Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Truyện tranh lịch sử nhật bản nguồn gốc, giá trị và những bài học kinh nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.31 MB, 134 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
------

TỐNG THỊ THANH DUYÊN

TRUYỆN TRANH LỊCH SỬ
NHẬT BẢN:
NGUỒN GỐC, GIÁ TRỊ VÀ
NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU Á HỌC
MÃ NGÀNH: 60 31 50

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. LÊ GIANG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này, tôi đã nhận được rất nhiều trợ
giúp và động viên nhiệt tình từ:
-

Các thầy, cơ ở khoa Đơng Phương học và phịng Sau Đại học;

-

Các thầy, cô trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, các bạn học


viên cao học;

-

Những người thân trong gia đình;

-

Những người bạn bè thân thiết

-

Đặc biệt là PGS.TS Lê Giang, người thầy đã tận tình hướng dẫn, góp ý, chỉ bảo và
giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Nhờ có sự hỗ trợ khơng ngừng nghỉ của họ, tơi đã có đủ ý tưởng, tài liệu và động

lực để hoàn thành đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cơ, bạn bè và
gia đình đã ln tin tưởng và hết lịng ủng hộ tơi!
Trân trọng!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 06 năm 2015


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lý do và mục đích lựa chọn đề tài ......................................................................1
2. Ý nghĩa nghiên cứu .............................................................................................2
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................5
6. Bố cục luận văn ...................................................................................................6

Chương 1: NGUỒN GỐC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRUYỆN TRANH
LỊCH SỬ NHẬT BẢN ................................................................................................... 8
1.1. Lịch sử ra đời của truyện tranh lịch sử Nhật Bản ............................................8
1.1.1. Những hình thức tiền thân của truyện tranh hiện đại Nhật Bản ................8
1.1.2. Học tập truyện tranh phương Tây ............................................................14
1.1.3. Các giai đoạn phát triển của truyện tranh lịch sử Nhật Bản ....................17
1.2. Phân loại truyện tranh lịch sử Nhật Bản ........................................................30
Tiểu kết ..................................................................................................................34
Chương 2: GIÁ TRỊ VÀ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA TRUYỆN TRANH LỊCH
SỬ NHẬT BẢN ............................................................................................................ 36
2.1. Đặc điểm cơ bản của truyện tranh lịch sử Nhật Bản ......................................36
2.1.1. Đặc điểm nội dung của truyện tranh lịch sử Nhật Bản ............................38
2.1.2. Đặc điểm hình thức của truyện tranh lịch sử Nhật Bản ...........................41
2.2. Giá trị của truyện tranh lịch sử Nhật Bản.......................................................45
2.2.1. Giáo dục tri thức lịch sử Nhật Bản cho nhiều đối tượng khác nhau .......45


2.2.2. Truyện tranh lịch sử Nhật Bản mang tính giải trí cao .............................57
2.3. Tác động của truyện tranh lịch sử Nhật Bản đối với bạn đọc trẻ Việt Nam ..66
2.3.1. Tác động tích cực: Kích thích độc giả Việt Nam tìm hiểu về lịch sử đất
nước ...................................................................................................................68
2.3.2. Tác động tiêu cực: Tạo ra những nhìn nhận sai lệch về lịch sử bởi các chi
tiết hư cấu trong truyện ......................................................................................73
Tiểu kết ..................................................................................................................78
Chương 3: NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI TRUYỆN TRANH
LỊCH SỬ VIỆT NAM .................................................................................................. 80
3.1. Thực trạng sáng tác và phổ biến truyện tranh lịch sử ở Việt Nam hiện nay ..80
3.1.1. Nền tảng và những ảnh hưởng tác động đến truyện tranh Việt Nam ......80
3.1.2. Tình hình sáng tác và xuất bản truyện tranh lịch sử ở Việt Nam hiện nay
...........................................................................................................................85

3.1.3. Đánh giá của độc giả đối với truyện tranh lịch sử Việt Nam ..................91
3.2. Những điểm truyện tranh lịch sử Việt Nam có thể học tập từ manga lịch sử
Nhật Bản ................................................................................................................97
3.2.1. Những sáng tạo trong việc xây dựng nhân vật lịch sử và lồng ghép nhân
vật vào câu chuyện.............................................................................................97
3.2.2. Những sáng tạo trong việc tiếp cận các sự kiện lịch sử.........................105
Tiểu kết ................................................................................................................109
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 114
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 122


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do và mục đích lựa chọn đề tài
Nhật Bản, một đảo quốc nằm ở vùng Đông Á, là một trong những quốc gia
sở hữu một nền văn hóa đặc sắc. Nền văn hóa của đảo quốc này mang đậm tính Á
Đơng nói chung và tính Nhật Bản nói riêng, khơi gợi trí tị mị khiến thế giới muốn
tìm hiểu, khám phá những nét đẹp đầy cuốn hút của nó. Đảo quốc này dường như
đã thành cơng khi tạo ra được những điểm nhấn cho nền văn hóa của mình, để khi
nhắc đến, thế giới có thể có được những khái niệm – dù là mơ hồ – về hình ảnh một
“Nhật Bản” khơng bị lẫn vào các quốc gia Đông Bắc Á khác.
Một trong những phương tiện tiện lợi và đầy hiệu quả đã giúp Nhật Bản giới
thiệu văn hóa của mình đến bạn bè quốc tế là manga (漫画 = mạn họa = truyện
tranh). Xuất hiện ở Nhật Bản từ rất sớm dưới dạng những bức tranh kể chuyện liên
hoàn, nhưng đến cuối thế kỷ XX, manga mới dần trở nên hoàn chỉnh như ngày nay
nhờ những kỹ thuật ảnh hưởng từ truyện tranh phương Tây (comic). Với khả năng
học tập và sáng tạo, Nhật Bản đã biến manga trở thành một sản phẩm rất riêng,
mang đậm dấu ấn của mình và được cả thế giới đón nhận như một dịng riêng biệt

song song với comic. Trong vòng 100 năm ra đời, tồn tại và phát triển, manga đã
dành được một vị trí khơng thể thiếu trong nền kinh tế và văn hóa Nhật Bản.
Với sự phong phú về thể loại, hình vẽ đẹp và nội dung gần gũi, manga mang
đến không chỉ những giá trị giải trí mà cả tính văn hóa và nghệ thuật. Bản thân
người viết luận văn này đã đọc manga nhiều năm và rất thích thú với những chi tiết
thể hiện văn hóa Nhật Bản trong đó. Có rất nhiều tác phẩm thể hiện những giai đoạn
lịch sử của Nhật Bản một cách sống động, sáng tạo và khá chân thực, có thể xem
chúng như một thể loại riêng trong loại hình văn hóa này. Qua những tác phẩm ấy,
lịch sử, văn hóa Nhật Bản đã đến với người đọc một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, đầy
ấn tượng góp phần giúp thế giới hiểu biết thêm về đất nước và con người Nhật Bản.
Bên cạnh đó, đây cịn là một mảng nghiên cứu còn để ngỏ và hứa hẹn mở ra nhiều
cách tiếp cận mới đối với văn hóa của đất nước hoa anh đào.


2

Do đó, luận văn này đã tập trung tìm hiểu và nghiên cứu nguồn gốc, giá trị
của manga lịch sử và những bài học kinh nghiệm mà truyện tranh Việt Nam có thể
học hỏi từ loại hình này để có thể cho ra đời những tác phẩm hay, đẹp, đáp ứng nhu
cầu tìm hiểu lịch sử và giải trí của độc giả trong nước, cũng như giới thiệu lịch sử
Việt Nam với bạn bè quốc tế.

2. Ý nghĩa nghiên cứu
Trong những năm gần đây, dưới sự ảnh hưởng của manga, tại Việt nam đã
có phong trào vẽ truyện tranh theo phong cách Nhật khi những đầu sách đã và đang
được xuất bản không thỏa mãn được nhu cầu đọc của độc giải lứa tuổi thanh thiếu
niên. Lý do là vì xã hội Việt Nam vẫn xem truyện tranh là những tác phẩm dành cho
lứa tuổi nhi đồng, do đó chưa có sự quan tâm đúng đắn đến thể loại này, dẫn đến
việc nội dung và cách thể hiện của truyện tranh Việt Nam hầu như khơng có đột
phá. Theo đó, trong những năm 2000 đã có những biến chuyển sâu sắc làm thay đổi

diện mạo của nền truyện tranh Việt Nam khi tác phẩm “Thần đồng đất Việt” của
công ty Phan Thị và các tạp chí chuyên đề dành cho truyện tranh ra đời. Đặc biệt,
cuối năm 2011 và đầu năm 2012, trên thị trường đã xuất hiện bộ truyện tranh
“Danh tác Việt Nam” với những tác phẩm phóng tác từ những tác phẩm văn học
lớn được giới thiệu trong chương trình giảng dạy ở bậc Trung học như “Chí Phèo”
của Nam Cao, “Tắt Đèn” của Ngô Tất Tố, “Giông Tố” của Vũ Trọng Phụng và
“Chiếc Lược Ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Việc phóng tác các tác phẩm này
dường như đã mở ra một hướng mới cho truyện tranh Việt.
Trong bối cảnh đó, luận văn này được viết nhằm giới thiệu khái quát về
nguồn gốc ra đời và giá trị của thể loại truyện tranh lịch sử Nhật Bản, đồng thời
phân tích những ưu điểm mà truyện tranh và cả những loại hình nghệ thuật khác ở
Việt Nam như điện ảnh hay sân khấu có thể học hỏi từ những tác phẩm thuộc thể
loại này để những người hoạt động trong những lĩnh vực liên quan có thể nhìn ra
được một hướng đi đúng đắn cho những tác phẩm nghệ thuật được sáng tác dựa trên
lịch sử của đất nước chúng ta hiện nay. Ngoài ra, luận văn hi vọng có thể giúp
người đọc thấy rõ hơn vai trị của truyện tranh trong đời sống và văn hóa đọc, nhất


3

là những ảnh hưởng của nó trong việc giáo dục thanh thiếu niên trong bối cảnh lớp
trẻ Việt Nam ngày càng mất đi hứng thú với lịch sử và văn hóa nước nhà. Truyện
tranh có thể trở thành một cơng cụ hữu ích trong việc giảng dạy lịch sử và phát huy
tính sáng tạo của giới trẻ cũng như thúc đẩy, khuyến khích những cái nhìn mới tích
cực đối với lịch sử. Đây là những đóng góp mang tính thực tiễn của luận văn.
Về mặt ý nghĩa khoa học, luận văn đưa ra khái niệm về truyện tranh và hệ
thống phân loại manga lịch sử theo lứa tuổi và nội dung, đồng thời nêu lên con
đường phát triển của manga lịch sử với những đặc điểm về nội dung và hình thức
của nó. Bên cạnh đó, những tác động tích cực và tiêu cực của manga lịch sử đối với
người đọc cũng được đề cập và nghiên cứu. Do đó, luận văn có thể đóng vai trị như

một nguồn tham khảo cho các đề tài nghiên cứu về manga nói chung và manga lịch
sử nói riêng. Đây là một mảng nghiên cứu hãy còn để ngỏ ở Việt Nam.

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Với sự phát triển của mình, Nhật Bản đã thu hút sự chú ý của nhiều học giả
trên thế giới ở hầu hết mọi lĩnh vực, trong đó lịch sử và văn hóa của quốc gia này là
một đối tượng nghiên cứu quan trọng, vì qua đó, người ta có thể hiểu thêm về con
người Nhật Bản và làm rõ hơn những lý do, điều kiện khiến đất nước này có thể
nhanh chóng thốt khỏi khó khăn sau chiến tranh và vươn lên thành một cường
quốc kinh tế và công nghệ như hiện nay.
Riêng về manga, trên thế giới đã có khá nhiều sách viết về thể loại này, tuy
nhiên chưa sách nào được dịch ở Việt Nam. Các sách được viết bằng tiếng Anh có
thể tìm thấy là những cuốn thường đề cập đến manga hiện đại với quá trình hình
thành và phát triển của nó cũng như các yếu tố kèm theo như “Dreamland Japan:
Writing on modern manga” của Frederik L. Schodt do NXB Stone Bridge xuất bản
năm 1996 hay “Manga: Sixty years of Japanese comics” của Paul Gravett do New
York Collins Design xuất bản năm 2004. Ngoài ra, sự phát triển và mức độ nổi
tiếng của manga trên thế giới ở phạm vi ngồi nước Nhật cũng được quan tâm, ví
dụ như cuốn “Japanese Visual Culture: Explorations in the World of Manga and
Anime” do Mark W. Mark Williams biên tập, NXB M. E. Sharpe xuất bản năm


4

2008. Đa số các tác giả viết sách về manga là người Mỹ, trong bối cảnh đứng trước
sự xâm nhập ồ ạt của thể loại truyện tranh này vào Hoa Kỳ và cạnh tranh với comic
– truyện tranh Âu Mỹ. Các sách này tập trung vào phân tích về sự xuất hiện của
manga, các thể loại, đối tượng đọc và những ảnh hưởng của nó đến comic nói riêng
và một bộ phận độc giả các nước nói tiếng Anh nói riêng trong thời đại ngày nay.
Ngoài ra, các tác giả vẽ manga nổi bật cũng được đề cập và giới thiệu.

Ở Việt Nam, những năm gần đây manga đã dần được nhắc đến trong các bài
báo, các bài đăng trên tạp chí như hai bài viết giới thiệu sơ lược về manga là “Vài
nét về Manga Nhật Bản” và “Manga qua các thời kỳ”của Hạ Thị Lan Phi trong tạp
chí “Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á” số 6 phát hành năm 2004 và số 3 phát
hành năm 2005. Những bài đăng này cung cấp những kiến thức sơ lược về truyện
tranh Nhật Bản nhưng không đi sâu vào các thể loại hay đối tượng của nó, và cũng
khơng đề cập đến manga lịch sử. Tuy nhiên, cũng trên tạp chí này đã có những bài
viết đề cập sâu hơn đến sự du nhập của manga vào Việt Nam và những ảnh hưởng
của nó đến thiếu nhi như bài “Manga và sự ảnh hưởng của nó đối với thiếu nhi
Nhật bản và Việt Nam” đăng trên số 1 của Lưu Thị Thu Thủy và “Sự du nhập và
ảnh hưởng của Manga ở Việt Nam hiện nay” đăng trên số 2 của Hạ Thị Lan Phi
năm 2007. Theo đó, sự quan tâm đối với nền truyện tranh trong nước cũng được
nâng cao, đã có những bài viết đề cập đến vấn đề bản sắc văn hóa Việt Nam như bài
“Bản sắc dân tộc: Từ thần thoại – truyền thuyết đến truyện tranh và phim hoạt hình
của dân tộc Việt” của Ngơ Đức Thịnh đăng trên tạp chí “Văn hóa dân gian”, số 2
năm 2006.
Các cơng trình nghiên cứu về manga và truyện tranh chỉ mới dừng lại ở đề
án tốt nghiệp “Truyện tranh và truyện tranh Nhật Bản” của sinh viên Phan Tuấn
Anh thuộc trường Đại học Khoa học, Đại học Huế thực hiện năm 2008. Đề án tốt
nghiệp này cũng chỉ mới giới thiệu sơ lược về manga, tuy đã có nói đến những giá
trị của nó đối với xã hội Nhật Bản và những mối tương quan giữa truyện tranh Việt
Nam và thế giới. Bên cạnh đó, có một cơng trình nghiên cứu sâu hơn về manga và
ảnh hưởng cụ thể của nó trong việc phóng tác các danh tác văn học thành truyện


5

tranh ở Việt Nam là “Truyện tranh và vấn đề ‘Truyện tranh hóa’ tác phẩm văn
học”. Đây là luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Mỹ Trang thuộc trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh thực hiện vào

năm 2012. Đề tài này được viết trong bối cảnh các tác phẩm văn học của các nhà
văn nổi tiếng được đưa vào chương trình giảng dạy trong trường phổ thơng đang
được chuyển thể thành truyện tranh như đã nhắc đến ở phần Ý nghĩa nghiên cứu.
Luận văn này đã nêu lên được tình hình làm truyện tranh trong nước cũng như
những giá trị mà việc “truyện tranh hóa” đã mang đến.
Bên cạnh các cơng trình có tính chất học thuật, những đề tài nghiên cứu tập
trung vào các kỹ thuật vẽ truyện và các vấn đề chuyên môn cũng được thực hiện ở
các trường như Đại học Kiến trúc hay Đại học Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, tuy
nhiên các đề tài này thường chỉ tập trung vào việc vẽ truyên nên ít được phổ biến
rộng rãi. Qua đó có thể thấy việc nghiên cứu về manga hay truyện tranh trong nước
ta vẫn còn để ngỏ.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các tác phẩm truyện tranh lịch sử Nhật Bản
được sáng tác từ khoảng thập niên 1950 đến nay. Đó là những tác phẩm truyện
tranh có đề cập đến các nhân vật hoặc các sự kiện có thật trong lịch sử đất nước hoa
anh đào để đảm bảo tính chân thực và giá trị của đề tài. Chọn mốc năm 1950 là vì
đây là thời gian manga có những bước cải tiến rõ rệt so với loại hình truyện tranh
cuốn (emaki mono) hay tranh khắc gỗ (ukiyo-e) trước đó. Cũng từ đó trở đi, manga
đã bắt đầu có những phân hóa sâu sắc thành các thể loại hướng đến các thành phần
độc giả khác nhau theo giới tính, lứa tuổi và nội dung câu chuyện.

5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được viết dựa trên phương pháp tổng hợp các tài liệu tiếng Anh và
tiếng Việt viết về sự ra đời và hình thành của manga nói chung và manga lịch sử
Nhật Bản nói riêng. Tiếp theo, luận văn sẽ kết hợp phương pháp tổng hợp với
phương pháp điều tra chọn mẫu bằng bảng hỏi để nghiên cứu giá trị và tác động xã
hội của manga lịch sử đối với người đọc như truyền tải một lượng kiến thức về lịch



6

sử nước Nhật và mang tính giải trí cao. Từ đó, độc giả sẽ muốn tìm hiểu thêm về
lịch sử đất nước mình, nhưng đồng thời cũng dễ nảy sinh những ngộ nhận về sự
kiện và nhân vật lịch sử được nhắc đến trong truyện. Vì hạn chế về kinh phí cũng
như khả năng của tác giả, các mẫu điều tra sẽ giới hạn trong 300 mẫu là thanh thiếu
niên nam nữ ở thành phố Hồ Chí Minh trong độ tuổi từ 15 đến 25 tuổi.
Cuối cùng, vì đề tài gắn bó mật thiết với lịch sử nước Nhật nên phương pháp
liên ngành kết hợp với những nghiên cứu về lịch sử Nhật Bản cũng sẽ được sử dụng
bên cạnh phương pháp quy nạp để phân tích những điểm nổi bật trong việc thể hiện,
mô phỏng lại các sự kiện và nhân vật lịch sử trong truyện tranh lịch sử Nhật Bản,
qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết cho nền truyện tranh Việt Nam.

6. Bố cục luận văn
Luận văn bao gồm Phần mở đầu, ba chương, Kết luận, danh mục Tài liệu
tham khảo và Phụ lục. Trong đó ba chương gồm:
Chương 1: NGUỒN GỐC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRUYỆN TRANH
LỊCH SỬ NHẬT BẢN. Chương này tập trung giới thiệu về sự hình thành của thể
loại truyện tranh lịch sử trong sự phát triển chung của truyện tranh Nhật Bản. Cụ
thể, chương này đề cập đến các hình thức tiền thân của truyện tranh Nhật Bản,
những học hỏi từ truyện tranh phương Tây, các đặc điểm về nội dung và hình thức
cũng như phân loại truyện tranh lịch sử Nhật Bản.
Chương 2: GIÁ TRỊ VÀ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA TRUYỆN TRANH
LỊCH SỬ NHẬT BẢN. Ở chương này, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu những giá
trị mà truyện tranh lịch sử đã mang lại đối với việc giúp công chúng tiếp cận các tri
thức về lịch sử của Nhật bản cũng như yếu tố giải trí của tiểu loại này đối với người
đọc. Cũng trong chương này, những tác động tích cực và tiêu cực của truyện tranh
lịch sử Nhật Bản đối với độc giả trẻ sẽ được đề cập và phân tích.
Chương 3: NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI TRUYỆN
TRANH LỊCH SỬ VIỆT NAM. Ở chương cuối, luận văn sẽ đề cập đến quá trình

hình thành và phát triển của truyện tranh Việt Nam, cũng như sự ảnh hưởng của
manga lịch sử đối với truyện tranh Việt Nam. Tiếp theo, luận văn phân tích các bài


7

học kinh nghiệm trong việc sáng tác truyện tranh lịch sử mà Việt Nam có thể rút ra,
học hỏi và áp dụng nếu muốn phát triển loại hình đặc trưng này của văn hóa đọc để
có thể có thêm một phương tiện giới thiệu lịch sử Việt Nam đến thế hệ trẻ và thế
giới, làm phong phú thêm các cách thức thể hiện lịch sử bên cạnh các loại hình nghệ
thuật truyền thống như sân khấu và điện ảnh.


8

Chương 1: NGUỒN GỐC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
TRUYỆN TRANH LỊCH SỬ NHẬT BẢN
1.1. Lịch sử ra đời của truyện tranh lịch sử Nhật Bản
1.1.1. Những hình thức tiền thân của truyện tranh hiện đại Nhật Bản
Sự ra đời của truyện tranh lịch sử Nhật Bản gắn liền chặt chẽ với sự ra đời
của truyện tranh hiện đại Nhật Bản (manga). Truyện tranh hiện đại Nhật Bản vốn có
lịch sử lâu đời; đó là một chuỗi q trình ra đời, định hình và phát triển của cả một
thể loại. Trước khi được định hình như ngày nay manga đã tồn tại dưới những hình
thức đơn sơ, giản dị hơn, những hình thức có thể xem là tiền thân của nó.
Nhìn vào một tác phẩm truyện tranh, ta có thể thấy ngay tác phẩm được cấu
thành từ hai phần là phần tranh và phần lời. Bên cạnh lời văn, phần tranh vẽ trong
manga không chỉ khiến câu chuyện sống động hơn mà cịn góp phần khơng nhỏ vào
việc truyền tải thơng điệp của câu chuyện, thể hiện rõ cho người đọc thấy bối cảnh,
cảnh vật cũng như biểu cảm nhân vật một cách cụ thể và chi tiết. Do đó khi nhắc
đến truyện tranh Nhật Bản thì khơng thể khơng nhắc đến hội họa Nhật Bản, bởi vì

tranh vẽ là một phần quan trọng góp phần làm nên một cuốn manga bên cạnh kết
cấu nội dung của nó.
Hội họa Nhật Bản ban đầu chịu ảnh hưởng khá nhiều từ hội họa Trung Hoa,
đặc biệt là những bức tranh học hỏi từ phong cách Tùy – Đường được vẽ trên tường
của các ngôi chùa cổ vào khoảng thế VI và VII [10]. Về sau, hội họa Nhật Bản dần
bứt ra khỏi cái bóng của Trung Hoa về cả nội dung lẫn hình thức để tạo cho mình
một loại tranh mang phong cách riêng gọi là yamato-e (大和絵). Yamato-e là một
loại tranh phát triển trong suốt thời Heian (794 – 1185), thường tập trung vẽ các đề
tài về phong cảnh thiên nhiên, con người Nhật Bản cùng những câu chuyện kể rút ra
từ văn học hoặc lịch sử nước Nhật trên các bức bình phong [39] hoặc giấy cuộn. Về
tác phẩm được thể hiện dưới dạng này, ta có thể kể đến bản minh họa vào khoảng
đầu thế kỷ XII của tiểu thuyết “Genji Monogatari” (源氏物語 – Genji truyện) do
bà Shikibu Murasaki (紫 式部) (978 – 1014 hoặc 1025) sáng tác.


9

Hình 1.1: Minh họa cho chương Yadogiri của “Genji Monogatari”, công
bố năm 1973 tại Bảo tàng Tokugawa, Nagoya, Nhật Bản (Nguồn ảnh:
/>emaki_YADORIGI_2.JPG)
Hình thức tranh cuộn – emakimono – là một hình thức đáng chú ý của
yamato-e. Loại tranh này vẽ những bức tranh liên tiếp nhau theo chiều ngang trên
một khổ giấy dài, có thể cuộn lại thành cuộn. Bản minh họa cho “Genji
Monogatari” vẽ bằng loại tranh này thường được biết đến với tên “Genji
Monogatari Emaki”, gồm 10 đến 12 cuộn tranh với hơn 100 trích đoạn và hình vẽ
đi kèm của 54 chương truyện, trung bình mỗi chương có hai hình minh họa [27, tr.
49]. Bản minh họa tiểu thuyết này thể hiện cảnh trích trong truyện bằng những hình
vẽ lấy góc nhìn trên cao từ trần nhà xuống (kỹ thuật fukinuki yatai) và tả khuôn mặt
các nhân vật bằng những đường nét hoàn toàn giống nhau với đơi mắt hẹp và mũi
hình móc câu (kỹ thuật hikime kagibana), được phối màu hài hòa, nhuần nhuyễn

làm tăng thêm hiệu ứng cảm xúc cho ngôn từ [34, tr. 139 – 140]. Ngoài bản minh
họa ở thế kỷ XII, tiểu thuyết này cịn được minh họa bằng nhiều hình thức khác
nhau ở các thế kỷ sau. Theo đó có thể thấy rằng người Nhật sớm đã có nhu cầu sinh
động hóa, cụ thể hóa những tác phẩm từ khá sớm. Điều này đã làm nền tảng cho
việc phát triển mạnh mẽ thể loại truyện tranh ở Nhật.


10

Với emaki, ngoài bản minh họa cho “Genji Monogatari” kể trên thì cịn một
tác phẩm nổi bật khác; tác phẩm này được xem là truyện tranh đầu tiên mang nội
dung tương đương một cuốn truyện chữ, mang tên “Choujuu jinbutsu giga” (鳥獣
人物戯画 – Điểu thú nhân vật hí họa) hay thường được gọi ngắn gọn là
“Choujuugiga” (鳥獣戯画 – Điểu thú hí họa). Tác phẩm này có thể được tạm dịch
là “Những bức tranh vui về động vật và chim chóc”, được cho là do nhà sư Toba
(鳥羽) (1053 – 1140) vẽ, thuộc về chùa Kouza ở Kyoto từ thế kỷ XII và XIII [52].
Không như “Genji Monogatari Emaki”, “Choujuugiga” chỉ có một cuộn
tranh gồm một chuỗi các tranh khơng tơ màu được vẽ liên tiếp nhau, xét về phong
cách thì cuộn tranh này vẫn chịu nhiều ảnh hưởng của hội họa Trung Hoa, nhưng
nội dung của nó đã có bước đột phá bằng cách nhân hóa các lồi vật và cho chúng
đóng các vai trị của con người để thể hiện một câu chuyện liền mạch, tiếp nối nhau,
mang tính hài hước, châm biếm đời thường [10].
Các loài vật được thể hiện bao gồm thỏ, cáo, khỉ, cú và ếch. Chúng được thể
hiện dưới bút pháp linh hoạt với những biểu cảm phong phú, sinh động và trông rất
giống con người. Tuy khơng có lời mơ tả nhưng qua cách sắp xếp, bố cục, người ta
vẫn có thể dễ dàng nắm được nội dung chính của tác phẩm. Các cảnh trong cuộn
tranh được thành chia 5 phần, thể hiện 5 nội dung. Đầu tiên là cảnh thỏ và khỉ tắm
rửa, nghịch nước cùng nhau, cảnh thứ hai là cảnh thỏ và ếch cùng nhau thi bắn
cung, cảnh thứ ba là một cảnh lễ hội, tiếp đó là cảnh ếch và thỏ đấu vật. Cuối cùng
là cảnh một chú khỉ thầy tế đang làm lễ cho một chú ếch ngồi trên một cái ngai lá

sen, một hình ảnh được xem là phản ánh đạo Phật. Chú ếch ngồi cạnh một cái cây
trụi lá có một con cú đậu bên trên, có hai chú cáo và một chú khỉ đóng vai trị hỗ trợ
cho buổi lễ, một chú cáo và một chú thỏ đang lần tràng hạt, giống như đang cầu
nguyện trong buổi lễ Phật này [42, tr. 1].
Qua đó chứng tỏ được khả năng kể chuyện độc lập của tranh vẽ, khơng phải
phụ thuộc hồn tồn lời dẫn của câu chuyện. Các cuộn tranh này hiện đang được cất
giữ tại Bảo tàng Quốc gia Kyoto và Bảo tàng Quốc gia Tokyo [46].


11

Hình 1.2: Một đoạn trong tác phẩm “Choujuugiga”
(Nguồn ảnh: />AAAAAAAAADM/3fHM3jtpwS8/s1600/cc12.jpg)
Tuy nhiên, emaki khơng dễ lưu hành rộng rãi vì các câu chuyện được vẽ trên
giấy bằng tay rất khó sao chép và lưu trữ [10] trong khi đất nước Nhật Bản lại hay
xảy ra thiên tai như động đất, bão tố. Ngoài ra, nếu những câu chuyện vẽ trên loại
tranh này có nội dung dài thì sẽ khơng thuận tiện khi đọc.
Theo thời gian, hội họa Nhật Bản tiếp tục phát triển khơng ngừng với những
loại hình và chất liệu phong phú, đạt được những thành tựu đáng kể. Đến khi tranh
khắc gỗ ukiyo-e (浮世絵) ra đời thì đề tài các bức tranh đã rất phong phú, trải rộng
từ tôn giáo, phong cảnh, lịch sử đến chân dung các diễn viên và các nhân vật kịch,
châm biếm, thậm chí khỏa thân và kỹ viện.
Ukiyo-e hiểu theo nghĩa đen là “những bức tranh của phù thế”. Từ “ukiyo”
bắt nguồn từ triết lý nhà Phật về sự bi quan và sầu muộn của cuộc đời, nhưng đến
thế kỷ XVII “ukiyo” đã mang một nghĩa mới trong tiếng Nhật, đó là dùng để chỉ
“một thế giới thanh lịch với những thú vui tao nhã” (elegant word of stylish
pleasures) [53]. Loại tranh này phát triển trong thời Edo, các tác phẩm của nó được
trình bày bằng kỹ thuật in các bản khắc gỗ lên giấy, phổ biến trong giới bình dân,
thương nhân, thợ thủ công và các ronin (lãng khách) – các samurai vô chủ vì dễ sản
xuất và dễ tiếp cận hơn so với các tác phẩm tranh vẽ bằng mực. Đã có nhiều tên tuổi



12

nổi bật với loại hình tranh vẽ này được ghi chép lại nhờ những phát triển của họ
dành cho phong cách và nội dung tranh.
Sự ra đời và phát triển của ukiyoe đã đặt thêm một viên gạch lên nền
tảng của truyện tranh Nhật Bản. Sau
những minh họa tiểu thuyết và tranh
liên hoàn theo chuỗi đã nêu ở trên, một
loại hình mới đã được Shumboko Ono
sáng tạo vào năm 1702. Tác giả này đã
vẽ một cuốn sách tập hợp những bức
tranh khắc gỗ với chú thích đi kèm
dành riêng cho chúng bằng kỹ thuật của
ukiyo-e, và loại “truyện tranh” này được
gọi là Toba-e [45] – dòng tranh được
tạo tiền đề từ những tác phẩm tranh
cuộn của sư Toba. Cuốn sách của
Shumboko Ono khơng chỉ dựa trên nội
Hình 1.3: Một trang Toba-e có tranh và

dung của một câu chuyện có sẵn để vẽ

lời dẫn của Mitsunobu Hasegawa (hoạt

nên các minh họa cho câu chuyện đó,

động từ 1720 đến 1760)


hoặc kết hợp các bức vẽ khơng lời có

(Nguồn ảnh:

cùng một chủ đề để làm nên một câu

/>
chuyện mà là một câu chuyện mang nội

PHOTO_ID=2832629&width=

dung mới được thể hiện bằng cả tranh

500&height=500)

vẽ và lời dẫn.
Thế nhưng các tác phẩm trên

không được gọi là “manga”, và từ “manga” vẫn chưa được ra đời cho đến khi được
nhắc đến trong bộ tranh khắc gỗ có tên “Hokusai Manga” (北斎漫画 – Bắc trai
mạn họa) gồm 15 tập, với tập đầu tiên xuất bản năm 1814 của Katsushika Hokusai
(葛飾 北斎) (1760 – 1849) [47], một cái tên lớn trong dòng tranh ukiyo-e. Trong bộ


13

tác phẩm này, “manga” chỉ mang ý nghĩa tập hợp những bức phác họa của họa sĩ
Hokusai về rất nhiều chủ đề như động vật, cuộc sống thường nhật, phong cảnh và
ma quỷ không đi kèm một nội dung cụ thể hay rõ ràng nào; nhưng về sau từ này lại
mang một nghĩa khác, đó là được dùng để một câu chuyện được kể lại bằng tranh

và lời như ngày nay.

Hình 1.4: Một trang trong “Hokusai Manga” của Katsushika Hokusai
(Nguồn ảnh: />Theo người viết, ukiyo-e được xem là một bước quan trọng, đặt nền móng
cho manga là vì cách thể hiện và bố cục của loại tranh này phù hợp với việc kể các
câu chuyện bằng tranh. Không như các loại tranh vẽ với cọ và màu khác cho phép
người vẽ có thể đi sâu vào chi tiết, tỉ mỉ và thử nghiệm sự phong phú, linh hoạt
trong việc phối hợp các màu sắc và sắc độ, tranh khắc gỗ yêu cầu người họa sĩ phải
tập trung vào sự cô đọng của các chi tiết, các đường nét được thể hiện hay tính bố
cục của các mảng màu. Nhìn chung, ukiyo-e hướng đến một sự đơn giản, súc tích
trong hội họa để khi nhìn vào bức tranh người xem có thể nhận ra ngay cần tập
trung vào những chi tiết nào. Do đó, kỹ thuật dựng các đường nét đen đậm và các


14

mảng màu phẳng không tạo khối cũng như sự phát triển của kỹ thuật in đi kèm với
nó đã lập ra một con đường để tiếp cận với manga về sau.
Từ đó ta có thể thấy tranh cuộn e-makimono kể một câu chuyện xuyên suốt
đã tạo tiền đề cho việc thể hiện nội dung của truyện tranh, trong khi tranh khắc gỗ
ukiyo-e hỗ trợ cho thể loại này về mặt hình vẽ, tức là tạo nên được bước đầu của
một phương pháp vẽ thích hợp để
truyền tải những câu chuyện có nội
dung hài hước, châm biếm đời thường,
lãng mạn hoặc chứa nhiều yếu tố ảo
tưởng.
Như vậy, về mặt hình ảnh và cả
nội dung, truyện tranh Nhật Bản đã có
một gốc gác xa xưa và một nền tảng
vững chắc trước khi học hỏi và nhận

những ảnh hưởng từ các yếu tố hiện
đại của phương Tây để làm nên loại
truyện tranh hiện đại gọi là manga như
ngày nay.
1.1.2. Học tập truyện tranh
phương Tây
Nhật Bản là một đảo quốc nên
có sự hạn chế trong tiếp xúc với nền
văn hóa của các nước khác, thêm vào
đó chính sách Sakoku (鎖国) đã phong
tỏa nước Nhật từ năm 1633 đến tận
năm 1853 càng làm đất nước này thêm
tách biệt với bên ngồi. (Tuy rằng đất

Hình 1.5: Bìa tạp chí “Japan Punch”, số
phát hành tại Yokohama năm 1865
(Nguồn ảnh:
/>i/punch_1865_13_issues_1_frontcvr.jpg)


15

nước khơng hồn tồn biệt lập vì vẫn có các thế lực bên ngồi được phép bn bán
ở các khu vực cụ thể theo chính sách này). Do đó, sự phát triển xã hội, chính trị của
Nhật Bản đi theo một hướng khác lạ và cả nghệ thuật cũng không ngoại lệ.
Tuy nhiên, ngay khi Nhật Bản có những tiếp xúc sâu hơn với thế giới
phương Tây thì dường như xuất hiện một khuấy động lớn trong cả xã hội Nhật Bản,
gây nên một vài thay đổi trong các giá trị truyền thống và tạo nên các giá trị mới.
Theo đó, manga cũng bắt đầu chuyển sang một bước ngoặt mới.
Những ảnh hưởng của phương Tây đối với truyện tranh Nhật Bản đi theo

một hướng khá trực tiếp. Một tạp chí châm biếm theo lối phương Tây mang tên
“Japan Punch” do phóng viên người Anh Charles Wirgman (1832 – 1891) biên
tập, R. Meiklejohn & Co. in ấn và phát hành ở Yokohama từ năm 1862 đến 1887,
cùng với những tác phẩm châm biếm tương tự đã khiến người dân và các họa sĩ
Nhật chú ý. Từ đó, bắt đầu xuất hiện các họa sĩ ảnh hưởng bởi phong cách phương
Tây, tạo ra một loại tranh gọi là ponch–e đánh dấu cho sự kết hợp Đông-Tây để cho
manga ra đời [41].
Từ lúc này, manga đã học hỏi những kỹ thuật thể hiện của truyện tranh
phương Tây để truyền tải những nội dung sống động, chân thực và gây nhiều cảm
xúc hơn cho người đọc. Đồng thời, những kỹ thuật in ấn mới du nhập từ phương
Tây đã tạo điều kiện để quảng bá và lưu hành rộng rãi các tác phẩm hơn so với kỹ
thuật in truyền thống. Kết quả là vẽ manga thành một nghề nghiệp chính thức trong
xã hội. Các tạp chí manga ra đời mang những nội dung thể hiện những thay đổi
nhanh chóng của xã hội Nhật Bản vào cuối thời Meiji, đầu thời Showa như tạp chí
“Tokyo Puck” được thành lập vào năm 1905 của Rakuten Kitazawa (北澤 楽天)
(20/7/1876 – 25/8/1955), người được xem là đã củng cố thêm nền tảng cho manga
hiện đại [44]. Năm 1905 cũng là năm từ “manga” khơng cịn mang nghĩa cũ, tức là
các bức vẽ phác họa nữa mà được gán cho nghĩa mới là “biếm họa” [37], để rồi về
sau, trong khoảng những năm 1930 – 1940 từ này đã mang nghĩa “truyện tranh giải
trí” [28].


16

Nói đến những tiến bộ của manga sau khi tiếp xúc với truyện tranh phương
Tây, ta có thể thấy nổi bật nhất không phải là những thay đổi trong phong cách vẽ
hay nội dung, mà là các hiệu ứng điện ảnh được áp dụng vào phương thức kể
chuyện với các phân cảnh được chia vào các khung tranh nối tiếp nhau và các
“bong bóng” hội thoại được dùng để diễn tả lời nói của nhân vật. Kết hợp kỹ thuật
học hỏi từ phương Tây và tinh thần Nhật Bản vào tác phẩm, các tác giả manga đã

biến cách dẫn truyện và cách phát triển nhân vật thành thế mạnh trong tác phẩm của
mình so với truyện tranh của các nước khác. Nhờ đó mà câu chuyện trở nên gần
gũi, dễ hiểu; hơn nữa, tuy rằng có những truyện chỉ lấy đề tài cuộc sống thường
nhật nhưng vẫn đủ hấp dẫn, khơng nhàm chán và ghi dấu trong lịng người đọc.
Nhắc đến tính điện ảnh áp dụng trong manga thì tuy rằng Katsuji Matsumoto
(かつぢ松本) (1904 – 1986), một họa sĩ minh họa và là một họa sĩ chuyên vẽ
truyện tranh cho thiếu nữ đã sớm thử các góc quay cùng các chuyển động mang
nhiều tính động của nhân vật [26], nhưng phải đến khi chàng sinh viên y khoa, họa
sĩ Osamu Tezuka cải tiến hơn nữa cách áp dụng của các hiệu ứng điện ảnh như luật
xa gần, các góc quay, cũng như dành nhiều khung tranh hơn để thể hiện hành động
nhân vật thì các kỹ thuật này mới được ứng dụng mạnh trong vẽ manga. Điều này
đã giúp các tác phẩm manga về sau trở nên rất sinh động và linh hoạt giống như
những cảnh phim. Phương pháp giãn cách tình tiết của Osamu Tezuka có thể xem là
một bước tiến trong kỹ thuật dẫn truyện làm cho diễn tiến câu chuyện thêm mượt
mà và kết nối hơn so với trước đây. Nếu so sánh với các họa sĩ vẽ truyện tranh
ngồi nước Nhật thì trong cuốn “Dreamland Japan: Writings on modern manga”,
nhà văn, nhà phiên dịch và biên dịch người Mỹ, tác giả của nhiều cuốn sách viết về
Nhật Bản, Frederik L. Schodt có viết: “… Những họa sĩ khác ở Mỹ, như Will
Eisner, đã dùng những hiệu ứng kiểu máy quay một thập niên trước đó, nhưng kết
hợp kỹ thuật này với giãn cách tình tiết là một sự mới mẻ.”1[26, tr. 25], cho thấy các

1

Other artist in America, such as Will Eisner, had employed cameralike effects a decade earlier,
but combining this technique with the decompression of story lines was new.


17

họa sĩ Nhật đã sáng tạo hơn và hiệu quả hơn trong việc áp dụng các kỹ thuật dẫn

truyện này.
Trong giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, chính phủ Nhật Bản đã sử
dụng manga chủ yếu cho mục đích tuyên truyền cho cuộc chiến tranh và tinh thần
của nước Nhật khi tham chiến, và các họa sĩ nhận được các hướng dẫn từ chính phủ
để vẽ các truyện có nội dung phù hợp cho cuộc chiến này [43]. Đến khi chiến tranh
kết thúc, manga có một chỗ đứng trong xã hội Nhật Bản như chúng ta thấy hiện nay
và đã chính thức định hình về hình thức lẫn nội dung, trở nên hiện đại hơn để phù
hợp với thời đại.
Trải qua lịch sử hình thành lâu dài dựa trên một nền tảng vững chắc, liên tục
học hỏi, cải tiến và hoàn thiện để ngày càng phong phú và cuốn hút hơn trong nội
dung lẫn cách thể hiện, manga đã mang những đặc điểm và ảnh hưởng riêng của
một loại hình nghệ thuật, đồng thời cũng là một ngành công nghiệp với những công
ty, nhân công, sản phẩm và thị trường riêng. Trong thời đại ngày nay, manga đã trở
thành một biểu tượng văn hóa đại chúng của nước Nhật. Qua các tác phẩm thể hiện
rất nhiều nội dung từ cuộc sống đời thường đến những câu chuyện mang tính giả
tưởng này, người đọc vừa có thể giải trí, vừa có thể hiểu thêm về nước Nhật cũng
như tìm thấy cho mình nhiều thơng tin thú vị.
1.1.3. Các giai đoạn phát triển của truyện tranh lịch sử Nhật Bản
Theo chân sự phát triển của manga nói chung, manga lịch sử đã để lại những
dấu ấn riêng của mình. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, manga đã có những bước
chuyển mình sâu sắc trong nội dung và hình thức để trở thành một loại hình giải trí
của tồn nước Nhật. Từ đó, đề tài lịch sử cũng được khai thác ở thể loại này và các
tác giả đã cho ra đời những tác phẩm nổi bật cho từng giai đoạn phát triển. Các tác
phẩm đã miêu tả không khí của giai đoạn lịch sử được chọn thể hiện, và thể hiện rõ
tinh thần, mục đích sáng tác cũng như quan điểm của tác giả về chủ đề của tác
phẩm.
 Giai đoạn trước năm 1945


18


Trước năm 1945 là giai đoạn truyện tranh Nhật Bản ra đời, phát triển theo
một hướng riêng dựa trên các kỹ thuật hội họa và kể chuyện truyền thống của Nhật
Bản qua tranh cuộn và tranh khắc gỗ, nổi bật là hai tác phẩm “Choujuu jinbutsu
giga” được cho là của nhà sư Toba và “Hokusai Manga” của họa sĩ Katsushika
Hokusai, nối tiếp theo đó là những học tập theo các kỹ thuật tạo hình nhân vật và kể
chuyện từ truyện tranh phương Tây để tạo nên các mẩu chuyện mang tính châm
biếm được đăng trên các tạp chí, đặc biệt là việc kết hợp các hiệu ứng dùng trong
điện ảnh và kỹ thuật giãn cách tình tiết để câu chuyện được kể một cách sống động,
hấp dẫn hơn. Kết quả, trong khoảng
thời gian từ 1930 đến 1940, truyện
tranh hiện đại Nhật Bản đã có được
diện mạo riêng của mình, khơng cịn
giống với những hình thức tiền thân
đơn giản trước đó và dần tách khỏi cái
bóng của truyện tranh phương Tây.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này các
tác phẩm manga có nội dung liên quan
đến lịch sử vẫn chưa được chú trọng. Ở
đầu thế kỷ 20, các vấn đề xã hội và
chính trị đương thời hoặc các mẩu
chuyện hài hước được chú ý hơn và
thường được cập nhật liên tục trên các
Hình 1.6: Bìa tạp chí “Shoujo no
Tomo”, dành cho nữ giới (Nguồn ảnh:

báo và tạp chí. Các câu chuyện có tính
cá nhân và riêng biệt hơn vẫn chưa

/>

được kể. Đặc biệt, các tạp chí manga

492f84895d55ef51e2aad29742621b16g.

đã có sự phân loại đối tượng mà chúng

jpg)

hướng đến. Các tạp chí dành cho nữ


19

giới ra đời sớm nhất. Trong số đó, tạp chí đầu tiên tên “Myoujou” bắt đầu vào năm
1900 và ngừng xuất bản 8 năm sau đó. Tiếp theo đó, các tạp chí dành cho trẻ em và
nam giới cũng lần lượt ra đời.
Tuy rằng nội dung các tác phẩm vẫn chưa phong phú như các giai đoạn sau, do
vậy vẫn chưa xuất hiện các tác phẩm manga mang chủ đề lịch sử, nhưng sự phân
chia đối tượng độc giả theo giới tính và lứa tuổi này đã tạo tiền cho manga có
những định hướng phù hợp cho sự phát triển của mình về cả nội dung lẫn phong
cách thể hiện, để về sau, khi các họa sĩ đã có nhiều kinh nghiệm hơn, họ sẽ bắt đầu
những câu chuyện phức tạp hơn và đồ sộ hơn.

Hình 1.7: Tạp chí “Shounen Club”, dành cho nam vào năm 1914 (Nguồn ảnh:
/>jpg)
 Giai đoạn từ sau năm 1945 đến cuối những năm 1970
Sau năm 1945, trải qua Chiến tranh thế giới thứ hai và thua trận, lại nhận
thêm hai quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima và Nagasaki, nước Nhật trở
nên điêu tàn, đổ nát. Tuy nhiên, người Nhật đã ngay lập tức bắt tay vào xây dựng lại
đất nước. Đây là thời kỳ nước Nhật thực hiện các cuộc cải cách trên mọi lĩnh vực từ



20

kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội. Nhờ vậy, trong giai đoạn này, Nhật bản đã tạo
nên được tiền đề để thay đổi đất nước về mọi mặt. Kinh tế Nhật Bản đã hồi phục và
phát triển nhanh chóng một cách thần kỳ, đến mức được gọi là “sự thần kỳ Nhật
Bản”. Từ một nước thua trận sau cuộc chiến, Nhật bản đã vươn lên thành nền kinh
tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ vào năm 1973 [1, tr. 187]. Lúc này, Nhật Bản càng
tập trung vào phát triển khoa học công nghệ nhằm tạo dựng và thúc đẩy một nền
công nghiệp độc lập, lớn mạnh [54].
Trong những năm đầu của giai đoạn hồi phục kinh tế, đời sống vẫn cịn khó
khăn nhưng người dân lại ngày càng có nhu cầu giải trí cao hơn, do đó, các loại
hình giải trí bắt đầu ngày càng phong phú và lớn mạnh, trong đó có manga. Dưới sự
ảnh hưởng của điện ảnh cũng đang rất phát triển trong giai đoạn này, nhiều họa sĩ
đã sử dụng các nhân vật nổi tiếng trên màn ảnh thời bấy giờ như Tarzan hoặc quái
vật Godzilla, hoặc những người nổi tiếng trên các chương trình truyền hình. Các
họa sĩ vẽ manga lúc này thường còn trẻ và phải cố gắng để kiếm sống, các tác phẩm
của họ, lúc này được gọi là gekiga (劇画 – kịch họa) khơng cịn tươi sáng, hài hước
như ở thời kỳ trước mà trở nên u ám, nghiêm túc hơn. Đối tượng độc giả được
nhắm đến cũng ở các lứa tuổi lớn hơn thay vì phần lớn là trẻ em như trước đây. Các
câu chuyện dài kỳ cũng bắt đầu được sáng tác [31, tr. 38; 29, tr. 36].
Trong bối cảnh kinh tế và xã hội như vậy, cộng với dư âm của cuộc chiến
tranh vừa qua, nhìn chung, nhiều tác phẩm manga lịch sử được sáng tác trong giai
đoạn này thường tập trung vào chủ đề chiến tranh. Chủ đề của các tác phẩm này có
thể phân thành hai giai đoạn nhỏ: giai đoạn từ cuối 1950 đến đầu 1960 và giai đoạn
từ cuối 1960 đến cuối 1970.
Giai đoạn cuối 1950 đến đầu 1960 là giai đoạn xuất hiện nhiều tác phẩm viết
về cuộc chiến vừa qua với hình ảnh người lính làm nhân vật chính như “Oozora no
chikai” (大空のちかい – Lời thề với trời xanh, 1962) của Ippei Kuri, “Shidenkai

no taka” (紫電改のタカ – Chú chim ưng trong chiếc Shindenkai, 1963) của
Tetsuya Chiba, “Zero-sen Hayato” (0戦はやと – Hayato, người phi công số 0,


21

1963) của Naoki Tsuji hoặc “Akatsuki Sentoutai” (あかつき戦闘隊 – Đội chiến
đấu Akatsuki, 1967) của Shunsuke Sagara và Mitsuyoshi Sonoda. Eldad Nakar đã
viết trong chương 8 của cuốn “Manga: Sixty years of Japanese comics” rằng: “Cốt
truyện của những manga viết về Chiến tranh thế giới thứ hai luôn nhất quán.
Chúng luôn nhấn mạnh rằng những người lính Nhật ở tiền tuyến là những anh hùng
dũng cảm chiến đấu chống lại kẻ thù hung hãn. Họ ln là những người tình
nguyện, u nước, sẵn sàng hi sính
tính mạng để bảo vệ quê hương. Tâm
điểm của những câu chuyện này là
chiến trường (chính xác hơn là chiến
trường trên khơng) nơi lịng dũng
cảm, tính kiên cường và tinh thơng
qn sự của người lính Nhật được thể
hiện sinh động”.2 [29, tr. 180 – 181]
Như vậy, đa phần các tác phẩm
này tập trung vào các trận chiến trên
khơng và thể hiện tinh thần của người
lính Nhật, cho rằng họ là những anh
hùng chiến đấu vì đất nước trong cuộc
thế chiến vừa qua theo một cách nhìn
lãng mạn và chủ quan một chiều của
các tác giả.
Tuy nhiên, vẫn theo Eldad
Nakar, những năm từ cuối 1960 đến

cuối 1970, nội dung của các manga
2

Hình 1.8: Bìa tập 5 “Zero-sen Hayato”
của Naoki Tsuji (Nguồn ảnh:
/>cm001/cover/scm099.jpg)

The plots of early World War II manga are invariably consistent. They always emphasize that
Japanese soldiers at the front are heroes, bravely fighting against an implacable foe. They are
always volunteers, patriots who are willing to risk their life in defense of homeland. At the center
of these stories is the battleground (more precisely the aerial battlefield), when the courage,
persistence, and military expertise of Japanese soldiers are vividly displayed.


×