Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ Nhật Bản từ thập kỷ 1990 đến nay Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ






ĐỖ THỊ PHƢỢNG









PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
NHẬT BẢN TỪ THẬP KỶ 1990 ĐẾN NAY: BÀI HỌC
KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM




LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI






Hµ Néi –2009

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ








ĐỖ THỊ PHƯỢNG





PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
NHẬT BẢN TỪ THẬP KỶ 1990 ĐẾN NAY: BÀI HỌC
KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM


Chuyên ngành: KTTG & QHKTQT
Mã số: 60 31 07


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ NHUNG





Hà Nội – 2009

MỤC LỤC

3


Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG

i
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

ii
LỜI NÓI ĐẦU

1
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ NỘI DUNG LÝ LUẬN CHỦ YẾU VỀ
NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
7
1.1. Khái niệm nguồn nhân lực khoa học công nghệ
7
1.1.1. Nguồn nhân lực
7
1.1.2. Nguồn nhân lực khoa học công nghệ
7

1.2. Phân loại
9
1.2.1. Nhân lực KHCN không trực tiếp sản xuất
9
1.2.2. Nhân lực KHCN trực tiếp sản xuất
9
1.3. Đặc điểm nguồn nhân lực khoa học công nghệ
10
1.3.1.Yêu cầu cao về trình độ
10
1.3.2. Tính lưu động của nguồn nhân lực khoa học công nghệ (chảy chất
xám)
11
1.3.3. Đầu tư kinh phí lớn, mạo hiểm và có độ trễ nhất định
15
1.3.4. Hiệu quả phụ thuộc vào chính sách đào tạo, sử dụng và cơ chế quản

18
1.4. Vai trò nguồn nhân lực khoa học công nghệ đối với phát triển kinh tế -
xã hội nói chung, phát triển khoa học công nghệ nói riêng
21
CHƢƠNG 2. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ NHẬT BẢN TỪ THẬP KỶ 1990 ĐẾN NAY
27
2.1. Các nhân tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực khoa học công
nghệ Nhật Bản
27
2.1.1. Nhân tố trong nước
27
2.1.2. Nhân tố quốc tế

29
2.2. Quy mô và tốc độ phát triển của nhân lực khoa học công nghệ Nhật
Bản
30

4





2.3. Thay đổi cơ cấu nhân lực khoa học công nghệ
33
2.4. Kinh nghiệm phát triển nhân lực khoa học công nghệ của Nhật Bản
35
2.4.1. Đầu tư cho nghiên cứu phát triển (R&D)
35
2.4.2. Đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ
39
2.4.3. Quản lý và sử dụng nguồn nhân lực khoa học công nghệ
52
2.4.4. Viện nghiên cứu thuộc doanh nghiệp
2.4.5. Doanh nghiệp khoa học công nghệ trong trường đại học
62
63
2.4.6. Quản lý ‎đề tài và kinh phí nghiên cứu khoa học ở Nhật Bản
65
2.4.7. Hợp tác quốc tế
69
CHƢƠNG 3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN

NHÂN LỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CHO VIỆT NAM
73
3.1. Khái quát thực trạng phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ
Việt Nam
73
3.1.1. Thực trạng về nguồn nhân lực khoa học công nghệ Việt Nam
73
3.1.2. Một số chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ
Việt Nam
75
3.1.3. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân
78
3.2. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
84
3.2.1. Coi trọng nhân lực khoa học công nghệ
84
3.2.2. Nâng cao chuẩn giáo dục.
86
3.2.3. Thành lập viện nghiên cứu thuộc doanh nghiệp
90
3.2.4. Tuyển chọn, quản lý ‎đề tài và kinh phí nghiên cứu khoa học
92
KẾT LUẬN
96
TÀI LIỆU THAM KHẢO
98
i
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng
Tên bảng

Trang
Bảng 2.1
Dân số Nhật Bản chia theo 03 độ tuổi
29
Bảng 2.2
Dân số Nhật Bản chia theo nhiều độ tuổi (năm 2007)
29
Bảng 2.3
Tỷ lệ kinh phí năm 2005 cho nghiên cứu cơ bản, nghiên
cứu ứng dụng và nghiên cứu phát triển (%)
37
Bảng 2.4
Các công ty có mức chi tiêu R&D toàn cầu hàng đầu thế
giới
38
Bảng 2.5
Tổ chức hệ thống giáo dục tại Nhật Bản
41
Bảng 2.6
Số COE toàn cầu được duyệt trong năm 2007
46
Bảng 2.7
Các giai đoạn của Gijyutsusi
60
Bảng 2.8
Kết quả thi vòng 1, vòng 2 của Gijyutsusi
61
Bảng 2.9
Kinh phí năm 2008 cho một số viện và tổ chức nghiên
cứu chủ chốt ở Nhật Bản

66















ii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu biểu đồ
Tên biểu đồ
Trang
Biểu đồ 2.1
Số cán bộ nghiên cứu của một số nước
32
Biểu đồ 2.2
Số lượng cán bộ nghiên cứu trên 1 vạn dân
32
Biểu đồ 2.3
Xu thế tăng số cán bộ nghiên cứu trên 1000 lao động
33

Biểu đồ 2.4
Số lượng cán bộ nghiên cứu của Nhật Bản
34
Biểu đồ 2.5
Cán bộ nghiên cứu Nhật Bản và người hỗ trợ nghiên cứu
34
Biểu đồ 2.6
Số lượng cán bộ nghiên cứu nữ của Nhật
35
Biểu đồ 2.7
Đầu tư R&D trên thế giới, 2007
35
Biểu đồ 2.8
Đầu tư R&D so với GDP tại một số nước từ 2001-2006
36
Biểu đồ 2.9
Giao lưu cán bộ nghiên cứu trong trường đại học, cơ quan
nghiên cứu. Số cán bộ nghiên cứu đến Nhật Bản.
70
Biểu đồ 2.10
Số cán bộ nghiên cứu người Nhật đi nước ngoài
71
Biểu đồ 2.11
Khu vực trao đổi cán bộ nghiên cứu. Số cán bộ nghiên
cứu nước ngoài đến Nhật.
72
Biểu đồ 2.12
Khu vực trao đổi cán bộ nghiên cứu. Số cán bộ nghiên
cứu người Nhật đi nước ngoài.
72

Biểu đồ 3.1
Số bài báo khoa học công bố quốc tế
80










1

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ (KHCN) đã và đang tác động mạnh mẽ,
sâu sắc đến quá trình phát triển xã hội loài người. Không có một quốc gia nào trên
thế giới ngày nay lại không nhận thấy sự cần thiết và cấp bách phải nắm lấy KHCN
để phát triển kinh tế xã hội, làm cho dân giàu, nước mạnh và nâng cao vị thế của
mình trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, một chiến lược phát triển đất nước bằng KHCN chỉ có thể thành
công khi hoạch định được một chính sách KHCN đúng đắn mà nội dung chủ yếu
của chính sách ấy là phát triển nguồn nhân lực KHCN.
Nguồn nhân lực nói chung, nhân lực KHCN nói riêng là nền tảng xây dựng
nền KHCN hiện đại, là nhân tố cơ bản nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững của
mỗi quốc gia. Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, nguồn nhân
lực KHCN được đánh giá là sức mạnh siêu quốc gia có tính quyết định trong cạnh
tranh kinh tế và thiết lập trật tự kinh tế thế giới mới.

Có thể khẳng định rằng, sự phát triển kinh tế thần kỳ của Nhật Bản sau Chiến
tranh thế giới thứ hai đến nay được quyết định bởi nhiều yếu tố, trong đó không thể
không nói đến yếu tố nguồn nhân lực KHCN. Với diện tích 378 nghìn km2, dân số
127,395 triệu người (2009), Nhật Bản là một trong những nước thành công trong
việc phát triển kinh tế với tốc độ nhanh dựa trên nguồn nhân lực KHCN được đào
tạo tốt, có đủ khả năng, trình độ tiếp thu, lĩnh hội kỹ thuật, công nghệ tiến tiến.
Chính phủ Nhật Bản đã ưu tiên tuyển chọn, đào tạo những người tài giỏi thích hợp
cho công cuộc hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt từ những năm 1990, Nhật Bản đã có
nhiều sáng kiến trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học nhằm xóa khoảng cách về
KHCN giữa Nhật Bản và các nước tiên tiến khác. Ngoài việc xác lập được một
chính sách KHCN quốc gia đúng đắn, với quyết tâm đầu tư cao vào công tác nghiên
cứu và phát triển, một trong những bí quyết giành thắng lợi của Nhật Bản là tầm

2
nhìn chiến lược trong đường lối và chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nguồn
nhân lực KHCN và trọng dụng nhân tài.
Việt Nam cũng nhận thức rõ vai trò to lớn của KHCN trong sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đảng ta luôn khẳng định nguồn
lực quan trọng nhất để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là con người. Đặc
biệt nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta coi “Phát triển
khoa học và công nghệ cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng
đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, đã
nhấn mạnh sự cần thiết phải “Tăng cường tiềm lực và đổi mới cơ chế quản lý để
khoa học và công nghệ thực sự trở thành động lực phát triển đất nước” và “tạo bước
chuyển mạnh mẽ về phát triển nguồn nhân lực, trọng tâm là giáo dục và đào tạo,
khoa học và công nghệ như là giải pháp chiến lược mang tính đột phá làm chuyển
động tình hình kinh tế - xã hội”.
Việc nghiên cứu, tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực KHCN của
Nhật Bản chắc rằng sẽ rất bổ ích cho việc tham khảo, khai thác nguồn nhân lực
KHCN Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, chúng tôi đã mạnh dạn đi sâu

nghiên cứu đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ của Nhật Bản
từ thập kỷ 1990 đến nay: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” với mong muốn
góp phần nhỏ bé của mình trong việc phát triển nguồn nhân lực KHCN phục vụ
công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
2. Tình hình nghiên cứu.
Nghiên cứu về nguồn nhân lực KHCN của Nhật Bản thực sự là nội dung
khá hấp dẫn và phong phú, thu hút sự quan tâm của đông đảo các học giả, các nhà
nghiên cứu ở Nhật Bản, trên thế giới và ở Việt Nam. Ở Việt Nam đã có rất nhiều
cuốn sách, nhiều công trình nghiên cứu về mảng đề tài này. Kết quả của những
công trình nghiên cứu trong thời gian qua có thể nhận thấy ở một số điểm nổi bật
sau:
(i) Làm rõ những quan niệm, cách tiếp cận của nguồn nhân lực KHCN

3
Khi nghiên cứu bất kỳ một lĩnh vực gì thì việc hiểu được nội hàm của nó là
rất quan trọng mà nội hàm của nó chủ yếu được diễn tả thông qua các khái niệm hay
định nghĩa. Vì thế đối với nguồn nhân lực KHCN cũng vậy, đến nay có khá nhiều
công trình nghiên cứu như OECD (1995), “Cẩm nang về đo lường nguồn nhân lực
KH&CN”; Trần Xuân Định (1998), “Nhân lực Khoa học và Công nghệ”, Tạp chí
Hoạt động khoa học, số 3; Bộ Khoa học và Công nghệ (2004), “Khoa học và Công
nghệ Việt Nam 2003”; Phạm Văn Quý (2005), “Các giải pháp chủ yếu nhằm phát
triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện
đại hóa”, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Viện Kinh tế Việt Nam, đã phân tích khá sâu sắc
khái niệm, đặc điểm cơ bản, vai trò của của nguồn nhân lực KHCN.
(ii) Phân tích khá sâu sắc thực trạng nguồn nhân lực và nhân lực KHCN
Nguyễn Duy Dũng (2004), “Thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở Nhật
Bản những năm gần đây”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 5;
Phạm Văn Quý (2005), “Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực
khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa”, Luận án
tiến sĩ Kinh tế, Viện Kinh tế Việt Nam; Lê Kim Việt (2006), “Nguồn nhân lực

khoa học - công nghệ ở nước ta hiện nay”, Lý luận chính trị, số 5, đã trình bày
thực trạng phát triển nguồn nhân lực nói chung ở Nhật Bản và nguồn nhân lực
KHCN của Việt Nam nhưng chưa đề cập đến thực trạng nguồn nhân lực KHCN
của Nhật Bản.
(iii) Tập trung phân tích chính sách phát triển nguồn nhân lực nói chung,
nhân lực KHCN nói riêng ở các nước, trong đó có Nhật Bản và bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam
Các công trình như Trần Văn Tùng và Lê Ái Lâm (1996), “Phát triển nguồn
nhân lực - kinh nghiêm thế giới và thực tiễn nước ta”, Nxb Chính trị Quốc gia; Trần
Đức Vui (1998), “Quản lý lao động ở Nhật Bản và kinh nghiệm đối với Việt Nam”,
Luận văn thạc sỹ, Khoa kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Đức Toàn
(2000), “Một vài ý kiến về đào tạo và sử dụng nhân lực khoa học và công nghệ”,
Tạp chí Hoạt động khoa học, số 19; Lê Thị Ái Lâm (2003), “Phát triển nguồn nhân

4
lực thông qua giáo dục và đào tạo: kinh nghiệm Đông Á”, Nxb Khoa học Xã hội,
Hà Nội; Iaxuhicô Nacaxônê (2004), “Chiến lược quốc gia của Nhật Bản trong thế
kỷ XXI”, Nxb Thông Tấn, Hà Nội; Tô Chí Thành (2004), “Kinh nghiệm phát triển
nguồn nhân lực công nghệ thông tin khu vực châu Á - Thái Bình Dương”, Nxb Bưu
điện; Trần Thị Nhung và Nguyễn Duy Dũng (2005), “Phát triển nguồn nhân lực
trong các công ty Nhật Bản hiện nay”, Nxb Khoa học xã hội; Trung tâm Thông tin
Khoa học và Công nghệ Quốc gia (2005), “Phát triển nhân lực khoa học và công
nghệ ở các nước Asean”; Ngọc Trịnh (2005), “Một số kinh nghiệm chủ yếu trong
việc phát huy và sử dụng nguồn nhân lực ở các công ty Nhật Bản”, Tạp chí Nghiên
cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 4; Phạm Quý Long (2005), “Bàn về quan điểm
quản lý nguồn nhân lực ở các công ty lớn và đối chứng với Nhật Bản những năm
1990”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 5; Phạm Văn Quý (2005),
“Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ phục
vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa”, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Viện Kinh tế
Việt Nam; Hoàng Xuân Long (2006), “Chính sách phát triển Nguồn Nhân lực Khoa

học và Công nghệ: Thực trạng và kiến nghị”; Phạm Quý Long (2006), “Quản lý
nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp Nhật Bản và một số bài học kinh nghiệm vận
dụng cho Việt Nam”, Luận án tiến sỹ Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh, đã đề cập đến những chính sách chủ yếu để phát triển nguồn nhân lực nói
chung, ít đi sâu riêng về nguồn nhân lực KHCN. Ngoài ra, những kết quả nghiên
cứu trên không chỉ có giá trị lý luận mà còn có ý nghĩa cả về thực tiễn đối với việc
áp dụng các chính sách đào tạo, quản lý, sử dụng có hiệu quả năng lực và trình độ
của nguồn nhân lực. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của từng công trình chưa có
điều kiện mở rộng sang tất cả các khâu của quá trình đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng,
đãi ngộ để phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời các công trình nghiên cứu đã mạnh
dạn đưa ra các bài học kinh nghiệm vận dụng cho Việt Nam, tuy nhiên đó là những
giải pháp, chính sách chung, chưa trực tiếp đặt vào yêu cầu của thị trường nhân lực
trong điều kiện kinh tế thị trường có tác động mạnh của toàn cầu hóa và cạnh tranh
khốc liệt.

5
Nhìn chung các công trình nêu trên chỉ đề cập tới một vài khía cạnh nhất
định của nguồn nhân lực của Nhật Bản phục vụ cho những nội dung nghiên cứu
của từng công trình cụ thể, hầu như chưa có công trình chuyên sâu nào đề cập tập
trung vào vấn đề phát triển nguồn nhân lực KHCN của Nhật Bản một cách hệ
thống.
Kế thừa những thành quả nghiên cứu của các công trình đã đạt được, tiếp
tục khai thác tìm hiểu những vấn đề mới nảy sinh là sự lựa chọn hiện nay của các
nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Sự hấp dẫn và tính thời sự của chủ đề này
cũng là điều mà tác giả quan tâm. Tác giả luận văn muốn trình bày một cách có hệ
thống về Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ của Nhật Bản từ thập
kỷ 1990 đến nay: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực KHCN của Nhật Bản từ thập
kỷ 1990 đến nay;

- Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực KHCN của Nhật Bản và bài học
cho Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề nguồn nhân lực KHCN Nhật Bản, trong
đó bộ phận chủ chốt là nhân lực có trình độ đào tạo về KHCN từ cao đẳng, đại học
trở lên làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu KHCN, những người được đào tạo để
khai thác, sử dụng công nghệ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu về nguồn nhân lực KHCN của Nhật Bản.
- Về thời gian: Luận văn giới hạn thời gian nghiên cứu từ năm 1990 đến nay.
Lý do: sự thay đổi của môi trường kinh doanh theo xu hướng toàn cầu hóa kinh tế,
phát triển mạnh mẽ KHCN từ thập kỷ 1990 đòi hỏi các ngành trong đó có KHCN và
nhân lực KHCN cần phải cải tổ để nâng cao năng lực cạnh tranh.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.

6
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử để tìm hiểu vấn đề. Cụ thể luận văn sẽ sử dụng phương
pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê để xem xét các vấn đề một cách cụ thể,
theo một trật tự logic hợp lý.
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn.
- Hệ thống hóa lý luận về nguồn nhân lực KHCN.
- Đánh giá thực trạng, kinh nghiệm (chủ yếu là chính sách) phát triển nhân
lực KHCN của Nhật Bản trong giai đoạn từ 1990 đến nay.
- Đề xuất các kiến nghị nhằm phát triển nguồn nhân lực KHCN của nước ta.
7. Bố cục của luận văn.
Ngoài lời nói đầu và kết luận, Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số nội dung lý luận chủ yếu về nguồn nhân lực khoa học công nghệ
Chương 2: Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ Nhật Bản từ thập kỷ 1990

đến nay
Chương 3: Bài học kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ
cho Việt Nam.






7
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ NỘI DUNG LÝ LUẬN CHỦ YẾU VỀ
NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
1.1. Khái niệm nguồn nhân lực khoa học công nghệ
1.1.1. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực: (Human resources) theo nghĩa rộng là nguồn lực con người
của một quốc gia, là một bộ phận của cả nguồn lực có khả năng huy động, quản lý
để tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Đó là bộ phận dân số trong độ
tuổi quy định và có khả năng lao động, tức là những người lao động có kỹ năng, đáp
ứng được yêu cầu chuyển đổi cơ cấu lao động, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa [38, tr 33 - 34].
1.1.2. Nguồn nhân lực khoa học công nghệ
Trong các nguồn số liệu thống kê về nhân lực khoa học công nghệ (KHCN) của
Việt nam công bố như hiện nay, có sự không thống nhất về khái niệm. Một số
nghiên cứu, bài viết trên báo, tạp chí đề cập đến nhân lực KHCN, trong khi một số
khác lại đề cập đến nhân lực nghiên cứu và phát triển (R&D) hay nhân lực mang
tính chất tiềm năng. Vậy nên hiểu như thế nào về những thuật ngữ này?
Xin được bắt đầu với cách hiểu về nhân lực KHCN từ các tài liệu chính thức
của Bộ KHCN. Theo sách Khoa học và Công nghệ Việt 2003 (tr.61), định nghĩa
được dựa theo cuốn “Cẩm nang về đo lường nguồn nhân lực KH&CN”, xuất bản

năm 1995 tại Paris của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) như sau:
“Nhân lực KH&CN bao gồm những người đáp ứng được một trong những điều
kiện sau đây:
• Đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng về một lĩnh vực KH&CN;
• Tuy chưa đạt được điều kiện nêu trên, nhưng làm việc trong một lĩnh vực
KH&CN đòi hỏi phải có trình độ tương đương”.
Trên cở sở này, cách hiểu về nhân lực KHCN được diễn giải gồm những người:
1) Đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng và làm việc trong một ngành KHCN; 2) Đã tốt
nghiệp đại học, cao đẳng nhưng không làm việc trong một ngành KHCN nào; 3)

8
Chưa tốt nghiệp đại học, cao đẳng nhưng làm một công việc trong một lĩnh vực
KHCN đòi hỏi trình độ tương đương.
UNESCO cũng đưa ra hai khái niệm liên quan đến nhân lực trong lĩnh vực
KHCN là “Tổng số nhân lực có trình độ” và “Số nhân lực có trình độ hiện đang
công tác”. Quan điểm của UNESCO về hai khái niệm này là: “Tổng số nhân lực có
trình độ” cần phải được xem xét như một đại lượng đo được bởi qua đó có thể biết
được tổng số những người được đào tạo để có năng lực trở thành nhà khoa học và
kỹ sư bất kể hiện tại họ có làm việc theo năng lực này hay không. Nói một cách
khác, đại lượng này thể hiện cho tiềm năng của một quốc gia về nhân lực KHCN.
Trong khi đó, thống kê về “Số nhân lực có trình độ hiện đang công tác” phản ánh số
lượng cán bộ thực sự đang làm việc theo năng lực của họ (không chắc là làm trong
lĩnh vực KHCN hay không) và đang đóng góp cho các hoạt động kinh tế của một
đất nước.
Khái niệm này dường như quá rộng để thể hiện hoạt động KHCN của một quốc
gia. Do vậy, nhân lực KHCN hiểu theo khái niệm trong Sách KH&CN Việt Nam
2003 là hợp lý hơn cả. Tóm lại, nhân lực KHCN có thể được hiểu như sau: Nhân
lực KHCN là tập hợp những nhóm người tham gia (hoặc có khả năng tham gia) vào
các hoạt động KHCN với các chức năng nghiên cứu, sáng tạo, giảng dạy, quản lý,
khai thác sử dụng và tác nghiệp góp phần quyết định tạo ra sự tiến bộ của KHCN.

Trong tổng thể nhân lực KHCN thì bộ phận nhân lực KHCN với chức năng nghiên
cứu sáng tạo (thường được gọi là nhà nghiên cứu hay nhà khoa học), giảng dạy
KHCN (chỉ đề cập đến những giảng viên tham gia hoạt động giáo dục và đào tạo
những con người nhằm giúp họ biết sử dụng KHCN), quản lý (thường được gọi là
nhà quản lý) và chức năng khai thác, sử dụng công nghệ bao gồm cả chức năng thực
hiện kỹ thuật, công nghệ trong các phòng thí nghiệm.
Như vậy, có thể chia nhân lực KHCN thành 2 nhóm: Nhóm 1: Các kỹ sư, công
nhân kỹ thuật, thợ lành nghề về KHCN. Đây là nhóm đối tượng lao động chính, trực
tiếp tham gia các chương trình, dự án về KHCN. Nhóm này có số lượng lớn, thuộc
nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau. Nhóm 2: Đội ngũ nhân lực KHCN trình

9
độ cao cấp, chuyên thực hiện nghiên cứu, sáng tạo và giảng dạy về KHCN. Cho dù
là nhóm 1 hay nhóm 2 ta đều thấy rõ ràng, nguồn nhân lực KHCN chủ yếu là lao
động trí óc với tính sáng tạo cá nhân cao và đều phải thông qua quá trình được đào
tạo cả về tri thức khoa học và cả kỹ năng nghề nghiệp, cho nên nếu có hoạt động
bằng cơ bắp thì tỷ lệ phần trí óc cũng phải chiếm phần thích đáng. Theo ý kiến của
nhiều nhà nghiên cứu, tỷ lệ phần lao động trí óc trong hao phí lao động của nhân lực
KHCN phải chiếm từ 30% trở lên; tỷ lệ lao động trí óc càng cao thì giá trị của nhân
lực KHCN càng lớn [38]. Trong luận văn này, đối tượng chủ yếu được đề cập
nghiên cứu là nhân lực KHCN với các chức sáng tạo, giảng dạy KHCN, quản lý,
khai thác sử dụng công nghệ, bao gồm cả chức năng thực hiện kỹ thuật và công
nghệ trong phòng thí nghiệm. Đó là bộ phận quan trọng nhất trong nguồn nhân lực
KHCN, là lực lượng trực tiếp sáng tạo ra công nghệ và có vai trò quyết định trong
việc nâng cao chất lượng của nền sản xuất kinh tế - xã hội.
1.2. Phân loại
Nếu xem xét nhân lực KHCN theo cách phân loại thông thường hiện nay,
chúng ta có thể chia thành hai nhóm: nhân lực KHCN tham gia trực tiếp sản xuất ở
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và nhân lực KHCN tham gia các hoạt động nghiên
cứu, giảng dạy ở các viện nghiên cứu, trường đại học, không trực tiếp sản xuất.

1.2.1. Nhân lực KHCN không trực tiếp sản xuất
Lực lượng KHCN hoạt động trong viện nghiên cứu, trường đại học có chức
năng chủ yếu là nghiên cứu khoa học và giảng dạy, đào tạo cán bộ khoa học.
1.2.2. Nhân lực KHCN trực tiếp sản xuất
Lực lượng này thuộc tổ chức KHCN do doanh nghiệp lập ra để nghiên cứu
những vấn đề phục vụ trực tiếp cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn thường có
một bộ phận hoặc một nhóm cán bộ KHCN giải quyết những vấn đề kỹ thuật sản
xuất, thường được gọi là phòng kỹ thuật hoặc tổ kỹ thuật. Một số doanh nghiệp
cũng đã hình thành một lực lượng KHCN nhằm giải quyết những vấn đề liên quan
đến phát triển công nghệ của doanh nghiệp. Hầu hết các hãng lớn như: Microsoft,
Sony, Samsung, đều tạo riêng cho mình một lực lượng khoa học hùng hậu với

10
hàng ngàn chuyên gia để nghiên cứu tạo ra sản phẩm và quy trình công nghệ sản
xuất nhằm đáp ứng thị trường. Họ là người làm việc trực tiếp tại doanh nghiệp, cơ
sở sản xuất kinh doanh; họ nghiên cứu những vấn đề liên quan trực tiếp đến sản
phẩm hàng hóa phục vụ con người. Ngoài ra, những kỹ sư, công nhân kỹ thuật cũng
là lực lượng trực tiếp tham gia quá trình sản xuất.
1.3. Đặc điểm nguồn nhân lực khoa học công nghệ
1.3.1.Yêu cầu cao về trình độ
Nói đến nhân lực KHCN là nói đến trình độ kiến thức, năng lực chuyên môn,
phẩm chất khoa học và năng lực tổ chức, quản lý. Nhân lực KHCN chủ yếu làm lao
động trí óc. Lao động của họ là loại lao động phức tạp và có tính sáng tạo cao. Lao
động càng phức tạp bao nhiêu thì mức độ tự do và yêu cầu tư duy sáng tạo của con
người lại càng đòi hỏi phải cao bấy nhiêu.
Là lao động sáng tạo của từng cá nhân cho nên đối với nhân lực KHCN
không phải lúc nào cũng có thể áp dụng cách quản lý máy móc kỷ luật lao động với
kỷ luật giờ giấc. Tuy nhiên, với các lao động khoa học của giáo viên như giờ giảng,
của bác sĩ bệnh viện như giờ trực thì lại đòi hỏi rất nghiêm ngặt về kỷ luật giờ giấc.
Đối với các nhà khoa học chân chính, đặc biệt đối với các chuyên gia đầu

ngành, đầu đàn với lao động khoa học xem như một thiên chức xã hội cao quý thì lý
tưởng nghề nghiệp rất được đề cao, coi trọng đối với bản thân họ cũng như đối với
đánh giá của xã hội. Công luận xã hội cũng luôn chú ý tới phẩm chất, tư cách của
họ, đó là tính trung thực, tài năng, lòng nhiệt tình, say mê sự nghiệp KHCN, tinh
thần yêu nước, giữ gìn bản sắc tốt đẹp của dân tộc mình.
Nhân lực KHCN là những người tiếp cận nhanh nhất các luồng thông tin
nghề nghiệp ở quy mô thế giới và khu vực, do đó đòi hỏi về giao tiếp, dân chủ và
đãi ngộ của họ khá cao.
Nhân lực KHCN thời đại ngày nay không chỉ biết lao động sáng tạo khoa
học mà còn biết làm kinh tế. Các nhà khoa học luôn cân nhắc kỹ về hiệu quả kinh tế
của các công trình nghiên cứu, sao cho kết quả nghiên cứu khoa học được chuyển
giao cho sản xuất ứng dụng với mức chi phí có thể chấp nhận được tương xứng với

11
lợi ích kinh tế do ứng dụng đó mang lại. Họ cố gắng giảm dần chi phí, nâng cao
chất lượng, làm thế nào đó để sản phẩm khoa học của mình cạnh tranh được và
đứng vững trên thị trường.
Nhân lực KHCN thường xuyên trau dồi nâng cao trình độ và bổ sung kiến
thức mới về chuyên môn của mình và các lĩnh vực khoa học có liên quan, về kiến
thức kinh tế và thị trường, về kỹ năng tay nghề kể cả những thao tác trong sử dụng
các thiết bị KHCN liên tục đổi mới hiện nay.
1.3.2. Tính lƣu động của nguồn nhân lực khoa học công nghệ (chảy chất xám)
Trong bối cảnh toàn cầu hoá, hiện tượng di chuyển nguồn nhân lực, đặc biệt
là nhân lực KHCN diễn ra khá phổ biến. Các nước đều có chính sách nhằm thu hút
chất xám, nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội
của nước mình. Thông qua chế độ lương bổng, điều kiện làm việc, nghiên cứu tốt,
chính sách đầu tư cho KHCN, chính sách giảm thuế cho dịch vụ KHCN. Đồng thời
các chính sách khuyến khích chuyên gia nước ngoài và kiều bào đã tăng cường đội
ngũ nhân lực KHCN vững mạnh.
Tính lưu động trong nguồn nhân lực KHCN là một kênh quan trọng để

truyền bá kiến thức trên toàn bộ nền kinh tế. Sự phát triển KHCN đang diễn ra
nhanh chóng, mức độ đa dạng và chuyên môn hóa của tri thức cũng đang tăng lên.
Sự lưu động là một quá trình cần thiết để giúp cho các nhà nghiên cứu và các nhà
chuyên môn có thể theo kịp với những phát triển trong lĩnh vực của mình. Tính lưu
động còn giúp mở ra các lĩnh vực tri thức mới do nhân lực thuộc các ngành và lĩnh
vực công nghệ khác nhau có thể kết hợp được với nhau.
Kết quả nghiên cứu về các hệ thống đổi mới quốc gia của các nước OECD
cho thấy, tính lưu động tổng thể của các nhà chuyên môn về khoa học và kỹ thuật ở
các nước Bắc Âu tương đối cao nếu so với toàn bộ dân số. Sự thuyên chuyển của
nhân lực KHCN nhìn chung tập trung theo hướng từ các trường đại học tới các
ngành công nghiệp và dịch vụ, với một sự thuyên chuyển nhỏ diễn ra theo các
hướng khác. Và sự thuyên chuyển cũng cao hơn trong số các nhà nghiên cứu trẻ
tuổi.

12
Tính lưu động quốc tế của nguồn nhân lực KHCN là một đặc điểm không thể
thiếu của tiến trình toàn cầu hóa R&D công nghiệp và quốc tế hóa các hệ thống giáo
dục đại học. Những nước nào có các hệ thống nghiên cứu và giáo dục đại học mở
cửa và có một môi trường thuận lợi cho đổi mới và tinh thần kinh doanh, thì nước
đó sẽ thu hút được nhiều nguồn nhân lực KHCN nước ngoài hơn. Sự tài trợ mạnh
mẽ cho nghiên cứu, những mức lương tương đối cao và sự hợp tác chặt chẽ với
ngành công nghiệp, là những yếu tố giúp thu hút số sinh viên tốt nghiệp đại học suất
sắc và nguồn nhân lực KHCN đến Mỹ. Mỹ rất thành công trong việc thu hút chất
xám, trí thức tài năng KHCN. Trong những năm 90 của thế kỉ XX, Mỹ đã tập trung
được hơn 40% tổng số cán bộ khoa học toàn cầu. Và nhiều viện nghiên cứu và
trường đại học đã có chiến lược thu hút người giỏi. Trong các trường đại học của
Mỹ, các ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ cao và máy tính, tỷ lệ các giáo sư
không phải người gốc Mỹ rất cao. Năm 1995, số nhân lực khoa học và kỹ thuật đã
chiếm đến 50% lực lượng khoa học và kỹ thuật của Mỹ nếu tính theo nghề nghiệp.
Nếu tính về trình độ của số lao động KHCN nước ngoài thì vào năm 1997, ở Mỹ có

khoảng 26% những người có học vị tiến sĩ trong các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật
là người sinh ra ở nước ngoài, đến năm 2000 theo thống kê của NSF (Quỹ Khoa học
Quốc gia Mỹ) số tiến sĩ có nguồn gốc nước ngoài trong ngành kỹ thuật điện đã lên
tới 47%. Từ năm 2001 trở đi, Quốc hội Mỹ đã ra quyết định cho phép mỗi năm cấp
visa cho 200.000 kỹ sư tin học đến nước này làm việc. Cuối năm 2006, có hơn 1
triệu lao động có tay nghề (kỹ sư, nhà khoa học, bác sĩ, nhà nghiên cứu) cùng gia
đình chờ xin visa thường trú ở Mỹ, so với hạn mức chỉ có 120.000.
Theo khảo sát của nhóm Wadhwa, người nhập cư chỉ chiếm 12% dân số Mỹ
nhưng họ đã khởi tạo 52% số công ty công nghệ ở Silicon Valley và đóng góp hơn
25% số bằng sáng chế toàn cầu của Mỹ. Trong lực lượng khoa học và kỹ thuật Mỹ,
người nhập cư chiếm 24% trong tổng số những người có bằng đại học và chiếm
47% số những người có bằng tiến sĩ. Người nhập cư là đồng sáng lập nhiều công ty
nổi tiếng như Google, Intel, eBay, Yahoo!

13
Sự nổi trội của Mỹ trong việc thu hút tài năng nước ngoài đã làm tăng các
mối quan tâm về nạn “chảy chất xám” không chỉ ở các nước đang phát triển mà cả ở
các nước thuộc khối OECD. Ví dụ, Canada là một nước vừa tiếp nhận nguồn lao
động có tay nghề cao, nhưng cũng là nước xuất xứ của số lao động nhập cư vào Mỹ.
Các quốc gia ở châu Âu như Pháp, Hungari và Cộng hóa Séc cũng là những nước
đang phải đối mặt với nạn “chảy chất xám” các nhà khoa học và kỹ sư vào Mỹ.
Singapore được đánh giá là quốc gia có chính sách thu hút người tài bài bản
nhất trên thế giới. Quyết tâm thu hút nhân lực giỏi nước ngoài của Singapore là một
bộ phận không thể thiếu trong chính sách về lao động nước ngoài của nước này,
một chính sách có tính chọn lọc cao để đạt được những mục tiêu kinh tế, chính trị
và xã hội. Chính sách này có mục tiêu cơ bản không thay đổi: hạn chế lao động
nước ngoài không có trình độ và mở cửa đối với lao động có trình độ cao. Năm
1998, sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, Singapore thành lập Cơ quan Tiếp
xúc Singapore (Contact Singapore) để thu thút nhân tài tới đảo quốc này. Contact
Singapore là mạng toàn cầu cung cấp dịch vụ tư vấn chất lượng cao và các kênh kết

nối mạng với nhân tài của thế giới, các doanh nhân, người Singapore ở nước ngoài,
người sử dụng lao động và sinh viên quan tâm đến các cơ hội hấp dẫn về đào tạo,
kinh doanh và sự nghiệp ở Singapore. Contact Singapore có 10 văn phòng quốc tế ở
Bắc Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ và Ôxtrâylia. Những văn phòng này cung
cấp cho cả người nước ngoài và người Singapore hải ngoại thông tin về việc làm và
đời sống ở Singapore. Văn phòng này là cầu nối giữa nhân lực giỏi nước ngoài
muốn tìm việc làm ở Singapore. Ngoài việc thúc đẩy Singapore trở thành thủ phủ
năng động để các nhân tài trong nước và quốc tế có thể gặp gỡ, trao đổi ý tưởng,
hợp tác và tạo ra giá trị. Contact Singapore còn tạo nhiều cơ hội liên kết mạng cho
các chuyên gia và các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Hiện nay, Singapore vẫn nỗ
lực thu hút nhân tài trong nước và trên thế giới trong lĩnh vực sinh y học. Nhân tài
là một trong các nguyên nhân chính làm cho Singapore đạt mục tiêu trở thành „„Thủ
phủ Sinh học của châu Á‟‟. Sự chú trọng của Singapore trong vài năm gần đây vào
chính sách nguồn nhân lực đã mang lại lợi ích cho ngành công nghiệp sinh học và y

14
học của Singapore. Singapore hoan nghênh các chuyên gia quốc tế từ khắp nơi trên
thế giới đến làm việc, đồng thời cũng chú trọng phát triển tài năng khoa học trong
nước. Nhờ có những thay đổi gần đây, sinh viên Singapore có nhiều cơ hội để tiến
hành nghiên cứu sinh học và y học thông qua các chương trình hợp tác và đào tạo
tại các trường đại học.
Singapore xếp vị trí thứ ba trong số các nước có luật nhập cư dễ dàng nhất
đối với người tài. Điều tra của công ty Pricewaterhouse Coopers về các tập đoàn
xuyên quốc gia năm 2005 cho biết các chính sách quản lý người tài của Singapore
là một trong số những chính sách thân thiện nhất trên thế giới. Chỉ có 3% trong số
những tập đoàn tham gia cuộc điều tra báo cáo gặp những vấn đề rắc rối với chính
sách nhập cư của Singapore so với 46% ở Mỹ và 24% ở Trung Quốc.
Singapore tuyển chọn nhân tài dựa trên năng lực, khả năng đóng góp và sự
phát triển của đất nước chứ không phân biệt quốc tịch, chủng tộc. Năm 2000, có
112.000 người nước ngoài làm việc tại Singapore trong các vị trí như chuyên gia,

nhà quản lý hay nhân viên kỹ thuật. Singapore xếp vị trí đứng đầu trong việc thu hút
nhân tài thành đạt nhất trong số 29 nền kinh tế có dân số dưới 20 triệu. Singapore đã
thu hút được một danh sách ấn tượng những nhà khoa học lỗi lạc của thế giới, trong
đó có người đã đoạt Nobel về khoa học, di truyền học, có những nhà kinh tế xuất
sắc nhất. Có một loạt các nhân tố có thể giải thích cho khả năng thu hút nhân tài lớn
hơn là đóng góp nhân tài lưu động quốc tế của nước này.
Có lẽ nhân tố quan trọng nhất là cam kết kiên định của các nhà lãnh đạo đối
với chính sách. Đảo quốc này đã đưa ra các điều kiện sống hấp dẫn đối với những
nhân lực có kỹ năng cao, những người không chỉ tìm cách để tối đa hóa thu nhập
của họ mà còn tìm kiếm một nơi an toàn, tốt cho sự phát triển của cả gia đình họ.
Như vậy, một bức tranh đang nổi lên ở phạm vi toàn cầu là, những nước nào
có hệ thống giáo dục đại học và nghiên cứu được quốc tế hóa, có môi trường thuận
lợi cho khởi sự đổi mới doanh nghiệp, thì nước đó nhìn chung sẽ thành công hơn
trong việc huy động nguồn nhân tài KHCN.


15
1.3.3. Đầu tƣ kinh phí lớn, mạo hiểm và có độ trễ nhất định
Khoa học nhìn chung có thể phân thành khoa học cơ bản và khoa học ứng
dụng. Khoa học cơ bản là nền tảng, cơ sở để nghiên cứu khoa học ứng dụng, nghiên
cứu khoa học cơ bản rất tốn kém và thông thường không mang lại hiệu quả kinh tế
tức thời. Ngược lại, khoa học ứng dụng áp dụng các thành tựu của khoa học cơ bản
vào cuộc sống nên dễ dàng nhận thấy hiệu quả kinh tế hơn nhưng không có khoa
học cơ bản thì khoa học ứng dụng không thể phát triển được. Cũng giống như xây
một con đường tốt thì chúng ta sẽ tạo điều kiện cho những người nông dân mang
hàng hóa đi tiêu thụ thuận tiện hơn và trong lĩnh nghiên cứu khoa học cũng vậy, khi
chúng ta đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu cơ bản thì những ngành khoa học này sẽ
trở thành những công cụ mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích. Cho dù có phải đầu tư
kinh phí lớn, Việt Nam cũng như các nước khác cần đầu tư nhiều hơn cho nghiên
cứu cơ bản, vì những lợi ích lớn và lâu dài.

Trong giai đoạn 2002 - 2006, EU dành 17,5 tỷ euro cho nghiên cứu khoa học.
Năm 2005, ngân sách cho đầu tư nghiên cứu khoa học của EU chiếm 0,74% tổng
sản phẩm quốc nội (GDP) và đến năm 2010 nâng mức đầu tư cho nghiên cứu và
phát triển (R&D) của châu Âu lên 3% GDP.
Hàn Quốc, năm 2006 R&D được đầu tư 3,23% GDP. Năm 2007, nước này
đã chi hơn 31.000 tỷ won, tương đương với 26 tỷ USD cho R&D. Con số này chiếm
gần 3,5% GDP của Hàn Quốc, chỉ sau Israel và Thụy Điển. Mới đây, Bộ Giáo dục,
Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc thông báo Hàn Quốc có kế hoạch tăng đầu tư
cho R&D lên 5% GDP từ nay đến năm 2012, trong đó một nửa là đầu tư cho nghiên
cứu cơ bản (năm 2008, 25% tổng chi cho R&D của nước này là vào nghiên cứu cơ
bản, với nỗ lực để đưa nước này trở thành một trong những nước dẫn đầu công nghệ
thế giới). Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật quốc gia do Tổng thống làm Chủ tịch đã
phác thảo Sáng kiến 577 để thực hiện khoản đầu tư 64,2 tỷ USD (5% GDP - tăng 40
tỷ USD so với giai đoạn 2003 - 2007) cho R&D ở bảy khu vực thuộc lĩnh vực công
nghệ giai đoạn 2008 - 2012 với mục tiêu „„đưa xứ sở sông Hàn thành nước có nền
công nghệ hàng đầu thế giới‟‟[96].

16
Số liệu mới công bố ngày 6 tháng 10 năm 2009 của bản Điều tra thống kê
KHCN lần thứ ba do Viện Thống kê UNESCO (UIS) cho thấy các nước đang phát
triển đã tăng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển với tổng chi phí chiếm 0,8% GDP
năm 2002 lên tới 1% vào năm 2007, trong khi con số này tại các quốc gia phát triển
là 2,3%. Kết quả điều tra cũng cho thấy Trung Quốc đã tăng lượng đầu tư vào
nghiên cứu và phát triển lên 1,5% GDP vào năm 2007 với số lượng các nhà nghiên
cứu chiếm hơn một nửa (53%) tổng số các nhà nghiên cứu của các quốc gia đang
phát triển.
Những năm gần đây, Việt Nam đầu tư cho hoạt động KHCN ở mức 2% tổng
chi ngân sách (tương đương 0,5% GDP), tức là khoảng 400 triệu USD.
Đầu tư cho nghiên cứu khoa học tiềm ẩn sự „„mạo hiểm‟‟ vì hiệu quả nghiên
cứu không thể thấy ngay được. Đây luôn là quy luật đặc thù của nghiên cứu khoa

học. Nói như giáo sư Hoàng Tụy thì: Nghiên cứu khoa học là tìm cái mới, dò dẫm,
tìm cái chưa biết, phát triển tri thức để giải quyết một vấn đề chưa có giải pháp sẵn.
Quá trình tìm tòi, sáng tạo ấy không thể đảm bảo chắc chắn 100% vì thường có
những yếu tố bất ngờ, định tìm cái này lại ra cái khác… Edison đã thất bại hàng
nghìn lần thí nghiệm mới chế tạo thành công dây tóc đèn điện, Marie Curie cũng
thất bại hàng nghìn lần mới phát minh ra chất phóng xạ uranium. Tại các nước phát
triển, tỉ lệ nghiên cứu thành công có thể áp dụng vào đời sống chỉ khoảng 10% -
20%. Ngay khảo sát ở Mỹ tháng 5/2006 cũng cho thấy cứ 10 đề tài nghiên cứu cơ
bản thì mới có 1 đề tài có khả năng trở thành hàng hoá [22].
Có thể nói hiệu quả của hoạt động KHCN có độ trễ nhất định, không thể đòi
hỏi nhìn thấy hiệu quả ngay lập tức. Vì thế người ta mới nói rằng, đầu tư cho khoa
học là đầu tư phát triển, đầu tư cho tương lai. Nghiên cứu đã mất nhiều thời gian,
đưa kết quả nghiên cứu vào cuộc sống cũng cần có thời gian, để kết quả nghiên cứu
phát huy hiệu quả lại cần thêm thời gian nữa. Đây chính là quá trình “thương mại
hóa” kết quả nghiên cứu. Trong lịch sử, nhiều phát minh vĩ đại phải hàng chục năm
sau mới được xã hội biết đến. Nhưng nếu không đầu tư cho nghiên cứu hôm nay thì
không bao giờ có kết quả ngày mai.

17
Tổng kết trên thế giới, mỗi công trình nghiên cứu khoa học sau khi thành
công để đưa vào sản xuất thu lợi nhuận phải mất trung bình sau 8 - 9 năm. Ngoài ra,
để có được kết quả nghiên cứu phải mất tối thiểu 3 năm. Trong điều kiện ở nước ta
hiện nay, với các đề tài nghiên cứu ứng dụng thì có thể đưa nhanh hơn vào sản xuất,
tính từ khi bắt đầu nghiên cứu đến triển khai, đưa vào sản xuất trung bình mất 7
năm. Vì vậy, nếu muốn ước đoán đóng góp của KHCN cho tăng trưởng kinh tế năm
2007, chúng ta phải tính toán trên cơ sở đầu tư cho nghiên cứu khoa học ứng dụng
năm 2000. Chẳng hạn, chương trình lai kinh tế ở lợn được nghiên cứu từ năm 1958
và đã thành công vào đầu những năm 1960 nhưng suốt một thời gian dài bị gọi là
“nhai kinh tế” và “lai kinh thế”. Bởi thời đó trình độ sản xuất chưa thích ứng, các
khâu thức ăn, chuồng trại, thú y… chưa đáp ứng được với nuôi giống lợn cho năng

suất cao. Nhưng từ năm 1985 đến nay, chăn nuôi lợn lai kinh tế, lợn hướng nạc phát
triển mạnh, thay thế 97% các giống lợn nội. Dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi đã được
nước ta nghiên cứu thành công từ năm 1976, nhưng đến năm 1990 mới bắt đầu phát
triển thành ngành công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, tức là sau 14 năm.
Những kết quả nghiên cứu tạm bị “cất vào tủ”, không có nghĩa là nó đã “chết”, mà
nằm lại đó để nó được tiếp tục tra cứu, nghiên cứu hoàn thiện và trong một số
trường hợp phải đợi các lĩnh vực khác phát triển tương thích. Một ví dụ khác nữa là:
đầu những năm bảy mươi của thế kỉ trước ta đã nghiên cứu về ưu thế ngô lai nhưng
mất gần 30 năm sau mới đánh bật được các công ty đa quốc gia, giành lại thị phần
giống ngô lai trong nước [48].
Vào đầu những năm chín mươi của thế kỉ trước, nước ta quyết định xây dựng
Nhà máy điện Phú Mỹ 1 bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản. Theo tư vấn, nhà
máy này sử dụng công nghệ tuốc - bin ngưng hơi. Qua tham vấn của các nhà khoa
học, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi đó quyết định chọn công nghệ tuốc - bin khí
hỗn hợp. Việc này đã giúp tiết kiệm 350 triệu USD chi phí đầu tư và khoảng 400
triệu USD tiền nhiên liệu trong 20 năm phát điện. Số tiền này gấp khoảng 3 lần đầu
tư từ ngân sách cho KHCN năm 2005 và bằng tổng đầu tư cho KHCN của cả giai
đoạn 1954 - 1990. Nhờ đầu tư cho KHCN mà một số ngành kinh tế có sự phát triển

18
vượt bậc trong thời gian qua như thuỷ sản, đóng tàu, sản xuất vắc - xin, thuốc chữa
bệnh, thuỷ điện, công nghệ thông tin Đây là thành quả lớn lao sau hàng chục năm
nghiên cứu của nhiều nhà khoa học mới có được.
Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) đã trao tặng giải thưởng khoa học
mang tên Dharmawansa Senadhira cho GS-TS Bùi Chí Bửu - Viện trưởng Viện
Khoa học nông nghiệp miền Nam. Hơn hai mươi năm qua, GS Bùi Chí Bửu đã
nghiên cứu, chọn tạo nhiều giống lúa có khả năng thích nghi vùng đất nhiễm phèn,
mặn, chống sâu bệnh, chống nhiễm độc từ các chất nhôm, sắt, lân góp phần nâng
cao sản lượng và tạo sự đa dạng cho lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long.
1.3.4. Hiệu quả phụ thuộc vào chính sách đào tạo, sử dụng và cơ chế quản lý

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống trọng dụng nhân tài. Tại Văn Miếu -
Quốc Tử Giám đã ghi “Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Nguyên khí mạnh thì đất
nước thịnh, nguyên khí yếu thì đất nước suy”. “Chiếu học” của Quang Trung - Ngô
Thời Nhậm “ nước muốn thịnh lấy nhân tài làm gốc”. Hồ Chủ Tịch có bài “Nhân
tài và kiến quốc” (11/1945) và Chỉ thị “tìm người tài đức” (11/1946). Đường lối
thời Đổi mới “Coi giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ là quốc sách hàng
đầu”. Điều đó muốn nói lên rằng, những bậc hiền nhân, tài giỏi là yếu tố cốt tử đối
với sự phát triển và hưng thịnh của đất nước.
Việc đào tạo, bồi dưỡng và trọng dụng tài năng đang là chiến lược quốc gia ở
nhiều nước trên thế giới. Ở Trung Quốc, nước láng giềng của Việt Nam, chiến lược
quốc gia phát triển tài năng đã thực hiện hết sức bài bản, từ khâu tuyển chọn đến
khâu xây dựng chương trình, phương thức đào tạo, sử dụng và chế độ đãi ngộ, trong
đó đặc biệt chú trọng việc gửi sinh viên, cán bộ đi du học và tu nghiệp ở nước ngoài.
Tuy nhiên hiền tài không phải tự nhiên mà có, mà phải qua đào tạo bồi
dưỡng, tuyển chọn và được sử dụng để phụng sự lợi ích quốc gia. Phải tốn nhiều
công sức, tiền của mới có thể đào tạo và tuyển chọn được một đội ngũ cán bộ khoa
học đủ mạnh để đáp ứng được yều cầu của hoạt động KHCN.
Mặt bằng dân trí được nâng cao là nền tảng quan trọng cho sự phát triển đất
nước và cũng là cái bảo đảm lâu dài nhất, vững chắc nhất cho việc phát hiện và

19
tuyển chọn nhân lực KHCN. Trong trật tự kinh tế mới, những nước đầu tư nhiều
nhất cho giáo dục là những nước có sức cạnh tranh mạnh nhất. Đầu thập kỷ 90 của
thế kỷ trước, sự thần kỳ của một nước bại trận như Nhật, và mấy nước thoát khỏi
thuộc địa như Hàn Quốc, Singapore phát triển tương đối nhanh hơn các nền kinh tế
phương Tây vốn đã phát triển từ lâu đã làm nhân loại hết sức ngỡ ngàng. Người
Nhật có tỷ lệ bằng cấp khoa học cao hơn bất kỳ nước nào trên thế giới, 68% của tất
cả các bằng đã phát ra so với 25% tại Mỹ. Hàn Quốc có số lượng tiến sĩ tính theo
đầu nguời cao nhất thế giới, riêng tập đoàn Daewoo năm 1990 đã thuê 1000 tiến sĩ,
phần lớn tốt nghiệp ở Mỹ [6]. Đó thực sự là một phép lạ đã chứng minh giáo dục đi

trước một bước đã mở đường cho KHCN nói riêng và phát triển kinh tế nói chung.
Được đào tạo tốt là điều kiện cần để làm việc và sáng tạo. Chất lượng và cơ
cấu đội ngũ những người được tuyển dụng vào làm công tác KHCN phụ thuộc vào
chất lượng và chủ trương đào tạo của các cơ sở đào tạo. Nếu không có chính sách
đào tạo thích hợp thì những đòi hỏi khá cao của người sử dụng nhân lực KHCN
cũng chỉ là lý thuyết, viển vông.
Giáo dục, đào tạo con người là việc khó, nhưng sử dụng con người cũng
không dễ. Được đào tạo tốt không đồng nhất với khả năng làm việc, khả năng sáng
tạo và trở thành nhân tài xuất sắc sau này. Sử dụng là khâu thử thách cuối cùng và
nghiêm khắc nhất đối với đào tạo. Sử dụng không chỉ là mục đích của đào tạo, mà
chính quá trình sử dụng cũng là quá trình đào tạo liên tục và phát hiện nhân tài.
Không trải qua quá trình sử dụng thì làm sao biết được đâu là người thực tài?
Những người cán bộ KHCN sau khi tốt nghiệp làm đúng ngành nghề được đào tạo,
được xếp đúng vị trí, năng lực thì họ sẽ có cơ hội phát huy tốt những gì đã học được
ở nhà trường, sẽ sử dụng tốt cái “cần câu” mà nhà trường đã trao cho. Trong tình
hình ấy, họ tự đào tạo, công việc, môi trường làm việc đào tạo họ. Đó là “miếng đất
dụng võ” của họ mà ở đó họ có thể thể hiện tài năng sáng tạo và thỏa sức cống hiến.
Chính quá trình ấy giúp họ trưởng thành, sàng lọc, rồi nhanh chóng trở thành tổng
công trình sư, các nhà khoa học đầu đàn, đầu ngành. Ngược lại, nếu phân công
nhiệm vụ không dựa trên cơ sở năng lực, chức năng, nhiệm vụ, mà lại bị chi phối

×