Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị trong xây dựng, phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh bình phước hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 161 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



ĐỖ NGỌC HỮU

MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI KINH TẾ
VÀ ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ TRONG XÂY DỰNG,
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Ở TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH - 2015 

 

 


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



ĐỖ NGỌC HỮU

MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI KINH TẾ
VÀ ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ TRONG XÂY DỰNG,
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI


Ở TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY

Chuyên ngành: TRIẾT HỌC

Mã số: 60.22.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
TS. HÀ THIÊN SƠN

TP. HỒ CHÍ MINH - 2015 
 

 


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận văn là kết quả nghiên cứu độc lập của tôi dưới
sự hướng dẫn của TS. Hà Thiên Sơn, và chưa từng được công bố trên một
cơng trình khoa học nào. Các số liệu, tài liêu, trích dẫn trong luận văn là
trung thực, chính xác và có nguồn gốc rõ ràng.
TP. Hồ Chí Minh tháng 7 năm 2015
Tác giả

Đỗ Ngọc Hữu
 
 
 
 

 
 
 
 
 
 

 

 


 

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỔI MỚI KINH TẾ, ĐỔI MỚI
CHÍNH TRỊ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ ĐỔI
MỚI CHÍNH TRỊ ........................................................................................ 12
1.1. QUAN ĐIỂM VỀ ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ. ............ 12

1.1.1. Quan niệm về kinh tế và đổi mới kinh tế............................................ 12
1.1.2. Quan niệm về chính trị và đổi mới chính trị ....................................... 19
1.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ.... 29

1.2.1. Quan niệm của chủ nghĩa Mác –Lênin về mối quan hệ giữa kinh tế và
chính trị,. ............................................................................................. 29
1.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị. ..................... 42
Kết luận chương 1 ....................................................................................... 69

Chương 2. THỰC TRẠNG, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM
THỰC HIỆN TỐT MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ
ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ TRONG XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ
- XÃ HỘI Ở TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY ...................................... 71
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH BÌNH PHƯỚC VÀ QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI CỦA
TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY ................................................................. 71

2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, lịch sử, kinh tế, chính trị - xã hội của tỉnh
Bình Phước cho việc thực hiện đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị .. 71
2.1.2. Khái quát nội dung và đặc điểm của đổi mới kinh tế và đổi mới chính
trị ở tỉnh Bình Phước hiện nay ................................................................ 75
2.2. THỰC TRẠNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ ĐỔI
MỚI CHÍNH TRỊ Ở TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY. ................................... 89
 

 


2.2.1. Quá trình đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở tỉnh Bình Phước . ....... 89
2.2.2. Thành tựu và một số hạn chế của đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị
ở tỉnh Bình Phước hiện nay. ........................................................................ 101
2.3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ
GIỮA ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ TRONG XÂY DỰNG,
PHÁT TRIỀN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY ....... 116

2.3.1. Định hướng đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở tỉnh Bình Phước
hiện nay ....................................................................................................... 116
2.3.2. Một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả mối quan hệ giữa đổi
mới kinh tế và đổi mới chính trị ở tỉnh Bình Phước hiện nay. ................... 122
Kết luận chương 2 ..................................................................................... 140

KẾT LUẬN CHUNG. ............................................................................... 142
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 145
 

 

 


1

PHẦN MỜ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xơ và Đơng Âu, các
nước xã hội chủ nghĩa cịn lại đã trải qua một thời kỳ vơ cùng khó khăn và
đầy thách thức, thực hiện đường lối đổi mới để tiếp tục phát triển trong điều
kiện phải đối phó với sự chống phá quyết liệt của các thế lực đế quốc, thù
địch, phản động, một số nước còn bị bao vây cấm vận, nhưng nhìn chung các
nước xã hội chủ nghĩa đã vượt qua được cơn chấn động của lịch sử, kiên
cường đấu tranh để trụ vững và phát triển, làm thất bại âm mưu xóa bỏ chủ
nghĩa xã hội trước thế kỷ XXI của chủ nghĩa đế quốc.
Rút kinh nghiệm từ những bài học thành công và thất bại của chủ nghĩa
xã hội ở Đông Âu và Liên Xô, những bài học kinh nghiệm trong công cuộc
đổi mới xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, đã giải quyết tương đối tốt
mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến
bộ và công bằng xã hội. Ngày càng nâng cao được vị thế của mình trên
trường quốc tế, trở thành những chủ thể quan trọng của các quan hệ quốc tế
hiện đại, chủ động đổi mới chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa
phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, hội nhập một cách hiệu quả
thiết thực với khu vực và thế giới. Những thành tựu to lớn đó đã đem lại sức

sống mới cho chủ nghĩa xã hội, tạo đà cho bước phát triển mới của chủ nghĩa
xã hội hiện thực trong thế kỷ XXI. Vì vậy, vai trị và ảnh hưởng của chủ
nghĩa xã hội trên thế giới cũng đứng trước những triển vọng ngày càng được
củng cố. Mặc dù đã đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi
mới, nhưng nhìn chung cịn những tồn tại khơng nhỏ cần phải tiếp tục giải
quyết. Quá trình đổi mới ở Việt Nam đã và đang nảy sinh khơng ít vấn đề và
cả những nguy cơ tiềm ẩn. Đó là phải đối phó với những khó khăn về kinh tế

 

 


2

- xã hội, cơ sở của nền kinh tế nước ta nhìn chung cịn lạc hậu, thu nhập bình
qn đầu người vẫn còn ở mức thấp, vấn đề thực hiện dân chủ.v.v..Vì vậy
tương lai của Việt Nam, trước hết là nằm trong và tùy thuộc vào sự thành bại
của công cuộc đổi mới xã hội chủ nghĩa theo đúng những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung và đổi mới kinh tế với đổi mới chính
trị nói riêng để nhằm khắc phục những nhược điểm và khuyết tật mà trước
đây nước ta từng vấp phải. Xu thế khách quan của việc phát triển của lực
lượng sản xuất, của khoa học - công nghệ trong thời đại ngày nay đã tạo ra
những tất yếu nội tại để nước ta hướng tới và xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Việt Nam tiếp tục kiên trì đường lối, mục tiêu và nguyên tắc xã hội chủ
nghĩa trong đổi mới chủ nghĩa xã hội hiện thực, bởi đây là con đường phát
triển duy nhất đúng của sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa. Trong giai
đoạn hiện nay để vượt qua những thách thức (kiềm chế lạm phát trong năm
2008, ngăn chặn suy giảm tăng trưởng kinh tế 2009), thì Việt Nam phải quan
tâm đến việc tái cấu trúc nền kinh tế, bảo đảm nền kinh tế có đủ năng lực để

chống đỡ với những biến động bất lợi từ bên ngồi, hướng tới u cầu phát
triển nhanh, có hiệu quả và bền vững. Để thực hiện được nhiệm vụ này đòi
hỏi Đảng và Nhà nước đặc biệt chú trọng và nắm vững giải quyết các mối
quan hệ lớn như: Đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị; giữa kinh tế thị
trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất
và xây dựng, hoàn thiện từng bước từng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa;
giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ công bằng
xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa;
giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước
quản lý, nhân dân làm chủ.
Chính vì vậy tơi đã chọn vấn đề “ Mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế
với đổi mới chính trị trong xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh

 

 


3

Bình Phước hiện nay” để làm đề tài luận văn thạc sĩ . Bởi chỉ có giải quyết
tốt mối quan hệ này thì Việt Nam mới có thể xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa
xã hội cả về thực tiễn lẫn lý luận, công cuộc xây dựng và bảo vệ xã hội Việt
Nam trong những năm tới sẽ tùy thuộc rất nhiều vào việc nắm vững và giải
quyết tốt các mối quan hệ lớn, trong đó có mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và
đổi mới chính trị.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về mối quan hệ biện chứng giữa đổi mới kinh tế và đổi mới
chính trị là một nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là trong thời

kỳ đổi mới, thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập
kinh tế quốc tế. Bởi lẽ nghiên cứu mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi
mới chính trị không chỉ giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn hệ thống lý luận,
cũng như chủ trương về đường lối, chính sách về kinh tế, chính trị, văn hóa
của Đảng, Nhà nước. Cũng như giải quyết thắng lợi những vấn đề đặt ra
trong tiến trình cách mạng nói chung, và trong cuộc sống thường ngày là vơ
cùng quan trọng.
Vì thế có rất nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về mối quan hệ giữa
kinh tế và chính trị cũng như đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị...đã đạt
được những thành cơng quan trọng. Trong đó có một số tác phẩm và các
cơng trình của các tác giả, tập thể tác giả tiêu biểu từ góc độ triết học có thể
khái quát thành các hướng như sau:
Hướng thứ nhất, là nghiên cứu về mối quan hệ giữa kinh tế và chính
trị, đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị. Với các cơng trình tiêu biểu như:
“Về các mối quan hệ lớn cần được giải quyết tốt trong quá trình đổi mới đi
lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta”, Nguyễn Phú Trọng (chủ biên), Nxb. Chính
trị quốc gia – Sự thật Hà Nội, năm 2011”. Ở tác phẩm này tác giả đã đề cấp
đến những mối quan hệ lớn của đất nước trong quá trình đối mới đất nước

 

 


4

mà Đảng, Nhà nước, và nhân dân ta cần phải nhận thức và thực hiện. Tác
phẩm nêu lên những nội dung cơ bản của quá trình đổi mới kinh tế, chính trị,
q trình nhận thức của Đảng, Nhà nước, nhân dân về vấn đề trên, cũng đề ra
phương pháp để giải quyết một cách khá sâu sắc và hoàn thiện.

Cùng với mảng đề tài này, cịn có tác phẩm “Kinh tế và chính trị thế
giới đến năm 2020”, Nxb. Khoa học xã hội Hà Nội, năm 2012. Lưu Ngọc
Trịnh (chủ biên), ở tác phẩm này tác giả đã làm nổi bật được xu hướng phát
triển chủ yếu của kinh tế và chính trị thế giới đến năm 2020, cũng như Việt
Nam trong bối cảnh thế giới đầy biến động, sự tác động của thế giới đến sự
lựa chọn mơ hình phát triển kinh tế, cũng như tác động của cục diện quốc tế
mới đối với Việt Nam một cách khá đầy đủ và toàn diện.
GS.TS. Dương Xuân Ngọc, (chủ biên). (2012), “ Quan hệ giữa đổi mới
kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam”, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật
Hà Nội. Tác phẩm đã góp phần nghiên cứu và làm rõ cơ sở khoa học và thực
tiễn giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước
ta, chỉ rõ những thành công, và cả những mâu thuẫn, cản trở để rút ra kinh
nghiệm và đề xuất những giải pháp hữu hiệu trong việc giải quyết mối quan
hệ giữa kinh tế và chính trị ở nước ta hiện nay.
PGS.TS Vũ Văn Phúc, TS Ngơ Đình Xây, TS Đồn Xn Thủy, ThS
Nguyễn Thị Tuyết Mai, (đồng chủ biên), (2006), “ Về mối quan hệ giữa kinh
tế và chính trị ở nước ta hiện nay”, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội. Các tác
giả đã nêu lên cần nhận thức đúng bản chất của kinh tế và chính trị, đồng
thời giải quyết tốt mối quan hệ của hai lĩnh vực này sẽ tạo thế giới quan và
phương pháp luận đúng đắn thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế - xã hội.
PGS.TS Phạm Văn Đức (Chủ biên), 2013 , “Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn mới về định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam giai đoạn hiện
nay”, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. Tác giả đã đề cấp đến những nhận thức

 

 


5


mới về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong điều kiện mới, khẳng định tính tất
yếu của định hướng xã hội chủ nghĩa với việc giải quyết các mối quan hệ lớn
và đồng thời đưa ra các giải pháp lớn để đảm bảo sự phát triển của đất nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nghiên cứu về mối qua hệ giữa kinh tế và chính trị cũng như đổi mới
kinh tế và đổi mới chính trị dưới góc độ chính trị có tác phẩm “Tập bài
giảng chính trị học”, Nxb. Lý luận chính trị Hà Nội, năm 2004 , của học
viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, viên khoa học chính trị, đã nêu một
cách khái quát về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, cũng như việc hồn
thiện sự lãnh đạo của chính trị đối với kinh tế nước ta trong những thập niên
đầu thế kỷ XXI....v v ...
Hướng thứ hai, tiếp cận dưới ngóc độ kinh tế. Có GS.TS. Nguyễn Kế
Tuấn với tác phẩm “Kinh tế Việt Nam năm 2010 nhìn lại mơ hình tăng
trưởng giai đoạn 2001 – 2010”, Nxb. Đại học kinh tế quốc dân, năm 2011.
Tác giả đã đưa ra tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế, mơ hình tăng trưởng,
cũng như định hướng mơ hình tăng trưởng kinh tế của nước ta hết sức cụ thể
và chi tiết, cũng như tầm quan trọng của kinh tế trong thời kỳ đổi mới của nước
ta hiện nay.

Đảng Cộng sản Viêt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, 2011, “Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2020”. Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội. Tác phẩm đã đề ra các quan điểm phát triển, xác định mục
tiêu chiến lược và các khâu đột phá, định hướng phát triển kinh tế - xã hội,
đổi mới mơ hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao hiệu lực quản
lý kinh tế của nhà nước, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát triển
nhanh, bền vững; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng nước ta cơ bản
trở thành nước công nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
PGS.TS Bùi Tất Thắng (Chủ biên), 2010, “Phát triển nhanh và bền


 

 


6

vững nền kinh tế Việt Nam”, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. Tác phẩm góp
phần thảo luận về cơ sở lý luận và thưc tiễn (tính chất bức thiết, bối cảnh
trong nước và quốc tế, điều kiện và khả năng thực hiện) của việc xác định
các quan điểm và các chính sách chủ yếu nhằm phát triển nhanh và bền vững
nền kinh tế Việt Nam thời kỳ đến 2020.
TS.Nguyễn Văn Sáu, 2013, “Chủ trương của Đảng về xây dựng, phát
triển nền kinh tế độc lập, tự chủ hội nhập quốc tế thời kỳ đổi mới”, Nxb. Đại
học quốc gia , Hà Nội. Tác giả đã hệ thống hóa quan điểm, chủ trương và sự
chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự
chủ; nêu những thành tựu nổi bật, làm rõ những hạn chế, bất cập, và đúc kết
những bài học kinh nghiệm chủ yếu có giá trị tham khảo; trình bày phương
hướng và giải pháp xây dựng nền kinh tế độc lập.
Hướng thứ ba, tiếp cận dưới góc độ chính trị có: TS. Phạm Ngọc Trâm,
(2011), “ Q trình đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam 1986- 2011”,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Là cơng trình mà tác giả nghiên cứu về lịch
sử về đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam giai đoạn 1986- 2011, tác giả đã
dựng lại bức tranh lịch sử công cuộc đổi mới hệ thống chính trị dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã góp phần làm rõ những đặc điểm cơ
bản và những vấn đề có tính quy luật của q trình đổi mới hệ thống chính trị
ở Việt Nam trong 25 năm qua.
GS.VS Nguyễn Duy Quý, (Chủ biên), 2008 , “Hệ thống chính trị nước
ta trong thời kỳ đổi mới”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác phẩm là
cơng trình tổng kết, đánh giá hiện trạng, những thành tựu và hạn chế của hệ

thống chính trị nước ta hơn 20 năm qua, đồng thời dự báo sự vận động của
hệ thống chính trị và các giải pháp cho việc hồn thiện hệ thống chính trị
nước ta trong giai đoạn mới.
PGS,TS. Tơ Huy Rứa, GS.TS Hồng Chí Bảo, PGS.TS. Trần Khắc

 

 


7

Việt, PGS.TS.Lê Ngọc Tịng, (Đồng chủ biên), 2005, “Nhìn lại quá trình đổi
mới tư duy lý luận của Đảng 1986- 2005, tập 1-2 ”, Nxb. Lý luận chính trị,
Hà Nội. Tác phẩm chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu, phân tích từng
bước đổi mới, q trình đổi mới, hình thành nhận thức đối mới, để khái quát,
tổng kết sự hình thành đổi mới và hồn thiện tư duy lý luân của Đảng Cộng
sản Việt Nam trong gần 20 năm qua.
GS. Phạm Như Cương, 2004, “Tiếp tục đổi mới tư duy lý luận một đỏi
hỏi bức xúc hiện nay của đất nước và của thời đại”, Nxb. Hà Nội. Tác giả đã
giới thiệu và nhấn mạnh tầm quan trọng tiên phong lý luận, phong cách tư
duy biện chứng, phải bám sát thực tiễn để kịp thời bổ sung, điều chỉnh, phát
triển lý luận trong thời đại mới, khi cần thì dám thực hiện những sự đột phá
lớn về lý luận.
PGS.TS Phạm Văn Đức (Chủ biên), 2013 , “Định hướng chính trị cho
sự phát triển của Việt Nam và một số giải pháp thực hiện trong giai đoạn
2011 - 2020”, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. Tác giả đã đưa ra những quan
điểm về chính trị, định hướng chính trị đối với đổi mới chính trị của Việt
Nam, từ đó đưa ra những quan điểm và giải pháp nhằm giữ vững và phát
triển định hướng chính trị Việt Nam giai đoạn 2011- 2020.

PGS.TS. Nguyễn Quốc Phẩm, PGS.TS Đỗ Thị Thạch, (đồng chủ biên),
(2012), “Những nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội và xây dựng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam”, Nxb. Chính trị quốc gia- Sự thật Hà Nội. Cơng trình là
sự tổng kết khái qt lại những vấn đề cơ bản trong nhận thức chủ nghĩa xã
hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong 25 năm đổi mới và 20
năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, và bước đầu dự báo những xu hướng,
triển vọng của xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm tạo lập thống nhất về nhận
thức và hành động, khẳng định niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng trong
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

 

 


8

Bên cạnh đó cịn một số bài báo, bài viết chuyên ngành như : PGS.TS
Nguyễn Bá Dương, “ Biện chứng của đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở
nước ta”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 5, năm 2012. Lê Xn Đình, Nguyễn
Hồng Hải, “Hai mươi năm đổi mới kinh tế: nhìn lại để biết chung ta đang ở
đâu, tiếp tục đi lên như thế nào?”, Tạp chí Cộng sản, số 2+3 năm 2006. Giải
quyết tốt mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị , Tọa đàm
khoa học, Tạp chí Cộng sản, số 834, tháng 6, năm 2011. GS,TS Trần Ngọc
Hiên, “ Đặc điểm mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị ở Việt Nam - vấn đề
và giải pháp”,Tạp chí Cộng sản, số 800 ,tháng 6, năm 2009. PGS,TS Lê Quý
Lý, “Đổi mới tư duy lý luận về kinh tế của Đảng trong thời kỳ hội nhập”, Tạp
chí Lý luận chính trị, số 12, năm 2009. GS,TS Lê Hữu Nghĩa, “Tiếp tục đổi
mới và hồn thiện hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay – một số vấn đề lý
luận và thực tiễn”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 1, năm 2013. GS,TS Dương

Xuân Ngọc, “Tiếp tục đổi mới, kiện tồn hệ thống chính trị nước ta trong giai
đoạn hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 10, năm 2010. GS,TS Dương
Xuân Ngọc, PGS,TS Lưu Văn An, “Mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi
mới hệ thống chính trị ở Việt Nam”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 1, năm 2010.
PGS,TS Nguyễn Trọng Phúc, “Đổi mới tư duy chính trị của Đảng trong lãnh
đạo sự nghiệp đổi mới”, Tạp chí Cộng sản, số 10 (756) , tháng 5 năm
2006.....Tất cả những tác phẩm, những cơng trình khoa học nêu trên làm
nguồn tài liệu q giá, vơ cùng phong phú và hữu ích cho bản thân tôi tham
khảo, kế thừa và vận dụng vào viêc thực hiện luận văn của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn : Làm rõ mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và
đổi mới chính trị trong q trình xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh
Bình Phước, kiến nghị những phương hướng, giải pháp nhằm thực hiện tốt
mối quan hệ biện chứng giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở tỉnh Bình

 

 


9

Phước hiện nay. Để đạt được mục đích trên luận văn cần thực hiện các nhiệm
vụ sau đây:
thứ nhất: Tìm hiểu các khái niệm kinh tế, chính trị, đổi mới kinh tế, đổi
mới chính trị và phân tích làm rõ mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới
chính trị, từ đó xem xét biểu hiện mối quan hệ ấy ở Việt Nam và ở Bình Phước.
Thứ hai : Khái quát nội dung và thực trạng của mối quan hệ giữa đổi mới
kinh tế và đổi mới chính trị trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế - xã
hội ở tỉnh Bình Phước hiện nay

Thứ ba : Đề xuất những giải pháp nhắm phát triển kinh tế gắn với xây
dựng chính trị vững mạnh, làm cho chính trị ngày càng phù hợp với kinh tế,
tác động tích cực lên kinh tế, góp phần giải quyết tốt mối quan hệ giữa đổi
mới kinh tế và đổi mới chính trị trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Bình Phước hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn được xác định là: kinh tế và chính
trị, đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, cũng như mối quan hệ giữa đổi mới
kinh tế và đổi mới chính trị ở tỉnh Bình Phước hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn. Luận văn giới hạn phạm vi nghiên
cứu nội dung về mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở tỉnh
Bình Phước hiện nay.
Về mặt thời gian, luận văn chỉ tập trung phân tích các nội dung đổi mới
kinh tế và đổi mới chính trị ở tỉnh Bình Phước trong 5 năm trở lại đây, và
khái quát từ năm 1986 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện chủ yếu dựa trên cơ sở thế giới quan và
Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, quan điểm của Đảng Cộng sản

 

 


10

Việt Nam và của Chủ tịch Hồ Chí Minh về kinh tế, chính trị, cũng như mối
quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và chính trị.
Để hồn thành luận văn này tác giả đã kế thừa các công trình nghiên
cứu khoa học về kinh tế, chính trị, quan hệ giữa kinh tế và chính trị theo

quan điểm của Đảng, Hồ Chí Minh đã được cơng bố, đồng thời tác giả còn
tổng kết, khái quát kết quả nghiên cứu cũng như sử dụng các tác phẩm kinh
điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các Văn Kiện của
Đảng Cộng sản Việt Nam có liên quan đến nội dung của luận văn.
Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành được luận văn, tác giả đã dựa trên phương pháp luận cơ
sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác –
Lênin. Ngồi ra cịn kết hợp: Phương pháp phân tích – tổng hợp. Phương
pháp Lơgíc - lịch sử. Ngun tắc tồn diện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
Cũng như so sánh đối chiếu khai thác và xử lý số liệu, tổng kết thực tiễn,
khái quát hóa…để làm luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về ý nghĩa lý luận: Trên cơ sở trình bày và phân tích nội dung chủ yếu
về mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở tỉnh Bình Phước
trên các mặt về vị trí, vai trị, chức năng của kinh tế và chính trị trong cơng
cuộc đổi mới của tỉnh Bình Phước. Luận văn góp phần làm rõ hơn nữa
những vấn đề lý luận cơ bản về đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị cũng như
mối quan hệ biện chứng giữa chúng trong thời kỳ hội nhập quốc tế hóa.
Ý nghĩa thực tiễn: Thơng qua việc đánh giá đúng vị trí, vai trị, chức
năng, cũng như những hạn chế của mối quan hệ biện chứng giữa đổi mới
kinh tế và đổi mơi chính trị ở tỉnh Bình Phước. Luận văn đã góp phần rút ra
những bài học bổ ích đối với sự nghiệp đổi mới của Đảng ta trong cơng cuộc
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, và hội nhập quốc tế. Kêt quả của đề

 

 


11


tài luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng
dạy về kinh tế và chính trị trong các trường cao đẳng và đại học ở Việt Nam.
7 . Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm có 2 chương, và 5 tiết.

Chương 1

 

 


12

LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỔI MỚI KINH TẾ, ĐỔI MỚI
CHÍNH TRỊ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI KINH TẾ
VÀ ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ
1.1. QUAN ĐIỂM VỀ ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ
1.1.1. Quan điểm về “kinh tế” và “đổi mới kinh tế"
Thuật ngữ kinh tế lần đầu tiên xuất hiện ở Phương Đông trong sách cổ
“Chu dịch” của Trung Quốc với hai chữ là “Kinh” và “Tế”. Sau đó các văn
bản cổ đời nhà Tùy, nhà Tống, thuật ngữ “kinh tế” tiếp tục được đề cập với
nguyên nghĩa là “kinh quốc tế dân” hoặc “kinh bang tế thế”. Với hàm nghĩa
là công việc quản lý, trị vì đất nước và cứu giúp dân nghèo.
Ở Phương Tây, thuật ngữ “kinh tế” xuất hiện sớm nhất trong tác phẩm
“Kinh tế luận” của nhà tư tưởng Hy Lạp Xénophon, với ý nhĩa là quản lý gia
đình, tức quản lý các mặt sản xuất và sinh hoạt trong gia đình chủ nô.
Ngày nay thuật ngữ “kinh tế” mang nội hàm phong phú hơn rất nhiều.

Hàm nghĩa của khái niệm “kinh tế” là Economy, thứ nhất là để chỉ các hoạt
động kinh tế bao gồm những hoạt động về sản xuất, phân phối, trao đổi hoặc
tiêu dùng, nghĩa thứ hai là để chỉ nền kinh tế quốc dân của một đất nước,
hoặc các ngành của nền kinh tế quốc dân như là kinh tế nông nghiệp, kinh tế
công nghiệp, kinh tế thương nghiêp…vv; và ý nghĩa cuối cùng là để chỉ cơ
cấu kinh tế với tính cách là tổng hịa các quan hệ sản xuất của xã hội.
Từ nhiều cách tiếp cận khác nhau, đã có nhiều định nghĩa khác nhau
về kinh tế. Dưới góc độ sản xuất của cải vật chất phục vụ nhu cầu của con
người và xã hội có thể hiểu: Kinh tế là những hoạt động để tạo ra của cải
vật chất cho con người và xã hội (kinh tế nơng nghiệp, kinh tế cơng
nghiệp). Dưới góc độ quan hệ giữa con người với con người, quan hệ giữa
các giai cấp trong xã hội về sở hữu tư liệu sản xuất, về tổ chức quản lý sản

 

 


13

xuất, và phân phối sản phẩm có thể hiểu: Kinh tế là tổng hợp những quan
hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của một hình thái kinh tế xã hội
(kinh tế phong kiến, kinh tế tư bản chủ nghĩa, kinh tế xã hội chủ nghĩa).
Dưới góc độ sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực để phát triển sản
xuất – kinh doanh, có thể coi: kinh tế là tiết kiệm, có hiệu quả, ít tốn kém,
tính tốn là làm ăn một cách rất kinh tế…Với cách tiếp cận của kinh tế học
hiện đại, kinh tế học là việc nghiên cứu xã hội sử dụng các nguồn lực khan
hiếm như thế nào để sản xuất ra hàng hóa có giá trị và phân phối chúng, thì
nhiệm vụ trọng tâm của kinh tế học là giải quyết ba vấn đề cơ bản là: sản
xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai?

Theo Từ điển Bách khoa toàn thư mở, kinh tế là tổng hợp các mối quan
hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội liên quan trực tiếp đến sản xuất,
trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, nhằm
thỏa mãn nhu cầu ngày cang cao của con người trong một xã hội với một
nguồn lực có giới hạn. Kinh tế là tổng thể những yếu tố sản xuất, các điều kiện
sống của con người, các mối quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất
xã hội. Nói đến kinh tế suy cho cùng là nói đến vấn đề sở hữu và lợi ích.
Khi bàn đến phạm trù kinh tế, cơ sở đầu tiên cần phải đề cập đến đó là
hoạt động lao động sản xuất của con người với ba yếu tố cơ bản đó là: hoạt
động có mục đích của chủ thể, đối tượng lao động và cuối cùng là công cụ lao
động. Trong đó con người sử dụng cơng cụ lao động do mình sáng tạo ra để
tác động vào đối tượng lao động nhằm tạo ra những của cải vật chất để đáp
ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của mình. Như vậy, khái niệm kinh tế hiểu
một cách chung nhất là tồn bộ hoạt động có mục đích của con người trong
q trình “sản xuất ra tư liệu sinh hoạt vật chất” [11, 500]
Xét ở góc độ là hình thái tổ chức, kinh tế bao gồm các ngành hoạt động
của nó. Một nền kinh tế chỉnh thế bao gồm các ngành kinh tế nông nghiệp,

 

 


14

kinh tế công nghiệp, kinh tế thương nghiệp, kinh tế dịch vụ, kinh tế tri thức.
Ngoài kinh tế ngành ra, cịn có kinh tế vùng, kinh tế đối nội, kinh tế đối
ngoại, kinh tế quốc dân của một nước, kinh tế khu vực, kinh tế thế giới, kinh
tế toàn cấu hóa trong xu thế hội nhập… v v.
Kinh tế thể hiện sự kết hợp qua lại giữa chủ thể và khách thể kinh tế,

con người kinh tế và môi trường kinh tế trong một nền kinh tế nhất định.
Kinh tế là một hệ thống các quan hệ kinh tế, các quy luật kinh tế luôn tác
động đan xen, chằng chịt, vận động và biến đổi khơng ngừng, mà trong đó
mấu chốt của khái niệm kinh tế là các quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất chủ
yếu của xã hội.

Theo C.Mác, để tiến hành sản xuất con người đồng thời phải thực hiện
hai mối quan hệ song trùng. Thứ nhất là mối quan hệ giữa con người với tự
nhiên được phản ánh trong phạm trù lực lượng sản xuất, thứ hai đó là mối
quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất được gọi là
quan hệ sản xuất. Tổng hợp tất cả các quan hệ sản xuất ấy tạo nên cơ cấu
kinh tế của một xã hội nhất định (cơ sở hạ tầng), và đó cũng là vấn đề cốt lõi
của kinh tế mà chúng ta nghiên cứu trong mối quan hệ với chính trị - nhân
tố quan trọng nhất và đóng vai trị quyết định trong kiến trúc thượng tầng.
“Trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con người có những quan hệ
nhất định, tất yếu, không tùy thuộc vào ý muốn của họ - tức những quan hệ
sản xuất, những quan hệ này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định
của các lực lượng sản xuất vật chất của họ. Toàn bộ những quan hệ sản xuất
ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó
dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị, và những hình thái ý
thức xã hội nhất định tương ứng với cơ sở hiện thực đó”.[11, 14-16]
Cách tiếp cận về phạm trù kinh tế trong kinh điển mácxít, kinh tế là một
phạm trù cơ bản trong lý luận mácxít, phản ánh một lĩnh vực của đời sống xã

 

 


15


hội, gắn liền với việc tạo ra các điều kiện vật chất cần thiết để thỏa mãn các
nhu cầu của toàn xã hội trong từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Trong đó kinh
tế bao gồm nhiều mối quan hệ gắn kết và tương tác qua lại: trước hết quan hệ
kinh tế “ là phương thức mà con người của một xã hội nhất định dùng để sản
xuất ra những tư liệu để sinh sống và trao đổi sản phẩm với nhau”.[26, 270]
Phương thức sản xuất của xã hội trong từng điều kiện lịch sử cụ thể là
tổng hòa của hai nhóm quan hệ cơ bản; một là điều kiện của sản xuất, bao
gồm tư liệu sản xuất và sức lao động; thứ hai là hình thức xã hội của nền
sản xuất.
Xét về nội dung, cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định bao giờ cũng
là “tổng hợp toàn bộ những quan hệ sản xuất” của xã hội đó. Trong đó, bên
cạnh các quan hệ sản xuất “thống trị” đặc trưng cho chế độ kinh tế hiện tồn
còn có các quan hệ sản xuất “tàn dư” của chế độ xã hội cũ và các quan hệ
sản xuất “mầm mống” của phương thức sản xuất tương lai. Tuy vậy, chế độ
kinh tế của một xã hội cụ thể bao giờ cũng được đặc trưng bởi kiểu quan hệ
sản xuất “thống trị” tiêu biểu cho xã hội ấy, các quan hệ sản xuất “thống trị”
này ln ở vị trí trung tâm, giữ vai trị chủ đạo, quyết định tính chất, đặc
trưng của nền kinh tế. Nó tác động chi phối một cách trường trực đối với các
kiểu quan hệ sản xuất “tàn dư”, “mầm mống”, dù các kiểu quan hệ sản xuất
có tính chất q độ ấy có vai trị lịch sử nhất định và bản thân sự tồn tại của
chúng cũng hoàn toàn khách quan.
Các điều kiện của sản xuất phản ánh mối quan hệ giữa con người và tự
nhiên thông qua việc sử dụng những điều kiện tự nhiên để tạo ra những sản
phẩm vật chất cần thiết cho xã hội. Trong từng thời điểm cụ thể của lịch sử
nhân loại, các yếu tố này thể hiện trình độ nắm bắt, sử dụng, và chinh phục
thiên nhiên của con người. Trong các điều kiện sản xuất, yếu tố con người hay
sức lao động xã hội có vai trị đặc biệt quan trọng, tích cực bởi con người là

 


 


16

chủ thể trong mối quan hệ tự nhiên, “bằng hoạt động của chính mình, con
người làm trung tâm, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ với tự
nhiên”.[20, 266] Trình độ chinh phục tự nhiên của con người trong từng điều
kiện lịch sử cụ thể được thể hiện ở mức độ phát triển của các yếu tố cấu thành
lực lượng sản xuất mà trước hết là toàn bộ kỹ thuật cả sản xuất và của vận tải.
“Hình thức xã hội của sản xuất phản ánh những quan hệ nhất định, tất
yếu, không tùy thuộc vào ý muốn của con người – tức là các quan hệ sản
xuất, những quan hệ này phù hợp với trình độ phát triển nhất định của các
lực lượng sản xuất vật chất của họ”.[15, 14-15] Quan hệ sản xuất là quan hệ
giữa người với người trong tồn bộ q trình tái sản xuất xã hội, bao gồm
các mắt khâu: Sản xuất, phân phối, trao đổi – tiêu dùng, mà trong đó sản xuất
là điểm xuất phát, tiêu dùng là điểm cuối cùng, phân phối và trao đổi là điểm
trung gian, điểm trung gian này lại có hai yếu tố, vì phân phối được quy định
là yếu tố sản xuất từ xã hội, còn trao đổi là yếu tố xuất phát từ cá nhân. Mọi
quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất luôn là nhân tố quyết định trong các
quan hệ sản xuất, do vậy trong cả cơ sở kinh tế của xã hội. Vị thế của con
người trong tổ chức quản lý sản xuất và trong phân phối sản phẩm do quan
hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất quyết định. Mọi biến đổi xã hội, đảo lộn
chính trị là kết quả tất yếu của mọi sự phát triển kinh tế. Kinh tế trong mỗi
chế độ xã hội còn được hiểu là nền kinh tế quốc dân với đây đủ nội dung của
nó. Đồng thời, kinh tế cịn là lợi ích kinh tế, hiệu quả kinh tế và sự phát triển
lực lượng sản xuất gắn liền với mỗi thành viên tham gia trong quá trình sản
xuất và tái sản xuất, cũng như lợi ích kinh tế của mỗi tập đồn, giai cấp, và
các nhóm xã hội.

Trong sản xuất con người được khách thể hóa, trong tiều dùng thì đồ
vật được chủ thể hóa; trong phân phối, dưới hình thái những tính quy định
phổ biến có tác dụng chi phối, xã hội đảm nhiệm làm trung gian giữa sản

 

 


17

xuất và tiêu dùng; trong trao đổi, môi giới giữa sản xuất và tiêu dùng là tính
xác định có tính chất ngẫu nhiên của cá nhân:
Phân phối xác định tỷ lệ “số lượng sản phẩm dành cho cá nhân; trao đồi
xác định những sản phẩm trong đó cá nhân địi hỏi cái phần do phân phối
dành cho mình”.[14, 862]
Thứ hai là, “ khái niệm các quan hệ kinh tế cũng bao gồm cả cơ sở địa
lý, trên đó các quan hệ ấy phát triển”.[21,56]
Thứ ba là, “những tàn tích trên thực tế do quá khứ để lại của trình độ
phát triển kinh tế trước đó, những tàn tích đó vẫn tiếp tục được duy trì một
phần chỉ theo truyền thống hoặc nhờ lược tính hóa và tất nhiên cũng gồm cả
mơi trường bên ngồi bao quanh hình thức xã hội đó”.[26, 270-271]
Như vậy, khái niệm kinh tế theo nghĩa rộng không chỉ bao gồm các yếu
tố cấu thành của phương thức sản xuất với tư cách là những điều kiện gắn
liền trực tiếp với q trình sản xuất, mà cịn gồm cả những điều kiện tự nhiên
và xã hội khác có liên quan, có vai trị tạo mơi trường cho quá trình sản xuất.
Tuy nhiên, trong các yếu tố cấu thành của quan hệ kinh tế, phương thức sản
xuất có vai trị quyết định, quy định tính đặc thù của quan hệ kinh tế trong
từng thời kỳ lịch sử cụ thể của sự phát triển xã hội.
Qua đó có thể thấy nội hàm của khái niệm kinh tế có thể được hiểu rất

là đa dạng theo nhiều cách thức, góc độ tiếp cận khác nhau, chưa kể đến sự
tác động của những biến đổi có tính lịch sử. Nhưng dù hiểu theo cách, hướng
tiếp cận nào thì kinh tế vẫn là nội dung vật chất cốt yếu của xã hội, là chỉ số
quan trọng nhất để đo và đánh giá mức độ phát triển tiến bộ của một xã hội,
đất nước nhất định.
Tóm lại, khái niệm “kinh tế” theo nghĩa hẹp, là các quan hệ kinh tế
được hiểu đồng nhất với các quan hệ sản xuất. Còn theo nghĩa rộng khái
niệm “kinh tế”, là các quan hệ kinh tế, là tổng thể những quan hệ giữa con

 

 


18

người với tự nhiên, và giữa con người với con người trong q trình sản xuất
cùng với tồn bộ điều kiện, môi trường mà yếu tố sản xuất được tiến hành.
Kinh tế là toàn bộ phương thức sản xuất và trao đổi của một chế độ xã hội, là
nguồn gốc của mọi biến đổi xã hội và những đảo lộn chính trị.
Với cách tiếp cận và đặt vấn đề như trên, kinh tế được nhận diện từ các
phương diện: Tư tưởng, lý luận về kinh tế - phương diện khoa học; quan
điểm, chủ trương, chính sách và các thể chế kinh tế - phương diện chính trị,
tổ chức; các hoạt động, các quan hệ kinh tế - phương diện thực tế.
Với cách tiếp cận như vậy, có thể coi “đổi mới kinh tế” ở Việt Nam
hiện nay là : “Đổi mới tư duy lý luận về kinh tế, đổi mới quan điểm, chủ
trương, chính sách, pháp luật kinh tế, và hoạt động chuyển đổi nền kinh tế từ
mơ hình kế hoạch hóa, tập trung sang mơ hình kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa; phát triển kinh tế thị trường gắn với việc giải quyết hài
hòa những vấn đề xã hội, mơi trường; đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại

hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức; tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với mơ hình tăng trưởng và cơ cấu
kinh tế.”.[79, 10-11]
Trong quan điểm và đường lối của Đảng ta từ khi đổi mới đến nay, thì
việc nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới
chính trị được coi là khâu đột phá trong tư duy và thực tiễn lãnh đạo sự
nghiệp đổi mới của Đảng trong những năm qua. Thực chất của đổi mới kinh
tế theo quan điểm của Đảng ta qua các Văn kiện là “Quá trình chuyển đổi
nền kinh tế từ cơ chế tập trung, bao cấp ,chủ yếu dưa trên chế độ sở hữu
toàn dân và tập thể sang nền kinh tế hàng hóa nhiêu thành phần vận hành
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là bước chuyển từ
nền kinh tế cơ bản là “khép kín” sang nền kinh tế “mở” đối với khu vực và

 

 


19

thế giới, kết hợp tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện cơng
bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và từng bước đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa”. [58, 136]
1.1.2. Quan điểm về “chính trị” và “đổi mới chính trị”
Khái niệm “chính trị” (Plotilic) xuất hiện lần đầu tiền trong Trường ca
của Homer với ý nghĩa là thành bang hay thành trì; từ đó chính trị được hiểu
là sự tham dự hoạt động cai trị và quản lý thành bang của các công dân. Theo
cách hiểu thơng thường ngày nay, khái niệm chính trị dùng để chỉ hành vi
quản lý nhà nước của một chính phủ hay một chính đảng.

Thuật ngữ “chính trị” (Politica) theo nguyên nghĩa tiếng Hy Lạp có
nguồn gốc từ thành bang (Polis). Theo đó, chính trị là cơng việc nhà nước.
Platon coi chính trị là nghệ thuật cung đình, liên kết trực tiếp các chuẩn mực
của người anh hùng và sự thơng minh; chính trị là nghệ thuật cai trị, cai trị
bằng sức mạnh là độc tài, cai trị bằng thuyết phục mới đích thực là chính trị.
Chính tư tưởng này đã để lại dấu ấn đậm nét trong quan niệm về chính trị
của các học giả tư sản Phương Tây sau này, khi họ coi chính trị là sự khôn
khéo, khả năng đạt đến sự phân chia chức năng mà vẫn đảm bảo duy trì sự
tác động qua lại trong hệ thống mang tính chỉnh thể. Arixtotles coi con người
là “động vật chính trị”, sống có trách nhiệm với cơng đồng; chính trị là khoa
học lãnh đạo con người, khoa học kiến trúc xã hội của mỗi công dân.
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, dù tiếp cận ở những góc độ khác nhau
nhưng chính trị đều được quan niệm là những công việc liên quan đến nhà
nước. Ở Phương Đông, nổi bật là Trung Quốc cổ đại đã đưa ra quan niệm “
nhân đạo chính vĩ đại”, chính trị được hiểu là những hoạt động liên quan đến
việc trị quốc – bình thiên hạ, những việc trọng đại của con người. Coi chính
trị là sự tác động, điều tiết để xã hội phát triển đúng đắn; là sắp đặt, quản lý
để xã hội có kỷ cương, nền nếp, ổn định. Với cách tiếp cận từ quan niệm coi

 

 


20

chính trị là một hoạt động, trong đó con người mong muốn những lợi ích và
quan điểm của mình được thực hiện, và nếu những quan điểm và lợi ích đó
bị va chạm với người khác thì tìm cách điều chỉnh và thỏa hiệp, các nhà
nghiên cứu Nhật Bản xem chính trị là hoạt động tìm kiếm những khả năng

áp đặt quyền lực chính trị.
Thời kỳ Phục hưng ở phương Tây, chính trị được coi là hoạt động điều
tiết hành động của những cá nhân trong xã hội. Chính trị có nhiệm vụ xây
dựng những “khuê ước” cho phép tạo ra một xã hội dân sự và các quy định để
mọi người cùng chung sống trong xã hội đó. Trong xã hội tư sản đã có thời kỳ
lan truyền quan điểm xem chính trị là một “nhà hát”, trong đó mỗi người, dù
vơ tình hay hữu ý đều đóng một vai trị nhất định. Mặc dù vẫn có những đạo
diễn, song lại có nhiều sự ngẫu hứng trong q trình “biểu diễn”.Theo Max
Weber, nhà xã hội học người Đức đầu thế kỷ XX, chính trị là khát vọng tham
gia quyền lực hay ảnh hưởng đến sự phân chia quyền lực giữa các quốc gia,
bên trong quốc gia, giữa các tập đoàn người trong một quốc gia.
Xuất phát từ quan niệm mang tính chức năng của chính trị, một số học
giả khác đã xem chính trị là khả năng của con người đóng những vai trị khác
nhau, hồn thành những chức năng khác nhau trong khuân khổ của một thể
chế hính trị. Từ đó, họ cho rằng, bản chất của chính trị là sự phân chia trách
nhiệm và các thẩm quyền cũng như bảo đảm tính hiệu quả của chính trị và sự
bền vững của chính thể. Ở đây, chính trị được hiểu như sự khôn khéo, khả
năng đạt được sự phân chia chức năng mà vẫn bảo đảm duy trì sự tác động
qua lại của chúng.
Trong chính trị học, chính trị được hiểu là một đối tượng nghiên cứu.
Trong giai đoạn đầu của chính trị học tại Mỹ, chính trị được nhìn nhận dưới
tư cách một chế độ chính trị với các thành tố chủ yếu là hiến pháp, pháp luật
và các tổ chức đại diện. Sau khi thuyết hành vi ra đời, quyền lực trở thành

 

 



×