuyền trẻ trong thi đấu chỉ bắt
đầu chủ yếu từ lúc 15-16 tuổi, nhất là ở giai đoạn từ 17-18 tuổi, khi giải thi đấu
tiến hành trong vài ngày liền và thi đấu 5 hiệp.

Xu hướng chính của huấn luyện thể lực cho VĐV bóng chuyền trẻ trong giai
đoạn huấn luyện ban đầu là tác động để phát triển trình độ huấn luyện thể lực toàn
diện; nắm vững nhanh kỹ thuật thi đấu hợp lý, đảm bảo việc duy trì lượng vận
động tập luyện ở mức tối ưu, tạo điều kiện để huấn luyện thành công kỹ- chiến
thuật trong giai đoạn tiếp theo và bảo đảm nâng cao cảm xúc trong tập luyện.
Phương tiện chủ yếu trong của huấn luyện thể lực là các bài tập thể dục, nhào lộn,
điền kinh, bóng rổ, bóng ném, các bài tập với tạ, các bài tập phát triển tốc độ phản
ứng, phát triển tố chất sức mạnh tốc độ, trò chơi vận động, bài tập thi đấu tiếp sức
,v.v…
Ở lứa tuổi 15-16 và 17-18 là lúc củng cố và hoàn thiện kỹ thuật và chiến
thuật nên huấn luyện thể lực còn là cơ sở để nâng cao từ năm này sang năm sau
trình độ nắm vững kỹ thuật và chiến thuật. Trong các giai đoạn này, huấn luyện
thể lực đặc biệc là thể lực chuyên mơn có mối liên hệ chặt chẽ với huấn luyện kỹ
thuật, điều đó góp phần khơng ngừng nâng cao trình độ huấn luyện kỹ thuật. Ở
đây phương pháp huấn luyện tổng hợp chiếm ưu thế.
Ở lứa tuổi 15-16, huấn luyện thể lực nhằm vào phát triển sức mạnh, tố chất
sức mạnh tốc độ, sức mạnh và sức bền chuyên môn, ở lứa tuổi 17-18 ngồi những
tố chất đó cịn phải chú ý nhiều hơn đến huấn luyện sức mạnh, phát triển sức bền
chung và chuyên môn. Phải sử dụng rộng rãi các trang, thiết bị và dụng cụ tập
luyện. Việc huấn luyện thể lực gần giống như huấn luyện thể lực cho huấn luyện
thể thao: nguyên tắc đạt thành tích thể thao cao, thống nhất giữa huấn luyện chung


12

và huấn luyện chun mơn, q trình huấn luyện liên tục, thay đổi lượng vận động
theo làn sóng và tính chu kỳ của quá trình huấn luyện.
Các nguyên tắc trên có liên quan chặt chẽ với nhau. Huấn luyện thể lực là một
trong bốn nhiệm vụ huấn luyện ( thể lực, kỹ thuật, chiến thuật và tâm lý), vì vậy
nó phải tuân theo những nguyên tắc giảng dạy và huấn luyện nói trên.

Hình thức tổ chức buổi tập thể lực đối với VĐV bóng chuyền thường có 2 loại:
- Tập thường xuyên ở mỗi buổi tập, thường vào phần đầu và khoảng từ 30 đến
45phút. Các bài tập này nằm ngay trong phần khởi động nhằm phát triển thể lực
chung, đồng thời có tác dụng chuẩn bị cho phần cơ bản của buổi tập ( nghiên cứu,
hoàn thiện kỹ thuật hoặc chiến thuật).
- Một buổi tập chuyên về thể lực, nhằm phát triển tổng hợp các tố chất thể lực
của VĐV. Những buổi chun tập thể lực thì khơng nghiên cứu và hoàn thiện kỹchiến thuật.
Khi tổ chức tập luyện thể lực, cần chú ý những điểm về phương pháp chung:
- Các bài tập phát triển thể lực chung cần thiết phải đưa vào từng buổi tập. Nội
dung, phương hướng, khối lượng cũng như cường độ các bài tập đó phải căn cứ
vào trình độ thể lực của VĐV, căn cứ vào thời kỳ huấn luyện v.v…để lựa chọn
cho thích hợp.
- Mỗi một bài tập có thể nhằm phát triển một tố chất thể lực nào đó.
- Các bài tập nhằm phát triển những tố chất thể lực chuyên môn bóng chuyền có
thể tập ở phần chuẩn bị và cũng có thể tập ở phần cơ bản của mỗi buổi tập luyện.
Cường độ tập các bài tập đó tăng lên dần bằng cách rút ngắn thời gian nghĩ giữa
các lần lặp lại ( giữa các tổ ). Cần nhớ rằng cường độ các bài tập càng cao thì thời
gian tập càng phải giảm đi.
- Các bài tập nhằm phát triển sức nhanh và khéo léo thì nên đưa vào phần đầu
của buổi tập, còn các bài tập phát triển sức mạnh thì cần tập với các vật nặng. khi
chọn trọng lượng các vật đó cần phải tính đến đặc điểm cá nhân của từng VĐV


13

cho phù hợp. Đối với các bài tập phát triển sức mạnh, khơng nên qn tốc độ khi
tập luyện, vì tập với tốc độ chậm, sẽ có ảnh hưởng xấu đến việc phát triển sức
nhanh.
- Cần phải luân phiên các bài tập phát triển sức mạnh, sức nhanh và sức bền với
các bài tập phát triển mềm dẻo và thả lỏng.

- Trong một buổi tập không nên kết hợp các bài tập chuẩn xác của kỹ thuật với
các bài tập phát triển sức mạnh. Các bài tập kỹ thuật tốt nhất là kết hợp với bài tập
phát triển sức bền, đặc biệc là nên tập các bài tập kỹ thuật và hồn thiện các động
tác kỹ thuật đó trên “nền” mệt mỏi.
- Đối với những bài tập chuyên về thể lực tốt nhất nên tổ chức để sao cho những
tố chất thể lực chủ yếu phát triển được đồng bộ, nhưng phải tuân theo những trình
tự tập sau đây: sức nhanh → sức mạnh → sức bền.
Nắm được những phương pháp chung và những nguyên tắc huấn luyện cụ thể
sẽ giúp cho việc tổ chức, xây dựng kế hoạch tập luyện đúng đắn và có kết quả về
Kỹ thuật , chiến thuật, vì vậy trong các buổi tập nhằm phát triển các tố chất thể lực
phải đồng thời với hoàn thiện các động tác kỹ thuật tấn công cũng như phịng thủ.
Như chúng ta đã biết, tấn cơng trong bóng chuyền là chìa khóa để giành thắng
lợi. Kỹ thuật tấn cơng bao gồm: phát bóng, chuyền bóng và đập bóng. Nếu VĐV
sử dụng nhiều dạng kỹ thuật càng điêu luyện thì tấn cơng càng có hiệu quả.
Trong phịng thủ, việc chọn vị trí trên sân là rất quan trọng. Trong chuyền
bóng nhanh và thấp, VĐV phải có phản ứng linh hoạt, có năng lực đánh giá, nhận
xét tình huống trận đấu một cách nhanh chóng, biết ngã, lăn lộn, cứu bóng, biết di
chuyển nhanh trên sân nhưng đồng thời phải ln quan sát, theo dõi bóng. Muốn
nắm vững và sử dụng điêu luyện những kỹ thuật đó, tập luyện những bài tập thể
dục nhào lộn là rất quan trọng và cần thiết.


14

Vì vậy, trong cơng tác huấn luyện thể lực, VĐV bóng chuyền phải đồng
thời giải quyết nhiều nhiệm vụ phát triển các tố chất thể lực, đồng thời hoàn thiện
những kỹ năng vận động phức tạp và các kỹ thuật thi đấu khác.
1.3 CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN
Bóng chuyền là mơn thi đấu mang tính tập thể có hoạt động rất đa dạng. Trong
một giải thi đấu lớn, VĐV thường phải thi đấu liên tục 7- 10 ngày, mỗi trận đấu

thường phải thi đấu 3-5 hiệp với cường độ lớn, trung bình mỗi trận đấu một VĐV
phải bật nhảy khoảng 100-200 lần. Càng đến giai đoạn cuối càng căng thẳng, vì
vậy mà yêu cầu thể lực chuyên mơn phải cao. Hay nói cách khác là loại thể lực
này phải đáp ứng được đến ngày thi đấu cuối cùng, trận thi đấu cuối cùng, hiệp thi
đấu cuối cùng và tỉ số cuối cùng.
Hiện nay tồn tại rất nhiều quan điểm về huấn luyện thể lực, song chúng tôi
cho rằng hệ thống các quan điểm của Giáo sư – Huấn luyện viên Cơng Hn
Cộng Hồ Liên bang Nga N.G.OzoLin trình bày trong cuốn “Hệ thống huấn luyện
thể thao hiện đại – Nhà xuất bản TDTT Matxcơva1970” là đầy đủ hơn cả. Tác giả
cho rằng: “Quá trình huấn luyện thể lực là việc hướng đến củng cố các hệ thống
cơ quan của cơ thể, nâng cao khả năng chức phận của chúng, đồng thời là việc
phát triển các tố chất vận động (sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo và khéo
léo).
Qua tham khảo các nguồn tư liệu, các công trình nghiên cứu khoa học của
nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực lí luận và phương pháp huấn luyện thể
thao trong nước: GS Lê Văn Lẫm; P.GS Lê Bửu; P.GS Dương Nghiệp Chí; P.GS
Phạm Trọng Thanh; P.GS Nguyễn Tốn; Tiến sĩ Nguyên Thế Truyền; Tiến sĩ
Phạm Danh Tốn…chúng ta thấy các nhà khoa học đấy cho rằng: “Quá trình huấn
luyện thể lực là việc hướng đến củng cố các hệ thống cơ quan trước lượng vận
động thể lực các bài tập thể chất. Và như vậy đồng thời đã tác động đến quá trình


15

phát triển các tố chất vận động. Đây có thể coi là quan điểm có xu hướng sư phạm
trong quá trình giáo dục các tố chất vận động”.
Nghiên cứu về huấn luyện thể lực chun mơn có nhiều tác giả đề cập đến
trên nhiều khía cạnh khác nhau. Cudơnhexốp B.B (1976) về tố chất sức mạnh
chuyên môn và các phương pháp phát triển tố chất; GardinalC.H (1998) và huấn
luyện thể lực cho VĐV bóng chuyền; Gustav-Bơeznen (1976) về phát triển tốc độ.

Ở Việt Nam có tác giả Nguyễn Thành Lâm (1999) về các tố chất thể lực đặc trưng
của VĐV bóng chuyền nữ lứa tuổi 15 – 18; tác giả Trần Đức Phấn (2001) về ứng
dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực linh hoạt cho VĐV bóng chuyền
nữ trẻ 14 – 16 tuổi; tác giả Phạm Thế Vượng (1996) về bài tập phát triển sức
mạnh tốc độ trong bóng chuyền; tác giả Nguyễn Hồng Trung (2003) nâng cao
sức mạnh tốc độ của động tác tay đập cho VĐV bóng chuyền nữ Nghệ An; tác giả
Đinh Lẫm (1999) về cấu trúc kỹ thuật động tác nhảy phát bóng; tác giả Nguyễn
Ngọc Sự (2002) về cấu trúc kỹ thuật đập bóng bằng bật một chân sau đầu từ số 3
sang số 2.
Quan điểm theo xu hướng của sinh học mà chúng tôi ghi nhận của nhà
khoa học ở Việt Nam : Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Cừ; tiến sĩ Phạm Hồng Minh; P.GS
– TS Lưu Quang Hiệp; P.GS Trịnh Hùng Thanh; P.GS Nguyễn Kim Minh; tiến sĩ
Lê Quý Phượng…. “Nói đến huấn luyện thể lực trong thể thao là nói đến những
biến đổi thích nghi về mặt sinh học (cấu trúc và chức năng) diễn ra trong cơ thể
người tập dưới tác động của tập luyện được biểu hiện ở năng lực hoạt động cao
hay thấp”.
Đồng thời chúng tôi nhận thấy một số chuyên gia của Việt Nam đề cập vấn
đề này dưới tốc độ tâm lý : P.GS Phạm Ngọc Viễn; P.GS Lê Văn Xem … Cho
rằng “Quá trình chuẩn bị thể lực là quá trình giải quyết những khó khăn liên quan
đến việc thực hiện các hành động kỹ thuật là sự phù hợp những yếu tố tâm lý
trong hoạt động tập luyện và thi đấu”.


16

Việc nâng cao thành tích thể thao ở giai đoạn này, cũng cần phải sử dụng
một lượng vận động đáng kể để phát triển đồng thời các tố chất mang tính đặc thù
làm tiền đề cơ bản phát triển thể lực chung và thể lực chuyên môn và làm cơ sở
cho việc nâng cao kỹ - chiến thuật.
Để có định hướng phát triển các tố chất thể lực chung và chun mơn thì

việc hệ thống hố các bài tập phải dựa trên cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn và
điểm quan trọng là phải phù hợp với trình độ, lứa tuổi và đặc điểm tâm lý học
sinh.


×